Monday 28 March 2011

Du ca trưởng Nguyễn Đức Quang (1944-2011)

*
Nhạc Sĩ Du Ca Nguyễn Đức Quang đã từ trần lúc 4 giờ sáng Chủ Nhật ngày 27 tháng 3 năm 2011, nhằm ngày 23 tháng 2 năm Tân Mão, tại Bệnh viện Fountain Valley Regional Hospital, California. Hưởng thọ 68 tuổi.

Tên thật là Nguyễn đức Quang, sinh năm 1944 tại Sơn Tây. Theo gia đình vào Nam năm 1954. Sinh sống tại Ðà Lạt từ năm 1958. Tốt nghiệp đại học Ðà Lạt phân khoa Chính Trị Kinh Doanh khóa 1.

Bắt đầu sáng tác nhạc năm 1961. Ca khúc đầu tay dành cho Hướng đạo với tên Gươm Thiêng Hào Kiệt.

Sau biến chuyển chính trị lớn ở miền Nam năm 63, bắt đầu cảm hứng về nhạc Thanh niên và những vấn đề đất nước. Năm 1964, chuyển qua hẳn những ca khúc có chủ đề Tuổi trẻ, Quê hương, Dân tộc.xây dựng những đề tài mới cho tập Trầm Ca, hát nhạc tranh đấu xã hội và nhạc sinh hoạt thanh niên và thành lập Phong Trào Du Ca Việt Nam năm 1966 .

Năm 1979 cùng gia đình đến định cư tại Little Saigon, California Hoa Kỳ, hoạt động liên tục trong nghành truyền thông tại hải ngoại.

Những ca khúc nổi tiếng của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang trong số hàng trăm tác phẩm để lại, phải kể đến những bài “Việt Nam quê hương ngạo nghễ,” “Bên kia sông,”, “Chiều qua Tuy Hòa,” “Về với mẹ cha,” "Dưới ánh mặt trời", "Chuyện quê ta", "Hy vọng đã vươn lên", "Về miền gian nan", “Xin chọn nơi này làm quê hương”, "Lìa nhau", "Bên kia sông", "Anh em tôi", "Đường Việt Nam", "Người anh Vĩnh Bình"; "Không phải là lúc"…

Các bản nhạc của anh được lưu tại trang web Du Ca: http://www.ducavn.com

*
Nghe bài hát "Anh em tôi", do Nguyễn Đức Quang hát với cây đàn guitar:

 

Nghe bài hát "Bên kia sông", do Nguyễn Đức Quang hát:

 




* * *

Nguyễn Đức Quang: Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ
Đỗ Quý Toàn

*

“Đường Việt Nam ôi vô cùng vô tận!” Đó là câu đầu một bài hát thời rất trẻ. Nguyễn Đức Quang kể đã đặt bài ca Đường Việt Nam trong lúc đang đi, trên con đường từ Đà Lạt xuống Sài Gòn. Đi một mình, vừa ngắm cảnh núi đồi, làng mạc, vừa hát lên từng câu, sửa, chọn từng tiếng, cho đến khi hoàn thành ca khúc, trên chiếc xe đạp cũ, chiếc xe đi học không phải loại xe leo núi. Vừa đi vừa hát, gọi đúng tên là du ca. “Đi dựng lấy huy hoàng! Giống da vàng này là vua đấu tranh!” Bài hát kết thúc như vậy.

Với tốc độ đạp xe của một thanh niên 16, 17 tuổi, chuyến đi chắc phải kéo dài 15 hay 20 tiếng đồng hồ. Đến khi hát những câu sau cùng này, chắc chàng nhạc sĩ đã thở hào hển, đẫm mồ hôi. Nhưng vẫn nhất định đi dựng lấy thiên đường. Vẫn tự nhận giống dân mình là vua đấu tranh!
 
Câu chuyện này là tiêu biểu cho nguồn cảm hứng và lối sáng tác của Nguyễn Đức Quang. Cảm hứng đến trong khi Quang đang sống. Sống thật, sống khỏe mạnh. Sống hết mình và sống cùng với núi sông đất nước, sống giữa bè bạn, quê hương, đồng bào. Sống và sáng tác, đối với Nguyễn Đức Quang, tuy hai mà một.
 
Năm 1964 Nguyễn Đức Quang hát bài “Tôi trót sinh ra làm thân nhược tiểu…” Một người bạn tôi nghe rồi phê bình: Tại sao lại nói “trót sinh ra”? Phải hãnh diện được sinh ra làm người Việt Nam chứ? Nhưng Nguyễn Đức Quang không phải là một nhạc sĩ “lên gân.” Không tự kiểm duyệt. Không sáng tác theo một lập trường, quan điểm, hay chủ trương giai đoạn nào cả. Không ai được chọn nơi mình sinh ra. Người nghệ sĩ ý thức thân phận một người Việt Nam, một thanh niên lớn lên trong một quốc gia đã bị các cường quốc bắt tay nhau đem cắt đôi, để phân chia ảnh hưởng. Và ý thức số phận đồng bào mình đang giết nhau, quê hương bị chiến tranh đang tàn phá. Ý thức như vậy, nhưng không để thở than, trách móc. Vì cuối cùng, mỗi người sinh ra ở nước Việt Nam đều hãnh diện “xin chọn nơi này làm quê hương.” Một lựa chọn có ý thức. Rồi ngẩng đầu lên hát “Việt Nam Quê hương ngạo nghễ!” Bây giờ các thanh niên người Việt ở khắp nơi vẫn còn vỗ tay mà hát: “Ta như nước dâng, dâng chẳng có bao giờ tàn! Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang!”

Thế hệ thanh niên lớn lên ở các thành phố trong miền Nam Việt Nam trong thập niên 1960 đều chia sẻ tâm trạng “thân nhược tiểu” này. Một dân tộc vừa giành được độc lập đã bị cắt đôi, kẹp giữa hai khối tư bản và cộng sản. Và đang được hai khối đó đưa cho khí giới giết lẫn nhau, nhân danh những chủ nghĩa, những thiên đường! Trong khung cảnh đó có hai phản ứng khác nhau.
 
Nhiều người chỉ thở than, tuyệt vọng, hoặc tìm lãng quên. Nguyễn Đức Quang có một tâm hồn tích cực, vẫn tìm thấy con đường sống lạc quan, yêu đời. Một phần có thể vì từ thuở nhỏ Quang đã thuộc điều luật thứ 8: “Hướng đạo sinh gặp nỗi khó khăn vẫn vui tươi!” Nhưng không phải chỉ có thế. Toàn thể con người Nguyễn Đức Quang ngập đầy sức sống; không còn chỗ nào cho những tình cảm tiêu cực chen vào.
 
Sống trong cảnh “Xương sống ta đã oằn xuống” Nguyễn Đức Quang không chịu thua, không buông xuôi, không ủ rũ tìm nguồn vui trong mơ mộng siêu hình. Vì bản chất Quang rất mạnh. Tâm hồn Quang tràn đầy nam tính, nam tính chiếm hết chỗ rồi, không còn chỗ chứa những trạng thái u sầu, ủy mị nữa. Ngay cả khi viết một điệu hát buồn, như khi nhớ đến những “đàn bé em biến đâu rồi, này bé sao không đùa chơi”, thì Nguyễn Đức Quang vẫn mở đầu bài ca bằng ánh sang tin tưởng: “Trời sáng tươi đã lên rồi! Trời sáng tươi trong lòng tôi!” Bởi vì “Cặp mắt sâu sau đêm dài, tìm quanh đây một ngày vui!”.

Một điều may mắn là con người với bản chất tích cực như Quang lại gặp được một môi trường đúng với bản chất tích cực lạc quan để phát triển dòng nhạc của mình.

Đúng khi Quang bước vào tuổi 20 thì xã hội miền Nam đang thay đổi. Từ năm 1964, một phong trào thanh niên nổi lên ở các thành phố, họ rủ nhau đi làm công tác giúp đồng bào. Đặc biệt là những đồng bào ở nông thôn và những nạn nhân chiến tranh. Giúp ích, một khẩu hiệu của Hướng Đạo, không phải là một hiện tượng mới. Ngay trong những năm 1950, mỗi lần có đám cháy lớn ở Sài Gòn là người ta thấy từng đoàn hướng đạo mặc đồng phục đến tiếp tay các anh “lính cứu hỏa” và giúp đỡ các nạn nhân. Sau đó, các đoàn hướng đạo và học sinh đi xây dựng lại nhà cho các nạn nhân; vật liệu và dụng cụ do bộ Xã hội cung cấp. Những “công tác xã hội” tự nguyện đó là hình thức cộng tác giữa nhà nước và xã hội công dân, gồm các tổ chức tư hoàn toàn tự nguyện.

Kể từ năm 1964, một phong trào thanh niên bột phát. Người ta thành lập các hội đoàn, đặc biệt là trong giới trẻ, và đặc biệt với mục đích giúp ích. Bắt đầu từ những tổ chức thanh niên trong tôn giáo; rồi tới các hội tự nguyện của học sinh, giáo chức và sinh viên. Rồi những thanh niên thuộc nhiều hội gặp gỡ nhau lập ra từng chương trình chung, như “Liên hội công tác nông thôn.” Khi bão năm Thìn đánh vào miền Trung vào cuối năm 1964, các hội cùng nhau tổ chức chương trình “Cứu Lụt,” đưa học sinh, sinh viên ra các tỉnh từ Bình Định ra Quảng Nam. Chính quyền lúc đó là cụ Phan Khắc Sửu, bộ Xã hội do Bác sĩ Phan Quang Đán cầm đầu, họ tiếp các sinh viên, nghe trình bầy dự án, rồi tận tâm giúp đỡ mà không đặt một điều kiện nào cả. Không cần bộ máy chính quyền thúc đẩy hay “hướng dẫn,” các thanh niên đi tìm cơ hội phục vụ đồng bào.

Những sinh hoạt thanh niên này cần những điệu ca tập thể mới. Nguyễn Đức Quang đã trở thành tiếng hát của phong trào này. “Người thanh niên Việt Nam quay về với xóm làng, tiếng reo vui rộn trong lòng!... Cùng đi biến ruộng hoang ra lúa thơm! … Ta đắp bồi cho mẹ cha”.

Rồi tới Chương trình hè 65, một tổ chức quy mô trên tất cả 40 tỉnh toàn quốc. Với hàng chục hội đoàn tham dự, huynh trưởng phần lớn là các giáo sư, họ huy động hàng chục ngàn học sinh đi giúp ích. Tất cả mọi người tham dự đều tự nguyện, không ai được thù lao, không ai bị ép buộc. Hoàn toàn đứng ngoài chính quyền, không thuộc một khuynh hướng chiến tranh hay tôn giáo nào (nhưng vẫn bị chính quyền ngầm theo dõi).
 
Chưa bao giờ có một phong trào thanh niên tự nguyện, vô vị lợi, phi chính phủ hoạt động với quy mô lớn như vậy; và khi kết thúc chương trình thì giải tán. Sang năm 1996, bộ giáo dục đã tiếp tục nuôi dưỡng phong trào này với Chương trình Phát Triển Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường (viết tắt CPS). Ngoài việc huấn luyện tính khí và phương pháp tổ chức công việc, một mục tiêu chính của các sinh hoạt thanh niên này, là huấn luyện lối sống dân chủ tự do cho thanh thiếu niên. Đó chính là một phương pháp xây dựng nền tảng cho một xã hội công dân, mà bất cứ quốc gia tự do dân chủ nào cũng cần phát triển.

Chính khi dấn thân trong môi trường những công tác thanh niên tự nguyện đó, Nguyễn Đức Quang đã có cảm hứng viết những bài ca tập thể mà chúng ta đang hát hôm nay. Khi Quang hát “những nhát cuốc …” thì thật sự Quang đã đi cuốc đất hay sống giữa đám bạn bè đang cuốc đất. Trong khi đổ mồ hôi tại trại công tác tên là “Công trường Cam Lộ” kéo dài mấy tháng ở Quảng Trị Nguyễn Đức Quang đã hát “Đường về công trường là đường vào quê hương”. Trong khung cảnh tự do phục vụ đó, người thanh niên yêu đời, tự yêu mình, và yêu đồng bào. Họ ngẩng đầu lên hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ!

Khi các bạn thanh niên sau này hát lại những ca khúc của Nguyễn Đức Quang, xin các bạn hãy nhớ những thế hệ đàn anh trong thời gian 1965 đã hát những bài hát đó trong khi đi xây dựng quê hương bằng bàn tay của mình. Hoàn toàn tự nguyện. Hoàn toàn tự do. Không vì lợi, không vì danh, không nhắm đến quyền hành chính trị. Những bài ca của Nguyễn Đức Quang là tiếng nói của thế hệ thanh niên đó. Ước chi, đó cũng là tiếng nói của các thế hệ thanh niên Việt Nam bây giờ và mai sau. Chúng ta sẽ cùng nhau hát mãi: Việt Nam quê hương ngạo nghễ!

Đỗ Quý Toàn
(Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ, http://www.diendantheky.net/)

* * *
Ca khúc Nguyễn Đức Quang
Phạm Phú Minh

Mùa hè năm 1965 đã có một cuộc vận động rất lớn để gây nên một phong trào hoạt động thanh niên tại miền Nam Việt Nam, đó là Chương trình Công Tác Hè 1965 dành cho thanh niên, sinh viên, học sinh. Chương trình quy tụ nhiều huynh trưởng thuộc các hội đoàn thanh niên thời đó như Hướng Đạo, Thanh Sinh Công, Gia Đình Phật Tử... và rất nhiều giáo chức trẻ, và được tổ chức tại khắp các tỉnh của VNCH, với sinh hoạt chính là tổ chức các trại công tác, trại hội luận cùng nhiều loại sinh hoạt khác.

Chương trình phải lo soạn nhiều tài liệu hướng dẫn để cung cấp cho các ban điều hành địa phương, trong đó có việc thực hiện một tập bài hát thích hợp với sinh hoạt thanh niên. Khi ngồi xuống cùng làm việc đó, anh em mới nhận ra rằng nhạc dành cho tuổi trẻ của thời đó rất nghèo nàn, cả tập nhạc chỉ có bài “Việt Nam! Việt Nam!” của Phạm Duy là mới sáng tác, có mang hơi thở của thời đại, còn lại là những nhạc phẩm vẫn được hát đi hát lại trong các hội đoàn mấy chục năm qua: Đêm Trong Rừng, Trên Sông Bạch Đằng, Bóng Cờ Lau, Tiếng Chim Gọi Đàn, Nước Non Lam Sơn, Nắng Tươi của Hoàng Quý; Bạch Đằng Giang, Ải Chi Lăng, Lên Đàng, Reo Vang Bình Minh, Hội Nghị Diên Hồng của Lưu Hữu Phước; Anh Hùng Xưa và một số các bài hát nghi thức và bài hát vui của sinh hoạt Hướng Đạo. Chỉ có thế.
 
Bây giờ nhìn lại mới thấy từ sau 1954 trong thời Đệ Nhất Cộng Hòa phong trào sáng tác ca khúc khá phong phú nhưng lại vắng bóng hẳn loại nhạc dành cho hoạt động thanh niên. Thời ấy việc sáng tác âm nhạc thường nghiêng về các chủ đề: nhớ thương đất Bắc, ca ngợi cuộc sống yên lành của miền Nam, và nhạc tình. Tôi không rõ trong một đoàn thể của chính quyền là Thanh niên và Thanh nữ Cộng Hòa, người ta có dùng bài hát trong sinh hoạt hay không, và nếu có thì hát loại bài gì, nhưng trong Hướng Đạo và các hội đoàn khác thì vẫn dùng các ca khúc từ trước 1945. Đó là những bài hát ca ngợi lịch sử Việt Nam nhằm khơi lại lòng yêu nước của lớp trẻ đang sống dưới ách đô hộ của người Pháp, ca ngợi những tình cảm trong sáng đối với quê hương, với thiên nhiên để vực dậy tinh thần mạnh mẽ và lý tưởng của thanh niên. Đó là những ca khúc có giá trị, nhưng sức tác động của nó đối với tinh thần người trẻ tuổi trong các sinh hoạt của họ thì càng lâu về sau càng yếu dần. Những ca khúc đó rất mới mẻ và gây phấn khởi trong thời của nó là khoảng đầu thập niên 1940. 

Nhưng Việt Nam giữa thập niên 1960 thì đã khác lắm rồi: hoàn cảnh lịch sử, xã hội đã thay đổi hoàn toàn, các vấn đề của thời đại dĩ nhiên cũng khác, đó là chưa nói ảnh hưởng của văn hóa, trong đó có các giai điệu của âm nhạc, cũng có nhiều nét mới. Dùng những bài hát cũ hơn hai mươi năm trước cho các sinh hoạt ngày nay thì rõ ràng không ít thì nhiều cũng lỗi thời, vì không đáp ứng với trạng thái tinh thần cùng nhu cầu của lớp trẻ ngày hôm nay nữa. Nhưng không có bài mới thì đành phải dùng bài cũ vậy. Chương trình Công tác hè 1965 khởi đi với những giai điệu cũ kỹ như vậy.

Nhưng cũng chính qua những trại công tác mùa hè năm ấy, một hiện tượng âm nhạc mới đã xuất hiện. Một thanh niên gầy gò ở tuổi hai mươi, mang đàn ghi ta vào ca hát ở các sinh hoạt trại. Giọng hát của anh cao và thanh với tiếng ngân dài khỏe mạnh, anh hát các ca khúc ngắn vui tươi và mới mẻ, thu hút ngay sự chú ý và tham gia của trại sinh. Người ấy đang là sinh viên khóa 1 của trường Chính Trị Kinh Doanh viện Đại học Đà Lạt, tên anh ta là Nguyễn Đức Quang. Anh đã xuất hiện giữa lúc trại công tác thanh niên đang ào ạt được tổ chức tại miền Nam, như một làn gió, một cơn sóng mới mẻ tràn ngập khắp nước. Trong không khí ấy, chính người này, Nguyễn Đức Quang, đã tạo lập nên một nền ca nhạc hoàn toàn mới mẻ để làm hành trang cho một phong trào thanh niên vừa thành hình. Phong trào Du Ca ra đời.

Từ đó, trong vòng một thập niên, Nguyễn Đức Quang và bạn hữu đã liên tục cho ra đời những ca khúc mới. Trong các sinh hoạt của mình, người thanh niên không còn hát những câu như “Nước non Lam Sơn, nước non Lam Sơn, bóng cờ bay phấp phới...” mà là:

Từ Nam Quan Cà Mau
Từ non cao rừng sâu
Gặp nhau do non nước xây cầu
Người thanh niên Việt Nam
Quay về với xóm làng
Tiếng reo vui rộn trong lòng...

 
Xã hội chung quanh bộn bề công việc, những người trẻ tuổi đang cố gắng góp phần giải quyết với bàn tay làm việc và đầu óc tính toán của mình, đâu còn tâm dạ nào mà ngồi ca hát về những toán quân khởi nghĩa của Lê Lợi từ bao thế kỷ trước! Đối với tiền nhân thì lịch sử hãy còn đấy, chúng con xin nghiêng mình trân trọng, nhưng chúng con cần hát về những vấn đề, về những tâm tình của chúng con hôm nay. Tiếng hát sẽ giúp người thanh niên khẳng định chính mình. Nhìn quanh: chiến tranh mỗi lúc mỗi tàn khốc, ruộng đồng đang tan nát, người dân quê hoảng hốt chạy loạn, cần giúp đỡ về y tế, về thực phẩm, cần xây dựng gấp trại tị nạn để đón mọi người... Từ trại Công trường Thanh niên Giới tuyến, tại Cam Lộ, Quảng Trị, Nguyễn Đức Quang đã viết:

Đường về công trường là đường về quê hương...

1. Này những miếng đất như bấp bênh dưới cơn mưa tràn
Hoặc đã nứt vỡ và khô cứng đến tê bàn chân
Là những miếng đất đã bao năm chan hòa nước mắt
Là quê hương tôi, là quê hương tôi


2. Này những khốn khó ta có nhau lúc vui hay buồn
Mồ hôi rơi tuôn tựa như nước tưới lên mầm ươm
Tình như cây non đã vươn lên trong niềm yêu mến
Là quê hương tôi, là quê hương tôi
 

3. Tình thân anh em đã đắp nên biết bao công trường
Vì ta thương nhau là thương hết đám dân khổ đau
Tìm đâu yên vui trên quê tôi dẫu chiều, mai, tối
Là quê hương tôi, là quê hương tôi.


Nếu Trịnh Công Sơn đã viết Kinh Việt Nam mô tả sự tàn phá của chiến tranh và niềm mơ ước hòa bình với những lời lẽ xúc động nhưng xa xôi mơ hồ, thì bản Tìm Về Công Trường trên đây và nhiều bài khác nữa của Nguyễn Đức Quang tôi nghĩ cũng là những bài Kinh Việt Nam nhưng dành cho giờ tĩnh tâm của những người trẻ tuổi suốt ngày làm việc cực nhọc mong làm vơi bớt nỗi khốn khổ của đồng bào mình. Một bài kinh để hành động chứ không để tụng niệm. Những người biết xông vào làm việc giúp kẻ khác và coi đó là lý tưởng thì cần những món ăn tinh thần nuôi dưỡng lòng thương yêu và hướng dẫn hành động, chứ không cần những lời ru ngủ trong quán cà phê đèn mờ. Người thanh niên đứng trên “miếng đất đã bao năm chan hòa nước mắt”, đã đổ mồ hôi của mình “tựa như nước tưới lên mầm ươm”, đã tập “thương yêu nhau” và “thương hết đám dân khổ đau”, và ở cuối mỗi tiểu đoạn của bài hát lại lặp lại tám chữ với giọng điệu trầm trầm thật thiết tha trìu mến: “Là quê hương tôi, là quê hương tôi”. Đó là lời kinh xác định lòng quyết tâm cho những mong muốn đơn sơ: góp bàn tay cứu giúp quê hương hoạn nạn. Mọi chuyện lớn lao đều phải bắt đầu từ việc làm tốt đẹp nhỏ bé nhưng cụ thể: đó là hành trình đúng nhất cho một thanh niên.
 
Nhờ đi sát với thực tế cuộc sống, chàng nhạc sĩ Du Ca của chúng ta đã có dịp nhìn thấy những mặt thật của xã hội, từ đó nảy ra những sáng tác về nhận thức, lên án những hiện tượng tiêu cực, và đề nghị thái độ của người trẻ tuổi. Nhận thức về thân phận và về quê hương, Nguyễn Đức Quang đã viết những bản Nỗi Buồn Nhược Tiểu, Anh Em Tôi, Cho Đồng Bào Tôi, Bầu Trời Quê Hương Ta v.v... Và chúng ta sẽ gặp một Nguyễn Đức Quang phẫn nộ với Bọn Lái Buôn Ở Khắp Nơi, Ruồi Và Kênh Kênh... Có buồn, có giận về những thực tại xấu xa trước mắt, nhưng thái độ của Quang vẫn là luôn luôn tích cực: Không Phải là Lúc, Đoàn Ta Ra Đi, Đuốc Hồng Tuổi Trẻ, Người Yêu Tôi Bệnh... Nhận thức không phải để nản chí, ngồi một chỗ mà than vãn, không, Nguyễn Đức Quang lúc nào cũng đứng thẳng và kêu gọi mọi người.

Hơi nhạc đi luôn một hơi dài, như vội vàng, như thúc bách nói ra cho hết các triệu chứng tích lũy quá nhiều. Chẩn bệnh cho con bệnh xã hội chúng ta bằng những câu như thế thì quả là một thầy thuốc giỏi, tinh tường. Và thầy cũng biên toa cho thuốc luôn:

Làm việc đi không lo khen chê
Làm việc đi hãy say và mê
Cứ bắt tay gan lì chúng ta giải quyết.
Mình chậm chân đi sau người ta
Còn ngồi đây nghĩ lo viển vông
Thắc mắc ngại ngùng đến lúc nao mới làm xong.


Thật ra đó là những lời vừa tâm tình vừa khích lệ với những người đồng đội của mình được viết năm Quang mới 22 tuổi. Cái tuổi chưa gia đình vợ con, coi tập thể quanh mình như anh em một nhà:

Đoàn chúng tôi băng rừng sâu suối xanh qua nương đồi
Một sớm mai sương bình minh hãy còn vương trên cây
Ra đi hăng hái tiếng chim lừng đó đây
Đoàn chúng tôi đem tình thương đến gieo cho muôn người...


Nhạc sĩ coi sự dấn thân ra đi ấy như là ngọn đuốc hồng của tuổi trẻ:

Một người đi một bước
Ngàn người cùng đi muôn bước
Đi làm đuốc soi quê hương ta đập tan bóng tối.
Ngày này qua đêm khác
Người này người sau liên tiếp
Vươn mình lên đánh nhau với quân khổ đau
.

Hơn bốn mươi năm đã trôi qua từ ngày chàng tuổi trẻ Nguyễn Đức Quang viết ra những ca khúc ấy. Bây giờ Quang đã đi hết con đường trần của mình, nhìn lại chúng ta thấy trong suốt cuộc chiến Việt Nam không một nhạc sĩ nào có một thái độ tích cực, nhất quán với tuổi trẻ như Quang. Các ca khúc của anh đã nâng tinh thần cho cả một thế hệ thanh niên, cho họ thấy trong thảm cảnh của đất nước mình phải có thái độ như thế nào. Anh cho họ sự tự hào về dân tộc và đất nước (dẫu cho khó thương), anh hun đúc lòng yêu nước không bằng những câu khẩu hiệu sáo mòn mà với một tình cảm chứa chan hoặc ngọn lửa hừng hực nóng. Anh truyền cho thế hệ tuổi trẻ của anh rằng Việt Nam là một quê hương ngạo nghễ, dân tộc Việt dù cay đắng thế nào vẫn có thể bứt tung xiềng xích và cười dưới ánh mặt trời. Lời truyền đạt ấy đã ngấm vào nhiều thế hệ trong lòng dân tộc Việt Nam. Năm 2007 thanh niên Việt Nam biểu tình chống Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa và Trường Sa đã hát vang Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ tại Sài Gòn, dù họ không biết rõ tác giả của bài này là ai.

Năm 21 tuổi, anh đi xe đạp suốt 300 cây số từ Đà Lạt đến Sài Gòn để nhìn thấy con đường Việt Nam dài vô cùng vô tận trong không gian và thời gian, con đường lắm đoạn gập gềnh nhưng mà sẽ:

Đường của ta đưa ta về thanh bình
Đường an lành đường thảnh thơi những ngày vui
Đường Việt Nam mời những bước chân rời
Sát nhau lại vì đường vẫn còn dài...


Đó là tiên tri và cũng là ao ước của người nghệ sĩ, đặt vào lòng tất cả người Việt Nam không những trong thời của anh, mà còn mãi mãi về sau.

Phạm Phú Minh
(Nguồn: Diễn Đàn Thế Kỷ, http://www.diendantheky.net/ )



* * *





Friday 25 March 2011

Bhikkhuni Tide

by Bhikkhu Cittasamvaro
 http://littlebang.org/2011/03/23/bhikkhuni-tide/

Theravada Buddhism is perceived to be male dominated. In fact this view is not quite accurate: Theravada Monasteries are male dominated. As for the practise, the meditation, the inspiration, the women play a huge role.

There is little that women can’t do in Theravada. The only activity they cannot lead are the ordination of monks, and a couple of other technical areas for monks who have committed offences against the Vinaya rules (and likewise Bhikkhunis look after their own offence procedures). Otherwise there are no doctrinal bars.

Women can meditate, and teach meditation. They can give precepts and refuges. They can open centres. They can become enlightened.

The word ‘doctrinal’ is italicised for a reason though; there are some cultural perceptions about the role of women in Thai Buddhism that have no doctrinal basis.

For instance there are some temples in the North of Thailand that bar women from certain stupas. These places are rather few compared to the vast number of temples. And quite where they get this idea from is hard to imagine. The Buddha specifically allowed stupas to be built as an inspiration, pilgrimage and demonstration of faith in the teaching. There was no mention of being for one sex only. It’s a real shame that these temples have gotten such ideas.

There is also a common idea that women can’t become enlightened. Perhaps this stems from another doctrinal error – that only ordained monastics can become Arahants. This traditional error likely comes from a further fallacy, that when one becomes enlightened, one either ordains as a monk/nun or else will pass away within 7 days – presumably because they have little means of supporting themselves. This too has no doctrinal basis.

However the idea came about it is wrong – according to the suttas, men, women, ordained and lay can become enlightened. Many Thais in fact highly venerate some Mae Chees as being arahants [*]. Many Thais revered female lay Abhidhamma teacher Ajahn Naeb as being fully enlightened. So the views in Thailand are hardly consistent.

In fact there are many wrong views floating about any Buddhist community – the scriptures are vast and not many people have read them all. (And those that have still disagree)

The Monastery

The male domination of the monasteries came about not by design, or by sexism, but by the simple fact that the female ordained lineage fizzled out. With no nuns to ordain new nuns, that left the poor men to endure the hardships of the renunciate and celibate life …. ok, so that was a bit bias. But the fact remains – the monastic structure was such that it required a quorum of nuns to ordain new nuns, and when there are too few left there will be no more ordinations. The same would be true if there were not enough men.

For instance in the early days of Buddhism in New Zealand, Australia and Europe, Westerners who wanted to be ordained there had to fly in monks from Asia in order to have enough to make a full quorum.

So

So there is little that a woman cannot do in Theravada Buddhism according to the doctrine. If culturally a particular society has a set or perceptions limiting either sex in any way – that is a matter of that society.

Recently there have been Bhikkhunis ordaining again in Theravada Buddhism. Whether one considers their lineage to be authentic or not is almost a moot point. They are here, they are ordaining, they are the future :- and the sangha/society has to get behind them or get left behind.

*
[*] Such as Mae Chee Kaew, a nun in north-east Thailand, see: http://thaiforesttradition.blogspot.com/2009/09/story-of-mae-chee-kaew-female-nun-and.html 

* * *

Thursday 17 March 2011

Các nguyên tắc chung cho mọi tông phái PG (3)

Ông Henry Steel Olcott (1832-1907) là một Phật tử Mỹ, đồng sáng lập Hội Thông Thiên Học (Theosophical Society), và đã hoạt động tích cực trong các công trình hoằng pháp Phật giáo tại Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Bản dự thảo về 14 nguyên tắc của Phật giáo, nền tảng chung cho mọi tông phái, do ông soạn ra, đã được Hội nghị Phật giáo tổ chức tại Madras, Ấn Độ, từ ngày 8 đến 12, tháng 01-1891, với các thành viên tu sĩ đại diện cho Phật giáo Miến Điện, Tích Lan, Bangladesh, Mông Cổ và Nhật Bản, đồng ý chấp thuận.

*

NHỮNG ĐIỀU TIN TƯỞNG CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO
Hòa thượng Thích Trí Chơn dịch
(Hoa Kỳ, 1987)


I. Người Phật tử được giáo huấn nên bày tỏ đức tính khoan dung, nhẫn nhục và tình thương huynh đệ không có sự phân biệt đối với tất cả mọi người, và lòng từ tâm quảng đại đối với các phần tử của thế giới loài vật.

II. Vũ trụ tiến hóa không phải được sáng tạo, và nó hoạt động theo luật (thiên nhiên), không do sự quyết định của bất cứ đấng Thượng Đế (God) nào.

III. Chân lý mà trên đó Phật Giáo được xây dựng, là tự nhiên. Chúng ta tin rằng giáo pháp ấy được thuyết giảng trong nhiều kiếp (Kalpas) liên tục, bởi các bậc đã giác ngộ gọi là chư Phật; danh từ Phật có nghĩa là “giác ngộ”.

IV. Vị giáo chủ thứ tư trong đời Hiền Kiếp là Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni) hay Đức Phật Cồ Đàm (Gautama Buddha), người đã sanh ra trong một gia đình hoàng tộc tại Ấn Độ vào khoảng (hơn) 2500 năm trước. Ngài là một nhân vật lịch sử, và tên của Ngài là Tất Đạt Ma Cồ Đàm (Siddhartha Gautama).

V. (Đức Phật) Thích Ca Mâu Ni dạy rằng vô minh phát sanh ái dục, lòng dục vọng không biết nhàm chán là nguồn gốc của sự luân hồi; và luân hồi, nguyên nhân gây ra phiền não. Cho nên, muốn không còn phiền não, cần phải giải thoát luân hồi, cần phải chấm dứt ái dục; và muốn chấm dứt ái dục, cần phải diệt trừ vô minh.

VI. Vô minh nuôi dưỡng đức tin rằng luân hồi là điều cần thiết. Khi vô minh đã diệt trừ, sự vô dụng của luân hồi xem như tự nó chấm dứt, được nhận thấy; cũng như nhu cầu cùng tột trong việc thừa nhận một dòng sống mà qua đó, điều cần thiết cho sự tiếp diễn luân hồi như thế, có thể chấm dứt. Vô minh cũng khiến con người có ý niệm sai quấy, phi lý cho rằng đời người chỉ có một kiếp sống; và nhận thức lầm lạc khác tin rằng, cuộc sống này sẽ được tiếp nối theo sau bởi những trạng thái bất biến của hạnh phúc hoặc khổ đau.

VII. Việc dứt trừ tất cả vô minh có thể đạt tới bằng sự kiên trì thực hiện đức tính vị tha rộng khắp trong hành động; phát triển tánh sáng suốt, trí huệ trong ý tưởng; và đoạn diệt các dục vọng nhằm đến những thú vui cá nhân thấp hèn.

VIII. Lòng tham dục muốn sống là nguyên nhân của luân hồi, khi dục vọng không còn thì luân hồi chấm dứt ; và nhờ thiền định, con người toàn thiện đạt tới trạng thái cao siêu nhất của sự an tịnh gọi là Niết bàn (Nirvana).

IX. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng con người có thể xé tan vô minh và đoạn diệt phiền não, nhờ ở sự giác ngộ về Tứ Diệu Đế như sau:

   1) Hiện hữu của những sự khổ;
   2) Nguồn gốc phát sinh sự khổ, đó là lòng dục vọng, mong được luôn luôn đổi mới, nhằm thỏa mãn chính bản thân mà không bao giờ có thể đạt tới sự chấm dứt;
   3) Sự diệt trừ lòng ái dục hay tự mình tránh xa nó.
   4) Phương pháp thành tựu sự đoạn diệt lòng ái dục. Những pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy gọi là Bát Chánh Đạo; đó là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

X. Chánh định dẫn đến sự giác ngộ tâm linh, hay phát triển Phật tánh (khả năng thành Phật) mà nó tiềm ẩn ở mọi người.

XI. Tinh hoa của Phật giáo; mà chính Đức Như Lai (Phật) đã tóm lược trong bài kệ là:

   Chớ làm điều ác,
   Nên làm việc lành,
   Giữ tâm ý trong sạch
.

XII. Vũ trụ tùy thuộc vào luật nhân quả tự nhiên gọi là Nghiệp (Karma). Hành động thiện hay ác của con người trong những kiếp trước quyết định cuộc sống của y trong đời hiện tại. Vì vậy mỗi người đã tạo nên những nguyên nhân của mọi kết quả mà hiện nay họ phải lãnh thọ.

XIII. Những trở ngại cho sự đạt tới thiện nghiệp có thể diệt trừ bằng cách thọ trì các điều răn sau đây mà chúng bao gồm trong giới luật đạo đức của Phật giáo, đó là: 1/ Không được sát sanh, 2/ Không được trộm cắp, 3/ Không được tà hạnh, 4/ Không được nói dối, và 5/ Không được dùng chất làm say, và loại thuốc hay rượu làm ngây dại, đê mê. Năm giới cấm khác mà chúng không cần kể ra đây, nên được thọ trì bởi những ai muốn đạt tới, nhanh chóng hơn người thường cư sĩ tại gia, sự giải thoát khổ đau và luân hồi.

XIV. Phật giáo không khuyến khích tính cả tin (dị đoan mê tín). Đức Phật Cồ Đàm dạy rằng bổn phận của cha mẹ là giáo dục cho con cái hiểu biết khoa học và văn chương. Ngài cũng dạy rằng mọi người đừng nên tin vào điều gì do bất cứ thánh nhân nào thuyết giảng, ghi chép ở kinh sách, hay được thừa nhận bởi tập quán, trừ khi điều đó phù hợp với lý trí.

Bản dự thảo được xem như nền tảng chung mà tất cả mọi Tông Phái Phật Giáo đều có thể đồng ý.

Hòa thượng Thích Trí Chơn dịch
(California, 1987)


*
FUNDAMENTAL BUDDHISTIC BELIEFS
HENRY STEEL OLCOTT (1832-1907)

I. Buddhists are taught to show the same tolerance, forbearance, and brotherly love to all men, without distinction; and an unswerving kindness towards the members of the animal kingdom.

II. The universe was evolved, not created; and its functions according to law, not according to the caprice of any God.

III. The truths upon which Buddhism is founded are natural. They have, we believe, been taught in successive kalpas, or world-periods, by certain illuminated beings called BUDDHAS, the name BUDDHA meaning “Enlightened”.

IV. The fourth Teacher in the present Kalpa was Sakya Muni, or Gautama Buddha, who was born in a Royal family in India about 2,500 years ago. He is an historical personage and his name was Siddhartha Gautama.

V. Sakya Muni taught that ignorance produces desire, unsatisfied desire is the cause of rebirth, and rebirth, the cause of sorrow. To get rid of sorrow therefore, it is necessary to escape rebirth; to escape rebirth, it necessary and to extinguish desire, and to extinguish, it is necessary to destroy ignorance.

VI. Ignorance fosters the belief that rebirth is a necessary thing. When ignorance is destroyed the worthlessness of every such rebirth, considered as an end in itself, is perceived, as well as the paramount need of adopting a course of life by which the necessity for such repeated rebirths can be abolished. Ignorance also begets the illusive and illogical idea that there is only one existence for man, and the other illusion that this one life is followed by states of unchangeable pleasure or torment.

VII. The dispersion of all this ignorance can be attained by the persevering practice of an all-embracing altruism in conduct, development of intelligence, wisdom in thought, and destruction of desire for the lower personal pleasures.

VIII. The desire to live being the cause of rebirth, when that is extinguished rebirths cease and the perfected individual attains by meditation that highest state of peace called Nirvana.

IX. Sakya Muni taught that ignorance can be dispelled and sorrow removed by the knowledge of the four Noble Truths, viz.:

   1) The miseries of existence;
   2) The cause productive of misery, which is the desire ever renewed of satisfying oneself without being able ever to secure that end;
   3) The destruction of that desire, or the estranging of oneself from it;
   4) The means of obtaining this destruction of desire. The means which he pointed out is called the Noble Eightfold Path, viz.: Right Belief; Right Thought; Right Speech; Right Action; Right Means of Livelihood; Right Exertion; Right Remembrance; Right Meditation.

X. Right Meditation leads to spiritual enlightenment, or the development of that Buddha-like faculty which is latent in every man.

XI. The essence of Buddhism, as summed up by the Tathàgatha (Buddha) himself, as:

   To cease from all sin,
   To get virtue,
   To purify the heart.


XII. The universe is subject to a natural causation known as “Karma”. The merits and demerits of a being in past existence determine his condition in the present one. Each man, therefore, has prepared the causes of the effects which he now experiences.

XIII. The obstacles to the attainment of good karma may be removed by the observance of the following precepts, which are embraced in the moral code of Buddhism, viz.: (1) Kill not; (2) Steal not; (3) Indulge in no forbidden sexual pleasure; (4) Lie not; (5) Take no intoxication or stupefying drug or liquor. Five other precepts which need not be here enumerated should be observed by those who would attain, more quickly than the average layman, the release from misery and rebirth.

XIV. Buddhism discourages superstitious credulity. Gautama Buddha taught it to be the duty or a parent to have his child educated in science and literature. He also taught that no one should believe what is spoken by any sage, written in any book, or affirmed by tradition, unless it accord with reason.

Drafted as a common platform upon which all Buddhists can agree.

H. S. Olcott
(Madras, India, 1891)


*

Các nguyên tắc chung cho mọi tông phái PG (2)


Twelve Principles of Buddhism
by Christmas Humphreys (1901-1983)

1. Self salvation is for any man the immediate task. If a man lay wounded by a poisoned arrow he would not delay extraction by demanding details of the man who shot it or the length and make of the arrow. There will be time for ever-increasing understanding of the Teaching during the treading of the Way. Meanwhile, begin now by facing life as it is, learning always by direct and personal experience.

2. The first fact of existence is the law of change or impermanence. All that exists, from a mole to a mountain, from a thought to an empire, passes through the same cycle of existence; birth, growth, decay and death. Life alone is continuous, ever seeking self-expression in new forms. "Life is a bridge; therefore build no house on it." Life is a process of flow, and he who clings to any form, however splendid, will suffer by resisting the flow.

3. The law of change applies equally to the "soul". There is no principle in an individual which is immortal and unchanging. Only the "Namelessness", the Ultimate Reality, is beyond change, and all forms of life, including man, are manifestations of this Reality. No one owns the life which flows in him any more than the electric light bulb owns the current which gives it light.

4. The universe is the expression of law. All effects have causes, and man's soul or character is the sum total of his previous thoughts and acts. Karma, meaning action-reaction, governs all existence, and man is the sole creator of his circumstances, and his reaction to them, his future condition and his final destiny. By right thought and action he can gradually purify his inner nature, and so by self-realization attain in time liberation from rebirth. The process covers great periods of time, involving life after life on earth, but ultimately every form of life will reach enlightenment.

5. Life is one and indivisible, though its ever-changing forms are innumerable and perishable. There is, in truth, no death, though every form must die. From an understanding of life's unity arises compassion, a sense of identity with the life in other forms. Compassion is described as the "Law of laws-eternal harmony", and he who breaks this harmony of life will suffer accordingly and delay his own enlightenment.

6. Life being One, the interests of the part should be those of the whole. In his ignorance man thinks he can successfully strive for his own interests, and his wrongly-directed energy of selfishness produces its cause. The Buddha taught four Noble Truths:

   a) The omnipresence of suffering;
   b) its cause, wrongly-directed desire;
   c) its cure, the removal of the cause; and
   d) the Noble Eightfold Path of self-development which leads to the end of suffering.

7. The Eightfold Path consists of: (1) Right Views or preliminary understanding, (2) Right Aims or Motives, (3) Right Speech, (4) Right Acts, (5) Right Livelihood, (6) Right Effort, (7) Right Concentration or mind-development, and, finally, (8) Right Samadhi, leading to full Enlightenment. As Buddhism is a way of living, not merely a theory of life, the treading of this Path is essential to self-deliverance. "Cease to do evil, learn to do good, cleanse your own heart: this is the Teaching of the Buddhas".

8. Reality is incomprehensible, and a God with attributes is not the final Reality. But the Buddha, a human being, became the All-Enlightened One, and the purpose of life is the attainment of Enlightenment. This state of consciousness, Nirvana, the extinction of the limitations of selfhood, is attainable on earth. All men and all other forms of life contain the potentiality of Enlightenment, and the purpose therefore consists in becoming what you are: "Look within; thou art Buddha".

9. From potential to actual Enlightenment there lies the Middle Way, the Eightfold Path from desire to peace", a process of self-development between the "opposites", avoiding all extremes. The Buddha trod this Way to the end, and the only faith required in Buddhism is the reasonable belief that where a Guide has trodden its is worth our while to tread. The Way must be trodden by the whole man, nor merely the best of him, and heart and mind must be developed equally. The Buddha was the All-Compassionate as well as the All-Enlightened One.

10. Buddhism lays great stress on the need of inward concentration and meditation, which leads in time to the development of the inner spiritual faculties. The subjective life is as important as the daily round, and periods of quietude for inner activity are essential for a balanced life. The Buddhist should at all times be "mindful and self-possessed", refraining from mental and emotional attachment to "the passing show". This increasingly watchful attitude to circumstances, which he knows to be his own creation, helps him to keep his reaction to it always under control.

11. The Buddha said: "Work out your own salvation with diligence". Buddhism knows no authority for truth save the intuition of the individual, and that is authority for himself alone. Each man suffers the consequences of his own acts, and learns thereby, while helping his fellow man to the same deliverance; nor will prayer to the Buddha or to any God prevent an effect following its cause. Buddhist monks are teachers and examplars, and in no sense intermediaries between Reality and the individual. The utmost tolerance is practiced towards all other religions and philosophies, for no man has the right to interfere in his neighbor's journey to the Goal.

12. Buddhism is neither pessimistic or "escapist", nor does it deny the existence of God or soul, though it places its own meaning on these terms. It is, on the contrary, a system of thought, a religion, a spiritual science and a way of life, which is reasonable, practical and all embracing. For over two thousand years it has satisfied the spiritual needs of nearly one-third of mankind. It appeals to the West because it has no dogmas, satisfies the reason and the heart alike, insists on self-reliance coupled with tolerance for other points of view, embraces science, religion, philosophy, psychology, ethics and art, and points to man alone as the creator of his present life and sole designer of his destiny.

Christmas Humphreys (1945)

*

Các nguyên tắc chung cho mọi tông phái PG (1)


Giáo lý căn bản của mọi tông phái Phật giáo
Hòa thượng Walpola Rahula (1907-1997)
 
Tôi nghiên cứu đạo Phật Đại thừa nhiều năm, và càng nghiên cứu tôi càng thấy hầu như không có bất cứ điều gì khác nhau giữa đạo Phật Nguyên thủy và đạo Phật Đại thừa về mặt giáo lý căn bản.

• Cả hai đều chấp nhận Đức Phật Thích Ca là bậc đạo sư.
• Tứ Thánh Đế trong cả hai trường phái đều giống nhau.
• Bát Chánh Đạo trong cả hai trường phái thì cũng tương tự .
• Lý Duyên Khởi trong cả hai trường phái đều giống nhau.
• Cả hai đều không chấp nhận tư tưởng về thượng đế tạo ra thế gian này.
• Cả hai đều chấp nhận Tam tướng (Khổ, Vô thường, Vô ngã) và Tam vô lậu học (Giới, Định, Huệ) , không có bất kỳ sự khác biệt nào.

Đây là những giáo lý quan trọng nhất của Đức Phật và cả hai trường phái đều công nhận.

*

Basic Points Unifying the Theravāda and the Mahāyāna

The Basic Points Unifying the Theravāda and the Mahāyāna is an important Buddhist ecumenical statement created in 1967 during the First Congress of the World Buddhist Sangha Council (WBSC), where its founder Secretary-General, the late Venerable Pandita Pimbure Sorata Thera, requested the Ven. Walpola Rahula to present a concise formula for the unification of all the different buddhist traditions. This text was then unanimously approved by the Council.

1. The Buddha is our only Master (teacher and guide)

2. We take refuge in the Buddha, the Dharma and the Saṅgha (the Three Jewels)

3. We do not believe that this world is created and ruled by a God.

4. We consider that the purpose of life is to develop compassion for all living beings without discrimination and to work for their good, happiness, and peace; and to develop wisdom (prajñā) leading to the realization of Ultimate Truth

5. We accept the Four Noble Truths, namely duḥkha, the arising of duḥkha, the cessation of duḥkha, and the path leading to the cessation of duḥkha; and the law of cause and effect (pratītyasamutpāda)

6. All conditioned things (saṃskāra) are impermanent (anitya) and duḥkha, and that all conditioned and unconditioned things (dharma) are without self (anātma) (see trilaksana).

7. We accept the thirty-seven qualities conducive to enlightenment (bodhipakṣadharma) as different aspects of the Path taught by the Buddha leading to Enlightenment.

8. There are three ways of attaining bodhi or Enlightenment: namely as a disciple (śrāvaka), as a pratyekabuddha and as a samyaksambuddha (perfectly and fully enlightened Buddha). We accept it as the highest, noblest, and most heroic to follow the career of a Bodhisattva and to become a samyaksambuddha in order to save others.

9. We admit that in different countries there are differences regarding Buddhist beliefs and practices. These external forms and expressions should not be confused with the essential teachings of the Buddha.

*

Ven. Walpola Sri Rahula in 1981 offered an alternative to the Nine-point formula above restating it as follows:

1) Whatever our sects, denominations or systems, as Buddhists we all accept the Buddha as our Master who gave us the Teaching.

2) We all take refuge in the Triple Jewel: the Buddha, our Teacher; the Dhamma, his teaching; and the Sangha, the Community of holy ones. In other words, we take refuge in the Teacher, the Teaching and the Taught.

3) Whether Theravāda or Mahāyāna, we do not believe that this world is created and ruled by a god at his will.

4) Following the example of the Buddha, our Teacher, who is embodiment of Great Compassion (mahākaruṇa) and Great Wisdom (mahāprajñā), we consider that the purpose of life is to develop compassion for all living beings without discrimination and to work for their good, happiness and peace; and to develop wisdom leading to the realization of Ultimate Truth.

5) We accept the Four Noble Truths taught by the Buddha, namely, Dukkha, the fact that our existence in this world is in predicament, is impermanent, imperfect, unsatisfactory, full of conflict; Samudaya, the fact that this state of affairs is due to our egoistic selfishness based on the false idea of self; Nirodha, the fact that there is definitely the possibility of deliverance, liberation, freedom from this predicament by the total eradication of the egoistic selfishness; and Magga, the fact that this liberation can be achieved through the Middle Path which is eight-fold, leading to the perfection of ethical conduct (sila), mental discipline (samadhi) and wisdom (panna).

6) We accept the universal law of cause and effect taught in the Paṭiccasamuppada (Skt. pratītyasamutpada; Conditioned Genesis or Dependent Origination), and accordingly we accept that everything is relative, interdependent and interrelated and nothing is absolute, permanent and everlasting in this universe.

7) We understand, according to the teaching of the Buddha, that all conditioned things (samkhara) are impermanent (anicca) and imperfect and unsatisfactory (dukkha), and all conditioned and unconditioned things (dhamma) are without self (anatta).

8) We accept the Thirty-seven Qualities conducive to Enlightenment (bodhipakkhiyadhamma) as different aspects of the Path taught by the Buddha leading to Enlightenment, namely:

   • Four Forms of Presence of Mindfulness (Pali: satipatthana; Skt. smrtyupasthana);
   • Four Right Efforts (Pali. sammappadhana; Skt. samyakpradhana);
   • Four Bases of Supernatural Powers (Pali. iddhipada; Skt. rddhipada);
   • Five Faculties (indriya: Pali. saddha, viriya, sati, samadhi, panna; Skt. sraddha, virya, smrti, samadhi, prajna);
   • Five Powers (bala, same five qualities as above);
   • Seven Factors of Enlightenment (Pali. bojjhanga; Skt. bobhyanga);
   • Eight-fold Noble Path (Pali. ariyamagga; Skt. aryamarga).

9) There are three ways of attaining Bodhi or Enlightenment according to the ability and capacity of each individual: namely, as a Sravaka (disciple), as a Pratyekabuddha (Individual Buddha) and as a Samyaksambuddha (Perfectly and Fully Enlightened Buddha). We accept it as the highest, noblest and most heroic to follow the career of a Boddhisattva and to become a Samyksambuddha in order to save others. But these three states are on the same Path, not on different paths.

In fact, the Sandhinirmocana-sutra (解深密經 Giải Thâm Mật Kinh), a well-known important Mahayana sutra, clearly and emphatically says that those who follow the line of Śrāvakayāna (Vehicle of Disciples) or the line of Pratyekabuddha-yana (Vehicle of Individual Buddhas) or the line of Tathagatas (Mahayana) attain the supreme Nirvana by the same Path, and that for all of them there is only one Path of Purification (visuddhi-marga) and only one Purification (visuddhi) and no second one, and that they are not different paths and different purifications, and that Sravakayana and Mahayana constitute One Vehicle One Yana (ekayana) and not distinct and different vehicles or yanas.

10) We admit that in different countries there are differences with regard to the ways of life of Buddhist monks, popular Buddhist beliefs and practices, rites and rituals, ceremonies, customs and habits. These external forms and expressions should not be confused with the essential teachings of the Buddha.

*

Wednesday 16 March 2011

Tsunami

Tsunami: 津波 Tân ba, Sóng thần -   : Tsu, Tân (bến cảng, bến đò, harbour); : Nami, Ba (sóng, wave).

*
The Tsunami: A Buddhist View
by Bhikkhu Dhammika
http://sdhammika.blogspot.com/ 

I wrote this article after the tsunami of 2004. It seemed worthwhile to reproduce it in light of the terrible tsunami of a few days ago.

Buddhism teaches causation, that the whole universe is a web of interrelated causes and effects. There are two types of causation - natural causation and moral causation. Natural causation has nothing to do with people being good or bad, it is simply a matter of the various forces in the universe acting on each other. A rainstorm or crops ripening would be examples of natural causation. Natural causes can of course have an effect on us - being caught in a rainstorm can give us a bad cold. But suffering from a cold has nothing to do with moral or immoral past actions - it would be a natural effect of a natural cause. Moral causation is about how people think, speak and act and how they feel as a result. The Buddha’s teaching of kamma is only concerned with moral causation. Being helpful to someone, having them thank you and feeling happiness because of that; stealing something, getting caught and then experiencing embarrassment or shame, would be examples of moral causation. The person’s happiness or discomfort are a direct result of how they have acted. The person is not being ‘rewarded’ or ‘punished’ for their actions, their happiness or discomfort is simply a result of their actions. Now let us have a look at the recent tsunami in the light of the doctrine of kamma.

A tsunami is an example of an event caused by natural causation. The tectonic plates on the earth's surface move causing an earthquake, the energy released creates huge waves which, if they hit the coast, cause devastation. The people in the area where the recent tsunami hit are experiencing two types of suffering - suffering caused by natural causation and suffering caused by moral causation, i.e., kamma. During the deluge a person might have been hit by a falling tree, cut by a piece of metal or smashed against a wall. These would be examples of the painful effects of natural causes and would have nothing to do with past moral or immoral actions.

Kamma concerns peoples’ intentional thoughts, speech and actions (kamma) and the effects of those reactions (vipaka). I will give examples of different ways people could react to the tsunami and the effects they could have. Lets say there are two people - a man and women - both are injured in the tsunami and loose their home and means of livelihood. The man falls into despair, ‘Why me?’ he cries. ‘If only I had been out of town today,’ he said in anger and regret. By thinking like this he compounds his suffering. But soon his thoughts change. He notices that his neighbor’s home is little damaged and he thinks, ‘That dog, I never liked him, it’s a pity his house wasn’t destroyed.’ He is further compounding his suffering and as well as reinforcing ugly and negative states of mind. Later he thinks, ‘Well, it’s every man for himself,’ and he starts walking around seeing if he can steal anything from abandoned houses. Now the man’s negative thoughts and feelings are leading to negative actions.

Now let us have a look at the woman's reactions. After she recovers from the initial trauma her first thought is, ‘How fortunate I am to have survived.’ She has suffered but she has not added to her suffering by being regretful, despairing or angry. Then she thinks, ‘There must be others much worse off than me. I must see what I can do to help,’ and she starts looking around for injured people. Thinking of others gives her a degree of detachment from her own circumstances and thus, once again, this does not add to her suffering. The next day she manages to get some food which is being distributed by the government and as she walks away she notices a child who did not get any. She comforts the child and shares her food with him. Seeing that the child is all by himself she decides to look after him. After a few days the child's father sees him and is tremendously grateful to the women for having looked after him. The father is now living with his sister in a nearby town unaffected by the tsunami and invites the woman to come and stay with him where she gets food and shelter. The woman's positive thoughts and actions have now had a concrete positive effect on her life.

Now why did the man react in one way and the women in another? Because of how they have reacted to their various experiences in the past, i.e. because of their past kamma. The man’s negative mental habits in the past (kamma) have meant that he has negative mental habits now and these in turn make it more likely that he will have negative mental habits in the future. These mental habits make him suffer more than he would have otherwise (vipaka). The woman (she might be a Muslim, a Buddhist, a Christian or of no religion) has been taught and has always believed that it is important to have a good thoughts and actions and has always tried to cultivate them. Her positive mental habits in the past (kamma) have meant that she has positive mental habits now and these in turn make it more likely that she will have positive mental habits in the future. These mental habits minimized her suffering and led to her being looked after by the father of the child. In other words, her positive past actions (kamma) have had a positive effect (vipaka) now.

So according to Buddhism, the physical pain that the victims of the tsunami experienced is the outcome of various natural causes. How they are reacting to these natural causes is their kamma, the results of their negative or positive reactions in the future (tomorrow, next month, next year, perhaps next life), will be their vipaka. As human beings of finite knowledge and power we have only limited influence over natural causes. We do, however, have the ability to mold and influence our reactions to situations. If we make no effort to develop our minds in positive ways we might, in the future, find ourselves overwhelmed by unexpected and unwelcomed circumstances. If we do make the effort to develop our minds, particularly through meditation, we may be better prepared to endure and even triumph over future adversity.
 
The news is full of examples of both. People ask, ‘How is it possible to remain free from grief, anxiety and fear under such terrible circumstances?’ But some people do. A man in Sri Lanka lost his wife and two children and of course was devastated. However, being a practicing Buddhist, he recovered from his grief about two days later when he found two children, starving, crying, with their dead parents nearby, and decided to adopt them. Apparently, other people had seen the children but had done nothing to help. When the man was interviewed he said that his two adopted children have given his life new meaning and the strength to go on despite the difficulties. We read other stories of people taking advantage of the disruption to loot, rob and steal. Each of us chooses to act the way we do and we will experience the results accordingly. When a Singaporean man heard of the disaster he loaded up his van and drove to Thailand with the intention of distributing food and water to the victims. Sadly, on the way his van skidded and he was killed. People ask, ‘Why did he suffer despite his good deeds?’ But such a question shows a confusion between natural causation and moral causation. This man’s swift and practical response to the suffering of others shows a great deal of compassion and will have very positive results in his next life. His accident had nothing to do with his good or bad deeds - it was a result of natural causation - a momentary lack of attention, faulty breaks, a slippery road due to rain, etc. Being good does not mean that we will never suffer due to natural causes, it means that when we do suffer due to natural causes we will be less likely to react in negative ways that increase our suffering.

Some uninformed Buddhist might say that the death and injury caused by the tsunami are the result of peoples’ past bad kamma. It need hardly be stated here that this is contrary to what the Buddha taught. In the Devadaha Sutta (M.II,214, also A.I,173 ) the Buddha says that the belief that every experience we have is due to past kamma (sabbam tam pubbe katahetu) is a wrong and false view (miccha ditthi). In the Sivaka Sutta (S. IV,228) he says that the suffering we sometimes experience can be due to kamma but it could also be due to sickness, to weather, to carelessness or to external agents (opakkamikani). The tsunami would be a good example of the third and the last of these causes. All kamma, whether positive or negative, certainly has an effect, but not all effects are due to kamma.

But what of us who have been fortunate enough not to be involved in this disaster? How can the Buddha’s teaching of kamma be relevant to us? Like the man and women mentioned above, our reactions to the tsunami could be either negative or positive. A person might read about the tragedy, shrug his shoulders and then turn to the sports page. When asked for a donation for the victims he might refuse to give anything, saying that he is short of cash this week. Or he might make a donation but then go around telling everyone hoping to get their praise or approval. He has been presented with an opportunity to react differently from how he has always done but the has failed to take advantage of it. He has failed to grown or changes, he has simply allowed himself to be carried along by his old habits of thoughtlessness, greed, pride and lack of compassion. But lets say a person has always been rather uncaring and self-absorbed but when he sees the victims of the tsunami on the television he feels a twinge of compassion. Then, rather than ignoring this flicker of compassion as he has always done in the past, he decides to act upon it. He goes to Red Cross and makes a really generous donation. While there he sees a sign asking for volunteers and on the spur of the moment he signs up and for the next few weeks spends all his free time collecting donations and helping out in other ways. As a result of this he would have weakened his selfish mental habits and strengthened positive ones, he would have grown and changed to some degree. If in the future he continued to act in such positive ways whenever he had the opportunity, he would gradually become a much more pleasant person and probably a much happier one too.

Thus even a tragedy like the tsunami can actually have a positive side. Firstly, it can be an opportunity to develop generosity, care and compassion. Secondly it can be an opportunity for us to contemplate the truth of dukkha, the Buddha’s teaching that life in the conditioned world is unsatisfactory. Such contemplation can wake us from our complacency, remind us that no matter how comfortable our life might be, it can change at any time. This can help turn us from frivolous worldly pursuits to meaningful spiritual goals.

* * *
 

Tuesday 15 March 2011

Ten Commandments for Frugal Living

By Jeffrey Strain, http://www.thestreet.com/
*
Frugality often gets a bad rap. Many people misunderstand frugality and assume that it's nothing more than being "cheap" when, in reality, frugality is making sure that you get the most from the money and resources you have, even if they are limited.

For those who are just beginning to embrace frugality as a part of their lifestyle, here are 10 frugal commandments to live by.

10. Thou shalt not buy things you don't need.

To get the most from the money that you have, it's essential to have a basic understanding of the difference between wants and needs. Chances are that a lot of things that you assume are needs are only wants you have disguised as needs in order to justify purchasing them. Basic needs are food (including water), shelter and clothing plus the essentials needed to work so that you can provide those basics. That means that the TV (and virtually every other gadget in your house) is a want and not a need. Having the willpower to buy only those things that you really need (being frugal doesn't mean being stingy, but it does mean that any wants you do have are specifically saved and budgeted for as opposed to impulse purchases) is essential to getting the most out of frugality.

Simply put, if you don't need it, don't buy it, no matter how good the price.

9. Thou shalt only buy when you have the money.

One of the basic premises of frugality is having the money to pay for the things that you buy. By budgeting and saving for those things that you want and paying for them with cash rather than using credit, you ensure you aren't paying far more than you should be for the products and services that you buy.
 
8. Thou shalt purchase by value, not price.

One of the biggest misconceptions about being frugal is that those who are frugal only purchase things that are cheap or the very lowest price. The truth is that those who are frugal always try to buy the best value taking into account other factors such as the life expectancy and additional upkeep costs that come into play beyond retail price. This often means looking at the long term cost of an item rather than just the initial purchase price.

7. Thou shalt be patient.

Those who embrace frugality rarely have the latest and greatest gadgets that have just hit the market. Instead, those who are frugal wait for the early adopters to embrace the technology until the point at which the price falls to a reasonable level as the gadget makes its way to the masses. Those who are frugal are usually a generation or two behind on the latest gadgets, but they still perform the functions that need to be done and they get them for a fraction of the price.

6. Thou shalt buy used.

A basic tenet of frugality is to get the best value from what you purchase, and this often means purchasing products used. Those who are frugal are more than happy to let someone else pay full retail price and absorb the premium pricing for products that are depreciating assets (think of the difference in price between a brand new car and a two-year-old vehicle, as an example). Used products are often a fraction of the price of the new models and in many instances perform the needed task just as well.

5. Thou shalt look for alternatives before buying.

If you need something, automatically going out and buying it is not an approach that a true frugal person would take. Instead, before spending any hard-earned money on something that may only be used a few times, consider alternatives.

Is it possible to borrow it from a friend, a neighbor or a place such as the library? Would renting it be less expensive in the long run? Do you have something else already on hand that can be used to perform the same task? Buying is only one of many options when it comes to getting things you may need.

4. Thou shalt ignore the Joneses.

Part of living a frugal life is understanding that life isn't a competition over who has the most stuff. It's important to concentrate on your and your family's needs, and not what others are spending their money on. Just because your neighbors bought it doesn't mean that you need to go out and buy something on par or better.

3. Thou shalt not pay full retail price.

When you are going to make a purchase, you should never pay full retail price for it. There are a number of ways to avoid paying full retail such as using coupons, finding discounts, waiting for sales and negotiating a lower price. With a bit of preparation and forethought, there is never a reason to pay full retail price for anything you purchase.

2. Thou shalt not waste.

One thing that those who are frugal hate is waste. While this obviously includes the waste of money, it also goes beyond money to such areas a wasted resources and wasted time. Efficiency is a frugal person's friend, and those who are frugal tend to follow the green mantra of reduce, repurpose, reuse and recycle for the things that they do possess.

1. Thou shalt do things yourself.

When something needs to be done, the first choice to perform the task should be yourself rather than hiring someone else to do it. Frugal people tend to be do-it-yourself experts and do not pay others to do things that they can easily do by themselves. When they don't know how to do something, they research it to see if it is something that they can do with the proper instructions or something sufficiently complicated that it's best to let an expert handle.
 
While it may take some practice at first, getting these 10 frugal commandments down will make your savings account look a lot healthier in the new year.

* * *

Tuesday 1 March 2011

Cư sĩ Sunanda Phạm Kim Khánh (1921-2011)


Chúng tôi nhận được tin Bác Phạm Kim Khánh vừa từ trần vào ngày 27 tháng 2, 2011, tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington, Hoa Kỳ, hưởng thọ 91 tuổi. Xin chép lại đây bản tiểu sử của Bác.
 
Nguyện cầu Bác đạt được đạo quả giác ngộ giải thoát.
 
*
 
Cư sĩ Sunanda Phạm Kim Khánh sanh ngày 10 tháng 1 năm 1921 tại Bến Tre, trong một gia đình vọng tộc lâu đời ở Bà Rịa. Ông Nội là Hương cả, văn hay chữ đẹp. Thân phụ ông là Đốc phủ sứ Phạm Kim Chi, thân mẫu là cụ bà Lâm Thị Tỵ. Cư sĩ Phạm Kim Khánh là người con thứ 7 trong gia đình có 5 trai 3 gái. Cư sĩ mồ côi mẹ khi ông mới được 4 tuổi. Ở tuổi 45 đầy quyền thế nhưng không tục huyền, cụ ông dành trọn thì giờ rảnh rang lo giáo huấn con cái rất nghiêm, và tham gia các công việc bảo tồn văn hóa học thuật nước nhà. Khi tùng sự tại Hà Tịnh, cụ ông có duyên được người cháu ba đời của văn hào Nguyễn Du là tiến sĩ Nguyễn Mai tặng cho bản sao quyển Kim Túy Tình Từ. Cụ dày công nghiên cứu, phiên chú và xuất bản năm 1917 (về sau, được Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa tái bản năm 1972 tại Sài Gòn).
 
Cư sĩ Phạm Kim Khánh từng học qua các trường tiểu học ở Mỏ Cày, trung học Chasseloup Laubat ở Sài Gòn, và trường Providence ở Huế, tới cấp bậc Tú tài. Ông tinh thông không những Pháp văn mà cả Anh văn và có nhiều hiểu biết về những danh từ Pàli. Cái học của ông là cái học của hàng học giả, tự nghiên cứu, tìm tòi, bồi đấp lấy, thâm hậu và vững vàng. Mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng Thiên chúa giáo, ông cũng biết đến đạo Phật qua tạp chí Niết Bàn của hội Thông Thiên Học và tạp chí Từ Bi Âm của hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, do cụ thân sinh mua dài hạn cho đọc.

Vào thời thanh niên, trong những năm 1948-1955, ông làm Trưởng phòng Phim-ảnh (ciné-photo) tại Cao Ủy Phủ Xứ Cam Bốt (Haut Commissariat du Cambodge). Nhờ thế ông có nhiều dịp -- gần như hằng đêm -- cho chuyên viên đem xe phát điện và chiếu bóng đến các sân chùa, chiếu phim cho công chúng xem. Ông từng gặp và có cảm tình với chư Tăng Nam tông vì các ngài hiền lành; nhưng vì còn có nhiều định kiến về tinh thần phục vụ xã hội nên lúc ban đầu, ông không thích Phật giáo. Ông thường thắc mắc tại sao các vị sư không sản xuất mà lại đi khất thực, chỉ có tiêu thụ mà không thấy sản xuất, đóng góp cho xã hội.

Về sau, ông mới biết rằng Phật giáo gồm bốn hạng gọi là tứ chúng. Hàng xuất gia gồm tỳ khưu và tỳ khưu ni, và hàng cư sĩ là thiện nam và tín nữ. Hàng cư sĩ có phận sự cung cấp phần vật chất cho hàng xuất gia. Ngược lại, hàng xuất gia cung cấp về phần tinh thần đến hàng tại gia cư sĩ. Ông chưa có duyên đi vào đạo mặc dầu nhạc phụ (Đốc phủ sứ Lê Thành Long, từng là phó Hội trưởng Hội Thông Thiên Học) từng giảng đạo Phật cho ông nghe, như về Tứ Diệu Đế, Thập Nhị Nhân Duyên, v.v. Ông chỉ vâng vâng dạ dạ cho vui lòng nhạc phụ, chứ không chú ý lắm.

Năm 1959, cư sĩ được nhạc phụ cho biết thị xã Bà Rịa sẽ có tổ chức tiếp đón Đại đức Nàrada Mahà Thera từ Tích Lan sang hoằng pháp. Sau đó, cả gia đình bên vợ đều quy y với Ngài Nàrada, ngoại trừ cư sĩ. Tuy nhiên, về sau, khi nghe trọn 12 thời pháp tại chùa Kỳ Viên, Quận 3, Sài Gòn, ông hiểu được và thấm thía, nên tháng 9 năm đó, cư sĩ Phạm Kim Khánh xin quy y Tam Bảo và được Ngài Nàrada ban pháp danh là Sunanda (Thiện Duyên).

Từ khi quy y Tam Bảo, cư sĩ dành trọn thì giờ học hỏi giáo lý, có khi bỏ cả giờ ăn trưa, nghĩ trưa, để đến chùa Kỳ Viên tham vấn Ngài Nàrada. Khoảng đời bận rộn nhất là những năm dài làm chủ biên cùng lúc cho chín tờ đặc san tại Sài Gòn, như Thế Giới Tự Do, Hương Quê, v.v. nhưng ông vẫn nỗ lực kiên trì sáng tác và dịch thuật nhiều tác phẩm Phật giáo nổi tiếng.

Nổi tiếng nhất có lẽ là quyển "Đức Phật và Phật Pháp" (The Buddha and His Teachings, nguyên tác Anh ngữ của Ngài Nàrada), được xuất bản tại Sài Gòn bằng hai thứ tiếng Anh và Việt. Bản Việt ngữ do cư sĩ Phạm Kim Khánh chuyển dịch, với 4.000 quyển đầu tiên được in ra vào năm 1970, và sau đó một năm, được tái bản thêm 4.000 quyển. Từ đó đến nay, quyển này đã được in lại rất nhiều lần, trong nước cũng như tại hải ngoại, và được xem như là một trong những tài liệu căn bản quan trọng trong các khóa Phật học. Năm 1998, cư sĩ đã hiệu đính lại bản dịch đó, dựa theo ấn bản Anh ngữ cuối cùng của Đại đức Nàrada, trước khi Ngài viên tịch.

Cư sĩ Phạm Kim Khánh là người có công lớn trong ban xây dựng và quản trị Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu với nhiệm vụ Tổng Thơ Ký Ban Quản Trị. Ông cũng là Tổng Thơ Ký Tổng Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam cho đến năm 1975.

Từ khi sang định cư tại Hoa Kỳ, ông tiếp tục các công tác hoằng pháp, đóng góp nhiều Phật sự. Ông là một trong 12 vị cư sĩ đầu tiên đứng ra thành lập chùa Cổ Lâm tại Seattle, Hoa Kỳ. Đặc biệt nhất, ông thành lập Trung Tâm Nàrada vào tháng 9 năm 1987, để ấn tống và phát hành băng và sách Phật giáo. Trung tâm hoạt động đều đặn, tháng trước cuộn băng, tháng sau quyển sách, cho đến tháng 9 năm 1997 thì ngưng vì bà phối ngẫu, cộng tác viên trung thành của ông, trở bệnh nặng.

Tuy tuổi đời chồng chất, trông ông không hề mỏi mệt với sở nguyện hộ trì và hoằng dương chánh pháp. Tánh hài hước u mặc nhạy bén vẫn cứ như xưa. Mỗi tháng ông tổ chức họp mặt các đạo hữu để cùng nhau hành thiền, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi giáo pháp. Mỗi ngày, ngoài giờ hành thiền, ông vẫn đều đặn dịch thuật và trước tác. Ông có nguyện vọng thực hiện một cuốn sách với nhiều hình ảnh về Phật Giáo Miến Điện, tương tự như cuốn Hành Hương Xứ Phật.

Được hỏi về tương lai Phật Giáo cho người Việt Nam hải ngoại, ông mong mỏi được thấy hai phần -- vật chất như chùa chiền, và tinh thần như giáo pháp -- phải được quân bình. Giới trẻ chịu ảnh hưởng tân học hầu như thích nghe giáo pháp, muốn biết Đức Phật là ai và Đức Phật dạy những gì, hơn là chỉ tụng kinh tu phước như những người có tuổi. Phật Pháp rất thích hợp với khoa học nên ông mong rằng người Phật tử cần được nghe giáo pháp nhiều hơn nữa. Ở các nước Tây Phương, phần lớn người theo Phật giáo là hạng trí thức; họ tìm hiểu và chỉ chấp nhận khi đã hiểu. Trong Phật giáo không có đức tin mù quáng. Người Phật tử không bị bắt buộc phải tin điều gì nếu mình không hiểu như thế.

Sau đây là những gì ông đã thực hiện được:

A. Sáng Tác

1. Đóng góp phần lớn hình ảnh cho hai quyển: a) Indochine Profonde -- Illustrations photographiques. J.P. Dannaud, do Cao ủy Phủ Đông Dương xuất bản năm 1954; và b) Cambodge. J.P. Dannaud, Société Asiatique d'Éditions, Saigon, 1959.

2. Phật Giáo, Một Sự Nghiệp Tinh Thần Của Người Việt Nam. Phỏng viết theo một thời Pháp của Ngài Nàrada, 1961

3. Tứ Diệu Đế. Phỏng viết theo những thời Pháp của Ngài Nàrada, 1964.

4. Thánh Tích Thích Ca Phật Đài. 1972

5. Ba Pháp Tu Học Của Người Cư Sĩ. 1987

6. Lịch Sử Truyền Bá Phật Giáo Nguyên Thủy Tại Việt Nam (viết chung với Bác Sĩ Nguyễn Tối Thiện). 1990

7. Nàrada Mahà Thera. 1992

8. Tam Quy Ngũ Giới. 1992

9. Con Đường Cũ Xa Xưa. 1993

10. Ba Đặc Tướng Của Đời Sống (viết trong thập niên 1990)

11. Ngụ Ngôn Và Tích Chuyện Trong Phật Giáo. 1996

12. Hành Hương Xứ Phật. 1997

13. Nhiều bài nghị luận đăng trong Tạp chí Đường Sáng, Chùa Cổ Lâm, Hoa Kỳ, và những bài viết ngắn rải rác đó đây.

B. Dịch Thuật

1. Hạnh Phúc Gia Đình. Tác giả: Nàrada Mahà Thera. In lần thứ nhất tại Việt Nam, 1962. Tái bản nhiều lần tại Việt Nam, Pháp và Hoa kỳ.

2. Sống Trong Hiện Tại. Tác giả: Ananda Pereira. 1963. In lần thứ nhất tại Việt Nam và tái bản tại Hoa Kỳ.

3. Phần Giản Dị Trong Phật Giáo. Tác giả: Kassapa Thera. 1964. Tái bản tại Hoa Kỳ (1992).

4. Lý Nhân Quả. Tác giả: Nàrada Mahà Thera. 1965.

5. Thoát Đến Thực Tế. Tác giả: Ananda Pereira. 1967. Tái bản tại Hoa Kỳ (1991).

6. Suy Niệm Về Hiện Tượng Chết. Tác giả: V.F. Gunaratna. In tại Việt Nam (trong thập niên 1960). Tái bản tại Hoa Kỳ (1997).

7. Nhẹ Gánh Lo Âu. Tác giả: Sri Dhammananda. 1968. Tái bản nhiều lần tại Hoa Kỳ.

8. Phật Giáo Vấn Đáp. Tác giả: Francis Story. 1969.

9. Đức Phật Và Phật Pháp. Tác giả: Nàrada Mahà Thera. In tại Việt Nam, 1970. Tái bản nhiều lần tại Việt Nam, Pháp, và Hoa Kỳ.

10. Kinh Pháp Cú. Tác giả: Nàrada Mahà Thera. 1971. Tái bản tại Hoa Kỳ.

11. Vòng Luân Hồi. Tác giả: Tỳ Khưu Khantipalo, 1971. Tái bản tại Hoa Kỳ (1994).

12. Thập Nhị Nhân Duyên. Tác giả: Piyadassi Mahà Thera. 1972.

13. Một Buổi Thuyết Trình Về Tứ Diệu Đế. Tác Giả: V.F. Gunaratna. 1973

14. Thực Hành Thiền Định. Tác giả: Phra Acharn Plien Panyapatipo. 1991

15. Giác Minh. Tác giả: Ngài Acharn Chah. 1992.

16. Hương Vị Giải Thoát. Tác giả: Ngài Acharn Chah (dịch trong đầu thập niên 1990).

17. Tự Quán Chiếu. Tác giả: Tan Achahn Kor Khao Suan Luan. 1992

18. Tiếng Vọng Từ Chân Tâm. Tác giả: Acharn Mahà Boowa.1992

19. Bài Học Nhân Một Đám Táng. Tác giả: Phra Acharn Mahà Boowa. 1994

20. Khéo Vấn Khéo Đáp. Tác Giả: Đ.Đ. Shavasti Dhammika. 1994

21. Phật Giáo, Nhìn Toàn Diện. Tác giả: Piyadassi Mahà Thera. 1995

22. Niệm Và Người Hành Thiền. Tác giả: Thiền Sư U. Pandita. 1995

23. Lợi ích Của Thiền Tập. Tác giả: Thiền Sư Acharn Tong. 1996

24. Bảy Giai Đoạn Thanh Lọc Và Tuệ Minh Sát. Tác giả: Matari Sri Nànàràma Mahà Thera. 1996

25. Thiền Minh Sát. Tác giả: Mahasi Sayadaw. 1997

26. Vi Diệu Pháp Toát Yếu. Tác giả: Nàrada Mahà Thera. 1999

27. Chín Yếu Tố Chánh Giúp Tăng Cường Ngũ Căn Của người Hành Thiền Minh Sát. Tác giả: U. Kundala Sayadaw. 1999

28. Bốn Điều Không Thể Ngăn Ngừa. Tác giả: U. Kundala Sayadaw. 2000

29. Đời Sống Quả Thật Bấp Bênh, Vô Định - Cái Chết Sẽ Đến, Chắc Như Thế. Tác giả: Sri Dhammananda. 2001

29. Kinh Vô Ngã Tướng. Tác giả: Mahasi Sayadaw. 2001

30. Ca Khúc Hoan Hỷ Giải Thoát Ra Khỏi Ngũ Uẩn. Tác giả: Acharn Mun Bhuridatto. 2001

31. Ba mươi bảy Phẩm Trợ Đạo. Tác giả: Ledi Sayadaw. 2002

C. Băng ghi âm

1. Nguyên bộ lớn như: Đức Phật và Phật Pháp, Giác Minh, Hương Vị Giải Thoát, Tam Quy Ngũ Giới, Tự Quán Chiếu.

2. Khoảng 50 bộ nhỏ.

Bình Anson ghi chép,
Perth, Western Australia
Tháng 2-2003 (hiệu đính tháng 2-2011)


*