Thursday 3 February 2011

Về chữ "Phật tử"

Ngày nay, chúng ta thường thấy cụm từ “Tăng ni và Phật tử” để chỉ 2 phân hạng của tín đồ Phật giáo: tu sĩ (xuất gia) và cư sĩ (tại gia). Hầu như đa số đều hiểu rằng “Phật tử” là để chỉ những cư sĩ theo đạo Phật.

Tuy nhiên, để sát nghĩa, Phật tử là “con Phật” hay “đệ tử Phật”, nghĩa là để chỉ chung cho cả giới tu sĩ xuất gia lẫn cư sĩ tại gia của đạo Phật. Trong Phật giáo, Phật tử có thể hiểu như là chỉ chung cho bốn chúng: tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, ưu-bà-tắc, ưu bà-di (tu sĩ nam, tu sĩ nữ, cư sĩ nam, cư sĩ nữ).

Tiếng Anh tương ứng với chữ “Phật tử” là “Buddhist”, thường được định nghĩa là: “one who believes in Buddhism, member of the Buddhist religion, one who follows the teachings of Buddha” (người có lòng tin ở đạo Phật, thành viên của Phật giáo, người tin theo các lời dạy của Đức Phật).

*

Tuesday 1 February 2011

Đầu ngọn cờ (Dhajagga Sutta, SN 11.3)

"Này các Tỳ-khưu, Ta nói như sau: Khi quý vị đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, trong khi ấy hãy niệm nhớ đến Ta: 'Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn'.

Này các Tỳ-khưu, khi quý vị niệm nhớ đến Ta, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, sẽ được tiêu diệt.

Nếu quý vị không niệm nhớ đến Ta, hãy niệm nhớ đến Pháp: 'Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu.'

Này các Tỳ-khưu, khi quý vị niệm nhớ đến Pháp, thời sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.

Nếu quý vị không niệm nhớ đến Pháp, hãy niệm nhớ đến chúng Tăng: 'Chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Thiện hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Trực hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Chánh hạnh; chúng Tăng đệ tử Thế Tôn là bậc Như pháp hạnh, tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được cúng dường, đáng được hiến dâng, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời.'

Này các Tỳ-khưu, khi quý vị niệm nhớ đến chúng Tăng, thời sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.

Vì sao? Này các Tỳ-khưu, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy.

*
Hồng danh Phật nhiệm mầu Ứng Cúng
Chánh Biến Tri Minh Hạnh đủ đầy
Ðức ân Thiện Thệ cao dày
Bậc Thế Gian Giải chỉ bày lý chân
Vô Thượng Sĩ pháp âm tịnh diệu
Bậc Trượng Phu Ðiều Ngự độ sanh
Thiên Nhân Sư đấng cha lành
Phật Ðà toàn giác Thế Tôn trong đời


Pháp vi diệu cha lành khéo dạy
Lìa danh ngôn giác ngộ hiện tiền
Vượt thời gian chứng vô biên
Sát na đại ngộ hoát nhiên liễu tường
Ðạo vô thượng đến rồi thấy rõ
Hướng thượng tâm thoát ngõ vọng trần
Trí nhân tự ngộ giả chân
Diệu thường tịnh lạc Pháp ân nhiệm mầu


Bậc diệu hạnh thinh văn Thích Tử
Bậc trực hạnh pháp lữ thiền gia
Bậc như lý hạnh Tăng Già
Bậc chơn chánh hạnh dưới toà Thế Tôn
Thành đạo quả bốn đôi tám chúng
Ðệ tử Phật ứng cúng tôn nghiêm
Cung nghinh kính lễ một niềm
Thánh chúng vô thượng phước điền thế gian

 
* * *

“Monks, I tell you this: If – when you have gone into the wilderness, to the shade of a tree, or to an empty building – there should arise fear, terror, or horripilation, then on that occasion you should recollect me: 'Indeed, the Blessed One is worthy & rightly self-awakened, consummate in knowledge & conduct, well-gone, an expert with regard to the world, unexcelled as a trainer for those people fit to be tamed, the Teacher of divine & human beings, awakened, blessed.' For when you have recollected me, whatever fear, terror, or horripilation there is will be abandoned.

"If you can't recollect me, then you should recollect the Dhamma: 'The Dhamma is well-expounded by the Blessed One, to be seen here & now, timeless, inviting verification, pertinent, to be realized by the wise for themselves.' For when you have recollected the Dhamma, whatever fear, terror, or horripilation there is will be abandoned.

"If you can't recollect the Dhamma, then you should recollect the Sangha: 'The Sangha of the Blessed One's disciples who have practiced well... who have practiced straight-forwardly... who have practiced methodically... who have practiced masterfully – in other words, the four types of noble disciples when taken as pairs, the eight when taken as individual types – they are the Sangha of the Blessed One's disciples: worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of respect, the unexcelled field of merit for the world.' For when you have recollected the Sangha, whatever fear, terror, or horripilation where is will be abandoned.

"Why is that? Because the Tathagata – worthy and rightly self-awakened – is devoid of passion, devoid of aversion, devoid of delusion. He feels no fear, feels no terror, feels no dread. He doesn't run away."

*

Itipi so bhagavā araham sammā-sambuddho, Vijjā-carana-sampanno sugato lokavidū, Anuttaro purisa-damma-sārathi satthā deva-manussānam buddho bhagavāti.

Svākkhāto bhagavatā dhammo, Sanditthiko akāliko ehipassiko, Opanayiko paccattam veditabbo viññūhīti.

Supatipanno bhagavato sāvaka-sangho, Uju-patipanno bhagavato sāvaka-sangho, Ñāya-patipanno bhagavato sāvaka-sangho, Sāmīci-patipanno bhagavato sāvaka-sangho, Yadidam cattāri purisa-yugāni attha purisa-puggalā: Esa bhagavato sāvaka-sangho – Āhuneyyo pāhuneyyo dakkhineyyo añjali-karanīyo, Anuttaram puññakkhettam lokassāti.