Tuesday 15 July 2008

Các cõi giới

Tóm tắt về vũ trụ quan và thế giới quan thường gặp trong kinh điển và luận giải Phật giáo. Đây là quan điểm của người thời xưa -- 2,500 năm trước, chung cho các đạo giáo ở Ấn Độ, không nhất thiết chỉ có trong Phật giáo.

BUDDHIST COSMOLOGY - VŨ TRỤ QUAN PHẬT GIÁO

A. Vô sắc giới (Formless World, Arūpa Loka)
31. Phi tưởng, phi phi tưởng thiên (Devas of Sphere of Neither-perception nor non-perception; Nevasaññā-nasaññā-yatanūpagā devā)
30. Vô sở hữu thiên (Devas of Sphere of No-thingness; Ākiñcañña-yatanūpagā devā)
29. Thức vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Concsiousness; Viññānañca-yatanūpagā devā)
28. Không vô biên thiên (Devas of Sphere of Infinite Space; Ākāsānañca-yatanūpā devā)

B. Sắc giới (World of Form, Rūpa Loka)
B4. Tứ thiền
27. Vô song thiên (Peerless devas; Akanitthā devā)
26. Thiện kiến thiên (Clear-sighted devas; Sudassī devā)
25. Thiện hiện thiên (Beautiful or Clearly Visible devas; Sudassā devā)
24. Vô phiền thiên (Untroubled devas; Atappā devā)
23. Vô đọa thiên (Devas not Falling Away; Avihā devā)
22. Vô tưởng thiên (Unconscious beings; Asaññā sattā)
21. Quảng quả thiên (Very Fruitful devas; Vehapphalā devā)

B3. Tam thiền

20. Biến tịnh thiên (Devas of Refulgent Glory; Subhakinnā devā)
19. Vô lượng tịnh thiên (Devas of Unbounded Glory; Appamānasubhā devā)
18. Thiểu tịnh thiên (Devas of Limited Glory; Parittasubhā devā)

B2. Nhị thiền
17. Quang minh thiên (Devas of Streaming Radiance; Ābhassarā devā)
16. Vô lượng quang thiên (Devas of Unbounded Radiance; Appamānabhā devā)
15. Thiểu quang thiên (Devas of Limited Radiance; Parittabhā devā)

B1. Sơ thiền
14. Ðại phạm thiên (Great Brahmas; Mahā Brahmā)
13. Phạm phụ thiên (Ministers of Brahmas; Brahma-Purohitā devā)
12. Phạm chúng thiên (Retinue of Brahma; Brahma-Parisajjā devā)

C. Dục giới (World of Sense-Desires, Kama Loka)
11. Tha hóa tự tại thiên (Devas Wielding Power over Others' Creations; Paranimmita-vasavattī devā)
10. Hóa lạc thiên (Devas Delighting in Creation; Nimmānaratī devā)
09. Ðâu-suất thiên (Contented devas; Tusitā devā)
08. Dạ-ma thiên (Yama devas; Yāmā devā)
07. Ðao-lợi thiên (The Thirty-Three Gods; Tāvatimsa devā)
06. Tứ thiên vương thiên (Devas of the Four Great Kings; Catumahārājikā devā) 

05. Loài người (Human beings; Manussā)
 
04. Loài a-tu-la (Titans; Asurā)
03. Loài ngạ quỷ (Hungry ghosts; Petā)
02. Loài thú vật (Animals; Tiracchānā)
01. Loài đọa địa ngục (Hells; Nirayā)

*

*

Mặt đất: Hình đĩa tròn, vành ngoài là 1 vòng đai rặng núi sắt, chứa đại dương. Ở chính giữa là núi Tu-di (Sineru, Meru). Có 4 đại lục (châu) ở 4 hướng:
- Đông: Phất-vu-đãi (Pubbavideha), Đông thắng thần châu. Hình bán nguyệt.
- Tây: Câu-đa-ni (Godaniya), Tây ngưu xa châu. Hình tròn.
- Nam: Diêm-phù-đề (Jampudipa), còn gọi là Nam thiện bộ châu, nơi chúng ta trú ngụ. Hình tam giác ngược, giống như hình bán đảo Ấn Độ.
- Bắc: Uất-đan-viết (Uttarakuru), Bắc câu lưu châu. Hình vuông.

Đĩa mặt đất này có 4 lớp: trên cùng là lớp đất xốp mà chúng ta đang ở. Bên dưới là 1 lớp đất cứng, cứng như vàng. Kế đến là 1 lớp chất lỏng, gọi là lớp nước. Dưới cùng là 1 lớp không khí có những cơn gió vận chuyển. Toàn bộ đĩa mặt đất nầy lơ lững trong chân không.

Núi Tu-di: Trên đỉnh núi là cõi trời Đao-lợi (Tavatimsa) -- hay Tam thập tam (33). Thiên chủ là Đế-thích (Sakka).

Ở triền núi Tu-di là cõi trời Tứ đại thiên vương (Catummaharajika), kể cả các loài Cưu-bàn-trà (Kumbhanda) hay La-sát (Rakkhasa), Càn-thác-bà (Gandhabba), Rồng hay Rắn thần (Naga), Dạ-xoa (Yakkha), Kim xí điểu (Garuda, Đại bàng), Nhân điểu (Kinnara).

Có sách liệt kê La-sát, Càn-thác-bà, Rồng và Dạ-xoa là "á thần, á thiên" - chư thiên loại thấp, trong cõi Tứ đại thiên vương, do 4 thiên vương cai quản:

1) Thiên vương Dhatarattha cai quản loài Càn-thác-bà,
2) Thiên vương Virulhaka cai quản loài La-sát,
3) Thiên vương Virupakkha cai quản loài Rồng,
4) Thiên vương Kuvera cai quản loài Dạ-xoa.

Ở chân núi, các hang hố sâu, là nơi của loài A-tu-la (asura). Có sách phân biệt 2 loại: Atula thiên và Atula quỷ.

Mặt trăng – trú xứ của thiên tử Candima, và mặt trời – trú xứ của thiên tử Suriya -- quay quanh núi Tu-di, được xem như thuộc về cõi trời Tứ đại thiên vương.

Loài người, thú vật, ngạ quỷ ở lẫn lộn, chung với nhau. Ngoài ra, cũng có các địa cư thiên (địa tiên) và các chúng sinh khác thuộc quyền cai quản của Tứ đại thiên vương.
Toàn thể hệ thống mặt đất nêu trên gọi là 1 Thế giới. Một ngàn thế giới như thế tạo thành 1 Tiểu thiên thế giới. Một ngàn tiểu thiên thế giới như thế tạo thành 1 Trung thiên thế giới. Một ngàn trung thiên thế giới như thế tạo thành 1 Đại thiên thế giới.

*

Bên dưới mặt đất là địa ngục: ngục nóng (hỏa ngục) và ngục lạnh (hàn ngục).
Bên trên mặt đất là các tầng trời, từ cõi 08 đến cõi 31:
a) 08-11: Dục giới
b) 12-27: Sắc giới
c) 28-31: Vô sắc giới

Tịnh cư thiên (Pure abodes, Sudavasa): 5 cõi trời cao nhất của cõi Vô sắc, số 23-27, là trú xứ của các vị Bất lai (A-na-hàm, Anagami).

Brahmā: Phạm thiên
Vài vị Phạm thiên thường gặp trong kinh điển:
Sahampati: thường thân cận với Đức Phật, thỉnh cầu Ngài hoằng pháp sau khi Ngài thành đạo, và cũng hiện diện khi Ngài nhập diệt. Trong Tương ưng bộ có ghi các lời đối thoại của Phạm thiên Sahampati.
Baka: kinh Bakabrahma sutta (SN VI.04), và Brahmanimantanika sutta (MN 49)
Brahmayu: Brahmayu sutta (MN 91)
Sanankumāra: kinh Xa-ni-sa - Janavasabha sutta (DN.18)
Mahābrahmā – Đại phạm thiên: kinh Phạm Võng - Brahmajāla sutta (DN.1)

Xem thêm Chương VI, Tương ưng Phạm thiên, Tương ưng bộ (Saṃyutta Nikāya).

*

*

Tham khảo:
1) Vi diệu pháp Toát yếu, http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp-ty/vdpty00.htm
2) Thắng pháp tập yếu luận, http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-vdp-mc/vdpmc00.htm

Friday 4 July 2008

Metta Sutta - Kinh Lòng Từ

Karanīya Mettā Sutta
The Discourse on Loving-kindness

Karanīyam attha kusalena
yantam santam padam abhisamecca,
Sakko ujū ca suhujū ca
suvaco cassa mudu anatimānī,


Người khôn khéo làm điều lợi ích
Để có được hạnh phúc an bình:
Phải tài năng, ngay thẳng, công minh
Có lời nói dịu dàng, khiêm tốn

Santussako ca subharo ca
appakicco ca sallahuka-vutti,
Santindriyo ca nipako ca
appagabbho kulesu ananugiddho.

Sống tri túc, dễ dàng chịu đựng
Ít bận rộn, vui đời giản dị
Thanh tịnh lục căn, và thận trọng
Không hỗn xược, chẳng hay xu nịnh

Na ca khuddam samācare kiñci
yena viññū pare upavadeyyum.
Sukhino vā khemino hontu
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.

Không tạo tác các việc xấu ác
Mà thánh hiền có thể chê bai.
Nguyện an vui đến cho muôn loài
Nguyện chúng sinh thảy đều an lạc

Ye keci pāna bhūtatthi
tasā vā thāvarā vā anavasesā,
Dīghā vā ye mahantā vā
majjhimā rassakā anukathūlā,

Không bỏ sót một chúng sinh nào
Dù ốm yếu hoặc thường khỏe mạnh
Giống lớn to hoặc loại dài cao
Cỡ trung bình, hoặc ngắn, nhỏ, thô

Ditthā vā ye ca aditthā
ye ca dūre vasanti avidūre,
Bhūtā vā sambhavesī vā
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā

Dù hiện rõ hay không hiện rõ
Ở gần ta hoặc ở nơi xa
Ðã sinh rồi hoặc sắp sinh ra
Nguyện chúng sinh thảy đều an lạc

Na paro param nikubbetha
nātimaññetha katthaci nam kiñci,
Byārosanā patīghasaññā
nāññamaññassa dukkhamiccheyya

Mong mọi người bất luận ở đâu
Không lừa dối, cũng không khinh rẻ
Lúc căm hờn hoặc khi giận dữ
Ðừng mưu toan gây khổ cho nhau

Mātā yathā niyam puttam
āyusā ekaputtam anurakkhe,
Evampi sabba bhūtesu
māna sambhāvaye aparimānam


Như mẹ hiền thương yêu con một
Dám hy sinh bảo vệ cho con
Với muôn loài ân cần không khác
Lòng từ mẫn vô lượng vô biên.

Mettañca sabba lokasmim
māna sambhāvaye aparimānam,
Uddham adho ca tiriyañca
asambādham averam asapattam.

Tung rải từ tâm khắp vũ trụ
Mở rộng tình thương không giới hạn
Tầng trên, phía dưới, và khoảng giữa
Không vướng mắc, oán thù, ghét bỏ.

Titthañcaram nisinno vā
sayāno vā yāvatassa vigatamiddho,
Etam satim adhittheyya
brahmam etam vihāram idhamāhu.

Khi đi, khi đứng hoặc nằm ngồi
Trong mọi lúc tinh cần tỉnh thức
Phát triển luôn dòng chánh niệm nầy
Là phạm trú cao thượng nhất đời.

Ditthiñca anupagamma
sīlavā dassanena sampanno,
Kāmesu vineyya gedham,

Na hi jātu gabbha seyyam punaretī ti.

Không nắm giữ các điều tà kiến
Có giới hạnh, chánh trí cao vời
Và vượt thắng đắm say trần dục
Không thai sinh vào cõi não phiền.


*

Từ tâm
(AN 11.16)

Này các Tỳ-khưu, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích. Thế nào là mười một?

(1) Ngủ an lạc, (2) thức dậy an lạc, (3) ngủ không ác mộng, (4) được loài người ái mộ, (5) được phi nhân ái mộ, (6) chư Thiên bảo hộ, (7) không bị lửa, thuốc độc, kiếm xúc chạm, (8) tâm được định mau chóng, (9) sắc mặt trong sáng, (11) mệnh chung không hôn ám; (11) nếu chưa thể nhập thượng pháp (A-la-hán quả); được sanh lên Phạm thiên giới.

Này các Tỳ-khưu, từ tâm giải thoát được thực hành, được tu tập, được làm cho sung mãn, được tác thành cỗ xe, được tác thành căn cứ địa, được tiếp tục an trú, được tích tập, được khéo khởi sự thời được chờ đợi là mười một lợi ích.

*