Tuesday 28 March 2023

Vẫn gọi Australia là nhà

 I STILL CALL AUSTRALIA HOME
(TÔI VẪN GỌI AUSTRALIA LÀ NHÀ)

Mấy hôm nay bỗng nhiên nghĩ đến chuyện đi lang thang đó đây của mình trong mấy chục năm qua. Đã thỏa ước nguyện tâm linh là đi hành hương bốn nơi động tâm ở Ấn Độ và viếng thăm sáu nơi kết tập kinh điển Pali ở Ấn Độ, Sri Lanka và Miến Điện. Thêm vào đó, tôi đã hoàn tất ước nguyện ấp ủ từ khi còn bé là đi lang thang dọc theo bờ biển hình chữ S của Việt Nam, từ Cà Mau đến Móng Cái. Bây giờ già rồi và đã toại nguyện, tôi không còn mong ước đi du lịch chỗ này chỗ kia nữa.

Rồi nghĩ thêm, trong 72 năm cuộc đời, tôi đã sống trên vùng đất Kăng-ga-ru này trên 40 năm, nghĩa là hơn phân nửa đời người. Đã quen thuộc và cảm thấy gần gũi với con người và đất nước này. Xem như đó là quê hương thứ hai của mình, và rồi, trên thực tế sẽ sống trong những năm tháng còn lại và kết thúc tại nơi đây.

Từ đó, chợt nhớ đến bài hát này, "I still call Australia home" (Tôi vẫn gọi Australia là nhà), do Peter Allen sáng tác 40 năm trước và thỉnh thoảng vẫn còn nghe dân chúng Úc ca hát nghêu ngao ...

Mời nghe cho vui:

1) Peter Allen hát, có lời để theo dõi:
https://www.youtube.com/watch?v=WZls2uyHKWI

2) Leah Lever (16 tuổi) hát:
https://www.youtube.com/watch?v=kO7cvVwtww8

3) Ban hợp ca học trò:
https://www.youtube.com/watch?v=R3K5RA3VJfs

4) Ca sĩ Dami Im hát:
https://www.youtube.com/watch?v=hsF4nqY3F_o

5) Ban hợp ca The Ten Tenors :
https://www.youtube.com/watch?v=iTJF2WcRBYo

*

I STILL CALL AUSTRALIA HOME (TÔI VẪN GỌI AUSTRALIA LÀ NHÀ).
Peter Allen (1980)

I've been to cities that never close down
From New York to Rio and old London town
But no matter how far
Or how wide I roam
I STILL CALL AUSTRALIA HOME.

I'm always travelin'
And I love bein' free
So I keep leavin' the sun and the sea
But my heart lies waiting over the foam
I STILL CALL AUSTRALIA HOME.

All the sons and daughters spinning 'round the world
Away from their families and friends
Ah, but as the world gets older and colder
It's good to know where your journey ends.

And someday we'll all be together once more
When all the ships come back to the shore
Then I realize something I've always known
I STILL CALL AUSTRALIA HOME.

No matter how far
Or how wide I roam
I STILL CALL AUSTRALIA HOME.

*-----*

Tạm dịch:

Tôi đã từng viếng các thành phố luôn luôn nhộn nhịp
Từ New York đến Rio và London xưa
Nhưng dù tôi có đi thật xa
Và đi khắp mọi nơi
TÔI VẪN GỌI AUSTRALIA LÀ NHÀ.

Tôi luôn luôn đi đó đây
Tôi thích được tự do
Cho nên tôi rời miền biển nắng ấm
Nhưng rồi tim tôi vẫn nằm với bọt sóng biển
TÔI VẪN GỌI AUSTRALIA LÀ NHÀ.

Những người con trai và con gái đi khắp nơi trên thế giới
Rời xa gia đình và bạn bè
Nhưng rồi đến tuổi xế chiều, mệt mỏi
Họ biết nơi nào để trở về an nghỉ.

Ngày nào đó chúng ta sẽ lại đoàn tụ
Khi mọi chiếc tàu đi xa trở về cập bến cũ
Lúc ấy, tôi nhận ra một điều lâu nay hằng ấp ủ
TÔI VẪN GỌI AUSTRALIA LÀ NHÀ.

Dù tôi có đi thật xa
Và đi khắp mọi nơi
TÔI VẪN GỌI AUSTRALIA LÀ NHÀ.

*-----*



Monday 27 March 2023

Sách: Lý thuyết Nhân tính qua Kinh tạng Pali - Thích Chơn Thiện (1999)

Sách:

LÝ THUYẾT NHÂN TÍNH QUA KINH TẠNG PĀLI.
Hòa thượng Thích Chơn Thiện (1999)

Luận án Tiến sĩ Phật học, Đại học Delhi, Ấn Độ (1996)
(Nguyên tác: The Concept of Personality Revealed Through the Pañcanikāya)

Link tải bản PDF (2 MB):
https://tinyurl.com/2s4karpu

Link dự phòng:
https://mega.nz/file/OgwCSJCL#772JDV44N_FBdZfFVvcGjAap_ZCjflgRmtyChp306Ik

*-----*

Mục Lục

Lời giới thiệu
Lời nói đầu

PHẦN I: LỜI GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
I.1. Chương 1: Dẫn nhập
I.1.1: Nhan đề và giới thiệu đề tài
I.1.2: Phạm vi đề tài
I.2. Chương 2: Duyên khởi là sự thật
I.2.1: Tư tưởng và xã hội Ấn trước thời đức Phật
I.2.2: Con đường đi đến chân lý của đức Phật

PHẦN II: GIÁO LÝ DUYÊN-KHỞI
II.1. Chương 1: Ý nghĩa Duyên-khởi
II.1.1: Duyên, Duyên khởi, Năng duyên, Sở duyên
II.1.2: Ý nghĩa 12 chi phần Duyên khởi
II.1.3: Sự vận hành của 12 chi phần Duyên khởi
II.2. Chương 2: Sự soi sáng của Duyên khởi
II.2.1: Nhân sinh quan và vũ trụ quan
II.2.2: Duyên khởi và các vấn đề cá nhân
II.2.3: Cá nhân và môi sinh
II.2.4: Cá nhân và các giá trị con người

PHẦN III: LÝ THUYẾT NHÂN TÍNH QUA KINH TẠNG PÀLI
III.1. Chương 1: Các lý thuyết Nhân tính đương thời
III.1.1: Lý thuyết Nhân tính
III.1.2: Các nét đặc trưng về Nhân tính
III.1.3: Lược qua các lý thuyết về Nhân tính tiêu biểu
III.2. Chương 2: Con người là năm uẩn
III.2.1: Ý nghĩa năm uẩn
III.2.2: Sự vận hành của năm uẩn
III.2.3: Năm Thủ uẩn và vấn đề khổ đau và hạnh phúc

PHẦN IV: NĂM THỦ UẨN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÁ NHÂN
IV.1. Chương 1: Dục vọng của cá nhân
IV.1.1: Ham muốn cõi Dục
IV.1.2: Ham muốn phái tính
IV.1.3: Ham muốn hiện hữu
IV.1.4: Ham muốn vô hữu
IV.1.5: Cái nhìn trí tuệ
IV.2. Chương 2: Năm Thủ uẩn và giáo dục cá nhân
IV.2.1: Giáo dục cá nhân
IV.2.2: Năm Thủ uẩn và Nghiệp cũ, Nghiệp mới
IV.2.3: Tu tập Năm Thủ uẩn và Giáo dục

PHẦN V: KẾT LUẬN
V.1. Chương 1: Hướng Văn hóa và Giáo dục mới
V.1.1: Hướng Giáo dục mới
V.1.2: Hướng Văn hóa mới
V.2. Chương 2: Giải đáp cho các khủng hoảng hiện nay
V.2.1: Giải đáp cho "Khủng hoảng tư tưởng"
V.2.2: Giải đáp cho "Khủng hoảng dục vọng"
V.2.3: Giải đáp cho "Khủng hoảng con tim"
V.2.4: Giải đáp cho "Khủng hoảng cảm xúc"
V.2.5: Giải đáp cho "Khủng hoảng đạo đức"
V.2.6: Giải đáp cho "Khủng hoảng môi sinh"
V.2.7: Giải đáp cho "Khủng hoảng giáo dục"

*-----*


Sunday 26 March 2023

Phật giáo Sơ thời khác với Theravada như thế nào - Bhikkhu Sujato

 Sách:

PHẬT GIÁO SƠ THỜI KHÁC VỚI THERAVADA NHƯ THẾ NÀO
(How Early Buddhism Differs From Theravada)

Bhikkhu Sujato
Nguyên Giác dịch (2022)

Tải bản song ngữ Việt-Anh (PDF, 1.2 MB) tại link:
https://tinyurl.com/5cxv7pvf

*

MỤC LỤC

Lời dịch giả 
Dẫn nhập

(1) KHUYNH HƯỚNG TỔNG QUÁT (General tendencies)
Quá nhấn mạnh vào vô ngã (overdetermination of not-self)
Hai sự thật (the two truths)
Hệ Thống Hóa A Tỳ Đàm (abhidhammic systematization)
Tác giả A Tỳ Đàm (authorship of abhidhamma)
Dựa vào A Tỳ Đàm hơn các bài Kinh (abhidhamma over suttas)
Chủ nghĩa tự thể ngữ học (linguistic essentialism)
Lạc mất mạch văn Bà la môn (Loss of brahmanical context)
Tinh thần khảo sát (the spirit of inquiry)
Phương pháp thiền tập (meditation methods)
Các khóa thiền thất (meditation retreats)
Cái tối thiểu trần trụi (The bare minimum)
Sùng mộ vs. Thiền tập (devotion vs. meditation)

(2) ĐỨC PHẬT (Buddha)
Bồ Tát: ý định hướng tới giác ngộ (bodhisatta: one intent on awakening)
Các phẩm tính toàn thiện (the perfections)
Truyện bản sanh (jātaka stories)
Tịnh Phạn trong ngôi vua (Suddhodana as king)
Bốn dấu hiệu (the four signs)
Như Lai (tathāgata)
Toàn tri (omniscience)
Tiên tri (prophecy)
Các chuyến đi của Đức Phật (the buddha’s travels)
Hình ảnh Đức Phật (buddha images)
Xá lợi (relics)

(3) PHÁP (Dhamma)
Đối tượng của tâm (mind objects)
Khoảnh khắc của tâm (mind moments)
Khoảnh khắc hiện tại (present moment)
Nghiệp cận tử (deathbed kamma)
Trạng thái trung ấm (the in-between state)
Quán về bất tịnh của thân nữ (contemplation of the ugliness of women’s bodies)
Tự tánh (sabhāva: inherent essence)
Các pháp định (the varieties of samādhi)
Huệ khô (dry insight)
Thiền tuệ (insight meditation)
Các tuệ tri kiến (the “insight knowledges”)
Tứ phân biệt đạo (the four paṭisambhidās)
Hậu quả tiêu cực của nghiệp (the negative consequences of kamma)
Vô ngã giản lược (reductionist not-self)
Danh sắc như là tâm và thân (nāmarūpa as “mind and body”)
Tướng: căn bản thiền pháp (nimitta: the basis for meditation)
Kasina: cái toàn thể thiền tập (kasiṇa: meditative totality)
Một cỗ xe: nơi vạn pháp hợp nhất (ekāyana: where all things come together as one)
Niệm: cái được suy nghĩ tư lường (muta: that which is thought)
Hành: lựa chọn (saṅkhāra: choices)
Tâm chói sáng (the radiant mind)
Vi lượng tử và phân tích tối hậu về vật chất (rūpa kalāpas and the ultimate analysis of matter)
Căn bản vật chất của tâm (physical basis of mind)
Chữ ti cho chữ tu (ti for tu)
Nhấn mạnh vào hồi hướng phước (emphasis on transference of merits)

(4) TĂNG (Sangha)
Tu sĩ và tiền bạc (monastics and money)
Cấp bậc (hierarchy)
Các viên chức Tăng đoàn do nhà nước bổ nhiệm (state-appointed sangha officials)
Các vị trụ trì (abbots)
Các bộ chúng (nikāyas)
Dòng phái truyền thừa (ordination lineages)
Các vị ni (nuns)
Chế độ phụ quyền (patriarchy)
Ni xuất gia và thọ giới do tăng thực hiện (ordination of bhikkhunīs by bhikkhus)
Tin vào phụ nữ (believing women)
Bộ phái (sectarianism)
Thánh nhân như các khoảnh khắc tâm (the noble persons as mind-moments)

THAM KHẢO

*-----*