Wednesday 29 April 2020

30/4: Thành kính tưởng niệm

Thành kính tưởng niệm những người đã chết trong cuộc chiến, 1954-1975, và những người đã chết trên đường di tản, tị nạn, 1975-1995. 
 
Nguyện cho tất cả được tái sinh về cõi an vui.

----------------
Theo Wikipedia, có khoảng 2,5 triệu người Việt thuộc các thành phần, phe phái khác nhau đã chết trong cuộc nội chiến 1954-1975. Sau đó, 1975-1995, có khoảng 2 triệu người di tản, tị nạn, rời khỏi Việt Nam. Ước tính khoảng 10% (200,000 người) đã bỏ mạng trên biển.

*



Ghi chú:

1) Theo Wikipedia, khoảng 2,5 triệu người -- thuộc nhiều thành phần, phe phái -- đã chết trong cuộc chiến.
(Vietnam War casualties, https://en.wikipedia.org/wiki/Vietnam_War_casualties )


2) Encyclopeadia Britannica tóm tắt (https://www.britannica.com/event/Vietnam-War):

The human costs of the long conflict were harsh for all involved. Not until 1995 did Vietnam release its official estimate of war dead: as many as 2 million civilians on both sides and some 1.1 million North Vietnamese and Viet Cong fighters. The U.S. military has estimated that between 200,000 and 250,000 South Vietnamese soldiers died in the war. In 1982 the Vietnam Veterans Memorial was dedicated in Washington, D.C., inscribed with the names of 57,939 members of U.S. armed forces who had died or were missing as a result of the war. Over the following years, additions to the list have brought the total past 58,200. (At least 100 names on the memorial are those of servicemen who were actually Canadian citizens.) Among other countries that fought for South Vietnam on a smaller scale, South Korea suffered more than 4,000 dead, Thailand about 350, Australia more than 500, and New Zealand some three dozen.

3) Sau đó, 1975-1995, có khoảng 2 triệu người di tản, tị nạn, rời khỏi Việt Nam. Ước tính khoảng 10% (200,000 người) đã bỏ mạng trên biển.

According to the United Nations High Commissioner for Refugees, between 200,000 and 400,000 boat people died at sea. Other wide-ranging estimates are that 10 to 70 percent of Vietnamese boat people died at sea. (https://en.wikipedia.org/wiki/Vietnamese_boat_people).

4) Đọc thêm:
Indochina refugee crisis, https://en.wikipedia.org/wiki/Indochina_refugee_crisis

*-----*

Kinh Pháp cú: Bảng đối chiếu giữa bản chữ Hán và chữ Pāli

Kinh Pháp cú: Bảng đối chiếu giữa bản chữ Hán (T 210) và chữ Pāli
Trích: Nghiên cứu so sánh văn bản kinh Pháp Cú chữ Hán và chữ Pāli, Thích Nữ Nguyệt Chiếu

Hán tạng                                                            Pāli tạng
01. Phẩm Vô Thường (21)                                  (không có)
02. Phẩm Giáo Học (29)                                     (không có)
03. Phẩm Đa Văn (19)                                        (không có)
04. Phẩm Đốc Tín (18)                                        (không có)
05. Phẩm Giới Thận (16)                                   (không có)
06. Phẩm Duy Niệm (12)                                   (không có)
07. Phẩm Từ Nhân (18)                                      (không có)
08. Phẩm Ngôn Ngữ (12)                                   (không có)
09. Phẩm Song Yếu (22)                                    01. Phẩm Song Yếu (20)
10. Phẩm Phóng Dật (20)                                   02. Phẩm Không Phóng Dật (12)
11. Phẩm Tâm Ý (12)                                         03. Phẩm Tâm (11)
12. Phẩm Hoa Hương (17)                                 04. Phẩm Hoa (16)
13. Phẩm Ngu Ám (21)                                      05. Phẩm Ngu (16)
14. Phẩm Minh Triết (12)                                   06. Phẩm Hiền Trí (14)
15. Phẩm La Hán (10)                                        07. Phẩm A La Hán (10)
16. Phẩm Thuật Thiên (16)                                08. Phẩm Ngàn (16)
17. Phẩm Ác Hành (22)                                     09. Phẩm Ác (13)
18. Phẩm Đao Trượng (14)                                10. Phẩm Hình Phạt (17)
19. Phẩm Lão Mạo (14)                                     11. Phẩm Già (11)
20. Phẩm Ái Thân (13)                                       12. Phẩm Tự Ngã (10)
21. Phẩm Thế Tục (14)                                       13. Phẩm Thế Gian (12)
22. Phẩm Thuật Phật (21)                                   14. Phẩm Phật Đà (18)
23. Phẩm An Ninh (14)                                       15. Phẩm An Lạc (12)
24. Phẩm Hảo Hỷ (12)                                        16. Phẩm Hỷ Ái (12)
25. Phẩm Phẫn Nộ (26)                                       17. Phẩm Phẫn Nộ (14)
26. Phẩm Trần Cấu (19)                                     18. Phẩm Cấu Uế (21)
27. Phẩm Phụng Trì (17)                                    19. Phẩm Pháp Trụ (17)
28. Phẩm Đạo Hạnh (28)                                    20. Phẩm Đạo (17)
29. Phẩm Quãng Diễn (14)                                 21. Phẩm Tạp Lục (16)
30. Phẩm Địa Ngục (16)                                     22. Phẩm Địa Ngục (14)
31. Phẩm Tượng Dụ (18)                                    23. Phẩm Voi (14)
32. Phẩm Ái Dục (32)                                         24. Phẩm Tham Ái (26)
33. Phẩm Lợi Dưỡng (20)                                   (không có)
34. Phẩm Sa Môn (32)                                        25. Phẩm Tỳ Kheo (23)
35. Phẩm Phạm Chí (40)                                    26. Phẩm Bà La Môn (41)
36. Phẩm Nê Hoàn (35)                                      (không có)
37. Phẩm Sinh Tử (18)                                        (không có)
38. Phẩm Đạo Lợi (19)                                       (không có)
39. Phẩm Kiết Tường (19)                                  (không có)

Ghi chú: (số phẩm). tên phẩm (số kệ)


Kinh Pháp Cú Bắc-Nam đối chiếu

Monday 27 April 2020

Về tên gọi VESAK (Wesak, Wisak, Vesakha)

VESAK (Wesak, Wisak, Vesakha) là từ tiếng Pāli “Vesākha” hay Sanskrit “Vaiśākha”, tên tháng thứ 2 theo âm lịch (lịch tính theo ngày trăng) của Ấn Độ, tương ứng với tháng 4 của âm lịch Việt Nam và Trung Hoa.

Ngày nay, từ VESAK trở nên phổ thông trong các cộng đồng Phật giáo, để chỉ ngày Tam Hợp kỷ niệm 3 sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni: Đản Sinh, Thành Đạo và Nhập Diệt.

Ngoài ra, trong các nước Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka, từ BUDDHA JAYANTI (jayanti: ngày sinh), BUDDHA PURNIMA (purnima: lễ trăng rằm) cũng được dùng trong dịp lễ nầy.

Tên gọi Vesak trong các ngôn ngữ thế giới, theo Wikipedia - https://en.wikipedia.org/wiki/Vesak :

Assamese: বুদ্ধ পূর্ণিমা Buddho Purnima
Bengali: বুদ্ধ পূর্ণিমা Buddho Purnima, বুদ্ধ জয়ন্তী Buddho Joyonti
Dzongkha: སྟོན་པའི་དུས་ཆེན་༥ འཛོམས་ Dhüchen Nga Zom
Burmese: ကဆုန်လပြည့် ဗုဒ္ဓနေ့ "Full Moon Day of Kason"
Chinese: 佛陀誕辰紀念日 (Phật Đản Thần Kỷ Niệm Nhật), 佛誕 (Phật Đản, Birthday of the Buddha), 浴佛節 (Dục Phật Tiết - Lễ Tắm Phật, Occasion of Bathing the Buddha), 衛塞節 (Vệ-tắc Tiết 卫塞节)
Hindi: बुद्ध पूर्णिमा Buddha Pūrṇimā, बुद्ध जयन्ती Buddha Jayantī, वैशाख पूर्णिमा Vaisākh Pūrṇimā
Indonesian: Hari Raya Waisak
Japanese: 花祭り Hanamatsuri (Flower Festival - Hoa Tế Nhật)
Khmer: វិសាខបូជា Visak Bochea
Kannada: ಬುದ್ಧ ಪೌರ್ಣಮಿ Buddha Pournima
Korean Hangul: 석가 탄신일; Hanja: 釋迦誕辰日 Thích-Ca Đản Thần Nhật; RR: Seokka Tanshin-il (Birthday of the Shakyamuni Buddha), Korean: 부처님오신날 (Buddha's Day)
Lao: ວິສາຂະບູຊາ Vixakha Bouxa
Malay: Hari Wesak (هاري ويسق)
Mongolian: Бурхан Багшийн Их Дүйцэн Өдөр (Lord Buddha's Great Festival Day)
Marathi: बुद्ध पोर्णिमा Buddha Pornima
Nepal Bhasa: स्वांया पुन्हि Swānyā Punhi
Nepali: बुद्ध पुर्णिमा Buddha Purnima, बुद्ध जयन्ति Buddha Jayanti
Sinhalese: වෙසක් Vesak
Tamil: விசாகத் திருநாள் Vicākat Tirunāḷ
Tagalog: Araw ng Bisyak
Telugu: బుద్ధ పౌర్ణమి Buddha Pournami or alternatively వైశాఖ పౌర్ణమి Vaisakha Pournami
Thai: วิสาขบูชา Wisakha Pucha
Tibetan: ས་ག་ཟླ་བ།, THL: Saga Dawa
Vietnamese: Phật Đản (Birthday of the Buddha), Tam Hợp

*---*---*


Về các ngày lễ VESAK (Tam Hợp, Phật Đản) trên thế giới.

THEO TRUYỀN THỐNG:

1) PG Nam tông: Ngày Tam Hợp (Đản sinh, Thành đạo, Bát-niết-bàn) là ngày Rằm tháng 2 (Vesakha, Vesak) theo lịch Ấn Độ (tương ứng với tháng Tư âm lịch VN và Trung Quốc).

2) PG Bắc tông: Có 3 ngày lễ khác nhau trong năm.
- Đản sinh: Mồng 8 tháng Tư âm lịch (Phật Đản),
- Thành đạo: Mồng 8 tháng Chạp âm lịch,
- Bát-niết-bàn: Rằm tháng Hai âm lịch.

3) PG Mật tông: Ngày Tam Hợp như PG Nam tông, nhưng là ngày Rằm tháng Tư của âm lịch Tây Tạng, ngày này tương ứng với Rằm tháng Năm của âm lịch VN và Trung Quốc.

PHÁT TRIỂN LỊCH SỬ CẬN ĐẠI:

1) Tại Nhật Bản, từ thời Minh Trị Duy Tân, đã thông qua lịch Gregorian (dương lịch) thay âm lịch của Trung Quốc từ năm 1873. Trong nhiều ngôi chùa Nhật Bản, ngày Phật Đản được tổ chức vào ngày 8 tháng 4 dương lịch.

2) Khoảng giữa thập niên 1960, Giáo hội PGVN Thống Nhất ở miền Nam VN quyết định chọn ngày Rằm tháng Tư âm lịch là ngày Phật Đản.

3) Vào cuối năm 1999, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định chọn ngày trăng tròn của tháng Năm dương lịch là ngày lễ Phật giáo UN Vesak.

4) Trong vài năm qua, Giáo hội PGVN quyết định thành lập Tuần lễ Phật Đản, bắt đầu từ ngày mồng 8 tháng Tư cho đến ngày 15 tháng Tư âm lịch, để các chùa tùy nghi tổ chức lễ Phật Đản tại địa phương, rồi cùng chung nhau cử hành Đại lễ Phật Đản tại một địa điểm tập trung ở mỗi tỉnh, thành phố lớn vào ngày 15 tháng Tư âm lịch.

*

Do đó, trong năm 2020 này, lễ Vesak – Phật Đản được tổ chức vào các ngày sau đây:

• Nhật Bản: 08-04-2020
• Nam Hàn, Trung Quốc, Hongkong, Đài Loan: 30-04-2020
• Đông Nam Á & Nam Á: 07-05-2020
(Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar, Singapore, Malaysia, Sri Lanka, India, Nepal, Bangladesh)
• UN Vesak: 07-05-2020
• Tibet, Bhutan, Mongolia: 05-06-2020



*-------------------------*

Sunday 26 April 2020

Sách: Kinh Pháp cú Bắc truyền - Ba bản Việt dịch

Kinh Pháp cú Bắc truyền: 3 bản Việt dịch.

1) Pháp Cú Bắc truyền. Thích Đồng Ngộ, Thích Nguyên Hùng dịch (2019).
https://budsas.net/sach/vn85.pdf

2) Kết một tràng hoa - Kinh Pháp cú Hán tạng. Thích Nhất Hạnh dịch và giải (2014).
https://budsas.net/sach/vn94.pdf

3) Kinh Pháp Cú Bắc Truyền. Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh (T210).
https://budsas.net/sach/vn97.pdf

*

Saturday 25 April 2020

Sách: Kinh Pháp Cú Bắc Truyền (T210)

Kinh Pháp Cú Bắc Truyền.
Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh (T210).
(Bình Anson hiệu đính và dàn trang).

Tải bản PDF về máy để đọc và in trên giấy:
https://budsas.net/sach/vn97.pdf

*

Seven Ways To Tell If You're A "Truly" Humble Person

Seven Ways To Tell If You're A "Truly" Humble Person
By Lindsay Holmes
Huffington Post, Australia, www.huffingtonpost.com.au, 17/07/2014.

*

In a society where fortune favors the strong, modesty is often seen as a weakness. Climbing to the top of a corporate ladder is our modern version of “survival of the fittest” -- and for that reason, meekness is often under-appreciated. But turns out, the secret to success and fulfillment may very well lie in the ability to express humility.

The emphasis on humility in philosophy and religious texts shows that it’s a trait and principle that deserves to be revered. As Confucius once defined it, humility is “the solid foundation of all virtues” -- and possibly the key to achievement. While humble people are often seen in today's corporate culture as unassertive, passive types, there's something truly powerful about them that we can all stand to emulate. Studies have associated humility with healthy adjustment, good leadership and other positive emotions -- demonstrating that in order to reach total success, we could stand to benefit from getting in touch with our modest side. And this doesn't require as much self-deprecation as one might think, says Mike Austin, Ph.D., professor of philosophy at Eastern Kentucky University.

“Many people think of humility as ... thinking very little of yourself, and I don't think that's right,” Austin tells The Huffington Post. “It's more about a proper or accurate assessment. A big part of humility is knowing our own limits, our strengths and weaknesses, morally or otherwise.”

But beyond just knowing ourselves, humility can also build upon other positive traits we already have, Austin says. “In general, most traditions, religious or philosophical, believe that certain character traits make up a good person -- and a lot of those attributes are enhanced by humility,” he notes.

So how do we add a little more humility to our lives? Below, find seven traits humble people have mastered that allow them to live accomplished, fulfilled and happy lives.

1) They focus their energy on others.
People who practice humility tend to reflect inward, but when it comes to where they focus their energy, it’s all about other people. Austin says that while humble people put others before themselves, they do it in a mindful manner that doesn’t end up hurting themselves in the long run. “Some people think of humility as thinking little of yourself, but I would say it’s someone who just doesn’t think about themselves that much,” he explains. “Their focus is just outward. They have a real interest in others and their contributions to the world.”

Because there’s this lack of self-absorption, humble people also have more courage to try new things. With a focus on others, there is less pressure to be perfect. “That really frees them up to take risks,” Austin says. “They’re not paralyzed with a fear of failure because that’s not their chief concern.”

2) They're conscientious.
In addition to being concerned for others, people who exude humility also act on their compassion. According to a 2012 study, humble people are more likely than prideful people to help out a friend. Additionally, research also shows that humble people show a more charitable and generous nature toward other people. Not a bad kind of person to have in your corner -- and certainly not a bad habit to adopt yourself. Science shows, after all, that altruism can benefit health and significantly contribute to happiness.

3) Their moral compass guides their decision-making.
We’ve all been there: Stuck between a rock and a hard place when it comes to making a choice. But when humble people struggle with what the best option is, they look to their instincts. “Humble people have a habit of thinking about their values when they make choices,” Austin says. “It involves certain respect for important moral values -- like compassion.” Humility by its partial definition is to accept things with grace -- and part of doing that, he explains, is knowing that you made a decision you will stand by, no matter the outcome.

4) They see happiness as a journey.
Studies have shown that we tend to achieve happiness more when we’re not actually pursuing it. Humble people -- who already place their focus outward -- tend to naturally take this approach. As a result, the virtue allows them to feel fulfilled on a regular basis, Austin says.

“Human nature is such that we want to be happy, however we tend to define that, but ... people that are the happiest are the ones that don’t think so much about trying to be happy,” he explains. “That works for humble people. They get caught up in projects, people and things that they consider bigger and more important than themselves and then they get more happiness anyway as a byproduct.”

5) They excel as leaders.
While humility is more of a softer strength, that doesn’t mean it can’t make an impact in the boardroom. “It sort of defies the stereotype of the arrogant, self-centered CEO. ... You don’t really think of humility as a key trait for success in leadership, but it is,” Austin says.

Humble people have the ability to shine in professional settings because they give credit where it is due and are open to collaboration. And while the workplace tends to recognize self-promoters over their more modest counterparts, humility actually makes people better employees and bosses, TIME reports.

6) They know good things lie ahead -- and they’re OK waiting for them.
When you live on the side of modesty, you’re genuinely thankful for the opportunities and accolades you receive -- and not only is that a refreshing outlook to have, but it helps you cope with the periods of wait time in-between. With humility, Austin says, you’re more capable of waiting for the peaks of your life to come -- and you’re grateful when they do. “We’re impatient with people and our circumstances because we want what we want, right now,” Austin says. “But because humility focuses so outwardly, it tends to foster patience.”

7) They have strong relationships.
While humility may sometimes be viewed as a subservient characteristic, when it comes down to it, most people don’t want a narcissistic friend or partner -- and that ability to posses modesty and genuine graciousness for others can significantly strengthen social bonds.

According to the American Psychological Association, humility creates a sense of “we-ness” in relationships. Being humble means possessing a better capacity to form cooperative alliances -- a crucial component in strengthening connections. “Of any communal endeavor, whether it’s a business, a family or an athletic team, humility can make those relationships better,” Austin says. “When there’s that kind of harmony, that’s when the better angles of our nature come out.”

*


Friday 24 April 2020

Sách: Lịch sử Phật giáo Nam tông VN

Lịch sử Phật giáo Nam tông VN

1) Giáo trình Lược sử Phật giáo Nam tông Việt Nam. Tỳ-khưu Thiện Minh (2017).
https://budsas.net/sach/vn55.pdf

2) Phật giáo Nam tông Kinh Việt Nam 1938-1963. Thiện Hậu Kusalapaccha (2017).
https://budsas.net/sach/vn46.pdf

*

Sách: Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1954)

Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha (1902-1954)
Kỷ yếu, Nguyễn Đại Đồng thực hiện (2017)

Tải về đọc:
=> https://budsas.net/sach/vn96.pdf
*

Thursday 23 April 2020

Sách: Thích Đồng Bổn (2020). Nhân vật Phật giáo Việt Nam, 1800-2017

Nhân vật Phật giáo Việt Nam, 1800-2017
Thích Đồng Bổn (2020)

Tải về đọc: https://budsas.net/sach/vn93.pdf

*
LỜI NÓI ĐẦU

Nhận thấy nhu cầu tìm hiểu những nhân vật, con người, đã và đang đóng góp công sức cho Phật giáo Việt Nam ngày nay, dù chỉ một thoáng để lại dấu ấn trên cuộc đời rồi đi vào quên lãng, ít ai còn nhắc tới. Chúng tôi, những người viết lại lịch sử Phật giáo cảm thấy áy náy khi chưa nêu được những danh tính nhân vật tiền nhân và đương đại, để những nhà nghiên cứu tìm biết về sự góp mặt của họ trong dòng chảy lịch sử Phật giáo, để lớp bụi thời gian đừng xóa nhòa đi tất cả.

Chính vì thế, sau khi ra mắt các quyển Danh Tăng Việt Nam 1, 2, 3, trong hồ sơ sưu khảo của mình còn biết bao nhiêu nhân vật, có rất nhiều vị chưa hội đủ yếu tố tiêu chuẩn là một danh tăng. Chúng tôi nghĩ chỉ còn một cách giới thiệu sơ nét tất cả nhân vật Phật giáo có tên tuổi để lại cho đời qua hình thức thứ tự để dễ dàng tra cứu, dẫu biết rằng không bao giờ làm được trọn vẹn, nhưng phải bắt tay làm trước đã, rồi những bản in lần sau sẽ cập nhật những thiếu sót mà chúng tôi chưa có tư liệu hoặc chưa biết tới.

Rất mong nhận được mọi góp ý bổ sung cho những gì mà chúng tôi chưa làm được trong tập đầu tiên này. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã xảy ra rất dài, có thể nói là không có điểm dừng cho những tìm tòi về quá khứ, cho nên trong sách này, chúng tôi xin được phép giới hạn phạm vi là nhân vật từ đầu thế kỷ XIX (1800) cho đến nhân vật đương đại hiện nay.

Xin phép thứ hai, là hạn chế nhân vật PG tuổi đời còn trẻ, (Sa di, Đại đức) sự nghiệp còn dài, nên sẽ cập nhật cho lần tới khi tuổi đời tuổi đạo xứng tầm (trừ những vị đã nổi danh và thánh tử đạo) đó là cách để tôn trọng những bậc thành tựu đi trước vậy.
Như thế thôi mà đã cảm thấy là quá sức mình rồi, rất mong sự tiếp nối cộng tác của chư vị thức giả quan tâm và có hiểu biết hơn những gì chúng tôi đã biết và đã viết, để bộ sách Nhân vật Phật giáo này mỗi lần in là mỗi lần được cập nhật bổ sung đầy đủ hơn.

Xin trân trọng sám hối những điều còn sai sót trong quyển sách này, mong chư tôn đức các thức giả niệm tình bổ chính cho, để bản in lần tới được hoàn chỉnh hơn.

Mùa Thu năm 2017 - PL 2561
Tm. Trung Tâm Nghiên Cứu Phật Giáo Việt Nam
Tỳ kheo Thích Đồng Bổn

*---------------------------------*

Sách: Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền với Hội Phật học Nam Việt

Cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ Truyền với Hội Phật học Nam Việt
Kỷ yếu Hội thảo Khoa học.
Chùa Xá Lợi, Q. 3, Sài Gòn, 20-04-2019.

Tải về bản PDF:
=> https://budsas.net/sach/vn92.pdf

Đọc riêng lẻ từng bài tham luận:
=> http://chuaxaloi.vn/tin-tuc/ky-yeu-hoi-thao-khoa-hoc/1884.html

*--------------*

Sách: Cư sĩ Lê Đình Thám và Những Đóng Góp đối với Hội An Nam Phật Học

Cư sĩ Lê Đình Thám và Những Đóng Góp đối với Hội An Nam Phật Học
Kỷ yếu Hội thảo, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (2019).

Tổ chức tại chùa Từ Đàm, Huế, 10-11/04/2019.

Tải về bản PDF:
=> https://budsas.net/sach/vn95.pdf

*

Sách: Kết một tràng hoa - Kinh Pháp cú Hán tạng. Thiền sư Nhất Hạnh dịch và chú (2014)

Kết một tràng hoa - Kinh Pháp cú Hán tạng.
Thiền sư Nhất Hạnh dịch và chú (2014).
(Bình Anson hiệu đính và trình bày đầy đủ 39 phẩm, dựa theo bản vi tính tại trang web Làng Mai, 2020).

Tải về máy:
=> https://budsas.net/sach/vn94.pdf

Kết một tràng hoa
Kinh Pháp Cú Hán tạng

MỤC LỤC

Bài tựa – Kết một tràng hoa 5
Bài tựa Kinh Pháp Cú 19

1. Kinh Quán Chiếu Vô Thường 23
2. Kinh Học Hỏi và Thực Tập 33
3. Kinh Mở Rộng Tầm Hiểu Biết 44
4. Kinh Bồi Đắp Niềm Tin 52
5. Kinh Nghiêm Trì Giới Luật 59
6. Kinh Thực Tập Quán Niệm 66
7. Kinh Nuôi Lớn Tình Thương 72
8. Kinh Thực Tập Ái Ngữ 79
9. Kinh Đối Chiếu 84
10. Kinh Tinh Chuyên 93
11. Kinh Điều Phục Tâm Ý 102
12. Kinh Hoa Hương 107
13. Kinh Người Ngu Muội 114
14. Kinh Bậc Minh Triết 122
15. Kinh Vị La Hán 129
16. Kinh Vượt Thắng 134
17. Kinh Quả Báo 141
18. Kinh Bất Hại 149
19. Kinh Tuổi Già 155
20. Kinh Thương Thân 160
21. Kinh Thoát Tục 166
22. Kinh Phật Bảo 172
23. Kinh An Lạc 180
24. Kinh Luyến Ái 186
25. Kinh Chế Ngự Phẫn Nộ 191
26. Kinh Thanh Lọc Tâm Ý 201
27. Kinh Phụng Trì 209
28. Kinh Con Đường 216
29. Kinh Tuyết Trên Đỉnh Núi 227
30. Kinh Địa Ngục 233
31. Kinh Điều Phục Chính Mình 239
32. Kinh Chiếc Lưới Ái Ân 246
33. Kinh Lợi Dưỡng 258
34. Kinh Người Xuất Sĩ 266
35. Kinh Vị Phạm Chí 278
36. Kinh Rong Chơi Trời Phương Ngoại 292
37. Kinh Thoát Vòng Sinh Tử 306
38. Kinh Đời Sống Đạo Lý 313
39. Kinh Điềm Lành Lớn Nhất 322

*

Thursday 16 April 2020

NIỆM PHẬT (Buddhānussati). Tỳ-khưu Bodhi (2010)

NIỆM PHẬT (Buddhānussati)
Tỳ-khưu Bodhi    

Nguồn: "Recollection of the Buddha", Bhikkhu Bodhi, Inquiring Mind (Vol. 27, No. 1, 2010)

*

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
Cung kính đến Ngài là đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Đẳng Giác

Vào đầu thập niên 1970s, trong những năm đầu tiên xuất gia ở Sri Lanka, việc hành thiền của tôi hầu như chỉ bao gồm quán niệm hơi thở. Qua kinh điển, tôi biết đây là đề mục hành thiền mà Đức Phật đã sử dụng để giác ngộ, và tôi tin rằng nếu đề mục đó có hiệu quả với Ngài, chắc chắn cũng có hiệu quả với tôi. Tuy nhiên, qua thời gian, tôi thấy rằng chỉ chú tâm đơn thuần vào hơi thở, tâm ý tôi trở nên khô khan và dễ cáu kỉnh, và tôi cảm thấy có nhu cầu phải cân bằng pháp niệm hơi thở với một pháp thiền khác có khả năng nuôi dưỡng tích cực hơn cho khía cạnh cảm tính của tôi. Tìm tòi trong cuốn Thanh tịnh đạo (Visuddhimagga), một cuốn cẩm nang đồ sộ về các pháp hành thiền của Phật giáo Nam truyền, tôi tìm thấy hai đề mục hành thiền có vẻ phù hợp với nhu cầu của tôi. Đó là pháp thiền tâm Từ (Mettā-bhāvanā) và pháp niệm Phật (Buddhānussati, tùy niệm về Đức Phật).

Trong lòng tôi đã có sẵn một sự tôn kính sâu sắc đối với Đức Phật, tôi cảm thấy rằng đề mục hành thiền này có lẽ rất thích hợp. Do đó, tôi nghiên cứu các hướng dẫn thực hành như đã ghi trong Thanh tịnh đạo và thêm thời công phu niệm Phật vào các buổi thiền của tôi. Gần như ngay lập tức, đề mục hành thiền này đã có một tác dụng chuyển đổi mạnh mẽ trong tâm tôi, gia tăng niềm tín thành, hỷ lạc và nhiệt tình. Cùng lúc ấy, tôi phát hiện ra một bài kinh trong Tăng chi bộ (AN 1:296), trong đó chính Đức Phật đã ca ngợi các ích lợi của pháp hành này: “Có một pháp, này các tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng nhàm chán, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật.”

Qua nhiều thế kỷ, niệm Phật là một trong những đề mục hành thiền phổ thông nhất trong lịch sử Phật giáo. Pháp hành này được áp dụng rộng rãi trong hàng Phật tử ở Myanmar và Sri Lanka cũng như trong các tín đồ của Phật giáo Tịnh độ Trung Quốc. Pháp hành đó không chỉ là một pháp hành sùng mộ phổ thông trong giới cư sĩ, mà cũng là một pháp hành cơ bản được các vị tu sĩ Phật giáo nhiệt tình áp dụng như là bước đầu tiên để tiến đến thiền minh sát. Pháp niệm Phật còn là một trong “bốn pháp thiền bảo hộ”, được các vị thiền sư khuyên thiền sinh nên sử dụng để đối trị với sự nghi ngờ, tâm ý xơ cứng và tâm ý phóng dật trong các khóa thiền.

Phương pháp niệm Phật cổ điển nhất là tùy niệm chín ân đức Phật, như thường tụng đọc qua công thức: “Itipi so Bhagavā Arahaṃ Sammāsambuddho Vijjācaraṇasampanno Sugato Lokavidū Anuttaro purisadammasārathi Satthā devamanussānaṃ Buddho Bhagavāti” (Thật vậy, bậc đáng kính trọng ấy là A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn). Cho một hành giả trong thời hiện đại, tôi đề nghị có thể chọn ba trong số chín ân đức đó là đủ để bắt đầu thực hành pháp niệm Phật. Ba ân đức có ý nghĩa nhất đối với tôi là những phẩm chất được diễn tả qua ba thuật ngữ Pāli: Arahaṃ, Sammā-sambuddhoBhagavā. Theo tôi, ba thuật ngữ này là để diễn tả sự thanh tịnh cao quý (Arahaṃ), trí tuệ siêu việt (Sammā-sambuddho) và lòng từ bi vô lượng (Bhagavā) của Đức Phật.

THỰC HÀNH   
Để thực hành pháp niệm Phật, đầu tiên bạn ngồi trong một tư thế thoải mái. Bạn không nên dùng tràng hạt (mala), vì nếu dùng, bạn có thể sẽ rơi vào trạng thái lặp đi lặp lại các thuật ngữ đó một cách máy móc. Từ “tùy niệm” trong tiếng Pāli là “anussati”, có nghĩa là “niệm (sati) lặp lại (anu)”. Để thực hành đúng, bạn cần phải ghi nhớ về các đức hạnh của Phật – ghi nhớ thường xuyên trong tâm, mà không lặp đi lặp lại như một công thức trong ngôn ngữ cổ xưa. Để việc thực hành có ích lợi, bạn cần phải hiểu rõ ý nghĩa của các thuật ngữ Pāli đó.

Đầu tiên, làm thư giãn bất kỳ căng thẳng nào trong cơ thể của bạn và tẩy sạch tâm trí bằng cách quán niệm hơi thở trong vài phút. Sau đó, qua con mắt trong tâm trí, bạn hình dung trước mắt một hình ảnh đẹp, đầy cảm hứng của Đức Phật, như thể bạn đang ngồi với sự hiện diện của Ngài. Ngài ngồi an định với thủ ấn thiền định hay thủ ấn giáo hóa. Khuôn mặt Ngài thật là thanh thản, dịu dàng, hiền hậu và từ bi; toàn thân Ngài tỏa ra luồng hào quang dịu nhẹ. Bởi vì đây không phải là một bài tập về hiển thị, bạn không cần phải hình dung chi tiết hình ảnh – chỉ vừa đủ để dùng làm cơ sở để chiêm nghiệm về các đức hạnh của Phật.

Gợi lên trong tâm từ Arahaṃ, “Bậc Thanh tịnh”, và từ đó quán niệm về đức tính thanh tịnh cao quý của tâm Phật. Quán tưởng Đức Phật như là một đại nhân với tâm ý hoàn toàn thanh tịnh, tẩy sạch mọi ô nhiễm và lậu hoặc – là những tính chất tâm ý bất thiện của tham, sân, si và các phiền não liên quan như giận dữ, tự phụ, đố kỵ, kiêu ngạo, lo lắng và nghi ngờ. Quán niệm về sự thanh tịnh như thế trong một hay hai phút. Nếu ý tưởng về sự tinh khiết vẫn chưa rõ ràng, tập trung vào hình ảnh của Đức Phật trong tâm và thử xem sự tinh khiết của tâm Phật được biểu hiện qua hình dáng của Ngài: nét mặt hiền hòa và dịu dàng, phong thái nhẹ nhàng, hào quang tỏa ra từ thân Ngài. Đừng tạo tác những ý nghĩ phức tạp về sự tinh khiết đó. Đơn giản chỉ cần tập trung vào bất cứ ý tưởng nào in sâu vào tâm trí của bạn một ấn tượng riêng biệt về Đức Phật như là một vị đã được hoàn toàn tịnh hóa. Hãy để phẩm chất thuần khiết này chảy vào tâm ý của bạn và lan tỏa toàn thân với cảm giác thuần khiết ấy.

Sau một hoặc hai phút, hãy gợi lên trong tâm từ Sammā-sambuddho, “Bậc Trí tuệ Toàn hảo”. Với từ này, quán tưởng về trí tuệ toàn bích của Đức Phật: sâu sắc, rộng lớn và rực rỡ, xuyên thấu khắp nơi mà không bị cản trở. Ngài đã thấu hiểu các nguyên tắc của Pháp; Ngài đã thấu hiểu tất cả các hiện tượng về những đặc điểm chung, những điểm khác biệt và những duyên hệ. Nếu ý tưởng về trí tuệ toàn hảo vẫn chưa rõ ràng, tập trung vào hình ảnh của Đức Phật trong tâm và thử xem trí tuệ toàn hảo được biểu hiện qua hình dáng của Ngài: tư thế trang nghiêm, tự chủ, đĩnh đạc, hành động khoan thai khi giáo huấn người khác. Đừng tạo tác những ý nghĩ phức tạp về trí tuệ của Đức Phật. Đơn giản chỉ cần tập trung vào bất cứ ý tưởng nào in sâu vào tâm trí của bạn một ấn tượng riêng biệt về Đức Phật như là một vị có trí tuệ toàn hảo. Hãy để phẩm chất trí tuệ toàn bích này chảy vào tâm ý của bạn, truyền cảm hứng cho bạn để phát triển trí tuệ.

Một lần nữa, sau một hoặc hai phút, hãy gợi lên trong tâm từ Bhagavā, “Đức Thế Tôn”. Với từ này, hãy quán tưởng về lòng từ bi vô lượng của Đức Phật, đã nở rộ trong sự toàn hảo của các phẩm chất tuyệt vời: bố thí không vị kỷ, đức hạnh không chút tỳ vết, lòng vị tha vô hạn, tâm xả bất động, sức mạnh tâm linh vĩ đại. Đức Phật ban bố các dòng suối Giáo pháp vô tận để tạo lợi lạc cho vô số chúng sinh tùy theo căn duyên của họ. Nếu ý tưởng về lòng từ bi vô lượng vẫn chưa rõ ràng, tập trung vào hình ảnh của Đức Phật trong tâm và thử xem lòng từ bi vô lượng được biểu hiện qua hình dáng của Ngài: nét mặt mềm mại và dịu dàng của Ngài, những cử chỉ uy nghi, những hành động nhân từ khi giáo huấn người khác. Đừng tạo tác những ý nghĩ phức tạp về lòng từ bi của Đức Phật. Đơn giản chỉ cần tập trung vào bất cứ ý tưởng nào in sâu vào tâm trí của bạn một ấn tượng riêng biệt về Đức Phật như là một vị có lòng từ bi vô lượng, là hiện thân của mọi phẩm chất tuyệt vời. Hãy để phẩm chất từ bi vô lượng này chảy vào tâm ý của bạn, khơi dậy trong bạn lòng biết ơn, sự tôn kính và tận tụy.

Sau khi quán tưởng Đức Phật là Đức Thế Tôn trong một hoặc hai phút, một lần nữa gợi lên trong tâm từ Arahaṃ, “Bậc Thanh tịnh”, và quán tưởng về sự tinh khiết không tì vết của Đức Phật. Rồi tiếp tục tiến qua từ Sammā-sambuddho, “Bậc Chánh Đẳng Giác”, bậc đại nhân với trí tuệ toàn bích. Và rồi tiếp tục đến Bhagavā, “Đức Thế Tôn”, hiện thân của lòng từ bi rộng lớn. Khi bạn thực hành pháp niệm Phật, suy tưởng đến các đức hạnh của Phật hết lần này đến lần khác: thanh khiết vô nhiễm, trí tuệ toàn bích, từ bi vô lượng; thanh khiết vô nhiễm, trí tuệ toàn bích, từ bi vô lượng; … Bạn có thể niệm về một đức hạnh này lâu hơn các đức hạnh kia, nhưng lý tưởng nhất là cố gắng quán niệm mỗi đức hạnh trong khoảng thời gian bằng nhau. Tiến hành như thế trong suốt buổi thiền.

* * *

Bạn có thể dùng đề mục niệm Phật này như là một pháp hành thiền chủ yếu hay là một pháp sơ bộ để chuẩn bị cho các pháp hành thiền khác. Ví dụ nếu pháp thực hành chủ yếu của bạn là quán niệm hơi thở trong một giờ, bạn có thể dành ra mười phút đầu tiên để niệm Phật. Sau khi niệm Phật, tâm ý trở nên hân hoan và thanh tịnh, bạn có thể chuyển sự chú tâm vào hơi thở.

Cũng như bất cứ một đề mục hành thiền nào, đừng mong đợi sẽ có kết quả nhanh chóng và sâu đậm. Nhưng nếu bạn thực hành đều dặn và siêng năng, chắc chắc bạn sẽ trải nghiệm được những lợi ích. Khi ta quán tưởng về Đức Phật, ta tràn ngập tâm ý với các đức hạnh uy nghiêm của Ngài. Ta sẽ có hỷ lạc, thanh thản, an vui và hạnh phúc. Ta an định được những làn sóng tư tưởng rắc rối và ta dễ dàng tập trung tâm ý.  Sự tập trung này là một cơ sở an toàn để vun trồng tuệ minh.

– Tỳ-khưu Bodhi, USA (2010)
Bình Anson lược dịch, Australia (tháng 4, 2020)
--------------------
Ghi thêm:
Iti'pi so Bhagavā Arahaṁ Sammā-sambuddho Vijjā-caraṇa-sampanno Sugato Lokavidū Anuttaro purisadammasārathi Satthā deva-manussānaṃ Buddho Bhagavā'ti.

Iti’ pi so Bhagavā - 彼世尊亦即是 Bỉ Thế tôn diệc tức thị
1) Arahaṁ - 阿罗汉 A-la-hán
2) Sammā-sambuddho - 正等正觉 Chánh đẳng chánh giác
3) Vijjā-caraṇa-sampanno - 明行足 Minh hạnh túc
4) Sugato - 善逝 Thiện thệ
5) Loka-vidū - 世间解 Thế gian giải
6) Anuttaro purisa-damma-sārathi - 无上士调御丈夫 Vô thượng sĩ điều ngự trượng phu
7) Satthā deva-manussānam - 天人师 Thiên nhân sư
8) Buddho - 佛陀 Phật-đà
9) Bhagavā’ ti - 世尊 Thế tôn

----------------------------
Niệm Phật


Niệm Ân đức Tam Bảo


Friday 10 April 2020

Sách: Bhikkhu S. Dhammika. Nature and the Environment in Early Buddhism (2018)

Sách: Bhikkhu S. Dhammika. Nature and the Environment in Early Buddhism (2018)
(Thiên nhiên và môi trường trong Phật giáo Sơ kỳ)

Tải bản PDF: https://budsas.net/sach/en172.pdf

Đây là cuốn sách tôi dùng để tham khảo về các loài cây cỏ thực vật và thú vật ghi trong kinh văn Pali.

*

Đọc Tăng chi bộ: Hướng dẫn theo chủ đề


Đọc Tăng chi bộ: Hướng dẫn theo chủ đề
Thematic Guide to Aṅguttara Nikāya

This guide is found in the The Numerical Discourses of the Buddha translated by Bhikkhu Bodhi, Wisdome Publications (2012).

I. The Buddha
1. BIOGRAPHICAL 3.39; 9.41 4.21, 4.118, 4.127, 5.196, 8.11, 8.64, 8.69, 8.70,
2. QUALITIES AND ATTAINMENTS 1.277, 2.37, 3.35, 3.63, 3.64, 4.1, 4.24, 4.35, 4.36, 4.87, 5.100, 5.104, 6.43, 8.12, 10.30
3. THE TATHĀGATA 1.170–1.186, 2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.52, 2.53, 2.54, 2.55, 2.56, 3.14, 3.80; 4.8, 4.15, 4.23, 4.33, 5.11, 5.99, 5.131, 5.133, 6.64, 7.58, 8.85, 10.21, 10.22, 10.81

II. The Dhamma and Discipline
1. THE DHAMMA IN BRIEF 8.53 4.25, 4.29, 4.30, 4.188, 7.83, 8.19, 8.20, 8.30,
2. THE REJECTION OF VIEWS 3.61, 3.137, 4.77, 4.173, 4.174, 6.38, 6.95, 7.54, 9.38, 10.20, 10.93, 10.95, 10.96
3. A DIRECTLY VISIBLE DHAMMA 3.53, 3.54, 3.65, 3.66, 4.193, 4.195, 6.47, 6.48, 9.46
4. THE NINEFOLD TEXTUAL DHAMMA 7.68 4.102, 4.107, 5.73, 5.74, 5.155, 6.51,
5. PRESERVING THE DHAMMA 1.130–1.169, 2.20, 2.41, 4.160, 4.180, 5.79, 5.80, 5.154, 5.155, 5.156, 5.201, 6.40, 7.59

III. The Shifting Kaleidoscope of Experience
1. COSMOLOGICAL BACKGROUND 3.70, 3.80, 4.45, 4.46, 4.156, 7.44, 7.66, 8.42, 8.70, 9.24, 10.29, 10.89
2. HAPPINESS AND SORROW 1.29, 1.30, 1.324, 1.325, 1.326, 1.327, 2.19, 2.37, 2.64–2.76, 2.250–2.269, 3.65, 3.66, 4.51, 4.52, 4.62, 4.193, 5.3, 5.45, 5.48, 5.49, 5.50, 5.128, 5.170, 6.45, 6.75, 6.78, 7.19, 7.62, 8.6, 8.38, 8.39, 8.42, 8.44, 8.54, 8.61, 9.34, 10.46, 10.65, 10.66
3. MIND IS THE KEY 1.21–1.52, 1.56, 1.57, 3.109, 3.110, 4.186
4. KAMMA AND ITS RESULTS 3.23, 3.34, 3.36, 3.74, 3.100, 3.111, 3.112, 4.85, 4.134, 4.171, 4.195, 4.232, 4.233, 4.234, 4.235, 4.236, 4.237, 4.238, 6.39, 6.57, 6.63, 8.40, 9.13, 10.47, 10.167–10.233
5. THE ROUND OF REBIRTHS 1.348–1.377, 10.177, 10.216, 10.217, 10.218
6. HEAVEN AND HELL 1.290–1.295, 2.16, 2.17, 2.18, 2.26, 2.27, 2.28, 2.29, 2.210–2.229, 3.10, 3.36, 3.113, 3.117, 3.118, 3.119, 3.129, 3.146, 3.347, 3.148, 49, 3.163–3.182, 4.64, 4.81, 4.82, 4.83, 4.84, 4.212–4.220, 4.239, 4.240, 4.264–4.273, 5.4, 5.115, 5.116, 5.117, 5.118, 5.119, 5.120, 5.129, 5.130, 5.145, 5.236, 5.237, 5.238, 5.239, 5.240, 5.286–5.302, 6.62, 6.81, 6.82, 7.72, 10.211, 10.224, 10.212, 10.229, 10.213, 10.230, 10.214, 10.231, 10.220, 10.232 10.221, 10.222, 10.223

IV. Maintaining a Harmonious Household
1. THE FAMILY
1.1 GENERAL 3.48, 4.258, 5.42
1.2 PARENTS AND CHILDREN 2.33, 3.31, 4.63, 5.39,
1.3 HUSBANDS AND WIVES 4.53, 4.54, 4.55, 4.56; 5.33, 7.63, 8.46, 8.49

2. PRESENT WELFARE, FUTURE WELFARE 10.73 4.61, 4.62, 5.58, 8.49, 8.54, 8.76,
3. WRONG AND RIGHT LIVELIHOOD 4.79, 5.177, 6.18, 8.54, 10.91
4. WEALTH 4.61, 4.62, 5.41, 5.47, 5.58, 5.227, 6.45, 7.5, 7.6, 7.7
5. SUSTAINING WHOLESOME RELATIONSHIPS 4.32, 4.256, 8.24, 9.5
6. THE STATE AND THE COMMUNITY 4.70, 7.21, 7.22
7. THE WHEEL - TURNING MONARCH 1.278, 1.280, 2.52, 2.53, 2.54, 2.55, 3.14, 4.130, 5.131, 5.132, 5.133, 7.62, 7.66

V. The Way Leading Upwards
1. FAITH, CONFIDENCE, AND REVERENCE 3.42, 3.48, 3.75; 4.21, 4.34, 4.52, 4.65, 4.118, 5.21, 5.22, 5.32, 5.38, 5.40, 5.179, 5.250, 6.30, 6.32, 6.33, 6.69, 7.32, 7.33, 7.34, 7.35, 7.57, 7.70, 9.27, 1.14
2. SPIRITUAL FRIENDSHIP 1.70, 1.71, 1.110, 1.111, 1.126, 1.127, 3.24, 3.26, 3.27, 3.135, 4.242, 5.146, 6.67, 7.36, 7.37, 8.54, 9.1, 9.3, 9.6, 10.61, 10.62, 10.155, 10.166, 10.199–10.210
3. MERIT 3.41, 3.45, 3.46, 3.51, 3.52, 4.34, 4.51, 4.52, 5.43, 5.45, 5.199, 6.37, 7.62, 8.36, 8.39, 9.20
4. GIVING AND GENEROSITY 2.35, 2.141–2.152, 3.41, 3.42, 3.57, 4.39, 4.40, 4.51, 4.57, 4.58, 4.59, 4.60, 4.78, 4.79, 4.197, 5.31, 5.34, 5.35, 5.36, 5.37, 5.44, 5.45, 5.141, 5.147, 5.148, 6.37, 6.59, 7.52, 7.57, 8.31, 8.32, 8.33, 8.34, 8.35, 8.37, 9.20, 10.177

5. MORAL DISCIPLINE
5.1 MORAL SHAME AND DREAD 2.9, 10.76
5.2 BAD CONDUCT AND GOOD CONDUCT 1.284–1.295, 2.1, 2.3, 2.4, 2.11, 2.12, 2.17, 2.18, 2.19, 2.34, 3.2, 3.6, 3.7, 3.8, 3.14, 3.15, 3.17, 3.18, 3.28, 3.120, 3.121, 3.122, 3.146–3.155, 4.111, 4.121, 5.213, 5.241–5.248, 6.57, 10.23
5.3 THE FIVE TRAINING RULES 4.99, 4.201, 5.145, 5.171, 5.172, 5.173, 5.174, 5.178, 5.179, 5.286–5.302, 8.39, 9.27, 9.63, 10.92
5.4 WRONG SPEECH AND RIGHT SPEECH 3.28, 4.4, 4.22, 4.73, 4.82, 4.83, 4.100, 4.149, 5.118, 4.183, 5.119, 4.221, 5.120, 4.250, 5.198, 4.251, 5.214, 4.252, 5.236, 4.253, 5.237, 5.116, 5.238, 5.117, 8.67, 8.68, 10.69, 10.70
5.5 THE UPOSATHA OBSERVANCE 3.70, 8.41, 8.42, 8.43, 8.44, 8.45, 9.18, 10.46

6. DECLINE AND PROGRESS [of lay followers] 7.29, 7.30, 7.31

VI. Dispelling the World’s Enchantment
1. ACQUIRING A SENSE OF URGENCY 1.328–1.347, 4.113, 5.77, 5.78, 8.29
2. OLD AGE, ILLNESS, AND DEATH 3.36, 3.39, 3.51, 3.52, 3.62, 4.113, 4.119, 4.182, 4.184, 5.48, 5.49, 5.50, 5.57, 6.14, 6.15, 6.16, 7.74
3. GRATIFICATION, DANGER, AND ESCAPE 3.103, 3.104, 3.105, 3.106, 10.91
4. THE PITFALLS IN SENSUAL PLEASURES 3.108, 4.122, 5.7, 5.139, 6.23, 6.63 §1, 6.45, 7.72, 8.56, 9.65
5. DISENCHANTMENT WITH THE BODY 9.15, 10.49
6. UNIVERSAL IMPERMANENCE 3.47, 4.33, 7.66, 7.74, 10.29

VII. The Defilements of the Mind
1. THE SPRINGS OF BAD CONDUCT
1.1 GREED, HATE, DELUSION 2.123, 2.124, 3.34, 3.35, 3.53, 3.55, 3.65, 3.66, 3.68, 3.69, 3.71, 3.72, 3.111, 4.117, 4.158, 4.193, 6.47, 6.48, 6.107, 10.174
1.2 WRONG COURSES (four) 4.17, 4.18, 4.19, 4.20
1.3 SEXUALITY 1.1–1.10, 3.108, 4.159, 5.55, 5.75, 5.76, 5.225, 5.26, 7.50, 7.51, 8.17, 8.18
1.4 AFFECTION AND HATRED 4.200
1.5 ANGER AND RESENTMENT 3.25, 3.27, 3.132, 4.43, 4.44, 4.84, 4.108, 4.110, 4.122, 4.197, 5.161, 5.162, 5.215, 5.216, 7.64, 7.73, 9.11, 9.29, 9.30, 10.79, 10.80
1.6 MISERLINESS (fivefold) 5.115, 5.224, 5.239, 5.240, 5.254–5.271, 9.69
1.7 ROOTS OF DISPUTE (six) 6.36 
1.8 DEFILEMENTS OF ASCETICS (four) 4.50

2. OBSTACLES TO MEDITATION
2.1 LAZINESS 6.17, 8.80
2.2 UNWHOLESOME THOUGHTS AND THEIR REMOVAL 3.68, 3.69, 3.100, 3.71, 3.72, 3.101, 4.11, 4.12, 5.200, 6.13, 10.51
2.3 HINDRANCES (five) 6.28 1.11, 1.20, 4.61, 5.23, 5.51, 5.52, 5.193, 6.27,
2.4 MENTAL BARRENNESS (five) 5.205, 9.71, 10.14
2.5 BONDAGES OF THE MIND (five) 5.206, 9.72, 10.14
2.6 DROWSINESS 7.61

3. BONDAGE TO SAṂSĀRA
3.1 CRAVING AND IGNORANCE 3.76, 3.77, 4.9, 4.199, 4.257, 6.61, 6.106, 9.23, 10.61, 10.62
3.2 TAINTS 2.108–2.117, 4.36, 4.195, 6.58, 6.63
3.3 INVERSIONS (four) 4.49
3.4 BONDS (four) 4.10
3.5 FETTERS (four) 4.131; (five) 9.67, 9.70; (seven) 7.8, 7.10; (ten) 10.13
3.6 UNDERLYING TENDENCIES (seven) 7.11, 7.12

VIII. The Path of Renunciation
1. GOING FORTH INTO HOMELESSNESS 2.2, 3.12, 3.60, 4.122, 5.59, 5.60, 5.75, 5.76, 7.69, 10.48, 10.59
2. WRONG PRACTICE AND RIGHT PRACTICE 1.58–1.75, 3.156–3.162, 3.78, 3.156, 4.196, 4.198, 5.181–5.190, 10.103–10.166
3. THE TRAINING OF THE MONK (general) 3.16, 3.19, 3.20, 3.40, 3.49, 3.91, 3.128, 3.130, 4.27, 4.28, 4.37, 4.71, 4.72, 4.157, 4.245, 5.56, 5.114, 7.20, 7.42, 7.43, 7.67, 7.71, 8.30, 9.1, 9.3, 10.17, 10.18, 10.48, 10.101
4. MONASTIC DISCIPLINE 1.15, 2.127, 2.128, 2.129, 2.280–2.309, 4.12, 4.244, 5.251, 5.252, 5.253, 5.272–5.285, 7.75–7.82, 10.31, 10.32, 10.33, 10.44, 10.35, 10.36, 10.44, 10.71
5. REPROVING OTHERS 5.167, 10.44

6. AIDS TO THE TRAINING
6.1 HEEDFULNESS 10.15 1.58, 1.59, 1.98, 1.99, 1.114, 1.115, 4.116, 4.117, 6.53,
6.2 CAREFUL ATTENTION 1.123 1.20, 1.66, 1.67, 1.74, 1.75, 1.106, 1.107, 1.122,
6.3 SECLUSION 2.30, 4.138, 4.262, 5.110, 5.127, 5.176, 6.42, 8.86
6.4 HEALTH 5.29, 5.123, 5.124, 5.125, 5.126, 5.207, 5.208
6.5 TRAINEE’S POWERS 5.1–5.12, 7.15
6.6 FACTORS OF STRIVING (five) 5.53, 5.54, 5.135, 5.136, 10.11
6.7 AIDS TO SELF - CONFIDENCE (five) 5.101

7. THE SEQUENTIAL COURSE OF PRACTICE
7.1 VIRTUE, CONCENTRATION, WISDOM 3.73, 3.81–3.90, 3.92, 4.2, 4.136, 4.137, 6.105, 9.12
7.2 PROXIMATE CAUSES 1.3 5.24, 6.50, 7.65, 8.81, 10.1, 10.2, 10.3, 1.1, 1.2,
7.3 MODES OF PRACTICE 4.161–4.170
7.4 FOUR PURIFICATIONS 4.194
7.5 FROM FAITH TO LIBERATION 4.198, 10.99
7.6 FROM RIGHT ASSOCIATION TO LIBERATION 10.61, 10.62
7.7 ENDING BIRTH AND DEATH 10.76

8. DECLINE AND PROGRESS [of monks] 2.200–2.209, 4.158, 5.8, 5.9, 5.10, 5.89, 5.90, 5.149, 5.150, 6.21, 6.22, 6.31, 6.33, 6.62, 6.68, 6.69, 7.23, 7.24, 7.25, 7.26, 7.27, 7.28, 7.32, 7.33, 7.34, 7.35, 8.79, 9.6, 10.53, 10.54, 10.55, 10.67, 10.68, 10.82, 10.84, 10.85, 10.86, 1.17
9. GIVING UP THE TRAINING 3.39, 4.122, 5.5, 5.75, 5.76, 6.60, 8.14

IX. Meditation
1. SERENITY AND INSIGHT 10.54 2.31, 4.92, 4.93, 4.94, 4.170, 5.73, 5.74, 9.4

2. AIDS TO MEDITATION
2.1 ESTABLISHMENTS OF MINDFULNESS (four) 3.156, 6.117, 6.118, 9.63–9.72
2.2 RIGHT STRIVING (four) AND RIGHT EFFORT 2.5, 3.157, 4.13, 4.14, 4.69, 6.55, 8.80, 9.73–9.82
2.3 BASES OF PSYCHIC POTENCY (four) 5.67, 5.68, 9.83–9.92
2.4 FACULTIES (four) 4.151; (five) 6.3
2.5 POWERS (two) 2.11, 2.12, 2.13; (four) 4.152, 4.153, 4.154, 4.155, 4.261, 9.5; (five) 5.13, 5.14, 5.15, 5.16, 6.4; (seven) 7.3, 7.4
2.6 FACTORS OF ENLIGHTENMENT (seven) 1.74, 1.75, 4.14, 4.238, 10.102

3. SUBJECTS OF MEDITATION
3.1 OVERVIEW 1.394–1.574
3.2 MINDFULNESS OF THE BODY 1.575–1.627, 9.11,
3.3 MINDFULNESS OF BREATHING 5.96, 5.97, 5.98, 10.60
3.4 WALKING MEDITATION 5.29
3.5 PERCEPTIONS AND CONTEMPLATIONS 5.30, 5.57, 5.61, 5.62, 5.69, 5.70, 5.71, 5.72, 5.121, 5.122, 5.144, 6.35, 6.102, 6.103, 6.104, 7.16, 7.17, 7.18, 7.19, 7.48, 7.49, 7.55, 9.1, 9.3, 9.16, 10.56, 10.57, 10.59, 10.60, 10.101
3.6 MINDFULNESS OF DEATH 6.19, 6.20, 8.73, 8.74
3.7 RECOLLECTIONS 1.13 1.296–1.305, 3.70, 6.9, 6.10, 6.25, 6.26, 1.11, 1.12,
3.8 LOVING KINDNESS AND THE FOUR IMMEASURABLES 1.53, 1.54, 1.55, 3.63, 3.65, 3.70, 4.67, 4.125, 4.126, 4.190, 6.13, 7.62, 8.1, 8.63, 9.18, 10.219, 1.15, 1.16
3.9 KASIṆAS (ten) 10.25, 10.26, 10.29

4. CONCENTRATION 3.32, 3.101, 3.102, 4.41, 5.27, 5.28, 5.113, 6.24, 6.70, 6.72, 6.73, 6.74, 7.40, 7.41, 7.45, 7.67, 8.63, 9.37, 10.6, 10.7, 1.7–1.9, 1.16

5. THE STAGES OF MEDITATIVE DEVELOPMENT 5.28
5.1 JHĀNAS 3.58, 3.63, 4.123, 4.124, 4.190, 5.28, 6.60, 6.73, 6.74, 1.16
5.2 EIGHT BASES OF OVERCOMING 8.65, 10.29
5.3 EIGHT EMANCIPATIONS 8.66
5.4 NINE PROGRESSIVE ATTAINMENTS 9.31–9.61

6. MEDITATIVE ATTAINMENTS AND REBIRTH 3.116, 4.123, 4.124, 4.125, 4.126
7. THREE TRUE KNOWLEDGES 3.58, 3.59
8. SIX DIRECT KNOWLEDGES 3.101, 3.102, 5.23, 5.28, 5.67, 5.68, 6.2, 6.70, 9.35

X. Wisdom
1. PRAISE OF WISDOM 4.141, 4.142, 4.143, 4.144, 4.145
2. AIDS TO THE GROWTH OF WISDOM 4.248, 8.2,
3. RIGHT VIEW (and wrong view) 1.268–1.276, 1.306–1.318, 2.125, 2.126, 5.25, 6.98, 6.101, 10.93
4. LEARNING THE DHAMMA 3.20, 3.30, 3.67, 3.127, 4.6, 4.102, 4.107, 4.191, 5.26, 5.65, 5.66, 5.73, 5.74, 5.151, 5.152, 5.153, 5.165, 9.4 5.169, 5.194, 5.202, 6.51, 6.56, 6.86, 6.87, 6.88, 8.82,
5. TEACHING THE DHAMMA 1.320–1.327, 2.14, 3.14, 3.22, 3.43, 3.44, 3.125, 3.131, 4.42, 4.48, 4.111, 4.128, 4.139, 4.140, 5.26, 5.99, 5.131, 5.133, 5.157, 5.159, 9.4, 10.83

6. THE DOMAIN OF WISDOM
6.1 DEPENDENT ORIGINATION 3.61, 10.92
6.2 THE FIVE AGGREGATES 4.41, 4.90, 9.66
6.3 THE THREE CHARACTERISTICS (collectively) 3.136, 4.49, 6.98, 6.99, 6.100, 6.102, 6.103, 6.104, 7.16, 7.17, 7.18, 10.93
6.4 NON-SELF 3.32, 3.33, 4.177
6.5 FOUR NOBLE TRUTHS 3.58, 3.61, 4.186, 4.190, 9.13
6.6 QUESTIONS AND ANSWERS 6.63, 8.83, 9.14, 10.27, 10.28, 10.58

7. THE FRUITS OF WISDOM
7.1 THE FIXED COURSE OF RIGHTNESS 3.22, 5.151, 5.152, 1.153, 6.86, 6.87, 6.88, 6.98, 6.99, 6.100, 1.101
7.2 ANALYTICAL KNOWLEDGES 4.172, 5.86, 5.95, 7.38, 7.39
7.3 LIBERATION 2.31, 2.87, 3.101, 3.102, 4.178, 5.25, 5.26, 5.71, 5.72, 5.134, 5.170, 7.55, 9.36, 10.95, 1.16

8. NIBBĀNA 3.32, 3.55, 4.169, 4.179, 7.19, 9.34, 9.36, 9.47, 9.48, 9.49, 9.50, 9.51, 10.6, 10.7, 10.29, 1.7, 1.8

XI. The Institutional Saṅgha
1. GOOD AND BAD ASSEMBLIES 2.42–2.51, 2.62, 3.95, 4.7, 4.190, 4.211
2. DISPUTES, SCHISM, AND HARMONY 2.15, 2.63, 3.95, 3.124, 4.243, 5.54, 5.78, 6.11, 6.12, 6.36, 6.46, 6.54, 7.23, 10.37–10.43, 10.50, 10.87
3. SAṄGHA AND LAITY 9.19 5.111, 5.225, 5.226, 7.13, 8.87, 8.88, 8.89, 9.17

XII. The Community of Noble Ones
1. TYPES OF NOBLE ONES 2.36, 3.21, 3.25, 3.86, 3.87, 3.88, 4.5, 4.87, 4.88, 4.89, 4.90, 4.131, 4.241, 7.14, 7.15, 7.16, 7.55, 7.56, 8.59, 10.64 8.60, 9.9, 9.10, 9.12, 9.43, 9.44, 9.45, 10.16, 10.63
2. THE STREAM-ENTERER 1.268–1.276, 5.179, 6.10, 6.34, 6.89–6.95, 6.97, 9.27, 10.92
3. THE NON-RETURNER 2.36, 3.94, 4.124, 4.126, 6.65, 10.219
4. THE ARAHANT 3.25, 3.58, 3.59, 3.93, 3.143, 3.144, 3.145, 4.38, 4.87, 4.195, 5.71, 5.107, 5.108, 6.2, 6.3, 6.4, 6.49, 6.55, 6.66, 6.76, 6.83, 8.28, 9.7, 9.8, 9.25, 9.26, 10.12, 10.19, 10.20, 10.90, 10.100, 10.111, 10.112, 1.10

XIII. Types of Persons
1. ASSESSING PEOPLE 4.192, 6.44, 6.52, 6.57, 6.62, 7.68, 10.75
2. THE FOOL AND THE WISE PERSON 2.21, 2.38, 2.98–2.107, 3.1–3.8, 4.115, 10.233, 10.234, 10.235, 10.236
3. THE BAD PERSON AND THE GOOD PERSON 2.32, 2.134, 2.135, 2.136, 2.137, 3.9, 3.150, 3.151, 3.152, 3.153, 4.3, 4.4, 4.43, 4.73, 4.91, 4.109, 4.135, 4.187, 4.201–4.210, 4.222–4.230, 4.263
4. THE BLAMEWORTHY MONK AND THE ESTEEMED MONK 3.11, 3.13, 3.50, 3.91, 3.99, 3.123; 4.26, 4.200, 5.81, 5.82, 5.83, 5.84, 5.85, 5.88, 5.111, 5.112, 10.24, 5.138, 10.87, 5.139, 1.17 5.231, 6.59, 7.1, 7.2, 8.3, 8.4, 10.23,
5. THE BAD MONK 2.39, 3.27, 3.50, 4.68, 4.243, 5.102, 5.103, 5.211, 5.212, 6.45, 7.72, 8.10, 8.14, 8.20, 8.90, 10.77, 10.84, 10.85, 10.86, 10.88, 10.89, 1.6
6. THE EXEMPLARY MONK 1.394–1.574, 2.130, 2.131, 3.49, 3.96, 3.97, 3.98, 3.133, 3.140, 3.141, 3.142; 4.22, 4.38, 4.112, 4.114, 4.176, 4.181, 4.259, 4.260, 5.86, 5.87, 5.104, 5.107, 5.108, 5.109, 5.140, 5.232, 5.233, 5.234, 5.235, 6.1–6.7, 7.68, 8.13, 8.57, 8.58, 8.71, 8.72, 9.22, 10.8, 10.9, 10.10, 10.70, 10.97, 1.14
7. ONE’S OWN WELFARE AND OTHERS’ WELFARE 4.95, 4.96, 4.97, 4.98, 4.99, 4.186, 5.17, 5.18, 5.19, 5.20, 7.68, 8.25, 8.62
8. LAYPERSONS, GOOD AND BAD 2.132, 2.133, 3.79, 4.60, 4.176, 5.42, 5.47, 5.58, 5.63, 5.64, 5.171, 5.172, 5.173, 5.174, 5.175, 6.16, 7.53, 1.13 8.21, 8.22, 8.23, 8.24, 8.25, 8.38, 10.74. 1.11, 1.12,
9. BHIKKHUNĪS 8.51, 4.159, 5.115, 5.116, 5.117, 5.118, 5.119, 5.120, 7.56, 8.52, 10.28
10. WOMEN 1.279, 1.280, 1.281, 1.282, 1.283, 2.61, 3.129, 4.80, 4.197, 5.55, 5.229, 5.230, 7.63, 8.46, 8.49, 8.51, 10.213, 10.214, 10.215

-------------------------------------------------------------------------
© Bhikkhu Bodhi, The Numerical Discourses of the Buddha (Wisdom Publications, 2012)



Bhikkhu Bodhi


Monday 6 April 2020

Hỏi Đáp về Phật Pháp

Thỉnh thoảng tôi nhận được tin nhắn riêng của các bạn Phật tử, có những thắc mắc, câu hỏi về Phật Pháp (áp dụng, hành thiền, kinh điển, nghi thức, lịch sử, truyền thống, sinh hoạt ...). Tôi rất ngại trả lời, vì mình không có khả năng, không có kinh nghiệm, mà cũng không có hứng thú làm chuyện này.

Tốt nhất là các bạn vào các trang web Phật giáo trên mạng, tìm mục Hỏi Đáp (Tham vấn, Tư vấn, Giải đáp Thắc mắc, ...) và đặt câu hỏi hay trình bày vấn đề của mình. Các bạn sẽ được chư Tăng Ni phụ trách chuyên mục đó trả lời, cố vấn rõ ràng, hiệu quả hơn. Có khi chỉ cần bỏ thì giờ, kiên nhẫn đọc các câu Hỏi Đáp đã có sẵn trong đó, sẽ tìm được giải thích, trả lời thích hợp cho thắc mắc của mình.

Tôi thường vào đọc mục Hỏi Đáp của các trang web Phật giáo sau đây để tìm hiểu và học hỏi, xin giới thiệu đến bạn nào chưa biết:

1) Hỏi đáp Phật Pháp – Trung tâm Hộ Tông:
http://trungtamhotong.org/index.php?module=faq

2) Hỏi đáp – Phật giáo Nguyên Thủy Theravada:
http://phatgiaonguyenthuy.com/hoi-dap.html

3) Tư vấn – Giác Ngộ Online (Báo Giác Ngộ):
https://giacngo.vn/tuvantamlinh/

4) Hỏi đáp – Chùa Giác Ngộ (Q. 10, Sài Gòn)
http://chuagiacngo.com/tags/hoi-dap

-----*-----

Friday 3 April 2020

Nhạc Việt: LỆ THU hát Tình ca Phạm Duy (2013)

* Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

nviet69.zip (196 MB) – Lệ Thu hát Tình ca Phạm Duy (2013)

1) https://tinyurl.com/th57pwb
2) https://mega.nz/file/XtAw1AAZ#vNbGgYVI3VE9cm4dOttSjD4aI05q2jN5dLFB1mAumE0

*
Lệ Thu hát Tình ca Phạm Duy (Phương Nam, 2013)

CD1
1. Ngậm ngùi
2. Thuyền viễn xứ
3. Hẹn hò
4. Tiếng đàn tôi
5. Tình hoài hương
6. Mùa thu chết
7. Ngàn năm vẫn chưa quên
8. Tôi đang mơ giấc mộng dài
9. Ngày trở về

CD2
1. Nghìn trùng xa cách
2. Em lễ chùa này
3. Kiếp nào có yêu nhau
4. Đừng bỏ em một mình
5. Nếu một mai em sẽ qua đời
6. Làm sao mà quên được
7. Đường em đi
8. Còn gì nữa đâu
9. Đừng xa nhau
*-------------------*

Thursday 2 April 2020

Nhạc Việt: Tiếng hát TUẤN NGỌC, Riêng một góc trời (2019)

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

nviet68.zip (117 MB) – Tiếng hát Tuấn Ngọc, Riêng một góc trời (2019)

1) https://tinyurl.com/ta2vdx9
2) https://mega.nz/file/fkQQiKAZ#uKeXXu6c1jl308rTyN7zh2E8imHxeL9gT61IaBmhKB4

*
Tiếng hát Tuấn Ngọc, Riêng Một Góc Trời. TNCD 611 (2019)

01 Riêng Một Góc Trời, Ngô Thụy Miên
02 Mắt Lệ Cho Người, Từ Công Phụng
03 Dưới Giàn Hoa Cũ, Tuấn Khanh
04 Mùa Xuân Sao Chưa Về Hỡi Em, Trường Sa
05 Nỗi Đau Muộn Màng, Ngô Thụy Miên
06 Như Đã Dấu Yêu, Đức Huy
07 Tâm Sự Gửi Về Đâu, Phạm Duy
08 Về Đây Nghe Em, Trần Quang Lộc
09 Lk Vũ Thành An (với Khánh Hà)
10 Lk Đồng Xanh (lời Việt: Lê Hựu Hà), Ôi Giàn Thiên Lý Đã Xa (lời Việt: Phạm Duy) (với Bằng Kiều)
*---------------*