Thursday 29 September 2022

HÀNH HƯƠNG PHẬT QUỐC (ẤN ĐỘ & NEPAL)

 HÀNH HƯƠNG PHẬT QUỐC (ẤN ĐỘ & NEPAL)

Dưới đây là liệt kê các địa điểm lịch sử, gồm bốn nơi động tâm và các thánh tích quan trọng tại Ấn Độ và Nepal, mà các bạn có thể đối chiếu và góp ý với ban tổ chức các chuyến hành hương. Nếu khéo sắp xếp, có thể viếng thăm các địa điểm này trong 10-14 ngày. Bao gồm các địa danh quan trọng:

(A) Ưu tiên hàng đầu – BỐN NƠI ĐỘNG TÂM:

1. Lâm-tì-ni (Lumbini, Nepal): nơi Đức Bồ-tát đản sinh.

2. Bồ-đề Đạo tràng (Bodh Gaya): nơi Đức Phật thành đạo.

3. Lộc Uyển (Sarnath): nơi Đức Phật chuyển Pháp luân (giảng bài pháp đầu tiên).

4. Câu-thi-na (Kushinagar, Kusinara): nơi Đức Phật nhập diệt.

(B) Các địa điểm lịch sử khác:

5. Thành Xá-vệ (Savatthi, Sravasti): Kỳ viên Tinh xá, nơi Đức Phật thường ngự trong 20 năm cuối.

6. Thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatsu): kinh đô của bộ tộc Thích Ca.

7. Vương Xá (Rajgir, Rajagahar), núi Linh Thứu, Trúc Lâm Tinh xá, Đại học Phật giáo Nalanda.

8. Sông Hằng (Gange River).

9. Thành Ba-la-nại (Benares, Varanasi), Câu-diệm-bi (Kosambi), Vệ-xá-li (Vesali, Vaishali).

10. Thành phố Delhi: Chiêm bái xá-lợi Phật tại Bảo tàng Quốc gia và viếng đồi East Kailash, nơi Đức Phật giảng bài kinh Lập niệm (Tứ niệm xứ) cho bộ tộc Kuru.


Dưới đây là các lộ trình nghị gợi ý, để giúp các bạn Phật tử sắp xếp chương trình hành hương của mình.

Lộ trình 1

Ngày 1: Đến Ấn Độ, thủ đô Delhi. Tham quan thành phố. Nghỉ đêm tại Delhi

Ngày 2: Đáp máy bay đi Varanasi. Xe đưa đi tham quan Sarnath, nơi Chuyển Pháp Luân, tháp Dhamekh, chùa Đại Bồ Đề, viện Bảo tàng. Tối nghỉ tại Varanasi.

Ngày 3: Sáng sớm đi tham quan sông Hằng. Xe đưa đi Savatthi, hành trình mất 10 giờ. Nghỉ đêm tại chùa Miến Điện hoặc nhà khách Sri Lanka.

Ngày 4: Thăm viếng Savatthi (Kỳ viên Tinh xá), nhà ông Cấp Cô Độc và Angulimala, chùa Thái, chùa Miến Điện, v.v. Trở về nghỉ đêm tại nhà khách.

Ngày 5: Lên đường đi Nepal.  Thăm Lumbini. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Nepal.

Ngày 6: Sáng sớm trở lại Lumbini, viếng chùa VN và các chùa khác. Lên đường về Ấn Độ. Tối đến Kusinara (Kushinagar), nghỉ đêm tại chùa Thái Lan.

Ngày 7: Thăm Chùa Niết Bàn, nơi Trà Tỳ, chùa Miến Điện, v.v. Lên đường đến Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya). Chiều đến khách sạn. Tham quan & tụng kinh tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Ngày 8: Tham quan Bồ đề Đạo Tràng, sông Ni Liên, các chùa, và vùng lân cận. Nghỉ đêm tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Ngày 9: Đến Vương Xá, núi Linh Thứu, Trúc Lâm, đại học Nalanda. Trở về Bồ Đề Đạo Tràng. Tham quan và tụng kinh tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Ngày 10: Sáng đáp máy báy về Delhi. Tham quan viện Bảo Tàng Quốc Gia, chiêm bái xá lợi Phật. Đến vùng East Kailash, viếng nơi Đức Phật giảng kinh Tứ Niệm Xứ. Nghỉ đêm tại Delhi (hoặc ra phi trường, rời Ấn Độ).

Ngày 11: Rời Ấn Độ.


Lộ trình 2

Ngày 1: Rời Bangkok bay thẳng đến phi trường Gaya, Ấn Độ. Đến khách sạn tại Bodh Gaya. Tham quan sông Ni Liên, làng Sujata. Trở về Bodh Gaya. Cơm tối, rồi tụng kinh hành thiền tại Bodh Gaya.

Ngày 2: Bodh Gaya. Thăm viếng các chùa, động Khổ Hạnh Lâm. Nghỉ đêm tại Bodh Gaya.

Ngày 3: Lên đường đi Rajgir (Vương Xá). Viếng núi Linh Thứu, Trúc Lâm tinh xá, Đại học Phật giáo Nalanda. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Patna.

Ngày 4: Viếng Vesali. Đến Kushinagar, viếng khu di tích Phật bát niết bàn. Tháp trà tỳ Makutabandhana. Nghỉ đêm tại chùa Thái Lan.

Ngày 5: Lên đường đi Nepal. Đến Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh. Thăm các chùa. Nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 6: Trở về Ấn Độ, thăm thành Kapilavatsu (Piprahwa và Ganwaria). Đến Xá Vệ (Savatthi), viếng thăm Kỳ Viên Tinh xá. Nhà ông cấp Cô Độc, tháp Angulimala, viện Bảo tàng, chùa Thái và Miến. Nghỉ đêm tại Nhà khách Sri Lanka.

Ngày 7: Lên đường đi Varanasi, tiến thẳng đến Sarnath, nơi Chuyển Pháp Luân. Viếng tháp Dhamekh, viện Bảo tàng, chùa Đại Bồ Đề, chùa Thái Lan. Nghỉ đêm tại Varanasi.

Ngày 8: Sáng sớm viếng sông Hằng. Viếng Kosambi. Nghỉ đêm tại Kanpur.

Ngày 9: Viếng Sankasya (Sankassa, nơi Đức Phật giảng Vi Diệu Pháp) trên đường đến Delhi. Nghỉ đêm tại Delhi.

Ngày 10: Tham quan thành phố Delhi. Viếng Viện Bảo Tàng Quốc Gia, chiêm bái xá lợi Phật. Đến viếng đồi East Kailash, nơi Đức Phật giảng kinh Tứ Niệm Xứ. Tối ra phi trường quốc tế, rời Ấn Độ.


Lộ trình 3

Ngày 1: Rời Bangkok bay thẳng đến phi trường Gaya, Ấn Độ. Đến khách sạn tại Bodh Gaya. Tham quan thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng. Trở về khách sạn. Cơm tối, rồi tụng kinh hành thiền tại Bodh Gaya.

Ngày 2: Bodh Gaya. Thăm viếng các chùa, sông Ni Liên, làng Sujata, động Khổ Hạnh Lâm (Dongkasiri). Nghỉ đêm tại Bodh Gaya.

Ngày 3: Lên đường đi Rajgir (Vương Xá). Viếng núi Linh Thứu, Trúc Lâm tinh xá, Đại học Phật giáo Nalanda. Trở về Bodh Gaya, nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 4: Lên đường đi Varanasi, nghỉ đêm tại Varanasi.

Ngày 5: Sáng sớm viếng sông Hằng. Tiến thẳng đến Sarnath, nơi Chuyển Pháp Luân. Viếng tháp Dhamekh, viện Bảo tàng, chùa Đại Bồ Đề, chùa Thái Lan. Quay về nghỉ đêm tại Varanasi.

Ngày 6: Đến Kushinagar, viếng khu di tích Phật bát niết bàn. Tháp trà tỳ Makutabandhana. Nghỉ đêm tại chùa Thái Lan.

Ngày 7: Lên đường đi Nepal. Đến Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh. Thăm các chùa. Nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 8: Trở về Ấn Độ, thăm thành Kapilavatsu (Piprahwa và Ganwaria). Đến Xá Vệ (Savatthi), viếng thăm Kỳ Viên Tinh xá. Nhà ông cấp Cô Độc, tháp Angulimala, viện BảoTàng, chùa Thái và Miến. Nghỉ đêm tại nhà khách Sri Lanka.

Ngày 9: Lên đường đi Lucknow. Đáp máy bay đến Delhi.

Ngày 10: Tham quan thành phố Delhi. Viếng Viện Bảo tàng Quốc Gia, chiêm bái xá lợi Phật. Đến viếng đồi East Kailash, nơi Đức Phật giảng kinh Tứ Niệm Xứ. Tối ra phi trường quốc tế, rời Ấn Độ.


Lộ trình 4

Ngày 1: Đến Ấn Độ, thủ đô Delhi. Tham quan thành phố. Nghỉ đêm tại Delhi.

Ngày 2: Đáp máy bay đi Lucknow. Đi xe đến Balrampur. Đến Xá Vệ (Savatthi), viếng thăm Kỳ Viên Tinh xá. Nhà ông cấp Cô Độc, tháp Angulimala, viện Bảo tàng, chùa Thái và Miến. Nghỉ đêm tại khách sạn Balrampur.

Ngày 3: Lên đường đi Nepal. Đến Lumbini, nơi Đức Phật đản sinh. Thăm các chùa. Nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 4: Trở về Ấn Độ, thăm thành Kapilavatsu (Piprahwa và Ganwaria). Đến Kushinagar, viếng khu di tích Phật bát niết bàn và tháp trà tỳ Makutabandhana. Nghỉ đêm tại chùa Thái Lan hay khách sạn.

Ngày 5: Lên đường đi Patna. Trên đường đi ghé thăm Vesali. Đến Patna, viếng viện Bảo Tàng. Nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 6: Lên đường đi Bồ Đề Đạo Tràng. Ghé thăm Đại học Nalanda, Vương Xá, núi Linh Thứu, Trúc Lâm. Buổi chiều đến Bồ Đề Đạo Tràng. Nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 7: Tham quan Bồ Đề Đạo Tràng, sông Ni Liên, các chùa, và vùng lân cận. Cơm tối, rồi tụng kinh hành thiền tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Ngày 8: Lên đường đi Varanasi, tiến thẳng đến Sarnath, nơi Chuyển Pháp Luân. Viếng tháp Dhamekh, viện Bảo Tàng, chùa Đại Bồ Đề, chùa Thái Lan. Nghỉ đêm tại Varanasi.

Ngày 9: Sáng sớm viếng sông Hằng. Trưa đáp máy bay về Delhi. Nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 10: Tham quan thành phố Delhi. Viếng viện Bảo Tàng Quốc Gia, chiêm bái xá lợi Phật. Đến viếng đồi East Kailash, nơi Đức Phật giảng kinh Tứ Niệm Xứ. Tối ra phi trường quốc tế, rời Ấn Độ.


Lộ trình 5

Ngày 1: Rời Bangkok bay thẳng đến phi trường Gaya, Ấn Độ. Đến khách sạn tại Bodh Gaya. Viếng chùa Đại Giác (Mahabodhi Temple) và cổ thụ Bồ-đề. Viếng các chùa quốc tế. Cơm tối, rồi tụng kinh hành thiền tại Bodh Gaya.

Ngày 2: Lên đường đi Rajgir (Vương Xá). Viếng núi Linh Thứu, Trúc Lâm tinh xá, Đại học Phật giáo Nalanda. Trở về Bodhg Gaya. Nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 3: Viếng động Khổ Hạnh Lâm tại Gaya. Lên đường đi Varanasi (Ba-la-nại). Viếng sông Hằng. Nghỉ đêm tại khách sạn ở Varanasi.

Ngày 4: Viếng Sarnath, nơi Chuyển Pháp Luân. Lên đường đến Kushinagar. Nghỉ đêm tại chùa Thái Lan, Kushinagar.

Ngày 5: Viếng khu di tích Phật bát-niết-bàn. Tháp trà tỳ Makutabandhana. Lên đường đi Nepal. Đến Lumbini. Nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 6: Viếng nơi Đức Phật đản sinh tại Lumbini. Thăm các chùa quốc tế. Trở về Ấn Độ. Tiếp tục đến Savatthi. Nghỉ đêm tại khách sạn. 

Ngày 7: Viếng Kỳ Viên Tinh xá, nhà ông cấp Cô Độc, tháp Angulimala, nơi Đức Phật thực hiện phép song thông. Lên đường đi Kanpur, nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 8: Viếng Sankasya (Sankassa, nơi Đức Phật giảng Vi Diệu Pháp). Tiếp tục đến Agra.

Ngày 9: Viếng Taj Mahal -- kỳ quan thế giới, và thành Agra. Nghỉ đêm tại khách sạn.

Ngày 10: Lên đường đến thủ đô Delhi. Đến viếng đồi East Kailash, nơi Đức Phật giảng kinh Tứ Niệm Xứ. Viếng Viện Bảo Tàng Quốc Gia, chiêm bái xá lợi Phật.

Ngày 11: Ra phi trường quốc tế, rời Ấn Độ.


Lộ trình 6
(Đây là lộ trình chúng tôi thực hiện vào tháng 11, 2010)

Ngày 1: Rời Bangkok, đáp máy bay đến Delhi, Ấn Độ. Ăn trưa tại một nhà hàng Tàu, chuyển sang máy bay nội địa, đến thành phố Patna, bang Bihar. Nghỉ đêm tại khách sạn (Chanakya Hotel).

Ngày 2: Lên xe bus, ăn sáng trên xe, lên đường đi Bodhgaya, bắt đầu cuộc hành trình đường bộ 10 ngày.

- Đến Bodhgaya, vào khách sạn (Tokyo Hotel), ăn trưa.
- Đến Bồ đề đạo tràng, nơi Đức Phật thành đạo. Tụng kinh tại cổ thụ bồ đề, cúng dường y tại chánh điện chùa Mahabodhi (Đại Giác). Viếng các nơi Phật ngự trong 7 tuần lễ sau khi giác ngộ.
- Lên xe, viếng Dhungeswara Cave (Khổ hạnh lâm), sông Ni-liên-thuyền, tháp Sujata.
- Sau cơm tối, đến Bồ đề đạo tràng tụng kinh, hành thiền.

Ngày 3: Lên đường đi Vương xá (Rajgir). Gridhrakuta Hill – Núi Linh-thứu; nhà tù Bimbisara, bệnh xá Jivaka; Veluvana Monastery – Tinh xá Trúc lâm do vua Bình-sa cúng dường; suối nước nóng; Nalanda University – Đại học Nalanda. Trở về Bodhgaya, nghỉ đêm.

Ngày 4: Sáng, tụng kinh tại cổ thụ bồ đề. Ăn trưa. Lên đường đi Varanasi (Ba-la-nại). Nghỉ đêm tại khách sạn (Ramada Hotel).

Ngày 5: Sáng sớm viếng sông Hằng. Lên đường đi Sarnath, viếng Lộc Uyển – nơi Đức Phật chuyển Pháp luân. Viếng viện Bảo tàng Sarnath. Tiếp tục đi đến Kusinara (Câu-thi-na). Nghỉ đêm tại chùa Thái, Wat Thai Kusinara.

Ngày 6: Viếng chùa và tháp Đại Niết-bàn (Parinibbana) – nơi Đức Phật nhập diệt. Viếng tháp Trà tỳ, tụng kinh, hành thiền. Lên đường đến biên giới Ấn Độ - Nepal. Vào Nepal, nghỉ đêm tại Lumbini, khách sạn Nhật bản (Lumbini Hoke Hotel).

Ngày 7: Viếng thánh địa Lâm-tỳ-ni, chùa Mayadevi – nơi Đức Phật đản sinh, và trụ đá Asoka. Viếng chùa Thái và chùa Việt Nam (VN Phật Quốc Tự). Trở về Ấn Độ. Đến Sravasti (Xá-vệ), nghỉ đêm tại khách sạn Nhật bản (Lotus Hotel).

Ngày 8: Viếng Tinh xá Kỳ-viên (Jetavana, do ông Cấp-cô-độc cúng dường) – nơi Đức Phật ngụ trong 19 năm cuối cùng, tụng kinh hành thiền. Viếng tháp Cấp-cô-độc và tháp Angulimala. Viếng chùa Thái Lan. Lên đường đến Lucknow, nghỉ đêm tại Piccadilly Hotel.

Ngày 9: Lên đường đến Sankasya, nơi Đức Phật trở về địa cầu sau 3 tháng giảng Vi diệu pháp trên cung trời Đao-lợi. Đến thành phố Agra, nghỉ đêm tại khách sạn (Jaypee Palace Hotel).

Ngày 10: Viếng đền Taj Mahal (đá trắng, một kỳ quan thế giới) và thành Agra Fort (sa thạch đỏ). Trở về khách sạn nghỉ đêm.

Ngày 11: Lên đường đến Delhi. Ăn trưa tại một nhà hàng Tàu. Chiêm bái xá lợi Phật tại Viện Bảo tàng. Mua sắm. Nghỉ đêm tại khách sạn (Avalon Delhi Hotel).

Ngày 12: Viếng đồi East Kailash, nơi Đức Phật giảng kinh Quán Niệm (Satipatthana Sutta) cho bộ tộc Kuru. Ra phi trường quốc tế, đáp máy bay trở về Thái Lan.



Saturday 17 September 2022

Các Nhạc sĩ Việt tôi mến mộ

Nhiều năm trước tôi có dịp nói chuyện với một vị giáo sư người Pháp. Ông nói rằng tiếng Việt nghe như hát vì có dấu giọng. Có lẽ đó là nhận xét đúng, vì ông ấy hoàn toàn không biết tiếng Việt, chỉ nghe âm thanh thôi. Và có lẽ cũng vì vậy, đa số người Việt chúng ta thích âm nhạc, ca hát, trong đó có tôi.

Tôi chỉ biết đàn hát nghêu ngao cho vui, hát một mình hoặc hát chung với bạn bè, không phải là dân chuyên nghiệp, nhà nghề. Cũng không khó tính, vì vui là chính. Lang thang xứ người trong gần 50 năm qua, nên tôi chỉ nhớ và quen thuộc với các bài hát trước 1975. Sau nầy, khi về VN vào các quán cafe nhạc – hay lang thang trên Net, nghe qua các bài nhạc sáng tác sau 1975, tôi cảm thấy không thích lắm. Có lẽ vì bây giờ mình già rồi, không còn nhiều cảm xúc như xưa, và cũng có lẽ mình không thực sự sống trong môi trường đó, nên không hoàn toàn cảm thông được.

Kèm theo đây là hình các vị nhạc sĩ có những bản nhạc tôi thích hát (hình ảnh sưu tầm trên Net). Trong số nầy, thật ra, tôi chỉ được gặp mặt 4 vị (Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Nguyễn Đức Quang). Còn các vị khác thì tôi chỉ thấy trong hình, qua các tập nhạc xưa, hoặc trên Net. Quý vị có nhận ra được các vị nhạc sĩ nầy không?

Từ trái qua phải:

- Hàng trên: Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên
- Hàng giữa: Nguyễn Đức Quang, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Nguyễn Ánh 9
- Hàng dưới: Phạm Duy, Đoàn Chuẩn, Lam Phương, Y Vân

*



Thursday 15 September 2022

Sách ấn tống: VỀ QUẢ VỊ DỰ LƯU (200 trang)

 Sách ấn tống: 

VỀ QUẢ VỊ DỰ LƯU 
Bình Anson biên soạn (2022, 200 trang)
Nxb Tôn Giáo

Quả vị Dự lưu, là cấp bậc đầu tiên trong bốn cấp  bậc giác ngộ được đề cập trong Phật giáo Sơ kỳ. Tên gọi của quả vị nầy là từ ý nghĩa của một hành giả nhập vào dòng chảy  không thối chuyển đưa đến giải thoát hoàn toàn. Dòng chảy nầy chính là đường thánh tám chi, là dòng sông hướng đến Niết-bàn, cũng giống như sông Hằng chảy ra biển cả. Thời gian cần thiết để dòng sông nầy tiến đến mục tiêu tối hậu là tối đa bảy kiếp sống, không kiếp nào tái sinh trong cõi giới thấp hơn cõi người. –  (Tỳ-khưu Anālayo)

*

Dự kiến sách sẽ được in xong vào đầu tháng 10-2022. Trong mùa Dâng Y Kathina sắp tới, nhóm ấn tống sẽ gửi sách cúng dường đến các chùa, đạo tràng và các trường Phật học theo yêu cầu. 

Tải bản ebook, dạng PDF:
=> https://tinyurl.com/y42y6zmy

*-----*

VỀ QUẢ VỊ DỰ LƯU - Mục lục

Phần I. TUYỂN TẬP CÁC BÀI VIẾT

01. Về bốn quả Thánh 
02. Quả Dự lưu: Tiến trình tu tập 
03. Về quả vị Dự lưu 
04. Thân kiến, Sakkāyadiṭṭhi 
05. Hoài nghi, Vicikicchā 
06. Giới cấm thủ, giới lễ nghi thủ - Sīlavata-parāmāsa 
07. Bốn quả thánh: Vài thuật ngữ 
08. Tóm lược về các hạng người 
09. Làm thế nào để giác ngộ? 
10. Thiền-na và đệ tử cư sĩ, theo các bài kinh Pāli 

Phần II. TRÍCH LỤC KINH ĐIỂN PĀLI

Giới thiệu Tương ưng Dự lưu, Tỳ-khưu Bodhi
Phẩm I - Cổng tre
.   Kinh 55:1-10 

Phẩm II – Một ngàn, hay vườn hoàng gia
.   Kinh 55:11-20

Phẩm III – Sarakāni
.   Kinh 55:21-30

Phẩm IV – Phước đức tràn đầy
.   Kinh 55:31-40

Phẩm V – Phước đức tràn đầy có kệ 
.   Kinh 55:41-50

Phẩm VI – Người có trí tuệ 
.   Kinh 55:51- 61

Phẩm VII – Đại trí tuệ
.   Kinh 55:62-74 

Tương ưng Nhân Duyên 
Tương ưng Thông đạt 
Tương ưng Uẩn 
Tương ưng Kiến 
Tương ưng Nhập 
Tương ưng Căn 

Tăng chi bộ 
Trung bộ 
Trường bộ 

*-----*





Wednesday 14 September 2022

Sách: Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam Sử lược (2019)

Sách:

Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam Sử lược 
Tập 1 &2 (2019)
Hòa thượng Giới Đức
Chùa Huyền Không sơn Thượng, Huế 

Tải về bản PDF:

Tập 1 (41.7 MB): https://tinyurl.com/msp43xxp 
Tập 2 (43.5 MB): https://tinyurl.com/3hzvtsaj

*-----* 



Wednesday 7 September 2022

Thiền-na (Jhāna) trong Kinh tạng Nikāya

 I. Trong Trung bộ (Majjhima Nikāya), dựa theo bảng Danh mục (Index), bản dịch tiếng Anh của Bhikkhu Ñāṇamoli và Bhikkhu Bodhi (1995), tôi tìm thấy thiền-na (jhāna) được đề cập đến trong những bài kinh sau đây:

1. MN 4 - Bhayabherava Sutta, Kinh Sợ hãi và khiếp đảm.
2. MN 6 - Ākankheyya Sutta, Kinh Ước nguyện.
3. MN 8 - Sallekha Sutta, Kinh Đoạn giảm.
4. MN 13 - Mahādukkhakkhandha Sutta, Đại kinh Khổ uẩn.
5. MN 25 - Nivāpa Sutta, Kinh Bẫy mồi.
6. MN 26 - Ariyapariyesanā Sutta, Kinh Thánh cầu.
7. MN 27 - Cūḷahatthipadopama Sutta, Tiểu kinh Ví dụ dấu chân voi.
8. MN 30 - Cūḷasāropama Sutta, Tiểu kinh Ví dụ lõi cây.
9. MN 31 - Cūḷagosinga Sutta, Tiểu kinh Khu rừng sừng bò.
10. MN 36 - Mahāsaccaka Sutta, Đại kinh Saccaka.
11. MN 39 - Mahā-Assapura Sutta, Đại kinh Xóm ngựa.
12. MN 43 - Mahāvedalla Sutta, Đại kinh Phương quảng.
13. MN 44 - Cūḷavedalla Sutta, Tiểu kinh Phương quảng.
14. MN 45 - Cūḷadhammasamādāna Sutta, Tiểu kinh Pháp hành.
15. MN 51 - Kandaraka Sutta, Kinh Kandaraka.
16. MN 52 - Aṭṭhakanāgara Sutta, Kinh Bát thành.
17. MN 53 - Sekha Sutta, Kinh Hữu học.
18. MN 59 - Bahuvedanīya Sutta, Kinh Nhiều cảm thọ.
19. MN 64 - Mahāmālunkya Sutta, Đại kinh Mālunkyāputta.
20. MN 65 - Bhaddāli Sutta, Kinh Bhaddāli.
21. MN 66 - Laṭukikopama Sutta, Kinh Ví dụ chim cáy.
22. MN 76 - Sandaka Sutta, Kinh Sandaka.
23. MN 77 - Mahāsakuludāyi Sutta, Đại kinh Sakuludāyin.
24. MN 78 - Samaṇamaṇḍikā Sutta, Kinh Samaṇamaṇḍikāputta.
25. MN 79 - Cūḷasakuludāyi Sutta, Tiểu kinh Sakuludāyin.
26. MN 101 - Devadaha Sutta, Kinh Devadaha.
27. MN 107 - Gaṇakamoggallāna Sutta, Kinh Gaṇaka Moggallāna.
28. MN 108 - Gopakamoggallāna Sutta, Kinh Gopaka Moggallāna.
29. MN 111 - Anupada Sutta, Kinh Bất đoạn.
30. MN 113 - Sappurisa Sutta, Kinh Chân nhân.
31. MN 118 - Ānāpānasati Sutta, Kinh Nhập tức xuất tức niệm. [*]
32. MN 119 - Kāyagatāsati Sutta, Kinh Thân hành niệm.
33. MN 139 - Araṇavibhanga Sutta, Kinh Vô tránh phân biệt.
34. MN 141 - Saccavibhanga Sutta, Kinh Phân biệt về sự thật.

[*] Theo Chú giải, phát triển thiền-na trong 12 bước đầu tiên của quán niệm hơi thở. Bốn bước sau cùng (13-16) là phát triển tuệ quán.

II. Trong Trường bộ (Dīgha Nikāya), các bài kinh sau đây đều có đề cập đến thiền-na (jhāna) - tổng cộng 19 kinh trong số 34 bài kinh:
DN 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 21, 22, 26, 29, 33.

III. Trong Tương ưng bộ (Saṃyutta Nikāya), có 2 chương về thiền-na: Chương 34 - Tương ưng Thiền (Jhānasaṃyutta), thiên Uẩn (55 bài kinh) và Chương 53 - Tương ưng Thiền (cùng tên), thiên Đại phẩm (54 bài kinh).

IV. Trong Tăng chi bộ (Aṅguttara Nikāya), thiền-na (jhāna) được đề cập đến trong 24 bài kinh sau đây:
AN 2.13, AN 3.58, AN 3.63, AN 4.123, AN 4.164, AN 4.190, AN 4.198, AN 4.41, AN 4.78, AN 5.14, AN 5.272, AN 5.28, AN 6.60, AN 8.11, AN 9.34, AN 9.35, AN 9.36, AN 9.40, AN 9.41, AN 9.42, AN 9.73, AN 9.74, AN 11.16, AN 11.67.

*-----*




Sunday 4 September 2022

Vài gợi ý khi đọc sách.

 Vài gợi ý khi đọc sách.

“… Cần phải thận trọng và sáng suốt. Đừng chỉ tin vào một bài viết nào hay một đoạn văn nào vì nó được trích ra từ một cuốn sách, vì nó được viết bởi một tác giả danh tiếng, vì nó được liệt kê trong danh mục được giới thiệu bởi người nào đó, vì nó được ai đó nhiệt tình giới thiệu, vì nó từ một cuốn sách với hình bìa đẹp mắt, và quan trọng nhất, vì nó nói cho bạn những gì bạn muốn nghe.

“Cần phải thận trọng khi đọc sách. Đọc các sách về tâm linh thì phải chậm rải, thong thả. Cần phải suy tư. Cần có thời gian để nghiền ngẫm. Đọc để học những điều mới lạ, để gia tăng mức độ hiểu biết thâm sâu hơn, để nhắc nhở mình về những điểm quan trọng. Đừng ngại ngùng khi đọc những gì có vẻ khó hiểu.” 

Bhante Sujato (04/01/2021)  

----------

* Ghi thêm: Cũng trong tinh thần đó, nên xem những gì viết ở trên của Sư Sujato chỉ là những gợi ý. Đừng vội tin theo mà cũng đừng vội bác bỏ. Suy tư, cân nhắc, rồi mỗi người phải tự vạch ra đường lối riêng cho mình. (Bình Anson).

*



Friday 2 September 2022

Giới thiệu bốn bộ kinh Nikaya

 Giới thiệu bốn bộ kinh Nikaya:

- Dẫn luận kinh Trường bộ. Thích Nhật Từ (2019).
https://tinyurl.com/mv3due66

- Dẫn luận kinh Trung bộ. Thích Nhật Từ (2019).
https://tinyurl.com/5n8a2rap

- Dẫn luận kinh Tương ưng bộ. Thích Minh Thành (2019).
https://tinyurl.com/yuxf3etz

- Dẫn luận kinh Tăng chi bộ. Thích Minh Thành (2020).
https://tinyurl.com/mty3zbe5

*-----*



Thursday 1 September 2022

Hãy trich lời Đức Phật

 HÃY TRÍCH LỜI ĐỨC PHẬT

Hỏi: – Sư thường khuyến khích các vị đệ tử nên trích dẫn lời của Đức Phật, không trích dẫn lời của Sư. Tại sao Sư đặc biệt nhấn mạnh điều này, trong khi người ta thường thích quy chiếu về những lời nói và giảng dạy của những vị thầy của họ?

Đáp: – Tôi thường nói với mọi người ở đây, tại Hội Thiền Quán (Bhavana Society), rằng: “Khi các bạn giảng pháp, đừng trích lời của Sư G (*)! Đừng nói ‘Sư G đã giảng, đã nói như thế này …, thế này …’ Hãy trích dẫn lời Đức Phật! Đức Phật nói như thế này ..., thế này ... Các bạn ghi nguồn, xuất xứ trong tạng Nikaya và cho biết tên bài kinh liên quan.”

Tại sao?

Khi bạn trích dẫn lời của một vị thầy Phật giáo, như thể sao chép. Từ bản đầu tiên bạn tạo ra một bản sao khác. Từ bản sao thứ hai, bạn tạo ra thêm một bản sao khác nữa, rồi cứ tiếp tục như thế. Khi đến bản thứ 100, nó chỉ còn là một tờ giấy trắng. Bạn không còn có thể đọc được một chữ nào!

Vì thế tôi không thích trích dẫn lời của các vị thầy. Thay vào đó, tôi thích trích dẫn lời dạy nguyên thủy của Đức Phật. Lời dạy của Đức Phật được giữ nguyên, không thay đổi theo thời gian. Các bạn hãy tìm đọc các bản dịch giá trị từ bản Pali và trích dẫn từ nguồn đó. Như thế, cho dù bạn trích dẫn lời dạy hay các đệ tử của bạn trích dẫn, tất cả đều quy về cùng một nguồn.

Nếu làm khác đi – trích lời của vị thầy này của vị thầy kia của vị thày nọ … – cuối cùng rồi bạn sẽ không thấy được ý nghĩa thật sự. Như thể tìm cây kim trong đống rơm. Bạn không còn thấy được đạo Phật!

Đó là xu hướng ngày nay trong xã hội phương Tây. Người ta thích trích dẫn lời “thầy của tôi đã nói như thế này, thế này.” Có người chỉ viết những cuốn sách về thầy của họ. Chúng tôi có nhiều sách như thế trong thư viện ở đây. Họ không thích trích lời Phật dạy có lẽ là vì họ cho rằng các lời dạy đó đã xưa cũ, không theo trào lưu nữa.

Đôi khi tôi đến một nơi nào đó để thuyết pháp, nếu tôi đề cập đến Tứ Thánh đế, nhiều người phản ứng nói rằng: “Bạch Sư, điều đó quá sơ đẳng. Hãy bàn luận về những điều thâm sâu hơn!”

Bạn có thấy tâm trạng đó không, cho rằng lời dạy cốt lõi lại là “điều sơ đẳng”? Tôi hỏi lại: “Vậy thì điều thâm sâu thật sự là gì?”

Chúng ta cần phải nhớ rằng sau 45 năm truyền giảng giáo pháp, Đức Phật tuyên bố, “Này các tỳ-khưu, ta chỉ giảng dạy Khổ và sự Diệt khổ.” Đó là tất cả những gì Ngài đã dạy. Còn các điều khác chỉ là thứ yếu, phụ thuộc.

Tôi đã thấy chuyện này xảy ra trong suốt cuộc đời tôi. Do đó, chúng ta sẽ còn thấy vẫn tiếp tục trong tương lai.

(*) Sư G: “Bhante G”. Đây là tên gọi thân mật dành cho ngài Hòa thượng Gunaratana.

– Hòa thượng Gunaratana
“What, why, how: Answers to your questions about Buddhism, meditation, and living mindfully” (2020). 

*