Monday 20 December 2021

Niệm: Bài thi trắc nghiệm hằng ngày

 NIỆM: BÀI THI TRẮC NGHIỆM HẰNG NGÀY.
 Bình Anson

Cũng như đa số những người lớn tuổi khác, càng già thì mắt mờ, thị lực yếu đi. Đi đâu, làm gì thì cũng cần có cặp kính. Có người cần đến 2 cặp kính để nhìn xa, nhìn gần. Nhất là bây giờ, hầu như người nào cũng có máy điện thoại thông minh bỏ trong túi quần, túi áo để liên lạc, lướt web, trao đổi buôn bán, đọc tin nhắn của bạn bè khắp nơi trên thế giới. Với những dòng chữ tí hon hiển thị trên màn hình điện thoại, hầu như người nào, kể cả các bạn trẻ, đều cần có cặp kính. Đối với những ai bị cận thị và phải đeo kính từ nhỏ thì có lẽ đã quen, không có vấn đề. Nhưng đối với những người chỉ mang kính để đọc sách hay đọc chữ trên màn hình như tôi thì đeo kính là một cực hình. Cảm thấy nặng nề, khó chịu. Nếu không cần thiết thì tôi thường gỡ ra, bỏ xuống. 

Từ đó, nảy sinh vấn đề khác: Thất niệm. Không nhớ mình vừa đặt cặp kính ở đâu, quay đi tìm kiếm. Bệnh này càng ngày càng gia tăng, nhất là trong vài năm qua … Có khi đặt xuống ở một góc bàn làm việc để đứng lên đi làm chuyện gì đó, khi quay trở lại là quên mất, không nhớ vừa để cặp kính ở đâu. Buồn cười nhất là nhiều khi bỏ vào túi áo trước ngực, hay đeo ở trên đầu, đeo vào cổ mà cũng không nhớ, quay đi tìm cặp kính khắp nơi mà không thấy. Mãi một chặp sau mới nhớ là nó ở ngay trên thân mình! 

Chuyện này vừa xảy ra hôm nay: Sáng ngủ dậy tìm cặp kính để đọc tin tức, thông tin trên máy quẹt iPad, mà không thấy nó ở đâu. Tìm khắp nơi ở  những góc nhà, góc bàn quen thuộc mà cũng không thấy. Chán nản, pha một tách café nhâm nhi, ngồi ngẫm nghĩ. Thôi chết rồi! Hôm qua cùng với gia đình cô Hai đi ra ngoài ăn tiệc mừng Giáng sinh với các gia đình láng giềng Úc cùng ở trên một đường phố. Tôi nhớ lại là đã bỏ cặp kính vào túi quần, rồi đi ngủ vì tiệc tàn quá khuya. Sáng nay, thấy bà chủ nhà gom mấy bộ quần áo dơ đem bỏ vào máy giặt! Lật đật đến phòng giặt quần áo xem thử thì máy giặt cũng vừa dừng lại. Moi móc ra thì thấy cặp kính nằm trong đó. Cũng may là không hề gì, không bị hư hại. 

Những chuyện nhỏ nhặt như thế thường xảy ra cho những ai không giữ niệm, không ghi nhớ, không để tâm đến những hành động hằng ngày, nhất là những người lớn tuổi, tâm trí có phần xao lãng. Riêng tôi, một người đang cố gắng tu tập, đó là những bài trắc nghiệm thường xuyên để nhắc nhở mình. Thứ nhất, trí óc mình đang ở trong tiến trình lão hóa, không còn nhanh nhẹn, nhạy bén như xưa. Thứ hai, quan trọng hơn, mình cần phải luyện tập, trau dồi “niệm” – sati, mindfulness. Nghĩa là phải cố gắng để ý, ghi nhớ mỗi mỗi động tác, hành động của mình ngay bây giờ, tại nơi đây. Ở đây chỉ nói về NIỆM, chưa nói gì về CHÁNH NIỆM (samma sati, right mindfulness). Không có niệm thì bàn về chánh niệm là vô nghĩa, vô ích. Đa phần Phật tử chúng ta thích bàn về “chánh niệm” nghe cho có vẻ sang chảnh, mà thật ra, bàn luận lung tung với những thuật ngữ rỗng tuếch, quên đi định nghĩa căn bản, quan trọng mà Đức Phật đã đề cập trong nhiều bài kinh. Chánh niệm phải bao gồm đầy đủ bốn yếu tố là tinh cần, niệm, tỉnh giác, chế ngự tham ưu trên đời. 

Quỹ thời gian ngày càng cạn dần, không nên phung phí vào những chuyện trên trời, dưới đất vô tích sự, không có ý nghĩa thiết thực. Bây giờ, tôi không còn ham hố muốn biết nhiều chuyện trên đời nữa, mà chỉ tập trung vào những chuyện thực tế có lợi cho quãng đời còn lại và cho đời sau. Một trong những chuyện đó là cố gắng giữ “niệm” trong mọi hành động, hay nói theo ông bà mình thường hay nhắc nhở: “Làm việc gì cũng phải có ý, có tứ.” 

­-- Một chiều cuối năm 2021,
Bình Anson
Redlynch, Cairns, Queensland, Australia

*



 

 

 

Saturday 11 December 2021

Tóm tắt kinh Hạnh Phúc (kinh Điềm Lành - Mangala Sutta, Sn 2.4, Khp 5)

Tóm tắt kinh Hạnh Phúc
(kinh Điềm Lành - Mangala Sutta, Sn 2.4, Khp 5)

Lộ trình tu tập

1) Không gần kẻ ngu si,
Thân cận người hiền trí,
Cúng dường bậc xứng đáng,
Là điềm lành tối thượng

Đầu tiên là 3 điềm lành: tránh xa kẻ ngu (bāla, fool, ignorant), thân cận người hiền trí, thiện tri thức (pandita), cúng dường (pūjā) những bậc xứng đáng để được cúng dường. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Người ngu ở đây là người không biết phân biệt thiện ác và có khuynh hướng theo các điều xấu ác. Bậc trí hiền là những người có đạo đức, tinh cần học và hành trong giáo pháp. Tôn kính và dâng tặng phẩm vật đến các bậc tôn túc, phẩm hạnh thanh cao là một điều quý nên làm.

2) Ở trú xứ thích hợp,
Quá khứ tạo nhân lành,
Hướng tâm theo lẽ chánh,
Là điềm lành tối thượng

Có 3 điềm lành:

- Trú xứ (desa) thích hợp (patirūpa) là những nơi có môi trường văn hóa xã hội tốt cho sự tu tập. Ở bầu thì dài, ở ống thì tròn. Chúng ta thường bị tác động bởi hoàn cảnh xã hội. Ở những nơi chỉ chuộng hình thức hào nhoáng bên ngoài, hưởng thụ vật chất, chạy theo nhu cầu dục lạc, lễ nghi rườm rà, chuộng các lời hoa mỹ rỗng tuếch thì cũng khó tu tập.

- Nếu trong quá khứ của đời này, hay trong các đời trước, đã tạo các công đức (katapuññatā), nay, quả phước lành sẽ được gặt hái trong hiện tại. Đây là một điềm lành. Bằng không, hãy nỗ lực làm việc thiện, để tạo nhân lành cho tương lai.

- Một điềm lành khác là tâm ta có định hướng chân chánh, đúng đắn (sammāpanidhi), hiệp theo lẽ đạo. Đây là điều quan trọng, phải có tác ý đúng.

3) Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Giới luật biết tu tập,
Có những lời khéo nói,
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành ở đây: được học và có nhiều hiểu biết (bāhu-saccam) , có nghề nghiệp tốt (sippam), biết hành trì các nguyên tắc giới luật đạo đức (vinayo), và biết dùng ngôn từ hòa ái, chân thật.

4) Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Biết nuôi nấng vợ con.
Việc làm không xung khắc,
Là điềm lành tối thượng

Có 3 điềm lành: phụng dưỡng cha mẹ (mātāpitu), nuôi nấng gia đình (puttadārassa), có công việc làm không gây xung đột (anākulā) với người khác.

5) Bố thí, hành đúng pháp,
Giúp quyến thuộc họ hàng,
Hành xử không tỳ vết,
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành: có lòng bố thí rộng rãi (dānā), có phẩm hạnh trong sạch theo giáo pháp (dhammacariyā), biết giúp đỡ bà con họ hàng (ñātakā), có những hành động giao tiếp trong sạch, không bị chê trách (anavajjā).

6) Ghê sợ, tránh điều ác
Không nghiện ngập rượu chè,
Tinh tấn hành thiện pháp,
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành: biết ghê sợ (āratī) tội lỗi, biết tránh xa (viratī) tội lỗi (viratī pāpā), không rượu chè say sưa làm u mê (majjapānā), tinh tấn (appamādo) làm các điều lành, thiện pháp (dhammesu).

7) Sống lễ độ, khiêm cung,
Tri túc và tri ân,
Đúng thời, nghe giảng Pháp,
Là điềm lành tối thượng.

Có 5 điềm lành: thái độ lễ phép có văn hóa (gāravo), tính khiêm hạ (nivāto), biết sống đủ, tri túc (santutthī), biết nhớ ơn, tri ân (kataññutā), và biết đến nghe Pháp (dhammassavanam) đúng thời, đúng lúc (kālena).

8) Kham nhẫn, biết phục thiện,
Thường đến gặp Sa-môn,
Ðúng thời, đàm luận Pháp,
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành: biết kiên nhẫn (khantī) và chịu đựng, biết phục thiện dễ dạy (sovacassatā), thường thân cận các bậc tu hành (samana), và đàm luận, trao đổi học Pháp (dhammasākacchā).

9) Tự chế, sống phạm hạnh,
Thấy chân lý nhiệm mầu.
Thực chứng quả Niết Bàn
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành: sống tinh cần tự chế (tapo), sống đời sống phạm hạnh (brahmacariya), thẩm thấu chân lý nhiệm mầu (ariyasaccā) – tức là tứ thánh đế, thực chứng Niết bàn (nibbāna sacchikiriyā).

10) Khi xúc chạm việc đời,
Tâm không động, không sầu,
An nhiên, không uế não,
Là điềm lành tối thượng

Có 4 điềm lành: Tâm bất động, không lay chuyển khi bị gió đời hay pháp thế gian (lokadhamma) – khen chê, được mất, vinh nhục, buồn vui – thổi đến. Ba điềm lành khác: không còn sầu não (asoka), sống an nhiên (khema), không còn uế nhiễm (virajam).

Kết luận:
11) Ai sống được như thế,
Đến đâu không thối thất,
Đến đâu cũng an toàn,
Những điềm lành tối thượng.

Được như thế là đã nhập dòng thánh giải thoát. Khi ấy, cho dù sống trong dòng đời, đi đến đâu cũng không bao giờ bị tham sân si đánh bại (sabbattha aparājitā), đi đến đâu cũng bình an tự tại, an toàn (sabbattha sotthim gacchanti). Đó là điềm lành cao quý nhất.

– Bình Anson,
Perth, Tây Úc
16/04/2017

* * *



Friday 10 December 2021

Nên đọc kinh như thế nào? Bhante Sujato

NÊN ĐỌC KINH NHƯ THẾ NÀO? 
How to Read the Suttas

Bhante Sujato
Nhóm Phật tử Bắc Mỹ dịch Việt

Từ những ngày mới bắt đầu thực hành Phật Pháp, tôi đã thấy các bộ kinh Phật là nơi nương tựa tuyệt vời. Nơi ấy có biết bao điều uyên thâm, kỳ diệu – thật là một kho tàng vô tận về Giáo Pháp. Tôi muốn khuyến khích mọi Phật tử nên hàng ngày mở kinh ra đọc, hay ít nhất là hàng tuần.

Kinh Phật không có sức lôi cuốn tức khắc. Trái lại, thường lập đi lập lại, và có thể không có gì hấp dẫn. Nhưng cái hay đẹp của kinh rất tinh tế. Nó tiềm ẩn trong sự quân bình, trong cách cấu trúc rõ ràng, trong sự hợp lý, trong bản chất thanh tịnh và trí tuệ của Đức Phật trước mọi tình huống có thể tưởng tượng được.

Tốt nhất là nên đọc mỗi lần một ít. Mỗi lần đọc kinh thì nên đọc một đoạn kinh dài trung bình là lý tưởng nhất. Đọc từ từ, cẩn trọng. Để ý xem có chỗ nào mình không hiểu – và cẩn thận xem xét lại cả những chỗ mình nghĩ là mình đã hiểu. Đọc xong rồi nên kiểm lại với những chú thích cuối trang hay những hướng dẫn khác để thông hiểu . Tránh không phân tích quá chi li – hãy cố gắng thâm nhập trọn vẹn cốt lõi của lời kinh. Nếu chúng ta đọc kinh trước khi ngồi thiền, nó có thể giúp ta hứng khởi, tâm tư trong sáng, ý nghĩa trong kinh sẽ rõ ràng hơn.

Nên nhớ là chúng ta đang đọc bản dịch. Đừng vướng mắc, bận tâm vào những thuật ngữ này nọ – đó chỉ là sự chọn lựa chữ dùng của dịch giả. Nên tập làm quen, mỗi lần một chữ, với các từ Pali hay Sanskrit vốn là nền tảng của lời Phật dạy. Lại càng nên đề phòng thói quen hay diễn giải quá lố từng chữ một: ý nghĩa đích thực của bài kinh thoát ra từ ngữ cảnh và kinh nghiệm, không phải nơi từ ngữ chuyên khoa.

Lắng nghe những cảm xúc của chính mình: điều gì cho mình cảm hứng, điều gì thấy nhàm chán, điều gì mơ hồ, không rõ. Cái phản ứng đó là của bạn, không phải là từ bài kinh.

Hãy coi chừng cái tâm có thói hay phê phán lời người khác. Mặc dù chính tôi tin rằng việc học hỏi, nghiên cứu, phê bình lời kinh là việc quan trọng, đây là sau nhiều năm nghiên cứu và tu tập. Cần phải có thời gian mới thấm được ý nghĩa. Nên thương yêu, quý mến lời kinh. Đọc với lòng nâng niu, trìu mến, như là ta đang lắng nghe người bạn thiết tha trò chuyện. Lời lẽ trong kinh được hình thành từ truyền thống truyền khẩu, xảy ra từ một thuở đã xa xưa, ở một nơi xa xôi lắm. Nó còn được lưu truyền đến ngày nay đã là một phép lạ, vì thế chúng ta không nên nản lòng cho dù đôi khi cách diễn đạt có vẻ xa lạ với chúng ta.

Một điều nữa có lẽ còn nguy hại hơn, đó là ý muốn hiểu kinh theo nghĩa đen hay cứ chấp chặt theo một cách giảng giải riêng biệt nào đó. Trong kinh Phật cũng có một chữ để chỉ thái độ ấy: idasaccabhinivesa – khăng khăng cho rằng “chỉ điều này mới là sự thật”. Lời kinh nào cũng có thể có nhiều cách giảng khác nhau, đặt trọng tâm vào những chỗ khác nhau. Rất dễ thấy trường hơp các vị sư hiện thời, hay các trường phái truyền thống giảng dạy những điều khác biệt với kinh tạng. Điều không dễ gì hiểu được, nhưng rất đáng quan tâm, là những sự đổi thay ấy do đâu mà có, và những khía cạnh nào của giáo pháp có thể bị ảnh hưởng đến. 

Nếu bạn hoang mang, hãy nhớ đến tinh thần bình thản mà kinh Phật vẫn nhắc đến: “Không chấp nhận, cũng không chối từ, tôi sẽ tìm hiểu ý nghĩa…” Trong đạo Phật, chúng ta không nhất thiết phải hoàn toàn tin vào từng chi tiết của kinh điển; nhưng nếu ai đọc kinh với thái độ bới lông tìm vết, thì người ấy sẽ chẳng bao giờ thực sự hiểu được.

Ở bất cứ khía cạnh nào của Pháp – dù là thiền, là triết lý, là đạo đức, luân lý, là những câu chuyện đầy cảm hứng – không gì sánh được với những trải nghiệm của chính bản thân. Hãy thử sống theo lời dạy trong kinh rồi xem nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc đời bạn. Hãy quán niệm về nó. Tôi đã làm điều ấy 18 năm, và chưa lần nào bị thất vọng. Lỗi lầm gì của tôi, tất cả đều xảy ra do tôi không sống được đúng theo Pháp, chứ chẳng khi nào là do sai lầm của Pháp. 

Một nhóm Phật Tử Bắc Mỹ chuyển dịch

---------------------------- 

How to Read the Suttas
Bhante Sujato

https://discourse.suttacentral.net/t/how-to-read-the-suttas/6676

Since I started practicing Buddhism, I have found the Suttas to be an invaluable refuge. There is so much wisdom, so many amazing things – they are an inexhaustible trove of Dhamma. I encourage all Buddhists the have the habit of daily, or at least weekly, reading the Suttas.

The Suttas are not immediately striking. They are often repetitive, and can be mundane. But their beauty is a subtle thing. It lies in the balance, the sense of form, the reasonableness, the Buddha’s serenity and wisdom in every imaginable situation. 

It’s best to read them a little at a time. One middle-length Sutta is ideal for one session. Read it slowly, carefully. Notice if there are things that you don’t understand—and beware of what you think you already understand. When you have finished, check any footnotes or other guides to comprehension. Don’t get too analytic about it—try to soak in the whole essence of the teaching. If you read a Sutta before meditation, it can uplift and inspire your mind, and the meaning becomes clear.

Remember you are reading a translation. Don’t get hung up on the specific connotations of terminology—that’s just the choices of the translator. Become familiar, one word at a time, with the Pali/Sanskrit terms that underlie all Buddhist teachings. But beware of over-interpreting individual words: the true meaning of a spiritual text emerges from context and experience, not from etymology.

Notice your own response to the text: what is inspiring, what is boring, what is dubious. Your responses belong to you, not the text.

Beware of the mind that wants to criticize the text. Even though I myself believe in the importance of text-critical studies, this is after many years of study and reflection. It takes time to get a sense for these things. Have compassion for the text. Read it kindly, as if you were listening to a beloved friend. It was composed in an oral tradition in a far off time and place. It is a miracle that it exists at all, and we should not be put off if some of the modes of expression are alien to us.

Perhaps a bigger problem is the desire to literalize or insist on a particular reading. The Suttas have a word for this: idasaccabhinivesa—the insistence that “this alone is the truth”. Any text is open to different readings and emphases. It is easy enough to find cases where modern teachers or traditional schools teach things that differ from the Suttas. It is not so easy, but far more valuable, to understand why these changes came to be made, and to understand what aspect of Dhamma is at stake.

If you are in doubt, remember the poised attitude that the Suttas themselves speak of: “Neither accepting nor rejecting, I will inquire about the meaning…”. In Buddhism, we are not expected to believe literally every detail of the scriptures; but if we read them with a fault-finding mind, we will never really get it.

Whatever aspect of Dhamma—whether meditation, philosophy, ethics, or inspiring stories—there’s nothing like the real thing. Take the text, and live it. Try it out and see what it does in your life. Meditate on it. I’ve been doing this for 18 years now, and I’ve never been let down. Whatever faults I have, they’re all because of my failing to live up to the Dhamma, not because of the Dhamma itself.

-----------



Thursday 9 December 2021

Chuyện thiền: Gia đình lên núi

 Chuyện thiền: Gia đình lên núi

Trưa hôm nay tôi đến chùa tham dự buổi thiền do ngài Ajahn Brahm hướng dẫn, từ 3.00 đến 4:00 giờ. Cảm thấy nhẹ nhàng an vui.

Trước khi bắt đầu hành thiền, ngài kể một câu chuyện vui. Người ta thường thắc mắc về lối dạy hành thiền của ngài là theo pháp hành thiền Samatha (An chỉ) hay Vipassana (Minh quán), ngài trả lời là phương cách hành thiền của ngài giống như chuyện cặp vợ chồng cùng nhau lên núi chơi, dắt theo hai con chó.

Người chồng có tên là Sâm (Samatha, an chỉ), người vợ có tên là Vi (Vipassana, minh quán), hai con chó có tên là Na (Anapanasati, niệm hơi thở) dẫn đường đi trước và Mít (Metta, niệm tâm từ) đi theo sau. Anh Sâm muốn lên núi để hưởng không khí an lành thanh vắng. Chị Vi muốn lên đó để ngắm cảnh đẹp. Thật ra, Sư dùng tên Úc nhưng tôi đổi thành tên Việt cho dễ nhớ.

Khi leo đến lưng chừng núi, con Na biến mất, chỉ còn con Mít chạy loanh quanh. Anh Sâm bắt đầu cảm thấy được sự yên tĩnh của núi rừng. Chị Vi bắt đầu thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên. Hai vợ chồng rất phấn khởi, tiếp tục leo núi. 

Tiếp tục như thế cho đến khi lên đến đỉnh núi. Trời trong xanh, vắng lặng. Nhìn toàn cảnh bao la, màu sắc đẹp tuyệt vời. Anh Sâm thưởng thức thêm được vẻ đẹp của thiên nhiên và chị Vi thấy thêm được sự mầu nhiệm của không gian vắng lặng. Còn con Mít không chạy loanh quanh nữa, nằm yên dưới chân của hai vợ chồng. Không ai để ý, bận tâm đến con Na.

Câu chuyện ngắn gọn như thế nhưng đầy đủ ý nghĩa. Những ai thật sự hành thiền và có kinh nghiệm thực tế thì chắc là đã hiểu và cảm thông.   

*



Sunday 21 November 2021

Sách: VÌ SAO TIN PHẬT - Hòa thượng K. S. Dhammananda Hòa thượng Thích Tâm Quang dịch.

Sách:

VÌ SAO TIN PHẬT
Hòa thượng K. S. Dhammananda
Hòa thượng Thích Tâm Quang dịch. 
(What Buddhists Believe) 

Tải về bản song ngữ Việt-Anh, dạng ebook PDF tại:
=> https://budsas.net/sach/vn212.pdf

* MỤC LỤC

PHẦN I: ĐỜI SỐNG VÀ THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG 1: ĐỜI SỐNG VÀ THÔNG ĐIỆP
CHƯƠNG 2: THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG 3: SAU KHI ĐỨC PHẬT NHẬP DIỆT

PHẦN II: PHẬT GIÁO: CỐT TỦY - SO SÁNH
CHƯƠNG 4: CHÂN LÝ BẤT DIỆT CỦA ĐỨC PHẬT
CHƯƠNG 5: HỌC THUYẾT CĂN BẢN
CHƯƠNG 6: ĐẠO PHẬT SO VỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT KHÁC

PHẦN III: SỐNG THEO CHÁNH PHÁP
CHƯƠNG 7: NỀN TẢNG ĐẠO ĐỨC CHO NHÂN LOẠI
CHƯƠNG 8: GIỚI HẠNH VÀ SỰ TU TẬP
CHƯƠNG 9: PHÁP VÀ NƠI NUƠNG TỰA
CHƯƠNG 10: CẦU NGUYỆN, THIỀN ĐỊNH VÀ TU TẬP

PHẦN IV: ĐỜI SỐNG TRONG XÃ HỘI
CHƯƠNG 11: ĐỜI SỐNG VÀ VĂN HÓA
CHƯƠNG 12: HÔN NHÂN, HẠN CHẾ SANH ĐẺ, VÀ CÁI CHẾT

PHẦN V: MỘT TÔN GIÁO CHO SỰ TIẾN BỘ THỰC SỰ CHO NHÂN LOẠI
CHƯƠNG 13: BẢN CHẤT, GIÁ TRỊ VÀ VIỆC LỰA CHỌN NIỀM TIN
CHƯƠNG 14: NGƯỜI ĐỀ XƯỚNG NỀN VĂN HÓA NHÂN BẢN
CHƯƠNG 15: CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH

PHẦN VI: THẾ GIỚI NẦY VÀ CÁC THẾ GIỚI KHÁC
CHƯƠNG 16: CÁC CẢNH GIỚI
CHƯƠNG 17: BÓI TOÁN VÀ MỘNG MỊ

*----------*



Saturday 20 November 2021

Sách: Các dịch phẩm của Hòa thượng THÍCH TÂM QUANG (1924-2019)

Các dịch phẩm của Hòa thượng THÍCH TÂM QUANG (1924-2019)
Chùa Tam Bảo, Fresno, California, USA


1) K. S. Dhammananda, Thích Tâm Quang dịch. Khó khăn và trách nhiệm. 
(Problems and Responsibilities)
https://budsas.net/sach/vn207.pdf (Việt-Anh)

2) K. S. Dhammananda, Thích Tâm Quang dịch. Làm sao thực hành lời Phật dạy?  
(How to Practise Buddha's Teachings)
https://budsas.net/sach/vn208.pdf  (Việt-Anh)

3) K. S. Dhammananda, Thích Tâm Quang dịch. Mục đích và đường lối sống. 
(The Aim and Way of Life)
https://budsas.net/sach/vn209.pdf  (Việt-Anh)

4) Thích Tâm Quang dịch. Những chuyện luân hồi hiện đại. 
https://budsas.net/sach/vn210.pdf

5) Thích Tâm Quang dịch. Những hạt ngọc trí tuệ Phật giáo. 
(Gems of Buddhist Wisdom)
https://budsas.net/sach/vn211.pdf

6) Peter D. Santina (1984), Thích Tâm Quang dịch (2010). Nền tảng của đạo Phật. 
(Fundamentals of Buddhism)  
https://budsas.net/sach/vn122.pdf   (Việt-Anh)

7) Peter D. Santina (1997), Thích Tâm Quang dịch (2002). Cây Giác ngộ. 
(The Tree of Enlightenment)
https://budsas.net/sach/vn124.pdf  (Việt-Anh)

8) K. S. Dhammananda (1989), Thích Tâm Quang dịch (1997). Chết có thật đáng sợ không? 
(Is death really frightening?)
https://budsas.net/sach/vn125.pdf  (Việt-Anh)

9) K. S. Dhammananda (1989), Thích Tâm Quang dịch (1997). Các nghi thức thông thường trong đời sống. 
(The Buddhist Way)
https://budsas.net/sach/vn126.pdf   (Việt-Anh)

10) Bhikkhu Visuddhacara (1993), Thích Tâm Quang dịch (2004). Chết trong an bình. 
https://budsas.net/sach/vn127.pdf

Bản Anh ngữ: Loving and Dying.
https://budsas.net/sach/vn127_eng.pdf 

11) K. S. Dhammananda, Thích Tâm Quang dịch. Vì sao tin Phật.  
(What Buddhists Believe) 

*



Friday 19 November 2021

Sách: Mục lục Tam tạng Đại Chánh (Đại Chánh Tân tu Đại tạng kinh). Thích Nhật Từ (2021)

 Sách:

Mục lục Tam tạng Đại Chánh
(Đại Chánh Tân tu Đại tạng kinh)
Thích Nhật Từ (2021)

Link để tải bản ebook PDF (20.8 MB):

1) https://tinyurl.com/h2r2fnyb

2) https://mega.nz/file/nhZzTCIZ#h7-2GnMYHsJWh4GI6YW5rD7O1qFef6ePFtVds-8HF8I

*




Sách: Sổ tay Mục lục Tam tạng Pali. Thích Nhật Từ (2021)

 Sách:

Sổ tay Mục lục Tam tạng Pali
Thích Nhật Từ (2021)

.... Quyển “Sổ tay mục lục Tam tạng Pāḷi” được biên soạn với mục đích giúp sinh viên khoa Phật học và người học Phật làm quen với văn học Pāḷi gồm Tam tạng, chú thích, sớ giải và văn học Pāḷi ngoài Tam tạng và các tác phẩm Pāḷi chưa phân loại. Hy vọng quyển sổ tay này giúp độc giả có thêm nềm vui thích trong việc học Phật, nghiền ngẫm chân lý Phật và thực hành chân lý Phật trong cuộc sống, nhằm đặt xuống gánh nặng khổ đau, trải nghiệm an vui, hạnh phúc trong đời.

- Chùa Giác Ngộ, ngày 11/11/2021,
THÍCH NHẬT TỪ.

Link để tải bản ebook PDF (9.6 MB):

1) https://tinyurl.com/23drdcne

2) https://mega.nz/file/WophmahR#qLZ7zcy5-sn1HklB64ThRakbBm53JWYgWIgLBUJSIac


*





Monday 15 November 2021

Sách: TIN VÀO TRÁI TIM - Tỳ-khưu Thanissaro, Chân Giải Nghiêm dịch (2009)

 Sách:

TIN VÀO TRÁI TIM 
Tỳ-khưu Thanissaro,
Chân Giải Nghiêm dịch (2009)
Bình Anson hiệu đính và trình bày

Tải về bản ebook PDF, song ngữ Việt-Anh tại:
=> https://tinyurl.com/5n6arrne

MỤC LỤC 

01. Niết-bàn
02. Vô minh 
03. Giáo lý Vô thường 
04. Không có ngã hay Không phải ngã 
05. Pháp môn Không phải ngã 
06. Định nghĩa của Niệm 
07. Giáo dục lòng Từ Bi 
08. Tin vào Trái Tim: Giáo lý về Saṁvega & Pasāda 
09. Làm sao để hiểu tâm mình? 
10. Hoà Giải, Phải & Trái 
11. Gốc rễ của chủ nghĩa Lãng mạn Phật giáo

*

AFFIRMING THE TRUTHS OF THE HEART - BUDDHIST ESSAYS 
by Thanissaro Bhikkhu

CONTENTS

01. The Image of Nirvāṇa 
02. Ignorance
03. All About Change 
04. No-self or Not-self? 
05. The Not-self Strategy
06. Mindfulness Defined 
07. Educating Compassion 
08. Affirming the Truths of the Heart: The Buddhist Teachings on Saṁvega & Pasāda
09. How to Read Your Own Mind 
10. Reconciliation, Right & Wrong 
11. The Roots of Buddhist Romanticism

*-----*



Friday 12 November 2021

Sách của Bình Anson, viết và dịch, dạng ebook PDF

 Sách của Bình Anson, viết và dịch, dạng ebook PDF đã được đưa vào trang web:
(cập nhật: 19/01/2024)

1) Căn bản hành thiền (2020)
https://tinyurl.com/2dj4x66w

2) Những lời Phật dạy (2016, 2023)
https://tinyurl.com/ju2p7k4p 

3) Lợi ích của thiền hành (1997, 2016)
https://tinyurl.com/3wa7zt9v   

4) Vì sao tôi theo Đạo Phật? (2020)
https://tinyurl.com/2p9h9wsc   

5) Mười pháp quán tưởng (2023)
https://tinyurl.com/44c6x79e 

6) Về quả vị Dự Lưu (2022)
https://tinyurl.com/y42y6zmy  

7) Căn bản Phật giáo (2005, 2020)
https://tinyurl.com/cvwndmd7   

8 ) Bốn bài thiền tập căn bản (2020)
https://tinyurl.com/2p7nf2sp   

9) Thương yêu là thông cảm (2005)
https://tinyurl.com/3vhcz3a3   

10) An bình tĩnh lặng (2005, 2013)
https://tinyurl.com/5n6u2kdy   

11) Giới thiệu Đạo Phật (2007)
https://tinyurl.com/46cn5pk2   

12) Phật pháp vấn đáp (2007, 2020)
https://tinyurl.com/4n9jz56j   

13) Lý thuyết và thực tế (2008, 2023)
https://tinyurl.com/2p9kucn9 

14) Tỉnh thức đối diện với bệnh tật và cái chết (2023)  
http://tinyurl.com/muxpyx3w

* Cập nhật (19/01/2024): 
Tôi đã kết hợp các tập sách trên và nén lại trong một tập tin dạng ZIP, dung lượng 25 MB. Có thể tải về máy một lần rồi giải nén. Link: 
http://tinyurl.com/2xw3kzy3 

*

*-----*









Sách: GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT - Bình Anson (2008)

 Sách:

GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT
Bình Anson (2008)

Tải về bản ebook dạng PDF tại link:
=> https://budsas.net/sach/vn201.pdf

MỤC LỤC

1. Giới thiệu đạo Phật
2. Cuộc đời Ðức Phật
3. Tam tạng kinh điển
4. Mahayana và Theravada: Cùng một cỗ xe
5. Đạo Phật Nguyên thủy tại Việt Nam
6. Ðạo Phật và chính trị
7. Nhân cách thăng bằng
8. Công dụng của giới đức 
9. Lòng hiếu thảo trong kinh điển Pali 
10. Duy thức trong Thắng Pháp
11. Chánh Niệm và Niết Bàn
12. Vô ngã và pháp hành thiền 
13. Mọi pháp đều vô ngã 
14. Ðạo và Quả 
15. Năm triền cái 
16. Tứ Niệm Xứ: Bốn nền tảng của Chánh Niệm 
17. Quán niệm hơi thở
18. Lợi ích của thiền hành 
19. Ba bài pháp về Thiền Quán 
20. So sánh tóm tắt các bộ Luật Tỳ-khưu
21. Quy ước trích dẫn kinh điển Nguyên thủy

*


Thursday 11 November 2021

Sách: AN BÌNH TĨNH LẶNG - Bình Anson (2005)

 Sách:

AN BÌNH TĨNH LẶNG
Bình Anson (2005)

Tải về bản ebook PDF tại link:
=> https://budsas.net/sach/vn200.pdf

MỤC LỤC

01. Ba nơi nương tựa 
02. Năm học giới 
03. Lời khuyên thực tế  
04. Bước đầu hành thiền 

05. An bình không lay chuyển  
(Ajahn Chah, Thiện Nhựt dịch, Bình Anson hiệu đính)

... Lý thuyết và thực tế.
... Giới, Định, Tuệ.
... Các nguy cơ của chấp thủ.
... An bình không lay chuyển.
... Quyền năng của Định lực.
... Tu tập một cách tự nhiên.
... Thay đổi cách nhìn.
... Đi theo Trung đạo.

... Dốc lòng tu tập.
... Tôn trọng truyền thống.
... Trau dồi pháp hành thiền.

... Đối chiếu thuật ngữ

*


Wednesday 10 November 2021

Sách: THƯƠNG YÊU LÀ THÔNG CẢM - Bình Anson (2005).

 Sách:

THƯƠNG YÊU LÀ THÔNG CẢM 
Mười bài viết ngắn
Bình Anson (2005)

Tải về bản ebook, dạng PDF:
=> https://budsas.net/sach/vn199.pdf

MỤC LỤC

01. Thương yêu là thông cảm
02. Trăng tròn tháng Giêng
03. Bốn sự thật cao quý
04. Ba giới, sáu đường
05. Bảy giai đoạn thanh tịnh
06. Năm chướng ngại
07. Duyên sinh
08. Nhập dòng giải thoát
09. Tản mạn về chữ Chánh
10. Thân bệnh, tâm an

*



Wednesday 20 October 2021

Sách: BA NGÀY LUẬN ĐẠO. Maha ThongKham Medhivongs (1963)

 Sách:

BA NGÀY LUẬN ĐẠO
Maha ThongKham Medhivongs (1963, 2021)

Tải bản ebook PDF tại:

=> https://budsas.net/sach/vn197.pdf

*



Saturday 16 October 2021

Những dấu chân trên con đường nhiệm màu đến Phật quả - Nā Uyane Ariyadhamma Mahāthera

Sách:

Những dấu chân trên con đường nhiệm màu đến Phật quả - Tự truyện
Hòa thượng NĀ UYANE ARIYADHAMMA MAHĀTHERA (Sri Lanka)

Bản tiếng Anh: 
Footprints on the wonderful path to Buddhahood – An autobiography

Tải về bản tiếng Việt, dạng PDF:
https://budsas.net/sach/vn196-viet.pdf

Tải về bản tiếng Anh, dạng PDF:
https://budsas.net/sach/vn196-eng.pdf

*-----*



Sunday 3 October 2021

Thái độ con ẾCH

 Thái độ con ẾCH

Sáng nay bỗng nhiên nghĩ đến hai câu chuyện con ếch mà chắc ai cũng biết:

1) Ếch ngồi đáy giếng: Thu thập ba mớ kiến thức đâu đó, đọc vài ba cuốn sách nào đó, có được một vài kinh nghiệm hành thiền nào đó rồi cho là đã đầy đủ, là chân lý, là chân đế thâm sâu, không cần phải học thêm, không cần phải lắng nghe người khác nữa.

2) Ếch muốn to như bò: Học và hành chẳng đến đâu mà lại thích ba hoa chích chòe, nói năng chỉ dạy người khác như thể đã đắc đạo.

Nghĩ như thế để tự nhắc nhở mình rằng con đường tu học còn dài, cần phải nỗ lực hơn nữa, tránh thái độ tự mãn, chủ quan, kiêu mạn và thành kiến hẹp hòi.

- Bình Anson
Perth, tháng 10-2017.

*


Monday 20 September 2021

Chỉ nhiêu đó thôi (2)

 CHỈ NHIÊU ĐÓ THÔI (2)

Ở nhà một mình mà không thấy buồn. Mỗi sáng tụng kinh, rồi ngồi hành thiền. Không khí vắng lặng. Hàng xóm còn ngủ, hoặc đã đi làm việc, đi học. Thỉnh thoảng chỉ nghe vài tiếng động của xe hơi chạy ngang qua. Ngồi đó theo dõi hơi thở. Thở vào, niệm “Chết, chết, chết, chết…”, thở ra, niệm “B… u… ô… n… g…”. Tự nhắc nhở mạng sống của mình chỉ kéo dài bằng một hơi thở. Chú tâm vào từng hơi thở, vì có thể đó là hơi thở cuối cùng của đời minh. Buông bỏ mọi chuyện lăng xăng lộn xộn khác.

Nếu tâm chạy lang thang thì nhẹ nhàng kéo nó về hiện tại, nơi đây. Bây giờ cơ thể đã suy yếu trong tuổi già, lúc nào cũng có đau nhức nơi thân – khi thì ở bụng, khi thì ở trong răng, ở các bắp thịt, khớp xương. Lúc ngồi thiền là lúc các cảm giác ấy hiện ra rõ nhất. Đây là đề mục để theo dõi rất rõ, rất tốt. Đau chỉ là đau, khi lên khi xuống, khi nặng khi nhẹ. Lặng lẽ quán sát, ghi nhận mà không phản ứng.

Cứ như thế mà thời gian buổi thiền trôi qua rất nhanh. Rồi chuyển sang niệm tâm Từ. Mở lòng thương yêu phủ trùm toàn thân, từ đầu đến chân, nhẹ nhàng, thong thả, ấm áp, thư giãn. Rồi hướng đến những người khác – từ gần đến xa, từ thân yêu đến xa lạ, rồi đến tất cả các chúng sinh khác trên toàn thế giới. Nguyện cho tất cả đều an bình, hạnh phúc. Cuối cùng quay trở lại tấm thân ngũ uẩn này – điểm đầu tiên mà cũng là điểm cuối cùng. Rồi xả thiền. Ngước nhìn lên bàn Phật, tạ ơn Ngài. Đọc lên lời phát nguyện chỉ nương nhờ nơi Tam Bảo, không nương nhờ gì khác. Lễ ba lạy rồi đứng lên đi làm các công việc khác.

Chỉ vậy thôi. Không cần phải suy luận phân tích xa xôi, không cần phải đánh giá lượng định công phu của mình đã đến mức nào. Chỉ cảm thấy nhẹ nhàng, an vui là đủ. Sau mấy chục năm, tôi chỉ thực hành được có bấy nhiêu đó thôi. Hạnh phúc là ở tại nơi đây, ngay trong lúc này. Không cần phải tìm kiếm đâu xa, mà cũng không cần phải háo hức tìm gặp một cá nhân hay một đạo sư nào khác.

*



Lần đầu tiên tôi đọc Trung bộ kinh

 Lần đầu tiên tôi đọc TRUNG BỘ KINH
The Middle Length Sayings, I. B. Horner trans., Pali Text Society

Như đã trình bày trong một bài viết ngắn ("Tôi Đã Đến Với Phật Giáo Theravada Như Thế Nào?") tôi bắt đầu đến với truyền thống Theravāda vào năm 1979 tại Perth, Tây Úc và bắt đầu tìm đọc các cuốn sách cơ bản về Đạo Phật bằng tiếng Anh trong tủ sách của Hội Phật giáo Tây Úc.

Lúc ấy tôi còn là một nghiên cứu sinh trong chương trình tiến sĩ, khoa Môi trường, tại Đại học Murdoch. Một ngày nọ vào khoảng giữa năm 1980, tôi vào thư viện trong lúc nghỉ trưa để tìm đọc sách báo. Lang thang trong thư viện, nhìn hết kệ sách này sang kệ sách khác, không hiểu vì sao tôi lại đến các kệ sách dành cho khoa Á châu học (Asian Studies). Có đủ loại sách về châu Á, với các chủ đề văn minh, lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, tôn giáo, … Trên kệ sách về tôn giáo, tôi thấy có các bộ sách tiếng Anh do hội Pali Text Society dịch và xuất bản, trong đó có bộ kinh Trung Bộ gồm 3 tập, do bà I.B. Horner dịch từ bản gốc Pali. Tò mò, tôi mở ra xem phần giới thiệu. Cảm thấy thích thú, tôi quyết định sẽ đọc bộ này.

Từ đó, trong suốt sáu tháng, trưa nào tôi cũng đến thư viện để đọc Trung Bộ, vì đây là sách tham khảo, phải đọc tại chỗ, không được mượn đem về nhà. Mò mẫm tự đọc, tự suy tư động não, vì lúc đó chưa có Tăng Ni trong truyền thống Theravada. Số bạn đạo thì rất ít, mà cũng không biết nhiều về kinh điển. Tại đại học không có ai dạy về Phật giáo. Khi tôi có dịp tiếp xúc và hỏi vị Trưởng khoa Á châu học thì ông không biết nhiều về Đạo Phật. Ông đề nghị thư viện đặt mua mấy bộ sách dịch của Pali Text Society là do sự giới thiệu của các giáo sư đồng nghiệp ở Anh quốc. Lúc ấy, có lẽ tôi là sinh viên duy nhất chịu khó cặm cụi đọc Trung Bộ Kinh mặc dù mình không phải là sinh viên của khoa ấy.

Lúc đầu, khi đọc các bản dịch, tôi thấy chán nản vì những đoạn văn lặp đi lặp lại theo lối truyền khẩu. Nhưng vì gốc là con mọt sách, đã quen lối đọc nhanh, đọc lướt qua, nên dần dần không còn cảm thấy khó khăn nữa. Hơn nữa, lúc ấy tôi nghĩ rằng đây không phải là loại sách tham khảo để thi cử, để làm luận án, mà là chỉ là để đọc cho biết, vì tò mò, nên cũng không cảm thấy phải gấp rút, phải hiểu cho nhanh, cho thấu đáo. Thêm vào đó, tôi nghĩ rằng nếu mình không nắm bắt được nội dung bài kinh, ít ra mình cũng học được thêm các thuật ngữ mới, làm giàu cho kho từ vựng tiếng Anh của mình. Không hiểu lý do gì mà càng đọc tôi càng thấy thích, có cảm giác như mình đang sống trở lại vào thời Đức Phật còn tại thế, như thể mình đang quan sát cảnh Đức Phật giảng kinh cho thính chúng thuộc nhiều thành phần khác nhau, tùy theo ngữ cảnh của bài kinh.

Có thể nói là tôi hoàn toàn không nắm bắt được nội dung chi tiết của các bài kinh Trung Bộ, chỉ biết sơ lược đại ý của mỗi bài. Đọc là vì tò mò muốn biết hương vị của kinh Nikaya là như thế nào và khung cảnh lịch sử khi Đức Phật giảng các bài kinh đó. Lần mò như thế mà tôi đọc xong 152 bài kinh trong 6 tháng. Nhưng rồi sau đó, tôi hầu như quên hết vì phải tập trung viết luận án tốt nghiệp, rồi tiếp theo là phải đi làm việc kiếm cơm.

Mãi về sau này, khoảng 15 năm sau đó, vào giữa thập niên 1990, tôi mới biết đến bản Việt dịch Trung Bộ Kinh của ngài Hòa thượng Thích Minh Châu và bản Anh dịch mới của quý ngài Bhikkhu Ñaṇamoli và Bhikkhu Bodhi. Lúc đó, tôi mới có cơ hội được tìm hiểu chi tiết hơn, dưới sự hướng dẫn của ngài Ajahn Brahm và chư Tăng Ni tại Perth. Đồng thời, việc truy cập Internet bắt đầu trở nên phổ biến và tôi có dịp tham gia vào các diễn đàn Phật giáo, trao đổi học hỏi với các bạn đạo quốc tế.

Bây giờ thì kinh sách được phổ biến rộng rải, từ dạng sách in đến dạng ebook, sách nói, người đọc không cần phải tốn công tìm kiếm như xưa. Thêm vào đó có sẵn các bài thuyết giảng được thu âm, thu hình và các sách tóm tắt lược trích, hướng dẫn đọc kinh. Với đầy đủ phương tiện như thế, theo tôi, chỉ cần có quyết tâm, trì chí và nhẫn nại, người nào cũng có thể đọc được các bộ Nikaya và A-hàm đã được dịch sang ngôn ngữ hiện đại. Còn hiểu nội dung kinh đến mức độ nào là tùy theo căn duyên và nỗ lực của mỗi người, tôi không dám lạm bàn ở đây.

*


Sunday 12 September 2021

Tài liệu về A-TỲ-ĐÀM (ABHIDHAMMA, VI DIỆU PHÁP, THẮNG PHÁP)

 Tài liệu về A-TỲ-ĐÀM
(ABHIDHAMMA, VI DIỆU PHÁP, THẮNG PHÁP)

A. TIẾNG VIỆT

1) Tạng A-tỳ-đàm:

Bộ Pháp Tụ: 
https://budsas.net/sach/vn20_1.pdf

Bộ Phân Tích: 
https://budsas.net/sach/[vn20_2.pdf

Bộ Nguyên Chất Ngữ: 
https://budsas.net/sach/vn20_3.pdf

Bộ Nhân Chế Định: 
https://budsas.net/sach/vn20_4.pdf

Bộ Ngữ Tông: 
https://budsas.net/sach/vn20_5.pdf

Bộ Song Đối: 
https://budsas.net/sach/vn20_6.pdf

Bộ Vị Trí, quyển 1&2: 
https://budsas.net/sach/vn20_7a.pdf

Bộ Vị Trí, quyển 3&4: 
https://budsas.net/sach/vn20_7b.pdf

Bộ Vị Trí, quyển 5&6: 
https://budsas.net/sach/vn20_7c.pdf

2) Các tài liệu khác:

Vô tỷ pháp Tập yếu (Thắng pháp Tập yếu): 
https://budsas.net/sach/vn20_8.pdf

Phạm Kim Khánh dịch (2002). Vi Diệu Pháp Toát Yếu: 
https://budsas.net/sach/vn194.pdf

Pháp Triều dịch (2015). Cẩm nang Nghiên cứu Thắng Pháp. 
https://budsas.net/sach/vn187a.pdf
https://budsas.net/sach/vn187b.pdf
https://budsas.net/sach/vn187c.pdf

Pháp Triều dịch (2016). Lộ trình Tâm và Sắc pháp 
https://budsas.net/sach/vn23.pdf

Tỳ-khưu Siêu Thiện dịch (2016). Toát yếu Vô tỷ pháp của Đức Phật. 
https://budsas.net/sach/vn195.pdf

B. TIẾNG ANH

Dhammasangani, Compendium of States of Phenomena:
https://budsas.net/sach/en231-1.pdf

Vibhanga, Book of Analysis:
https://budsas.net/sach/en231-2.pdf

Dhatukatha, Discourse on Elements:
https://budsas.net/sach/en231-3.pdf

Puggala-Paññatti, Designation of Human Types:
https://budsas.net/sach/en231-4.pdf 

Kathavatthu, Points of Cotroversy:
https://budsas.net/sach/en231-5.pdf 

Yamaka, Book of Pairs:
https://budsas.net/sach/en231-6.pdf

Patthana, Conditional Relations:
https://budsas.net/sach/en231-7a.pdf
https://budsas.net/sach/en231-7b.pdf

Bhikkhu Bodhi, Ed. A Comprehensive Manual of Abhidhamma:
https://budsas.net/sach/en52.pdf

Sayādaw U Sīlānanda - Handbook of Abhidhamma Studies:
https://budsas.net/sach/en109a.pdf
https://budsas.net/sach/en109b.pdf
https://budsas.net/sach/en109c.pdf

Bhikkhu K.L. Dnammajoti. Sarvāstivāda Abhidharma:
https://budsas.net/sach/en208.pdf

Bhikkhu Analayo. The Dawn of Abhidharma:
https://budsas.net/sach/en210.pdf

Karunadasa, Y. The Theravada Abhidhamma, Its Inquiry into the Nature of Conditioned Reality:
https://budsas.net/sach/en107.pdf 

Mehm Tin Mon. Buddha Abhidhamma, Ultimate Science:
https://budsas.net/sach/en232.pdf 

Nyanatiloka Thera. Guide through the Abhidhamma Pitaka (1938, 2008):
https://budsas.net/sach/en233.pdf

*-----*


   


Saturday 28 August 2021

Pháp thoại Video: SỨC MẠNH CỦA SỰ IM LẶNG (Power of Silence) - Ajahn Brahm

 Pháp thoại Video

SỨC MẠNH CỦA SỰ IM LẶNG (Power of Silence)
Ajahn Brahm

Mời đến theo dõi bài pháp thoại của Ajahn Brahm vừa được nhóm Phật tử Canada phụ đề tiếng Việt:

=> https://www.youtube.com/watch?v=TExC5PlltSk 

* Danh sách các bài pháp thoại có phụ đề tiếng Việt để dễ theo dõi:

=> https://www.youtube.com/playlist?list=PLf9HOK_Rf1M4FGgQOL8aCZCkLoB3V_OEN

*-----*


Thursday 26 August 2021

Sách: Các dịch phẩm của cư sĩ Pháp Triều.

 Sách: Xin giới thiệu các dịch phẩm của cư sĩ Pháp Triều, dạng PDF, để tải về máy:

1) Pháp Triều dịch (2015). Cẩm nang Nghiên cứu Thắng Pháp. 
Tập 1: https://budsas.net/sach/vn187a.pdf
Tập 2: https://budsas.net/sach/vn187b.pdf
Tập 3: https://budsas.net/sach/vn187c.pdf

188) Pháp Triều dịch (2018). Luận giải về Nghiệp. 
https://budsas.net/sach/vn188.pdf

189) Pháp Triều dịch (2021). Duyên hệ trong đời sông bình nhật.
https://budsas.net/sach/vn189.pdf  

190) Pháp Triều dịch (2021). Phân tích Duyên khởi theo Duyên hệ. 
https://budsas.net/sach/vn190.pdf 

*-----*


Sunday 22 August 2021

Sách: BÔNG HỒNG CÀI ÁO, Thích Nhất Hạnh (1962)

BÔNG HỒNG CÀI ÁO
Thích Nhất Hạnh (1962)

Nhân mùa Vu Lan năm nay, 2021, tôi tạo một ebook dạng PDF gồm:

- Đoản văn Bông Hồng Cài Áo do Thầy Nhất Hạnh viết năm 1962.
- Bài phỏng vấn Thầy Nhất Hạnh của Nguyệt san Giác Ngộ vào năm 2006 về nguồn gốc của nghi thức cài hoa hồng trong dịp lễ Vu Lan.
- Bản dịch Anh ngữ "A rose for your pocket" của đoản văn Bông Hồng Cài Áo.

Có thể tải về máy để đọc hay để in ra trên giấy A5:

=> https://budsas.net/sach/vn186.pdf

*


Tuesday 17 August 2021

Đời sống nhẹ nhàng, thong thả của một cư sĩ già

 ĐỜI SỐNG NHẸ NHÀNG, THONG THẢ CỦA MỘT CƯ SĨ GIÀ

Khoảng 2 tháng trước tôi có viết vài dòng chia sẻ tâm tư của mình trong một bình luận ở trang Facebook cá nhân. Nay xin chép lại ở đây.

*

Mỗi người có cảnh ngộ tu tập khác nhau, tùy theo nhiều yếu tố: duyên nghiệp, ý nguyện, hoàn cảnh, ... Tôi chỉ quan sát sự tu tập của người khác, ghi nhận mà không đánh giá, bình luận. Điểm quan trọng chung là ở sự thành thật nỗ lực tu tập của mỗi người trong hoàn cảnh riêng của mình.

Đối với tôi, tuổi 70 không còn nhiều thời gian nữa. Tôi sống an vui trong cương vị của một cư sĩ Phật tử bình thường, không có ý nguyện cao cả nào khác. Tôi không có ý nguyện thành Bồ-tát, thành Phật để độ đời, độ chúng sinh. Cũng không vội vã, nôn nóng để giác ngộ như một vị A-la-hán. Chỉ mong sao có đủ năng lực để thẳng tiến đến bờ sông giải thoát (Tiểu Tu-đà-hoàn, Cula-sotapanna), rồi đủ thì giờ hòa nhập vào dòng sông đó (Tu-đà-hoàn, Sotapanna, Dự Lưu). Đã thấy, biết con đường rồi thì cứ thế mà đi. Đi bước nào, chắc bước đó, Không đi thì sẽ không bao giờ đến. Nếu không xong trong kiếp này thì sẽ xong trong kiếp sau, hay thêm vài kiếp nữa cũng được. Chỉ vậy thôi. 

Nhờ thế, sự tu tập và đời sống riêng của mình trở nên nhẹ nhàng, thong thả, tự do, ít va chạm, không dính mắc vào những chuyện lu bu của thế gian, không tạo thêm nhiều chuyện rắc rối, phiền não cho mình và cho người khác.

Bình Anson,
Perth, 17/08/2021

*


Sunday 15 August 2021

Sách: Hòa thượng Bửu Chánh (2021). Hy vọng đồng nghĩa với tuyệt vọng - Mười bài pháp thoại.

Sách:
Hòa thượng Bửu Chánh (2021). 
Hy vọng đồng nghĩa với tuyệt vọng - Mười bài pháp thoại.

=> https://budsas.net/sach/vn182.pdf 

Tuyển tập mười bài pháp thoại của Hòa thượng Bửu Chánh, Thiền viện Phước Sơn, Đồng Nai:

1. Hy vọng đồng nghĩa với tuyệt vọng
 Trường hạ Kiều Đàm Ni Viện, ngày 26/06/2008

2. Cát bụi
 Chùa Hoằng Pháp, ngày 15/04/2009

3. Cây gai nhọn
 Chùa Long Vân, ngày 31/07/2010

4. Tại sao tôi phải tu?
 Chùa Pháp Thường, ngày 21/04/2012

5. Giận hờn vu vơ
 Tu viện Tường Vân, ngày 09/11/2014

6. Mặc kệ nó
 Chùa Xá Lợi, ngày 26/08/2015

7. Nói với tuổi 50
Chùa Hoằng Pháp, ngày 26/08/2016

8. Nếu em nhớ 
 Học Viện Phật Giáo Việt Nam, ngày 26/02/2017

9. Chủ nhân của nghiệp
Chùa Phổ Quang, ngày 02/04/2017

10. Nói với tuổi 20
  Chùa Hoằng Pháp, ngày 11/07/2017

*-----*


Saturday 14 August 2021

Sách: Hòa thượng Pháp Tông (2021). Phật Pháp, Phật Giáo - Hiểu đúng để sống tự tin hơn. Tập I

 Xin giới thiệu một tập sách biên tập từ các bài thuyết giảng trong chương trình Vấn đáp Phật Pháp và trong các buổi Trà đàm của Hòa thượng Pháp Tông, chùa Huyền Không, Huế.

Hòa thượng Pháp Tông (2021). Phật Pháp, Phật Giáo - Hiểu đúng để sống tự tin hơn. Tập I.

=> https://budsas.net/sach/vn181.pdf

Gồm 71 câu vấn đáp về các đề tài có liên quan đến::

Phần 1: Các vấn đề về Giới luật
Phần 2: Các vấn đề về Pháp hành
Phần 3: Các vấn đề về Pháp học
Phần 4: Các vấn đề về Thiền
Phần 5: Các vấn đề về Kinh Phật
Phần 6: Các vấn đề về Phật Pháp và đời sống

*


Saturday 7 August 2021

Phỏng vấn Tỳ khưu Bodhi, người dịch kinh Phật

 PHỎNG VẤN TỲ KHƯU BODHI, NGƯỜI DỊCH KINH PHẬT
Bình Anson dịch

Tỳ khưu Bodhi (Bhikkhu Bodhi) là một tu sĩ người Mỹ và là một dịch giả nổi tiếng về kinh điển Pāli nguyên thủy. Các bản dịch Anh ngữ của ngài về Trung bộ (Majjhima Nikāya) và Tương ưng bộ (Samyutta Nikā-ya) đã trở thành những quyển sách tham chiếu căn bản của giới Phật học ở phương Tây. Vào đầu năm 2006, chuyên san Phật giáo "Inquiring Mind" thực hiện một cuộc phỏng vấn được ghi lại dưới đây.

* HỎI: Do duyên cớ gì Sư chú tâm vào việc dịch kinh?

TỲ KHƯU BODHI: Khi mới xuất gia, tôi không có ý định trở thành một dịch giả. Vị thầy đầu tiên của tôi là một tu sĩ người Việt, và tôi ở với thầy tại California trong thập niên 1960. Thầy đã chỉ cho tôi thấy tầm quan trọng trong việc học các loại ngữ văn của kinh điển Phật giáo, bắt đầu là tiếng Pāli, như là một công cụ để thông hiểu Giáo Pháp. Khi tôi đến Sri Lanka và thọ giới tỳ khưu trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy (Theravāda) vào năm 1972, tôi tích cực học tiếng Pāli để có thể trực tiếp đọc và hiểu được những bài kinh nguyên thủy của Đức Phật. Tôi quyết định theo học với Hòa thượng Balangoda Ananda Maitreya, vì lúc ấy ngài là một trong các vị học giả giỏi nhất ở Sri Lanka. Ngài cũng rất thông thạo tiếng Anh, và là một người rất hiền hòa và từ bi.

Vào năm 1974, tôi có dịp làm việc chung với vị sư người Đức, Hòa thượng Nyanaponika, chủ nhiệm và chủ bút của Hội Xuất bản Phật giáo (Buddhist Publication Society), thành phố Kandy. Trong thời gian đó, tôi sử dụng cuốn sổ tay của Hòa thượng, do ngài ghi chép từ thập niên 1950, để tăng cường sự hiểu biết về tiếng Pāli chú giải. Cuối năm 1975, tôi đến Kandy và sống với ngài Nyanaponika. Ngài xem qua vài bài dịch riêng của tôi và khuyên tôi nên dịch bài kinh Phạm Võng (Brahmajala Sutta, bài kinh đầu tiên trong Trường bộ), cùng với những chú giải và phụ chú giải. Bản dịch đó được xuất bản trong tập sách Chú giải kinh Phạm Võng (The Discourse on the All-Embracing Net of View) vào năm 1978, đánh dấu khởi điểm cho "sự nghiệp" dịch thuật của tôi.

* HỎI: Sư có những nhận xét gì về vai trò của kinh điển đối với các người phương Tây theo học Phật Pháp? Và lý do gì đã thúc đẩy Sư phổ biến những bản dịch Anh ngữ đến với họ?

TỲ KHƯU BODHI: Khoảng năm 1972, trước khi tôi rời Hoa Kỳ đi sang châu Á để thọ giới tỳ khưu, quan tâm về đạo Phật của giới trẻ Hoa Kỳ có khuynh hướng phản trí thức (anti-intellectual) – nghĩa là ít chú ý đến việc nghiên cứu kinh sách. Lúc đó, trong khi đa số những người Tây phương đi tu học và hành thiền tại các tự viện Phật giáo Nguyên thủy trong vùng rừng núi ở Thái Lan hoặc tại các trung tâm thiền tập ở Miến Điện; duyên nghiệp lại đưa đẩy tôi đến Sri Lanka, đến với những vị thầy có hiểu biết thâm sâu về kinh điển và sẵn sàng hết lòng dạy tôi.

Khi tôi bắt đầu tìm đọc các bài kinh bằng tiếng Pāli, tôi rất hồ hởi bởi tính chất rõ ràng, lý luận sâu sắc, vẻ đẹp tế nhị và tình cảm tinh tế, nằm ngay bên dưới bề mặt trầm lặng của chúng. Tôi bắt đầu phiên dịch những bài kinh và các đoạn chú giải với mục đích duy nhất là để giúp cho mình thông hiểu, chứ không có ý định xuất bản. Nhưng sau một thời gian, tôi nhận thấy rằng người học Phật phương Tây có một khoảng trống rất lớn: đó là thiếu một sự hiểu biết rõ ràng về những lời dạy của Đức Phật. Do đó, tôi nghĩ rằng, điều cực kỳ quan trọng là làm sao dịch những bài kinh này ra một thứ ngôn ngữ hiện đại, trong sáng, kèm theo với những chú thích để trình bày những nghĩa lý thâm sâu và giá trị thực tiễn. Đó là sự nghiệp của tôi cho đến ngày hôm nay.

* HỎI: Sự uyên bác và công việc nghiên cứu kinh điển đã giúp ích được gì trong sự hành trì và phát triển tâm linh của Sư?

TỲ KHƯU BODHI: Nhiều Phật tử phương Tây thường cho rằng hành trì đồng một nghĩa với thiền tập, và rồi họ tách biệt, phân chia giữa hai lãnh vực học hỏi và thực hành. Họ cho rằng, khi một vị tu sĩ chuyên tâm nghiên cứu Phật học, vị ấy không thể nào là một hành giả nghiêm túc; như thể công việc học Phật là đối chọi lại với công phu hành trì chân thật. Tôi phải công nhận rằng sự hành thiền của tôi cũng chưa hoàn toàn như ý mong muốn, nhưng đó là vì điều kiện sức khoẻ của tôi (đây là trở ngại do nghiệp quả mà tôi phải trực diện); chứ hoàn toàn không phải vì tôi chú tâm quá nhiều cho việc nghiên cứu và phiên dịch kinh điển.

Chúng ta nên nhớ rằng, ở các quốc gia Phật giáo tại châu Á, từ nhiều thế kỷ và hầu như trong mọi tông phái, công tác chính yếu của Tăng đoàn là gìn giữ và quảng bá Phật pháp, bằng cách nghiên cứu, học hỏi và truyền bá giáo lý và kinh điển. Công việc ấy đã dựng nên một nền móng vững chắc, từ đó, những thành đạt cao hơn trong việc tu tập được xây đắp; như thể bộ xương nâng đở bắp thịt và các cơ quan khác trong thân thể Phật pháp. Mặc dù trong mọi truyền thống đều có những tích truyện về những vị thiền giả tuy ít học mà vẫn đạt được những thực chứng thâm sâu, nhưng nổi bật nhất vẫn là những vị có thể phối hợp được cả hai pháp học và pháp hành. Ta cũng có thể nghi ngờ những câu chuyện tiểu sử các bậc hiền triết ít học, như là những phóng đại do tôn sùng quá đáng.

Mối tương quan giữa sự học Phật uyên bác và sự thực hành, theo tôi, là một vấn đề rất phức tạp, mà ta không thể nào tìm được một câu trả lời duy nhất có thể thích hợp cho tất cả mọi người. Mỗi người có một khuynh hướng tự nhiên thiên về một phía nào đó. Có một điều ta có thể nói dứt khoát rằng, kiến thức uyên bác mà không có áp dụng thực tế sẽ trở thành cằn cỗi, và hành thiền tinh tấn nhưng thiếu sự hướng dẫn để hiểu rõ các nguyên tắc sẽ trở thành vô hiệu quả. Tôi e rằng nếu không có hiểu biết sâu sắc về kinh điển, chỉ trong vòng vài thế hệ nữa, truyền thống tu tập của chúng ta sẽ bị pha loãng, lấn áp, và nuốt trọn bởi nền văn hóa vây quanh, nhất là khi nền văn hóa ấy có tính duy thần hay có khuynh hướng chuộng vật chất.

* HỎI: Xin Sư cho biết ý kiến về giá trị của việc học kinh điển trong sự tu tập của Phật tử Âu Mỹ ngày nay.

TỲ KHƯU BODHI: Trước khi giải thích về giá trị của việc học kinh điển trong sự tu tập của mình, ta nên đặt câu hỏi: Thế nào là tu tập? Tu tập có nghĩa là gì? Nếu ta không nhấn mạnh về những câu hỏi này, ta có khuynh hướng mang những giả thuyết không được xem xét rõ ràng vào mục đích của sự tu tập. Từ đó, sự tu tập của ta sẽ dễ dàng trở nên tùy tiện cho những ý đồ riêng tư, hoặc là những thiên kiến văn hóa, thay vì là một phương tiện đưa đến mục tiêu giải thoát mà Đức Phật đã đề ra. Theo tôi thấy, đó là điều đang xảy ra cho Phật giáo phương Tây, và đó cũng giải thích được lý do vì sao Phật giáo Âu Mỹ đã thay đổi truyền thống, và có người xem rằng đó như thể đã thỏa hiệp với ngành tâm lý học hiện đại hay với chủ nghĩa nhân bản thế tục.

Học Phật Pháp không phải là việc khuân vác một mớ văn hóa từ một xứ Ấn Độ cổ xưa đem về đổ xuống sau vườn nhà mình. Nó phải được xem xét, phân tích cẩn thận. Nếu thực hiện nghiêm túc, nghiên cứu Phật học là phương cách để ta học hỏi và hấp thu cơ cấu của Phật Pháp. Đây là cách để ta có được một sự thông hiểu tường tận về các nguyên lý nền tảng của giáo pháp. Quan trọng hơn nữa, đây là cách để ta nuôi dưỡng những hạt giống tuệ giác trong tâm mình.

Công việc đầu tiên ta cần làm khi đi theo con đường của Đức Phật là phải có Chánh Kiến, chi đầu tiên của Bát Chánh Đạo, đó là kim chỉ nam cho suốt hành trình tâm linh của ta. Chánh kiến được bắt đầu bằng "văn", gồm có đọc kinh điển, nghe và học hỏi từ những vị thầy có khả năng. Kế đến là "tư", nghĩa là suy tư, quán chiếu về thực chất của giáo lý, liên quan đến cuộc sống của chính mình. Khi quan kiến của ta được sáng tỏ và sâu sắc, niềm tin nơi Đức Phật trở nên kiên cố. Lúc đó, dựa trên chánh kiến và lòng tín thành này, công phu hành thiền của ta, "tu", sẽ tiến đến đúng mục tiêu.

Trí tuệ chân thật chỉ xuất hiện khi ta thẩm sát những gì thiện và những gì bất thiện, nghĩa là những gì đưa ta đến bình an hạnh phúc và đem an vui đến cho người khác, và những gì gây tai hại và đau khổ cho ta và cho người khác. Điều này phát nguồn từ việc học kinh điển nghiêm túc, và đó chỉ là một phần nhỏ những gì ta tìm được trong nguồn kinh điển. Ta cần phải thẩm tra những gì ta học được, suy tư và hấp thu vào nội tâm, và xuyên suốt qua tuệ quán.

* HỎI: Bằng cách nào chúng ta có thể kết hợp việc nghiên cứu các bài kinh với sự tu tập của mình?

TỲ KHƯU BODHI: Trước hết, ta cần phải biết bắt đầu từ đâu. Cho người mới bắt đầu học kinh, tôi đề nghị tìm đọc tập sách trích lục kinh điển của Hòa thượng Nyanatiloka, "Phật ngôn" (The Word of the Buddha). Hoặc tìm đọc theo hệ thống các bài kinh căn bản trình bày tại trang web "Truy cập Tuệ quán" (Access to Insight, www.accesstoinsight.org); và tôi cũng đề nghị đọc bài "Làm bạn với kinh điển" ("Befriending the Suttas") của ông John Bullitt, chủ biên trang web. Kế đến, bạn có thể đọc cuốn "Những Lời Phật Dạy" (In the Buddha’s Words), do tôi trích lục từ Kinh tạng. Sau đó, cho những ai muốn đọc đầy đủ hơn, tôi đề nghị tìm đọc Trung Bộ (Majjhima Nikāya). Trang web của Tu viện Bodhi (Bodhi Monastery, www.bodhimonastery.net) có lưu trữ các bài giảng kinh Trung bộ của tôi, thu âm trong suốt ba năm thuyết giảng, có thể tải xuống để nghe. Như thế, sẽ giúp người nào muốn tìm hiểu nghiêm túc chi tiết các kinh văn này.

Phương pháp học tập: Tôi đề nghị là trong lần đầu, ta gắng đọc lướt qua toàn bài kinh để làm quen với mạch văn. Sau đó, đọc lại lần thứ nhì cẩn thận hơn và ghi chú các chi tiết. Khi đã quen với nhiều bài kinh, liệt kê một số các đề tài có vẻ vượt trội và các chủ đề trùng lặp, và dùng chúng như là các đề mục cho việc học kinh trong tương lai. Khi ta tiếp tục đọc kinh, nên lấy ghi chú và sắp xếp chúng theo từng chủ đề, tạo thêm chủ đề mới nếu cần thiết; nhưng luôn luôn ghi rõ xuất xứ các đoạn kinh. Dần dần – sau một năm hay vài năm – ta sẽ có được một cái nhìn tổng thể về Phật Pháp; cuối cùng, ta sẽ thấy các bài pháp ấy kết hợp với nhau thành một khối đồng nhất, như thể các mảnh hình nhỏ được kết nối lại trong trò chơi ráp hình.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh ở đây là các bản kinh Pāli bắt nguồn từ thời kỳ cổ xưa nhất của lịch sử kinh văn Phật giáo và vì thế, là một di sản chung cho mọi truyền thống Phật giáo. Vì vậy, học tập các bản kinh này không phải là công việc dành riêng cho Phật tử Nam tông hay những hành giả thiền Minh sát; đó là công việc, và cũng là nhiệm vụ, của mọi Phật tử thuộc tất cả các tông phái, nếu họ thật tâm muốn thông hiểu cội rể của Đạo Phật.

* HỎI: Có những cạm bẫy hay nguy cơ nào trong việc sử dụng kinh điển không?

TỲ KHƯU BODHI: Có một điều nguy hiểm trong việc sử dụng kinh điển đã được Đức Phật chỉ ra rất rõ ràng trong bài kinh Xà dụ (kinh "Người bắt rắn", Trung bộ, MN 22). Đức Phật nói về những người học kinh điển, thay vì đem ra thực hành các lời giảng dạy, lại sử dụng những kiến thức ấy để phê phán kẻ khác, hoặc để khoe tài năng của mình khi tranh luận với kẻ khác. Đức Phật ví dụ họ như người bắt rắn nhưng nắm ở đằng đuôi, họ sẽ bị con rắn quay đầu lại cắn, gây đau đớn trầm trọng hoặc mất mạng. Tôi thấy nhiều Phật tử Tây phương đã rơi vào cạm bẫy này, nhiều lúc có cả chính tôi. Mặc dù ta bắt đầu với ý định tốt nhất, nhưng ta lại nắm bắt Phật Pháp bằng thái độ giáo điều cố chấp, dùng kiến thức của mình để tranh cãi với kẻ khác, và rồi, dính mắc vào "trận chiến diễn dịch" với những ai có sự giải thích kinh văn khác với mình.

Một nguy hiểm khác là ta buông bỏ khả năng suy xét của mình và hoàn toàn tin vào bất cứ những gì ghi lại trong kinh. Thật ra, cũng có những điều trong kinh không còn đúng và thích hợp nữa, qua kiến thức khoa học hiện đại. Ta không thể phê bình những người tin theo thuyết sáng tạo của Ky-tô giáo để rồi mình cũng bị chấp dính vào những thái độ tương tự.

* HỎI: Có những đoạn kinh nào mà Sư ưa thích nhất?

TỲ KHƯU BODHI: Khi tôi mới bắt đầu đọc kinh điển Phật giáo, lúc còn học đại học, tôi cảm thấy rất hứng khởi với những lời dạy của Đức Phật về lý nhân duyên, ngũ uẩn, vô ngã, v.v., vì chúng đưa ta thẳng vào trọng tâm của Pháp. Nhưng một trong những bài kinh gây ấn tượng nhất cho tôi lại không phải là những bài kinh giảng thâm sâu về hành thiền hoặc về thực chứng giải thoát. Khi đọc những bài kinh giảng về lý duyên khởi và vô ngã, tôi nghĩ: Đức Phật quả là một bậc giác ngộ, nhưng có lẽ cũng chưa toàn vẹn lắm. Nhưng khi tôi đọc đến bài kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigalovāda Sutta, Trường bộ, 31), những nghi ngờ của tôi hoàn toàn tan biến. Khi tôi đọc bài kinh này, đặc biệt là đoạn kinh giảng về "cách lễ lạy sáu phương", tôi nhận thấy rằng mặc dù đã thấu đạt những chân lý sâu xa nhất về sự hiện hữu, Đức Phật vẫn có thể giảng dạy rất chi tiết cho bậc cha mẹ về cách dạy con cái, cho vợ chồng về cách thương yêu tương kính, cho người chủ về cách chăm sóc người làm của mình, v.v.; khi ấy, tôi chợt hiểu rằng, vị Thầy này quả là một bậc giác ngộ hoàn toàn. Trong tâm tôi, bài kinh này chứng minh rằng, Đức Phật không những đã đạt được một "trí tuệ siêu thế" cao quý nhất, mà Ngài còn có cả "trí tuệ hiệp thế" với lòng từ bi bao trùm khắp thế gian, mang sự hiểu biết của mình hòa nhập với trình độ của thế tục, để dạy dỗ và hướng dẫn mọi người bằng những phương cách phù hợp với căn cơ của họ.

Một trong những đặc điểm của kinh điển mà tôi có ấn tượng nhất, ngay từ khi bắt đầu học kinh và mãi cho đến bây giờ, là các ví dụ so sánh. Dường như Đức Phật có thể đem bất cứ một hiện tượng thiên nhiên nào, hay là bất cứ một việc gì trong đời sống hằng ngày, biến thành một ví dụ sâu sắc để làm sáng tỏ một điểm quan trọng nào đó trong bài giảng. Mặt trời, trăng sao, hoa lá, cỏ cây, sông núi, biển hồ; bốn mùa thay đổi; sư tử, khỉ, voi, ngựa; vua, quan và chiến sĩ; nghệ nhân, y sĩ và đạo tặc – danh sách về những đề tài ví dụ của Đức Phật hầu như nhiều vô tận. Đôi khi chúng ta đọc một loạt những bài kinh có vẻ rất khô khan, rồi đột nhiên ta gặp một ví dụ rất tươi mới và sáng rõ, và hình ảnh ấy không bao giờ phai nhạt trong tâm ta, ngay cả sau nhiều thập niên.

* HỎI: Khi dịch kinh điển, Sư gặp những khó khăn đặc biệt nào?

TỲ KHƯU BODHI: Tôi nghĩ rằng bất cứ ngôn ngữ nào cũng có một cấu trúc nhận thức cơ bản của mỗi nền văn hóa, chứa đựng những ẩn dụ để tạo dựng từ ngữ, và bao gồm các ý nghĩa phụ thuộc và sắc thái riêng của từ ngữ. Vi thế, khi chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, lúc nào ta cũng gặp vấn đề không hòa hợp giữa hai cấu trúc nhận thức đó. Điều này dẫn đến các xung đột mà thông thường chỉ giải quyết được bằng cách hy sinh những liên hệ quan trọng về khái niệm trong ngữ văn gốc để chuyển dịch sao cho suông sẻ và dễ hiểu. Vấn đề này trở nên trầm trọng hơn khi ta phải chuyển dịch từ một cổ ngữ, với những ẩn dụ cổ xưa, sang ngôn ngữ hiện đại với một nền văn hóa rất khác biệt.

Ta có thể thấy vấn đề này ngay ở những từ Pāli đơn giản. Thí dụ như từ "samādhi" (định), tiếng Anh dịch là: concentration - tập trung; composure - an tĩnh; collectedness - tự chủ, mental unification - hợp nhất tâm, v.v. nhưng các từ này không chuyển tải được ý nghĩa của samādhi để chỉ một trạng thái luyện tâm đặc biệt, hay một hệ thống các trạng thái luyện tâm, trong hệ thống huân tập tâm ý của đạo Phật (và trong các đạo giáo Ấn Độ).

Ngay cả từ "sati" (niệm), tiếng Anh thường dịch là "mindfulness", cũng không phải là không có vấn đề. Từ này phát nguồn từ động từ "sarati", nghĩa là "ghi nhớ", và đôi khi trong ngữ văn Pāli, sati vẫn được hiểu như có liên quan đến ý nghĩa về sự ghi nhớ. Nhưng khi từ ngữ đó được dùng trong các pháp hành thiền, chúng ta không có chữ tiếng Anh nào để dịch cho chính xác. Một dịch giả nào đó đã tạo ra chữ "mindfulness", lúc đó chưa xuất hiện trong cuốn tự điển của tôi. Chữ dịch này cũng khá hay, nhưng tự nó không bảo tồn được ý nghĩa về sự ghi nhớ, đôi khi rất cần thiết để thông hiểu một đoạn kinh.

Từ "satipatthāna" thường được dịch là "foundation of mindfulness" (niệm xứ, nền tảng của niệm), nghe có vẻ thanh lịch; nhưng nếu ta hiểu Pāli, ta có thể nghi ngờ, hợp từ ấy không bắt nguồn từ sati + patthāna (từ đó, dịch là niệm xứ), mà là sati + upatthāna, nghĩa là "establishment of mindfulness" (sự thiết lập niệm). Rồi, nếu ta hiểu kinh văn gốc, ta sẽ thấy có rất nhiều câu, trong đó, sati được dùng với những từ có liên hệ đến upatthāna, như upatthitas-sati (người có niệm được thiết lập), mà không có câu nào kết hợp sati với các từ có liên hệ đến patthāna. Điều này xác minh cho việc chúng ta nên dịch sati-patthāna là "sự thiết lập niệm - establishment of mindfulness", hơn là dịch "nền tảng của niệm, niệm xứ". Cho dù từ "niệm xứ - foundation of mindfulness" nghe có vẻ thanh lịch, điểm quan trọng ở đây là tiến trình nội tâm để thiết lập chánh niệm, chứ không phải là về đối tượng của quán niệm.

* HỎI: Khi Sư thấy truyền thống Phật giáo Nguyên thủy đang được các vị giáo thọ Tây phương biến đổi để thích nghi trong thời đại mới, những điều nào Sư nghĩ là có ích lợi và những điều nào không có ích lợi?

TỲ KHƯU BODHI: Tôi rất ngần ngại khi phê bình về việc làm của các vị thầy khác, nhưng tôi chỉ xin đề cập đến một vấn đề quan trọng đang xảy ra trong việc giảng dạy thiền quán Vipassana, mà có thể ta không chú ý đến. Tôi có cảm tưởng rằng mục đích của thiền quán niệm, đang được dạy ở Tây phương, đã bị biến đổi rất nhiều, khác xa chức năng truyền thống của nó. Có lẽ là vì đa số các vị giáo thọ Âu Mỹ giảng dạy ra ngoài khuôn khổ của giáo lý Phật giáo cổ điển. Ngày nay, dường như pháp thiền quán niệm được dạy như là một cách thức để làm tăng trưởng kinh nghiệm của ta trong giây phút hiện tại. Mục đích của pháp hành là để giúp ta chấp nhận tất cả những gì xảy đến cho mình mà không phân biệt. Qua sự nâng cao chánh niệm trong giây phút hiện tại, ta học cách chấp nhận mọi việc như tự bản chất chúng là tốt đẹp, nhìn thấy mọi vấn đề như đáng để học hỏi, thể nghiệm mọi sự như đáng ân thưởng. Vì vậy mà ta chỉ cần an trú trong hiện tại, sẵn sàng tiếp nhận bất cứ việc gì xảy ra, hoàn toàn cởi mở đón nhận dòng chảy của các sự kiện luôn tươi mới và luôn bất định.

Ở một cấp độ nào đó, đường lối giảng dạy ấy cho ta nhiều bài học giá trị. Đương nhiên, chấp nhận bất cứ những gì xảy đến cho ta bao giờ cũng tốt hơn là sống mà cứ náo nức đeo đuổi lạc thú và sợ sệt trốn tránh khổ đau. Càng khôn ngoan hơn nếu ta thấy được các bài học tích cực trong những nỗi đau, mất mát và đổi thay, thay vì than van, trách móc cho số phận. Thế nhưng, theo quan kiến của tôi, nếu chỉ trình bày những điều này như là điểm chính của lời Phật dạy, thì đó là một sự suy diễn sai lầm về Pháp. Lời dạy của Đức Phật, ghi lại trong các bài kinh, có những luận cứ khác biệt. Mục đích tối hậu của giáo pháp không phải là để chấp nhận cuộc đời, nhưng là để giúp ta vượt qua giới hạn của kinh nghiệm hữu vi, để thăng hoa cuộc đời, đạt đến trạng thái không có già, không có chết, nghĩa là chấm dứt mọi khổ đau. Nếu ta chỉ đơn giản duy trì nhận thức trong hiện tại để có một sự chấp nhận không ràng buộc về hiện tại, nó có thể gián tiếp đưa ta đến sự thỏa hiệp với cõi Ta-bà luân hồi (samsara), nghĩa là sẽ lại dính mắc vào Ta-bà, chứ không giải thoát khỏi nó.

Trong giáo pháp truyền thống, qua chú tâm tỉnh giác trong hiện tại, ta tập trung quán sát tiến trình sinh và diệt của mọi hiện tượng để phát triển tuệ giác về đặc tính vô thường của chúng. Nhưng nếu chúng ta dừng lại ở tính vô thường của mọi vật, thì đó không phải là cách để ta chấm dứt khổ đau. Tuệ giác về vô thường (anicca), phải là cửa ngõ đưa đến tuệ giác về khổ (dukkha), đặc tính bất chu toàn của mọi pháp hữu vi, và về tính vô ngã (anatta) của mọi pháp. Với tuệ giác về ba đặc tính này, ta nhàm chán về mọi pháp hữu vi. Do nhàm chán, xả ly phát sinh. Do xả ly, giải thoát phát sinh, đưa đến thực chứng Niết-bàn tại đây và ngay bây giờ.

Cốt lõi của Phật pháp không phải chỉ là luận thuyết cho rằng tháo gỡ được sự dính mắc sẽ giúp ta sống một cuộc đời không có lo sợ và đau buồn. Thật ra, luận thuyết đó chỉ là một phần về sự liên hệ của hai Diệu Đế đầu – Khổ Đế và Tập Đế, nhưng chưa đủ sâu sắc. Phân tích thâm sâu hơn về Tứ Diệu Đế là phải thấy rõ rằng dính mắc của năm uẩn là ý nghĩa chính của Khổ Đế; phải thấy rõ rằng hoạn khổ bắt nguồn từ sự thèm khát khoái lạc của các giác quan và sự thèm khát vào một sự hiện hữu tiếp nối; và phải thấy rõ rằng hoạn khổ – đau khổ của dính mắc vào vòng sinh tử luân hồi – chỉ chấm dứt khi nào sự thèm khát hoàn toàn tàn diệt. Nếu không thấy được như thế, giảng dạy về Tứ Diệu Đến, trọng tâm của Phật Pháp, sẽ không đầy đủ.

Dĩ nhiên, mỗi vị giáo thọ phải tự quyết định lúc nào là thích hợp để trình bày đầy đủ giáo thuyết ấy. Đức Phật ngày xưa, chỉ giảng dạy Tứ Diệu Đế khi nào Ngài biết thính chúng có khả năng để lĩnh hội. Nhưng nếu ta muốn Phật Pháp được hưng thịnh, ít ra, ta phải chấp nhận ý nghĩa chân chính của các lời dạy trên; cho dù chúng ta quyết định rằng bây giờ cần phải chuẩn bị trước với những phương cách khác, thích nghi hơn, của con đường đưa đến giải thoát.

* HỎI: Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy trong kinh điển, Đức Phật không bao giờ đề nghị người nào đi theo con đường Bồ-tát của Ngài để đắc quả vị Phật, nhưng Ngài chỉ dạy về đạo quả A-la-hán như là mục đích chính. Theo Sư, tại sao như thế?

TỲ KHƯU BODHI: Đây là câu hỏi mà tôi đã từng suy tư rất nhiều, nhưng vẫn chưa tìm được câu trả lời tối hậu. Có nhiều ý tưởng về quả vị Phật tìm thấy trong kinh điển nguyên thủy hướng đến giáo thuyết ban sơ về con đường Bồ-tát trong thời Đức Phật còn tại thế. Trong thời đó, có lẽ cũng có những người hứng khởi về tấm gương của Ngài như là một Bậc Giải thoát Từ bi, và họ, thay vì nhắm đến quả vị A-la-hán, ước nguyện đắc quả vị Chánh Đẳng Giác trong một tương lai nào đó. Cũng có thể họ có đến gặp Đức Phật để xin Ngài hướng dẫn để đạt mục tiêu ấy, và Ngài đã giảng dạy cho họ.

Tuy nhiên, trong trường hợp đó, sẽ phát sinh câu hỏi sau đây: -"Tại sao trong các bài kinh, chúng ta không tìm thấy các lời giảng rõ ràng về con đường tiến đến quả vị Phật? Tại sao các lời giảng ấy chỉ được ghi trong kinh văn hậu tác như là Chuyện Tiền thân (Jatakas), Sử tích (Apadānas), và các bộ kinh Đại thừa phát triển về sau?"

Tôi không có câu trả lời chính xác về câu hỏi khó khăn nhưng thích thú này, nhưng tôi có thể tạm thời đưa ra hai giả thuyết trái ngược, mặc dù tôi cũng chưa hài lòng với giả thuyết nào. Đó là: (i) Trong thời kỳ nguyên khai, Đức Phật được xem như là vị A-la-hán đầu tiên, vượt trội hơn các vị A-la-hán khác về tài năng giảng dạy và uy tín cá nhân của Ngài. Phản biện: Nếu như thế, giả thuyết này ngầm hiểu rằng hầu như tất cả những gì ghi lại trong các bài kinh về các uy lực của Đức Phật, các tuệ giác cao quý và phẩm hạnh cao thượng của Ngài đều được ghi thêm vào sau này, như thế là gián tiếp làm suy giảm giá trị khả tín của các bài kinh. (ii) Các kỳ Kết tập Kinh điển đầu tiên là do các vị tu sĩ có khuynh hướng đi theo con đường A-la-hán tổ chức trùng tuyên; vì thế, các vị ấy đã gạt bỏ những đoạn kinh không liên quan đến con đường của mình, kể cả các bài kinh về con đường Bồ-tát. Phản biện: Giả thuyết nầy không có cơ sở, vì trong kinh tạng nguyên thủy lưu truyền đến ngày nay, có bao gồm nhiều bài giảng của Đức Phật cho hàng cư sĩ tại gia, các bà nội trợ cũng như các vua quan, để chu toàn nhiệm vụ thường ngày của họ, mà không liên quan gì đến sự hành trì của hàng tu sĩ; và như thế, nếu có các bài giảng khác cho những ai ước nguyện theo con đường Bồ-tát thì ắt hẳn chúng cũng được trùng tuyên.

Cho nên, hai giả thuyết trên đều không đứng vững. Câu trả lời dễ nhất mà tôi nghĩ ra – mặc dù không phải là lời giải đáp mà tôi hoàn toàn ưng ý – qua đức hạnh của Ngài, Đức Phật là một tấm gương cho những người muốn theo đường Bồ-tát, nhưng bởi vì giáo pháp tối hậu của Ngài là đưa đến giải thoát, Ngài không thể dạy những khái niệm tranh đua nhau để tiến đến mục tiêu cuối cùng. Ở đây, lời giảng của Ngài là phải đề cao những vị đã thực chứng được mục tiêu tối hậu, đó là các vị A-la-hán, và mô tả con đường đưa đến quả vị đó. Dù trong bất cứ trường hợp nào, con đường A-la-hán như đã mô tả trong kinh tạng nguyên thủy vẫn là nền tảng cho con đường Bồ-tát phát triển về sau trong thời kỳ Phật giáo Bộ phái và Phật giáo Đại thừa; cho nên, con đường sau không thể có được nếu không có con đường trước.

* HỎI: Vài người nhận định rằng các bản chú giải, nhất là các chú giải của Luận sư Phật Âm (Buddhaghosa), trình bày một quan kiến khác với các bài kinh – như là một sự diễn dịch hạn hẹp hơn về sự hành trì Pháp. Sư nghĩ thế nào về sự thông hiểu căn bản về pháp nghĩa của các bài kinh, so với các giải thích trong chú giải? Chúng giống nhau hay khác nhau như thế nào?

TỲ KHƯU BODHI: Sự liên hệ giữa các bản kinh và các bản chú giải cực kỳ phức tạp và đây là một điều nguy hiểm nếu ta có những phê phán tổng quát cho sự liên hệ đó. Các chú giải thật ra không phải là các tác phẩm nguyên gốc của ngài Phật Âm, mà là các phiên bản biên tập của các chú giải cổ xưa đã được gìn giữ ở Sri Lanka. Nguồn gốc lịch sử của chúng không rõ ràng, nhưng chắc là bắt nguồn từ chính các bản kinh; nghĩa là có những bản kinh mang ý nghĩa chú giải cho các bản kinh khác (thí dụ: Trung bộ 141, Tương ưng 12:31; Tương ưng 22:3,4). Trong thời kỳ ban đầu của sự truyền khẩu, các vị trưởng lão Phật giáo ắt hẳn có triển khai một tập hợp chú giải đi kèm với bản văn gốc, và ắt hẳn các chú giải này đã tích tụ qua nhiều thế hệ, như thể trái banh tuyết lăn tròn và lớn rộng ra với nhiều lớp tuyết dính vào.

Các cổ bản chú giải Sri Lanka – không còn hiện hữu – mà ngài Phật Âm dựa vào đó để biên soạn, có lẽ là một kho tàng các tư liệu tích lũy qua nhiều thế kỷ, và có lẽ bắt nguồn từ các vị đại đệ tử của Đức Phật. Ngay cả trong các bản chú giải mà chúng ta thừa hưởng hôm nay, có những tầng lớp dường như đã hiện hữu trước cả thời kỳ phân chia Tăng đoàn thành các bộ phái, vì chúng có những tư liệu dùng chung cho các bản luận giải của nhiều tông phái khác nhau. Những tư liệu mới hơn thì bắt nguồn các vị thầy tổ của tông phái Theravāda (Trưởng lão bộ) sau khi tông phái nầy thành hình, và vì thế, phản ánh những phương cách diễn dịch riêng biệt. Ngoài ra, còn có một khuynh hướng trao đổi tư liệu diễn giải giữa các tông phái; tuy nhiên, nhờ tính bảo thủ, các vị tu sĩ Theravāda đã nghiêm ngặt tách rời các tư liệu mới nầy ra khỏi phần kinh văn ghi lời Đức Phật giảng.

Để hiểu tác động của các chú giải ở cấp độ giáo thuyết, chúng ta nên nhớ rằng các bài kinh thật ra không phải chỉ là kinh văn của tông phái Theravāda. Đây là sự truyền tải của các tu sĩ Theravāda về một hạng kinh điển chung cho các tông phái Phật giáo trong thời kỳ nguyên khai, mỗi tông phái ắt hẳn có phương cách diễn dịch riêng. Những bản chú giải mà chúng ta có được từ Luận sư Phật Âm (và nhiều vị khác) tiếp tục nhiệm vụ diễn giải các kinh điển này qua quan kiến của tông phái Theravāda. Vì thế, quan kiến của các vị ấy dĩ nhiên là phải hạn hẹp hơn là các kinh văn vì cần phải có tính đặc thù: họ nhìn thế giới tâm ý của các bản kinh qua lăng kính của các phương pháp bình luận thánh thư do các vị thầy tổ Theravāda triển khai, dùng những phương pháp nầy để giải thích chi tiết về các bài giảng của Đức Phật.

Nếu ta so sánh ví dụ các bản kinh như là một vùng lãnh thổ đất đai rộng lớn, quan sát từ trên cao để thấy các điểm chính của địa hình nhưng chi tiết lại rất sơ sài; lúc đó, các chú giải có thể ví như một báo cáo chi tiết về phương hướng, vị trí của lãnh thổ đó. Câu hỏi ở đây là: Các chú giải này chỉ đi đến để mô tả phong cảnh với nhiều chi tiết, hay chúng mang theo các toán thợ xây dựng và các dự án xây nhà, xây thương xá và xa lộ trên vùng đất hoang sơ? Câu trả lời, theo tôi, là kết hợp cả hai.

Tóm lại, có hai thái độ cực đoan khi chúng ta đánh giá các chú giải. Một cực đoan, thường được các nhà Theravāda chính thống chấp nhận, là xem chúng có giá trị hầu như ngang hàng với các bản kinh. Một cực đoan khác là hoàn toàn gạt bỏ chúng, và cho rằng chúng đại diện cho sự diễn dịch khác với Phật Pháp. Tôi nghĩ rằng thái độ cẩn thận trung dung là chúng ta tham khảo các bản chú giải và sử dụng chúng, nhưng không chấp dính vào chúng. Các diễn giải thường giúp làm sáng tỏ kinh văn, nhưng ta cũng nên ghi nhận rằng chúng chỉ đại diện cho một sự hệ thống hóa đặc thù của các bài kinh giảng nguyên sơ. Đôi khi, các bài kinh nầy không cần có thêm các chú giải, và có vài điểm, các chú giải có vẻ không tương thích với bài kinh giảng.

* HỎI: Rất nhiều bài kinh khi kết thúc có ghi rằng những người khi nghe các lời dạy của Đức Phật, thông hiểu, rất hoan hỷ, và đôi khi được giác ngộ chỉ nhờ nghe và hiểu. Điều này quả thật rất kỳ lạ, rất khó suy ngẫm!

TỲ KHƯU BODHI: Chính các bản kinh cũng không giải thích rõ, chỉ nói rằng trong khi Đức Phật giảng dạy, tâm của người nghe trở nên "sẵn sàng, tiếp nhận, không còn những chướng ngại, hoan hỷ và tự tin." Nhưng thông thường, kinh cũng ghi rằng, Đức Phật giảng bài kinh đặc biệt cho một người hay một nhóm người nào đó trong thính chúng, cho nên có thể Đức Phật đã biết trước người ấy hay nhóm người ấy có khả năng thấu đạt chân lý. Theo tôi, sự nhanh nhẹn thấu đạt Chân Pháp của họ là do ba yếu tố.

Thứ nhất, họ đã tích lũy được đầy đủ các hạnh ba-la-mật (paramis), hay các phẩm hạnh cao quý, trong nhiều kiếp trước. Tôi tin hoàn toàn vào nguyên lý tái sinh, và tôi tin rằng sự giác ngộ là kết quả của công phu tu tập qua nhiều kiếp sống, kiện toàn những phẩm hạnh như bố thí, trì giới, nhẫn nại, tinh tấn, thiền định, trí tuệ, từ bi, xả ly, cương quyết, v.v. Vì thế, mặc dù những vị này có thể chưa hành trì Chánh Pháp trong đời này trước khi họ gặp Đức Phật, nhưng họ đã chu toàn các hạnh ba-la-mật với nhiều vị Phật trong quá khứ.

Thứ hai là một sự khát khao sâu xa trong tiềm thức, mong đạt được sự thanh tịnh và thấu đạt chân lý. Sự khát khao này có thể không hiển lộ trên bề mặt của tâm – có thể họ đang sống như các thương gia bận rộn, các bà nội trợ khiêm tốn, những người đầy tớ bình dị – nhưng vào những giây phút tĩnh lặng, một sự thúc đẩy nào đó hướng về chân lý, về sự toàn thiện và hoàn mỹ tinh thần đã choáng ngợp tâm các vị ấy, tạo nên một cảm giác bất an sâu đậm trong lòng, một nỗi bức rức chỉ được dập tắt khi họ gặp Đức Phật và nghe Ngài giảng dạy.

Thứ ba, trong vài trường hợp, có thể các vị ấy đã trực diện với một khổ đau khắc nghiệt, thô tháo hay vi tế, và khổ đau ấy đã xé toang được tấm màn vô minh trước mắt và thúc đẩy họ đi tìm một con đường giải thoát tối hậu.

Khi hai hoặc ba yếu tố này được trọn vẹn, các vị ấy như những đóa hoa sen trên mặt hồ, chờ mặt trời mọc để bừng nở. Sự xuất hiện của Đức Phật là mặt trời mọc lên, và Giáo Pháp của Ngài là những tia nắng sáng chói khai mở các đóa hoa sen trong tâm thức để tiếp nhận chân lý tối hậu.

 Bình Anson dịch
 Tây Úc, tháng 7-2006

* Nguồn: Interview with Bhikkhu Bodhi: Translator for the Buddha, Inquiring Mind, Vol. 22, No. 2 (2006).
https://www.inquiringmind.com/article/2202_w_bodhi-interview-with-bhikkhu-bodhi-translator-for-the-buddha/

* * *