Wednesday 31 March 2021

Lịch sử & Huyền thoại

 LỊCH SỬ & HUYỀN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT HƯ CẤU

Sáng nay tôi chợt có ý tưởng này. Khi xem hình ảnh hành hương ở Nalanda, đại học Phật giáo xưa ở Ấn Độ, tôi nhớ đến cuộc đời ngài Huyền Trang sang Ấn Độ tu học tại đại học này, và thỉnh kinh đem về Trung Quốc để quảng bá. Ngài viết cuốn nhật ký du hành “Đại Đường Tây Vực Ký” nhưng hầu như ít ai biết đến và tìm đọc. Đa số chỉ biết ngài và các nhân vật hư cấu như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Bạch Long Mã qua cuốn tiểu thuyết “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân viết ra sau này. Rồi tin theo, cho đó là những nhân vật có thật, có nơi còn dựng hình tượng để tôn thờ, cúng bái.

Tương tự như thế, khi đọc các sách Phật giáo hay nghe các bài thuyết giảng, chúng ta nên dè dặt về những câu chuyện trình bày về cuộc đời Đức Phật và các vị đệ tử thời đó. Kinh điển nguyên thủy không ghi lại rõ ràng chi tiết về cuộc đời của các ngài, chính yếu là chỉ ghi lại các bài giảng. Một số chi tiết được ghi trong các Chú giải và Sớ giải viết ra khoảng một ngàn năm sau, không biết mức độ chính xác, trung thực như thế nào. Một số chi tiết khác là từ những huyền thoại, truyền thuyết lưu truyền qua nhiều đời tại các quốc độ Phật giáo. 

Nếu có thể, chúng ta nên tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ của các thông tin đó. Không nên dễ dãi vội tin theo rồi quảng bá khắp nơi.

*



Tuesday 30 March 2021

Lý duyên khởi (Dependent Origination) - Ajahn Brahm

LÝ DUYÊN KHỞI (DEPENDENT ORIGINATION)
Ajahn Brahm - Tu viện Bodhinyana, Tây Úc, tháng 10-2002
Việt dịch: Nguyên Nhật Trần Như Mai (2020)

Tải về máy bản PDF song ngữ Việt Anh:
=> https://budsas.net/sach/vn115.pdf (Việt-Anh)

Lời giới thiệu của Ajahn Brahmali:

- Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”. 

*


Sự thành công của Phật giáo trong thế giới Tây phương

Sự thành công của Phật giáo trong thế giới Tây phương
Thiền sư Ajahn Brahm 
Nguyễn Văn Tiến dịch Việt
Nguồn: Thư viện Hoa Sen, thuvienhoasen.org

Tôi sinh ra là một người Thiên Chúa Giáo, được giáo dục trong các trường học Thiên Chúa Giáo, và thậm chí tôi còn ca hát trong ca đoàn nhà thờ địa phương. Nhưng vào năm tôi 16 tuổi, lúc tôi đọc cuốn sách đầu tiên về Phật Giáo, ngay lập tức, tôi biết rằng tôi là một người Phật Tử. Tôi đã cảm động bởi lòng từ bi, bởi sự trí tuệ, và bởi sự tự do, đã tỏa sáng rực rỡ trong Lời Phật Dạy, hơn hẳn mọi tôn giáo khác mà tôi đã gặp trước kia. Trong cuộc sống của nhiều người ở thế kỷ 21 nầy, họ đã có những kinh nghiệm tương tự giống như tôi, và điều nầy đã và đang được lặp đi lặp lại hàng trăm ngàn lần. Khi những người bình thường ở các nước không-phải Phật-Giáo, gặp được Giáo Lý Thuần Túy Của Đạo Phật, được trình bày một cách rõ ràng và đáng tin cậy, sau đó họ nhanh chóng nhận ra rằng đây là những con đường đầy hương thơm, và trong tất cả các sự thật đây là sự quý giá hạng nhất, và trong tất cả các tôn giáo đây là sự tốt đẹp hạng nhất. Họ tự hỏi tại sao trí tuệ giải thoát tốt đẹp đến dường nầy, lại không được truyền bá rộng rãi hơn, để cho nhiều người biết đến.

Trong nước Úc, quốc gia tôi đang ở, có số lượng Phật Tử không đáng kể vào năm 1983, khi tôi từ Thái Lan đến đây lần đầu tiên. Đến năm 1991, số lượng Phật Tử đã lên đến 0,8%. Vào năm 1996, con số nầy tăng lên đến 1,1%. Gần đây, trong Bản Điều Tra Dân Số Nước Úc năm 2001, số lượng Phật Tử đã tăng thêm 75%, có nghĩa là lên đến 1,9% dân số. Con số nầy có nghĩa là (gần như) một trong năm mươi người Úc tuyên bố họ là Phật Tử. Trong khi Thiên Chúa Giáo suy giảm ở Tây Phương, Phật Giáo đã trở thành tôn giáo phát triển nhanh nhất tại nước Úc, và tại nhiều quốc gia phát triển khác.

Đây là một tin tốt, và cũng là một tin xấu. Đây là một tin tốt, bởi vì nhiều người Úc đang hưởng phước lợi từ một tôn giáo hòa bình nhất trên thế giới. Đây là một tin xấu, bởi vì những nhà sư giống như tôi phải làm việc vất vả, vì phải chăm sóc thêm cho nhiều đệ tử!

Bây giờ tôi muốn nói về ý tưởng tại sao tôi nghĩ rằng Phật Giáo đang phát triển rất tốt đẹp ở Tây Phương. Tôi sẽ sử dụng từ ngữ viết tắt P.U.R.E. (Presentation, User friendly, Relevant, Examples - PURE cũng có nghĩa là NGUYÊN CHẤT) tóm tắt bốn phương cách chính yếu, để giúp chúng ta gia tăng sự truyền bá Đạo Phật:

1) THUYẾT GIẢNG BẰNG NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG (PRESENTATION) - các nhà sư thuyết giảng bằng ngôn ngữ sử dụng hằng ngày, để giúp cho Phật Tử dễ hiểu.

2) TẠO RA SỰ THÂN THIỆN VÀ SỰ THÍCH THÚ HỌC HỎI (USER FRIENDLY) - các nhà sư giúp cho Phật Tử khi đến chùa, họ cảm nhận được sự thân thiện, và họ cảm thấy thích thú khi được học hỏi về Phật Pháp. 

3) ÁP DỤNG BÀI GIẢNG VÀO CUỘC SỐNG (RELEVANT) - các nhà sư chọn đề tài liên hệ đến cuộc sống, nói về các TRỞ NGẠI hằng ngày.

4) CUỘC SỐNG CỦA NHÀ SƯ LÀ THÍ DỤ HAY NHẤT (EXAMPLES) - cuộc sống mỗi ngày của các nhà sư, là các thí dụ sống động nhất.

1) THUYẾT GIẢNG BẰNG NGÔN NGỮ THÔNG THƯỜNG:

Nếu chúng ta muốn giáo lý tuyệt vời của Đạo Phật đến gần với thế hệ tân tiến, và hiện đại, thì chúng ta cần phải thuyết giảng theo cách hiện đại. Điều nầy không có nghĩa là bản chất của Phật Pháp cần phải thay đổi; mà phương cách thuyết giảng cần phải điều chỉnh liên tục. Các thế hệ tương lai sẽ không chịu ngồi lắng nghe các nhà sư thuyết giảng qua giọng nói đều đều, gây buồn chán, hoặc là nói về một đề tài không thích hợp, không áp dụng được vào cuộc sống.

Chúng ta đều biết Đức Phật nói rằng, chúng ta nên giảng dạy Phật Pháp bằng ngôn ngữ sử dụng hằng ngày, thí dụ như bài Kinh Phân Tích Về Sự Không Xung Đột (Aranavibhanga Sutra). Quý vị hãy để tôi đưa ra một thí dụ, cho biết điều nầy có ý nghĩa gì. Thế kỷ vừa rồi, các linh mục và các học giả Tây Phương chỉ trích Đạo Phật là bi quan, họ nói rằng Đạo Phật chỉ tập trung vào sự đau khổ. Thậm chí, điều nầy còn được lặp đi lặp lại bởi Đức Giáo Hoàng John Paul II, trong cuốn sách gây nhiều tranh cãi của ngài về các tôn giáo trên thế giới. Để tránh sự hiểu lầm nầy, chúng ta có thể sắp xếp lại Sự Giảng Dạy Chính Yếu Của Phật Pháp nói về Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế) như là Hạnh Phúc (Dukkhanirodho); Nguyên Nhân Của Hạnh Phúc (là Con Đường Cao Quý Có Tám Phần = Bát Chánh Đạo); Sự Vắng Mặt Của Hạnh Phúc (Sự Đau Khổ = Dukkha); và Nguyên Nhân Hạnh Phúc Đã Vắng Mặt (Sự Ham Muốn = Craving). Đấy là sự di chuyển trọng-tâm từ đau-khổ thành hạnh-phúc.

Đây là một cách trình bày Phật Pháp theo một hình thức khác, đơn giản, mà vẫn giữ được bản chất, tuy nhiên cách nầy sẽ hấp dẫn các khán giả hiện đại. Điều nầy đã được chứng minh bằng câu nói sau đây của Đức Phật: "Niết Bàn là hạnh phúc tối thượng" (Kinh Pháp Cú, Kệ 203 và Kệ 204). Khi tôi trình bày Bốn Sự Thật Cao Quý theo cách nầy, tôi thấy các thế hệ lắng nghe, và họ quay trở lại để học hỏi thêm về Phật Pháp.

2) TẠO RA SỰ THÂN THIỆN VÀ SỰ THÍCH THÚ HỌC HỎI:

Thuyết giảng Phật Pháp bằng ngôn ngữ sử dụng hằng ngày, là bước đầu tiên mang Đạo Phật đến với người nghe, qua sự gần gũi, và sự thân thiện. Tuy nhiên, tôi đã nhìn thấy trong nhiều trường hợp, nhiều người Tây Phương và Đông Phương, muốn học hỏi về Đạo Phật nhưng họ đã sợ hãi đi đến chùa, hoặc đến tu viện, bởi vì họ không quen với các phong tục truyền thống, và thậm chí họ sợ hãi vì các nhà sư hay nhăn mặt, và cau có! Khi ngôi chùa Phật Giáo nào luôn chào đón mọi người đến viếng thăm, và luôn giúp đỡ mọi người mới đến, và có các nhà sư dễ nói chuyện, thì ngôi chùa nầy được gọi là ngôi chùa thân thiện.

Ngày nay, mặc dù trong thời hiện đại, nhưng mọi người rất bận rộn, họ hiếm khi nào có thời gian đến thăm chùa. Do đó, chùa nên mang Phật Pháp tới mọi người qua sách vở, qua băng cát-sét, qua đĩa CD, và tất nhiên là qua các trang mạng điện tử (internet). Hội Phật Giáo Tây Úc của chúng tôi có một trang mạng lớn, mà chúng tôi đã tải lên hằng tuần các bài Pháp Thoại bằng Anh Ngữ, để bất cứ người nào, ở bất cứ nơi nào trên thế giới, có thể lắng nghe Phật Pháp trong sự thoải mái, thuận tiện tại nhà riêng của họ. Chúng tôi rất thành công với việc làm kể trên, vì chúng tôi mang Phật Pháp đến một số đông các Phật Tử thường xuyên lắng nghe trên toàn thế giới, mà chúng tôi không cần xây dựng các tòa nhà hoang phí, và đắt tiền.

3) ÁP DỤNG BÀI GIẢNG VÀO CUỘC SỐNG:

Các tôn giáo giống như Thiên Chúa Giáo đang suy giảm ở Tây Phương, vì tôn giáo nầy được xem là không áp dụng được vào cuộc sống của con người. Sẽ có rất ít người quan tâm đến các triết lý trừu tượng, cùng với các nghi lễ không có ý nghĩa rõ ràng, hoặc là những suy đoán đi ngược lại với lý do chính đáng. Tuy nhiên, họ rất quan tâm đến việc làm thế nào để cuộc sống có nhiều hạnh phúc hơn, giữa các trở ngại thông thường trong cuộc sống của họ.

Tôi đã cảm thấy thật dễ dàng để giải thích, rằng việc gìn giữ giới luật sẽ làm tăng gia mức độ hạnh phúc trong gia đình, giống y hệt như nước thủy triều làm nâng cao mức độ trung bình của nước biển. Kết quả của sự giải thích nầy là nhiều khán giả của tôi đã giữ gìn Năm Giới. Và tôi cũng chẳng có gì khó khăn để minh họa rằng, khi chúng ta mang sự tử tế đến các bạn đồng nghiệp, đến gia đình, và cho chính chúng ta, có nghĩa là chúng ta mang nhiều sự thoải mái, đến cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, các đệ tử của tôi đã có ít đi sự giận dữ, và có thêm vào nhiều sự tha thứ. Có nhiều bằng chứng về y tế, chứng minh rằng sự thực tập thiền định theo truyền thống của Phật Giáo, đã làm giảm đi sự căng thẳng trong cuộc sống hiện đại, và cũng làm giảm đi các trở ngại có liên hệ khác. Vì vậy, tất cả các thành viên trong chùa của tôi đều là các thiền giả có nhiệt tâm. Ba sự thực tập chính yếu của Đạo Phật - là đạo đức, lòng tử tế, và thiền định - khi được đóng khung trong bối-cảnh phát-triển hạnh-phúc cá-nhân, đã thu hút rất nhiều người đến với Đạo Phật. Những điều nầy liên quan đến những gì, mà nhiều người coi là quan trọng đối với họ.

Khi chúng tôi tập trung vào những gì có thể áp dụng được trong cuộc sống của một người bình thường, thì sau đó Phật Giáo trở nên quan trọng đối với họ. Họ có thể bắt đầu bằng sự quan tâm đến việc giải quyết các trở ngại thế gian của họ, tuy nhiên sau đó, điều nầy sẽ sớm đưa họ đi đến Con Đường Giải Thoát, dẫn họ thoát ra khỏi mọi sự khổ đau trong cuộc sống.

4) CUỘC SỐNG CỦA NHÀ SƯ LÀ THÍ DỤ HAY NHẤT:

Đối với thế hệ hiện đại, tất cả mọi điều nói trên chẳng có ý nghĩa gì cả, nếu chúng ta không có những người lãnh đạo có phẩm-chất cao-quý để cung cấp nguồn cảm hứng. Sự phát triển của Phật Giáo chủ yếu dựa vào các thí-dụ sống-động của các nhà sư như đạo đức, từ bi, khôn ngoan, và hòa bình. những người của thế kỷ thứ 21 là những người hoài nghi. Họ sẽ không đặt để niềm tin của họ vào một tôn giáo nào, cho đến khi họ nhìn thấy một số bằng chứng là tôn giáo nầy sẽ mang lợi-ích đến cho họ. Đạo Phật có thể giúp gì cho họ không? Đạo Phật có thật sự dẫn họ đến sự đạo đức, đến sự từ bi, đến sự hạnh phúc, và đến sự tự do không? Họ đang nhìn vào chúng tôi - là các nhà sư - như là những thí-dụ-sống, mà đang được Đạo Phật dẫn dắt, trước khi họ bằng lòng đi theo. Đối với lòng nghi ngờ của thế hệ hiện đại, các nhà sư (chúng tôi) mong đợi truyền cảm hứng cho họ những điều gì, khi mà các nhà sư sống trong sự sang trọng, và giàu có hơn cả người thường, khi mà các nhà sư không giữ gìn giới luật, và có rất ít sự thanh-thản. Phật Pháp chủ yếu là sự truyền bá bằng thí-dụ-sống, đây là một thí dụ mạnh mẽ, hay ho hơn, tất cả mọi bài thuyết giảng. 

Một bà người Úc có học thức cao đã viết trong cuốn sách gần đây của bà, là trước khi bà trở thành một người Phật Tử, bà đã quan sát các nhà sư ở Perth trong nhiều ngày tháng. Khi bà nhìn thấy rằng cuộc sống của các nhà sư rất giản dị, họ gìn giữ giới luật, họ làm việc chăm chỉ, và họ sống rất hạnh phúc, bởi vì như thế, bà mới xin quy y, rồi bà bắt đầu gọi mình là người Phật Tử. Thế nên, hành-động mạnh mẽ hơn là lời-nói.

Vì thế, ở Tây Úc chúng tôi đã thiết lập ra các tu viện, để đào tạo các vị lãnh đạo Tăng Đoàn, cho cả hai nhóm tu sĩ nam và nữ, mà tôi gọi là 'nhà máy sản xuất các nhà sư', và 'nhà máy sản xuất các sư cô'. Bằng cách đưa nhiều tài nguyên vào việc đào tạo các vị lãnh đạo Tăng Đoàn có phẩm-chất cao-quý, chúng tôi bảo đảm sẽ cung cấp những thí-dụ-sống có phẩm-chất cao-quý cho các thế hệ kế tiếp.

*

Đây là một trong những chương trình làm việc thành công tại Úc, để làm cho Đạo Phật phát triển nhanh nhất tại đây. Chúng ta không cần phải thay đổi thông điệp của Đức Phật, và chúng ta cũng không cần thay đổi quy luật của tu viện. Chúng ta có thể hoàn thành nhiệm vụ của chúng ta, đối với vị Thầy Vĩ Đại Và Cao Quý Nhất của chúng ta, là Đức Phật, và truyền bá Phật Pháp tuyệt vời của ngài đến mọi vùng đất trên thế giới hiện đại, bằng cách làm cho ĐẠO PHẬT NGUYÊN CHẤT (PURE). Đấy là Đạo Phật được các nhà sư Thuyết Giảng Bằng Ngôn Ngữ Thông Thường (Presentation), các nhà sư Tạo Ra Sự Thân Thiện Và Sự Thích Thú Học Hỏi cho Phật Tử (User friendly), giúp Phật Tử Áp Dụng Bài Giảng Vào Cuộc Sống (Relevant), và để Phật Tử nhìn vào các Nhà Sư Như Là Các Thí Dụ đầy cảm hứng (Examples).

--------------

The Success of Buddhism in the Western World
Ajahn Brahm

I was born a Christian, was educated in Christian schools, and I even sang in the local church choir. But when I read my first book on Buddhism, at the age of 16, I immediately knew I was a Buddhist. I was moved by the compassion, the wisdom, and the freedom that shone more brilliantly in the Lord Buddha's Teachings than in anything else I had met before. Experiences similar to my own are being repeated hundreds of thousands of times, in the lives of the people of this 21st century. When ordinary people in non-Buddhist countries encounter the pure Teachings of Buddhism, presented in a clear and reliable manner, then they quickly recognize it as the most fragrant of all paths, the most precious of all truths, and the best of all religions. They only wonder why such liberating wisdom is not made more widely known.

In my own land, Australia, the number of Buddhists was insignificant in 1983 when I first arrived from Thailand. By 1991 the proportion of Buddhists grew to 0.8%. In 1996, that had increased to 1.1%. Recently, in the Australian Census of August 2001, the number of Buddhists had grown by 75% to 1.9% of the population. That is almost one in fifty Australians declaring themselves to be Buddhists. As the Christian religion declines in the West, Buddhism has become the fastest growing religion in Australia and many other developed countries.

That is good news and bad news. It is good news in that more Australians are benefiting from the world's most peaceful religion. It is bad news in that it means monks like me have to work so much harder with more disciples to look after!

I would now like to suggest why I think Buddhism is growing so well in the West. I will use the acronym PURE to summarize four key strategies that have helped extend the spread of Buddhism:

1. Presentation – in ordinary language
2. User friendly -- inviting and accessible,
3. Relevant -- concerned with everyday problems
4. Examples -- monks leading by example

1. Presentation

If we want the wonderful Teachings of Buddhism to reach our modern generation, then it needs to be presented in a modern way. It is not the essence of the Dhamma that needs to be changed; it is the presentation that needs continual adjustment. The generations of tomorrow are not going to listen to boring monks droning on giving irrelevant sermons.

We all know that the Lord Buddha said to teach the Dhamma in ordinary language (e.g. Aranavibhanga Sutra). Let me give an example of what I think this means. Last century, Western priests and scholars dismissed Buddhism as pessimistic, saying that it only focuses on suffering. This was even repeated by Pope John Paul II in his controversial book on world religions. To avoid this misunderstanding one may rearrange the central Dhamma Teaching of the Four Noble Truths as Happiness (Dukkhanirodho); the Cause of Happiness (the Eight-Fold Path); the Absence of Happiness (Dukkha); and the Cause for the Absence of Happiness (Craving). This shifts the focus onto happiness.

This is a simple re-packaging of the Dhamma that retains the essence while being more attractive to modern audiences. It is justified by the Lord Buddha's statement that "Nirvana is the highest happiness" (Dhammapada 203, 204). When I present the Four Noble Truths in such a way, I find all generations listen and come back for more.

2. User Friendly

Presenting the Dharma in ordinary language is the first step to making Buddhism user friendly. However, I have found many cases of people, in the West and in the East, who want to learn about Buddhism but are too afraid to come into the temple or monastery because they are not familiar with the traditional customs, or even because they are scared of scowling monks! When Buddhist temples are more welcoming to their visitors, and more accommodating to newcomers, when the monks are more approachable, then the temple is user friendly.

In these modern times, though, people are so busy that they rarely have time to visit the temple. So the temple should go to the people with books, audiocassettes, CDs and, of course, the Internet. Our Buddhist Society of Western Australia has a large web-site that loads weekly spoken Dharma talks in English so that anyone, anywhere in the world can listen to Dhamma in the comfort of their own homes convenient to them. This has been highly successful with a large audience of regular disciples all over the world, with no need for expensive and extravagant buildings.

3. Relevant

Religions like Christianity are declining in the West because they are seen as irrelevant to most people's lives. Few are concerned about abstract philosophy, rituals with no apparent meaning, or with speculations that go against reason. However, they are very concerned about how to find more happiness amid the common problems of life.

I have found it easy to explain that keeping moral precepts raises one's average level of happiness, just as a rising tide lifts the average level of the sea. The result is that many of my audience keep the Five Precepts. It is also not difficult to illustrate that kindness to your colleagues, family and to yourself, brings much more comfort into your life. So my disciples become less angry and more forgiving. There is so much medical evidence to prove that traditional Buddhist meditation practices case the stress of modern life and relieve so many other related problems. So the members of my temple are all keen meditators. These three central Buddhist trainings – morality, kindness and meditation – when framed in the context of personal growth in happiness, attract so many to Buddhism. They relate to what many people consider as important to them.

When we focus on what is relevant to ordinary people, then Buddhism becomes important to them. They might begin with interest in solving their worldly problems, but that soon leads to the Path that liberates one from all suffering.

4. Examples

All this means nothing to the modern generation without high quality leaders to provide the inspiration. The growth of Buddhism relies crucially on living examples of virtuous, compassionate, wise and peaceful monks. People of the 21st century are sceptical. They withhold their belief until they see some evidence that it will benefit them. Does Buddhism help? Does it really lead to virtue, compassion, contentment and freedom? They are looking at us monks for examples of where Buddhism leads, before they will follow. How can we expect to inspire the questioning modern generation when monks live in luxury, more wealthy that the common person, when we are slack in our precepts and know little of serenity? The Dhamma is spread mostly by example, much more powerfully than by any sermon.

As one well-educated Australian wrote in her recent book, before becoming a Buddhist she observed the monks in Perth for many months. When she saw that they were very frugal, kept their precepts, worked hard and were very happy, only then did she go for refuge and start calling herself a Buddhist. Actions speak louder than words.

So, for example, in Western Australia we have established monasteries for training Sangha leaders of both genders, what I call a 'monk factory' and a 'nun factory' By putting many resources into training high quality Sangha leaders we will be ensuring the supply of high quality examples for the next generation.

*

These are some of the strategies that have worked in Australia to make Buddhism the fastest growing religion there. We do not need to change the message of the Lord Buddha, nor do we need to change the monastic rules. We may fulfil our duty to the Greatest Teacher, our Lord Buddha, and spread the delightful Dhamma throughout all parts of our modern world, by making Buddhism PURE. That is, Presented in ordinary language, User friendly, Relevant, and with us monks as the inspiring Examples.

*-----*




Tiến trình tu tập cho hàng cư sĩ

 Tiến trình tu tập cho hàng cư sĩ

SỢ HÃI VÀ HẬN THÙ (AN 10.92)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch
Bình Anson hiệu đính dựa theo bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Bodhi

Bấy giờ có Gia chủ Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Độc) đi đến Thế Tôn, đảnh lễ rồi ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn nói với Gia chủ Anāthapiṇḍika:

“Này Gia chủ, khi nào vị thánh đệ tử đã diệt trừ năm sợ hãi hận thù, thành tựu bốn chi phần Dự lưu, khéo thấy và khéo thể nhập thánh lý với trí tuệ; nếu muốn, vị ấy có thể tự tuyên bố rằng: ‘Ta đã đoạn tận địa ngục; ta đã đoạn tận bàng sinh; ta đã đoạn tận ngạ quỷ; ta đã đoạn tận các cõi dữ, ác thú, đọa xứ; ta đã chứng Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc tiến đến chứng đạt cứu cánh giác ngộ.’

“Thế nào là năm sợ hãi hận thù đã được diệt trừ? (1) Này Gia chủ, người nào sát sinh, do duyên sát sinh tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người nào từ bỏ sát sinh, người ấy không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, tâm không cảm thọ khổ ưu. Do từ bỏ sát sinh, sợ hãi hận thù này được diệt trừ.

(2) “Người nào lấy của không cho, do duyên lấy của không cho tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người nào từ bỏ lấy của không cho, người ấy không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, tâm không cảm thọ khổ ưu. Do từ bỏ lấy của không cho, sợ hãi hận thù này được diệt trừ.

(3) “Người nào tà hạnh trong các dục, do duyên tà hạnh trong các dục tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người nào từ bỏ tà hạnh trong các dục, người ấy không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, tâm không cảm thọ khổ ưu. Do từ bỏ tà hạnh trong các dục, sợ hãi hận thù này được diệt trừ.

(4) “Người nào nói láo, do duyên nói láo tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người nào từ bỏ nói láo, người ấy không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, tâm không cảm thọ khổ ưu. Do từ bỏ nói láo, sợ hãi hận thù này được diệt trừ.

(5) “Người nào đắm say trong rượu men, rượu nấu, do duyên đắm say trong rượu men, rượu nấu tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong hiện tại, tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ khổ ưu. Người nào từ bỏ đắm say trong rượu men, rượu nấu, người ấy không tạo ra sợ hãi hận thù trong hiện tại, không tạo ra sợ hãi hận thù ngay trong tương lai, tâm không cảm thọ khổ ưu. Do từ bỏ đắm say trong rượu men, rượu nấu, sợ hãi hận thù này được diệt trừ.

“Đó là năm sợ hãi hận thù đã được diệt trừ.

“Thế nào là thành tựu bốn chi phần Dự lưu? (1) Ở đây, này Gia chủ, vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Phật: ‘Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.’

(2) “Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp: “Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu.’

(3) “Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với Tăng: ‘Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; chân chính hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời.’

(4) “Vị ấy thành tựu với những giới được các bậc thánh ái kính, không bị phá hủy, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được bậc trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến thiền định.

“Ðó là thành tựu bốn chi phần Dự lưu.

“Thế nào là khéo thấy và khéo thể nhập thánh lý với trí tuệ? Ở đây, này Gia chủ, vị thánh đệ tử quán sát như sau: ‘Do cái này có, cái kia có. Do cái này sinh, cái kia sinh. Do cái này không có, cái kia không có. Do cái này diệt, cái kia diệt. Tức là do duyên vô minh, có các hành. Do duyên các hành, có thức. Do duyên thức, có danh sắc. Do duyên danh sắc, có sáu nhập. Do duyên sáu nhập, có xúc. Do duyên xúc, có thọ. Do duyên thọ, có ái. Do duyên ái, có thủ. Do duyên thủ, có hữu. Do duyên hữu, có sinh. Do duyên sinh, có già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Như vậy, là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

“‘Do vô minh diệt không có dư tàn, nên các hành diệt. Do các hành diệt, nên thức diệt. Do thức diệt, nên danh sắc diệt. Do danh sắc diệt, nên sáu nhập diệt. Do sáu nhập diệt, nên xúc diệt. Do xúc diệt, nên thọ diệt. Do thọ diệt, nên ái diệt. Do ái diệt, nên thủ diệt. Do thủ diệt, nên hữu diệt. Do hữu diệt, nên sinh diệt. Do sinh diệt, nên già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não diệt. Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này diệt.’

“Ðó là khéo thấy và khéo thể nhập thánh lý với trí tuệ.

“Này Gia chủ, khi nào với vị thánh đệ tử, năm sợ hãi hận thù này được diệt trừ, bốn Dự lưu phần này được thành tựu, và thánh lý này được khéo thấy và khéo thể nhập với trí tuệ, nếu muốn, vị ấy có thể tự tuyên bố rằng: ‘Ta đã đoạn tận địa ngục; ta đã đoạn tận bàng sinh; ta đã đoạn tận ngạ quỷ; ta đã đoạn tận cõi dữ, ác thú, đọa xứ; ta đã chứng được Dự lưu, không còn bị đọa lạc, quyết chắc tiến đến chứng đạt cứu cánh giác ngộ.’” 



* * *

ENMITY (AN 10.92)
translated by Bhikkhu Bodhi

Then the householder Anāthapiṇḍika approached the Blessed One, paid homage to him, and sat down to one side. The Blessed One then said to him:

“Householder, when a noble disciple has eliminated five perils and enmities, possesses the four factors of stream-entry, and has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom the noble method, he might, if he so wished, declare of himself:

‘I am one finished with hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; finished with the plane of misery, the bad destination, the lower world; I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.’

“What are the five perils and enmities that have been eliminated?

(1) Householder, one who destroys life, with the destruction of life as condition, creates peril and enmity pertaining to the present life and peril and enmity pertaining to future lives, and he also experiences mental pain and dejection. One who abstains from the destruction of life does not create such peril and enmity pertaining to the present life or such peril and enmity pertaining to future lives, nor does he experience mental pain and dejection. For one who abstains from the destruction of life, that peril and enmity has thus been eliminated.

(2) “One who takes what is not given ...

(3) One who engages in sexual misconduct ...

(4) One who speaks falsely ...

(5) One who indulges in liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, with indulgence in liquor, wine, and intoxicants as condition, creates peril and enmity pertaining to the present life and peril and enmity pertaining to future lives, and he also experiences mental pain and dejection. One who abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, does not create such peril and enmity pertaining to the present life or such peril and enmity pertaining to future lives, nor does he experience mental pain and dejection. For one who abstains from liquor, wine, and intoxicants, the basis for heedlessness, that peril and enmity has thus been eliminated.

“These are the five perils and enmities that have been eliminated.

“And what are the four factors of stream-entry that he possesses?

(1) Here, householder, a noble disciple possesses unwavering confidence in the Buddha thus: ‘The Blessed One is an arahant, perfectly enlightened, accomplished in true knowledge and conduct, fortunate, knower of the world, unsurpassed trainer of persons to be tamed, teacher of devas and humans, the Enlightened One, the Blessed One.’

(2) He possesses unwavering confidence in the Dhamma thus: ‘The Dhamma is well expounded by the Blessed One, directly visible, immediate, inviting one to come and see, applicable, to be personally experienced by the wise.’

(3) He possesses unwavering confidence in the Saṅgha thus: ‘The Saṅgha of the Blessed One’s disciples is practicing the good way, practicing the straight way, practicing the true way, practicing the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals—this Saṅgha of the Blessed One’s disciples is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, the unsurpassed field of merit for the world.’

(4) He possesses the virtuous behavior loved by the noble ones, unbroken, flawless, unblemished, unblotched, freeing, praised by the wise, ungrasped, leading to concentration. These are the four factors of stream-entry that he possesses.

“And what is the noble method that he has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom?

Here, householder, the noble disciple reflects thus: ‘When this exists, that comes to be; with the arising of this, that arises. When this does not exist, that does not come to be; with the cessation of this, that ceases. That is, with ignorance as condition, volitional activities [come to be]; with volitional activities as condition, consciousness; with consciousness as condition, name-and-form; with name-and-form as condition, the six sense bases; with the six sense bases as condition, contact; with contact as condition, feeling; with feeling as condition, craving; with craving as condition, clinging; with clinging as condition, existence; with existence as condition, birth; with birth as condition, old age and death, sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish come to be. Such is the origin of this whole mass of suffering.

“‘But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional activities; with the cessation of volitional activities, cessation of consciousness; with the cessation of consciousness, cessation of name-and-form; with the cessation of name-and-form, cessation of the six sense bases; with the cessation of the six sense bases, cessation of contact; with the cessation of contact, cessation of feeling; with the cessation of feeling, cessation of craving; with the cessation of craving, cessation of clinging; with the cessation of clinging, cessation of existence; with the cessation of existence, cessation of birth; with the cessation of birth, old age and death, sorrow, lamentation, pain, dejection, and anguish cease. Such is the cessation of this whole mass of suffering.’

“This is the noble method that he has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom.

“Householder, when a noble disciple has eliminated these five perils and enmities, and he possesses these four factors of stream-entry, and he has clearly seen and thoroughly penetrated with wisdom this noble method, he might, if he so wished, declare of himself: ‘I am one finished with hell, the animal realm, and the sphere of afflicted spirits; finished with the plane of misery, the bad destination, the lower world; I am a stream-enterer, no longer subject to [rebirth in] the lower world, fixed in destiny, heading for enlightenment.’”

*---*---*

Tạp A-hàm – SĀ 846
SỢ HẢI VÀ OÁN THÙ
Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch,
Hòa thượng Tuệ Sỹ hiệu chính & chú thích

Tôi nghe như vầy. Một thời, Phật ở trong vườn Cấp Cô Độc, cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các tỳ-khưu:

“Nếu tỳ-khưu dập tắt được năm sợ hãi và oán thù[1], được ba pháp quyết định, chẳng sinh nghi hoặc, tri kiến như thật về chánh đạo của bậc hiền thánh; vị thánh đệ tử này có thể tự ký thuyết rằng đã diệt tận các đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh, đắc Tu-đà-hoàn, không còn bị rơi vào pháp đường ác, hướng thẳng đến chánh giác, chỉ còn bảy lần qua lại trời, người, rốt ráo thoát khổ.

“Thế nào là dập tắt năm điều sợ hãi và oán thù? Nếu sợ hãi phát sinh do nhân duyên oán thù của tội sát sinh; người ấy tránh xa sự sát sinh, thì sợ hãi phát sinh do nhân duyên oán thù của tội sát sinh được dập tắt. Nếu sợ hãi phát sinh do nhân duyên oán thù của sự trộm cắp, người ấy tránh xa sự trộm cắp, thì sợ hãi phát sinh do nhân duyên oán thù của sự trộm cắp được dập tắt. Nếu sợ hãi phát sinh do nhân duyên oán thù của sự tà dâm, người ấy tránh xa sự tà dâm, thì sợ hãi phát sinh do nhân duyên oán thù của sự tà dâm được dập tắt. Nếu sợ hãi phát sinh do nhân duyên oán thù của sự nói dối, người ấy tránh xa sự nói dối, thì sợ hãi phát sinh do nhân duyên oán thù của sự nói dối được dập tắt. Nếu sợ hãi phát sinh do nhân duyên oán thù của sự uống rượu, người ấy tránh xa sự uống rượu, thì sợ hãi phát sinh do nhân duyên oán thù của sự uống rượu được dập tắt. người ấy tránh xa trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, thì sợ hãi phát sinh do nhân duyên oán thù của tội trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu được dập tắt.

“Đó gọi là dập tắt được năm điều sợ hãi do nhân duyên oán thù phát sinh ra từ các tội trên.

“Thế nào là ba pháp quyết định không sinh ra nghi hoặc? Là đối với Phật quyết định lìa nghi hoặc, đối với Pháp quyết định lìa nghi hoặc, đối với Tăng quyết định lìa nghi hoặc. Đó gọi là ba pháp quyết định lìa nghi hoặc.

“Thế nào là tri kiến như thật về chánh đạo? Tri kiến như thật về mười hai duyên khởi rằng sự này có, nên sự kia có; sự này khởi, nên sự kia khởi. Như duyên vô minh có hành, duyên hành có thức, duyên thức có danh sắc, duyên danh sắc có lục nhập xứ, duyên lục nhập xứ có xúc, duyên xúc có thọ, duyên thọ có ái, duyên ái có thủ, duyên thủ có hữu, duyên hữu có sinh, duyên sinh có lão, bệnh, tử, ưu, bi, khổ não. Đó gọi là tri kiến như thật của các bậc hiền thánh.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các tỳ-khưu nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

-----------------------------

[1] Khủng bố đối oán 恐怖怨對. Pāli: pañca bhayāni verāni vūpasantāni honti – đình chỉ năm sợ hãi và oán thù

Thursday 18 March 2021

Giảng giải KINH VÔ NGÃ TƯỚNG

 Sách song ngữ Việt Anh: 

Giảng giải KINH VÔ NGÃ TƯỚNG 
Mahasi Sayadaw (1982), Phạm Kim Khánh dịch (2002). 
(A Discourse on the Anattalakkhaṇa Sutta, English translation by U Htin Fatt)

Tải bản ebook PDF về máy để đọc:
=> https://tinyurl.com/yuwjh429

=>( https://budsas.net/sach/vn139.pdf )

*



Ghế đá công viên

 Ghế đá công viên.

Sáng nay tôi đi bộ một vòng trong khu vực. Đầu tiên đi đến khu thương mại gần nhà, ghé vào chi nhánh bưu điện gửi vài gói sách. Xong, đi đến chùa lễ Phật. Dự đinh sẽ ngồi hành thiền ở đó, nhưng hôm nay có một anh hội viên phát tâm đến chùa làm công quả, hút bụi thảm ở chánh điện.

Không muốn làm phiền anh ấy, tôi vội lễ lạy Phật rồi đi ra ngoài. Bước ra khỏi cổng, nhìn thẳng trước mặt là công viên của thành phố, có băng ghế quen thuộc ở đó. Công viên vắng lặng, trời mát, ánh nắng chan hòa, chim hót líu lo.

Chợt nghĩ, nếu không tiện ngồi hành thiền ở chánh điện, thì mình ngồi hành thiền trên ghế ngoài công viên cũng được, để hòa nhập với thiên nhiên, ánh nắng, gió mát, chim hót trên cành lá.

Thế là đến ngồi ở đó, buông thỏng tay chân, thư giãn, theo dõi hơi thở và cảm thọ toàn thân. An định, nhẹ nhàng, tĩnh lặng. Sau khoảng 20 phút, chuyển sang rải tâm từ khoảng 10 phút, rồi xả thiền, xoa bóp tay chân, đứng dậy, lấy máy quẹt chụp vài tấm hình rồi ra về.

Trên đường về nhà, tôi dừng lại tại một công viên khác ở gần đó. Đứng ngắm nhìn chung quanh, uống vào vài ngụm nước mát, chợt nhớ đến bài hát của Trịnh Công Sơn có câu "Ghế đá công viên, dời ra đường phố ...", thấy vui vui, và sửa lại lời ca là:

Ghế đá công viên, mình ta ở đó
Người già bình an, ngồi nghe hơi thở
Người già bình an, đếm từng hơi thở
Ánh nắng chiếu vào, nhìn đời trôi qua...

-- (dựa theo bài hát "Người già em bé" của Trịnh Công Sơn)

*



Wednesday 17 March 2021

Chân đi đã mỏi.

 CHÂN ĐI ĐÃ MỎI

Số tôi là số đi lang thang ngay từ thuở nhỏ, theo cha đi chỗ này chỗ kia. Lớn lên, do thời cuộc đưa đẩy, được đi qua các nước trong vùng Đông Nam Á rồi sang định cư ở Úc. Khi sống tại đây, tôi đã từng lái xe xuyên qua lục địa Úc rộng lớn, và đã đi viếng hầu hết các thành phố chính.

Trong 12 năm, 2004-2016, tôi đã thực hiện hai chuyến hành hương Ấn Độ, hai chuyến hành hương Sri Lanka và một chuyến hành hương Myanmar, thăm viếng bốn nơi động tâm và sáu nơi kết tập kinh điển nguyên thủy, hoàn tất ước nguyện của tôi là đi viếng các địa điểm lịch sử trong truyền thống Phật giáo Theravāda.

Từ thuở còn là học sinh trung học, tôi ao ước có dịp được đi tham quan dọc theo bờ biển hình chữ S của Việt Nam. Về sau này, tôi đã hoàn thành ước nguyện đó, hoàn tất các chuyến đi từng chặng trong suốt 25 năm về làm việc và thăm viếng Việt Nam. Chặng đường cuối cùng được thực hiện vào năm 2017, đi từ Đà Nẵng đến Vinh.

Trong năm 2019, tôi đi viếng nước Mỹ hai lần, vào tháng 4 và tháng 12, thăm bà con, bạn bè bên đó. Mua vé máy bay từ Perth sang Mỹ theo hai hướng khác nhau, từ Đông sang Tây, rồi từ Tây sang Đông. Xem như là được ngồi máy bay đi hai vòng trái đất.

Như vậy cũng đủ thỏa lòng. Chân đi đã mỏi, không còn mơ ước đi đâu xa xôi nữa. Nếu có, thì chỉ bay sang miền đông và miền bắc Úc để thăm hai cô con gái. Cho nên, dù có còn dịch Covid không đi ra nước ngoài được thì tôi cũng không bận lòng.

Thật ra bây giờ bác sĩ vẫn chưa cho nghỉ, mà bắt phải đi. Nhưng ở đây là đi bộ mỗi ngày, loanh quanh trong vùng nơi tôi ở, để giữ gìn sức khỏe. Thôi kệ, tới đâu hay tới đó. Cũng là một cơ hội tốt để mình sống thực tế với những gì thật gần bên mình mà nhiều khi mình không quan tâm ghi nhận và không quan sát tường tận. Mình chỉ mơ mộng đến những phương trời xa xôi.

Người xưa nói đó là thái độ của những người tuy chân đi trên mặt đất mà mắt lại nhìn lên mây trên trời. Bây giờ là mình cúi xuống nhìn và ghi nhận từng bước đi trước mặt. Cảm thấy thật là gần gũi và sinh động. Không cần tìm kiếm nơi nào khác.

* Ghi thêm: 
Vào đầu năm 2019, tôi có viết chia sẻ là mình có phước duyên được gần gũi một vị chân tu, sinh hoạt với một nhóm bạn đạo chân thật, có được một nơi tu tập yên tĩnh, thế là đủ, không cần phải tìm kiếm một nơi xa xôi nào khác.

*



Tuesday 16 March 2021

Thiền minh sát

 Sách: THIỀN MINH SÁT 
Thiền sư Mahasi Sayadaw & Thiền sư Silananda Sayadaw
Thiền sư Khánh Hỷ soạn dịch.

I. Bốn bài tập căn bản - Thiền sư Mahasi Sayadaw
II. Vấn đáp về thiền minh sát - Thiền sư Silananda Sayadaw

Tải bản ebook PDF, dạng song ngữ Việt-Anh, về máy để đọc:
=> https://budsas.net/sach/vn138.pdf 

*



Căn bản Thiền Minh Sát, Thiền sư Mahasi Sayadaw, Phạm Kim Khánh dịch.

 Căn bản Thiền Minh Sát. 
Mahasi Sayadaw (1959, 1991), Phạm Kim Khánh dịch (2003). 
(Fundamentals of Insight Meditation, English translation by Maung Tha Noe)

Tải bản ebook PDF, song ngữ Việt-Anh, về máy để đọc:
=> https://budsas.net/sach/vn137.pdf 

*



Monday 15 March 2021

Giảng giải kinh điển, Thiền sư Mahasi Sayadaw, Tỳ-khưu Pháp Thông dịch Việt.

Sách song ngữ Việt Anh: Giảng giải kinh điển, Thiền sư Mahasi Sayadaw, Tỳ-khưu Pháp Thông dịch Việt.

1) Mahasi Sayadaw (1980, 2013), Tỳ-khưu Pháp Thông dịch (2016). Giảng giải kinh Gánh Nặng (SN 22.22). Việt-Anh 
(A Discourse on the Bhāra Sutta, English translation by U Htin Fatt)
=> https://budsas.net/sach/vn133.pdf

2) Mahasi Sayadaw (2000, 2013), Tỳ-khưu Pháp Thông dịch (2017). Giảng giải kinh Gò Mối (MN 23). Việt-Anh 
(A Discourse on the Vammika Sutta, English translation by U Min Swe)
=> https://budsas.net/sach/vn134.pdf

3) Mahasi Sayadaw (1980, 2019), Tỳ-khưu Pháp Thông dịch (2019). Giảng giải kinh Thừa Tự Pháp (MN 3). Việt-Anh 
(A Discourse on the Dhammadāyāda Sutta, English translation by U Min Swe)
=> https://budsas.net/sach/vn135.pdf

4) Mahasi Sayadaw (1981, 2013), Tỳ-khưu Pháp Thông dịch (2013). Giảng giải kinh Đoạn Giảm (MN 8). Việt-Anh 
(A Discourse on the Sallekha Sutta, English translation by U Aye Maung)
=> https://budsas.net/sach/vn136.pdf

5) Mahasi Sayadaw (1962, 1981), Tỳ-khưu Pháp Thông dịch (2017). Giảng giải kinh Chuyển Pháp Luân (SN 56.11). Việt-Anh
(A Discourse on the Wheel of Dhamma, English translation by U Ko Lay)
=> https://budsas.net/sach/vn116.pdf 

*-----*



Saturday 13 March 2021

Common Buddhist Text: Guidance and Insight from the Buddha (2015)

 Common Buddhist Text: Guidance and Insight from the Buddha (2015)
International Council of Vesak, Mahachulalongkorn-rajavidyalaya University (MCU), Thailand (2015)
(Phật Điển Phổ Thông - Dẫn Vào Tuệ Giác Phật)

Tải bản gốc tiếng Anh:
https://budsas.net/sach/en206.pdf (4.2 MB)

Tải sách nói, bản dịch tiếng Việt:
https://thegioiphatgiao.org/audio/pdpt/PĐPT-DVTGP-MP3.rar (1.4 GB)

Lưu ý: Sách nói được nén lại thành 1 tập tin, dạng RAR. Giải nén sẽ được 186 tập tin âm thanh, dạng MP3.


COMMON BUDDHIST TEXT: GUIDANCE AND INSIGHT FROM THE BUDDHA
International Council of Vesak, Mahachulalongkorn-rajavidyalaya University (MCU),
Thailand (2015)

CONTENTS
INTRODUCTION
General introduction
Introduction on the life of the historical Buddha
Introduction to the Sangha, or community of disciples
Introduction to the selections from Theravāda Buddhism
Introduction to the selections from Mahāyāna Buddhism
Introduction to the selections from Vajrayāna Buddhism

PART I: THE BUDDHA
CHAPTER 1: THE LIFE OF THE HISTORICAL BUDDHA

Conception, birth and early life: passages L.1–6
The quest for awakening: L.7–9
Attaining refined, formless states: L.10–11
The ascetic life of rigorous self-denial: L.12–14
The awakening and its aftermath: L.15–19
The achievements and nature of the Buddha: L.20–24
The Buddha as teacher: L.25–35
Praise of the Buddha: L.36
The Buddha’s appearance and manner: L37–39
Taming and teaching those who resisted or threatened him: L.40–45
The Buddha’s meditative life and praise for quietness and contentment: L.46–48
Physical ailments of the Buddha, and compassionate help for the sick: L.49–54
Sleeping and eating: L.55–57
Composing and enjoying poetry: L.58–59
The last months of the Buddha’s life: L.60–69


CHAPTER 2: DIFFERENT PERSPECTIVES ON THE BUDDHA
a) Theravāda: Th.1–11
Qualities of the Buddha: Th.1
The Buddha’s relation to the Dhamma: Th.2–4
The nature of the Buddha: Th.5
The Buddha, his perfections built up in past lives as a bodhisatta, and his awakened disciples:
Th.6–9
The status of the Buddha beyond his death: Th.10–11

b) Mahāyāna: M.1–13
Epithets and qualities of the Buddha: M.1–4
The nature of the Buddha: M.5–8
A Buddha’s three ‘bodies’: M.9–11
The Buddha-nature: M.12–13

c) Vajrayāna: V.1–6
The Buddha-nature: V.1
A Buddha’s three ‘bodies’: V.2
The five Buddha families: V.3–4
The Buddha within: V.5–6

PART II: THE DHAMMA/DHARMA
CHAPTER 3: CHARACTERISTICS OF THE TEACHINGS

a) Theravāda: Th.12–28
The qualities of the Dhamma: Th.12–13
Reasons for choosing to practise Buddhism: Th.14
Attitudes to other religions: Th.15
Disputes and tolerance: Th.16–20
The teachings as having a practical focus: Th.21–24
The way to liberating knowledge: Th.25–28

b) Mahāyāna: M.14–22
Qualities of the Dharma : M.14–16
Reasons for choosing to practise Buddhism: M.17
Disputes and tolerance: M.18–19
The teachings as means to an end: M.20–21
The teachings are pitched at different levels, to attract all: M.22

c) Vajrayāna: V.7–11
The qualities of the Dharma: V.7–9
Concise expositions of the Dharma: V.10–11

CHAPTER 4: ON SOCIETY AND HUMAN RELATIONSHIPS
a) Theravāda: Th.29–54
Good governance: Th.29–31
Peace, violence and crime: Th.32–36
Wealth and economic activity: Th.37–43
Social equality: Th.44–45
The equality of men and women: Th.46–48
Good human relationships: Th.49
Parents and children: Th.50
Husband and wife: Th.51–53
Friendship: Th.54

b) Mahāyāna: M.23–38
Good governance: M.23–25
Peace, violence and crime: M.26–29
Wealth and economy: M.30–31
Equality of men and women: M.32–33
Respect for and gratitude to parents: M.34–35
Sharing karmic benefit with dead relatives M.36–38

c) Vajrayāna: V.12–13
Advice on compassionate royal policy: V.12
Reflection on the kindnesses of one’s mother: V.13

CHAPTER 5: ON HUMAN LIFE
a) Theravāda: Th.55–78
The cycle of rebirths (saṃsāra): Th.55–58
Precious human rebirth: Th.59–61
Our world in the context of the universe: Th.62–63
Karma: Th.64–72
The implications of karma and rebirth for attitudes to others: Th.73–74
This life and all rebirths entail ageing, sickness and death: Th.75–78

b) Mahāyāna: M.39–45
Our universe: M.39
Karma: M.40–42
Precious human birth: M.43
Impermanence: M.44–45

c) Vajrayāna: V.14–23
Precious human birth: V.14–16
The pains of saṃsāra: V.17–23

CHAPTER 6: THE BUDDHIST PATH AND ITS PRACTICE
a) Theravāda: Th.79–101
Individual responsibility and personal effort: Th.79–84
The need for virtuous and wise companions as spiritual friends: Th.85–88
The role and nature of faith: Th.89–92
Going for refuge to the Buddha, Dhamma and Sangha: Th.93
Devotional activities: Th.94
Chants on the qualities of the Buddha, Dhamma and Sangha that bring protection and
blessing: Th.95–96
Ethical discipline, meditation, wisdom: Th.97–98
The noble eightfold path: the middle way of practice Th.99–101

b) Mahāyāna: M.46–76
Faith: M.46-48
Going for refuge to the Buddha, Dharma and Sangha: M.49–55
Individual responsibility and personal effort: M.56–57
The middle way: M.58–63
The path of the bodhisattva as superior to those of the disciple and solitary-buddha: M.64–67
The need for a spiritual teacher: M.68–70
Developing the awakening-mind (bodhi-citta): M.71–76

c) Vajrayāna: V.24–40
Faith: V.24–26
Going for refuge to the Buddha, Dharma and Sangha V.27–29
The spiritual teacher: V.30–31
Practising the middle way: V.32
The awakening-mind (bodhi-citta): V.33–9
Graded stages of the path: V.40

CHAPTER 7: ETHICS
a) Theravāda: Th.102–120
Wholesome and unwholesome actions: Th.102–104
Generosity: Th.105–109
Precepts of ethical discipline: Th.110–111
Right livelihood, and extra precepts: Th.112–113
Loving kindness and patient acceptance: Th.114–116
Helping oneself and helping others: Th.117–118
Caring for animals and the environment: Th.119–120

b) Mahāyāna: M.77–108
The power of goodness: M.77
Generosity: M.78–79
The precepts of ethical discipline: M.80–87
Right livelihood, and extra precepts: M.88–89
Helping oneself and helping others: M.90–94
Teaching others: M.95
Care for animals and the environment: M.96
Loving kindness and compassion: M.97–99
The bodhisattva perfections: M.100–106
The bodhisattva vows and precepts: M.107–108

c) Vajrayāna: V.41–54
Wholesome and unwholesome actions: V.41
The perfection of generosity: V.42–44
The perfection of ethical discipline: V.45–48
The perfection of patient acceptance: V.49–53
The perfection of vigour: V.54

CHAPTER 8: MEDITATION
a) Theravāda: Th.121–142
The purpose of meditation: Th.121–122
The mind’s negative underlying tendencies but also bright potential: Th.123–124
The five hindrances and other defilements: Th.125–128
The importance of attention: Th.129–131
Calm (samatha) and insight (vipassanā) meditations: Th.132–133
Recollection of the qualities of the Buddha, Dhamma and Sangha, and of the reality of death:
Th.134–135
Meditation on the four limitless qualities: loving kindness, compassion, empathetic joy and
equanimity: Th.136–137
The four foundations of mindfulness (satipaṭṭhāna) as ways to cultivate insight (vipassanā)
and calm (samatha): Th.138
Mindfulness of breathing (ānāpāna-sati): Th.139
Meditative absorptions, higher knowledges and formless attainments: Th.140–142

b) Mahāyāna: M.109–128
Preparatory meditations: M.109
Not being attached to meditation: M.110
The radiant mind: M.111–112
Meditation on loving kindness and compassion: M.113
Recollecting the Buddhas: M.114
Mindfulness: M.115–116
Calm (śamatha) meditation and the four meditative absorptions: M.117–120
Insight (vipaśyanā) meditation: M.121–123
Chan/Zen meditation: M.124–128

c) Vajrayāna: V.55–70
Giving up distractions: V.55–56
Meditative concentration: V.57
Meditative antidotes for the various defilements: V.58–64
Meditation on the four limitless qualities: V.65–68
The four mindfulnesses: V.69
Meditation on the nature of mind: V.70

CHAPTER 9: WISDOM
a) Theravāda: Th.143–179
The nature of wisdom: Th.143–148
Suffering and the four Truths of the Noble Ones: Th.149–155
Dependent arising and how suffering originates: Th.156–168
Critical refledctions on the idea of a creator God: Th.169
The lack of a permanent, essential self: Th.170–179

b) Mahāyāna: M.129–150
The nature of wisdom: M.129
Dependent arising: M.130–131
Critical refledctions on the idea of a creator God: M.132
The lack of a permanent, essential self: M.133–136
Emptiness of inherent nature/inherent existence: M.137–141
Mind-only and emptiness of subject-object duality: M.142–143
The Buddha-nature as a positive reality : M.144–147
The radical interrelationship of all: M.148-150

c) Vajrayāna: V.71–76
The three types of wisdom: V.71–73
Dependent arising: V.74
Insight into the lack of identity: V.75–76

CHAPTER 10: THE GOALS OF BUDDHISM
a) Theravāda: 180–188
Happiness in this and future lives
Definitive spiritual breakthroughs
Nirvana: Th.180–188

b) Mahāyāna: M.151–159
Happiness in this and future lives
Definitive spiritual breakthroughs
Nirvana: M.151–155
Buddhahood: M.156–158
Pure Lands: M.159

c) Vajrayāna: V.77–83
Happiness in this and future lives: V.77
Definitive spiritual breakthroughs: V.78
Nirvana: V.79
Activities of the Buddha: V.80-83

PART III THE SANGHA OR SPIRITUAL ‘COMMUNITY’
CHAPTER 11: MONASTIC AND LAY DISCIPLES AND NOBLE PERSONS

a) Theravāda Th.189–211
The Buddha’s community of monastic and lay disciples: Th.189–190
The monastic Sangha: Th.191–192
Monastic discipline: Th.193–198
Types of noble disciples: Th.199–204
Arahants: Th.205–211

b) Mahāyāna: M.160–164
Lay and monastic bodhisattvas: M.160–162
Monastic discipline: M.163–164

c) Vajrayāna: V.85
Monastic life: V.85

CHAPTER 12: EXEMPLARY LIVES
a) Theravāda: Th.212–231
Great arahant monk disciples: Th.212–219
Great arahant nun disciples: Th.220–225
Great laymen and laywomen disciples: Th.226–231

b) Mahāyāna: M.165–168
Great monastic disciples: M.165–167
Great lay disciples: M.168

c) Vajrayāna: V.86–91
Great accomplished ones: V.86–91

APPENDIXES
Buddhanet’s World Buddhist Directory
To hear some Buddhist chanting
Books on Buddhism
Printed translations and anthologies of translations
Web sources on Buddhism, including translations
Glossary/index of key Buddhist terms and names

*------------------*