Monday 27 February 2023

CẦU BẤT ĐẮC KHỔ - Khổ vì mong cầu mà không được

 CẦU BẤT ĐẮC KHỔ - Khổ vì mong cầu mà không được. 
(Khổ đế, Thánh đế thứ nhất) 

Tối hôm qua, Thứ Sáu 24/02/2023, tôi đến chùa nghe Ajahn Brahm thuyết pháp, ngài có đề cập đến một câu nói trích từ quyển "The Art of Disappearing" của ngài, tôi nghe rất thấm thía. Đó là cách nói của Ajahn về câu "Cầu bất đắc khổ - Khổ vì mong cầu mà không được" mà Đức Phật thường giảng trong đoạn nói về Khổ đế. Và đây là lời khuyên của Ajahn:

- Mỗi khi bạn cảm thấy đau khổ hay khó khăn, bạn hãy luôn nhớ đến một trong những ý nghĩa sâu sắc về “Khổ”: Đó là đòi hỏi thế gian những gì mà nó không bao giờ cho bạn được.

Xin trích ra dưới đây một đoạn ngắn trong phần Dẫn Nhập của cuốn sách, do huynh Le Kim Kha dịch Việt.

*-----*

Trích “Nghệ thuật biến mất”, Ajahn Brahm, Lê Kim Kha dịch (2016)

LÚC NÀO CŨNG CÓ CHUYỆN TRỤC TRẶC, KHÔNG NHƯ Ý MUỐN

Dù ta đang ở đâu—ở trong chùa, trong phố chợ, hay ở trên con đường đầy cây xanh yên tĩnh—chúng ta vẫn liên tục trải nghiệm những sự khó khổ lúc này lúc khác. Đó chỉ là bản chất của sự sống. Vì vậy khi ta gặp khó khổ về sức khỏe, ta không nên nói “Bác sĩ ơi, có điều gì trục trặc trong thân tôi—Sao tôi bị bệnh vậy?”; thay vì vậy ta nên nói rằng “Có điều diễn ra đúng trong thân tôi—Bữa nay tôi bị bệnh rồi.” Đó là lẽ tự nhiên, thân thể con người sẽ bệnh lúc này lúc khác. Đó cũng là lẽ tự nhiên của hệ thống phân rã trong thân khi nó cần phân thải nhưng ta không muốn thấy nó xảy ra, và đó là lẽ tự nhiên như nồi đang nấu nước sôi đôi lúc nó phải trào ra. Đó là lẽ tự nhiên của sự sống, nó diễn ra như vậy. Mặc dù con người luôn xoay sở đấu tranh để làm cho sự sống của chúng ta và người khác được diễn ra êm ả, nhưng làm vậy cũng không ngăn được những điều đó xảy ra. 

Mỗi khi ta bị đau đớn hay khó khổ, hãy luôn nhớ một trong những ý nghĩa sâu sắc của chữ “Khổ”: Đó là ta cứ đòi thế giới những điều nó chẳng bao giờ cho chúng ta. Chúng ta cứ trông đợi và đòi hỏi những điều không thể có trong thế gian. Chúng ta đòi có nhà cửa đẹp và công việc hoàn hảo và mọi thứ chúng ta làm lụng và thu xếp phải xảy ra đúng lúc đúng nơi theo ý muốn của chúng ta. Tất nhiên, đó là đòi hỏi những điều không bao giờ có được. Rồi chúng ta lại đòi phải có được thiền định thâm sâu, rồi chứng luôn giác ngộ ngay bây giờ tại đây. Nhưng thế gian vũ trụ đâu có vận hành theo cách đó, (đâu có dễ như vậy, đâu phải ước là được, muốn là có). Nếu ta cứ đi đòi hỏi những điều thế giới không thể cung cấp cho ta, phải hiểu rằng điều đó chẳng khác nào ta cứ đi đòi có thêm những khổ đau mà thôi. 

Do vậy, dù bạn có làm việc hay thiền tập, hãy biết chấp nhận mọi sự thường đi sai đi khác với mong muốn của ta. Việc của bạn là không nên đòi hỏi những thứ thế gian không cho mình được. Việc của bạn chỉ là quan-sát. Việc của bạn là không cố thúc ép thế gian tạo cho bạn những thứ theo ý bạn muốn có. Việc của bạn là biết hiểu, biết chấp nhận, và buông bỏ. Nếu bạn càng chiến đấu với thân mình, tâm mình, gia đình mình và thế giới, thì bạn chỉ càng gây thêm thương đau khổ sở cho chính mình. 

Nhiều lúc, khi chúng ta có hiểu biết và biết đứng lùi lại trong đời sống hàng ngày, lùi lại chúng ta sẽ nhìn thấy được bức tranh lớn. Chúng ta sẽ thấy chẳng có gì khó khăn khó chịu với nơi ở của chúng ta, chẳng có gì trục trặc khó chịu đối với ta, chẳng có gì trục trặc khó chịu trong đời ta. Chúng ta đã hiểu ra rằng mọi sự chỉ là bản chất của thế giới nó luôn “đi sai”, luôn “trục trặc” theo đường lối của nó. Thế giới là vậy—đó là điều Đức Phật đã nói trong Chân Lý thứ nhất (Diệu Đế về Khổ). Chúng ta làm việc, tranh đấu và cố gắng để làm cho cuộc sống của chúng ta “đi đúng” và “ngon lành”—làm cho nhà cửa, thân thể, và cả tâm trí đều “đi đúng” và “tốt đẹp”—vậy mà tất cả cứ “đi sai” và “trục trặc” so với ý muốn của chúng ta. 

*-----*

Except from “The Art of Disappearing”, Ajahn Brahm (2011)

IT ALL GOES WRONG ANYWAY

Wherever you live -- in a monastery, in a city, or on a quiet tree-lined street -- you will always experience problems and difficulties from time to time. This is just the nature of life. So when you have problems with your health you shouldn’t say, “Doctor, there is something wrong with me -- I’m sick”; rather you should say, “There is something right with me -- I’m sick today.” It’s the nature of the human body to be sick now and again. It’s also the nature of the septic system to need pumping out when you don’t expect it, and it’s the nature of the water heater to sometimes break down. It’s the nature of life to be this way. Even though we struggle as human beings to try to make life go smoothly for ourselves and others, nevertheless it’s impossible to ensure that happens.

Whenever you experience any pain or difficulty, always remember one of the deep meanings of the word suffering: asking the world for something it can never give you. We expect and ask impossible things from the world. We ask for the perfect home and job and that all the things we work hard to build and arrange run perfectly at the right time and place. Of course, that is asking for something that can never be given. We ask for profound meditation and enlightenment, right here and now. But that’s not the way this universe works. If you ask for something that the world can’t supply, you should understand that you’re asking for suffering.

So whether you work or meditate, please accept that things will go wrong from time to time. Your job is not to ask for things the world can’t give you. Your job is to observe. Your job is not to try to prod and push this world to make it just the way you would like it to be. Your job is to understand, accept, and let it go. The more you fight your body, your mind, your family, and the world, the more collateral damage you’ll cause and the more pain you’ll experience.

Sometimes, when we understand and stand back from our daily lives, we see the big picture. We see there’s nothing wrong with the monastery, nothing wrong with us, nothing wrong with life. We understand that it’s just the nature of the world to go "wrong" -- that’s what the Buddha meant by the first noble truth of suffering. You work, struggle, and strive so hard to make your life just right -- to make your home, your body, and your mind just right -- and it all goes wrong anyway.

*----*


Saturday 25 February 2023

Ba phước nghiệp sự

 BA PHƯỚC NGHIỆP SỰ - Chuyện bây giờ mới kể.

Sáng nay, nhân ngày đầu năm, tôi có chia sẻ với một bạn đạo FB về việc làm phước. Từ đó mới nhớ chuyện này.

Nhiều năm trước có một vị khách tăng từ Thái Lan sang viếng Tây Úc. Ngày trước, Sư là bạn đồng tu với Ajahn Brahm, cùng là đệ tử của Thiền sư Ajahn Chah. Sư đến ở Tu viện Bodhinyana vài tháng rồi mới trở về Thái Lan. Ngày cuối cùng, tôi làm thị giả đưa Sư đi tham quan thành phố, thăm viếng các chùa của các tông phái, sắc tộc khác.

Trên đường đi, tôi hỏi Sư nghĩ như thế nào về sự sinh hoạt của Phật tử ở Tây Úc. Sư trầm ngâm rồi trả lời:

- Đức Phật dạy có ba phước nghiệp sự cần phải thực hành. Đó là bố thí cúng dường (dāna), giới đức (sīla) và tu thiền (bhāvanā). Ba việc này cần phải nỗ lực thực hành đồng đều và hỗ trợ cho nhau, như thể cái ghế có ba chân phải dài bằng nhau. Nhưng Sư thấy Phật tử Thái đến chùa chỉ biết bố thí cúng dường, còn Phật tử Úc đến chùa chỉ biết lo tu thiền. Như vậy là chưa đầy đủ. 

Tôi thấy Sư nhận xét rất đúng. Điều này cũng xảy ra tại nhiều nơi khác. Nhưng rồi qua năm tháng, những ai còn gắn bó với chùa sẽ có những thay đổi, cải tiến. Những người chỉ thích bố thí rồi dần dần cũng đi nghe pháp, tham dự các khóa thiền. Những người thoạt tiên đến chùa chỉ để hành thiền nhưng rồi dần dần cũng biết tụng kinh, phát tâm cúng dường bố thí. 

Mỗi người có nghiệp duyên khác nhau, đến với Đạo Phật trong những hoàn cảnh khác nhau. Điều quan trọng là khuyến khích mọi người cùng đến chùa để sinh hoạt chung với nhau như những người con Phật.

*-----*



Friday 24 February 2023

How many friends do you need to maintain your social network?

 How many friends do you need to maintain your social network?
Anna Salleh
ABC News, 18/05/2016 
  

*

There is a limit to how many people you can have in your social network — now a study reveals why, and how many relationships you need to maintain that network.

It has long been accepted that the size of a network in which everyone makes the choice to connect and help each other out is limited by the size of our brain.

"When you have got this network of relationships, there are a lot of things going on in that network. It takes a lot of brain power to actually socially navigate these large networks and there's an upper limit to our ability to do that," said lead author of the study, Dr Michael Harré, a complex systems expert from the University of Sydney.

Now, for the first time, Dr Harré and colleague Professor Mikhail Prokopenko have calculated how that limit — known as Dunbar's Number — is reached.

Their model, published today in the Royal Society journal Interface, which has been tested using real data from small groups in both hunter-gather and modern communities, shows the average minimum number of relationships that need to be maintained by individuals to form cooperative groups.

"For humans the limit is around 132 individuals," Dr Harré said. The good news is that you don't have to maintain relationships with everyone in the group for it to remain cohesive.

"To connect together a group of 132 individuals we estimate the average number of links each individual has to be able to maintain is between four and five," the researchers said.

They emphasise this is an average, and that some people will maintain a lot more relationships or even less.

AVERAGE NUMBER OF RELATIONSHIPS CHANGES WITH GROUP SIZE

The new model shows that within a group of 132, there are smaller groups consisting of around five, 15 and 45 people.

The model shows an interesting relationship between the average number of relationships — or links — per person and the size of the group.

A person in a group of five such as a book club or group of friends needs to maintain an average of one to two links; a person in a group of 15 needs an average of two to three links, and a person in a group of 45 needs an average of three to four links.

"The strength of our result is in showing that it is sufficient to add just one connection per person on average while increasing the size of the group roughly three-fold," Professor Prokopenko said.

There are many ways this can happen. One person in the group might do all the work, or it can be spread around between the group.

The good thing about this is it means you don't have to like or even be friends with people to co-operate with them — as long as others in the group do.

"You only have to like enough people to bind the group together."

Cooperative social networks have long been known to operate in hunter-gatherer groups, which bind together to maximise safety and resource sharing.

"They had these free-forming groups which kept the power away from individuals and retained the power with the group," Dr Harré said.

This would have been important in the days when hunter-gatherers needed, say, 15 people to cooperate in the hunting of a mammoth.

"All you need to do is like two or three people in that group and that's adequate for you to go off and hunt with them," he said.

COOPERATIVE VERSUS HIERARCHICAL NETWORKS

The new research is the first to explore the network structure of cooperative groups in modern society.

Dr Harré said in the cooperative social network people must maintain not only their direct relationships, but they have to have at least a vague idea about how all the other people in each group are related to each other.

This puts increasing demands on our brain as we process larger and larger groups, which is probably why hierarchical social networks developed in modern societies.

Indeed, the researchers found a hierarchical social network model — in which a leader forces people together in armies or bureaucracies — worked best for groups larger than 132.

"It wasn't until we started moving into things like villages and towns and cities where we got larger and larger bodies that we started getting hierarchies," Dr Harré said.

Professor Prokopenko added: "The increase in the average cognitive demand on each individual, needed to support the rapid growth of egalitarian groups, is no longer justified, and so is replaced by a cognitively simpler hierarchical arrangement.

"For example, it is easier to organise "battalions" [of 500 people] not by interconnecting individuals among "tribes", but rather by a direct hierarchical chain of command."

*-----*




Saturday 18 February 2023

Kỷ niệm hành hương với bác Phạm Kim Khánh

 KỶ NIỆM HÀNH HƯƠNG VỚI BÁC PHẠM KIM KHÁNH
Chuyện xưa bây giờ mới kể.

Vào năm 1997, Hội Phật giáo Tây Úc tổ chức một chuyến hành hương Ấn Độ do Ajahn Brahm hướng dẫn. Vợ chồng tôi rất vui mừng và vội vàng đăng ký để tham dự. Tuy nhiên, khoảng ba tuần lễ trước khi khởi hành, ba tôi lâm bệnh nặng, vợ chồng tôi phải hủy chuyến hành hương để ở nhà chăm sóc ông.

Lúc ấy tôi bắt đầu phát triển trang web Phật giáo BuddhaSasana và có làm quen, liên lạc được với bác Phạm Kim Khánh qua email và điện thoại, được bác gửi cho những tập sách mà bác đã dịch và ấn tống. Trong những lần liên lạc trò chuyện đó, hỏi thăm và trao đổi thông tin về gia cảnh ở Việt nam, mới biết được tôi và bác gái, bà Lê Thị Sương, có liên hệ họ hàng bên nội. Cả hai bác Khánh và bác Sương đều biết các bác, các cô của tôi và những người bà con khác ở Sài Gòn, Gò Công và Biên Hòa. Từ đó, chúng tôi trở nên thân tình, mặc dù cho đến khi hai bác qua đời ở Mỹ, tôi vẫn chưa có duyên gặp tận mặt.

Tôi nói với hai bác là tôi rất buồn vì đã bỏ lỡ chuyến đi hành hương. Đó là tâm niệm, ý nguyện của tôi để được đi viếng bốn nơi động tâm như Phật đã dạy. Hai bác khuyên tôi đừng buồn, vì mình là con thì phải lo chăm sóc cha già, còn đi hành hương xứ Phật thì có lẽ là chưa đủ duyên nên chưa đi được. Bác Khánh động viên tôi, cho biết bác vừa xuất bản tập sách Hành Hương Xứ Phật, ghi lại chi tiết thông tin, lịch sử và hình ảnh về chuyến đi hành hương Phật tích năm 1996 do ngài Hòa thượng Kim Triệu hướng dẫn. Bác nói sẽ gửi tặng tôi một cuốn, khuyên tôi nên đọc cho kỷ, để hoan hỷ và biết rõ thông tin, để về sau này, khi có dịp đi hành hương thì mới có nhiều ích lợi vì mình đã có thông tin đầy đủ về ý nghĩa lịch sử của các điểm hành hương đó.

Vài tuần lễ sau, tôi nhận được tập sách Hành Hương Xứ Phật, bìa cứng, khổ giấy A4, nội dung chứa nhiều thông tin về các điểm hành hương và nhiều hình ảnh giá trị, vì ngoài tài năng dịch sách, bác còn có tài  chụp ảnh rất khéo. Tôi đọc xuyên suốt cuốn sách đó. Tâm hoan hỷ, không còn buồn nữa. Nhưng lúc nào cũng nguyện trong lòng là mong được thuận duyên để một ngày nào đó sẽ được đi viếng thăm các thánh tích ở Ấn Độ, như thể mong đợi có một ngày trở về thăm quê xưa chốn cũ của mình. 

Mãi cho đến 6 năm sau, vào năm 2003, tôi mới có đủ phước duyên để đi hành hương. Chuyến đi phát xuất từ Bangkok với một nhóm nhỏ gồm 8 người Thái và một người Úc gốc Việt là tôi bay từ Perth sang để cùng đi. Nhờ có thu thập các thông tin từ trước qua cuốn sách của bác Khánh và bởi vì đây là một nhóm nhỏ, ông trưởng đoàn có nhiều thì giờ giải thích cặn kẽ về mỗi địa điểm thăm viếng, tôi cảm thấy rất lợi lạc và rất hoan hỷ, có ấn tượng sâu đậm về chuyến đi đó.

Cho nên tôi thường hay khuyên bạn bè rằng mình là Phật tử – con của Phật, thì mình nên lập ý nguyện đi hành hương thăm viếng bốn nơi động tâm – nơi Đản sinh, nơi Thành đạo, nơi Chuyển Pháp luân và nơi Bát-niết-nàn – như thể trở về thăm viếng quê hương của mình trong một kiếp xa xưa nào đó. Giữ ý nguyện này trong tâm, rồi một ngày nào đó, khi đủ duyên, sẽ được toại nguyện. 

* Hành Hương Xứ Phật. Phạm Kim Khánh (1997)
https://budsas.net/uni/u-hhxp/00.htm 

BÌNH ANSON
Perth, 18/02/2023

*-----*



Thursday 16 February 2023

Theo Dấu Chân Phật - Tám Thánh Tích Phật Giáo Tại Ấn Độ. Tỳ-khưu Đức Hiền dịch (2017

 THEO DẤU CHÂN PHẬT - Tám Thánh Tích Phật Giáo Tại Ấn Độ 
Tỳ-khưu Đức Hiền dịch (2017)

Nguyên tác: In the Foot-Steps of the Buddha - Eight Buddhist Shrines In India. Shanti Swroop Bauddh.

Link để tải bản PDF (176.4 MB):
https://tinyurl.com/3ek5d32h 

Link dự phòng:
https://mega.nz/file/64JSSBaa#1qDraCFK8DYyss9gh865xuE6HipZlN7cSh7G8Ybw72k

*



Lược đồ Tam Tạng Pali

LƯỢC ĐỒ TAM TẠNG PĀḶI (TIPIṬAKAPĀḶI)
Nguồn: Kinh tụng Phật giáo Nguyên thủy, Tỳ-khưu Đức Hiền biên soạn (2018)

Tam Tạng Kinh điển Pāḷi gồm 58 cuốn, trong đó Tạng Luật gồm có 9 cuốn, Tạng Kinh 36 cuốn và Tạng Vi Diệu Pháp 13 cuốn, theo thứ tự sau:

 I. TẠNG LUẬT 
01. Phân Tích Giới Tỳ Khưu I - Pārājikapāḷi 
02. Phân Tích Giới Tỳ Khưu II - Pācittiyapāḷi bhikkhu 
03. Phân Tích Giới Tỳ Khưu Ni - Pācittiyapāḷi bhikkhunī
04. Đại Phẩm I - Mahāvaggapāḷi I 
05. Đại Phẩm II - Mahāvaggapāḷi II
06. Tiểu Phẩm I - Cullavaggapāḷi I
07. Tiểu Phẩm II - Cullavaggapāḷi II
08. Tập Yếu I - Parivārapāḷi I
09. Tập Yếu II - Parivārapāḷi II

II. TẠNG KINH
10. Trường Bộ I - Dīghanikāya I 
11. Trường Bộ II - Dīghanikāya II
12. Trường Bộ III - Dīghanikāya III
13. Trung Bộ I - Majjhimanikāya I
14. Trung Bộ II - Majjhimanikāya II
15. Trung Bộ III - Majjhimanikāya III
16. Tương Ưng Bộ I - Saṃyuttanikāya I
17. Tương Ưng Bộ II - Saṃyuttanikāya II
18. Tương Ưng Bộ III - Saṃyuttanikāya III
19. Tương Ưng Bộ IV - Saṃyuttanikāya IV
20. Tương Ưng Bộ V (1) - Saṃyuttanikāya V (1)
21. Tương Ưng Bộ V (2) - Saṃyuttanikāya V (2)
22. Tăng Chi Bộ I - Aṅguttaranikāya I
23. Tăng Chi Bộ II - Aṅguttaranikāya II
24. Tăng Chi Bộ III - Aṅguttaranikāya III
25. Tăng Chi Bộ IV - Aṅguttaranikāya IV
26. Tăng Chi Bộ V - Aṅguttaranikāya V
27. Tăng Chi Bộ VI - Aṅguttaranikāya VI

Tiểu Bộ
28. Tiểu Tụng - Khuddakapāṭha 
      Pháp Cú - Dhammapadapāḷi
      Phật Tự Thuyết - Udānapāḷi
      Phật Thuyết Như Vậy - Itivuttakapāḷi
29. Kinh Tập - Suttanipātapāḷi
30. Chuyện Thiên Cung - Vimānavatthupāḷi
      Chuyện Ngạ Quỷ - Petavatthupāḷi
31. Trưởng Lão Kệ - Theragathāpāḷi
      Trưởng Lão Ni Kệ - Therīgāthāpāḷi
32. Bổn Sanh I  - Jātakapāḷi I
33. Bổn Sanh II  - Jātakapāḷi II
34. Bổn Sanh III  - Jātakapāḷi III
35. Đại Diễn Giải - Mahāniddesapāḷi
36. Tiểu Diễn Giải - Cullaniddesapāḷi
37. Phân Tích Đạo I - Paṭisambhidāmagga I
38. Phân Tích Đạo II - Paṭisambhidāmagga II
39. Thánh Nhân Ký Sự I - Apadānapāḷi I
40. Thánh Nhân Ký Sự II - Apadānapāḷi II
41. Thánh Nhân Ký Sự III - Apadānapāḷi III
42. Phật Sử - Buddhavaṃsapāḷi
      Hạnh Tạng - Cariyāpiṭakapāḷi
43. Cẩm Nang Học Phật - Nettipakaraṇa
44. Tam Tạng Chỉ Nam - Petakopadesa
45. Mi Tiên Vấn Đạo - Milindapañhapāḷi

III. TẠNG VI DIỆU PHÁP 
46. Bộ Pháp Tụ - Dhammasaṅganipakaraṇa
47. Bộ Phân Tích I - Vibhaṅgapakaraṇa I
48. Bộ Phân Tích II - Vibhaṅgapakaraṇa II
49. Bộ Ngữ Tông I - Kathāvatthu I
50. Bộ Ngữ Tông II - Kathāvatthu II
51. Bộ Ngữ Tông III - Kathāvatthu III
52. Bộ Chất Ngữ - Dhātukathā
      Bộ Nhân Chế Định - Puggalapaññattipāḷi
53. Bộ Song Đối I - Yamakapakaraṇa I
54. Bộ Song Đối II - Yamakapakaraṇa II
55. Bộ Song Đối III - Yamakapakaraṇa III
56. Bộ Vị Trí I - Paṭṭhānapakaraṇa I
57. Bộ Vị Trí II - Paṭṭhānapakaraṇa II
58. Bộ Vị Trí III - Paṭṭhānapakaraṇa III

*-----*






Kinh tụng Phật giáo Nguyên thủy. Tỳ-khưu Đức Hiền biên soạn (2018)

 KINH TỤNG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
Tỳ-khưu Đức Hiền biên soạn (2018), 670 trang.

* Link để tải bản PDF (13.7 MB):
https://tinyurl.com/3ufjt78h 

Link dự phòng:
https://mega.nz/file/blgy3IwB#t3U5N5RsmOgfScKtLiT3TqaDX6rJLgXrzJKyJy2oh5A 

* MỤC LỤC TỔNG QUÁT

PHẦN I: KHÓA KINH HẰNG NGÀY
1. Tisaraṇa Vandanā & Lễ Bái Tam Bảo
2. Parittapāḷi - Kinh Hộ Trì, Kinh tụng đọc theo ngày trong tuần
3. Anussati & Quán Niệm
4. Paṭidāna-gāthā; Patthanā - Kệ Hồi Hướng; Nguyện Cầu

PHẦN II: DĀNĀNUMODANA-GĀTHĀ & KHÓA KINH PHÚC CHÚC, HOAN HỶ PHƯỚC THÍ 

PHẦN III: MAṄGALA-GĀTHĀ & KHÓA KINH CẦU AN 

PHẦN IV: AVAMAṄGALA-GĀTHĀ & KHÓA KINH CẦU SIÊU 

PHẦN V: GIỚI THIỆU CÁC NGÀY LỄ (Rằm tháng Giêng, rằm tháng Tư, và rằm tháng Bảy) & CÁC BÀI KINH DÀI 

PHỤ LỤC: CÁC NGHI THỨC VÀ TÁC BẠCH TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY 

*-----*



Tuesday 14 February 2023

Thanh Văn Tạng - Đại Tạng Kinh Việt Nam

Các Kinh, Luật và Luận thuộc Thanh Văn Tạng, dịch từ Hán Tạng, được thực hiện trong giai đoạn đầu đã và đang được Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam ấn hành (2022, 2023) gồm có:

KINH BỘ:
– Kinh Trường A-hàm (2 quyển) + 1 Tổng Lục,
– Kinh Trung A-hàm (4 quyển) + 1 Tổng Lục,
– Kinh Tạp A-hàm (3 quyển) + 1 Tổng Lục,
– Kinh Tăng Nhất A-hàm (3 quyển) + 1 Tổng Lục.

LUẬT BỘ:
– Luật Tứ Phần (4 quyển) + 1 Tổng Lục,
– Luật Tứ Phần Tăng Giới Bổn – Yết-ma – Bách Nhất Yết-ma – Căn bản thuyết Nhất thiết hữu bộ Tỳ-nại-da sự,

LUẬN BỘ:
– A-tỳ-đạt-ma Câu-xá Luận (3 quyển),
– A-tỳ-đạt-ma Tập Dị Môn Túc Luận,
– A-tỳ-đạt-ma Pháp Uẩn Túc Luận,

TẠP BỘ:
– Kinh Hiền Ngu.
– Lục Độ Tập Kinh,

* Nguồn: https://phatviet.info/daitangkinh/ 

*-----*



Monday 13 February 2023

Bốn nơi động tâm - Chuyện bây giờ mới kể

Lần đầu tiên tôi đi hành hương Ấn Độ-Nepal là khoảng 20 năm trước, viếng thăm bốn nơi động tâm và các Phật tích khác. Khi trở về Perth, tôi viết một bài tường thuật kèm theo hình ảnh của chuyến đi và có vài buổi nói chuyện trong các phòng PalTalk trên Internet.

Một bạn đạo người Việt sống ở Hoa Kỳ viết email đến tôi. Anh là một Phật tử thuần thành nhưng anh chỉ biết kinh điển Đại thừa và Tịnh độ. Anh hỏi tôi rằng bốn nơi động tâm đó quả thật có ghi trong kinh điển và lịch sử Phật giáo hay không? Hay đó là do người đời sau đặt ra và được các tổ chức du lịch hành hương phóng đại để thu hút khách hàng Phật tử? 

Tôi gửi đến anh các trích đoạn của kinh điển Pāli (Đại kinh Bát-niết-bàn, DN 16; Kinh Động tâm, AN 4.118), trong đó Đức Phật khuyên chúng ta nên đi viếng bốn nơi động tâm để tăng niềm tín thành nơi Chánh Pháp. Tôi cũng đề cập đến quyển Đại Đường Tây Vực Ký của ngài Huyền Trang, trong đó ngài có ghi lại các thánh tích ở Ấn Độ mà ngài đã viếng thăm, và báo cáo của các nhà khảo cổ người Anh vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 – quan trọng nhất là công trình khai quật ở Ấn Độ của ông Alexander Cunningham – đã tìm lại được các địa điểm lịch sử trong thời Đức Phật. 

Vài tháng sau, anh ấy quyết định tham gia một chuyến hành hương để xem cho biết. Anh viết thư hỏi thêm về các thông tin sinh hoạt và các điều kiện vệ sinh, ăn uống và di chuyển tại Ấn Độ. Tôi có chia sẻ với anh ấy về những hiểu biết và kinh nghiệm của tôi. Sau chuyến đi đó, anh rất hoan hỷ và viết thư cám ơn tôi. Về sau, anh là người đứng ra tổ chức những chuyến hành hương khác cho bạn bè và bạn đạo ở Mỹ.

Bình Anson
Perth, Western Australia
12/02/2023

*

Trích lục kinh điển.

 I. ‘’Này các tỳ-khưu, có bốn nơi động tâm mà một người có lòng tín thành nên đến viếng. Thế nào là bốn? (1) Nơi Như Lai đản sinh, một người có lòng tín thành nên đến viếng. (2) Nơi Như Lai giác ngộ, đắc quả Vô thượng Chánh đẳng giác, một người có lòng tín thành nên đến viếng. (3) Nơi Như Lai chuyển Pháp luân Vô thượng, một người có lòng tín thành nên đến viếng. (4) Nơi Như Lai nhập Niết-bàn vô dư y, một người có lòng tín thành nên đến viếng. Đó là bốn nơi động tâm mà một người có lòng tín thành nên đến viếng.’’ 

– (Kinh Động tâm, Tăng chi bộ, AN 4.118)

II. ‘’Này Ānanda, có bốn nơi động tâm mà một người có lòng tín thành nên đến viếng. Thế nào là bốn? (1) Nơi Như Lai đản sinh, một người có lòng tín thành nên đến viếng. (2) Nơi Như Lai giác ngộ, đắc quả Vô thượng Chánh đẳng giác, một người có lòng tín thành nên đến viếng. (3) Nơi Như Lai chuyển Pháp luân Vô thượng, một người có lòng tín thành nên đến viếng. (4) Nơi Như Lai nhập Niết-bàn vô dư y, một người có lòng tín thành nên đến viếng.

“Này Ānanda, đó là bốn nơi động tâm mà một người có lòng tín thành nên đến viếng. Các thiện tín tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ sẽ đến và suy tư: ‘Đây là nơi Như Lai đản sinh’, ‘Đây là nơi Như Lai giác ngộ, đắc quả Vô thượng Chánh đẳng giác’, ‘Đây là nơi Như Lai chuyển Pháp luân Vô thượng’, và ‘Đây là nơi Như Lai nhập Niết-bàn vô dư y’. Những ai, trong khi chiêm bái những thánh tích ấy mà từ trần với tâm tín thành hoan hỷ, thì những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ được sinh về cõi thiện lành, cảnh giới chư thiên.” 

– (Đại kinh Bát-niết-bàn, Trường bộ, DN 16)

*-----*



Wednesday 1 February 2023

Tiểu sử Trưởng lão Sīvalī, theo kinh điển Pāli

 TRƯỞNG LÃO SĪVALĪ
Nguồn: G. P. Malalasekera (1938), Dictionary of Pali Proper Names,  The Pali Text Society, London.
Trần Ngọc Lợi dịch
(Bình Anson hiệu đính)

*

Ông là con của Công chúa Suppavāsā, tức cháu ngoại của vua trị vì xứ Koliya. Mẹ ông mang thai ông bảy năm bảy ngày và chuyển bụng trong bảy ngày liền (xem nhân duyên trong Asātarūpa Jātaka [1]). Bấy giờ bà nói với chồng rằng: “Trước khi mạng chung, tôi sẽ bố thí,” và nhờ chồng đến yết kiến Phật. Phật ban phước lành cho bà, bà sinh được mẹ tròn con vuông. Để tạ ơn, bà yêu cầu chồng cúng dường Đức Phật và chúng Tăng trong bảy ngày.

Từ lúc sinh ra, Sīvalī có thể làm bất cứ việc gì. Tôn giả Sāriputta nói chuyện với chàng ngay trong ngày chàng chào đời và truyền giới cho chàng với sự cho phép của Công chúa Suppavāsā. Chàng đắc Sơ quả ngay sau khi nắm tóc đầu tiên được thí phát, và đắc Nhị quả ngay sau khi nắm tóc thứ nhì được cắt đứt. Thọ giới xong, chàng vô rừng ẩn tu, hành thiền quán về sự chậm ra đời của mình và đạt thắng trí của bậc A-la-hán.

Vào thời Phật Padumuttara, ông có phát nguyện được làm vị đệ tử tối thắng về nhận vật thực cúng dường như ngài Sudassana, đệ tử của Đức Phật. Do đó, ông cúng dường Phật và chúng tỳ-khưu trong bảy ngày. 

Vào thời Phật Vipassī, ông làm gia chủ ở gần Bandhumatī, từng cúng dường mật, sữa chua và đường đủ cho 68 ngàn vị tỳ-khưu. 

Vào thời Phật Atthadassī, ông là vua Varuṇa từng cúng dường cội Bồ-đề sau khi Phật nhập diệt. Về sau, ông băng hà dưới cội Bồ-đề này và sinh lên cõi Nimmānaratī (Hóa lạc thiên). Ông làm vua 34 lần, với vương hiệu Subāhu [2].

Theo Apadāna [3], phụ thân ông trong kiếp sau cùng là người Licchavī tên Mahāli.

Trưởng lão Sīvalī được Phật tuyên bố là vị đệ tử tối thắng về nhận vật thực cúng dường [4]. Trưởng lão có tháp tùng Phật trong chuyến du hành đến Khadiravaniya-Revata vì đoạn đường này khó đi và ít được cúng dường vật thực [5]. Ngoài ra, Trưởng lão từng đi với 500 tỳ-khưu lên Hy Mã Lạp Sơn để thử sự tối thắng về nhận vật thực cúng dường của ông; ông được chư Thiên cúng dường chu đáo. Trên núi Gandhamādana, ông được Thiên tử Nāgadatta cúng dường cháo sữa trong suốt bảy ngày.

----------

Ghi chú:

[1] Cf. Ap. 494, vs. 29 f. Chuyện Sīvalī còn được kể trong Ud. ii. 8; AA. i. 136 f.; DhA. iv. 192 f.; ii. 196; J. i. 408 f. Udāna và Jātaka có nói rằng một cư sĩ hộ trì của Moggallāna phải hoãn lại cuộc thỉnh Phật về nhà thọ trai để Ngài nhận lời mời của Suppavāsā đến mừng ngày Sīvalī chào đời; chuyện này không thấy nói đến trong các kinh văn khác. Udāna không có đề cập đến việc Sīvalī vô rừng ẩn tu. Dhammapasaṭṭhakathā kể câu chuyện này một cách khác. 

[2] Thag. vs. 60; ThagA. i. 135. 

[3] Ap. ii. 492 f. 

[4] A. i. 24. 

[5] ThagA. i. 138; Ap. ii. 495; AA. i. 139.

*