Sunday, 21 March 2010

Phương cách học Giáo Pháp

Kinh Ananda (Tăng Chi 6.51)

HT Thích Minh Châu dịch

1. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Tôn giả Sàriputta; sau khi đến, nói lên với Tôn giả Sàriputta những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda thưa với Tôn giả Sàriputta:

2. - Cho đến như thế nào, thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo nghe pháp trước kia chưa được nghe, với pháp đã được nghe, không đi đến rối loạn, còn đối với các pháp trước kia tâm đã từng cảm xúc, chúng vẫn được hiện hành, và vị ấy biết được điều trước kia chưa biết?

- Tôn giả Ananda là vị nghe nhiều, Tôn giả hãy nói lên!
- Vậy thưa Hiền giả Sàriputta, hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ nói!
- Thưa vâng, hiền giả.

Tôn giả Sàriputta vâng đáp Tôn giả Ananda. Tôn giả Ananda nói như sau:

3. - Ở đây, thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo học thông suốt pháp, tức là Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Vô vấn tự thuyết, Như thị thuyết, Bản sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng. Vị ấy thuyết pháp cho các người khác một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thông suốt. Vị ấy khiến cho các người khác nói pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thông suốt. Vị ấy tụng đọc pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thông suốt. Vị ấy với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Tại trú xứ nào các Tỷ-kheo trưởng lão trú ở, các vị nghe nhiều, được trao truyền các tập Agama, bậc Trì pháp, Trì luật, Trì toát yếu, tại các chỗ ấy, vị ấy an cư vào mùa mưa, thỉnh thoảng đến các Tôn giả ấy; sau khi đến, phỏng vấn, đặt các câu hỏi: "Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì? "Các Tôn giả ấy mở rộng những gì chưa được mở rộng, phơi bày những gì chưa được phơi bày, và đối với những đoạn sai khác, còn có chỗ nghi ngờ, các Tôn giả ấy giải thích các sự nghi ngờ. Cho đến như vậy, thưa Hiền giả Sàriputta, Tỷ-kheo nghe pháp chưa được nghe, với pháp đã được nghe, không đi đến rối loạn, còn đối với các pháp trước kia tâm đã từng cảm xúc, chúng vẫn được hiện hành, và vị ấy biết được điều trước kia chưa biết.

4. - Thật vi diệu thay, thưa Hiền giả! Thật hy hữu thay, thưa Hiền giả! Khéo nói cho đến như vậy, chính là điều đã được Tôn giả Ananda nói lên. Và chúng tôi thọ trì rằng Tôn giả Ananda đã được thành tựu sáu pháp:

5. Tôn giả Ananda học thông suốt pháp, tức là Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Phúng tụng, Vô vấn tự thuyết, Như thị thuyết, Bản sanh, Vị tằng hữu pháp, Trí giải hay Phương quảng. Tôn giả Ananda thuyết pháp cho các người khác một cách rộng rãi như đã nghe, như đã được học thông suốt. Tôn giả Ananda khiến cho các người khác nói lên pháp một cách rộng rãi như đã được nghe, như đã được học thông suốt. Tôn giả Ananda đọc tụng pháp một cách rộng rãi, như đã được nghe, như đã được học một cách thông suốt. Tôn giả Ananda với tâm tùy tầm, tùy tứ, với ý tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Tôn giả Ananda, tại trú xứ nào các Tỷ-kheo trưởng lão trú ở, các vị nghe nhiều, được trao truyền các tập Agama, bậc Trì pháp, Trì luật, Trì toát yếu, tại các chỗ ấy, Tôn giả Ananda an cư vào mùa mưa, thỉnh thoảng đến các vị ấy, sau khi đến, phỏng vấn, đặt các câu hỏi: "Thưa Tôn giả, cái này là thế nào? Ý nghĩa cái này là gì? "Các Tôn giả ấy mở rộng những gì chưa được mở rộng, phơi bày những gì chưa được phơi bày, và đối với những đoạn sai khác, còn có chỗ nghi ngờ, các vị ấy giải thích các sự nghi ngờ.

*

Ananda Sutta (AN 6.51) - trans. by Bhikkhu Thanissaro


Then Ven. Ananda went to Ven. Sariputta and, on arrival, exchanged courteous greetings with him. After an exchange of friendly greetings & courtesies, he sat to one side. As he was sitting there he said to Ven. Sariputta, "Friend Sariputta, to what extent does a monk hear Dhamma that he has not heard, do the Dhammas he has heard not get confused, do the Dhammas he has touched with his awareness stay current, and does he understand what (previously) was not understood?"

"Friend Ananda is learned. Let the answer occur to him."

"In that case, friend Sariputta, listen to the Dhamma. Pay careful attention. I will speak."

"As you say, friend," Ven. Sariputta responded.

Ven. Ananda said, "There is the case, friend, where a monk masters the Dhamma: dialogues, narratives of mixed prose & verse, explanations, verses, spontaneous exclamations, quotations, birth stories, amazing events, question & answer sessions. He teaches the Dhamma in detail — as he has heard it, as he has remembered it — to others. He gets others to recite the Dhamma in detail — as they have heard it, as they have remembered it. He holds a group chanting of the Dhamma in detail — as he has heard it, as he has remembered it. He thinks about & evaluates the Dhamma as he has heard it, as he has remembered it; he contemplates it with his intellect. He enters the Rains in monasteries in which there are senior monks who are learned, who know the tradition, who are holders of the Dhamma, the Vinaya, & the Matika. [*] Having approached them periodically, he questions them & quizzes them: 'How it this, venerable sirs? What is the meaning of this?' They make open for him what wasn't open, make plain what wasn't plain, dispel doubt on various doubtful points.

"It's to this extent, friend Sariputta, that a monk hears Dhamma he has not heard, that the Dhammas he has heard do not get confused, that the Dhammas he has touched with his awareness stay current, and that he understands what (previously) was not understood."

"It's amazing, my friend. It's astounding, my friend, how well-said that was by friend Ananda. And we will remember friend Ananda as endowed with these six qualities: Friend Ananda has mastered the Dhamma: dialogues, narratives of mixed prose and verse, explanations, verses, spontaneous exclamations, quotations, birth stories, amazing events, question & answer sessions. Friend Ananda teaches the Dhamma in detail — as he has heard it, as he has remembered it — to others. Friend Ananda gets others to recite the Dhamma in detail — as they have heard it, as they have remembered it. Friend Ananda holds a group chanting of the Dhamma in detail — as he has heard it, as he has remembered it. Friend Ananda thinks about & evaluates the Dhamma as he has heard it, as he has remembered it; he contemplates it with his intellect. Friend Ananda enters the Rains in monasteries in which there are senior monks who are learned, who know the tradition, who are holders of the Dhamma, the Vinaya, & the Matika. Having approached them periodically, he questions them & quizzes them: 'How it this, venerable sirs? What is the meaning of this?' They make open for friend Ananda what wasn't open, make plain what wasn't plain, dispel doubt on various doubtful points."

Note:
[*] The Matika (Summaries) are tabular enumerations of doctrinal terms.

*

No comments: