Friday 25 October 2019

Cúng dường

Mỗi người một ý, ai cũng có lý, không ai giống ai. Riêng tôi, mỗi khi đến chùa với tác ý cúng dường, tôi thường cúng dường tịnh tài vào quỹ điều hành tu viện, thay vì mua quà hay tứ vật dụng. Đã từng tham gia vào các sinh hoạt của chùa, tôi biết chùa rất cần có ngân khoản để trang trải các chi phí điều hành, bảo quản cơ sở của tự viện.

Những món quà như hoa tươi, nhang đèn, bánh trái, tranh ảnh, v.v. gói ghém với đủ loại giấy màu trông có vẻ trang trọng, mỹ thuật, nhưng thật ra không thực dụng, không cần thiết. Đa phần là dư thừa, không dùng đến. Nhất là các món thức ăn nấu sẵn đem đến cúng dường, có khi phải đem đổ bỏ sau buổi lễ. Rất hoang phí!

Đây chỉ là một ý kiến cá nhân. Không đúng mà cũng chẳng sai. Chỉ xin chia sẻ ở đây. Hoàn toàn không có ý phê bình chỉ trích ai cả.

*

Tuesday 22 October 2019

Từ từ rồi cháo cũng nhừ.

Sau 40 năm, học trò chậm lụt vẫn còn phải học - Từ từ rồi cháo cũng nhừ.

Gần đây tôi thỉnh mua được cuốn sách mới của Bhikkhu Analayo về pháp quán niệm hơi thở, vừa đọc vừa suy ngẫm. Tối qua, không hiểu vì lý do gì tôi lại nhớ đến cuốn sách được một bạn đạo Úc tặng trong những năm bắt đầu tìm hiểu và học thiền trong truyền thống Theravada. Nhìn lại cũng đã 40 năm. Ngẫm nghĩ thấy mình cũng chẳng có tiến bộ đáng kể nào.

Nhận được những thông tin người ta kể những chuyện đi học thiền vài khóa, đọc vài cuốn sách rồi tự thực tập hành thiền, hay đến tịnh tu tại một trường thiền nào đó vài ba tháng là đắc được nầy nọ, nghe mà ham!

Thôi thì chắc là mình thuộc thành phần "phước mỏng, nghiệp dày" với đầu óc chậm lụt (tiếng Anh gọi là "slow learner" - người học chậm), thì mình cứ kiên trì, thủng thẳng, thong thả bước đi. Được bước nào hay bước đó, vì nếu không đi thì sẽ không bao giờ đến.

"Từ từ rồi cháo cũng nhừ", người ta thường nói như thế.

*

1) Mindfulness of Breathing: Buddhist Texts from the Pali Canon and Commentaries, by Bhikkhu Nyanamoli (1952, 2010).
Tải bản PDF: https://budsas.net/sach/en150.pdf

2) Mindfulness of Breathing: A Practice Guide and Translations, by Bhikkhu Analayo (2019).
Đặt mua (sách in và ebook) tại: https://www.windhorsepublications.com/

*

Saturday 19 October 2019

AFL của Sư, Ba Tê của tôi

AFL của Sư, Ba Tê của tôi.

Người Úc rất mê theo dõi các trận đấu bóng bầu dục, theo quy luật riêng của Úc. Họ thường gọi tắt là AFL (Australian Football League), đấu bóng theo các hội bóng Úc.

Dựa vào đó, ngài Ajahn Brahm thường khuyên các Phật tử Úc là ngoài việc mê xem AFL, họ cũng nên áp dụng nguyên tắc AFL trong đời sống hằng ngày. Đó là:

Acknowledge - Forgive - Learn (Ghi nhận - Tha thứ - Học tập).

Là phàm nhân, ai cũng phạm lỗi lầm. Đầu tiên là phải biết thành thật ghi nhận, không lẫn tránh, ngụy biện che lấp. Kế tiếp là phải biết tự tha thứ cho những lỗi lầm đó. Không nên để cắn rứt, trách móc, dày vò. Cuối cùng là phải biết rút tỉa kinh nghiệm, học tập để tránh phạm vào lỗi lầm đó trong tương lai.

Thú thật là tôi sống ở xứ Úc hơn 40 năm, đã là công dân Úc, đã từng làm việc cho chính phủ Úc, mà tôi vẫn không biết gì về các trận đấu bóng AFL. Chỉ đi xem một trận bóng với cô Ba nhà tôi và các bạn của cổ một lần trong đời vì tò mò muốn biết. Rồi thôi, không quan tâm đến nữa.

Nhưng tôi lại có tâm hồn ăn uống, rất thích ăn bánh Ba-tê-sô (Paté Chaud), nhâm nhi với một tách cafe sữa, hay chấm vào nước súp hủ tíu. Tuyệt vời!

Cho nên, thay vì nghĩ nhớ đến nguyên tắc AFL của ngài Ajahn Brahm, tôi tạo ra nguyên tắc Ba Tê (3T) cho riêng tôi:

Thành thật - Tha thứ - Tu tập.

Thành thật nhìn nhận lỗi lầm của mình. Tha thứ cho chính mình. Tu tập để tránh vi phạm trong tương lai.

*

Friday 18 October 2019

Sách: ỐC ĐẢO TỰ THÂN - Tu tập đưa đến an bình. Ni sư Ayya Khema.

Sách: ỐC ĐẢO TỰ THÂN - Tu tập đưa đến an bình.
Ni sư Ayya Khema.
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch Việt.
Nguyên tác: Be an island - A Buddhist practice of inner peace.

Tải về bản Việt dịch và bản gốc tiếng Anh, dạng ebook PDF tại:
=> https://budsas.net/sach/vn84.pdf

*

MỤC LỤC

I. KHAI THỊ TÂM TRÍ
Chương 1 - Nương Trú Tam Bảo, Một Tình Cảm Yêu Thương
Chương 2 - Pháp Của Đấng Giác Ngộ

II. XÂY DỰNG NỀN TẢNG
Chương 3 - Quan Điểm Và Ý Kiến
Chương 4 - Điều Phục Tâm
Chương 5 - Vô Minh
Chương 6 - Lý Duyên Khởi
Chương 7 - Tâm Dễ Uốn Nắn

III. HÒA NHẬP VÀO CUỘC SỐNG
Chương 8 - Sống Hòa Hợp
Chương 9 - Giao Tiếp Với Người
Chương 10 - Biết Chấp Nhận Mình
Chương 11 - Lý Tưởng Cô Độc
Chương 12 - Tâm Bình An
Chương 13 - Chiến Tranh Và Hòa Bình

IV. NHỮNG ĐIỀU CỐT LÕI
Chương 14 - Nhiều Giọt Nước Sẽ Làm Đầy Hồ
Chương 15 - Bất Nhị Nguyên
Chương 16 - Tiềm Thức
Chương 17 - Vô Khổ, Vô Nhiễm và Tự Tại

V. HOÀN THIỆN CON ĐƯỜNG TU
Chương 18 - Đối Với Bản Thân
Chương 19 - Tình Thương Yêu
Chương 20 - Hãy Làm Điều Khó Thể Làm Được
Chương 21 - Buông Xả
Chương 22 - Dọn Nhà Tâm

VI. KHÁI NIỆM GIẢI THOÁT
Chương 23 - Giải Thoát Ngay Trong Giờ Phút Hiện Tại
Chương 24 - Đạo và Quả

PHỤ LỤC
Ở Một Ni Viện (Sandy Boucher)

*

Wednesday 16 October 2019

Sách: TÔI LÀ AI? Một phương pháp hành thiền. Ni sư Ayya Khema.

Sách: TÔI LÀ AI? Một phương pháp hành thiền
Ni sư Ayya Khema.
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch Việt.
Nguyên tác: Who is my self? A guide to Buddhist meditation

Tải về bản Việt dịch và bản gốc tiếng Anh, dạng ebook PDF tại:
=> https://budsas.net/sach/vn83.pdf

Ni sư Ayya Khema hướng dẫn hành thiền dựa theo Kinh Potthapada (Bố-sá-bà-lâu, Trường bộ 9).

*

Monday 14 October 2019

Sách: NGHỆ THUẬT SỐNG. Thích Nhật Từ (2018)

Sách: NGHỆ THUẬT SỐNG. Thích Nhật Từ (2018)

Tải về bản PDF:
=> https://budsas.net/sach/vn82.pdf

----------------------
MỤC LỤC

Lời giới thiệu
CHƯƠNG 1: NGHỆ THUẬT LÀM CHỦ SỞ THÍCH
1- Xác định sở đoản và sở trường
2- Học ít hiểu nhiều
3- Thích làm việc phước báo
4- Từ bỏ yêu và ghét
5- Từ bỏ tham ái
6- Nhập vào dòng thánh

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TIÊU TIỀN
1- Biết tránh nợ nần bằng mọi giá
2- Biết nói không với những gì không đáng chi tiêu
3- Biết hài lòng với những gì ta đang có
4- Biết tự làm, thay vì nhờ đến các dịch vụ
5- Biết sự vật được sử dụng cho nhiều mục đích
6- Biết thời trang không nhất thiết là đẹp và sang
7- Biết cơm ở nhà là ngon và an toàn hơn cơm ở ngoài tiệm .42
8- Biết mặc cả để không bị hớ trong mua bán

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT HÒA GIẢI
1- Học Phật trên tinh thần không tranh cãi
2- Không đào sâu sự bất đồng
3- Nghệ thuật vượt qua sự bất thiện
4- Tìm người nhu hòa để thiết lập cảm thông
5- Đối đầu và loại trừ sinh tâm sân hận
6- Không khen mình chê người

CHƯƠNG 4: NHỮNG NGHỊCH LÝ NÊN TRÁNH
1. Bỏ quên làng xóm
2. Bất lực bản thân
3. Tự làm bất tịnh
4. Nhìn nhau bằng thái độ hẹp hòi
5. Thiếu thời gian cho nhau
6. Học cách sống bình an
7. Cuộc sống ngắn ngủi

CHƯƠNG 5: BẢY PHƯƠNG PHÁP CHẾ TÁC HẠNH PHÚC
1- Học nhận lỗi và xin lỗi
2- Học độ lượng và tha thứ
3- Học thấu hiểu và thông cảm
4- Học hài hòa và đoàn kết
5- Học kiên trì và nhẫn nại
6- Học buông bỏ và thong dong
7- Học Phật pháp để vượt khổ đau

CHƯƠNG 6: KHI NƯỚC KHÔNG HÒA VỚI SỮA
1- Rũ bỏ những dị biệt
2- Đổ vỡ về quan hệ vợ chồng
3- Mâu thuẫn nhóm
4- Mâu thuẫn trong cộng đồng
5- Mâu thuẫn tôn giáo

CHƯƠNG 7: NGHỆ THUẬT SỐNG
1. Làm chủ ngôn ngữ
2. Nói lời chân thật
3. Phản tỉnh tâm mình
4. Quý trọng sự sống
5. Trau dồi tài đức
6. Tùy duyên bất biến

CHƯƠNG 8: CHÍN BỎ LÀM MƯỜI - NGHỆ THUẬT SỐNG HẠNH PHÚC
1- Không cường điệu gút mắc
2- Không nên vi phạm sự tương nhượng
3- Chuyển hướng để đạt giá trị xây dựng và trị liệu tích cực
4- Không quan trọng hóa sở đoản của người khác
5- Không kể tội và vạch tội người khác
6- Độ lượng, bao dung và tha thứ
7- Rũ bỏ ám ảnh và thành kiến

CHƯƠNG 9: VẤN ĐÁP - CHỦ ĐỀ NGHỆ THUẬT SỐNG

*

Sách: PHẬT GIÁO - Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống

Sách:
PHẬT GIÁO - Một Bậc Đạo Sư, Nhiều Truyền Thống. Thích Giới Hương & Thích Đạo Tỉnh dịch (2019).

Nguyên tác:
BUDDHISM - One Teacher, Many Traditions. Bhiksu Tenzin Gyatso (The 14th Dalai Lama) & Bhiksuni Thubten Chodren (2014).

Tải về máy để đọc, dạng PDF (Việt-Anh):
=> http://budsas.net/sach/vn58.pdf

*
MỤC LỤC

Lời giới thiệu của Tỳ kheo Thích Đạo Tỉnh
Lời cảm tạ của ban biên tập
Lời giới thiệu của Bhante Gunaratana
Lời tựa của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Lời đầu của Ni sư Thubten Chodron

1. NGUỒN GỐC VÀ TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ ĐỨC PHẬT
Cuộc đời của Đức Phật
Kinh Điển Phật Giáo và Sự Truyền Bá Giáo Pháp
Truyền thống Pāli
Phật giáo Trung Quốc
Phật Giáo Tây Tạng
Tương đồng và Khác biệt

2. QUY Y TAM BẢO
Tam Bảo
Đức Tánh của Như Lai
Tam Bảo: Truyền thống Pāli
Tam Bảo: Truyền thống Sanskrit
Giác ngộ, Niết bàn và Toàn tri
Quy y và Trì giữ Pháp Quy Y đúng cách

3. MƯỜI SÁU THUỘC TÍNH CỬA TỨ ĐẾ
Truyền thống Phạn ngữ
Truyền thống Pāli

4. GIỚI
Tầm quan trọng của Giới
Biệt giải thoát
Tại sao lại là sống độc thân
Các trường phái Luật
Giá trị của tăng già
Tu viện Tây Tạng và Truyền thống khác
Thử thách cho các Tăng sĩ Phương Tây
Người nữ được thọ Cụ túc giới
Lời khuyên cho Bậc xuất gia
Niềm vui trong Giới luật
Bồ Tát và các Giới Mật tông (Tantric)

5. ĐỊNH
Tầm quan trọng của thiền định
Các cảnh giới hiện hữu và các phạm vi thuộc ý thức
Truyền thống Pāli
Năm triền cái và năm thiền chi
Tứ Thiền
Tứ Không
Tám giải thoát
Thần thông
Truyền thống Phạn
Tư thế và đối tượng thiền
Năm lỗi lầm và Tám Hạnh Đoạn
Chín giai đoạn duy trì sự tác ý
Thiền chỉ và thiền chứng
Phật giáo Trung Quốc

6. TRÍ TUỆ: BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO
Ba mươi bảy phẩm trợ đạo
Tứ Niệm Xứ
Quán Niệm Thân
Thọ
Tâm
Pháp
Tứ Niệm Xứ cho các bậc Bồ tát
Tứ Chánh Cần
Tứ Như Ý Túc
Năm Căn và Năm Lực
Thất Giác Chi
Bát Chánh Đạo
Tục đế và Chân đế của Ba mươi bảy Phẩm trợ đạo

7. NGÃ VÀ LÝ KHÔNG
Truyền thống Pāli: Tự Ngã và Các Uẩn
Trung Quán Luận: Đối tượng phủ định
Bảy điểm phủ định
Sáu Đại không phải là Tự Ngã
Phủ định bốn Cực đoan về Duyên Khởi
Vô Ngã và Không Thật
Lý Tánh Không
Cái gì tạo ra Nghiệp?

8. LÝ DUYÊN KHỞI
Mười hai nhân duyên
Dòng liên kết của các Khoen
Lợi ích của thiền quán về Mười hai Khoen Nhân duyên 292
Truyền thống Phạn: Lý Duyên Khởi
Lý Nhân Duyên
Mối Tương quan Tương duyên
Chỉ là Giả danh
Sự Tương Hợp của Tánh Không và Lý Duyên Khởi
Truyền thống Pāli: Thuật ngữ, Khái niệm và Quy ước

9. SỰ HÒA HỢP CỦA THIỀN CHỈ VÀ THIỀN QUÁN
Truyền Thống Pāli
Truyền Thống Phạn
Phật giáo Trung Quốc

10. TIẾN TU
Truyền thống Pāli: Thanh tịnh và Kiến tri
Truyền thống Phạn: Năm Đạo và Thập địa Bồ tát
Sự khác nhau giữa ba thừa
Truyền thống Phạn: Niết bàn
Truyền thống Pāli: Niết bàn

11. TỨ VÔ LƯỢNG TÂM
Truyền thống Pāli
Từ
Bi
Hỉ
Xả
Tứ vô lượng tâm và Trí quán
Những Chướng ngại gần và xa
Truyền thống Phạn

12. BỒ ĐỀ TÂM
Phật giáo Tây Tạng
Hạnh Buông xả
Bảy Nhân Quả
Bình đẳng giữa Ta và Người
Tự Lợi, Tự Tin, Tự Tôn và Tự Ngã
Phát Bồ đề tâm
Phật giáo Trung Quốc
Bốn Hoằng Thệ Nguyện
Phát Bồ đề tâm
Truyền thống Pāli: Bồ đề tâm và Bồ tát

13. BỒ TÁT TU TẬP CÁC BA-LA-MẬT
Truyền thống Phạn
Truyền thống Pali
Bố Thí Ba-La-Mật
Giới Ba-La-Mật
Nhẫn Nhục
Tinh Tấn
Thiền Định
Trí Tuệ
Nguyện Ba-La-Mật
Phương Tiện Thiện Xảo
Chân Thật, Từ Bi & Tâm
Tứ Nhiếp Pháp

14. KHẢ NĂNG GIÁC NGỘ VÀ PHẬT TÁNH
Có thể giải thoát được không?
Truyền thống Pāli: Tâm quang minh
Trường Phái Du Già: Phật Tánh
Trường phái Trung quán: Phật Tánh
Mật thừa: Phật tánh
Thiền: Phật tánh, Bồ đề tâm, và Như thị
Như Lai tạng

15. MẬT TÔNG
Các vị Thần Mật Tông
Nhập Kim Cang Thừa
Diệu Dụng của Mật giáo Du Già cao nhất

16. KẾT LUẬN

*


Sunday 13 October 2019

Tôi học A-tỳ-đàm

TÔI HỌC A-TỲ-ĐÀM.

Khi tôi bắt đầu đến với truyền thống Theravada vào đầu thập niên 1980, tôi chỉ biết đọc vài cuốn sách căn bản về Đạo Phật và bản Anh dịch của Trung Bộ Kinh. Đến giữa thập niên 1990, qua sự giới thiệu của Ni sư Dipankara – đệ tử của ngài Thiền sư Pa-Auk (Myanmar), tôi bắt đầu đọc cuốn “Path of Purification“ (Visudhimagga) của Luận sư Buddhaghosa, do ngài Nanamoli dịch sang tiếng Anh. Sau đó, qua liên lạc với chư Tăng, tôi nhận được bộ sách “Thanh Tịnh Đạo” do Ni sư Trí Hải dịch sang tiếng Việt và được chùa Pháp Vân, California, ấn tống.

Khi đọc đến phần Tuệ của bộ sách ấy, tôi mới bắt đầu tìm hiểu thêm về các loại tâm như phân loại trong A-tỳ-đàm. Qua giới thiệu của các bạn đạo trên một diễn đàn Phật giáo quốc tế, tôi thỉnh mua quyển “A Comprehensive Manual of Abhidhamma” do ngài Bhikkhu Bodhi hiệu đính và bổ sung từ bản Anh dịch của ngài Hòa thượng Narada (“A Manual of Abhidhamma”), dịch từ bản gốc Pali “Abhidhamattha-sangaha” của Luận sư Anuruddha. Về sau, tôi thỉnh được cuốn “Thắng Pháp Tập Yếu Luận” của ngài Hòa thượng Thích Minh Châu dịch từ bản tiếng Anh của Hòa thượng Narada, do chùa Kỳ Viên, Washington D.C., USA, in lại. Sau khi hiệu đính lại bản dịch Việt, bác Phạm Kinh Khánh gửi cho tôi cuốn “Vi Diệu Pháp Toát Yếu” do bác dịch từ bản tiếng Anh của ngài Hòa thượng Narada. Đó là những tài liệu căn bản mà tôi đã đọc, tham khảo, tự mình tìm hiểu về Abhidhamma.

Về sau này, khi tiếp xúc và liên lạc được với các chùa Nam tông ở Sài Gòn, tôi thỉnh được toàn bộ tạng Vi Diệu Pháp do ngài Hòa thượng Tịnh Sự dịch từ bản Pali-Thái, xuất bản trong thập niên 1990.

Sau vài năm tự tìm tòi học hỏi, tôi cảm thấy mình không hợp duyên với bộ môn này. Tìm hiểu thêm về nguồn gốc và lịch sử Phật giáo tại Ấn Độ trong 5 thế kỷ sau khi Đức Phật bát-niết-bàn, tôi có cùng quan điểm với một số các vị học giả và các vị cao tăng (trong đó có Hòa thượng Minh Châu, Hòa thượng Thiện Siêu, Bhikkhu Bodhi, Bhikkhu Analayo, Bhikkhu Sujato, Gs. R. Gethin, Gs. P. Harvey, Gs. C. Cox,…) rằng Abhidhamma là hệ thống những tư tưởng phát triển về sau, trong thời kỳ phân chia bộ phái, không phải là những gì Đức Phật đã giảng dạy khi Ngài còn tại thế.

Vi thế, đối với riêng cá nhân tôi, những gì Đức Phật giảng dạy như được ghi trong tạng Kinh, và một số bài giảng ghi trong tạng Luật, là cần thiết, quan trọng, và đầy đủ để tôi học tập và áp dụng thực hành trong những năm tháng còn lại của cuộc đời. Còn những thứ khác chỉ là để biết sơ qua vì tò mò, rồi để đó, không quan tâm, không nhớ nghĩ đến nữa.

– Bình Anson, 11/10/2019.

------------------------
* Ghi thêm: Abhidhamma có nhiều tên dịch khác nhau – Thắng Pháp, Vô Tỷ Pháp, Vi Diệu Pháp, A-tỳ-đàm. Ngày xưa, tôi thích dùng từ “Thắng Pháp”, nhưng gần đây, có lẽ chịu ảnh hưởng của các sách tiếng Anh – họ để nguyên, không dịch từ Abhidhamma – tôi chọn dùng từ phiên âm Hán Việt là “A-tỳ-đàm”. Từ này đã được dùng rất nhiều trong kinh điển cổ xưa của Hán tạng. Người Thái cũng không dịch, họ phiên âm ra là “A-bí-tham”.

*

Wednesday 9 October 2019

Sách: KHI NÀO CHIM SẮT BAY, Ni sư Ayya Khema

Sách: KHI NÀO CHIM SẮT BAY, Ni sư Ayya Khema.
Diệu Liên Lý Thu Linh dịch Việt.
Nguyên tác: Know Where You’re Going (When The Iron Eagle Flies).

Tải về bản Việt dịch và bản gốc tiếng Anh, dạng ebook PDF tại:
=> https://budsas.net/sach/vn80.pdf

Theo kinh nghiệm riêng, đây là một cuốn sách hướng dẫn hành thiền quan trọng mà tất cả mọi thiền sinh nên đọc qua để có thêm các ý tưởng, để khéo léo điều chỉnh việc hành thiền của mình. Cuốn sách tương đối dễ đọc. Bản gốc tiếng Anh đã giúp tôi rất nhiều trong những năm đầu tiên khi bắt đầu hành thiền.

Cuốn sách được nhiều thiền sinh Tây phương biết đến và khen ngợi, và đã được tái bản nhiều lần. Đầu tiên có tựa đề "When The Iron Eagle Flies", sau này đổi lại là "Know Where You’re Going".

Tôi hiệu đính và trình bày lại dưới dạng ebook PDF-A5 để quảng bá, chia sẻ trên Net, như là một hình thức tưởng nhớ và tri ân Ni sư Ayya Khema, một trong những vị ân sư của đời tôi.

*

Tuesday 8 October 2019

Sách: Phân tích Kinh điển Pali & Bảng Tham khảo Văn học Pali

Sách: Russell Webb. AN ANALYSIS OF THE PALI CANON (1975, 2011) (Phân tích Kinh điển Pali) and
Bhikkhu Nyanatusita. A REFERENCE TABLE OF PALI LITERATURE (2011) (Bảng tham khảo Văn học Pali)

Một tài liệu quý giá không thể thiếu cho những ai đang nghiên cứu tìm hiểu Tam tạng Pali và văn học Pali.

Có thể tải bản PDF tại:
=> https://budsas.net/sach/en159.pdf

*

Sách: HƯỚNG DẪN ĐỌC TAM TẠNG KINH ĐIỂN. Tỳ-khưu-ni Huyền Châu dịch (2003)

Sách: HƯỚNG DẪN ĐỌC TAM TẠNG KINH ĐIỂN. Tỳ-khưu-ni Huyền Châu dịch (2003)
Nguyên tác: Guide to Tipitaka. U Ko Lay, Yangon, Myanmar (1984).

Có thể tải về đọc, song ngữ Việt-Anh, dạng ebook PDF tại link:

https://tinyurl.com/y56c37hs (vn79.pdf) 

(phiên bản 28/10/2023)

* Đây là bản mới nhất do tôi hiệu đính, bổ sung, và trình bày lại trong dạng ebook PDF-A5.

*



Sunday 6 October 2019

Sách: LỜI CỦA ĐỨC PHẬT, Hòa thượng Nyanatiloka

Sách: LỜI CỦA ĐỨC PHẬT, Hòa thượng Nyanatiloka (2019).
Nguyên tác: The Word of the Buddha, Nyanatiloka Mahathera (1946).

Một dịch giả ẩn danh vừa gửi đến tôi bản Việt dịch dạng PDF. Tôi kết hợp với bản gốc tiếng Anh thành một tập sách song ngữ Việt-Anh. Có thể tải về tại:

=> https://tinyurl.com/krh2f7nz  
  
*


Tuesday 1 October 2019

TRUNG BỘ KINH: Tóm tắt, Hướng dẫn, Tìm hiểu, Toát yếu.

TRUNG BỘ KINH: Tóm tắt, Hướng dẫn, Tìm hiểu, Toát yếu.

Tôi đã đưa vào trang web Budsas.Net để phổ biến, quảng bá các cuốn sách dạng ebook PDF, giúp chúng ta đọc, tìm hiểu về Trung bộ kinh của tạng Nikāya. Xin giới thiệu đến các bạn:

1) Thích Minh Châu. Tóm tắt Kinh Trung Bộ (2010)
https://budsas.net/sach/vn74.pdf

2) Thích Nữ Trí Hải. Toát yếu Kinh Trung Bộ (2002)
https://budsas.net/sach/vn77.pdf

3) Thich Chơn Thiện. Tìm hiểu Trung Bộ Kinh (2017)
https://budsas.net/sach/vn76.pdf

4) Thích Nhật Từ. Hướng dẫn đọc kinh Trung Bộ (2019)
https://budsas.net/sach/vn72.pdf

*