Monday 31 May 2021

Trí nhớ suy giảm

 Trí nhớ suy giảm.

Hôm qua đọc một cuốn sách về Niệm (Mindfulness) của Bhikkhu Analayo, trong đó Sư đề cập đến Tam Minh mà ngài Bồ-tát lần lượt đắc được trong đêm rằm tháng Vesak trước khi đắc quả Chánh Đẳng Giác. Tôi cố gắng nhớ lại xem Tam Minh ấy là gồm những gì mà vẫn không nhớ được. Lại phải đến hỏi bác Gờ (Google). À, thì ra thế! Đó là: Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh.

Thấy trí nhớ của mình bây giờ sa sút rõ rệt. Các đóng góp, chia sẻ trong trang Facebook cá nhân hay trong trang Blog này đều là nhờ bác Gờ. Nếu không có bác giúp là không tài nào moi ra được thông tin vốn đã sưu tập và lưu trong đầu óc trong mấy chục năm qua.

Cũng trong ngày hôm qua, vài bạn học cũ có nhắc đến một trại công tác ngày xưa tại một trường học ở Biên Hòa, tôi theo dõi các chia sẻ đó mà hoàn toàn không nhớ được gì cả. Chuyện này thì bác Gờ không giúp được. Thôi thì đành cho nó qua đi.

Đó cũng là một lý do khiến tôi ngưng buổi sinh hoạt hằng tuần trong một room Phật giáo của PalTalk, và cũng từ chối tham gia vào các diễn đàn, các nhóm Phật giáo trong Facebook và trên mạng Internet. Không còn hứng thú mà cũng không nhớ, không giúp được gì. Life is short - Đời sống ngắn ngủi. Quay về sống với nội tâm trong năm tháng còn lại của cuộc đời là cần thiết và quan trọng nhất đối với mình trong hoàn cảnh hiện tại. Sống nay, chết mai, không có gì là chắc chắn. 

Bình Anson
Perth, Western Australia
30/05/2021

*


Thursday 27 May 2021

Chỉ nhiêu đó thôi (1).

 CHỈ NHIÊU ĐÓ THÔI.

Đang đọc cuốn “Introducing Mindfulness” (Giới thiệu Niệm) của Bhikkhu Anālayo. Trong đó Sư đề cập đến bài kinh quen thuộc mà có lẽ tất cả các thiền sinh chúng ta đều biết đến: kinh Quán niệm Hơi thở (MN 118). Trong bài kinh, Đức Phật giảng về 16 bước quán niệm hơi thở để tiến đến giải thoát giác ngộ. Chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm có 4 bước (4 x 4 = 16). Nhóm bốn bước đầu tiên, theo Sư Anālayo, là căn bản quan trọng nhất. Đức Phật cũng chỉ đề cập đến nhóm đầu tiên này trong các bài giảng khác (thí dụ: kinh Lập niệm, MN 10; kinh Thân hành niệm, MN 119).

Sáng nay, sau khi xả thiền, ngồi ngẫm nghĩ những gì Sư viết, thấy quả thật đúng như vậy. Trong mấy chục năm qua, mình chỉ hành thiền niệm hơi thở được có bấy nhiêu đó thôi. Rồi từ đó chuyển sang các đề mục khác, tùy duyên, tùy hứng (niệm Phật, niệm tâm Từ, niệm chết, …). Đọc sách, nghe thuyết giảng, bàn luận đủ thứ chuyện, nhưng rốt cuộc rồi thì chỉ thực hành được nhiêu đó. 

Có lẽ mình thuộc hạng “phước mỏng, nghiệp dày” như ngài Hòa thượng Thanh Từ thường hay nhắc nhở. Thôi kệ, cứ từ từ bước đi, chậm mà chắc, rồi cũng sẽ đến đó. Kiếp này không xong thì tiếp tục trong các kiếp sau. “Từ từ rồi cháo cũng nhừ”, người bình dân mình thường hay nói như thế.

*-----*

… Ở đây, tỳ-khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, xếp chéo chân, giữ lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Có niệm, vị ấy thở vào; có niệm, vị ấy thở ra.

(1) Thở vào dài, vị ấy nhận biết: “Tôi thở vào dài.” Hoặc thở ra dài, vị ấy nhận biết: “Tôi thở ra dài.” 

(2) Hoặc thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: “Tôi thở vào ngắn.” Hoặc thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: “Tôi thở ra ngắn.” 

(3) “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào,” vị ấy tập luyện. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra,” vị ấy tập luyện. 

(4) “An tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào,” vị ấy tập luyện. “An tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra,” vị ấy tập luyện. (….) 

– Trích kinh Quán Niệm Hơi Thở (Anapanasati Sutta, MN 118)

*

… Here a bhikkhu, gone to the forest or to the root of a tree or to an empty hut, sits down; having folded his legs crosswise, set his body erect, and established mindfulness in front of him, ever mindful he breathes in, mindful he breathes out.

Breathing in long, he understands: ‘I breathe in long’; or breathing out long, he understands: ‘I breathe out long.’ Breathing in short, he understands: ‘I breathe in short’; or breathing out short, he understands: ‘I breathe out short.’ He trains thus: ‘I shall breathe in experiencing the whole body of breath’; he trains thus: ‘I shall breathe out experiencing the whole body of breath.’ He trains thus: ‘I shall breathe in tranquillising the bodily formation’; he trains thus: ‘I shall breathe out tranquillising the bodily formation.’ (...)

– Extract from Discourse on Mindfulness of Breathing (Anapanasati Sutta, MN 118)

*




Monday 24 May 2021

Lược sử Phật giáo. Edward Conze, Nguyễn Minh Tiến dịch.

 LƯỢC SỬ PHẬT GIÁO.
Nguyễn Minh Tiến dịch (2006)
Nguyên tác: Buddhism, A Short History, Edward Conze (1980)

Tải về bản song ngữ Việt-Anh, dạng PDF:
=> https://budsas.net/sach/vn169.pdf

MỤC LỤC

Lời giới thiệu
Đôi nét về tác giả

Bối cảnh lịch sử và các thời đại trong lịch sử Phật giáo
A. Bối cảnh lịch sử 
B. Phân đoạn các thời kỳ Phật giáo

Chương I: Thời kỳ 500 năm trước Công nguyên 

1. Những đặc điểm của thời kỳ đầu
2. Giới luật 
3. Giáo lý cơ bản
4. Các bộ phái và những bất đồng
5. Cư sĩ
6. Sự mở rộng

Chương II: Thời kỳ thứ hai (Từ đầu công nguyên đến năm 500)

1. Phật Giáo Đại Thừa Ở Ấn Độ
2. Sự Phát Triển Của Tiểu Thừa Ở Ấn Độ
3. Nepal Và Kashmir
4. Tích Lan
5. Sự Mở Rộng Sang Đại Á
6. Trung Á
7. Trung Hoa

Chương III: Thời kỳ thứ ba (Từ năm 500 đến năm 1000)

1. Ấn Độ
2. Nepal Và Kashmir
3. Tích Lan
4. Trung Á
5. Đông Nam Á
6. Trung Hoa Và Triều Tiên
7. Nhật Bản
8. Tây Tạng

Chương IV: Một ngàn năm cuối (Từ năm 1000 đến năm 1978)

1. Ấn Độ: Sự suy sụp và nguyên nhân
2. Nepal và Kasmir
3. Tích Lan
4. Đông Nam Á
5. Trung Hoa và Triều Tiên
6. Nhật Bản
7. Tây Tạng
8. Mông Cổ
9. Thực trạng hiện nay

*


Saturday 22 May 2021

Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU và Bhikkhu ANĀLAYO

 Luận án tiến sĩ của ngài Hòa thượng Thích Minh Châu hoàn tất năm 1961 và sau đó được in thành sách với tựa đề “The Chinese Madhyama-āgama and the Pali Majjhima-nikāya: a Comparative Study” (So sánh Kinh Trung A-hàm chữ Hán và Kinh Trung bộ chữ Pāli) đã được nhiều học giả Phật giáo trên thế giới biết đến và được dùng như là một trong những tài liệu nghiên cứu căn bản về bộ Trung A-hàm của Hán tạng, so sánh đối chiếu với Trung bộ kinh của tạng Nikāya Pāli.

Năm mươi năm sau, Bhikkhu Anālayo sau mười năm học chữ Hán cổ và nghiên cứu các bộ A-hàm trong Hán tạng, đã biên soạn nhiều bài tham cứu về kinh A-hàm và xuất bản tập sách “Madhyama-āgama Studies” (Nghiên cứu Trung A-hàm) vào năm 2012. Trong đoạn cuối cùng của phần Giới thiệu (Introduction), Sư viết:

…”Tôi xin dâng tặng cuốn sách này đến vị tu sĩ học giả Việt Nam Thích Minh Châu (1918–2012) để tưởng niệm đến ngài. Nghiên cứu đột phá của ngài về so sánh đối chiếu Trung bộ kinh và Trung A-hàm đã tạo hứng khởi cho tôi để học tiếng Hán và tiến hành nghiên cứu các bộ A-hàm.”

Các sách về Trung A-hàm và Trung bộ kinh của Tỳ-khưu Anālayo:

1. A Comparative Study of the Majjhima-nikāya, (Dharma Drum Buddhist College Research Series 3), Taipei: Dharma Drum Publishing Corporation, 2011 (2 vols.)

2. The Madhyama Āgama (Middle Length Discourses), (ed. and trsl. in collaboration with Marcus Bingenheimer (chief editor) and Rod Bucknell), BDK English Tripiṭaka Series, Berkeley: Numata Center for Buddhist Translation and Research, 2013

3. Madhyama-āgama Studies, (Dharma Drum Buddhist College Research Series 5), Taipei: Dharma Drum Publishing Corporation, 2012

* Công trình nghiên cứu của Tỳ-khưu Analayo:
https://www.buddhistinquiry.org/resources/offerings-analayo/publications/


*


Đại Đường Tây Vực Ký (T-2087)

Đại Đường Tây Vực Ký (大唐西域記, T-2087)
HT Thích Như Điển dịch Việt. 

The Great Tang Dynasty Record Of The Western Regions,
English translation by Li Rongxi.

Tải về bản dịch song ngữ Việt-Anh, dạng PDF:
=> https://budsas.net/sach/vn168.pdf

Có lẽ đa số chúng ta đều biết chuyện Đường Tam Tạng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới qua cuốn tiểu thuyết giả tưởng Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Thật ra, Ngô Thừa Ân viết cuốn này dựa theo cuốn nhật ký hành hương Đại Đường Tây Vực Ký của Pháp sư Trần Huyền Trang (602-664).

Những ai đã từng đi hành hương Phật tích Ấn Độ -- hay có ý định sẽ đi -- nên dành thì giờ đọc thêm cuốn này. Ngài Huyền Trang ghi chép tỉ mỉ về các địa điểm PG của Ấn Độ trong thế kỷ 7 DL, mà cho đến thế kỷ 19 và 20 sau này, các nhà khảo cổ Tây phương vẫn dựa vào đó để xác định các Phật tích và hoạt động PG vào thời đó.

*


Trường A-hàm – Bản dịch tiếng Anh từ Hán tạng

THE CANONICAL BOOK OF THE BUDDHA’S LENGTHY DISCOURSES 

Dīrgha Āgama –  長阿含經 , Trường A-hàm Kinh

Translated from the Chinese by SHOHEI ICHIMURA (2018)

Vol I  : https://budsas.net/sach/en214-1.pdf

Vol II : https://budsas.net/sach/en214-2.pdf

Vol III: https://budsas.net/sach/en214-3.pdf 

*

Vol I
Sutra 01. The Great Origin (Kinh Ðại Bổn)
Sutra 02. Last Journey and Sojourns (Kinh Du Hành)
Sutra 03. A Great Treasury Councilor (Kinh Ðiển Tôn )
Sutra 04. Janavasabha’s Exhortation (Kinh Xà-Ni-Sa)
Sutra 05. Lesser Causality (Kinh Tiểu Duyên)
Sutra 06. The Universal Ruler’s Practice (Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Tu Hành)
Sutra 07. Pāyāsi’s Dialogue (Kinh Tệ-Tú)
Sutra 08. Sandhāna (Kinh Tán-Ðà-Na)
Sutra 09. Numerically Assembled Doctrines (Kinh Chúng Tập)
Sutra 10. Ten Progressively Classified Doctrines (Kinh Thập Thượng)

Vol II
Sutra 11. The Gradual Increase of Doctrines by One (Kinh Tăng Nhất)
Sutra 12. Doctrines in Groups of Three (Kinh Tam Tụ)
Sutra 13. Greater Causality (Kinh Ðại Duyên Phương Tiện)
Sutra 14. Indra’s Questions on Causality (Kinh Thích Ðề Hoàn Nhân Vấn)
Sutra 15. The Episode at Anupiya (Kinh A-Nậu-Di)
Sutra 16. Kalyāṇi-jātika (Kinh Thiện Sanh)
Sutra 17. Purity (Kinh Thanh Tịnh)
Sutra 18. Happiness Caused by Oneself (Kinh Tự Hoan Hỉ)
Sutra 19. A Great Assembly (Kinh Ðại Hội)
Sutra 20. Ambaṭṭha (Kinh A-Ma-Trú)

Vol III
Sutra 21. Brahmā’s Net (Kinh Phạm Ðộng)
Sutra 22. One Who Cultivates Virtue (Kinh Chủng Ðức)
Sutra 23. Brāhmaṇa Kūṭadanta (Kinh Cửu-La-Ðàn-Ðầu)
Sutra 24. Kevaddha (Kinh Kiên Cố)
Sutra 25. A Naked Brāhmaṇa Ascetic (Kinh Lõa Hình Phạm Trí)
Sutra 26. Knowledge of the Three Vedas (Kinh Tam Minh)
Sutra 27. The Rewards of the Life of a Śrāvaka (Kinh Sa-Môn-Quả)
Sutra 28. Poṭṭhapada (Kinh Bố-Tra-Bà-Lâu)
Sutra 29. Lohitya (Kinh Lộ Già)
Sutra 30. A Buddhist Cosmology (Kinh Thế Ký)

*


Tuesday 18 May 2021

Tuổi già

 Nursing home – Nhà dưỡng lão, người nhà đang gửi gắm hay rũ bỏ?
Tạp Chí Hoa Kỳ - 18 Tháng Mười Hai, 2017

Chuyện kể sau hai ngày đầu thực tập tại Nhà Dưỡng Lão (Nursing Home) của Mỹ.

Với tâm trạng đầy háo hức cùng chúng bạn, tôi bước vào làm công việc giúp đỡ người già tại viện dưỡng lão trong vai trò thực tập sinh. Cảm xúc thì nhiều lắm nhưng vì ko có nhiều thời gian viết lách nên tôi tóm tắt tạm bằng ngôn từ xấu xa của tôi: địa ngục trần gian, trả nợ kiếp người, v.v…

Bên cạnh khoảng 1/5 tổng số là những cụ già vui vẻ, độc lập, ít sầu lo, ít thống khổ, lòng tôi quặn thắt với hình ảnh những cụ già của 4/5 còn lại. Cụ khù khoằm với xương thân cứng đơ và các ngón tay cuộn lại, cụ đeo oxy nằm bẹp trên giường đêm ngày, cụ dính mình vào chiếc xe lăn ngày đêm như một hòn đá tĩnh lặng, cụ hầm hè cả ngày khoanh tay nhìn thế gian như thù hằn… Tất cả, tạo nên bức tranh một nhà dưỡng lão lặng ngắt đến rùng mình, đâu đây chỉ còn tiếng thút thít hay rên la đau đớn.

Vì cùng ngôn ngữ, tôi thường được phân công đút ăn cho một cụ người Việt dính mình trên xe lăn, tôi mới hiểu rõ hơn thêm về một kiếp nhân sinh. Cụ cũng như nhiều cụ khác, không hề câm hay điếc nhưng dường như khả năng dùng ngôn ngữ trả lời đã hoàn toàn biến mất. Chỉ còn khả năng nghe là rất tốt, cụ dùng đôi mắt để nói chuyện, gật và lắc đầu hay nhăn nhó để thể hiện cảm xúc. Tôi có nhắc tới những đứa con có thăm cụ không, cụ lắc đầu.

Tôi có hỏi ở trong này cụ có ra ngoài trời nắng đẹp chơi không, cụ lắc đầu. Ngay sau đó tôi thấy cụ khóc. Giọt nước mắt ngấn rơi ra khỏi đôi mắt kèm nhèm gỉ mắt vì không có người quan tâm rửa mặt cho buổi sáng. Nhà dưỡng lão có thuê những người chăm sóc cho các cụ, nhưng bằng lý do này hay lý do khác, họ chỉ có thể thu xếp một người chăm sóc chăm tám cụ một lúc.

Cụ nào nhiều tiền, con cái hiếu thảo mới có thể giúp đỡ thuê thêm người chăm nom (khoảng 15-20$/giờ và cần ít nhất 8 giờ/ngày), còn lại hầu hết các cụ bị bỏ rơi như một vật phế thải.

Bây giờ thì tôi đã hiểu, dù nhà dưỡng lão làm ăn rất bài bản bằng các nhân viên với đủ các vị trí và chức vụ được đào tạo nghiệp vụ đầy mình, hệ thống chăm sóc hiện đại với đầy đủ cơ sở vật chất hỗ trợ, đồ ăn thức uống không thiếu thốn, nhưng nỗi buồn vì bị bỏ rơi, vì thiếu người quan tâm, vì cảm thấy mình vô dụng, vì thiếu sự giao tiếp trong tình thương, kể cả thiếu giao tiếp với thiên nhiên mỗi ngày… là những thứ rất từ từ và thầm lặng tước đi của con người tất cả cho đến tận khi được cái chết chấp nhận.

Vâng, chết được hoàn toàn không phải chuyện đơn giản, bạn sẽ có thể phải đợi cho tuổi già cướp đi dần dần hơi ấm, hơi thở, sự mềm dẻo, khả năng suy nghĩ bình thường, khả năng hoạt động, v.v... khiến bạn phải chìm đắm trong những nỗi đau đớn, sự thiếu dễ chịu đến tột cùng trong suốt những tháng ngày như vô tận.

Là một người còn trẻ và may mắn được trải nghiệm chứng kiến, tôi tin những kiếp người sẽ trở nên thê thảm nếu trở nên phụ thuộc phần lớn hoặc phụ thuộc hoàn toàn cuộc sống vào một ai đó. Mỗi người hoàn toàn có thể tránh được cho tương lai nỗi khốn cùng này bằng cách có sự chuẩn bị từ trước, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện trí não, rèn cả chí khí, tính khí.

Một người có sự chuẩn bị tốt vẫn có thể sống trong tuổi già một cách rất độc lập, theo đuổi các thú vui hoạt động lành mạnh không khác những người trẻ là bao. Theo như khoa học đã kết luận, tuổi già chỉ là giai đoạn con người chứng kiến mọi sự suy giảm các chức năng trong cơ thể chứ không hề đồng nghĩa với bệnh tật và tất cả những đớn đau ta thường thấy.

Tuy nhiên, không phải ai cũng như ai và chắc chắn không ai có thể đoán trước được tương lai mỗi người sẽ ra sao, như ý muốn hay cực kỳ thảm hại. Hãy yêu thương và thông cảm với người già vì đó có thể là hình ảnh của chính bạn trong không bao lâu nữa.

Cuối đời, không gì khác, chính là sự trả nợ trần gian kiếp người trước khi tạm biệt nó về lại cõi vĩnh hằng.

ANH NGUYEN
Seattle, Washington, USA

*


Sách: BỐN BỘ A-HÀM

 BỐN BỘ A-HÀM

Xin trân trọng giới thiệu bốn bộ A-hàm, dạng PDF:

1) Trường A-hàm. Tuệ Sỹ dịch và chú. 
https://tinyurl.com/vn164

2) Trung A-hàm. Tuệ Sỹ dịch và chú. 
Tập I  :  https://tinyurl.com/vn165-a
Tập II :  https://tinyurl.com/vn165-b
Tập III:  https://tinyurl.com/vn165-c

3) Tạp A-hàm. Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ chú thích. 
Tập I  :  https://tinyurl.com/vn166-1
Tập II :  https://tinyurl.com/vn166-2
Tập III:  https://tinyurl.com/vn166-3

4) Tăng nhất A-hàm. Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ chú thích. 
Tổng mục lục:  https://tinyurl.com/vn167-0
Tập I :  https://tinyurl.com/vn167-1
Tập II:  https://tinyurl.com/vn167-2

*


Monday 3 May 2021

Món phở của người Việt gây tranh cãi khắp thế giới

Món phở của người Việt gây tranh cãi khắp thế giới
Lili Tu
BBC Travel
2 tháng 5, 2021

Khi một blogger ẩm thực người Mỹ tên là Tieghan Gerard ngây thơ gọi món mì ăn liền cô nấu là "phở gà", câu nói đó đã gây ra cơn bão tranh luận về món ăn này.

Cô bị cáo buộc là muốn "tẩy trắng" món phở nổi tiếng của người Việt, làm tổn hại văn hóa và con người.

Dù nhà sản xuất kênh Half Baked Harvest với hàng triệu người theo dõi sau đó đã xin lỗi và đổi tên món ăn của cô lại là "mì gà ăn với súp cay và mè", nhưng nhiều người Mỹ gốc Việt tin rằng việc đổi tên này là chưa phù hợp, và vấn đề thực ra nghiêm trọng hơn chứ không chỉ là chuyện một món ăn, nhất là trong tình trạng tội phạm thù địch nhắm vào người Mỹ gốc Á dâng cao như hiện nay.

Dù thảm họa ẩm thực này xuất hiện trên Instagram và khiến mọi người từ giới đầu bếp, người nổi tiếng, đến dân ghiền ẩm thực phản đối, nhưng về mặt tích cực thì nó khiến mọi người chiêm nghiệm kỹ hơn về món ăn quốc hồn quốc túy nổi tiếng của người Việt trong lịch sử lâu đời cả ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.

Phở, với nước dùng sôi sùng sục, thơm ngọt, bổ dưỡng, được nêm gia vị nhẹ chan vào sợi bánh phở đã được chần nóng, là món khá mới trong danh sách các món ăn đặc trưng của người Việt - nó chỉ mới xuất hiện trong các ghi chép từ đầu thế kỷ 20 - nhưng lịch sử của món ăn khiêm nhường này vừa tinh tế vừa phức tạp như chính hương vị của nó.

"Tôi đã ăn phở suốt cả đời, nhưng câu chuyện về phở rất sâu sắc," Andrea Nguyễn, tác giả viết sách nấu ăn người Mỹ gốc Việt nổi tiếng và là người thắng giải cuộc thi James Beard, nói. "Và vì vậy, bạn có thể nghĩ rằng bạn biết rành món phở, nhưng thực ra không phải vậy, bởi vì món phở có những đổi thay."

Dù đa phần các nhà sử học đồng tình rằng phở được phát minh hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 ở miền bắc Việt Nam, trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ, nhưng nguồn gốc của món này vẫn không rõ ràng.

Một số người tin rằng phở là một món ăn kiểu địa phương, được cải biên từ món hầm kiểu Pháp với bò và rau có tên pot-au-feu, tên gọi hơi giống về ngữ âm so với chữ "phở".

Một số người khác cho rằng món này bắt nguồn từ những nhóm người Hoa đến định cư ở miền bắc Việt Nam và bán một món ăn tên là ngưu nhục phấn (牛肉粉 , tức là mì bò). Phần Hán tự 'phấn' (粉) được phát âm là "fuh", cũng tương tự như chữ tiếng Việt "phở".

Alex Trần, một đầu bếp người Việt và tác giả viết về ẩm thực sống ở New Zealand, cho rằng nguồn gốc của phở có thể là sự hòa phối của cả hai món trên.

"Không nghi ngờ gì, sợi phở và các gia vị khác được dùng để nấu nước dùng có liên hệ với người Hoa sống ở miền Bắc. Tuy nhiên, thịt bò không phải là loại thịt hàng ngày mà người Việt ăn vì ta sử dụng trâu bò để cày ruộng. Chỉ dưới thời Pháp thuộc, thì chuyện ăn thịt bò mới xuất hiện và trở nên phổ biến."

Dù nguồn gốc của phở từ đâu, thì mọi người đều yêu thích món ăn này như món quốc hồn quốc túy và là niềm tự hào cháy bỏng của dân địa phương lẫn khả năng gây tranh cãi dữ dội, vì mỗi vùng có cách nấu và sử dụng nguyên liệu riêng mà họ yêu thích.

"Cá nhân tôi sẽ gọi đây là món ăn gầy dựng tình đoàn kết và gây chia rẽ," đầu bếp Trần cho biết. "Đây là niềm tự hào quốc gia của chúng tôi, nhưng chúng tôi chưa bao giờ có thể đồng tình với nhau là phở nào mới là "phở thật". Nếu bạn muốn làm người Việt đánh nhau, cứ hỏi họ phở nào ngon nhất."

PHỞ NAM ĐỊNH

Trong khi nhiều người sành ăn phở sống ở nước ngoài sẽ quen thuộc với phở nấu kiểu miền Nam phong vị Sài Gòn, có nước dùng vị ngọt hơn và sử dụng các loại gia vị và rau ăn kèm thoải mái hơn, thì phiên bản món phở đầu tiên được cho là bắt nguồn từ miền Bắc, từ tỉnh Nam Định, cách Hà Nội khoảng 100km về phía nam.

Tại nơi đây, ở vùng đồng bằng Sông Hồng giàu có, màu mỡ, đường chân trời thẳng băng ngập đồng lúa, cây chuối và rặng tre.

Vùng nông nghiệp này có phần đa cư dân làm nông dân truyền thống, đây cũng là quê hương của hầu hết những đầu bếp nấu phở nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Rất nhiều người trong số họ có liên hệ với gia đình Phở Cồ, ở làng Vân Cù, nằm ở phía nam thành phố Nam Định.

Ngôi làng yên bình với đồng lúa xanh biếc bao quanh, tương phản với những ngôi nhà mái ngói đỏ.

Ở cổng làng có một cửa hiệu chưng tấm biển bán phở qua nhiều thế hệ. Nơi đây là quê hương của ông Vũ Ngọc Vượng và cậu của ông là Cồ Việt Hùng, 87 tuổi, một trong những đầu bếp nấu phở lớn tuổi nhất còn sống.

Bản thân Vũ Ngọc Vượng là một đầu bếp bấu phở từng đoạt giải, sở hữu chuỗi 5 nhà hàng phở cùng một xưởng làm bánh phở tại Hà Nội.

Theo ông Vượng, khi hết mùa thu hoạch lúa, các cụ tổ nhà ông đi đến các thị trấn, thành thị làm nghề bán dạo.

Họ làm và bán món bánh đa cua, nấu bằng cua đồng, với sợi bánh đa dẹt màu trắng hơi giống bánh phở.

Họ cũng có một món ăn truyền thống và độc đáo, đó là món xáo, thường nấu với ít thịt trâu thái mỏng với nước dùng ninh xương, chan bún, ăn kèm với hành lá và rau thơm.

Dù không ai biết đích xác phở ra đời thế nào, nhưng hầu hết mọi người tin rằng dân làng thấy có cơ hội làm ăn vào năm 1898 khi thực dân Pháp bắt đầu xây dựng nhà máy dệt Nam Định.

Kỹ thuật viên người Pháp và hàng ngàn công nhân đổ về vùng làm việc trong nhà máy dệt lớn nhất Đông Dương, và hai món ăn này có vẻ như được kết hợp với nhau, gia giảm chút ít cho hợp với khẩu vị của người Pháp.

"Người Pháp thích thịt bò nên dân làng cải biên một chút bằng cách thêm thịt bò vào bánh đa cua," ông Vượng kể. "Ngoài ra, mọi người cũng được người Pháp đến xây nhà máy cho lại xương thừa mà họ không ăn, dân làng đem xương về và nấu thành nước dùng. Họ kể chúng tôi nghe đó là cách món phở thành hình."

Khi công nhân xây dựng di chuyển từ Nam Định ra Hà Nội để thi công dự án cầu Long Biên, món phở giàu dinh dưỡng nhanh chóng lan xa khỏi ngôi làng.

Với gánh phở trên vai, người làng nghèo đói theo chân công nhân xây dựng, kiếm sống tốt nhờ nghề bán phở, và món ăn một tô này trở thành món ngon người dân thủ đô yêu thích.

"Người đầu tiên từ gia đình họ Cồ đưa phở đến Hà Nội là ông Cồ Hữu Vặng. Nếu còn sống chắc cụ nay phải 130 hay 140 tuổi rồi," ông Vượng kể. "Cụ đến Hà Nội và thuê một căn nhà. Đàn ông trong làng đến và nấu phở, họ gánh gánh phở đi bán khắp Hà Nội ban ngày và trở về nhà ngủ ban đêm."

Con trai và con gái cụ Cồ Hữu Vặng cuối cùng bèn mở quán phở trong khu Phố Cổ Hà Nội, và một số tiệm trong số đó, giờ đây do thế hệ thứ ba của gia đình nấu, vẫn nằm trong số danh sách các hàng phở được đánh giá cao nhất trong thành phố, ví dụ như Phở Gia Truyền Bát Đàn và Phở Bò Việt Hòa Cụ Chiêu.

"90% dân làng tôi đã di cư đến Hà Nội sống và bán phở, chỉ còn 10% người làng vẫn ở Nam Định," ông Vượng nói.

PHỞ BẮC, PHỞ TRUNG, PHỞ NAM

Từ đây, món phở phát triển theo nhiều hướng khác nhau.

Trong món phở Nam Định, thịt bò thái mỏng được xào tái với tỏi cùng các loại rau xanh và vài lát cà chua, bày lên trên bánh phở đã chần nóng, sau đó chan nước dùng thơm lừng. Trong khi đó, dân Hà Nội ăn phở với kiểu cách tối giản hơn rất nhiều.

Ở Hà Nội, nói về phở là nói về chất lượng nước dùng, thậm chí nhiều người còn cảm thấy bỏ thêm rau thơm sẽ làm hỏng vị phở.

Theo bà Bùi Thị Sương, đại sứ văn hóa ẩm thực Việt, nước dùng phở bò ở Hà Nội nấu chỉ bằng xương bò và thịt bò, còn nước dùng phở gà thì chỉ dùng gà.

Càng đi về phía nam bạn sẽ thấy những đặc tính không còn giống như vậy. Chẳng hạn như nước dùng bún bò Huế ở miền Trung sử dụng cả thịt bò và heo cùng với cách nêm nếm phức tạp hơn.

"Cách sử dụng duy nhất một loại thịt trong nước dùng rất giống với ẩm thực kiểu Pháp, khiến cho món ăn thêm phần tinh tế và đậm đà," bà Sương nói.

Ngày nay, rất nhiều người theo trường phái thuần túy nói rằng phở "gốc" là phở từ Hà Nội.

Ông Vượng tin rằng chỉ cần nếm thử nước dùng là biết được một bát phở có ngon hay không. Ông giải thích rằng nước dùng ngon nên có vị ngọt đằm từ tủy xương nấu trong nhiều giờ, nhưng nước phải trong, có màu nhẹ như khói và nêm gia vị nhẹ nhàng.

"Gia vị nấu phở phải có vị đằm tinh tế chứ không nồng, gắt. Khi khách nếm, họ không nên cảm thấy vị nào đậm hơn vị nào," ông giải thích.

Dù phở bò là món ăn quen thuộc ở Hà Nội cho mãi đến giữa thế kỷ 20, nhưng món ăn này vẫn tiếp tục biến đổi.

Vào năm 1939, chính quyền cố gắng kiểm soát tình trạng giết thịt bò bằng cách cấm bán thịt bò vào thứ Hai và thứ Sáu, và người Hà Nội phải chế lại món phở để đỡ thèm.

Phở gà cũng được dân thủ đô yêu thích, và ngày nay, cùng với phở bò, đây là phiên bản của món phở được mọi người ở Việt Nam và khắp nơi yêu mến.

Tác giả ẩm thực Nguyễn nói khoảnh khắc ăn phở mà bà nhớ nhất ở Hà Nội là được ăn một "tô phở gà tuyệt đỉnh". "Nói vậy có nghĩa là tô phở có vị hệt như phở mẹ tôi nấu, nhưng nó có đủ các phần thịt gà mà tôi chưa từng ăn trước đó," bà kể lại. "Nước dùng thịt gà được nấu rất ngon, và có vị như thuốc bổ. Nó như một loại thuốc tuyệt vời."

Năm 1954, khi thời kỳ thực dân Pháp đô hộ kết thúc và Việt Nam chia cắt làm hai miền, hàng triệu người Bắc di cư vào miền Nam.

Phở theo chân người di dân đến vùng đất mới và thích nghi với khẩu vị, văn hóa địa phương và nguyên liệu có sẵn của mỗi vùng.

Vị của phở cũng có thể ngọt hơn, mặn hơn hoặc cay hơn, tùy theo mức độ nấu theo người địa phương.

Điểm còn giữ nguyên là nước dùng nấu từ xương trong vắt, sợi bánh phở trắng mềm, thịt thái mỏng và hành lá.

Các nguyên liệu dùng trang trí, gia vị và các thức ăn kèm cũng đa dạng hơn. Chẳng hạn như ở Hội An, thuộc vùng Nam Trung Bộ, phở ăn kèm với đậu phộng giã dập, với loại ớt rim với dầu, và đu đủ xanh muối xổi, rau húng quế, ớt tươi, chanh và bánh mì chiên giòn xắt lát ăn kèm.

Sự đa dạng văn hóa ở Sài Gòn, với cộng đồng đông người gốc Hoa và người Campuchia và có thêm nhiều loại nguyên liệu mới, món ăn chuyển biến xa hơn nữa.

Người ta sử dụng đường phèn theo kiểu nấu ăn của người Hoa, dùng củ cải trắng, và nguyên liệu từ món hủ tiếu của người Campuchia, thêm vào nước dùng để cân bằng lại vị mặn và khiến nước dùng ngọt hơn.

"Vị phở Sài Gòn có xu hướng ngọt nhiều hơn mặn, trong khi ở Hà Nội thì vị mặn nhiều hơn ngọt. Còn một điểm khác về Sài Gòn và kiểu nấu ăn của ẩm thực miền Nam là khẩu phần ăn lớn hơn. Vì vậy tô phở cũng bự hơn nhiều," Nguyễn cho biết.

Và trong lúc người Hà Nội khi ăn phở kiểu truyền thống chỉ kèm thêm lá húng Láng, thứ rau thơm chỉ trồng được ở làng Láng của Hà Nội, thì ở Sài Gòn, các loại gia vị khác như tương đen, tương ớt và các thức ăn kèm khác như giá, rau quế, ngò và ngò gai cũng được phục vụ tại bàn để thực khách có thể tự thêm vào món ăn theo ý thích riêng.

"Người Nam rất dễ tính," bà Sương nói. "Họ không quan trọng có thay đổi chút ít trong cách nêm nếm. Thực ra kiểu này khiến họ thấy mới hơn."

Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào mùa xuân năm 1975, nhiều người từ miền Nam, hầu hết là ở Sài Gòn, vượt biên đi Mỹ và đến nhiều nơi khác trên thế giới, mang món phở nấu kiểu Nam đi cùng.

Phở bắt rễ ở bất cứ nơi đâu có người Việt sống và giờ đây đã trở thành món ăn nổi tiếng nhất của người Việt.

Nguyễn quan sát rằng khi ẩm thực Việt Nam trở nên nổi tiếng hơn, thực khách nước ngoài bắt đầu được biết đến nhiều kiểu nấu phở và đổi vị, cũng như ẩm thực vùng miền Trung Hoa - từ Sơn Đông đến Tứ Xuyên - cũng ngày càng trở nên thời thượng trong vài năm qua.

"Món ăn đã thay đổi từ món ban đầu do người tị nạn Việt Nam đem đến đây, và trở nên gần hơn với vị mà bạn ăn ở Việt Nam," bà giải thích.

Đổi thay cũng đang diễn ra ở Việt Nam. Các chuỗi hàng phở sử dụng bò nhập khẩu do người Việt từ nước ngoài đem về giờ đây đang định hình lại thị trường phở ở Việt Nam. "Vậy là bạn biết món ăn này có qua có lại, chiều ảnh hưởng rất thông suốt," Nguyễn giải thích.

Bản chất phở là món ăn linh hoạt và dễ thích nghi. Nhưng khi phở tiếp tục biến đổi, thì quan ngại là - như trong vụ món ăn của Gerard - trong quá trình đó món ăn sẽ có thể dần mất đi cái hồn của nó.

"Tôi nghĩ rằng điều quan trọng ở đây là mọi người hiểu xuất xứ của phở. Và với những người thực sự sáng tạo với món này, họ cần phải hiểu món ăn đến từ đâu và tôn trọng những người làm ra nó," Nguyễn nói.

Bà Sương đồng ý công thức nấu không phải dẫm chân tại chỗ, và bà nghĩ rằng không ai có thể nấu phở chính xác như 100 năm trước.

"Truyền thống và hiện đại cần đi song song để phở có thể phát triển," bà nói. "[Nhưng] chúng ta cần phải bảo vệ nguồn gốc của phở để biết nguồn gốc của mình."

*

Phở Sài Gòn

------------------

Pho: The humble soup that caused an outrage
Lili Tu
BBC Travel
22 April 2021

When an American blogger named Tieghan Gerard naively dubbed her quick noodle soup recipe "chicken Pho", it caused a storm in a soup bowl. She was accused of whitewashing the iconic Vietnamese dish and misappropriating a culture and its people. Although the creator of Half Baked Harvest with millions of followers apologised and renamed her recipe "sesame chicken and noodles in spicy broth", many Vietnamese Americans believe the title change was not sufficient and that the issue extends far beyond food, especially with the current rise in hate crimes targeting Asian Americans.

While the culinary catastrophe played out on Instagram and had everyone from chefs to influencers to food lovers up in arms, the upside was that it shone a fresh light on Vietnam's beloved national dish and its long history both in Vietnam and across the world.

Pho, a fragrant, nourishing and gently spiced beef and rice noodle soup, is relatively new in the Vietnamese culinary canon – only appearing in written records in the early 20th Century – but the history of this humble soup is both as subtle and complex as its flavour.

"I have had Pho for all my life, but the story of Pho is very rich," said Andrea Nguyen, acclaimed Vietnamese American cookbook writer and James Beard winner. "And so, you think you know Pho, but you really don't because Pho changes."

While most historians agree that Pho was invented in the late 19th and early 20th Century in northern Vietnam during French colonial times, its origins are murky. Some believe Pho was an adaptation of the French one-pot beef and vegetable stew pot-au-feu, which shares a phonetic similarity to "phở". Others say it was from the Chinese communities who settled in the north of Vietnam and sold a dish called 牛肉粉 (beef with noodles). The Chinese character for 粉 is pronounced "fuh", which is similar to the Vietnamese "phở".

Alex Tran, a Vietnamese chef and food writer who is currently based in New Zealand, suggests the origin of Pho may be a combination of both. "Rice noodles and other spices used in making the broth undoubtedly have a connection with Chinese people in the north. However, beef is not the daily meat of the Vietnamese as we use buffaloes for farming. Only under the French colonial regime did the consumption of beef start to appear and bloom."

Whatever Pho's origins, it is both beloved across the country as its national dish and a matter of fierce local pride and contention, where each region has its own preferred take on the ingredients.

"I personally would call it a dish that unites and tears us apart," Tran said. "This is our national pride, but we would never settle on which type of Pho is the 'real Pho'. If you want to make Vietnamese fight each other, ask them which Pho is the best."

While many overseas Pho connoisseurs will be familiar with Saigon's southern-style of Pho, which has a sweeter broth and a liberal use of garnishes and condiments, the first version of the soup is thought to have originated in the north, 100km south of the Vietnamese capital of Hanoi, in Nam Dinh province.

Here, south of the rich, fertile Red River Delta, a wide flat horizon embraces rice paddies, banana trees and bamboo hedges. This agricultural region, where most of the workforce were traditionally farmers, is also where most of the best-known Pho masters in Vietnam come from. Many of them are linked to the Co family in Van Cu village, south of Nam Dinh city.

The peaceful village is surrounded by traditional green rice paddies that contrast with the red tile house roofs. At the village entrance is a shop with a Pho sign that has hung there for many generations. This is the hometown of Vu Ngoc Vuong and his uncle Co Viet Hung, who at 87 is one of the oldest Pho masters alive. Vu Ngoc Vuong is an award-winning Pho master himself, with a chain of five Pho restaurants plus a rice noodle workshop in Hanoi.

According to Vuong, when not cultivating rice, his ancestors travelled to towns and cities where they worked as street vendors. They made and sold bánh đa cua, a type of river crab soup using the tiny crabs that were abundant in the rice fields to make a seafood broth that's served with a type of white flat rice noodles, similar to Pho noodles. They also ate a traditional soup unique to the region called xáo, which was made with slices of water buffalo meat cooked in a simple bone broth with rice vermicelli noodles, spring onions and herbs.

Although no one is sure exactly how Pho came about, most believe that villagers saw an opportunity in in 1898 when French colonialists started constructing the Nam Dinh textile plant. French technicians and thousands of workers flooded into the region to work on Indochina's largest silk plant, and these two soup dishes were likely combined and modified to cater to French tastes.

"The French like beef so the villagers tweaked it by adding beef to the bánh đa cua," Vuong said. "Also, they were given the discarded bones by the French who came to build the textile plant, so they took them back and boiled those to make the broth. They told us that was how Pho was created."

As construction workers moved from Nam Dinh to Hanoi to work on the Long Bien bridge project, the nourishing noodle soup quickly spread beyond the village. Carrying portable Pho stalls on poles over their shoulders, impoverished villagers followed the construction workers, making a good income from selling Pho, and the meal-in-a-bowl soon became a favourite for people living in the capital.

"The first person from the Co family who brought Pho to Hanoi was Co Huu Vong. If he was still alive, he would be 130 or 140 years old," Vuong said. "He came to Hanoi and rented a house. Young men from the village came and made Pho; they took their mobile stalls around Hanoi during the day and went back to the house to sleep at night."

Co Huu Vong's sons and daughters eventually set up Pho shops in Hanoi's Old Quarter, and a few of those, now run by the third generation, are among the highest regarded Pho vendors in the city, such as Phở Gia Truyền Bát Đàn and Phở Bò Việt Hoà Cụ Chiêu. "Ninety percent of my village have moved to Hanoi to live and run Pho businesses, only 10% have stayed in Nam Dinh," Vuong said.

From here, Pho went in very different directions. In Nam Dinh's version, beef slices are wok-fried with garlic, greens and a piece of tomato, then placed on top of blanched noodles before pouring a huge ladle of the aromatic broth into the bowl. Meanwhile, Hanoians took a far minimalist approach to the dish.

In Hanoi, Pho is all about the quality of the broth, with some feeling that even herbs can distract from the flavour. According to Mrs Bui Thi Suong, a cultural ambassador for Vietnamese cuisine, beef Pho broth in Hanoi is made of just beef bones and beef meat; while chicken Pho broth only has chicken. Heading further south you don't see that same specificity. Bun Bo Hue broth in Hue in central Vietnam, for example, uses both beef and pork plus more complex seasonings.

"The single use of an animal type in broth is very similar to the French cooking, which makes the taste more delicate and refined," Suong said. Today, many purists say that the most "authentic" Pho is from Hanoi.

Vuong believes that the broth is the litmus test of a good Pho. He explained that a good broth should have a deep and sweet flavour from the marrow bones that have been simmering for hours, yet it needs to be clear, amber-like colour and subtly spiced. "Spices used in Pho should be subtle undertones of flavour rather than complex layers. When the customers taste it, they shouldn't feel any spice stronger than others," he said.

Although beef Pho was the go-to in Hanoi up until the mid-20th Century, the dish continued evolving. In 1939, the government tried to curb the slaughtering of cows by forbidding the sale of beef on Mondays and Fridays, and Hanoians had to reinvent Pho to satisfy their cravings. Chicken Pho was embraced by residents of the capital, and today, along with beef, it remains a much-loved version in Vietnam and beyond.

Nguyen says her fondest moment eating Pho in Hanoi was "a spectacular chicken Pho". "By that, I mean it tasted just like my mother's Pho, yet it had all of the chicken parts that I have never eaten before," she said. "The chicken broth was so beautifully made, and it tasted like tonic. It's like a wonderful medicine."

In 1954, as the French colonial period ended and Vietnam divided into two, millions of northern Vietnamese migrated towards the south. Pho came with the migrants to the new lands and was adapted to the local taste, culture and produce of each region. The flavours of Pho could be sweeter, saltier or spicier depending on the degree of local preference. What remained consistent was the clear bone broth, the soft white rice noodles, the tender meat slices and green spring onion. The garnish, condiments and additions are where things diverged. In Hoi An, on Vietnam's south-central coast, for example, Pho is served with crushed peanuts, a local chilli oil called ớt rim, pickled green papaya, Thai basil, fresh chilli, lime and fried baguette slices on the side.

Saigon's cultural diversity, with its large Chinese and Cambodian communities and the availability of new ingredients, further fuelled the dish's evolution. Rock sugar from Chinese cooking, and white radish, an ingredient of Cambodian noodle soup kuy teav, were added to the broth to balance the saltiness and make it sweeter. "The flavour of Saigon Pho tends to be more sweet than savoury, whereas Hanoi is more savoury than sweet. And the other thing about Saigon and southern style foods is that everything is larger. So the bowls of Pho are far bigger," said Nguyen.

And while Hanoians only traditionally used mint from the capital's Láng area, in Saigon, condiments like fermented bean and chilli sauce and garnishes such as bean sprouts, basil, cilantro and rice-paddy herb were placed at the table so diners could customise the soup to their preference.

"Southern people are very easy going," said Suong. "They don't mind a bit of change in the use of seasoning. It is actually refreshing for them."

After the Vietnam War ended in spring 1975, many people from the south, mostly Saigon, fled to the US and other parts of the world, taking southern-style Pho with them. Pho has taken root wherever the Vietnamese are and has now become the most recognised Vietnamese dish around the world.

Nguyen observes that as Vietnamese food becomes more popular, people outside Vietnam are starting to be educated on its many variations and permutations, just as regional Chinese cooking – from Shandong to Sichuan – has becoming increasingly trendy in recent years. "It changes from what was brought over here initially by Vietnamese refugees, and becomes perhaps closer to the experience that you would get in Vietnam," she said.

Changes are happening in Vietnam, too. Imported beef and Pho chains run by expatriate Vietnamese are redefining the Pho landscape in Vietnam. "So you know it goes back and forth, the direction is very fluid," Nguyen added.

Pho by nature is a versatile and easily adaptable dish. But as Pho keeps evolving, the concern – as seen in the outrage over Gerard's dish – is it might lose its soul in the process.

"I think that what's important is for people to understand the origins of Pho. And for people to be really creative with it, they need to understand where Pho came from and appreciate the people who make it," said Nguyen.

Suong agrees that recipes aren't stagnant and thinks that no one could cook Pho exactly like it was 100 years ago. "The traditional and the modern need to be in parallel so Pho can evolve," she said. "[But] we need to protect the origin of Pho so we know our roots."

*

Phở Nam Định






Sách: THẾ LÀ GIÀ! Tư Tưởng Thiền về Tuổi Già với Chút Tự Trào và Tự Hào. Susan Moon (2011). Diệu Liên Lý Thu Linh dịch Việt (2012)

 Sách:

THẾ LÀ GIÀ!
Tư Tưởng Thiền về Tuổi Già với Chút Tự Trào và Tự Hào
Susan Moon (2011)
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch Việt (2012)

Nguyên tác: 

THIS IS GETTING OLD
Zen Thoughts on Aging with Humor and Dignity

Tải về bản PDF, song ngữ Việt Anh:
=> https://budsas.net/sach/vn163.pdf

MỤC LỤC

Lời giới thiệu
Lời người dịch

Phần I- Những Vết Rạn Trên Thân Tâm
Chương 1: Tôi để bình bát ở đâu?
Chương 2: Vết Nhơ Trên Bầu Trời|
Chương 3: Rời khỏi vị thế Hoa Sen
Chương 4: Ống Thở
Chương 5: Xương Già
Chương 6: Tất Cả Đều Sụp Đổ
Chương 7: Giây Phút Lão Hóa, Giây Phút Tuyệt Vời

Phần II- Những Thay Đổi Trong Các Mối Liên Hệ
Chương 8: Dưới Bóng Mát Cây Đời
Chương 9: Hoán Đổi Giữa Ta và Người
Chương 10: Ngôi Nhà Chung
Chương 11: An Nhiên Tự Tại
Chương 12: Tâm Lão Bà
Chương 13: Vô Ái Dục
Chương 14: Vô Hình, Vô Tướng
Chương 15: Cô Bé Tinh Nghịch Trở Về

Phần III- Trong Cõi Tâm Linh
Chương 16: Uống Trà Với Thượng Đế
Chương 17: Tôi Chẳng Là Tôi Nữa
Chương 18: Không Thể Mang Theo
Chương 19: Chốn Bí Mật
Chương 20: Trò Chuyện Với Người Mẹ Đã Khuất Của Tôi
Chương 21: Hiện Tại
Chương 22: Cô Đơn Giữa Mọi Người
Chương 23: Bao La Cõi Đời

*-----------------*



Saturday 1 May 2021

Sách: Hành hương Phật tích Ấn Độ, Nepal - Thích Nhật Từ, Thích Ngộ Dũng (2018)

 Sách:

(1) SỔ TAY HÀNH HƯƠNG PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ VÀ NEPAL
Thích Nhật Từ (2018)

Tải về bản PDF tại link:
=>  https://tinyurl.com/dpy525fk (6.45 MB)

(2) THEO DẤU CHÂN PHẬT TẠI ẤN ĐỘ VÀ NEPAL
Thích Nhật Từ & Thích Ngộ Dũng (2018)

Hình ảnh Phật tích trong các chuyến hành hương do chùa Giác Ngộ, Q. 10 Sài Gòn, tổ chức.

Tải về bản PDF tại link:
=>  https://tinyurl.com/2w2msf6s (dung lượng lớn, 54 MB)

*