Tuesday 19 February 2019

Chỉ cần biết dừng lại và ngắm nhìn

Bạn bè khen tặng tấm hình chùm hoa phượng tím trước nhà làm mình cũng thấy vui vui. Bắt đầu chỉ là sự tình cờ. Sáng Thứ Bảy như thường lệ, một số bạn đạo đến nhà cùng chung đặt bát cúng dường chư Tăng đi khất thực trong vùng. Sau khi mọi người từ giả ra về, tôi dọn dẹp và tưới cây. Trời nắng tốt, tôi thong thả bước vòng quanh nhà, lặng lẽ ngắm nhìn. Đường phố vắng tanh, yên lặng, không xe cộ ồn ào.

Nhìn lên cây phượng tím trước nhà, toàn là lá xanh biếc, ngoại trừ một chùm hoa nhỏ nở cuối mùa. Nếu không ngước nhìn chăm chú, có lẽ không ai để ý. Tôi thấy lạ và vui, vào nhà lấy máy ảnh ra chụp vài tấm hình. Chỉ là một máy ảnh tầm thường, loại bỏ túi với ống kính zoom. Không ngờ hình chụp xem ra cũng khá bắt mắt.

Cũng như nhiều chuyện khác trên đời, người ta thường bỏ công tốn sức tìm kiếm, mong cầu, ao ước những điều hay đẹp, lạ lùng, hấp dẫn ở nơi xa xôi nào đó, mà lại không chịu để ý đến những điều nhỏ nhặt, tầm thường chung quanh mình, tại nơi đây, ngay lúc này. Lăng xăng bận rộn chạy nhảy như khỉ chuyền cành, không bao giờ biết dừng lại, buông xả để ghi nhận, ngắm nhìn. Không dừng lại thì sẽ không bao giờ thấy.

*
  

Friday 8 February 2019

Kinh giảng về Niệm Hơi Thở Vào Hơi Thở Ra

Lời Dẫn Nhập: 

Đây là bản dịch mới của bài Kinh Ānāpānasatisuttam thuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theo văn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với các bản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú. Hy vọng sẽ đóng góp được phần nào lợi ích về tri kiến cho người đọc cũng như sự tu tập của các hành giả. Văn bản song ngữ Pali - Việt được ghi lại ở dạng Pdf và có thể hạ tải ở đường dẫn sau: http://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/15/15_118.pdf

Colombo, ngày 19 tháng 09 năm 2010 
Tỳ khưu Indacanda. 

*****

KINH GIẢNG VỀ NIỆM HƠI THỞ VÀO HƠI THỞ RA 
Ānāpānasatisuttam, MN 118
Tỳ khưu Indacanda dịch

(Phần Giới Thiệu)[1]

Tôi đã được nghe như vầy: Một thời đức Thế Tôn ngụ tại Sāvatthi, ở khu vườn phía Đông, nơi lâu đài của Migāramātu, cùng với nhiều vị Thinh Văn trưởng lão rất được biết tiếng như là đại đức Sāriputta, đại đức Mahāmoggallāna, đại đức Mahākassapa, đại đức Mahākaccāyana, đại đức Mahākotthita, đại đức Mahākappina, đại đức Mahācunda, đại đức Anuruddha, đại đức Revata, đại đức Ānanda, cùng với nhiều vị Thinh Văn trưởng lão rất được biết tiếng khác nữa.

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy các vị tân tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy mười tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy hai mươi tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy ba mươi tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy bốn mươi tỳ khưu. Và trong khi được giáo huấn, được chỉ dạy bởi các vị tỳ khưu trưởng lão, các vị tân tỳ khưu ấy nhận biết pháp đặc biệt cao quý khác so với trước đây.

Vào lúc bấy giờ, nhằm ngày Uposatha, là ngày rằm, ngày lễ Pavāranā, vào đêm trăng tròn đầy, đức Thế Tôn ngồi ở ngoài trời, được hội chúng tỳ khưu vây quanh. Khi ấy, đức Thế Tôn, sau khi quan sát hội chúng tỳ khưu đang im lặng, đã bảo các tỳ khưu rằng: “Này các tỳ khưu, Ta được hài lòng với lối thực hành này. Này các tỳ khưu, Ta có tâm hài lòng đối với lối thực hành này. Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, các ngươi hãy ra sức tinh tấn hơn nữa nhằm đạt được pháp chưa đạt được, nhằm chứng đắc pháp chưa được chứng đắc, nhằm chứng ngộ pháp chưa được chứng ngộ. Ta sẽ chờ đợi ở chính nơi đây, tại Sāvatthi, cho đến ngày rằm Komudī, thuộc tháng thứ tư (của mùa mưa).”

Các tỳ khưu trong xứ sở đã nghe rằng: “Nghe nói đức Thế Tôn sẽ chờ đợi ở chính nơi đó, tại Sāvatthi, cho đến ngày rằm Komudī, thuộc tháng thứ tư (của mùa mưa).” Và các tỳ khưu trong xứ sở ấy quy tụ về Sāvatthi để chiêm ngưỡng đức Thế Tôn. Và các vị tỳ khưu trưởng lão còn giáo huấn, chỉ dạy các tân tỳ khưu nhiều hơn nữa. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy mười tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy hai mươi tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy ba mươi tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy bốn mươi tỳ khưu. Và trong khi được giáo huấn, được chỉ dạy bởi các vị tỳ khưu trưởng lão, các vị tân tỳ khưu ấy nhận biết pháp đặc biệt cao quý khác so với trước đây.

Vào lúc bấy giờ, nhằm ngày Uposatha, là ngày rằm, ngày lễ Komudī, thuộc tháng thứ tư (của mùa mưa), vào đêm trăng tròn đầy, đức Thế Tôn ngồi ở ngoài trời, được hội chúng tỳ khưu vây quanh. Khi ấy, đức Thế Tôn, sau khi quan sát hội chúng tỳ khưu đang hoàn toàn im lặng, đã bảo các tỳ khưu rằng: “Này các tỳ khưu, tập thể này không có việc nói chuyện nhảm. Này các tỳ khưu, tập thể này không còn việc nói chuyện nhảm, được thanh tịnh, đã vững vàng ở cốt lõi. Này các tỳ khưu, hội chúng tỳ khưu này là như thế. Này các tỳ khưu, tập thể này là như thế. Tập thể như thế này đáng được tiến cúng, đáng được hiến dâng, đáng được cúng dường, đáng được lễ bái, là nơi để gieo trồng phước báu của thế gian không gì hơn được. Này các tỳ khưu, hội chúng tỳ khưu này là như thế. Này các tỳ khưu, tập thể này là như thế. Ở tập thể như thế này, vật được bố thí ít trở thành nhiều, được bố thí nhiều thì trở thành nhiều hơn nữa. Này các tỳ khưu, hội chúng tỳ khưu này là như thế. Này các tỳ khưu, tập thể này là như thế. Tập thể như thế này là khó gặp ở thế gian. Này các tỳ khưu, hội chúng tỳ khưu này là như thế. Này các tỳ khưu, tập thể này là như thế. Tập thể như thế này là xứng đáng đi nhiều do-tuần để yết kiến dầu với vật thực đi đường ở vai.

Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu là bậc A-la-hán, có các lậu hoặc đã cạn kiệt, đã được hoàn mãn, có các việc cần làm đã làm, có các gánh nặng đã được đặt xuống, có mục đích của bản thân đã được đạt đến, có các sự trói buộc ở hữu đã được tiêu diệt, có trí hiểu biết chân chánh, đã được giải thoát. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu có sự diệt tận năm hạ phần kiết sử, là hạng hóa sanh, có sự viên tịch Niết Bàn tại nơi ấy, từ thế giới ấy không có việc quay trở lui. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu có sự diệt tận ba loại kiết sử, có sự giảm thiểu của luyến ái-sân hận-si mê, là bậc Nhất Lai, sẽ đi đến thế gian này chỉ một lần rồi sẽ chấm dứt khổ đau. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu có sự diệt tận ba loại kiết sử, là bậc Nhập Lưu, có pháp không bị thối đọa, có sự tiến đến giác ngộ đã được chắc chắn. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này.

Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về bốn sự thiết lập niệm. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về bốn chánh tinh tấn. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về bốn nền tảng của thần thông. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về năm quyền. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về năm lực. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về bảy chi phần đưa đến giác ngộ. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về Thánh Đạo tám chi phần. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này.

Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về từ. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về bi. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về hỷ. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về xả. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về tử thi. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về tưởng vô thường. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này.

Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về niệm hơi thở vào hơi thở ra.[2] Này các tỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập, được thực hành thường xuyên là có quả báu lớn, có lợi ích lớn. Này các tỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập, được thực hành thường xuyên khiến cho bốn sự thiết lập niệm[3] được hoàn bị. Bốn sự thiết lập niệm được tu tập, được thực hành thường xuyên khiến cho bảy chi phần đưa đến giác ngộ[4] được hoàn bị. Bảy chi phần đưa đến giác ngộ được tu tập, được thực hành thường xuyên khiến cho minh và giải thoát được hoàn bị.

(Tu tập niệm hơi thở vào hơi thở ra)

Và này các tỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nào là có quả báu lớn, có lợi ích lớn? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, xếp chân thế kiết già, giữ thân thẳng và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thở ra, có niệm vị ấy thở vào.

Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’[6]
Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’
Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’
Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’

Vị ấy tập luyện:[7] ‘Có cảm giác toàn thân,[8] tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’[9]

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào.’[10]

Vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm được thoát ra, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm được thoát ra, tôi sẽ thở vào.’

Vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát[11] về vô thường, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về vô thường, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về ly ái dục, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về ly ái dục, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về tịch diệt, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về tịch diệt, tôi sẽ thở vào;’

vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về từ bỏ, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về từ bỏ, tôi sẽ thở vào.’

Này các tỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập như vầy, được thực hành thường xuyên như vầy là có quả báu lớn, có lợi ích lớn.

(Bốn sự thiết lập niệm được hoàn bị)

Này các tỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nào khiến cho bốn sự thiết lập niệm được hoàn bị? Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO[12] vị tỳ khưu trong khi thở ra dài nhận biết: ‘Tôi thở ra dài;’ hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài;’ hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn;’ hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào;’ này các tỳ khưu, VÀO LÚC ẤY vị tỳ khưu sống có sự quan sát thân ở trên thân, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian.[13] Này các tỳ khưu, ta nói như vậy về một thân khác nữa trong số các thân, tức là sự thở ra sự thở vào. Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu sống có sự quan sát thân ở trên thân, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian.

Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’ này các tỳ khưu, VÀO LÚC ẤY vị tỳ khưu sống có sự quan sát thọ ở trên các thọ, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian. Này các tỳ khưu, ta nói như vậy về một thọ khác nữa trong số các thọ, tức là sự chú tâm tốt đẹp đối với sự thở ra sự thở vào. Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu sống có sự quan sát thọ ở trên các thọ, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian.

Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu tập luyện: ‘Có cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác tâm, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm được thoát ra, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm được thoát ra, tôi sẽ thở vào;’ này các tỳ khưu, VÀO LÚC ẤY vị tỳ khưu sống có sự quan sát tâm ở trên tâm, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian. Này các tỳ khưu, đối với kẻ có niệm bị quên lãng, không có sự nhận biết rõ rệt, ta không nói về sự tu tập niệm hơi thở vào hơi thở ra.[14] Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu sống có sự quan sát tâm ở trên tâm, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian.

Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu tập luyện: ‘Có sự quan sát về vô thường, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về vô thường, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về lìa ái dục, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về lìa ái dục, tôi sẽ thở vào,’ vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về diệt tận, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về diệt tận, tôi sẽ thở vào,’ vị ấy tập. ‘Có sự quan sát về từ bỏ, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về từ bỏ, tôi sẽ thở vào;’ này các tỳ khưu, VÀO LÚC ẤY vị tỳ khưu sống có sự quan sát pháp ở trên các pháp, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian. Vị ấy sau khi nhìn thấy sự dứt bỏ tham và ưu phiền bằng tuệ là người có trạng thái xả tốt đẹp.[15] Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu sống có sự quan sát pháp ở trên các pháp, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian. Này các tỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập như thế, được thực hành thường xuyên như thế khiến cho bốn sự thiết lập niệm được hoàn bị.

(Bảy chi phần đưa đến giác ngộ được hoàn bị)

Này các tỳ khưu, bốn sự thiết lập niệm được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nào khiến cho bảy chi phần đưa đến giác ngộ được hoàn bị? Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu sống có sự quan sát thân ở trên thân, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian, VÀO LÚC ẤY niệm của vị ấy được thiết lập, không bị quên lãng. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO niệm của vị tỳ khưu được thiết lập, không bị quên lãng, VÀO LÚC ẤY niệm giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY vị tỳ khưu tu tập niệm giác chi. VÀO LÚC ẤY, niệm giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Trong khi an trú với niệm như thế, vị ấy suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu, trong khi an trú với niệm như thế, suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ, VÀO LÚC ẤY trạch pháp giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập trạch pháp giác chi. VÀO LÚC ẤY, trạch pháp giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị ấy, trong khi suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ, thì sự tinh tấn được khởi sự, không bị trì trệ. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳ khưu, trong khi suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ, mà sự tinh tấn được khởi sự, không bị trì trệ, VÀO LÚC ẤY tinh tấn giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập tinh tấn giác chi. VÀO LÚC ẤY, tinh tấn giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị có sự tinh tấn đã được khởi sự, hỷ không liên hệ vật chất khởi lên. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO hỷ không liên hệ vật chất khởi lên đối với vị tỳ khưu có sự tinh tấn đã được khởi sự, VÀO LÚC ẤY hỷ giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập hỷ giác chi. VÀO LÚC ẤY, hỷ giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị có tâm hỷ, thì thân cũng an tịnh, tâm cũng an tịnh. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳ khưu có tâm hỷ, thân cũng an tịnh, tâm cũng an tịnh, VÀO LÚC ẤY, tịnh giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập tịnh giác chi. VÀO LÚC ẤY, tịnh giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị có thân được an tịnh, có sự an lạc, thì tâm được định. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳ khưu có thân được an tịnh, có sự an lạc, tâm được định, VÀO LÚC ẤY, định giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập định giác chi. VÀO LÚC ẤY, định giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Vị ấy, đối với tâm đã được định tĩnh như thế, là người có trạng thái xả tốt đẹp.[16] Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu là người có trạng thái xả tốt đẹp đối với tâm đã được định tĩnh như thế, VÀO LÚC ẤY, xả giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập xả giác chi. VÀO LÚC ẤY, xả giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu sống có sự quan sát thọ ở trên các thọ –(như trên)– tâm ở trên tâm –(như trên)– pháp ở trên các pháp, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian, VÀO LÚC ẤY niệm của vị này là đã được thiết lập, không bị quên lãng. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO niệm của vị tỳ khưu là đã được thiết lập, không bị quên lãng, VÀO LÚC ẤY niệm giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY vị tỳ khưu tu tập niệm giác chi. VÀO LÚC ẤY, niệm giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Trong khi an trú với niệm như thế, vị ấy suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu, trong khi an trú với niệm như thế, suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ, VÀO LÚC ẤY trạch pháp giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập trạch pháp giác chi. VÀO LÚC ẤY, trạch pháp giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị ấy, trong khi suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ, thì sự tinh tấn được khởi sự, không bị trì trệ. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳ khưu, trong khi suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ, mà sự tinh tấn được khởi sự, không bị trì trệ, VÀO LÚC ẤY tinh tấn giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập tinh tấn giác chi. VÀO LÚC ẤY, tinh tấn giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị có sự tinh tấn đã được khởi sự, hỷ không liên hệ vật chất khởi lên. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO hỷ không liên hệ vật chất khởi lên đối với vị tỳ khưu có sự tinh tấn đã được khởi sự, VÀO LÚC ẤY hỷ giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập hỷ giác chi. VÀO LÚC ẤY, hỷ giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị có tâm hỷ, thì thân cũng an tịnh, tâm cũng an tịnh. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳ khưu có tâm hỷ, thân cũng an tịnh, tâm cũng an tịnh, VÀO LÚC ẤY, tịnh giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập tịnh giác chi. VÀO LÚC ẤY, tịnh giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị có thân được an tịnh, có sự an lạc, thì tâm được định. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳ khưu có thân được an tịnh, có sự an lạc, tâm được định, VÀO LÚC ẤY, định giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập định giác chi. VÀO LÚC ẤY, định giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Vị ấy, đối với tâm đã được định tĩnh như thế, là người có trạng thái xả tốt đẹp. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu là người có trạng thái xả tốt đẹp đối với tâm đã được định tĩnh như thế, VÀO LÚC ẤY, xả giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập xả giác chi. VÀO LÚC ẤY, xả giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Này các tỳ khưu, bốn sự thiết lập niệm được tu tập như thế, được thực hành thường xuyên như thế khiến cho bảy chi phần đưa đến giác ngộ được hoàn bị.

(Minh và giải thoát được hoàn bị)

Này các tỳ khưu, bảy chi phần đưa đến giác ngộ được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nào khiến cho minh và giải thoát được hoàn bị? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu tu tập niệm giác chi nương tựa ở sự tách ly, nương tựa ở sự lìa ái dục, nương tựa ở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ;[17] tu tập trạch pháp giác chi nương tựa ở sự tách ly, nương tựa ở sự lìa ái dục, nương tựa ở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ; tu tập tinh tấn giác chi nương tựa ở sự tách ly, nương tựa ở sự lìa ái dục, nương tựa ở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ; tu tập hỷ giác chi nương tựa ở sự tách ly, nương tựa ở sự lìa ái dục, nương tựa ở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ; tu tập tịnh giác chi nương tựa ở sự tách ly, nương tựa ở sự lìa ái dục, nương tựa ở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ; tu tập định giác chi nương tựa ở sự tách ly, nương tựa ở sự lìa ái dục, nương tựa ở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ; tu tập xả giác chi nương tựa ở sự tách ly, nương tựa ở sự lìa ái dục, nương tựa ở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ.

Bảy chi phần đưa đến giác ngộ được tu tập như thế, được thực hành thường xuyên như thế khiến cho minh và giải thoát được hoàn bị.

Đức Thế Tôn đã nói điều này. Được hoan hỷ, các vị tỳ khưu ấy thỏa thích lời dạy của đức Thế Tôn.

–ooOoo–

Chú thích:

[1] Phần trong ngoặc đơn () không có ở Chánh Kinh, được thêm vào để tiện việc theo dõi (ND).

[2] ānāpānasati = āna+apāna+sati, āna là hơi thở vào, apāna là hơi thở ra, sati là niệm, sự ghi nhớ.

[3] Từ thông dụng là ‘tứ niệm xứ.’

[4] Từ thông dụng là ‘bảy giác chi.’

[5] Chú ý đến từ “hoặc” (từ Pali là ‘vā’) ở đầu câu và động từ “nhận biết” (pajānāti) trong nhóm 4 câu này. Có thể hiểu là ở pháp thiền này, hành giả không điều khiển hơi thở theo ý mình mà để hơi thở tự nhiên rồi chú tâm nhận biết sự diễn biến của hơi thở khi dài khi ngắn khác nhau.

[6] assasanto và assasāmi là các biến thể của động từ assasati. Đa số các từ điển và các bản dịch tiếng Anh đều ghi nghĩa cho động từ này là “thở vào,” nên ở từng đôi như vậy trình bày “thở vào” trước rồi “thở ra” sau. Còn ở bản dịch này, chúng tôi ghi nhận nghĩa của động từ assasati là “thở ra” nên trình bày “thở ra” trước rồi “thở vào” sau. Sự chọn lựa này được căn cứ vào 2 chứng cớ:

- Ở Chú Giải Tạng Luật, ngài Buddhaghosa giải thích rằng: “Assāso ti bahi nikkhamanavāto. Passāso ti anto pavisanavāto = Hơi thở ra là gió đi ra bên ngoài. Hơi thở vào là gió đi vào bên trong” (Vinaya-atthakathā tập 2, trang 408, theo bản in của Pali Text Society - PTS).

- Tự Điển Pali - English Dictionary của PTS cũng ghi assasati là thở ra (trang 90), passasati là thở vào (trang 447).

Nếu là như vậy, phải chăng phương pháp Ānāpānassati hay “Niệm hơi thở” nên được trình bày và tu tập theo thứ tự hơi thở ra trước rồi mới đến hơi thở vào? Việc thử nghiệm xin dành cho các hành giả, ở đây chúng tôi chỉ trình bày theo sự nghiên cứu về văn tự.

[7] Trong bốn mệnh đề đầu, động từ được sử dụng là pajānāti (nhận biết) và có liên từ “vā” (hay là, hoặc là) xen vào giữa. Từ mệnh đề thứ năm trở đi, động từ là sikkhati (thực tập, thực hành, học tập). Theo thiển ý của cá nhân thì đến giai đoạn này, hành giả đã có sự tiến triển trong sự tu tập hơi thở và các chi thiền bắt đầu sanh khởi.

[8] Ngài Buddhaghosa giải thích là sabbakāya (toàn thân) nên được hiểu là phần đầu, phần giữa, và phần cuối của toàn bộ hơi thở ra mỗi khi thở ra, hoặc của toàn bộ hơi thở vào mỗi khi thở vào (Vinaya-atthakathā tập 2, trang 411, theo bản in của PTS).
Ngài Mahābhidhāna, ở tập Chú Giải Saddhammappakāsinī, ghi rằng: ‘Trong khi làm cho được biết rõ, trong khi làm cho rõ rệt phần đầu-giữa-cuối của toàn bộ hơi thở vào, tôi sẽ thở vào’ vị ấy tập (Patisambhidāmagga-atthakathā tập 2, trang 491, theo bản in của PTS).

[9] Ở nhóm 2 câu này, cụm từ sabbakāyapatisamvedī (có cảm giác toàn thân) nên được hiểu là ‘danh tính từ’ bổ nghĩa cho chủ từ là vị tỳ khưu, còn động từ chính (finite verb) vẫn là thở ra và thở vào.

[10] Tương tợ như trên, ở nhóm 2 câu này, từ passambhayam (trong khi làm an tịnh) nên được hiểu là ‘phân từ hiện tại, thể liên tiến (progressive)’ bổ nghĩa cho chủ từ là vị tỳ khưu, còn động từ chính (finite verb) vẫn là thở ra và thở vào. Cách giải thích này được áp dụng tương tợ cho các nhóm 2 câu ở bên dưới.

[11] anupassati (anu + passati): passati có nghĩa là ‘nhìn, xem, coi,’ còn anu là ‘dõi theo, lần theo’ nên từ anupassati được ghi nghĩa là ‘quan sát’ thay vì ‘quán’ hay ‘tùy quán,’ để dễ hiểu.

[12] Các mệnh đề điều kiện về thời gian “VÀO LÚC NÀO” và “VÀO LÚC ẤY” được viết dưới dạng in hoa để tiện phân biệt.

[13] Trong câu: “vị tỳ khưu sống có sự quan sát thân ở trên thân, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian” thì hai động từ “sống” (viharati) và “có thể chế ngự” (vineyya) là động từ chính (finite verb), còn các cụm từ còn lại bổ nghĩa cho chủ từ là vị tỳ khưu.

[14] Các hành giả tu tập về hơi thở nên chú ý điều kiện này.

[15] ajjhupekkhitā (người có trạng thái xả) là trường hợp văn phạm tương tợ như các từ gantu, sotu, netu, vattu, jetu, v.v...

[16] Trong trường hợp này “tâm đã được định tĩnh” là túc từ, là đối tượng của danh động từ ajjhupekkhitā (người có trạng thái xả), nghĩa là hành giả có trạng thái xả đối với cái “tâm đã được định tĩnh.” Cấu trúc Pali ở câu này tương đối phức tạp về mặt văn phạm.

[17] bhāveti có nghĩa là “làm cho hiện hữu, tu tập, phát triển” là động từ chính (finite verb), túc từ là “niệm giác chi” và niệm giác chi này được đặt nền tảng ở sự tách ly, ở sự lìa ái dục, ở sự tịch diệt, và có đích đến là sự buông bỏ.

------------------------


Ānāpānasati Sutta (MN 118)
Mindfulness of Breathing
Translated by Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi

(INTRODUCTORY SECTION)
1. THUS HAVE I HEARD. On one occasion the Blessed One was living at Sāvatthı in the Eastern Park, in the Palace of Migāra’s Mother, together with many very well known elder disciples–the venerable Sāriputta, the venerable Mahā Moggallāna, the venerable Mahā Kassapa, the venerable Mahā Kaccāna, the venerable Mahā Koṭṭhita, the venerable Mahā Kappina, the venerable Mahā Cunda, the venerable Anuruddha, the venerable Revata, the venerable finanda, and other very well known elder disciples.

2. Now on that occasion elder bhikkhus had been teaching and instructing new bhikkhus; some elder bhikkhus had been teaching and instructing ten bhikkhus, some elder bhikkhus had been teaching and instructing twenty...thirty...forty bhikkhus. And the new bhikkhus, taught and instructed by the elder bhikkhus, had achieved successive stages of high distinction.

3. On that occasion–the Uposatha day of the fifteenth, on the full-moon night of the Pavāraṇā ceremony[1]–the Blessed One was seated in the open surrounded by the Sangha of bhikkhus. Then, surveying the silent Sangha of bhikkhus, he addressed them thus:

4. “Bhikkhus, I am content with this progress. My mind is content with this progress. So arouse still more energy to attain the unattained, to achieve the unachieved, to realise the unrealised. I shall wait here at Sāvatthı for the Komudı full moon of the fourth month.”[2]

5. The bhikkhus of the countryside heard: “The Blessed One will wait there at Sāvatthı for the Komudı full moon of the fourth month.” And the bhikkhus of the countryside left in due course for Sāvatthı to see the Blessed One.

6. And elder bhikkhus still more intensively taught and instructed new bhikkhus; some elder bhikkhus taught and instructed ten bhikkhus, some elder bhikkhus taught and instructed twenty...thirty...forty bhikkhus. And the new bhikkhus, taught and instructed by the elder bhikkhus, achieved successive stages of high distinction.

7. On that occasion–the Uposatha day of the fifteenth, the full-moon night of the Komudı full moon of the fourth month– the Blessed One was seated in the open surrounded by the Sangha of bhikkhus. Then, surveying the silent Sangha of bhikkhus, he addressed them thus:

8. “Bhikkhus, this assembly is free from prattle, this assembly is free from chatter. It consists purely of heartwood. Such is this Sangha of bhikkhus, such is this assembly. Such an assembly as is worthy of gifts, worthy of hospitality, worthy of offerings, worthy of reverential salutation, an incomparable field of merit for the world–such is this Sangha of bhikkhus, such is this assembly. Such an assembly that a small gift given to it becomes great and a great gift greater–such is this Sangha of bhikkhus, such is this assembly. Such an assembly as is rare for the world to see–such is this Sangha of bhikkhus, such is this assembly. Such an assembly as would be worth journeying many leagues with a travel-bag to see–such is this Sangha of bhikkhus, such is this assembly.

9. “In this Sangha of bhikkhus there are bhikkhus who are arahants with taints destroyed, who have lived the holy life, done what had to be done, laid down the burden, reached their own goal, destroyed the fetters of being, and are completely liberated through final knowledge–such bhikkhus are there in this Sangha of bhikkhus.

10. “In this Sangha of bhikkhus there are bhikkhus who, with the destruction of the five lower fetters, are due to reappear spontaneously [in the Pure Abodes] and there attain final Nibbāna, without ever returning from that world–such bhikkhus are there in this Sangha of bhikkhus.

11. “In this Sangha of bhikkhus there are bhikkhus who, with the destruction of three fetters and with the attenuation of lust, hate, and delusion, are once-returners, returning once to this world to make an end of suffering–such bhikkhus are there in this Sangha of bhikkhus.

12. “In this Sangha of bhikkhus there are bhikkhus who, with the destruction of the three fetters, are stream-enterers, no longer subject to perdition, bound [for deliverance], headed for enlightenment–such bhikkhus are there in this Sangha of bhikkhus.

13. “In this Sangha of bhikkhus there are bhikkhus who abide devoted to the development of the four foundations of mindfulness–such bhikkhus are there in this Sangha of bhikkhus. In this Sangha of bhikkhus there are bhikkhus who abide devoted to the development of the four right kinds of striving...of the four bases for spiritual power...of the five faculties...of the five powers...of the seven enlightenment factors...of the Noble Eightfold Path– such bhikkhus are there in this Sangha of bhikkhus.

14. “In this Sangha of bhikkhus there are bhikkhus who abide devoted to the development of loving-kindness ...of compassion...of altruistic joy...of equanimity...of the meditation on foulness...of the perception of impermanence–such bhikkhus are there in this Sangha of bhikkhus. In this Sangha of bhikkhus there are bhikkhus who abide devoted to the development of mindfulness of breathing.

(MINDFULNESS OF BREATHING)
15. “Bhikkhus, when mindfulness of breathing is developed and cultivated, it is of great fruit and great benefit. When mindfulness of breathing is developed and cultivated, it fulfils the four foundations of mindfulness. When the four foundations of mindfulness are developed and cultivated, they fulfil the seven enlightenment factors. When the seven enlightenment factors are developed and cultivated, they fulfil true knowledge and deliverance.

16. “And how, bhikkhus, is mindfulness of breathing developed and cultivated, so that it is of great fruit and great benefit?

17. “Here a bhikkhu, gone to the forest or to the root of a tree or to an empty hut, sits down; having folded his legs crosswise, set his body erect, and established mindfulness in front of him, ever mindful he breathes in, mindful he breathes out.

18. “Breathing in long, he understands:[3] ‘I breathe in long’; or breathing out long, he understands: ‘I breathe out long.’ Breathing in short, he understands: ‘I breathe in short’; or breathing out short, he understands: ‘I breathe out short.’ He trains thus: ‘I shall breathe in experiencing the whole body [of breath]’; he trains thus: ‘I shall breathe out experiencing the whole body [of breath].’ He trains thus: ‘I shall breathe in tranquillising the bodily formation’; he trains thus: ‘I shall breathe out tranquillising the bodily formation.’

19. “He trains thus: ‘I shall breathe in experiencing rapture’; he trains thus: ‘I shall breathe out experiencing rapture.’[4]  He trains thus: ‘I shall breathe in experiencing pleasure’; he trains thus: ‘I shall breathe out experiencing pleasure.’ He trains thus: ‘I shall breathe in experiencing the mental formation’; he trains thus: ‘I shall breathe out experiencing the mental formation.’ He trains thus: ‘I shall breathe in tranquillising the mental formation’; he trains thus: ‘I shall breathe out tranquillising the mental formation.’[5]

20. “He trains thus: ‘I shall breathe in experiencing the mind’; he trains thus: ‘I shall breathe out experiencing the mind.’ He trains thus: ‘I shall breathe in gladdening the mind’; he trains thus: ‘I shall breathe out gladdening the mind.’ He trains thus: ‘I shall breathe in concentrating the mind’; he trains thus: ‘I shall breathe out concentrating the mind.’ He trains thus: ‘I shall breathe in liberating the mind’; he trains thus: ‘I shall breathe out liberating the mind.’[6]

21. “He trains thus: ‘I shall breathe in contemplating impermanence’; he trains thus: ‘I shall breathe out contemplating impermanence.’ He trains thus: ‘I shall breathe in contemplating fading away’; he trains thus: ‘I shall breathe out contemplating fading away.’ He trains thus: ‘I shall breathe in contemplating cessation’; he trains thus: ‘I shall breathe out contemplating cessation.’ He trains thus: ‘I shall breathe in contemplating relinquishment’; he trains thus: ‘I shall breathe out contemplating relinquishment.’[7]

22. “Bhikkhus, that is how mindfulness of breathing is developed and cultivated, so that it is of great fruit and great benefit.

(FULFILMENT OF THE FOUR FOUNDATIONS OF MINDFULNESS)
23. “And how, bhikkhus, does mindfulness of breathing, developed and cultivated, fulfil the four foundations of mindfulness?

24. “Bhikkhus, on whatever occasion a bhikkhu, breathing in long, understands: ‘I breathe in long,’ or breathing out long, understands: ‘I breathe out long’; breathing in short, understands: ‘I breathe in short,’ or breathing out short, understands:

‘I breathe out short’; trains thus: ‘I shall breathe in experiencing the whole body [of breath]’; trains thus: ‘I shall breathe out experiencing the whole body [of breath]’; trains thus: ‘I shall breathe in tranquillising the bodily formation’; trains thus: ‘I shall breathe out tranquillising the bodily formation’–on that occasion a bhikkhu abides contemplating the body as a body, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world. I say that this is a certain body among the bodies, namely, in-breathing and out-breathing.[8] That is why on that occasion a bhikkhu abides contemplating the body as a body, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world.

25. “Bhikkhus, on whatever occasion a bhikkhu trains thus: ‘I shall breathe in experiencing rapture’; trains thus: ‘I shall breathe out experiencing rapture’; trains thus: ‘I shall breathe in experiencing pleasure’; trains thus: ‘I shall breathe out experiencing pleasure’; trains thus: ‘I shall breathe in experiencing the mental formation’; trains thus: ‘I shall breathe out experiencing the mental formation’; trains thus: ‘I shall breathe in tranquillising the mental formation’; trains thus: ‘I shall breathe out tranquillising the mental formation’–on that occasion a bhikkhu abides contemplating feelings as feelings, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world. I say that this is a certain feeling among the feelings, namely, giving close attention to in-breathing and out-breathing.[9] That is why on that occasion a bhikkhu abides contemplating feelings as feelings, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world.

26. “Bhikkhus, on whatever occasion a bhikkhu trains thus: ‘I shall breathe in experiencing the mind’; trains thus: ‘I shall breathe out experiencing the mind’; trains thus: ‘I shall breathe in gladdening the mind’; trains thus: ‘I shall breathe out gladdening the mind’; trains thus: ‘I shall breathe in concentrating the mind’; trains thus: ‘I shall breathe out concentrating the mind’; trains thus: ‘I shall breathe in liberating the mind’; trains thus: ‘I shall breathe out liberating the mind’–on that occasion a bhikkhu abides contemplating mind as mind, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world. I do not say that there is the development of mindfulness of breathing for one who is forgetful, who is not fully aware. That is why on that occasion a bhikkhu abides contemplating mind as mind, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world.[10]

27. “Bhikkhus, on whatever occasion a bhikkhu trains thus: ‘I shall breathe in contemplating impermanence’; trains thus: ‘I shall breathe out contemplating impermanence’; trains thus: ‘I shall breathe in contemplating fading away’; trains thus: ‘I shall breathe out contemplating fading away’; trains thus: ‘I shall breathe in contemplating cessation’; trains thus: ‘I shall breathe out contemplating cessation’; trains thus: ‘I shall breathe in contemplating relinquishment’; trains thus: ‘I shall breathe out contemplating relinquishment’–on that occasion a bhikkhu abides contemplating mind-objects as mind-objects, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world. Having seen with wisdom the abandoning of covetousness and grief, he closely looks on with equanimity.[11]

That is why on that occasion a bhikkhu abides contemplating mind-objects as mind-objects, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world.

28. “Bhikkhus, that is how mindfulness of breathing, developed and cultivated, fulfils the four foundations of mindfulness.

(FULFILMENT OF THE SEVEN ENLIGHTENMENT FACTORS)
29. “And how, bhikkhus, do the four foundations of mindfulness, developed and cultivated, fulfil the seven enlightenment factors?

30. “Bhikkhus, on whatever occasion a bhikkhu abides contemplating the body as a body, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world–on that occasion unremitting mindfulness is established in him. On whatever occasion unremitting mindfulness is established in a bhikkhu–on that occasion the mindfulness enlightenment factor is aroused in him, and he develops it, and by development, it comes to fulfilment in him.

31. “Abiding thus mindful, he investigates and examines that state with wisdom and embarks upon a full inquiry into it. On whatever occasion, abiding thus mindful, a bhikkhu investigates and examines that state with wisdom and embarks upon a full inquiry into it–on that occasion the investigation-of-states enlightenment factor is aroused in him, and he develops it, and by development it comes to fulfilment in him.

32. “In one who investigates and examines that state with wisdom and embarks upon a full inquiry into it, tireless energy is aroused. On whatever occasion tireless energy is aroused in a bhikkhu who investigates and examines that state with wisdom and embarks upon a full inquiry into it–on that occasion the energy enlightenment factor is aroused in him, and he develops it, and by development it comes to fulfilment in him.

33. “In one who has aroused energy, unworldly rapture arises. On whatever occasion unworldly rapture arises in a bhikkhu who has aroused energy–on that occasion the rapture enlightenment factor is aroused in him, and he develops it, and by development it comes to fulfilment in him.

34. “In one who is rapturous, the body and the mind become tranquil. On whatever occasion the body and the mind become tranquil in a bhikkhu who is rapturous–on that occasion the tranquillity enlightenment factor is aroused in him, and he develops it, and by development it comes to fulfilment in him.

35. “In one whose body is tranquil and who feels pleasure, the mind becomes concentrated. On whatever occasion the mind becomes concentrated in a bhikkhu whose body is tranquil and who feels pleasure–on that occasion the concentration enlightenment factor is aroused in him, and he develops it, and by development it comes to fulfilment in him.

36. “He closely looks on with equanimity at the mind thus concentrated. On whatever occasion a bhikkhu closely looks on with equanimity at the mind thus concentrated–on that occasion the equanimity enlightenment factor is aroused in him, and he develops it, and by development it comes to fulfilment in him.

37. “Bhikkhus, on whatever occasion a bhikkhu abides contemplating feelings as feelings, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world...(repeat as at §§30–36)...the equanimity enlightenment factor is aroused in him, and he develops it, and by development it comes to fulfilment in him.

38. “Bhikkhus, on whatever occasion a bhikkhu abides contemplating mind as mind, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world...(repeat as at §§30–36)...the equanimity enlightenment factor is aroused in him, and he develops it, and by development it comes to fulfilment in him.

39. “Bhikkhus, on whatever occasion a bhikkhu abides contemplating mind-objects as mind-objects, ardent, fully aware, and mindful, having put away covetousness and grief for the world...(repeat as at §§30–36)...the equanimity enlightenment factor is aroused in him, and he develops it, and by development it comes to fulfilment in him.

40. “Bhikkhus, that is how the four foundations of mindfulness, developed and cultivated, fulfil the seven enlightenment factors.[12]

(FULFILMENT OF TRUE KNOWLEDGE AND DELIVERANCE)
41. “And how, bhikkhus, do the seven enlightenment factors, developed and cultivated, fulfil true knowledge and deliverance?

42. “Here, bhikkhus, a bhikkhu develops the mindfulness enlightenment factor, which is supported by seclusion, dispassion, and cessation, and ripens in relinquishment.[13] He develops the investigation-of-states enlightenment factor...the energy enlightenment factor...the rapture enlightenment factor...the tranquillity enlightenment factor...the concentration enlightenment factor...the equanimity enlightenment factor, which is supported by seclusion, dispassion, and cessation, and ripens in relinquishment.

43. “Bhikkhus, that is how the seven enlightenment factors, developed and cultivated, fulfil true knowledge and deliverance.”[14]

That is what the Blessed One said. The bhikkhus were satisfied and delighted in the Blessed One’s words.

*

NOTES:
[1] The Pavāraṇā is the ceremony that concludes the rains residence, at which each bhikkhu invites all the others to admonish him for his transgressions.

[2] Komudı is the full-moon day of the month of Kattika, the fourth month of the rainy season; it is called by this name because the white water-lily (kumuda) is said to bloom at that time.

[3] Explanatory notes for the first tetrad will be found at nn.15-17. MN 10.4 differs from this passage only by the addition of the simile. Since ficariya Buddhaghosa has commented on the four tetrads on mindfulness of breathing in the Visuddhimagga, in MA he merely refers the reader to the latter work for explanation. Notes 3-6 are drawn from Vsm VIII, 226–37, also included by Bhikkhu Ñāṇamoli, in his Mindfulness of Breathing.

[4] One experiences rapture in two ways: by attaining one of the lower two jhānas in which rapture is present, one experiences rapture in the mode of serenity; by emerging from that jhāna and contemplating that rapture as subject to destruction, one experiences rapture in the mode of insight.

[5] The same method of explanation as in n.3 applies to the second and third clauses, except that the second comprises the three lower jhānas and the third all four jhānas. The mental formation is perception and feeling (see MN 44.14), which is tranquillised by the development of successively higher levels of serenity and insight.

[6] “Experiencing the mind” is to be understood by way of the four jhānas. “Gladdening the mind” is explained either as the attainment of the two jhānas containing rapture or as the penetration of those jhānas with insight as subject to destruction, etc. “Concentrating the mind” refers either to the concentration pertaining to the jhāna or to the momentary concentration that arises along with insight. “Liberating the mind” means liberating it from hindrances and grosser jhānic factors by successively higher levels of concentration, and from the cognitive distortions by way of insight knowledge.

[7] This tetrad deals entirely with insight, unlike the previous three, which deal with both serenity and insight. “Contemplating fading away” and “contemplating cessation” can be understood both as the insight into the impermanence of formations and as the supramundane path realising Nibbāna, called the fading away of lust (i.e., dispassion, virāga) and the cessation of suffering. “Contemplating relinquishment” is the giving up of defilements through insight and the entering into Nibbāna by attainment of the path.

[8] MA: In-and-out breathing is to be counted as the air element among the four elements making up the body. It should also be included in the base of tangibles among bodily phenomena (since the object of attention is the touch sensation of the breath entering and leaving the nostrils).

[9] MA explains that close attention (sādhuka manasikāra) is not itself actually feeling, but is spoken of as such only figuratively. In the second tetrad the actual feeling is the pleasure mentioned in the second clause and also the feeling comprised by the expression “mental formation” in the third and fourth clauses.

[10] MA: Although the meditating bhikkhu takes as his object the sign of in-and-out breathing, he is said to be “contemplating mind as mind” because he maintains his mind on the object by arousing mindfulness and full awareness, two factors of mind.

[11] MA: Covetousness and grief signify the first two hindrances, sensual desire and ill will, and thus represent the contemplation of mind-objects, which begins with the five hindrances. The bhikkhu sees the abandoning of the hindrances effected by the contemplations of impermanence, fading away, cessation, and relinquishment, and thus comes to look upon the object with equanimity.

[12] MA says that the above passage shows the enlightenment factors existing together in each mind-moment in the practice of insight meditation.

[13] See n.18.

[14] MA: The mindfulness that comprehends breathing is mundane; the mundane mindfulness of breathing perfects

ADDITIONAL NOTES:
[15] The practice of mindfulness of breathing (ānāpānasati) involves no deliberate attempt to regulate the breath, as in hatha yoga, but a sustained effort to fix awareness on the breath as it moves in and out in its natural rhythm. Mindfulness is set up at the nostrils or the upper lip, wherever the impact of the breath is felt most distinctly; the length of the breath is noted but not consciously controlled. The complete development of this meditation method is expounded in MN 118. For a collection of texts on this subject, see Bhikkhu Ñāṇamoli, Mindfulness of Breathing. See too Vsm VIII, 145–244.

[16] MA explains “experiencing the whole body” (sabbakāya paṭisaṁvedī) as signifying that the meditator becomes aware of each in-breath and out-breath through its three phases of beginning, middle, and end. In the first edition I followed this explanation and added in brackets “of breath” after “the whole body.” In retrospect, however, this interpretation seems forced, and I now prefer to take the phrase quite literally. It is also difficult to see how paṭisaṁvedī could mean “is aware of,” as it is based on a verb meaning “to experience.”

[17] The “bodily formation” (kāyasankhāra) is defined at MN 44.13 as in-and-out breathing itself. Thus, as MA explains, with the successful development of the practice, the meditator’s breathing becomes increasingly quiet, tranquil, and peaceful.

[18] These are the seven enlightenment factors (satta bojjhangā) included among the thirty-seven requisites of enlightenment, and treated more extensively below at MN 10.42 and MN 118.29–40. The present section explains the seven enlightenment factors specifically as aids for developing the three higher supramundane paths, by which the taints that escaped eradication by the first path will be eradicated. The terms “seclusion” (viveka), “dispassion” (virāga), and “cessation” (nirodha) may all be understood as referring to Nibbāna. Their use in this context signifies that the development of the enlightenment factors is directed to Nibbāna as its goal during the preparatory stages of the path, and as its object with the attainment of the supramundane paths. MA explains that the word vossagga, rendered as “relinquishment,” has the two meanings of “giving up” (pariccāga), i.e., the abandonment of defilements, and “entering into” (pakkhandana), i.e., culminating in Nibbāna.

*

Thursday 7 February 2019

Trưởng lão Anuruddha và pháp Lập niệm (Satipaṭṭhāna)


Trưởng lão Anuruddha và pháp Lập niệm (Satipaṭṭhāna)
Trích: Đại đệ tử Phật, Hellmut Hecker, Ban biên tập Thích Ca Thiền Viện soạn dịch (2016)

Một khía cạnh quan trọng trên đường tu tập tâm linh của Trưởng lão Anuruddha (A-na-luật) là quá trình thực hành miên mật pháp thiền Lập niệm (Satipaṭṭhāna), tức quán niệm trên bốn lĩnh vực thân, thọ, tâm, và pháp, với lời hướng dẫn của Đức Bổn Sư: “Nơi đây, vị tỳ-khưu sống quán thân trên thân… quán thọ trên thọ… quán tâm trên tâm… quán các pháp trên các pháp, tinh cần, tỉnh giác, niệm, chế ngự tham ưu ở đời.”

Thực hành thiền quán Satipaṭṭhāna đôi khi được xem là một con đường tiến đến giác ngộ ngắn, nhanh, nhưng lại “khô khan” vì không qua các tầng thiền-na (jhāna) và các năng lực thần thông. Nhưng rõ ràng đối với Trưởng lão Anuruddha, và các đệ tử của ngài, pháp thiền Satipaṭṭhāna là một phương tiện hữu hiệu để đạt các thần lực và thánh trí cùng với quả vị giải thoát tối thượng. Mỗi khi được hỏi do đâu Trưởng lão tinh thông về năng lực trí tuệ vĩ đại (mahābhiññatā), gồm ngũ thông (phàm) cùng với trí tuệ giải thoát a-la-hán (thánh) là sáu, ngài luôn luôn khẳng định do nhờ công phu phát triển và vun bồi pháp Lập niệm. Nhờ pháp thiền này mà ngài mới có thể nhớ lại được hàng ngàn kiếp quá khứ, sử dụng các thần lực, và trực tiếp thấy biết hàng ngàn hệ thống thế giới (SN 47:28, 52:11).

Trưởng lão Anuruddha cũng nhấn mạnh rằng Satipaṭṭhāna giúp cho hành giả thành tựu khả năng kiểm soát các phản ứng tâm thuộc cảm xúc được gọi là “thần lực của bậc thánh” (ariya-iddhi), nhờ đó hành giả có thể xem một đối tượng đáng nhàm chán như không đáng nhàm chán, hoặc ngược lại, và có thể từ bỏ cả hai – nhàm chán và không nhàm chán – với tâm quân bình, buông xả (SN 52:1).

Trưởng lão nhấn mạnh thêm rằng những ai chểnh mảng, thối thất bốn pháp Lập niệm sẽ sớm rời xa thánh đạo dẫn đến chấm dứt khổ đau. Trong khi đó, những ai tinh cần tu tập bốn pháp Lập niệm chắc chắn đang bước trên thánh đạo tiến tới giác ngộ giải thoát (SN 52:2). Ngài còn nói rằng pháp hành cao thượng này đưa đến đoạn tận tham ái (SN 52:7). Giống như dòng nước sông Hằng xuôi chảy về đại dương sẽ không bị người làm chệch khỏi thiên hướng, một tỳ khưu chuyên tâm hành trì bốn pháp Lập niệm sẽ không bị lung lạc chệch khỏi cuộc sống xuất ly và trở lui hoàn tục (SN 52:8).

Lần nọ, khi Anuruddha lâm trọng bịnh, chư tăng rất ngạc nhiên thấy ngài vẫn điềm nhiên tự tại lúc bị cơn đau hành hạ. Họ hỏi ngài trú tâm như thế nào khiến thân đau mà tâm không khổ. Ngài trả lời đó là do ngài hành trì Satipaṭṭhāna (SN 52:10). Lần khác, vào một buổi chiều ngài Sāriputta đến viếng ngài Anuruddha và hỏi bạn đang thường xuyên tu tập pháp hành nào mà vẻ mặt lúc nào cũng trong sáng, an lành, và thanh tịnh. Trưởng lão Anuruddha nói rằng ngài hành trì Satipaṭṭhāna đều đặn, và đó cũng là cách các vị a-la-hán sống và hành trì thường nhật. Ngài Sāriputta vô cùng hoan hỷ với câu trả lời của ngài Anuruddha (SN 52:9).

Một lần nữa, khi hai vị Trưởng lão Sāriputta và Moggallāna hỏi ngài về sự khác biệt giữa một vị hữu học (sekha, còn đang tu tập trên thánh đạo) và vị a-la-hán (asekha, bậc vô học đã thành tựu thánh quả cao nhất), ngài Anuruddha trả lời rằng hai vị ấy khác biệt về sự thực hành Satipaṭṭhāna: vị hữu học hoàn thành chỉ một phần, còn vị a-la-hán đã viên mãn pháp hành này (SN 52:4-5).

Trường lão Anuruddha cũng khẳng định rằng, qua quá trình thực hành chánh niệm, ngài sở hữu được mười phẩm chất cao quý được gọi là “mười lực của Đức Như Lai” (dasatathāgatabala). Đó là:

1. Trí biết được việc gì có thể xảy đến và không thể xảy đến, do thấy rõ tương quan nhân quả.
2. Trí biết nghiệp báo trong cả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai.
3. Trí biết con đường đưa đến các cõi tái sinh khác nhau.
4. Trí biết các yếu tố tạo thành thế gian.
5. Trí biết thiên hướng khác nhau của các chúng sinh hữu tình.
6. Trí biết mức độ căn cơ của chúng sinh.
7. Trí biết về các tầng thiền và các thiền chứng.
8. Túc mạng trí: biết tất cả kiếp quá khứ của bản thân và chúng sinh.
9. Thiên nhãn trí hay sinh tử trí: biết sự lưu chuyển sinh tử của chúng sinh tùy theo duyên nghiệp.
10. Lậu tận trí: biết thật tướng của phiền não, đoạn trừ mọi nhiễm ô. (SN 52:15-24)

Chú giải ghi rằng ngài Anuruddha sở hữu một phần các phẩm tính này; chỉ có bậc Toàn Giác mới sở hữu trọn vẹn mười sự hiểu biết cao tột này mà thôi.

*




Wednesday 6 February 2019

Buổi thiền đầu năm.

Buổi thiền đầu năm.

Sáng mồng 2 Tết tôi đi hành thiền. Vào thiền đường ngồi khép mắt, niệm hơi thở, quán cảm thọ, đợi thiền sư gọi vào trình pháp. Thiền đường ở đây là phòng khám bệnh ở khu thương mại Nollamara gần nhà. Thiền sư là một bác sĩ y khoa, khám bệnh tổng quát. Không có gì trầm trọng, chỉ vài vấn đề thông thường của người già, để tạo dịp quen biết với các bác sĩ ở phòng mạch mới mở cửa hoạt động từ năm ngoái.

Trong khi chờ đợi, thay vì đọc báo, xem TV hay bấm quẹt iPhone, tôi nhẹ nhàng khép mắt, buông thỏng hai tay, ngồi thoải mái, theo dõi hơi thở, chú tâm ghi nhận các điểm đau nhức trên cơ thể mà không phản ứng hay phán đoán, mong cầu. Cường độ đau nhức thay đổi liên tục, lúc mạnh lúc yếu. Nó như thế nào thì nó là như thế ấy. Chỉ vậy thôi.

Nhờ thế mà không nóng nảy sốt ruột, bình thản kiên nhẫn chờ đợi. Cảm thấy an vui.

*