Monday 8 February 2021

Mười tùy niệm - Dasa anussatiyo - Ten Recollections

 Mười tùy niệm - Dasa anussatiyo - Ten Recollections - 十随念 (Thập tùy niệm) 

* Sáu tùy niệm, Six recollections: AN 6.10, AN 6.25, DN 33
* Mười tùy niệm, Ten recollections: AN 1.296-305; Vism VII-VIII

Pāli – Anh – Việt – Hán – Hán-Việt

01) Buddhānussati – Recollection of the Buddha – Niệm Phật – 佛隨念 – Phật tùy niệm

02) Dhammānussati – Recollection of the Dhamma – Niệm Pháp – 法隨念 – Pháp tùy niệm

03) Saṅghānussati – Recollection of the Saṅgha – Niệm Tăng – 僧隨念 – Tăng tùy niệm

04) Sīlānussati – Recollection of virtuous behavior – Niệm Giới – 戒隨念 – Giới tùy niệm

05) Cāgānussati – Recollection of generosity – Niệm Thí – 施隨念 – Thí tùy niệm

06) Devatānussati – Recollection of the devas (deities) – Niệm Thiên – 天隨念 – Thiên tùy niệm

07) Ānāpānasati – Mindfulness of breathing – Niệm Hơi thở – 安那般那念 (入出息念) – A-na-ban-na niệm (Nhập xuất tức niệm)

08) Maraṇassati – Mindfulness of death – Niệm Chết – 死隨念 – Tử tùy niệm

09) Kāyagatāsati – Mindfulness directed to the body – Niệm Thân – 身随念 – Thân tùy niệm

10) Upasamānussati – Recollection of peace – Niệm Tịch tịnh – 寂止隨念 (寂靜隨念) – Tịch chỉ tùy niệm (Tịch tĩnh tùy niệm)

*





Sunday 7 February 2021

Niệm Ân đức Tam bảo (Phật-Pháp-Tăng)

 NIỆM ÂN ĐỨC TAM BẢO PHẬT-PHÁP-TĂNG

Nhiều năm trước, một trong những động lực thúc đẩy tôi cố gắng học thuộc lòng và tụng bài Ân đức Tam bảo là sau khi đọc bài kinh Đầu Ngọn Cờ (SN 11.3) thuộc Tương ưng bộ. Bài kinh ấy tạo cho tôi nhiều hứng khởi và niềm tin để cố gắng học cho thuộc ba câu tụng Ân đức Tam bảo bằng tiếng Pāli. Lúc ấy tôi thường xuyên đi công tác ở những vùng xa xôi hẻo lánh, vùng rừng núi lẫn vùng sa mạc hoang vu. Ban đêm một mình trong phòng, trước khi ngủ, tôi đều tụng bài Ân đức Tam bảo bằng tiếng Pāli này. Cảm thấy an tâm, không còn sợ hãi, ngủ ngon, không ác mộng.

Từ đó, mỗi khi một mình đi lang thang nơi xa, tôi đều tụng bài Ân đức Tam bảo. Xem như là thần chú của riêng mình, trị được các nỗi sợ hãi, đúng như lời Phật dạy trong bài kinh Đầu Ngọn Cờ nêu trên.

Ba câu tụng Pāli ấy là:

Itipi so bhagavā arahaṃ sammāsambuddho vijjācaraṇasampanno sugato lokavidū anuttaro purisadammasārathi satthā devamanussānaṃ buddho bhagavā'ti.

Svākkhāto bhagavatā dhammo sandiṭṭhiko akāliko ehipassiko opaneyyiko paccattaṃ veditabbo viññūhī'ti.

Suppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ujuppaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho ñāyappaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho sāmīcippaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho, yadidaṃ cattāri purisayugāni aṭṭha purisapuggalā esa bhagavato sāvakasaṅgho, āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaraṇīyo anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassā'ti.

Dịch Việt:

Thật thế, Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu.

Chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là bậc thiện hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là bậc trực hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là bậc chánh hạnh; chúng Tăng của đệ tử Thế Tôn là bậc như lý hạnh; tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được hiến dâng, đáng được chào đón, đáng được cúng dường, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời.

*----------*

KINH ĐẦU NGỌN CỜ (SN 11.3)

Thế Tôn trú ở Sāvatthi (Xá-vệ). Rồi Thế Tôn gọi các tỳ-khưu: “Này các tỳ-khưu.”

“Thưa vâng, bạch Thế Tôn.” Các tỳ-khưu ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

“Thuở xưa, này các tỳ-khưu, một cuộc chiến dữ dội khởi lên giữa chư thiên và các asura (a-tu-la). Rồi thiên chủ Sakka (Đế-thích) gọi chư thiên ở cõi trời Tavatiṃsa (Tam thập tam) và nói: ‘Này các ông, khi các ông lâm chiến, nếu sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên; lúc ấy, các ông hãy nhìn nơi đầu ngọn cờ của ta. Khi các ông nhìn lên đầu ngọn cờ của ta, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược sẽ tiêu diệt.

“‘Nếu các ông không nhìn lên đầu ngọn cờ của ta, thời hãy nhìn lên đầu ngọn cờ của thiên vương Pajāpati. Khi các ông nhìn lên đầu ngọn cờ ấy, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược cũng sẽ tiêu diệt.

“‘Nếu các ông không nhìn lên đầu ngọn cờ của thiên vương Pajāpati, hãy nhìn lên đầu ngọn cờ của thiên vương Varuṇa … Nếu các ông không nhìn lên đầu ngọn cờ của thiên vương Varuṇa … Nếu các ông không nhìn lên đầu ngọn cờ của thiên vương Īsāna … Khi các ông nhìn lên đầu ngọn cờ ấy, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược cũng sẽ tiêu diệt.’

“Này các tỳ-khưu, khi họ nhìn lên đầu ngọn cờ của thiên chủ Sakka, hay của thiên vương Pajāpati, hay của thiên vương Varuṇa, hay của thiên vương Īsāna, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược được khởi lên có thể sẽ tiêu diệt mà cũng có thể sẽ không tiêu diệt. Vì cớ sao? Vì thiên chủ Sakka, thiên vương Varuṇa, thiên vương Pajāpati chưa đoạn diệt tham, chưa đoạn diệt sân, chưa đoạn diệt si, còn nhát gan, hoảng hốt, hoảng sợ, hoảng chạy.

“Nhưng này các tỳ-khưu, Ta nói như sau: ‘Khi các ông đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến ngôi nhà trống, nếu sợ hãi, hoảng hốt, hay lông tóc dựng ngược có khởi lên, lúc ấy hãy niệm nhớ đến Ta: ‘Ngài là Thế Tôn, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.’ Khi các ông niệm nhớ đến Ta, này các tỳ-khưu, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt.

“Nếu các ông không niệm nhớ đến Ta, hãy niệm nhớ đến Pháp: ‘Ðây là Pháp do Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, có quả tức thời, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, do người trí tự mình giác hiểu’. Khi các ông niệm nhớ đến Pháp, này các tỳ-khưu, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt’.

“Nếu các ông không niệm nhớ đến Pháp, hãy niệm nhớ đến chúng Tăng: ‘Chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là bậc thiện hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là bậc trực hạnh, chúng Tăng đệ tử của Thế Tôn là bậc chánh hạnh; chúng Tăng của đệ tử Thế Tôn là bậc như lý hạnh; tức là bốn đôi, tám chúng. Chúng Tăng đệ tử này của Thế Tôn đáng được hiến dâng, đáng được chào đón, đáng được cúng dường, đáng được bố thí, đáng được chấp tay, là vô thượng phước điền ở trên đời’. Khi các ông niệm nhớ đến chúng Tăng, này các tỳ-khưu, thì sợ hãi, hoảng hốt hay lông tóc dựng ngược có khởi lên sẽ tiêu diệt’.

“Vì sao? Này các tỳ-khưu, Như Lai, bậc Ứng Cúng, Chánh Biến Tri đã ly tham, ly sân, ly si, không nhát gan, không hoảng hốt, không hoảng sợ, không hoảng chạy.

Thế Tôn nói như vậy. Sau đó, bậc Ðạo Sư nói tiếp:

Này các vị tỳ-khưu,
Trong rừng hay gốc cây,
Hay tại căn nhà trống,
Hãy niệm bậc Chánh Giác.
Các ông có sợ hãi,
Sợ hãi sẽ tiêu diệt.

Nếu không tư niệm Phật,
Tối thượng chủ ở đời,
Và cũng là ngưu vương,
Trong thế giới loài người,

Vậy hãy tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết.

Nếu không tư niệm Pháp,
Hướng thượng, khéo tuyên thuyết,
Vậy hãy tư niệm Tăng,
Là phước điền vô thượng.

Vậy này các tỳ-khưu,
Như vậy tư niệm Phật,
Tư niệm Pháp và Tăng,
Sợ hãi hay hoảng hốt,
Hay lông tóc dựng ngược,
Không bao giờ khởi lên.

* Nghe tụng nhẹ nhàng, chậm rải để tập tụng theo:
https://www.youtube.com/watch?v=pVoYr7VsPvo&t=3311s

*----------*



Saturday 6 February 2021

Mạn, ngã mạn, kiêu mạn

Nguồn: Buddhist Dictionary - Manual of Buddhist Terms and Doctrines,
by Nyanatiloka Mahathera

māna: mạn 慢, một trong 10 sợi dây trói buộc vào luân hồi (saṃyojana, kiết sử). Mạn được trừ diệt hoàn toàn khi hành giả đắc quả vị A-la-hán (xem thêm: asmi-māna, ego-conceit, ngã mạn 我慢). Thêm vào đó, mạn là một trong các tùy miên (anusaya, 隨眠) và phiền não (kilesa, 煩惱 – ô nhiễm 汙染).

Trích kinh:

“Mạn, ti mạn, thắng mạn: ba mạn này cần phải đoạn diệt. Khi nào vị tỳ-khưu đã đoạn diệt được ba mạn này, vị ấy đoạn tận khổ đau do hoàn toàn thấu hiểu ngã mạn.” (AN 6.106)

“Này Soṇa, những sa-môn hay bà-la-môn nào dựa vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức này¬ – vốn là vô thường, khổ, biến hoại – nghĩ rằng: ‘Ta tốt đẹp hơn’, hay ‘Ta ngang bằng’, hay ‘Ta thấp kém hơn’, thì đó là những người không thấy như thật.” (SN 22.49)

*

asmi-māna: ngã mạn 我慢, (ego-conceit, self-conceit), ý tưởng thô sơ về lòng kiêu hãnh cho đến cảm giác vi tế về cái tôi phân biệt hay cái tôi cao thượng vẫn còn hiện hữu như là kiết sử thứ tám trong 10 kiết sử (saṃyojana) trói buộc chúng sinh vào luân hồi. Chỉ chấm dứt khi đắc quả A-la-hán. Ý tưởng này dựa vào sự so sánh mình với người khác, đưa đến cảm giác ngang bằng, thấp kém hơn hay cao thượng hơn. Cần phân biệt giữa “mạn” và “thân kiến” (sakkāya-diṭṭhi), là cái nhìn hay lòng tin có một cái ngã hay linh hồn, đó là kiết sử đầu tiên trói buộc vào luân hối. Kiết sử này tan biến khi đắc quả Dự lưu (Sotāpatti).

Trích kinh:

“Này chư hiền, dù vị thánh đệ tử đã đoạn tận năm hạ phần kiết sử, nhưng đối với năm uẩn để chấp thủ, vị ấy vẫn còn dư tàn ngã mạn ‘Tôi là’, dư tàn ngã dục ‘Tôi là’, dư tàn ngã tùy miên ‘Tôi là’ chưa được đoạn trừ. Vị ấy tiếp tục sống tùy quán sự sinh diệt của năm thủ uẩn ấy: ‘Ðây là sắc, đây à sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ... Đây là tưởng... Đây là các hành... Đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt’. Vị ấy sống tùy quán sự sinh diệt của năm thủ uẩn như thế sau một thời gian các dư tàn dư tàn ngã mạn ‘Tôi là’, dư tàn ngã dục ‘Tôi là’, dư tàn ngã tùy miên ‘Tôi là’ chưa được đoạn trừ nay đi đến đoạn trừ.” (Kinh Khemaka, SN 22.89)

*

ÁI (AN 6.106)

“Này các tỳ-khưu, ba ái và ba mạn này cần phải đoạn diệt. Thế nào là ba ái cần phải đoạn diệt? Dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Ba ái này cần phải đoạn diệt.

“Thế nào là ba mạn cần phải đoạn diệt? Mạn, ti mạn, thắng mạn. Ba mạn này cần phải đoạn diệt.

“Khi nào vị tỳ-khưu đã đoạn diệt được ba ái và ba mạn này, vị ấy được gọi là vị tỳ-khưu đã chặt đứt ái, đã loại bỏ các kiết sử, đã đoạn tận khổ đau do hoàn toàn vượt qua kiêu mạn.”

*

CRAVING (AN 6.106)

“Bhikkhus, there are these three kinds of craving, and these three kinds of conceit, that are to be abandoned. What are the three kinds of craving that are to be abandoned? Sensual craving, craving for existence, and craving for extermination: these are the three kinds of craving that are to be abandoned.

“And what are the three kinds of conceit that are to be abandoned? Conceit, the inferiority complex, and superiority complex: these are the three kinds of conceit that are to be abandoned.

“When a bhikkhu has abandoned these three kinds of craving and these three kinds of conceit, he is called a bhikkhu who has cut off craving, stripped off the fetter, and by completely breaking through conceit, has made an end of suffering.” (Bhikkhu Bodhi trans.)

Ghi chú:

Khát ái: taṇhā, 爱, craving – Dục ái: kāmataṇhā, 欲愛, craving for sensual pleasures – Hữu ái: bhavataṇhā, 有愛, craving for existence – Phi hữu ái: vibhavataṇhā, 非有爱, craving for extermination.

Mạn: māna, 慢, conceit – Ti mạn: omāna, 卑慢, inferiority complex – Thắng mạn: atimāna, 勝慢, superiority complex (quá mạn 過慢,, tăng thượng mạn 增上慢).