Thursday 22 August 2019

Giữ Một Thăng Bằng. Andrew Olendzki - Nguyễn Duy Nhiên chuyển dịch

Giữ Một Thăng Bằng
Andrew Olendzki - Nguyễn Duy Nhiên chuyển dịch

Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathalika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là ông thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.

Một hôm vị thầy nói với người học trò : "Này Kathalika, con hãy giữ gìn cho ta và ta sẽ giữ gìn cho con, chúng ta hãy giữ gìn cho nhau, để tránh được tai nạn và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn." Đứa bé gái trả lời rằng: "Thưa thầy, có lẽ ta nên làm thế này đúng hơn: Trong hai thầy trò ta mỗi người nên tự gìn giữ lấy mình, giữ gìn lấy mình tức là gìn giữ cho nhau tránh được tai nạn và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn cơm”.

Đức Phật kể câu chuyện này trong Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya 47.19), để ví dụ về sự thực tập chánh niệm của chúng ta. Hình ảnh về một trò trình diễn đầy nguy hiểm này, nói lên được những đặc điểm trong sự thực tập chánh niệm. Ý thức về giữ thăng bằng cơ thể là một kinh nghiệm trực tiếp, và rất gần gũi, lúc nào cũng có mặt với ta trong mỗi phút giây của sự sống. Mỗi khi ngồi xuống toạ cụ thì sự thăng bằng cơ thể là yếu tố đầu tiên mà ta tiếp xúc. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta quen phóng tâm ý của mình ra thế giới chung quanh, bây giờ chuyển sự chú ý vào bên trong, cảm giác được sức nặng của bộ đầu trên đôi vai, cùng với những cử động tinh tế của các bắp thịt trong cơ thể, lúc nào cũng có mặt để giữ cho thân ta được thăng bằng, là một thay đổi lớn. Người hát xiệc ấy, cũng giống như một thiền giả, đem ý thức trở về với một tiến trình lúc nào cũng đang xảy ra trong ta, nhưng thông thường lại bị lãng quên. Quay trở về để ý thức được mình là một bước rất quan trọng, nếu ta thật sự muốn tìm hiểu và học hỏi về chính mình.

Và câu chuyện đức Phật kể cũng cho ta thấy tại sao chúng ta nên quan tâm về hạnh phúc của mình, trước khi phê bình hay trách móc về những việc làm của người khác. Hình ảnh đức Phật đưa ra trình bày rõ sự thật ấy: chúng ta không bao giờ có thể nào kiểm soát sự quân bình của người khác được. Và hơn thế nữa, cô gái chỉ có thể giữ được sự quân bình của mình, nếu người thầy, mà cô đứng trên vai, cũng vững vàng và tin cậy được. Nói một các khác, phương cách hay nhất để vị thầy giữ cho người học trò mình khỏi bị tai nạn là quay nhìn lại bên trong, và chú ý đến sự thăng bằng của chính ông. Và điều ấy cũng rất đúng với nhiều vấn đề khác trong cuộc đời của ta nữa.

Ví dụ mà đức Phật kể cũng có thể áp dụng đến những vấn đề khác như là ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái. Như chúng ta biết, những bậc cha mẹ có thể giảng thuyết huyên thuyên cho con mình nghe về thế nào là đúng hay sai, cái gì là nên làm và không nên làm, nên nói và không nên nói, nhưng không có gì ảnh hưởng đến sự phát triển tâm tánh của những đứa trẻ cho bằng sự sống và tấm gương của chính những bậc cha mẹ. Chỉ khi nào người cha hay mẹ biết giữ cho cảm xúc của mình được quân bình, có một đời sống đạo đức thăng bằng, thì người con mới có thể tập đứng vững vàng trên đôi vai của họ, và hiểu được những sự nhắc nhở ấy. Và việc ấy cũng có thể được áp dụng cho những mối quan hệ như là bác sĩ và bệnh nhân, thầy và trò, chánh trị gia và người dân, tác giả và người đọc... mà thật ra nó đúng cho hết tất cả bất cứ một mối tương quan nào trên cuộc đời này. Phẩm chất của một sự tương quan được sâu sắc và vững vàng hơn, khi mỗi bên biết tự săn sóc cho chính mình, và điều này lại rất quan trọng khi bên này cần nương tựa và tin cậy vào sự vững chãi của bên kia.

Sự sống tự chính nó là một hành động giữ thăng bằng. Mỗi chúng ta đang đi trên một thanh tre cao, cố gắng giữ thăng bằng giữa những cơn gió lay động, đong đưa của cuộc đời. Giữ cho mình được an toàn đã là một chuyện khó, đừng nói chi đến việc còn phải lo cho những ai đang đứng trên vai của mình. Chánh niệm là một phương tiện giúp ta thực hiện được việc ấy: quay lại nhìn vào bên trong, giữ thăng bằng, và an trú nơi một điểm trọng tâm tĩnh lặng làm gốc rễ quân bình cho tất cả. Phẩm chất của năng lượng chánh niệm trong giờ phút hiện tại - thanh tre mà chúng ta đang đứng - có thể là yên tĩnh, vững vàng, và bất động, lúc ấy, sự an toàn của ta và của những người nương tựa vào ta sẽ được vô cùng bảo đảm. Và ngược lại, thì cho dù ta có trách móc, phê bình hay chỉ trích kẻ khác bao nhiêu, nó cũng sẽ không khôi phục lại cho ta một sự quân bình nào hết.

Cũng có thể có người hiểu lầm và cho rằng sự thực tập này là ích kỷ. Nhưng nói như vậy là ta quên rằng đức Phật cũng có nhấn mạnh về sự liên hệ mật thiết giữa ta và người khác. Người thầy cố gắng giữ sự thăng bằng của mình là vì muốn bảo vệ cho người học trò của chính mình. Lúc đầu, ông ta đề nghị rằng mình sẽ lo cho sự thăng bằng của người học trò, đó là một biểu hiện của tình thương, nhưng tình thương ấy phải được soi sáng bằng tuệ giác. Cũng như một người đang bị lún sâu trong sa lầy thì làm sao có thể giúp được ai khác nữa. Anh ta phải tự mình thoát ra và đứng trên mặt đất vững chắc trước cái đã (đây cũng là một ví dụ khác trong tạng kinh Pali.) Khả năng giúp đở người khác của ta hoàn toàn tùy thuộc vào sự vững vàng và quân bình của chính mình. Cũng như khi ta đi phi cơ, người tiếp viên hàng không lúc nào cũng nhắc nhở ta rằng, trong trường hợp khẩn cấp, ta phải mang mặt nạ dưỡng khí vào cho mình trước rồi mới bắt đầu giúp cho kẻ khác.

Khi ta hộ trì cho chính ta là ta đang hộ trì cho người khác
Khi ta đang hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì cho chính ta
Này các thầy, thế nào là trong khi hộ trì cho mình ta hộ trì người khác?
Bằng cách thực tập chánh niệm và làm cho nó được tăng trưởng
Và thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là ta hộ trì cho mình?
Bằng cách nhẫn nhịn,bất hại và tình thương.
(Kinh Tương Ưng Bộ 47.19),

Bạn có nhận thấy cái ranh giới giữa mình và người khác biến mất không? Khi ta nhẫn nhịn và có tình thương đối với kẻ khác là ta đang ban rãi tâm từ đến chính mình. Thật vậy, giúp đở kẻ khác là một phương pháp nhiệm mầu nhất để săn sóc cho hạnh phúc của chính ta, cũng như khi ta gây hại cho kẻ khác là một cách gián tiếp gây hại cho chính mình. Theo giáo lý của đức Phật, thì mọi hành động của ta, mọi karma, đều dựa trên tác ý của mình, nó không chỉ ảnh hưởng đến thế giới "bên ngoài" mà còn tác động đến chính con người và tâm tánh của ta. Những gì ta nghĩ, ta nói, ta làm sẽ định hướng và làm thành con người của mình, và rồi ta lại tạo dựng và ảnh hưởng đến thế giới chung quanh, qua những phẩm chất ý thức và sự hiểu biết sâu sắc của chính ta. Thật ra, theo tôi hiểu bài kinh này, thì ta không cần thiết và cũng không thể nào nói được rằng, cái ranh giới giữa trong và ngoài nó bắt đầu ở nơi nào và chấm dứt ở nơi đâu.

 Như vậy thì đâu là một phương cách hay nhất để ta bảo vệ con em mình, chăm sóc cho vợ hay chồng mình, đóng góp cho cộng đồng chung quanh, và ban rãi tâm từ đến cuộc đời này? Quay lại nhìn vào bên trong, một cách cẩn trọng và thường xuyên, và giữ một thăng bằng. Tất cả đều tùy thuộc vào sự thực tập chánh niệm ấy của ta.

*------------------------*

Keep Your Balance
Andrew Olendzki
Tricycle Magazine, Summer 2006

Once in ancient India a bamboo acrobat set up his bamboo pole in the center of a village, climbed up the pole with great agility, and balanced carefully upon its tip. He then invited his young assistant to scamper up and stand on his shoulders, saying to her: “You look after my balance, my dear, and I’ll look after your balance. With us thus looking after one another and protecting one another, we’ll show off our craft, receive some payment, and safely climb down the bamboo pole.” “No, no, master; that will never do!” said the girl. “You must look after your own balance, and I will look after my balance. With each of us thus looking after ourselves and protecting ourselves, we’ll show off our craft, receive some payment, and safely climb down the bamboo pole.”

The Buddha tells this story in the Satipatthana-samyutta to illustrate the practice of mindfulness meditation, and the image of this perilous balancing act works on many levels to help understand what he was pointing to. The physical sense of balance is so immediate, so intimate, and so accessible in every moment of experience; it is often the first thing one gets in touch with when sitting down to meditate, and the story derives much of its strength from this fact. We are so used to projecting our attention out into the world around us, it is a noticeable shift when we face inward and feel the subtle swaying of the head on the shoulders, along with all the muscular microcompensations keeping our body centered in gravity. The acrobat, like the meditator, is bringing conscious awareness to a process that is always occurring but is generally overlooked, which is a vital first step to learning anything valuable about ourselves.

The story also vividly demonstrates why it is so important to attend to the quality of one’s own inner life before critiquing what others are doing. It’s just not possible to keep someone else’s balance, and it takes this graphic image to drive home such an obvious truth. Moreover, the acrobat’s assistant will only be able to maintain her own balance if the acrobat, upon whose shoulders she stands, is steady and reliable. In other words, the best way he can protect her from harm is to look inward and attend carefully to his own equilibrium. This is true of many things in life.

The analogy pertains to, for example, the impact a parent has on a child. As we all know, a parent can go on and on about what a child should or should not do, or say, or think, but nothing is going to influence a child’s developing personality more than the example actually set by the parent. Not until a mother or father keeps their own emotional and moral balance, will the child be able to learn how to steady herself upon their shoulders and understand their admonitions. The same applies to the doctor and patient, the teacher and student, the therapist and client, the politician and constituent, the author and reader—indeed to virtually every one of the relationships we form in our world. The quality of every relationship is enhanced by the care brought to it by each party, and this is especially important when one person depends directly upon and trusts the attentiveness of another.

Life itself is a balancing act. We are each of us perched upon a precarious pole, trying to stay centered in a swaying, breezy world. It is difficult enough staying safe ourselves, let alone trying to keep track of all the things stacked upon our shoulders. Mindfulness is a tool for looking inward, adjusting our balance, and staying focused on the still center point upon which everything else is poised. The quality of the present moment of awareness—that bamboo pole upon which we all hover—can be calm, stable, and focused, and when it is, our well-being and that of all those who depend upon us is well protected. When it is not, no amount of pointing to the doings of others can compensate or restore our balance.

One might misconstrue this teaching as selfish. But doing so would involve overlooking the subtle interdependence of self and other that the Buddha goes on to emphasize. The acrobat’s attention to his own equilibrium is motivated by his tender regard for the well-being of his beloved assistant. His initial suggestion that he will look after her balance is an expression of compassion, but it is not matched by an equal measure of wisdom. Just as a person mired in quicksand cannot help another until he has himself reached firm ground (to cite another analogy from the Pali texts), our ability to help others depends chiefly on keeping our own balance. As the flight attendants tell us each time we board a plane, one must don one’s own oxygen mask before helping others do so.

Looking after oneself, one looks after others.
Looking after others, one looks after oneself.
How does one look after others by looking after oneself?
By practicing mindfulness, developing it, and making it grow.
How does one look after oneself by looking after others?
By patience, non-harming, lovingkindness, and caring.
(Samyutta Nikaya 47.19)

Notice how the boundaries between self and other disappear. By showing kindness and taking care of others, one is being kind to oneself and is caring for oneself. Actually, helping others is the best way to attend to one’s own most basic welfare, just as harming others will invariably harm oneself. According to Buddhist thought, this is because all action, all karma, based as it is upon intention, effects not only the world “out there” but also one’s own dispositions and character. Everything we say and do and think shapes who we are, just as we go on to shape, through the quality of our awareness and the depth of our understanding, everything else in our world. In fact, as I understand this text, it may not be particularly useful—or even possible—to say where one leaves off and the other begins.

So what is the very best way to protect your child, care for your partner, contribute to your community, and express compassion for all the world? Look inward, carefully and often, and keep your balance. A lot depends upon it.

*------------------------*


Sách: BA MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN. Thiền sư Joseph Goldstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch.

Sách: BA MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN
Thiền sư Joseph Goldstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch.

Nguyên tác: The Experience of Insight, by Joseph Goldstein (1976)

Tải về bản PDF, song ngữ Việt-Anh:

=> http://budsas.net/sach/vn70.pdf

* MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU

Buổi tối thứ nhất - Lời dạy mở đầu
Buổi tối thứ hai - Bát chánh đạo
Buổi sáng thứ ba - Bài thực tập: Cảm thọ
Buổi tối thứ tư - Sự chú ý đơn thuần
Buổi sáng thứ năm - Bài thực tập: Tư tưởng
Buổi tối thứ năm - Khái niệm và thực tại
Buổi sáng thứ sáu - Bài thực tập: Đối tượng của cảm giác
Buổi tối thứ bảy - Những mẩu chuyện
Buổi sáng thứ tám - Bài thực tập: Tác ý
Buổi sáng thứ chín - Bài thực tập: Ăn trong chánh niệm
Buổi tối thứ chín - Năm triền cái
Buổi sáng thứ mười - Bài thực tập: Quán tâm thức
Buổi tối thứ mười - Dũng sĩ
Buổi sáng thứ mười một - Trò chơi định tâm
Buổi tối thứ mười hai - Ba trụ pháp: Ba-la-mật
Buổi tối thứ mười ba - Sự tương đồng
Buổi tối thứ mười bốn - Tứ diệu đế
Buổi tối thứ mười lăm- Sự cương quyết nửa vời
Buổi tối thứ mười sáu - Nghiệp báo
Buổi tối thứ mười bảy - Bài thực tập: Hôn trầm
Buổi tối thứ mười tám - Sự trong sạch và hạnh phúc
Buổi tối thứ mười chín - Tín ngưỡng
Buổi tối thứ hai mươi mốt - Thập nhị nhân duyên
Buổi tối thứ hai mươi hai - Cái chết và lòng từ bi
Buổi tối thứ hai mươi lăm - Đạo
Buổi tối thứ hai mươi sáu - Thất giác chi
Buổi tối thứ hai mươi chín - Con đường của Phật
Buổi sáng thứ ba mươi - Kết thúc
-------------------

Sách: KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN. Thiền sư Joseph Goldstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch.

KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Thiền sư Joseph Goldstein, Nguyễn Duy Nhiên dịch.

Nguyên tác: Insight Meditation, The Practice of Freedom, by Joseph Goldstein (1993)

Tải về bản PDF, song ngữ Việt-Anh:

=> http://budsas.net/sach/vn69.pdf

* MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

I. CON ĐƯỜNG TU TẬP
1.1. Phật Pháp - Dharma
1.2. Nỗi sợ giác ngộ
1.3. Trí thông minh và sự tiến bộ
1.4. Một mùi vị duy nhất
1.5. Tứ diệu đế
1.6. Bảng chỉ đường
1.7. Tha lực hay sự giúp đỡ
1.8. Vai trò của một vị thầy
1.9. Tứ như ý túc

II. PHƯƠNG PHÁP TU TẬP
2.1. Mục tiêu, sự tinh tấn và buông xả
2.2. Tu tâm
2.3. Phương pháp thiền tập
2.4. Pháp lý Nintendo
2.5. Chấp nhận
2.6. Không thấy được khổ đau là khổ đau
2.7. Tiếp xúc với cái đau
2.8. Sự tiến triển trong thiền tập
2.9. Tính tự nhiên và sự tu tập
2.10. Trở về quê xưa
2.11. Năng lượng
2.12. Tuệ giác

III. GIẢI THOÁT TÂM THỨC
3.1. Những trở ngại: Một tấm vải bẩn
3.2. Tư tưởng
3.3. Quan điểm và ý kiến
3.4. Lời phán xét thứ 500
3.5. Tính tự phụ và tâm so sánh
3.6. Giải thoát những cảm xúc
3.7. Cảm xúc nô lệ, cảm xúc giải thoát
3.8. Dùng cây dù của bạn
3.9. Sợ
3.10. Cám ơn sự nhàm chán
3.11. Tự ti
3.12. Tội lỗi
3.13. Ganh tỵ
3.14. Ham muốn

IV. TÂM LÝ HỌC VÀ PHẬT PHÁP
4.1. Cái tôi và bản ngã
4.2. Cá tính và sự chuyển hóa
4.3. Khoa tâm lý trị liệu và thiền tập
4.4. Tâm thiền giả

V. VÔ NGÃ
5.1. Chòm sao Vua
5.2. Sự chào đời của ngã
5.3. Không dù, không mặt đất
5.4. Trở về số không
5.5. Niềm vui sướng và sự vắng lặng

VI. NGHIỆP QUẢ
6.1. Ánh sáng của thế giới
6.2. Nghiệp quả tất nhiên
6.3. Nghiệp quả tinh tế
6.4. Si mê, gốc rễ của khổ đau
6.5. Chánh niệm, gốc rễ của hạnh phúc
6.6. Nghiệp báo và vô ngã
6.7. Loài thú

VII. THỰC TẬP TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
7.1. An trú trong hiện tại
7.2. Tình thương và hiểu biết
7.3. Tâm từ
7.4. Tâm bi
7.5. Nghệ thuật truyền thông
7.6. Chia sẻ Phật pháp
7.7. Mối tương quan với cha mẹ
7.8. Chánh mạng
7.9. Học văn tự
7.10. Tính khôi hài
7.11. Đối diện với cái chết
7.12. Thiền quán Vipassana và sự chết
7.13. Tâm từ và cái chết
7.14. Vì lợi ích của tất cả
----------------

Wednesday 21 August 2019

Vì sao tôi theo đạo Phật?

Vào năm 1999, trên một diễn đàn Phật giáo quốc tế, người chủ diễn đàn là ông Lee Yu Ban – một Phật tử Malaysia – đề nghị các thành viên đóng góp vài dòng về lý do tại sao mình chọn theo đạo Phật. Sau đó, ông tổng hợp lại, đưa vào trang web của ông với tựa đề “Finding the Way” (Tìm thấy Con đường). Tôi giới thiệu đến Sư Thiện Minh và Sư rất thích các bài viết đóng góp đó. Sư dịch sang tiếng Việt và xuất bản tập sách với tựa đề “Tại sao tôi theo Phật giáo” và gửi đến tôi một bản vi tính. Mãi đến nay tôi mới có dịp đọc và hiệu đính lại, dựa theo bản tiếng Anh.

Xin trân trọng giới thiệu đến các anh chị bạn đạo. Có thể đọc toàn bộ tập sách tại:

=> https://tinyurl.com/2p9h9wsc  

– Bình Anson
Perth, tháng 9-2018.

*

VÌ SAO TÔI THEO ÐẠO PHẬT?
Tỳ-khưu Thiện Minh dịch, Bình Anson hiệu đính (2018)

(1) TÔI VẪN TIẾP TỤC CUỘC HÀNH TRÌNH TÂM LINH. Ang Siew Mun, Malaysia.
(2) MỘT KINH NGHIỆM Á ĐÔNG. Bernadette, Hoa Kỳ.
(3) TÔI ĐÃ ĐẾN VỚI PHẬT GIÁO THERAVADA NHƯ THẾ NÀO? Binh Anson, Australia.
(4) TÔI BIẾT TẤT CẢ CHỈ LÀ VÔ THƯỜNG MÀ THÔI. Greg Bester, Canada.
(5) TỪ XA TỚI GẦN. Jerry Douglas, Hoa Kỳ.
(6) MỘT CUỘC TÌM KIẾM LÂU DÀI. Jim Anderson, Canada.
(7) CHỈ CẦN NHÌN LẠI CHÍNH MÌNH. Joy Russell, Hoa Kỳ.
(8) TỪ ĐẦU ÓC ĐẾN TRÁI TIM. Lee Yu Ban, Malaysia.
(9) NHÔ RA TỪ BÓNG TỐI. Mary Duggan, Hoa Kỳ.
(10) CUỘC SỐNG NHỎ BÉ TRONG VŨ TRỤ BAO LA. Michael G. Symonds, Hoa Kỳ.
(11) VÌ SAO TÔI THEO ÐẠO PHẬT? Nghệ sĩ Bạch Tuyết, Việt Nam.

Có thể đọc toàn bộ tập sách tại:
=> https://tinyurl.com/2p9h9wsc

* * *



LÀM CHA MẸ LÀ MỘT SỰ TU TẬP. Jon Kabat-Zinn, Nguyễn Duy Nhiên dịch Việt

LÀM CHA MẸ LÀ MỘT SỰ TU TẬP
Jon Kabat-Zinn, Nguyễn Duy Nhiên dịch Việt

Tôi bắt đầu học thiền vào năm mình được hai mươi mấy tuổi. Những ngày ấy tôi có nhiều thời giờ, tôi có thể tham dự đều đặn những khoá tu thiền kéo dài mười ngày hoặc hai tuần. Trong những khóa tu này, mỗi ngày các thiền sinh chỉ biết lo ngồi thiền và đi kinh hành trong chánh niệm, xen vào bằng những buổi ăn chay, hoàn toàn trong thinh lặng. Chúng tôi được hướng dẫn bởi những vị thiền sư nhiều kinh nghiệm, mỗi tối các ngài ban cho những bài pháp thoại, giúp thiền sinh đào sâu và mở rộng thêm sự tu tập của mình. Và thỉnh thoảng các vị ấy cũng gặp gỡ riêng mỗi người để xem sự tu tập của chúng tôi tiến triển ra sao.

Tôi rất yêu thích những khóa tu này, vì nó giúp tôi gác lại hết những việc khác trong đời sống, đi đến một nơi tươi mát và thanh tịnh ngoài miền quê, được chăm sóc, và sống một cuộc đời vô cùng giản dị và trầm lặng. Nơi đây chương trình chính của tôi chỉ có tu tập, tu tập và tu tập.

Nhưng bạn đừng nghĩ rằng nó là dễ. Thường thì tôi phải chịu đựng nhiều cơn đau ở thân vì phải ngồi yên trong nhiều giờ, và không gì có thể so sánh được với cái đau tinh thần mà đôi khi khởi lên những lúc tâm và thân mình trở nên yên lặng và ít bận rộn.

Khi chúng tôi quyết định có con, tôi biết rằng mình phải gác chuyện đi tu tập lại, ít nhất là trong một thời gian. Tôi tự dặn lòng, tôi lúc nào cũng có thể trở lại khung cảnh thanh tịnh tu học ấy, khi con tôi trưởng thành đủ để không cần đến mình nữa. Hình ảnh một ông già trở về với đời sống tu viện bao giờ cũng mang một nét rất thơ mộng. Viễn tượng là mình sẽ từ giã những khóa tu, hay ít nhất là cũng sẽ phải bớt lại nhiều, không làm tôi phiền muộn gì mấy, mặc dù tôi rất yêu quý chúng. Tôi quyết định rằng mình có thể xem việc có con như là một khóa tu thiền vậy, mà thật ra thì nó có đủ hết những yếu tố của một khóa tu, trừ ra sự thinh lặng và giản dị.

Đối với tôi thì như thế này: Ta có thể xem mỗi đứa bé như là một em bé Phật hay là một thiền sư, một vị thầy chánh niệm dạy riêng cho mình. Vị thầy ấy xuất hiện vào cuộc đời ta, mà sự hiện diện và hành động của ngài bảo đảm sẽ thách thức cũng như thử thách hết mọi niềm tin và giới hạn của ta, mang lại những cơ hội giúp ta thấy được những vướng mắc của mình để buông bỏ. Mỗi đứa bé sẽ ban cho ta một khóa tu kéo dài ít nhất là mười-tám năm, mà không thể nào bỏ về ngang được. Chương trình của khóa tu thì rất là nghiêm khắc và luôn luôn đòi hỏi ở ta một thái độ hy sinh và từ ái. Cuộc đời của tôi trước khi có con thì chỉ cần lo cho những nhu cầu và ước muốn cá nhân của mình, hoàn toàn bình thường đối với một thanh niên. Trở thành bậc cha mẹ rõ ràng là một thay đổi lớn lao nhất trong cuộc đời tôi cho đến ngày hôm nay. Làm cho tròn bổn phận làm cha mẹ của mình đòi hỏi một cái thấy sáng suốt nhất, biết để cho sự việc như-là, cũng như một sự buông bỏ lớn lao nhất mà tôi chưa từng bao giờ bị thử thách.

Ví dụ, những đứa bé lúc nào cũng cần và đòi hỏi sự chăm sóc của ta. Những nhu cầu của chúng phải được thoả mản theo đúng chương trình của chúng, không phải của ta và mỗi ngày, chứ không phải chỉ khi nào ta cảm thấy thích. Quan trọng hơn hết, những đứa bé và trẻ thơ rất cần sự có mặt trọn vẹn của ta để có thể phát triển và lớn lên mạnh mẽ. Chúng cần sự bồng ẵm, càng nhiều càng tốt, ru hát, đùa giỡn, vỗ về của ta, đôi khi trong những đêm khuya khoắt hoặc sáng sớm, khi ta cảm thấy mệt nhoài, kiệt sức, chỉ muốn ngả lưng xuống giường, hoặc khi ta có những bổn phận, công việc gấp rút và quan trọng khác cần đến sự chú ý của mình. Những nhu cầu sâu xa và luôn thay đổi của đứa bé là những cơ hội tuyệt vời để cho bậc cha mẹ tập có mặt trọn vẹn trong chánh niệm, thay vì hoạt động như một người máy. Tôi cảm thấy rằng, làm cha mẹ là một cơ hội tuyệt vời để tu tập chánh niệm thâm sâu, nếu tôi có thể cho phép gia đình và con cái tôi trở thành những vị thầy của mình, cũng như biết học hỏi và lắng nghe cẩn thận những bài học của cuộc sống, mà chúng sẽ đến rất nhanh và rất mãnh liệt.

Cũng như những khoá tu nhiều ngày, ta sẽ có những thời gian thoải mái và những thời gian khó khăn, những giây phút kỳ diệu và những giây phút đớn đau. Cuối cùng, cái nguyên lý xem đời sống làm cha mẹ như một khóa tu, và tôn trọng những đứa bé và hoàn cảnh gia đình như là vị thầy của mình, đã tự chứng minh được giá trị cũng như địa vị của nó, hết lần này đến lần khác. Làm cha mẹ là một công việc rất là cực nhọc. Ngày xưa, đó là một công việc đủ cho mười người làm, mà thường thì chỉ có hai người, hoặc nhiều khi chỉ có một, để cáng đáng mà thôi, và không có sách vở nào kèm theo với đứa bé để hướng dẫn ta cách săn sóc hết. Đây là một công việc khó nhất trên trái đất này để ta có thể làm cho đúng, cho hay. Mà phần nhiều thì ta cũng không biết mình có làm đúng không, hoặc làm đúng, làm hay có nghĩa là thế nào! Và chúng ta cũng không có một ai được chuẩn bị trước hoặc huấn luyện để làm cha mẹ hết, chỉ có sự tự học trong khi thực hành, khi phải đối diện với chuyện này chuyện kia xảy ra.

Ban đầu thì chúng ta cũng còn có được một vài cơ hội quý báu để tạm nghỉ ngơi trong chốc lát. Nhưng rồi công việc sẽ đòi hỏi sự đối phó thường xuyên của ta. Những đứa bé lúc nào cũng thử thách mức giới hạn của ta, để học hỏi, tìm hiểu thế giới chung quanh cũng như về chính nó. Và còn thêm nữa, khi những đứa bé phát triển và tăng trưởng, chúng sẽ thay đổi. Khi ta vừa tìm ra phương cách tốt đẹp để đối phó với một hoàn cảnh nào đó, thì chúng cũng đã thay đổi, chuyển sang một trường hợp mới, mà ta chưa từng gặp bao giờ. Vì vậy, ta lúc nào cũng phải giữ chánh niệm và có mặt, để tránh khỏi bám víu vào một quan điểm mà đã không còn thích hợp nữa. Và dĩ nhiên, không có một quy tắc hoặc công thức đơn giản nào là duy nhất để xử sự cho “đúng” trong thế giới làm cha mẹ. Nó có nghĩa là ta lúc nào cũng phải đối diện với những hoàn cảnh thử thách và hoàn toàn mới lạ, và cùng một lúc, ta cũng sẽ đối diện với những việc làm lập đi lập lại hết lần này sang lần khác.

Công việc làm cha mẹ sẽ còn gặp nhiều thử thách hơn nữa, khi những đứa bé trưởng thành và phát triển ý kiến cũng như ý muốn riêng của chúng. Chăm sóc cho những nhu cầu của một đứa bé thơ là một chuyện, rất là đơn giản, nhất là khi chúng chưa biết nói và thật dễ thương, đáng yêu. Còn đối phó với những đứa trẻ lớn hơn một chút, không còn mấy dễ thương và đáng yêu, là một chuyện khác hẳn. Trong trường hợp này ta phải biết nhìn cho rõ và đáp ứng bằng một sự thông minh, vì dầu sao đi nữa ta cũng là người lớn, và lúc nào cũng sẽ có một sự va chạm giữa hai ý muốn, chúng có thể tranh luận loanh quanh, chọc ghẹo nhau, đánh lộn, chống đối, cãi lời, đối phó với những hoàn cảnh cần sự hướng dẫn của ta, mặc dù có thể chúng sẽ không thèm nghe theo. Nói tóm lại, nó cần một sự đối phó thường xuyên mà ta sẽ không còn thì giờ nào cho chính mình nữa. Những trường hợp mà ta cảm thấy sự điềm tĩnh cũng như sáng suốt của mình bị thử thách, và những khi ta bị “đảo lộn” thì nhiều vô số. Những đứa con sẽ nhìn thấy hết tất cả những gì là của ta, từ sát bên trong và rất cận kề, như là những nhược điểm, cách cư xử, lỗi lầm, mâu thuẫn và những thất bại của ta.

Nhưng những khó khăn ấy không phải là chướng ngại cho việc làm cha mẹ hoặc sự tu tập chánh niệm của ta. Chúng chính là sự tu tập chánh niệm, nếu ta ý thức được điều ấy. Bằng không, đời sống làm cha mẹ có thể trở nên một gánh nặng mệt mỏi, và vì thiếu sức mạnh và mục tiêu rõ rệt, ta có thể không thấy được và tôn trọng những cái hay cái đẹp trong con cái mình cũng như là trong ta. Những đứa trẻ có thể dễ bị thương tích và mất đi tuổi thơ, nếu nhu cầu và tâm hồn đáng yêu của chúng bị liên tục chối bỏ và không được biết đến.

Rõ ràng là khi bấy nhiêu năng lượng của ta tuông ra bên ngoài, chắc chắn phải có một nguồn năng lượng nào đó thỉnh thoảng đổ vào bên trong, thì mới có thể nuôi dưỡng và làm hồi sinh lại những bậc cha mẹ. Nếu không thì quá trình ấy sẽ không thể nào duy trì lâu dài được. Nhưng nguồn năng lượng ấy phát xuất từ đâu? Tôi nghĩ nó đến từ hai nơi: nhờ sự giúp đở ở bên ngoài, từ người thân, bạn bè, nhà giữ trẻ và thỉnh thoảng, từ làm những việc mà mình ưa thích; và nguồn năng lượng từ bên trong, mà ta có thể có được nhờ thực hành thiền tập, nếu ta có thể bỏ ra chút thì giờ trong cuộc sống để giữ thanh tĩnh, để có mặt, để ngồi lại, hoặc tập yoga, để tự nuôi dưỡng mình.

Tôi ngồi thiền vào mỗi sáng sớm, vì đây là thời gian mà cả nhà rất yên tĩnh và tôi không bị ai quấy rầy, và cũng vì nếu tôi không ngồi thiền lúc ấy, thì có thể tôi sẽ vì quá bận rộn hoặc mệt mỏi mà sẽ rồi không muốn ngồi nữa. Tôi cũng còn khám phá ra rằng, ngồi thiền vào buổi sáng sớm sẽ quyết định cho phẩm chất của trọn ngày. Nó sẽ là một sự nhắc nhở cũng như một xác nhận cho những gì là thật sự quan trọng trong đời sống, và nó sắp đặt cho chánh niệm có thể lan rộng sang những lãnh vực khác trong ngày.

Nhưng khi chúng ta có con nhỏ trong nhà thì buổi sáng sớm cũng chỉ như mọi thời gian khác mà thôi. Ta không thể cố chấp vào bất cứ một chuyện gì, vì việc nào mà ta muốn làm, dù đã sắp đặt chu đáo đến mấy, cũng sẽ bị gián đoạn và đôi khi còn phải hoàn toàn bị bỏ dỡ. Những đứa con nhỏ của tôi ngủ rất ít. Dường như lúc nào nó cũng thức rất khuya và lại dậy thật sớm, nhất là nếu mà hôm ấy tôi quyết định sẽ ngồi thiền. Hình như là chúng rình xem nếu tôi dậy thì chúng cũng sẽ thức dậy theo. Có ngày tôi phải thức dậy vào 4 giờ sáng mới có thể yên ổn ngồi thiền hoặc tập yoga. Có những hôm tôi quá mệt mỏi, bỏ hết, và thấy rằng chỉ có giấc ngủ mới là quan trọng hơn cả. Và cũng có khi tôi ngồi thiền với đứa con trong lòng mình, và để cho chúng quyết định tôi sẽ được ngồi bao lâu. Chúng nó rất thích được quấn mình trong chiếc mền ngồi thiền, chỉ có cái đầu nhỏ lú ra, nhiều khi chúng ngồi yên rất lâu, trong khi tôi theo dõi hơi thở ra vào, không phải của riêng tôi, mà là của cả hai đứa.

Ngày ấy tôi tin rằng, và bây giờ cũng thế, sự chánh niệm về thân và hơi thở của tôi, và sự xúc chạm trong khi ôm đứa con trong lòng, giúp nó cảm nhận được sự an ổn, cũng như khám phá được sự tĩnh lặng và một cảm giác được chấp nhận. Và sự thanh thản của chúng, chắc chắn là trong sạch và chân thật hơn tôi nhiều, vì tâm chúng chưa bị bận rộn bởi những ý nghĩ, lo lắng của người lớn, giúp tôi trở nên an ổn hơn, thanh thản hơn và có mặt hơn. Khi chúng lớn hơn một chút, tôi có thể tập yoga trong khi chúng cởi trên lưng, leo lên vai hoặc đu trên tay tôi. Có khi đùa giỡn trên sàn nhà, chúng tôi lại tình cờ khám phá ra thêm những tư thế yoga mới, cho cả hai cùng tập. Sự đùa giỡn thực tập không ngôn từ và trong chánh niệm nầy là một nguồn vui và hạnh phúc lớn cho tôi, một người cha, và là một mối liên hệ sâu sắc mà chúng tôi cùng chia sẻ.

Khi những đứa con của mình càng lớn bao nhiêu, chúng ta lại càng quên đi rằng chúng là những vị thiền sư bấy nhiêu. Sự thực tập giữ chánh niệm, không phản ứng và thấy rõ phản ứng của mình, sẽ càng lúc càng trở nên khó khăn hơn, khi ta dần dà mất đi tiếng nói của mình trong cuộc đời của chúng. Những thói quen, tập quán xa xưa lại bừng sống dậy thật mạnh mẽ, trước khi tôi kịp có ý thức về chúng. Kiểu mẫu về một người đàn ông trong gia đình, về thẩm quyền, làm sao thể hiện được quyền hành của mình, hạnh phúc của tôi trong gia đình ra sao, những mối tương quan giữa mọi người của mọi lứa tuổi và nhu cầu của họ… Mỗi ngày là một sự thử thách mới.

Có lúc tôi cảm thấy mình bị tràn ngập, nhưng cũng có lúc rất là cô đơn. Chúng ta cảm thấy có một hố sâu càng lúc càng mở rộng. Dẫu biết rằng sự cách biệt ấy là cần thiết cho sự trưởng thành và khám phá của đứa trẻ, dầu biết rằng sự kiện ấy là lành mạnh, nhưng ta vẫn cảm thấy đau đớn. Đôi khi tôi quên rằng mình là người lớn và hành động như một đứa con nít. Mấy đứa con của tôi đã nhắc nhở và đánh thức tôi dậy rất nhanh, những khi chánh niệm mình bị lơ là.

Làm cha mẹ và đời sống gia đình là một môi trường tuyệt vời cho sự thực tập chánh niệm. Nhưng nó không phải dành cho những người yếu đuối, ích kỷ, lười biếng hoặc mơ mộng không thực tế. Làm cha mẹ là một tấm gương bắt ta phải tự soi lấy chính mình. Nếu bạn có thể học được từ những gì mình thấy, bạn sẽ có một cơ hội rất tốt để tiến triển.

---------------------------------------

PARENTING AS PRACTICE
Jon Kabat-Zinn

I took up meditating when I was in my early twenties. In those days, I had some flexibility in terms of my time, and was able to periodically attend meditation retreats lasting ten days or two weeks. These retreats were designed so that the participants could devote each day from early morning to late at night solely to mindful sitting and walking, with a few hearty vegetarian meals thrown in, all in silence. We were supported in this inner work by excellent meditation teachers, who would give inspiring talks in the evening to help us deepen and broaden our practice, and who would see us every so often for individual interviews to check on how things were going.

I loved these retreats because they enabled me to put everything else in my life on hold, go off someplace pleasant and peaceful in the countryside, get taken care of, and live an extremely simplified contemplative life, where the only real agenda was to practice, practice, practice.

Not that it was easy, mind you. There was often a lot of physical pain just from sitting still for that many hours, and that was nothing compared to the emotional pain which would sometimes surface as the mind and body became more still and less busy.

When my wife and I decided to have children, I knew that I would have to give up the retreats, at least for some time. I said to myself that I could always return to the contemplative setting when my children had grown up enough not to need me around all the time. There was a certain romantic touch to the fantasy of returning to the monastic life as an old man. The prospect of giving up these retreats, or at least cutting back on them a lot, didn’t bother me too much because, much as I valued them, I had decided that there was a way to look at having children as a meditation retreat in its own right—one that would have most of the important features of those I was giving up, except for the quiet and the simplicity.

This was how I saw it: You could look at each baby as a little Buddha or Zen master, your own private mindfulness teacher, parachuted into your life, whose presence and actions were guaranteed to push every button and challenge every belief and limit you had, giving you continual opportunities to see where you were attached to something and to let go of it. For each child, it would be at least an eighteen-year retreat, with virtually no time off for good behavior. The retreat schedule would be relentless and demand continual acts of selflessness and loving kindness. My life, which up to that time basically consisted of looking after my own personal needs and desires, perfectly normal for a young single person, was about to change profoundly. Becoming a parent clearly was going to be the biggest transformation of my adult life so far. To do it well would demand the greatest clarity of view and the greatest letting go and letting be I had ever been challenged with.

For one, babies invite and require attending to constantly. Their needs must be met on their schedule, not yours, and every day, not just when you feel like it. Most importantly, babies and children require your full presence as a being in order to thrive and grow. They need to be held, the more the better, walked with, sung to, rocked, played with, comforted, sometimes nurtured late at night or early in the morning when you are feeling depleted, exhausted, and only want to sleep, or when you have pressing obligations and responsibilities elsewhere. The deep and constantly changing needs of children are all perfect opportunities for parents to be fully present rather than to operate in the automatic pilot mode, to relate consciously rather than mechanically, to sense the being in each child and let his or her vibrancy, vitality, and purity call forth our own. I felt that parenting was nothing short of a perfect opportunity to deepen mindfulness, if I could let the children and the family become my teachers, and remember to recognize and listen carefully to the lessons in living which would be coming fast and furiously.

Like any long retreat, there have been easy periods and harder periods, wonderful moments and deeply painful ones. Through it all, the principle of looking at it as a meditation retreat and honoring the children and the family situation as my teachers has proven its primacy and value time and time
again. Parenting is a high pressure job situation. In the early years, it feels like a full-time job for about ten people, and usually there are only two, or even one, to do it all, and no manual which comes with the babies telling you how to proceed. It is the hardest job in the world to do well, and most of the time you don’t even know whether you are doing well, or even what that means. And we get virtually no preparation or training for parenting, only on-the-job, moment-to-moment training as things unfold.

At the beginning, there are precious few opportunities for respite. The job calls for you to be continually engaged. And the children are always pushing your limits to find out about the world and about who they are. What’s more, as they grow and develop, they change. No sooner have you figured out how to relate well to one situation than they grow out of that and into something you’ve never seen before. You have to be continually mindful and present so that you aren’t lingering with a view of things that no longer applies. And, of course, there are no stock answers or simple formulas for how to do things “right” in the world of parenting. This means you are unavoidably in creative and challenging situations almost all the time, and at the same time, faced with a lot of repetitive tasks which you do over and over, again and again and again.

And it gets more challenging as the children grow older and develop their own ideas and strong wills. It’s one thing to look after the needs of babies, which are very simple, after all, especially before they can talk and when they are at their absolute cutest and most adorable. It’s quite another to see clearly and to respond effectively and with some modicum of wisdom and balance (after all, you are the adult) when there is a continual clash of wills with older children, who are not always so cute and cuddly, who can argue circles around you, tease each other mercilessly, fight, rebel, refuse to listen, get into social situations in which they need your guidance and clarity but may not be open to it; in short, whose needs require a constant energy output that leaves you little time for yourself. The list of situations in which your equanimity and clarity will be sorely challenged and you will find yourself “losing it” is endless. There is simply no escape, no hiding, no dissimilation that will serve either them or you. Your children will see it all from the inside and up close: your foibles, idiosyncrasies, warts and pimples, your shortcomings, your inconsistencies, and your failures.

These trials are not impediments to either parenting or mindfulness practice. They are the practice, if you can remember to see it this way. Otherwise, your life as a parent can become one very long and unsatisfying burden, in which your lack of strength and clarity of purpose may lead to forgetting to honor or even to see the inner goodness of your children and yourself. Children can easily become wounded and diminished from a childhood which consistently fails to adequately honor their needs and their inner beauty. Wounding will just create more problems for them and for the family, problems with self-confidence and self-esteem, with communication and competencies, problems that don’t disappear on their own as the children grow older but usually amplify. And as parents, we may not be open enough to perceive the signs of this diminishment or wounding and then be able to act to heal it because it may have come in some measure through our own hands or through our own lack of awareness. Also, it may be subtle, easily denied, or attributable to other causes, thus freeing us in our own minds from a responsibility which may be truly ours to assume.

It is obvious that, with all that energy going outward, there has to be some source of energy coming in which nurtures and revitalizes the parents from time to time, or the process itself will not be sustainable for long. Where might this energy come from? I can think of only two possible sources:
outside support from your partner, other family members, friends, baby- sitters, and so on and from doing other things you love, at least occasionally; and inner support, which you could get from formal meditation practice if you can make even a little time in your life for stillness, for just being, for just sitting, or for doing a little yoga, for nourishing yourself in ways that you need to be nourished.

I meditate early in the morning because there is no other time when things are quiet in the house and nobody is demanding my attention, and also because, what with work and other obligations, if I don’t do it then, I may be too tired or too busy to get to it later. I also find that practicing in the early morning sets the tone for the entire day. It is both a reminder and an affirmation of what is important, and it sets the stage for mindfulness to spill out naturally into other aspects of the day.

But when we had babies in the house, even the morning time was up for grabs. You couldn’t be too attached to anything because everything you set out to do, even if you arranged it very carefully, was always getting interrupted or completely thwarted. Our babies slept very little. They always seemed to be up late and to wake up early, especially if I was meditating. They seemed to sense when I was up and would wake up too. Some days I would have to push my time for myself back to 4:00 A.M. to get any sitting or yoga in. At other times I was just too exhausted to care, and figured the sleep was more important anyway. And sometimes I would just sit with the baby on my lap, and let him or her decide how long it would last. They loved being wrapped up in the meditation blanket, with only their heads sticking out, and frequently would stay still for extended periods, while I followed not my breathing but our breathing.

I felt strongly in those days, and still do, that an awareness of my body and my breath and of our close contact as I held them while we sat helped my babies to sense calmness and explore stillness and feelings of acceptance. And their inner relaxation, which was much greater and purer than mine because their minds were not filled with adult thoughts and worries, helped me to be more calm and relaxed and present. When they were toddlers, I would do yoga with them climbing up, riding on, or hanging from my body. In playing around on the floor, we would spontaneously discover new yoga postures for two bodies, things that we could do together. A mostly non- verbal, mindful, and respectful body-play of this sort was a source of tremendous fun and joy for me as a father and a deep source of connectedness that we all shared in.

The older children get, the harder it is to remember that they are still live- in Zen masters. The challenges to be mindful and non-reactive, and to look clearly at my reactions and overreactions and to own when I am off seem to get greater as I gradually have less and less direct say in their lives. Old tapes from my own upbringing seem to surface with the volume on full blast before I know what is happening. Archetypal male stuff, about my role in the family, legitimate and illegitimate authority and how to assert my power, how comfortable I feel in the house, interpersonal relationships among people of very different ages and stages and their oft-competing needs. Each day is a new challenge. Often it feels overwhelming, and sometimes quite lonely. You sense widening gulfs, and recognize the importance of distance for healthy psychic development and exploration; but the moving apart, healthy as it may be, also hurts. Sometimes I forget what it means to be an adult myself and get stuck in infantile behaviors. The kids quickly straighten me out and wake me up again if my own mindfulness is not up to the task at that moment.

Parenting and family life can be a perfect field for mindfulness practice, but it’s not for the weak-hearted, the selfish or lazy, or the hopelessly romantic. Parenting is a mirror that forces you to look at yourself. If you can learn from what you observe, you just may have a chance to keep growing yourself.

-----------

Tuesday 20 August 2019

HÃY TẬN DỤNG THỜI GIAN SỐNG MỖI NGÀY - Ni sư Ayya Khema


HÃY TẬN DỤNG THỜI GIAN SỐNG MỖI NGÀY
Ni sư AYYA KHEMA
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch

Giờ đã đến lúc trở về nhà sau khóa thiền. Để có thể mang theo nhiều lợi lạc nhất, chúng ta cần biết cách tổ chức cuộc sống hằng ngày của mình. Nếu ta trở về và cũng hành xử giống như trước đây, thì chỉ sau một tuần ta sẽ quên hết mọi thứ. Và khi đến với một khóa thiền khác trong tương lai, ta lại phải bắt đầu mọi thứ trở lại.

Làm sao ta biết mình còn bao nhiêu thời gian trong cuộc sống này. Đây là cuộc sống duy nhất mà ta có trách nhiệm. Ở đây ta còn có thể quyết định ngày nay làm gì. Tương lai không hiện hữu. Nói rằng, “Tôi sẽ hành thiền ‘ngày mai”, là dại khờ. Không có ngày mai, chỉ có giây phút này. Khi cuộc sống kế tiếp đến, nó là cuộc sống này; thực ra đây là cuộc sống kế tiếp của ta. Có rất nhiều duyên cớ để không hành thiền hôm nay: Thời tiết, con cái, chồng, vợ, kinh tế, thực phẩm, đủ mọi thứ chuyện trên đời. Tuy nhiên, điều gì là tối ưu, là quyết định của riêng ta.

Nếu tương lai không hiện hữu và quá khứ đã hoàn toàn qua đi, thì ta còn lại gì? Một giây phút thoáng qua, như giây phút này đây. Ta chưa nói dứt câu, nó đã qua đi rồi. Nhưng nếu biết sử dụng từng giây phút một cách khôn ngoan, dần dần ta có thể có từng giây phút tỉnh thức, và kết quả là tuệ sâu lắng.

Buổi sáng thức dậy, việc đầu tiên ta cần làm là quyết tâm giữ chánh niệm. Có ý thức khi mở mắt, là bắt đầu một ngày, là bắt đầu chánh niệm. Nếu mở mắt trước khi có ý thức về hành động này, ta có thể nhắm mắt lại và bắt đầu lại. Từ hành động nhỏ đó, ta sẽ hiểu chánh niệm là gì; sau đó hãy để tâm tràn ngập hàm ân vì được có thêm một ngày trọn vẹn, cho một mục đích duy nhất. Không phải là để nấu một bữa ăn ngon hơn, không phải để mua sắm thứ này thứ nọ, mà là để tiến gần hơn đến Niết-bàn. Ta cần phải có đủ trí tuệ để biết làm thế nào đạt được mục đích đó. Đức Phật đã thuyết giảng điều này bao lần, nhưng dường như ta không nghe thấy, không hoàn toàn tiếp nhận những lời giáo huấn của Ngài. Nên ta cần phải nghe chúng nhiều lần.

Lòng biết ơn mang đến cho tâm trạng thái cởi mở, hoan hỷ về việc “Tôi sẽ làm gì với ngày hôm nay?”. Việc đầu tiên phải là ngồi xuống hành thiền, có thể phải dậy sớm hơn. Đa số người ta chết trên giường, một nơi thật phù hợp để chết, nhưng không phù hợp lắm để nằm đó hằng giờ một cách không cần thiết. Nếu đã qua thời thanh xuân, ta không cần ngủ nhiều nữa.

Trong nhiều gia đình, 6 giờ sáng đã ồn ào tiếng động. Nếu thế, ta cần dậy sớm hơn để tránh điều đó. Chỉ vậy cũng cho ta cảm giác hài lòng, vì đã làm điều gì đó đặc biệt để tiến gần hơn đến Niết-bàn. Nếu có đủ một tiếng để hành thiền, càng tốt; ít nhất không dưới nửa tiếng, vì tâm cần thời gian để thu nhiếp và tĩnh lặng. Buổi sáng thường là giờ tốt nhất cho nhiều người, vì qua một đêm tâm không bận rộn với nhiều việc như trong ngày, nên dễ trở nên tĩnh lặng hơn. Nếu bạn bắt đầu hành thiền trong nửa tiếng, rồi từ từ tăng dần lên được một tiếng, là điều tốt. Mỗi tuần ta thêm mười phút vào việc thực hành hằng ngày.

Sau thời thiền, chúng ta có thể suy nghĩ về năm điều quán tưởng hằng ngày. Giờ thì tâm ta đã thu nhiếp, tĩnh lặng và có nhiều khả năng để đạt đến nội tâm sâu lắng hơn.

1) Tôi phải bị hoại diệt
Tôi không thể tránh bị hoại diệt.

2) Tôi phải bị bệnh
Tôi không thể tránh bệnh.

3) Tôi phải chết
Tôi không thể tránh cái chết.

4) Tất cả những gì thuộc về tôi, thân thiết, quý yêu, sẽ đổi thay và biến mất.

5) Tôi là chủ của nghiệp
Tôi sinh ra từ nghiệp
Tôi liên hệ với nghiệp
Tôi sống bởi nghiệp
Bất cứ nghiệp gì tôi tạo, tốt hay xấu, tôi đều thừa hưởng.


Các câu kệ không cần phải chính xác lắm. Ngôn từ chỉ là khái niệm, ý nghĩa đằng sau đó mới quan trọng; sự vô thường của thân, của những gì ta nghĩ thuộc về ta, như con người, vật thuộc, và trách nhiệm về nghiệp của riêng mình.

Những điều quán tưởng khác nữa là thái độ thương yêu, tử tế đối với bản thân và người, việc bảo vệ hạnh phúc của riêng mình cũng như mong cho tất cả chúng sinh đều được như thế:

Xin cho tôi không có oán thù
Xin cho tôi không bị hãm hại

Xin cho tôi không phải phiền não về thân tâm
Xin cho tôi bảo vệ được hạnh phúc của bản thân.

Chúng sinh dẫu ở nơi nào
Xin cho họ không có oán thù.

Chúng sinh dẫu ở nơi nào
Xin cho họ không bị hãm hại.

Chúng sinh dẫu ở nơi nào
Xin cho họ thân tâm không phiền não.

Chúng sinh dẫu ở nơi nào
Xin cho họ bảo vệ được hạnh phúc của bản thân.

Đã quán tưởng về hai phần này một cách có ý nghĩa, ta có thể nhớ ba điều này trong tâm. Đầu tiên là chánh niệm, sự chú tâm đến trạng thái hiện hữu. Đó có thể là một hoạt động nơi thân với tâm không phóng dật, hay một cảm thọ, một tư tưởng vừa phát khởi. Hoàn toàn chú tâm đến điều đó, không cố gắng khỏa lấp nó dưới những mảnh vỡ vụn vặt, mà biết chính xác điều gì đang xảy ra trong đời ta.

Khi các hoạt động vật lý không đòi hỏi sự chú tâm, ta lại có thể hướng tư duy của mình đến các trạng thái thoáng qua trong chính cuộc đời của mình hay của ai đó, và quán chiếu xem ta cần làm gì trong khoảng thời gian ngắn ngủi mà ta có. Khi ta quán tưởng điều này một cách chín chắn thì lòng từ bi, tình thương yêu, tâm muốn cống hiến, giúp đỡ người trở thành những chọn lựa ưu tiên. Chúng ta không cần phải giúp đỡ nhiều người ngay lập tức. Nhưng ngay cả giúp đỡ chỉ một người, có thể là người cùng sống trong một nhà, cũng đều hữu ích. Chính là hành vi và động lực mới đáng kể, không phải kết quả.

Nhiều người muốn làm điều tốt, nhưng mong đợi sự biết ơn. Đó là duy vật tâm linh, vì họ muốn có một sự đáp trả nào đó cho lòng tốt của họ, chí ít cũng là một sự tái sinh tốt đẹp. Điều đó cũng giống như bị hành hạ đớn đau, dù không phải trong ngục tù, mà do chờ đợi kết quả mang đến. Ta có thể buông bỏ cả hai thái độ và thiết lập thực tại rằng “Đây là ngày duy nhất còn lại của tôi, hãy để tôi sử dụng nó một cách hiệu quả nhất”. “Nếu tôi chỉ còn một ít thời gian trong kiếp sống này, thì điều gì quan trọng bậc nhất đối với tôi?” Sau đó chúng ta sống với ý thức rằng để đến gần với Niết-bàn hơn, ta phải buông bỏ ngã mạn, sự quan tâm đến ngã, những thứ ta thích hay không thích, vì nếu không cái ngã của ta sẽ ngày càng bành trướng thay vì thu nhỏ lại. Khi ta càng chấp ngã, khẳng định cái ngã xuyên suốt cuộc đời, nó càng lớn hơn, to béo hơn, thay vì teo tóp lại. Ta càng nghĩ đến sự quan trọng của ta, càng lo lắng, chăm sóc tự thân, ta càng xa cõi Niết-bàn, càng ít có cơ hội tìm được an vui, hạnh phúc trong cuộc sống.

Nếu một người to béo, tìm cách đi qua cánh cửa hẹp, thì người đó phải chèn ép thân, làm thân trầy xước. Nếu cái ngã của ai đó qua to béo, thì vị đó phải luôn va chạm với người khác, phải bị tổn thương, trong khi cái ngã của tha nhân lại trở thành cửa chắn mà người đó va vào. Nếu ta luôn kinh nghiệm những điều như thế, ta phải nhận ra rằng, đó không phải do lỗi của người, mà chính là do ta.

Nếu ta bắt đầu mỗi ngày với những suy nghĩ, quán tưởng như thế, ta sẽ trở nên bớt quan tâm đến tự ngã, mà cố gắng để nghĩ đến người khác. Dĩ nhiên, tai nạn vẫn có thể xảy ra. Tai nạn của việc thiếu chánh niệm, không để ý đến việc đang làm, tai nạn của các phản ứng mạnh mẽ, bản năng, hay do cảm giác tự thương hại. Những trường hợp đó cần được nhìn nhận cho đúng, là tai nạn, là thiếu chánh niệm. Không cần phải trách người hay trách mình. Ta chỉ cần biết là ở giây phút đó ta không có chánh niệm, và cố gắng sửa đổi lần sau. Chỉ có bậc A-la-hán, đã hoàn toàn giác ngộ, mới không gặp phải những tai nạn như thế.

Đức Phật không dạy chúng ta phải thể hiện tình cảm hay đè nén chúng. Thay vào đó Ngài dạy rằng chỉ có bốn tình cảm tối thượng (bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả - brahma viharas) là những tình cảm đáng có, còn mọi thứ khác ta chỉ cần biết rồi để chúng qua đi. Nếu sân hận khởi lên, ta có đè nén hay bộc lộ ra ngoài đều vô ích. Ta cần biết sân đã khởi, nếu không ta sẽ không bao giờ có thể chuyển đổi các phản ứng của mình. Ta có thể quan sát nó khởi lên rồi qua đi. Tuy nhiên, nhiều người khó làm được việc này; vì sân không qua đi nhanh chóng. Nhưng ta có thể nhớ rằng khi bày tỏ sự giận dữ có nghĩa là cái ngày đặc biệt đó, mà thực ra là một phần đời của mình, đã chứa đựng một sự việc kém vui, do đó ta có thể cố gắng thay thế, sửa đổi. Thay thế tình cảm này bằng một tình cảm khác dễ hơn là hoàn toàn loại bỏ nó. Loại bỏ là một hành động cố ý buông bỏ. Ta đã biết qua kinh nghiệm thiền quán rằng ta có thể thay thế vọng tưởng với sự chú tâm vào hơi thở; trong cuộc sống đời thường ta thay thế sự bất thiện với điều thiện lành.

Ta thường nổi sân với ai đó. Đối với người không quen biết, ta không quan tâm. Ta thường quan tâm đến người ta biết hay ở gần ta. Nếu như thế, ta cũng nên biết đến một vài đức tính của những người này. Do đó thay vì chỉ nhìn thấy những hành động tiêu cực của người đó, ta có thể chú tâm đến những điều tốt nơi họ.

Dầu họ có thể vừa nói những lời trái tai mà ta không thích nghe, nhưng ở lúc khác họ có thể nói những điều phải lẽ. Họ cũng biết làm điều thiện, cũng thể hiện tình thương yêu, tâm từ bi. Cho nên vấn đề là chuyển mục tiêu chú tâm, như ta đã tập làm trong thiền định. Nếu điều đó chưa trở thành thuần thục trong thiền tập thì sẽ rất khó thực hành trong đời sống hằng ngày, nhưng với sự kiên trì thực tập ta sẽ làm được. Ta phải thực hành bất chấp mọi khó khăn. Ta chuyển sự chú tâm từ chỗ này sang chỗ khác, chỉ cần làm như thế mà thôi. Làm được thế ta sẽ tự bảo vệ mình khỏi rơi vào các nghiệp ác, khỏi làm uổng phí một ngày trong đời ta. Biết đâu ta không còn ngày nào khác nữa.
Kết quả tức thời của tất cả những ý nghĩ, lời nói, hành động của ta khá rõ ràng. Nếu chánh niệm, ta sẽ biết rằng cảm xúc và ý nghĩ thiện sẽ mang lại cho ta bình an, hạnh phúc, trong khi điều xấu ác sẽ mang lại khổ não. Chỉ có kẻ khờ mới cốt ý khiếnmình phải đaukhổ. Vì chúng takhông phải là kẻ khờ, ta sẽ cố gắng loại bỏ tất cả mọi bất thiện trong tư duy, cảm xúc và cố gắng thay thế chúng bằng điều thiện. Tất cả mọi người đều tìm kiếm một thứ, đó là hạnh phúc. Khổ đau chỉ phát khởi qua chính ý nghĩ, hành động và phản ứng của ta.

Chúng ta chính là người tạo ra hạnh phúc hay khổ đau cho bản thân. Ta có thể huân tập để làm chủ điều đó. Thiền tập của ta càng tiến bộ thì điều đó càng dễ thực hiện, vì tâm cần có sức mạnh để làm thế. Tâm phóng dật không có sức mạnh, không có uy lực. Dĩ nhiên, chúng ta không thể mong đợi những kết quả mỹ mãn qua đêm, nhưng ta có thể tiếp tục thực hành. Nếu nhìn lại sau một thời gian thực hành, ta sẽ thấy sự chuyển đổi. Nếu chỉ mới thực hành một, hai ngày thì không thể có sự chuyển đổi bên trong. Cũng giống như khi ta trồng rau. Nếu ta vừa trồng hạt giống xuống, hôm sau đã đào lên thì ta cũng chỉ thấy hạt giống. Nhưng nếu sau khi gieo hạt, ta chăm sóc nó, cho nó thời gian thì ta sẽ thấy cây đâm chồi, kết quả. Cứ đào xới để xem kết quả liên tục chẳng ích lợi gì, nhưng qua thời gian, nhìn lại, ta sẽ thấy được sự thay đổi.

Nếu ta có cuốn sổ ghi lại mỗi cuối ngày các hoạt động của mình là điều tốt. Bất cứ người chủ cửa hàng nào cũng thường kiểm kê lại hàng hóa của mình vào cuối ngày để xem món hàng nào được khách ưa chuộng và món nào ế ẩm. Dĩ nhiên, người đó sẽ không mua thêm những món hàng ế, mà sẽ đặt thêm các thứ bán chạy. Trong ngày, ta có thể kiểm tra hành động, phản ứng của mình để xem hành động nào mang đến hạnh phúc cho mình, cho người và phản ứng nào không được tiếp nhận. Ngày hôm sau, ta sẽ không lặp lại các hành động, phản ứng đó, mà để chúng tiêu rụi đi. Nếu ngày này qua ngày kia, ta đều kiểm kê như thế, ta sẽ thấy hành động nào được chấp nhận thì luôn được chấp nhận, hay ngược lại cũng thế. Sự tử tế, nồng hậu, quan tâm đến người khác, hay giúp đỡ, quan tâm, chia sẻ đều luôn được tiếp đón. Chỉ quan tâm đến mình, khó chịu, cãi cọ, ganh tỵ luôn bị phản kháng. Mỗi ngày ta có thể viết xuống những hành động được tiếp nhận một bên, và không được tiếp nhận một bên khác, bất chấp chúng có mang đến hạnh phúc hay không. Khi làm thế, ta sẽ thấy là các phản ứng đối với cùng một tác nhân sẽ giống nhau. Bảng cân đối này sẽ cho ta nhiều động lực để chấm dứt các phản ứng bất thiện đã được hình thành trong ta từ trước đây. Chúng ta đã sử dụng chúng hằng bao năm, bao kiếp sống, và chúng luôn đưa đến khổ đau. Nếu ta có thể viết chúng xuống một cách rõ ràng, và biết chúng rõ ràng trong tâm, chắc chắn là ta sẽ cố gắng thay đổi.

Bắt đầu một ngày với quyết tâm giữ chánh niệm, quán chiếu về những việc xảy ra trong ngày, với nhận thức rằng đây là ngày duy nhất mà ta có, và sử dụng nó một cách tốt đẹp nhất, sau đó vào buổi tối kiểm kê lại trên bảng cân đối, sẽ cho ta một ngày sống trọn vẹn như một đời. Nếu ta làm việc này một cách cẩn trọng, thường trực, thì ngày hôm sau, hay kiếp sau, ta sẽ có được những kết quả thuận lợi. Nếu ta trải qua một ngày đầy tranh cãi, bực bội, lo âu, sợ hãi, thì ngày hôm sau cũng sẽ xảy ra giống như thế. Nhưng nếu ngày của ta đầy tình thương yêu, quan tâm, giúp đỡ cho người, ta sẽ thức giấc ngày hôm sau với những điều tương tự. Ý nghĩ cuối cùng trước khi ngủ sẽ là ý thức đầu tiên vào sáng hôm sau. Nghiệp quả sẽ trổ vào ngày hôm sau, không phải đợi đến kiếp sau. Quá mù mịt. Ta làm gì bao giờ, sẽ thấy kết quả ngày hôm sau.

Trước khi đi ngủ, hãy hành thiền tâm từ, rất ích lợi. Làm việc đó cuối cùng trước khi ngủ, nó sẽ là điều đầu tiên xuất hiện trong tâm ta sáng hôm sau. Đức Phật đã nói về kết quả của tình thương yêu như sau: “Ngủ bình an, không ác mộng, tỉnh giấc an bình”. Ta còn muốn gì hơn thế nữa chứ? Hãy sử dụng nguyên tắc này ngày này qua ngày khác, thì không có lý do gì mà cuộc sống của ta không được an ổn. Đó là cách sử dụng tốt nhất mỗi ngày trong cuộc sống của ta. Không có ai làm điều đó cho ta, nếu ta không tự làm cho bản thân. Không có ai khác quan tâm đến việc làm cho mỗi ngày trong cuộc sống của bạn được tốt đẹp nhất. Ai cũng tự lo cho bản thân họ. Ta không thể dựa vào người khác để tìm hạnh phúc cho bản thân.

Về việc hành thiền, chúng ta không được để việc thực hành trôi đi. Nếu không, ta lại phải bắt đầu trở lại. Nếu ta tiếp tục hành thiền mỗi ngày, ít nhất ta cũng duy trì được mức độ mà mình đã đạt được trong khóa tu thiền, mà cũng có thể tiến bộ hơn. Giống như vận động viên mà không thường xuyên tập luyện, sẽ phải bắt đầu trở lại, với tâm cũng thế. Nó cũng cần có kỷ luật, sự quan tâm theo dõi, vì nó là chủ của ngôi nhà bên trong bạn.

Không ai có thể bảo ta làm điều này, điều nọ, ngoại trừ tâm. Ta cần cho nó cơ hội nghỉ ngơi, dừng suy nghĩ một chút, có giây phút của tĩnh lặng, bình an, để nó có thể tái tạo bản thân. Không có sự làm mới năng lượng, tâm sẽ hao mòn giống như tất cả mọi thứ khác. Nếu tâm được chăm sóc, nó sẽ chăm sóc lại ta.

Đây chỉ là nét phác họa cách ta sử dụng một ngày cho công việc và sự tu tập. Đừng bao giờ nghĩ rằng Pháp chỉ có mặt tại các khóa tu hay vào những ngày đặc biệt nào đó: Đúng hơn nó là cách sống qua đó ta không quên tính chất vô thường và khổ của cuộc đời. Ta nhận thức được những sự thật này trong tâm, chứ chỉ suy nghĩ về chúng cũng chẳng ích lợi gì. Nếu mỗi ngày ta đều tu tập theo cách này, ta sẽ rũ bỏ được âu lo, những mối quan tâm vì chúng luôn dính dáng đến thế tục. Còn Pháp thì thăng hoa thế tục.

* * *

Sách: CHÁNH NIỆM, Thực tập Thiền quán - Hòa thượng Henepola Gunaratana

Sách: 
CHÁNH NIỆM, Thực tập Thiền quán
Hòa thượng Henepola Gunaratana
Nguyễn Duy Nhiên dịch.

Nguyên tác: Mindfulness in Plain English, by Bhante Henepola Gunaratana (2011)

Tải về bản PDF, song ngữ Việt-Anh:

=> http://budsas.net/sach/vn68.pdf

* MỤC LỤC

Lời giới thiệu

01. Vì sao phải quan tâm đến thiền?
02. Những gì không phải là thiền?
03. Thiền là gì?
04. Thái độ
05. Sự thực tập
06. Phương cách điều thân
07. Phương pháp điều tâm
08. Ngồi thiền
09. Chuẩn bị trước khi ngồi thiền
10. Những khó khăn trong lúc ngồi thiền
11. Đối trị với sự xao lãng - Phần I
12. Đối trị với sự xao lãng - Phần II
13. Chánh niệm (Sati)
14. Niệm và định
15. Thiền tập trong đời sống hằng ngày
16. Được gì cho ta?
Năng lực của tâm từ
   
---------

Sách: BÁT CHÁNH ĐẠO, Con Đường Đến Hạnh Phúc - Hòa thượng Henepola Gunaratana

Sách: BÁT CHÁNH ĐẠO, Con Đường Đến Hạnh Phúc 
Hòa thượng Henepola Gunaratana, Diệu Liên Lý Thu Linh dịch.

Nguyên tác: Eight Mindful Steps to Happiness, Walking the Buddha’s Path. Bhante Henepola Gunaratana (2001)

Tải về bản PDF, song ngữ Việt-Anh:

=> http://budsas.net/sach/vn67.pdf

* MỤC LỤC

VỀ TÁC GIẢ
LỜI CẢM TẠ CỦA TÁC GIẢ
LỜI NGƯỜI DỊCH
LỜI NÓI ĐẦU

Sự Khám Phá của Đức Phật
Ý Nghĩa Của Hạnh Phúc
Nguồn Hạnh Phúc
Cái Bẫy Của Khổ Đau
Từng Bước Tu Tập
Hỗ Trợ Cho Sự Thực Tập
Khởi Đầu Của Sự Thực Hành Chánh Niệm

CHÁNH KIẾN (BƯỚC 1)
Lý Nhân Quả
Tứ Diệu Đế
Chánh Niệm Về Chánh Kiến
Tóm Lược Về Chánh Kiến

CHÁNH TƯ DUY (BƯỚC 2)
Buông xả
Tình thương yêu
Tâm Từ Bi
Chánh Niệm Về Chánh Tư Duy
Tóm Lược Về Chánh Tư Duy

CHÁNH NGỮ (BƯỚC 3)
Nói Sự Thật
Lời Nói Không Phải Là Vũ Khí
Lời Nói Hòa Nhã
Tránh Nói Chuyện Phù Phiếm
Chánh Niệm Về Chánh Ngữ
Tóm Lược Về Chánh Ngữ

CHÁNH NGHIỆP (BƯỚC 4)
Năm Giới
Chánh Niệm Về Chánh Nghiệp
Tóm Lược Về Chánh Nghiệp

CHÁNH MẠNG (BƯỚC 5)
Các Câu Hỏi Để Đáng Giá Chánh Mạng
Tuân Giữ Chánh Mạng
Chánh Niệm Về Chánh Mạng
Tóm Lược Về Chánh Mạng

CHÁNH TINH TẤN (BƯỚC 6)
Mười Kiết Sử
Năm Triền Cái
Tứ Chánh Cần
Cái Nhìn Toàn Diện
Chánh Niệm Về Chánh Tinh Tấn
Tóm Lược Về Chánh Tinh Tấn

CHÁNH NIỆM (BƯỚC 7)
Bốn Lãnh Vực Chánh Niệm (Tứ Niệm Xứ)
Chánh Niệm Về Thân (Quán Thân)
Chánh Niệm Về Thọ
Chánh Niệm Về Tâm
Chánh Niệm Về Đối Tượng Tâm
Tóm Lược Về Sự Thực Hành Chánh Niệm

CHÁNH ĐỊNH (BƯỚC 8)
Thiền Định
Các Tầng Thiền Định
Chánh Niệm Về Chánh Định
Tóm Lược Về Chánh Định

LỜI KẾT
Lời Hứa Khả Của Đức Phật
Giác Ngộ
Hãy Đến Để Thấy

HIỆU ĐÍNH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
--------

Sách: VÔ NGÃ, VÔ ƯU. Being Nobody, Going Nowhere. Ayya Khema (1987)

VÔ NGÃ, VÔ ƯU. 
Ni sư Ayya Khema, Diệu Liên Lý Thu Linh dịch.

Nguyên tác: Being Nobody, Going Nowhere. Ayya Khema (1987)


Tải về bản PDF, song ngữ Việt-Anh:

=> http://budsas.net/sach/vn66.pdf

* MỤC LỤC

Lời Tựa
Tác Giả
Lời Người Dịch

CHƯƠNG 1: THIỀN - LÝ DO VÀ PHƯƠNG PHÁP
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA THIỀN ĐẾN ĐỜI SỐNG CHÚNG TA.
CHƯƠNG 3: THANH TỊNH VÀ TỈNH GIÁC
CHƯƠNG 4: TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
1. Từ
2. Bi
3. Hỷ
4. Xả
CHƯƠNG 5: TỪ BI QUÁN
CHƯƠNG 6: NĂM CHƯỚNG NGẠI
1. Tham
2. Sân
3. Hôn trầm
4. Trạo cử
5. Mạn Nghi
CHƯƠNG 7: NGHIỆP VÀ LUÂN HỒI
1. Nghiệp
2. Luân Hồi
CHƯƠNG 8: KINH TỪ BI
CHƯƠNG 9: BỐN HỶ LẠC
1. Hỷ Lạc Do Các Cảm Thọ Mang Đến
2. Hỷ Lạc Của Chư Thiên
3. Hỷ Lạc Qua Nhiếp Tâm
4. Hỷ Lạc Qua Kiến Tánh
CHƯƠNG 10: NGŨ UẨN
1. Thân (Sắc)
2. Thọ
3. Tưởng
4. Hành
5. Thức
CHƯƠNG 11: MƯỜI ĐIỀU THIỆN
1. Bố Thí
2. Giới Hạnh
3. Xuất Ly
4. Trí Tuệ
5. Tinh Tấn
6. Kiên Nhẫn
7. Chân Thật
8. Quyết Tâm
9-10. Tâm Từ Tâm Xả
CHƯƠNG 12: TỨ DIỆU ÐẾ VÀ BÁT CHÁNH ÐẠO
Tứ Diệu Ðế
Bát Chánh Ðạo
1. Chánh Kiến
2. Chánh Tư duy
3. Chánh Ngữ
4. Chánh Nghiệp
5. Chánh Mạng
6. Chánh Tinh Tấn
7. Chánh Niệm
8. Chánh Ðịnh
CHƯƠNG 13: MỘT CUỘC BẮT ĐẦU MỚI

------------

Sách: TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG, W. Heart & S.N. Goenka

TÓM LƯỢC CÁC BÀI GIẢNG, W. Heart & S.N. Goenka
Nguyên tác: “The Discourse Summaries of S.N. Goenka”, Talks from a ten-day course in Vipassana meditation, condensed by William Hart.

Tải về bản PDF dạng song ngữ Việt-Anh:

=> http://budsas.net/sach/vn65.pdf

* * *

Sách: NGHỆ THUẬT CHẾT, V. Hamilton & S.N. Goenka

NGHỆ THUẬT CHẾT, V. Hamilton & S.N. Goenka
Nguyên tác: The Art of Dying, by Vipassana Meditation Teacher S.N. Goenka and others (2014).

Tải về bản PDF dạng song ngữ Việt-Anh:

=> http://budsas.net/sach/vn64.pdf

* MỤC LỤC
Kính dâng
Lời dẫn
Đôi nét về Ngài S. N. Goenka
Một ngày qua
Đôi dòng về sách này
Về pháp thiền Vipassana

Sự ra đi trong Chánh pháp của mẹ tôi - S. N. Goenka
Tuệ giác Phật
Hiện hữu như thật - đã và đang - Graham Gambie
Sự ra đi của Graham - Anne Doneman
Điều gì xảy ra lúc chết? - S. N. Goenka
Paṭicca Samuppāda - Nguyên lý duyên khởi - S. N. Goenka
Một cái chết mẫu mực - S. N. Goenka

HỎI ĐÁP VỚI THẦY GOENKAJI – PHẦN I: HỘ NIỆM NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU LÚC SẮP CHẾT
- Chỉ khoảnh khắc hiện tại - Virginia Hamilton
- Nghiệp - Sự thừa kế đích thực - S. N. Goenka
- Một cái chết hoan hỷ - Evie Chauncey

HỎI ĐÁP VỚI THẦY GOENKAJI – PHẦN II: CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT CỦA CHÍNH MÌNH
- Sống và chết trong Chánh Pháp - Vipassana Newsletter
- Bình tâm đối mặt bệnh nan y - S. Adaviappa
- Dòng nước mắt - C.A.F. Rhys Davids
- Cái chết của con cái
- Quà tặng vô giá - Gabriela Ionita
- Mãi mãi tri ân
- Hãy tu tập để tự cứu mình - S. N. Goenka
- Lẫn tránh tuệ giác vô thường
- Bài kệ của Ambapālī - Amadeo Solé-Leris

HỎI ĐÁP VỚI THẦY GOENKAJI – PHẦN III: NHỮNG CÂU HỎI Y ĐỨC DÀNH CHO Y HỌC HIỆN ĐẠI
- Đối diện cái chết - Virginia Hamilton
- Bảy mươi năm đã qua - S. N. Goenka
- Nghệ thuật sống: Thiền Vipassana - S. N. Goenka
- Thực hành nuôi dưỡng tâm từ trong thiền Vipasssana - S. N. Goenka

Lời cảm tạ
Bảng chú giải thuật ngữ
-----------

Monday 19 August 2019

Sách: NGHỆ THUẬT SỐNG, W. Heart & S.N. Goenka

NGHỆ THUẬT SỐNG, W. Heart & S.N. Goenka
Hành thiền Vipassana theo sự giảng dạy của Thiền sư S.N. Goenka

Nguyên tác: The Art Of Living, Vipassana Meditation As Taught By S. N. Goenka. William Hart.

Tải về bản PDF dạng song ngữ Việt-Anh:

=> http://budsas.net/sach/vn63.pdf

* MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tựa
Dẫn nhập

Chương 1. Tìm kiếm
Chương 2. Điểm khởi đầu
Chương 3. Nguyên nhân trực tiếp
Chương 4. Căn nguyên của vấn đề
Chương 5. Tu tập giới hạnh
Chương 6. Tu tập định tâm
Chương 7. Rèn luyện trí tuệ
Chương 8. Ý thức và bình tâm
Chương 9. Mục đích
Chương 10. Nghệ thuật sống

Phụ lục A: Tầm quan trọng của vedanā (cảm giác) trong giáo huấn của Đức Phật
Phụ lục B: Những đoạn kinh nói về cảm giác
Bảng chú giải từ ngữ Pāli
--------

Saturday 17 August 2019

Sách song ngữ Việt Anh - Thiền sư Nhất Hạnh

1) Thiền sư Nhất Hạnh. AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN (Peace Is Every Step)
Link tải bản PDF:
=> http://budsas.net/sach/vn62.pdf 

2) Thiền sư Nhất Hạnh. PHÉP LẠ CỦA SỰ TỈNH THỨC (The Miracle of Mindfulness)
Link tải bản PDF:
=> http://budsas.net/sach/vn19.pdf

*

*

Friday 16 August 2019

Bộ sưu tập sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tiếng Việt và tiếng Anh

Link tải về 80 sách tiếng Việt (81 MB, dạng nén Zip):
https://tinyurl.com/uhgm8o9 
https://mega.nz/#!W1QABLQQ!BzhX3m6GU0KAaBaDYoQ7GUq3yG7gTzY6DqI-TQuq2dI

Link tải về 50 sách tiếng Anh (155 MB, dạng nén Zip):
https://tinyurl.com/vpvd899
https://mega.nz/#!j4Ri1QQS!4UtPlmEDsuMAjoS_DI5yMpaCz4T0ySaDMrtSA2xC920

Danh mục sách tiếng Việt:
01. 43 Công Án Của Trần Thái Tông
02. Am Mây Ngủ
03. An Lạc Từng Bước Chân
04. An Trú Trong Hiện Tại
05. Bàn Tay Cũng Là Hoa
06. Bồ Tát Tại Gia, Bồ Tát Xuất Gia
07. Bông Hồng Cài Áo
08. Bước Tới Thảnh Thơi
09. Bụt Là Hình Hài, Bụt Là Tâm Thức
10. Chỉ Nam Thiền Tập Dành Cho Người Trẻ
11. Cho Đất Nước Đi Lên
12. Cho Đất Nước Mở Ra
13. Con Đã Có Đường Đi
14. Con Đường Chuyển Hóa
15. Con Sử Tử Vàng Của Thầy Pháp Tạng
16. Cửa Tùng Đôi Cánh Gài
17. Đạo Bụt Nguyên Chất
18. Đạo Phật Áp Dụng Vào Đời Sống Hằng Ngày
19. Đạo Phật Của Tuổi Trẻ
20. Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời
21. Đạo Phật Hiện Đại Hóa
22. Đạo Phật Ngày Nay
23. Đạo Phật Qua Nhận Thức Mới
24. Để Có Một Tương Lai
25. Để Hiểu Đạo Phật
26. Đường Xưa Mây Trắng
27. Duy Biểu Học
28. Giận
29. Giới Tiếp Hiện
30. Hạnh Phúc Mộng Và Thực
31. Hiệu Lực Cầu Nguyện
32. Hoa Sen Trong Biển Lửa
33. Hơi Thở Nuôi Dưỡng Và Trị Liệu
34. Hướng Đi Của Đạo Bụt Cho Hòa Bình Và Môi Sinh
35. Hương Vị Của Đất
36. Im Lặng Sấm Sét
37. Không Diệt Không Sinh Đừng Sợ Hãi
38. Kinh Kim Cương – Gươm Báu Cắt Đứt Phiền Não
39. Kinh Người Áo Trắng
40. Kinh Pháp Ấn
41. Kinh Quán Niệm Hơi Thở
42. Nẻo Vào Thiền Học
43. Nẻo Về Của Ý
44. Nghi Thức Tụng Niệm Đại Toàn
45. Người Vô Sự
46. Nhật Tụng Thiền Môn
47. Nói Với Tuổi Hai Mươi
48. Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức
49. Quyền Lực Đích Thực
50. Sám Pháp Địa Xúc
51. Sen Búp Từng Cánh Hé
52. Sen Nở Trời Phương Ngoại
53. Sống Chung An Lạc
54. Sự Tích Quan Âm Hương Tích
55. Sự Tích Quan Âm Thị Kính
56. Thả Một Bè Lau
57. Thiền – Chất Liệu Nuôi Dưỡng Và Chuyển Hóa
58. Thiền Hành Yếu Chỉ
59. Thiền Sư Tăng Hội
60. Thiền Tập Cho Người Bận Rộn
61. Thiết Lập Tịnh Độ
62. Thơ Từng Ôm Và Mặt Trời Từng Hạt
63. Thương Yêu Theo Phương Pháp Bụt Dạy
64. Tiếp Xúc Với Sự Sống
65. Tình Người
66. Tố Thiều Lan
67. Trái Tim Của Bụt
68. Trái Tim Của Hiểu Biết
69. Trái Tim Của Trúc Lâm Đại Sĩ
70. Trái Tim Mặt Trời
71. Truyện Kiều Văn Xuôi Dành Cho Người Trẻ
72. Từng Bước Nở Hoa Sen
73. Tùng Bưởi Hồng
74. Tuổi Trẻ Tình Yêu Lý Tưởng
75. Tương Lai Thiền Học Việt Nam
76. Tương Lai Văn Hóa Việt Nam
77. Tý – Chiếc Lá Ổi Non, Cây Tre Triệu Đốt
78. Ước Hẹn Với Sự Sống
79. Việt Nam Phật Giáo Sử Luận
80. Vương Quốc Của Những Người Khùng



Danh mục sách tiếng Anh:
01. Thich Nhat Hanh - All in One, One in All (2001).pdf
02. Thich Nhat Hanh - Anger, Wisdom for Cooling the Flames (2002).pdf
03. Thich Nhat Hanh - Be Free Where You Are (2002).pdf
04. Thich Nhat Hanh - Being Peace (2005).pdf
05. Thich Nhat Hanh - Breathe, You are alive (2008).pdf
06. Thich Nhat Hanh - Fear, Essential Wisdom for Getting Through the Storm (2012).pdf
07. Thich Nhat Hanh - Fidelity, How to create a loving relationship that lasts (2011).pdf
08. Thich Nhat Hanh - Good citizens, Creating enlightened society (2012).pdf
09. Thich Nhat Hanh - Happiness (2009).pdf
10. Thich Nhat Hanh - How to Eat (2014).pdf
11. Thich Nhat Hanh - How to Fight(2017).pdf
12. Thich Nhat Hanh - How to Love (2014).pdf
13. Thich Nhat Hanh - How to Relax (2015).pdf
14. Thich Nhat Hanh - How to Sit (2014).pdf
15. Thich Nhat Hanh - How to Walk(2015).pdf
16. Thich Nhat Hanh - Inside the now, Meditations on time (2015).pdf
17. Thich Nhat Hanh - Joyfully together, The art of building a harmonious community (2003).pdf
18. Thich Nhat Hanh - Living Buddha, Living Christ(2007).pdf
19. Thich Nhat Hanh - Love Letter to the Earth (2013).pdf
20. Thich Nhat Hanh - Mindful Movements, Ten Exercises for Well-Being(2008).pdf
21. Thich Nhat Hanh - No Death, No Fear (2002).pdf
22. Thich Nhat Hanh - No Mud, No Lotus (2014).pdf
23. Thich Nhat Hanh - Old Path, White Clouds (1991).pdf
24. Thich Nhat Hanh - One Buddha is Not Enough, A Story of Collective Awakening (2011).pdf
25. Thich Nhat Hanh - Peace Is Every Breath (2011).pdf
26. Thich Nhat Hanh - Peace Is Every Step, The Path of Mindfulness in Everyday Life (1991).pdf
27. Thich Nhat Hanh - Reconciliation, Healing the inner child (2010).pdf
28. Thich Nhat Hanh - Savor, Mindful Eating, Mindful Life (2010).pdf
29. Thich Nhat Hanh - Silence, The Power of Quiet in a World Full of Noise (2015).pdf
30. Thich Nhat Hanh - Sutra on the Eight Realizations of Great Beings (1987).pdf
31. Thich Nhat Hanh - The Art of Communicating (2013).pdf
32. Thich Nhat Hanh - The Art of Living (2017g).pdf
33. Thich Nhat Hanh - The Art of Power (2008).pdf
34. Thich Nhat Hanh - The Blooming of a Lotus (2009).pdf
35. Thich Nhat Hanh - The Coconut Monk (2009).pdf
36. Thich Nhat Hanh - The Diamond That Cuts Through Illusion (2010).pdf
37. Thich Nhat Hanh - The Heart of Buddha Teahings (1998).pdf
38. Thich Nhat Hanh - The Heart of Understanding, Commentaries on the Prajnaparamita Heart Sutra (1988).pdf
39. Thich Nhat Hanh - The Long Road Turns to Joy, A Guide to Walking Meditation (2011).pdf
40. Thich Nhat Hanh - The Mindfulness Survival Kit, Five Essential Practices (2014).pdf
41. Thich Nhat Hanh - The Miracle of Mindfulness (1987).pdf
42. Thich Nhat Hanh - The Novice, A Story of True Love (2011).pdf
43. Thich Nhat Hanh - The Sun My Heart (1988).pdf
44. Thich Nhat Hanh - The Way Out Is In (2015).pdf
45. Thich Nhat Hanh - Transformation and Healing (2010).pdf
46. Thich Nhat Hanh - True love, A practice for awakening the heart (2004).pdf
47. Thich Nhat Hanh - You Are Here, Discovering the Magic of the Present Moment (2010).pdf
48. Thich Nhat Hanh - Zen Keys (1974).pdf
49. Jerry Braza. Thich Nhat Hanh - Moment by Moment, The Art and Practice of Mindfulness (1997).pdf
50. Jon Kabat-Zinn, Thich Nhat Hanh - Full Catastrophe Living (2013).pdf


Tuesday 13 August 2019

Thông điệp mùa Vu Lan: Bông hồng cài áo

Thông điệp mùa Vu Lan: Bông hồng cài áo
Chúc Phúc – Quảng Kiến
Nguyệt San Giác Ngộ 2008
Nguồn: https://langmai.org

Bài phỏng vấn Thiền sư Nhất Hạnh do Chúc Phúc – Quảng Kiến thực hiện năm 2006

Được biết, sau khi tác phẩm ra đời, Thiền sư đã phát động phong trào cài hoa hồng để tưởng niệm về công ơn mẹ. Xin Thiền sư cho biết lần đầu tiên phong trào này được phát động là vào mùa Vu Lan năm nào, tại đâu? Thiền sư có gặp sự trở ngại nào chăng khi đưa ra một nét văn hóa tuy đẹp đẽ song cũng rất mới lạ này?

– Tôi không hề có ý định phát động phong trào Cài Hoa Hồng để tưởng niệm về công ơn mẹ. Phong trào ấy tự động phát khởi một cách tự nhiên mà thôi. Điều đó cũng làm cho tôi ngạc nhiên. Hồi đó, năm 1962, sau chín tháng nghiên cứu về khoa Tỷ Giảo Tôn Giáo tại Princeton University, tôi về nghỉ hè tại Camp Ockanickon ở Medford thuộc tiểu bang New Jersey, Hoa Kỳ. Ban ngày tôi chơi và nói chuyện với thanh thiếu niên về Văn Hóa Việt Nam và đi chèo thuyền trên hồ, ban đêm tôi viết văn. Tôi đã viết đoản văn Bông Hồng Cài Áo trong một căn lều gỗ người trẻ dành cho tôi. Viết xong tôi gửi cho các vị đệ tử của tôi trong đoàn Sinh Viên Phật Tử Sàigon do tôi hướng dẫn.

Bài này gửi qua chị Trương thị Nhiên. Chị Nhiên và đoàn Sinh Viên Phật Tử đọc xong rất cảm động nên quyết định đem chia sẻ cho mọi người. Họ bàn nhau chép tay ba trăm bản làm quà tặng cho những bạn bè của họ trong các phân khoa Đại Học Sài Gòn. Mỗi bản chép tay đều có gắn thêm một chiếc hoa màu hồng cho người còn mẹ hay màu trắng cho người mất mẹ, hay mất mẹ. Rằm tháng bảy năm ấy họ họp nhau lại tại Chùa Xá Lợi, làm Lễ Bông Hồng Cài Áo lần đầu tiên. Anh Tôn Thất Chiểu, một thành viên của đoàn Sinh Viên Phật Tử đã gửi cho Hòa Thượng Thích Đức Tâm, hồi đó đang làm chủ bút cho nguyệt san Liên Hoa của Giáo Hội Tăng Già Trung Phần. Tập San Liên Hoa đã đăng nguyên bài dưới tựa đề là Nhìn Kỹ Mẹ. Hòa Thượng Trí Thủ, bổn sư của Hòa Thượng Đức Tâm, đọc được đoản văn trên nguyệt san Liên Hoa đã khóc vì cảm động.

Sau đó Bông Hồng Cài Áo được in ra nhiều lần, một số các chùa bắt đầu tổ chức Lễ Bông Hồng Cào Áo. Từ đó, Lễ Bông Hồng Cài Áo đã trở thành một truyền thống. Tôi không nghĩ là đã có những trở ngại trong khi phong trào được lan rộng. Năm 1964, nhà xuất bản Lá Bối ra mắt độc giả bằng quyển Bông Hồng Cài Áo, in khổ ốm dài để có thể bỏ vào bì thư gửi tặng bạn bè trong ngày Vu Lan. Quyển sách nhỏ này đã phải tái bản nhiều lần. Năm 1965 đoàn Cải Lương Thanh Nga đã dựng và trình diễn vở tuồng Bông Hồng Cài Áo và có mời tôi tham dự.

Tại trong nước cũng như tại ngoại quốc, đoản văn Bông Hồng Cài Áo đã được dịch và in ra nhiều thứ tiếng trong đó có tiếng Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Trung Hoa, Nga, Thái Lan và tiếng Lào.

Theo Thiền sư, giữa Ngày lễ của Mẹ trong văn hóa Nhật và ngày Vu Lan Báo hiếu trong văn hóa Việt Nam có những nét tương đồng và khác biệt nào?

– Lễ Bông Hồng Cài Áo tổ chức tại Làng Mai mỗi mùa Hè kể từ năm 1983 đã làm theo tinh thần Việt Nam, khác truyền thống Nhật. Lễ này không những để vinh danh người Mẹ mà cũng để tưởng nhớ và vinh danh người Cha nữa. Mỗi người được cài hai chiếc hoa hồng, một dành cho Mẹ và một dành cho Cha. Chiếc hoa dành cho Cha nằm hơi cao lên một chút để phân biệt với hoa cho Mẹ. Và anh sẽ cài một hoa hồng cho Cha khi Cha còn sống, một hoa hồng cho Mẹ khi Mẹ còn sống.

Không ít người thắc mắc tại sao Thiền sư lại chọn hoa hồng mà không phải là loài hoa nào khác? Phải chăng đơn thuần chỉ vì hoa hồng là loài hoa biểu trưng cho tình yêu?

– Mình nên hiểu chữ hồng trong bông hồng là đỏ. Cài hoa hồng thì cài hoa hồng đỏ. Cài hoa khác như hoa cẩm chướng thì cẩm chướng màu cũng đỏ, không nhất thiết là phải có hoa hồng (rose).Và khi Mẹ không còn, Cha không còn thì được cài hoa trắng . Các đệ tử người Hoa của tôi khi làm lễ Bông Hồng Cài Áo đầu tiên tại Đài Loan năm 1995 thì họ dùng hoa cẩm chướng màu đỏ và trắng cho buổi Lễ Cài Hoa tưởng nhớ Mẹ Cha. Mẹ Cha còn thì cài hoa cẩm chướng màu hồng. Mẹ Cha mất thì cài hoa cẩm chướng màu trắng. Bất cứ hoa gì cũng được kể cả hoa lan.

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã phổ nhạc thành công ca khúc Bông Hồng Cài Áo từ bài văn của Thiền sư, góp phần đưa nghi thức cài hoa hồng vào sâu trong đời sống văn hóa dân tộc. Xin cho Thiền sư cho biết cảm nhận mình của khi nghe bài hát ấy – lần đầu tiên cũng như bây giờ?

– Phạm Thế Mỹ làm bài Bông Hồng Cài Áo rất dễ dàng và tự nhiên như thở vào thở ra, tự nhiên như bước chân đi dạo, tự nhiên như khi nâng chén trà lên uống. Tôi không thấy tôi và nhạc sĩ là hai người khác nhau khi nghe ca khúc Bông Hồng Cài Áo, trước kia cũng vậy và bây giờ cũng vậy.

Là một người rất quan tâm đến giới trẻ Việt Nam nói riêng và giới trẻ trên toàn thế giới nói chung, Thiền sư có nhắn nhủ điều gì với các bạn trẻ nhân mùa Vu lan năm nay?

– Ngày Lễ Bông Hồng Cài Áo không phải chỉ để tưởng nhớ công ơn Mẹ Cha. Các bạn phải biết thực tập nhìn sâu, tức là thực tập thiền quán trong ngày ấy. Phải thấy được những tài năng, đức hạnh và nét đẹp nào mà mình đã tiếp nhận từ Cha và từ Mẹ. Rồi thấy được Cha và Mẹ không phải là những thực tại có ngoài mình mà đang có ngay trong mình. Mình là sự tiếp nối của Cha, mình là sự tiếp nối của Mẹ. Và mình mang Mẹ, mang Cha đi về tương lai. Phải biết mỉm cười cho Mẹ, thở cho Cha và bước đi cho cả hai. Sự tiếp nối đẹp đẽ của Cha Mẹ nơi mình là biểu hiện cụ thể nhất cho lòng Hiếu.

Nếu bạn lỡ có những khó khăn với Cha hay Mẹ thì đừng nghĩ cạn là Mẹ không thương, Cha không thương. Có thể những vụng về trong quá khứ về phía Cha Mẹ đã tạo ra những lớp khổ đau đè nặng và làm khuất lấp tình thương ấy. Mình biết nếu có gì xảy ra cho mình thì Cha Mẹ sẽ khóc hết nước mắt.. Và nếu có gì xảy ra cho Mẹ hay cho Cha thì mình cũng sẽ khóc hết nước mắt. Phải thấy rằng các vị đã có nhiều khổ đau và khó khăn mà chưa đủ khả năng chuyển hóa nên đã tự làm khổ mình và làm khổ lây đến các con. Mình cũng vậy. Mình đã khổ đau vì hiểu lầm, vì bực tức, và do đó đã lỡ nói những lời không dễ thương, có những phản ứng không đẹp đẽ với Cha và với Mẹ. Bên nào cũng chịu một phần trách nhiệm.

Thấy được cái khổ của Cha, của Mẹ, mình tìm cách giúp Cha và giúp Mẹ. Mình phải biết nói lời hối lỗi đã không giúp được Mẹ Cha mà còn làm cho Cha Mẹ khổ đau thêm. Sử dụng pháp lắng nghe và ái ngữ để tái lập được truyền thông, để dựng lại thâm tình, đó là điều mình có thể làm được. Tôi có nhiều vị đệ tử đã làm được việc đó, người Việt cũng như người ngoại quốc.

Có những người trẻ dại dột đã đi tự tử. Đó là một hành động tuyệt vọng, nhưng cũng là một hành động trừng phạt. Trừng phạt người đã làm mình khổ, trong trường hợp này, đó là những vị sinh thành ra mình. Ta sinh ra đời để thương yêu, không phải để trừng phạt. Chết như thế là một sự thất bại. Nếu bạn là Phật tử, bạn phải biết giáo pháp đức Thế Tôn có công năng chuyển rác thành hoa, biến phiền não thành bồ đề, dựng lại tình thâm từ xác chết hận thù. Cha Mẹ là Bụt đó, đừng đi tìm Bụt nơi nào khác. Ngày hôm nay bạn nói được câu gì, làm được cử chỉ gì để Mẹ vui, để Cha vui thì làm ngay đi, đừng để tới ngày mai, sợ rằng muộn quá. Đọc Bông Hồng Cài Áo để nhớ điều đó. Tôi chúc bạn một ngày Vu Lan thật ngọt ngào, thật hạnh phúc, thực tập thành công.

Nếu bạn được cài bông trắng, nên quán chiếu là Cha hoặc Mẹ vẫn còn còn trong bạn và có mặt trong từng tế bào của cơ thể bạn. Đưa bàn tay lên nhìn, bạn sẽ thấy bàn tay ấy của bạn mà cũng là bàn tay của Cha, của Mẹ. Trong bàn tay bạn, có bàn tay của Cha, của Mẹ. Bạn hãy đưa bàn tay ấy đặt lên trán và sẽ thấy, đó là bàn tay của Mẹ hay của Cha đang đặt trên trán bạn. Thật là nhiệm mầu.

Ta hãy tôn vinh Mẹ, tôn vinh Cha trong trái tim. Bụt dạy: Vào thời không có Bụt ra đời thì thờ Cha thờ Mẹ cũng là thờ Bụt. Đây là điều tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

*

* Đoản văn Bông hồng cài áo (1962): http://budsas.net/uni/u-vbud/vbpha087.htm

* Đây là bài thơ mà Thầy Nhất Hạnh đề cập trong đoản văn Bông Hồng Cài Áo:

MẤT MẸ
Xuân Tâm (1916-2012)

Năm xưa tôi còn bé
Mẹ tôi đã qua đời
Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận trẻ mồ côi
Quanh tôi ai cũng khóc
Yên lặng tôi sầu thôi
Mặc dòng nước mắt chảy
Là bớt khổ đi rồi
Độ nhỏ tôi không tin
Người thân yêu sẽ mất
Hôm ấy tôi sững sờ
Và nghi ngờ trời đất
Từ nay tôi hết thấy
Trên trán Mẹ hôn con
Những khi tôi phải đòn
Đau lòng Mẹ la dạy
Kìa nhà ai bên cạnh
Mẹ con vỗ về nhau
Tìm Mẹ tôi không thấy
Lúc buồn biết trốn đâu
Hoàng hôn phủ trên mộ
Chuông Chùa nhẹ rơi rơi
Tôi biết tôi mất Mẹ
Là mất cả bầu trời.

*
Bông hồng cài áo, Nxb Lá Bối, Sài Gòn 1964
Bông hồng cài áo, Phạm Thế Mỹ, Sài Gòn 1972