Wednesday 25 April 2018

Làm lành, tránh ác, tịnh tâm

Sống tử tế, giữ tâm bình thản để quán sát mọi chuyện trên đời. Chỉ vậy thôi.

Đây chỉ là một cách diễn dịch của riêng tôi (có thể còn sai sót) về lời dạy của Đức Phật trong câu kệ Pháp Cú 183 mà chúng ta đều biết: “Không làm các điều ác, Thành tựu các hạnh lành, Tâm ý giữ trong sạch, Chính lời chư Phật dạy”, hay nói tóm tắt: làm lành, tránh ác, tịnh tâm.

SỐNG TỬ TẾ là làm lành, tránh ác. MỌI CHUYỆN TRÊN ĐỜI là sáu căn tiếp xúc với sáu trần (cảnh), GIỮ TÂM BÌNH THẢN là tu tập để có tâm xả ly, QUÁN SÁT là ghi nhận và hiểu rõ về tính sinh diệt và các duyên tương quan, bản chất vô thường, vô ngã và bất toại ý của các chuyện đó (hay các pháp). Chỉ là một cách nói tóm gọn cho dễ nhớ, là nguyên tắc để áp dụng tu tập, là lý tưởng, là mục tiêu để một phàm phu tục tử tầm thường như tôi luôn ghi nhớ và hướng đến.

Thỉnh thoảng cũng nên dừng lại và tự hỏi về những công việc mình đang làm có giúp được gì cho mình trên con đường đó không? Trao đổi, tranh luận trên Facebook và các diễn đàn khác để làm gì? Tìm thỉnh kinh sách cho nhiều để làm gì? Tham gia các lễ hội để làm gì? Đi chùa, đi hành hương để làm gì? Tham gia các khóa thiền để làm gì? Nghe thuyết giảng, đi học các khóa giáo lý để làm gì? v.v. Tự hỏi và thành thật tự trả lời cho riêng mình.

Mỗi người có một hoàn cảnh, duyên phận khác nhau, không ai giống ai.

-- Bình Anson, 25/04/2018

*
Photo: Chuck Abbe (2010), flickr.com

Sunday 22 April 2018

Bước ra khỏi cửa – Walking out the door

Tôi có chia sẻ với một bạn trên Facebook là dù muốn dù không, những ai có tuổi trên 50 nên sửa soạn cho mình lúc nghỉ hưu. Dĩ nhiên, đây là áp dụng cho số đông, ngoại trừ các trường hợp đặc biệt.

Khi tôi 50 tuổi, tôi dự định sẽ nghỉ hưu lúc 55. Dành 5 năm để sửa soạn, sắp đặt, từ những chuyện thực tế trong cuộc sống (giải quyết các món nợ, quản lý tiền hưu bổng, phân chia tài sản, v.v.) cho đến sửa soạn tâm lý, tìm hiểu sinh hoạt và đời sống của người già nghỉ hưu, v.v.

Đến khi được 55 tuổi, thấy các con chưa học xong, tôi tiếp tục làm việc thêm 5 năm nữa. Đến lúc 60, chuyện gia đình tương đối ổn định, hai cô con gái tốt nghiệp đại học và có việc làm tốt, tôi quyết định dứt khoát nghỉ hưu, buông bỏ mọi ràng buộc dính mắc của công ăn việc làm, chức danh, địa vị, sự nghiệp, không nhìn lại, không luyến tiếc. Do hoàn cảnh riêng, xem như tôi may mắn có được 10 năm để sửa soạn cho một giai đoạn mới, giai đoạn cuối cùng trong cuộc đời của mình.

Ngày cuối trước khi nghỉ việc, tôi thu dọn mọi thứ tại sở làm, trao tặng tất cả sách báo khoa học kỹ thuật cho các bạn đồng nghiệp. Vốn là con mọt sách, tôi có một tủ sách khá đồ sộ trong lĩnh vực chuyên môn của mình, nhưng tôi không đem đi một tài liệu nào. Trong buổi tiệc chia tay, tôi nói với bạn bè rằng một khi tôi bước ra khỏi cửa nơi nầy – walking out the door – tôi sẽ không quay trở lại. Tuy nhiên, khi bàn giao công việc, tôi nói với ông Trưởng Ban là trong vòng 3 tháng tới, nếu có những vấn đề ông ấy cần tôi đến giúp giải quyết, tôi sẵn sàng trở lại làm giúp mà không tính tiền thù lao, hoàn toàn tình nguyện, miễn phí.

Ba tháng trôi qua, không thấy ai liên lạc với mình. Một ngày trong tháng thứ tư tôi nhận được email của ông ấy nhờ tôi trở lại sở làm, giúp giải quyết vài vấn đề kỹ thuật của công việc. Tôi gửi email từ chối, xin lỗi, vì bây giờ đã hơn 3 tháng sau khi nghỉ việc, tôi đã quên hết, không còn nhớ gì cả. Từ đó, không thấy ai liên lạc với mình về các chuyện liên quan đến công việc xưa nữa.

Ngay cả đến các các đóng góp sinh hoạt Phật giáo trên Internet cũng thế. Tôi đã từng miệt mài xây dựng trang web Phật giáo BuddhaSasana (BudSas), tích cực tham gia thảo luận trên các diễn đàn Phật giáo tiếng Anh và tiếng Việt trong suốt 15 năm. Đến khi cảm thấy đã vừa đủ, tôi ngưng lại, không tiếp tục, không quan tâm nữa. Những việc làm linh tinh khác như dịch sách hay chia sẻ trong Paltalk [*], Facebook, Blog, v.v. bây giờ chỉ là tùy hứng, tùy duyên. Khi nào hết hứng, hết duyên thì ngưng, không ràng buộc, không dính mắc.

Điều quan trọng là sống an vui, thong thả thảnh thơi, tu tập nhẹ nhàng, thoải mái trong những năm tháng còn lại của cuộc đời mình. Chỉ vậy thôi.

Bình Anson
Perth, 22/04/2018 
Ghi thêm (02/04/2022):
[*] Tôi đã chấm dứt mọi sinh hoạt trong PalTalk vì thấy hết hứng, hết duyên. Bây giờ chỉ còn trang Facebook và trang Blog cá nhân này. Một ngày nào đó rồi cũng gửi gió theo mây ngàn bay...

*
  

Thursday 19 April 2018

Nhạc Việt: Tiếng hát Diễm Liên (1971-)

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nviet40.zip – Tiếng hát Diễm Liên - Selection (212 MB)
https://mega.nz/#!e1pg0SIC!EWN-WSG9ABdFz-cU8xyB6Kunb-KXMuuYQNbCwfQp1U8

*
Diễm Liên - Selection (04/2018)

01 Bài không tên số 11, Vũ Thành An
02 Chiều về trên sông, Phạm Duy
03 Cho em hỏi, Diệu Hương
04 Cơn mưa phùn, Đức Huy
05 Cuối dòng sông khô, Vũ Thành An
06 Đời đá vàng, Vũ Thành An
07 Giọt nắng bên thềm, Thanh Tùng
08 Khắc khoải, Diệu Hương
09 Kiếp nào có yêu nhau, Phạm Duy
10 Mùa thu xa em, Ngô Thụy Miên
11 Nghìn trùng xa cách, Phạm Duy
12 Người tình trăm năm, Đức Huy
13 Người về, Phạm Duy
14 Nha Trang ngày về, Phạm Duy
15 Nỗi buồn, Văn Phụng
16 Tình khúc tháng 6, Ngô Thụy Miên
17 Xin làm người hát rong, Trần Long Ẩn
18 Yêu là chết trong lòng, Phạm Duy

*

Sunday 15 April 2018

Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga, Path of Purification)

THANH TỊNH ĐẠO (Visuddhimagga, Path of Purification), Luận sư Buddhaghosa

Nhiều bạn đạo hỏi tôi các thông tin về quyển Thanh Tịnh Đạo. Xin chia sẻ:

1) Bản dịch tiếng Anh có thể tải về từ trang web:
=> http://budsas.net/sach/en25.zip
(gửi tin nhắn đến tôi để lấy mật khẩu giải nén)

2) Bản dịch tiếng Việt (dịch từ bản tiếng Anh) của Ni sư Trí Hải có phổ biến tại nhiều trang web PG, đầu tiên do tôi đưa vào Internet:
=> http://budsas.net/uni/u-thanhtinh-dao/ttd-00.htm

hoặc tải về dạng PDF:
     a) http://nuirungvienkhong.wordpress.com/2011/05/30/thanh-tịnh-dạo/

     b) http://budsas.net/sach/vn09.zip

Bản nầy được tái bản in sách nhiều lần tại VN, có thể tìm mua tại các nhà sách PG.

3) Bản dịch tiếng Việt (phần Giới và Tuệ) của Tỳ-khưu Ngộ Đạo, dịch từ nguyên gốc Pāli, do chùa Bửu Quang (Gò Dưa, Thủ Đức) ấn tống. Có thể liên lạc với chùa để thỉnh. Tôi chưa có duyên để thỉnh được bản nầy.

*

Trích lời giới thiệu đầu trang của Ni sư Trí Hải, trong bản dịch từ Anh sang Việt:

– “Visuddhimagga (Thanh Tịnh đạo) do Luận sư Buddhaghosa trước tác vào tiền bán thế kỷ thứ V sau TL, là một bộ sách tóm tắt giáo lý nguyên thuỷ thuộc Pàli tạng, theo một hệ thống đặc biệt dưới những đề mục Bảy thanh tịnh và Ba vô lậu học. Ðây là một chỉ nam rất tốt cho hành giả trong việc thanh lọc bản thân. Sách được Đại đức Nanamoli (người Anh, tu ở Tích Lan) dịch sang Anh ngữ vào năm 1956. Bản dịch này y cứ bản Anh ngữ ấy.”

*

Nhiều năm trước, trong một diễn đàn Phật giáo quốc tế trên Internet, có người đặt ra một câu hỏi để lấy ý kiến của các thành viên về một cuốn sách mà họ xem là quan trọng nhất. Câu hỏi như sau:

– Nếu bạn bị đày ra một đảo hoang và chỉ được phép mang theo một cuốn sách thôi, bạn sẽ chọn cuốn nào?

Có nhiều trả lời khác nhau, tùy theo sự nhận định của mỗi người. Riêng tôi, lúc ấy vừa đọc xong cuốn Thanh Tịnh Đạo, bản dịch tiếng Anh, và tôi rất tâm đắc với cuốn nầy, tôi trả lời ngay lập tức, không do dự: cuốn The Path of Purification (Thanh tịnh đạo, Visuddhimagga).

Ghi thêm: Bạn nào hành thiền trong truyền thống Theravada – cho dù có tên gọi là thiền an chỉ, thiền minh sát, thiền định, thiền tuệ, v.v. – mà chưa đọc cuốn nầy thì theo tôi, là một thiếu sót lớn.

-- Bình Anson, 15/04/2018
*
  

Saturday 14 April 2018

Nhạc Việt: Tiếng hát Lệ Quyên (1981-)

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

1) nviet39.zip – Lệ Quyên hát nhạc Vũ Thành An, 2014 (111 MB)
https://mega.nz/#!nwQR1aYB!SNiEGu8P4XYn5X9slcuBz0iPxI5XgeOtwqkunPk5hYQ

2) nviet40.zip – Lệ Quyên hát nhạc Trịnh Công Sơn, 2018 (136 MB)
https://mega.nz/#!2pwAFL6C!NDpqlGeO2ApCLlLyjw2zFiYQB3J28qDlPYxwxx942SA

Track list:

(1) Lệ Quyên - Vùng tóc nhớ, Tình khúc Vũ Thành An (PNF, 2014)
01 Bài không tên số 1 - Lệ Quyên
02 Bài không tên số 2 - Lệ Quyên
03 Bài không tên số 3 - Lệ Quyên
04 Bài không tên số 4 - Lệ Quyên
05 Bài không tên số 5 - Lệ Quyên
06 Bài không tên số 6 - Lệ Quyên
07 Bài không tên số 7 - Lệ Quyên
08 Bài không tên số 8 - Lệ Quyên
09 Bài không tên số 9 - Lệ Quyên
10 Bài không tên cuối cùng - Lệ Quyên

(2) Lệ Quyên - Trịnh Công Sơn (Việt Tân, 2018)
01 Ướt Mi - Lệ Quyên
02 Diễm Xưa - Lệ Quyên
03 Sóng Về Đâu - Lệ Quyên
04 Còn Tuổi Nào Cho Em - Lệ Quyên
05 Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng - Lệ Quyên
06 Ru Ta Ngậm Ngùi - Lệ Quyên
07 Dấu Chân Địa Đàng - Lệ Quyên
08 Biển Nhớ - Lệ Quyên
09 Ru Đời Đi Nhé - Lệ Quyên
10 Mưa Hồng - Lệ Quyên
11 Phôi Pha - Lệ Quyên
12 Gọi Tên Bốn Mùa - Lệ Quyên

*
  

Friday 6 April 2018

Đây có phải hình Đức Phật không?

ĐÂY CÓ PHẢI HÌNH ẢNH ĐỨC PHẬT KHÔNG? 

Thỉnh thoảng tôi thấy hình nầy truyền bá trên Internet. Đây có phải hình Đức Phật không?

Có người giải thích đây là do ngài Phú-lâu-na (Purna, Purana, Punna) vẽ khi Đức Phật còn tại thế (41 tuổi), được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh quốc. Tôi đã biết đến hình nầy khoảng 20 năm trước, khi một đạo hữu ở Bắc Mỹ gửi cho tôi bản photocopy kèm lời giải thích. Về sau, tình cờ tôi thấy được hình nầy trong trang cuối của một cuốn sách Phật học cũ, xuất bản tại VN trước 1975 (tôi không nhớ tên cuốn sách nầy). Như thế, có thể nói tấm hình và lời giải thích về xuất xứ đã được truyền bá trong 30, 40 năm qua.

Tôi có vài nhận xét như sau:

1) Gương mặt giống như người Tàu (giống dân Mông Cổ), không có vẻ là người Ấn Độ.

2) Râu tóc xồm xoàm, không giống như các tỳ-khưu PG phải cạo râu tóc.

3) Đeo bông tai, một loại trang sức, trái nghịch với giới luật tỳ-khưu.

4) Trong kinh điển, mặc dù có đề cập đến ngài Phú-lâu-na (Punna, Purna), nhưng không thấy nói ngài có tài hội họa, vẽ chân dung.

5) Người Ấn Độ vào thời Đức Phật chưa biết làm ra giấy để viết hay vẽ (giấy là do người Trung Hoa sáng chế vào thế kỷ 1 TL). Cho nên, chuyện vẽ hình Đức Phật trên giấy khi Ngài còn tại thế là chuyện khó tin.

6) Vào thời Đức Phật cho đến khoảng 500 năm sau khi Ngài nhập diệt, người Ấn Độ không có truyền thống vẽ hay tạc tượng các vị đạo sư. Để tưởng nhớ hay để tôn kính Ngài, họ chỉ nắn, tạc hoặc khắc vào đá hình bánh xe Pháp hoặc hình cây và lá bồ đề. Đến khi đoàn quân Hy Lạp xâm lăng và định cư tại miền Tây Bắc Ấn Độ, nghệ thuật tạc hình của Hy Lạp mới được truyền vào Ấn Độ, và từ đó có những hình tượng Đức Phật được tạo ra.

7) Tôi tìm tòi trên mạng, về các cổ vật PG trưng bày tại các viện bảo tàng Anh quốc, chưa bao giờ tìm thấy hình vẽ nầy. Thật ra, tôi chưa bao giờ tìm thấy một hình vẽ nào của Đức Phật – trên giấy hay trên vải – trong thời kỳ cổ xưa đó tại Ấn Độ.

8) Nếu quả thật đây là hình vẽ Đức Phật, lại được lưu giữ tại viện bảo tàng Anh quốc, ắt hẵn đây phải là một di tích quan trọng mà nhiều học giả PG trên thế giới biết đến. Tuy nhiên cho đến nay, qua những sách báo tài liệu về lịch sử và văn hóa PG (bằng tiếng Anh) của các học giả Phật học và các chuyên san Phật học có uy tín, tôi không thấy ai đề cập đến tấm hình nầy.

Vì thế, cho đến khi nào tôi có được những bằng chứng, hay kiến giải, có tính thuyết phục, tôi vẫn cho rằng đây là một hình giả mạo, xuất xứ nguồn gốc không rõ ràng, giải thích không có căn cứ. Chúng ta không nên tiếp tay truyền bá sự giả mạo đó.

-- Binh Anson, 05 September 2014

----------------------------
Ghi thêm (18/05/2020)

Vào tháng 12-2019, “Siam BC Discovery Channel” của Thái Lan có phát hình một chương trình về nhà điêu khắc Pichet Chaiyakul đi tìm khuôn mặt thật của Đức Phật. Ông đi viếng nhiều nơi ở Nepal và Ấn Độ, xem các tượng Phật và chụp hình, quan sát những nét đặc biệt của khuông mặt người Ấn Độ, Nepal. Trong công tác đó, có người giới thiệu ông hình Đức Phật này, nói là chân dung của Ngài lúc 41 tuổi và hiện nay được phát tán rộng rãi trên Internet. Thoạt nhìn, ông không tin, thấy khuôn mặt không có vẻ gì là người Ấn Độ. Rồi ông tìm kiếm thêm thông tin về tấm hình đó.

Ông tìm thấy bài viết này của tôi. Rồi dùng Google Translation dịch sang tiếng Thái. Ông đọc và rất tâm đắc với nội dung của các điểm nêu ra trong bài viết đó. Ông nêu ra từng điểm một bằng tiếng Thái, trong chương trình nói trên, từ phút 10:30 trở đi.

Nghĩ lại thấy cũng hoan hỷ. Tôi viết bài này vào 6 năm trước, 2014, với ý định chỉ phổ biến đến bạn bè Facebook. Vài tờ báo và trang web Việt ngữ đăng lại, phổ biến trên mạng. Có lẽ nhờ bác Gúc Gồ mà bây giờ có thêm vài người Thái biết đến, nhất là trong giới nắn tượng, điêu khắc.

เผยเบื้องลึกการค้นพบใบหน้าที่แท้จริงของพระพุทธเจ้า
Đi tìm những thông tin về chân dung Đức Phật
https://www.youtube.com/watch?v=1cf23hqugzI (time at: 10:40 min)

* Năm 2011, khi còn làm việc ở Hoa Kỳ, ông Pichet Chaiyaku đã nắn một tượng Phật cao 2 mét cho chùa Linh Sơn, Belmont, Michigan.
https://www.youtube.com/watch?v=xRseEAFwpmQ

*