Sunday 31 December 2017

Nhạc Việt: Phạm Duy, Trường ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN & MẸ VIỆT NAM


Trường ca CON ĐƯỜNG CÁI QUAN & MẸ VIỆT NAM.
Thu âm tại Sài Gòn vào năm 1965, với lời giới thiệu của Phạm Duy.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

* nviet35.zip – Trường ca Con Đường Cái Quan & Mẹ Việt Nam (136 MB)
https://mega.nz/#!blYmlbpS!y16lL2XZiufGasE2k1E8beDHSarzbwAUZVed81CYeVg 

1) Trường ca Con Đường Cái Quan, Phạm Duy sáng tác từ năm 1954 đến 1960.
- Từ miền Bắc
- Qua miền Trung
- Vào miền Nam

2) Trường ca Mẹ Việt Nam, Phạm Duy sáng tác từ năm 1963 đến 1964. 
- Đất mẹ
- Núi mẹ
- Sông mẹ
- Biển mẹ.

*

Friday 29 December 2017

Tổ chức Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh 1938–2014

Tổ chức Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh 1938–2014
Nguyên Hậu Kusalapacchā
Tạp chí Phật giáo Nguyên thủy, 2015

Năm 1981, Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh là một trong chín thành viên dựng nên ngôi nhà chung hoàn mỹ: Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bài viết này xin giới thiệu khái quát quá trình hình thành và phát triển của Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh từ 1938–2014. Đặc biệt nhấn mạnh đến hệ thống tổ chức của hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh cho đến 1981, thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

1. Nguồn gốc, danh xưng Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh

Từ năm 1930 đến 1957 giai đoạn hình thành với tên gọi Đạo Phật Thích Ca, [15, tr1]. Thời gian này các bậc khai sáng, hữu công ngưỡng mộ Phật giáo Nam tông từ Campuchia, đang tìm tòi học hỏi. Sau đó, các vị từng bước xuất gia tại Campuchia, xây chùa tháp ở Việt Nam, đưa Phật giáo Nam tông du nhập Việt Nam. Từ 1957 đến 1964 thành lập “Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam (Theravada)” [2]. Từ 1964 đến 1981 mặc nhiên với tên gọi “Phật giáo Nam tông” [17, tr.xviii].

Sau khi thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam (Theravada), Phật giáo Nam tông dần ổn định và phát triển. Từ năm 1963 Phật giáo Nam tông Kinh đồng hành cùng dân tộc, với Tổng hội Phật giáo chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, đòi tự do tôn giáo. Ngày 1-11-1963 chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, Phật giáo Nam tông là thành viên trọng yếu (trong Hiến chương 1963 chỉ ghi 2 hệ phái thành lập: Nam tông và Bắc tông) lập nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất (Thành lập từ 31-12-1963 đến 15- 01-1964).

Từ 1981 đến 2010: Hệ Phái Nam tông. Năm 1981 Phật giáo Nam tông cùng các tông phái khác sáng lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Năm 2010 đến nay, để phân biệt với Phật giáo Nam tông Khmer, Giáo hội Phật giáo Việt Nam văn phòng tại Thành Phố Hồ Chí Minh gọi với danh xưng “Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh” [17, tr.xvii].

 2. Quá trình hình thành

Căn cứ vào điều lệ và nội quy Giáo hội Tăng giả Nguyên thủy Việt Nam (Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh ngày nay) có quá trình thành lập sau:

Ngày 20-02-1957 Ban Chưởng Quản tạm thời đệ “…đơn xin phép thành lập một Hiệp Hội lấy tên là Giáo hội Tăng Già Nguyên thủy Việt Nam (Theravada)” [2, tr.1]. “…Ngày 18-12-1957 Bộ Trưởng Nội vụ ôn Vũ Tiến Huân thừa lệnh Tham Lý Nội An đóng dấu ký duyệt cho Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam hoạt động theo đạo dụ số 10” [2, tr.1].

Như vậy, kể từ thời gian kể trên Giáo Hội Tăng Già Nguyên thủy Việt Nam (Theravada), chính thức có tư cách pháp nhân, pháp lý, có mặt trên toàn cõi Việt Nam, tham gia hoằng Pháp độ sinh. Từ đó, Giáo Hội Tăng Già Nguyên thủy Việt Nam (Theravada) đóng vai trò vô cùng lớn, quan trọng trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đặc biệt giai đoạn 1963 cùng Tổng hội Phật giáo tranh đấu đòi công bằng, tự do tín ngưỡng, góp phần cùng với phong trào cách mạng làm sụp đổ chế độ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, lập nên Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh đã trải qua một thời gian dài, thai nghén hình thành, xây dựng mới có được thành quả như trên. Những bậc hữu công đầu tiên có công đầu khai sáng hệ phái, giữ vai trò cực kỳ quan trọng dẫn đến sự tồn tại, phát triển của hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh, không thể không nhắc tới đó là Cụ Nguyễn Văn Hiểu, Văn Công Hương, Nguyễn Văn Quyến, Đoàn Văn Hường…và gia đình chủ đất Bùi Ngươn Hứa đã hiến cúng đất xây nên ngôi chùa Nguyên thủy đầu tiên vào năm 1938. Bên cạnh đó còn có ông “Ngô Bảo Hộ, sau xuất gia năm 1937, pháp danh Thiện Luật; Hồ Văn Viên, xuất gia năm 1938, pháp danh Huệ Nghiêm; Phạm Văn Tông, xuất gia 19-7-1940, pháp danh Bửu Chơn; Người thứ tư, Lê Văn Giảng, xuất gia 15-10-1940, pháp danh Hộ Tông” [12].

Đây chính là bốn vị cao Tăng thạc đức khai mở, du nhập Việt Nam Phật giáo Nguyên thủy đầu tiên. Cùng với các bậc cư sĩ hữu công trên đã khai sáng nên hệ phái góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa, tín ngưỡng của người Việt từ đó đến nay. 

Tất cả các vị trên đều xuất thân từ thành phần trí thức, công chức cho Pháp như cụ Hiểu, Bác sĩ Lê Văn Giảng… họ là những người bạn thân nhau cùng chung chí hướng, cùng có tâm đạo, cùng hướng về đạo pháp. Họ cùng nhau nguyện ước: người xây chùa (cụ Hiểu), người xuất gia tầm đạo (Bác sĩ Lê Văn Giảng) và cứ thế cùng nhau thực hiện.

Năm 1938, cụ Hiểu và hai người bạn Văn Công Hương, Nguyễn Văn Quyến rủ nhau tìm đất xây chùa, thích hợp tu Thiền, không xa thành phố, không gần thành thị không quá bất tiện cho hoằng dương Chánh pháp. Họ tìm được khu đất phù hợp, định thuê đất cất chùa, nhưng gia đình chủ đất phát tâm cúng dường phần đất xây chùa, không phải thuê. Đó là phần đất tại ấp Gò Dưa, Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức (Nay 171/10 Quốc Lộ 1A Phường Bình Chiểu, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam).

Kết quả ngôi Tam Bảo Phật giáo Nguyên thủy đầu tiên trở thành hiện thực, tồn tại và phát triển cùng năm tháng. Bấy giờ chùa chỉ là…ngôi tịnh xá (Tam bảo tịnh xá) thờ Phật và cất 8 cái cốc cao cẳng theo kiểu nhà người Miên. Trong khi chờ đợi người bạn và thỉnh chư Tăng đến hoằng pháp, anh em cư sĩ mỗi buổi chiều, ra giờ làm việc đều lên ở trong cốc tham thiền, mỗi chiều thứ 7 lên ở tới sáng thứ hai mới trở về Sài Gòn làm việc..” [7, tr.6].

Năm 1938, ông Nguyễn Văn Hiểu và Bác sĩ Lê Văn Giảng mời Tỳ khưu Thiện Luật về Việt Nam trụ trì ngôi chùa chưa đặt tên ít lâu sau khi xây dựng xong.

Ngày 15-04-1940, Ngài Thiện Luật, Ngài Huệ Nghiêm và nhóm tín đồ ông Nguyễn Văn Hiểu tổ chức lễ khánh thành và kiết giới Sima, đặt tên Bửu Quang tự, tên Pali Ratanaramsyàràma. Trong buổi lễ có sự chứng minh của phó Sãi Vương Campuchia, Hòa thượng Som-Dach Choun-Nath, 30 vị Tỳ khưu Khmer và đông đảo thiện nam tín nữ chật sân chùa và tràn cả xung quanh. Lễ trồng cây Bồ Đề do Quốc Vương Sihanu hiến cúng cũng được tiến hành ngay sau đó. Từ đó, chùa chính thức có tên gọi, tồn tại, phát triển theo thời gian. Lễ khánh thành tổ chức long trọng có đại diện chính quyền địa phương, có quan chức “bảo hộ” Pháp, đại diện các chùa, các Khuôn hội, các Niệm Phật Đường trong vùng tham dự.

Năm 1940, ông Nguyễn Văn Hiểu bán biệt thự riêng tại Sài Gòn dùng nửa tiền xây lại chùa Bửu Quang bằng gạch thẻ mái ngói, cốc lầu gạch ngói, nửa tiền còn lại mua ruộng lúa canh tác lo chi phí nhang đèn. Đến “…Năm 1945, khi thực dân Pháp trở lại chiếm Sài Gòn, phong trào kháng chiến bùng nổ, chư Tăng liền tản cư về Nam Vang, cư sĩ không ai dám đến chùa chỉ có ông cả Ngưu (Phú Nhuận) ở lại làm từ.

Qua năm 1947, chùa Bửu Quang bị lính Pháp phá, dỡ lấy ngói gạch và đốn hết cây cối làm vật liệu xây lô cốt.

Qua năm 1951, giặc tạm yên, anh em cư sĩ xin vật liệu các nhà hư đổ chở đến xây cất lại ngôi chùa” [7, tr.7].

Sau khi chùa Bửu Quang bị thực dân Pháp chiếm chùa, phá dỡ, phục vụ cho xâm lược lần thứ hai ở Việt Nam (1945-1954), chư Tăng, tín đồ chạy giặc khắp Sài Gòn, thuận duyên họ mượn chùa Kỳ Viên, Bàn Cờ, bà Năm Ngọc trụ trì làm nơi thuyết pháp, luận đạo.  

Trong giai đoạn này ông Nguyễn Văn Tịnh, ông Dương Văn Thêm học đạo từ Campuchia trở về cùng chư vị cư sĩ lão thành tạo lập chùa Giác Quang ở Bến Bình Đông năm 1945 (nay 47 Lương Văn Cang Q 8). Đây chính là cơ sở thứ 2 Phật giáo Nguyên thủy sau năm 1938. 

Năm 1953, Ngài xuất gia [12] tại chính ngôi chùa mình góp công đức tạo dựng, pháp danh Giác Quang.  

Sau chùa Bửu Quang, chùa Giác Quang, chùa Kỳ Viên là ngôi Tam Bảo Phật giáo Nguyên thủy thứ 3. Chùa Kỳ Viên do bà Bùi Thị Ngọc trụ trì, tạo lập ngày 19–6–1922.

Trong số tín đồ chùa Bửu Quang tản cư năm 1945 có ông Quờn chạy về Bàn Cờ gặp Thầy Đội Hậu rủ nhau hộ pháp chùa Kỳ Viên, càng về sau thiện nam tín nữ chùa Bửu Quang về càng đông. Lần lượt có ông Hiểu, ông Cầm, Nhân, Phước, Minh, Ngưu đến phụ lực, thỉnh mời sư Huệ Nghiêm, pháp sư Thông Kham… thuyết pháp.

Ngày 21–07–1949, do giải tỏa, nhóm tín đồ ông Nguyễn Văn Hiểu thuê đất cất chùa Kỳ Viên mới góc đường Phan Đình Phùng–Bàn Cờ. Ngày 09-10-1949 chùa Kỳ Viên tổ chức lễ An Vị Kim Thân Phật.

Sau đó, ông Kim Long và bà Lâm Thị Thiệt mua khu đất thuê cùng đông đảo tín đồ long trọng cử hành lễ cúng dường đất, chùa ngày 16-02-1952 (nhằm 21 tháng giêng Nhâm Thìn), đến chư Tăng đại diện Phật giáo Nguyên thủy. Ngày hôm sau 17-02-1952 lễ nhận chùa, đất, kiết giới Sima được tiến hành có Tỳ khưu Hộ Tông và sư Cả trụ trì chùa Mahàmontrey, Campuchia chứng minh buổi lễ.

Năm 1953, khu Bàn Cờ hỏa hoạn, chùa Kỳ Viên cháy xén góc bếp, chùa thành nơi cứu trợ nạn nhân hỏa hoạn. Vì thế, chùa trùng tu từ 12-02-1954 đến tháng 11-1954, xoay mặt tiền ra đường giải tỏa, nối dài đường Phan Đình Phùng, trở thành ngôi chùa Nam tông đẹp nhất Sài Gòn lúc bấy giờ.

Chùa Bửu Long, gần cầu Đồng Nai là cơ sở thờ tự thứ 4 ở Việt Nam (nay số 81, Nguyễn Xiển, Ấp Thái Bình I, phường Long Bình, Q9, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, thuộc Công Viên Lịch Sử và Văn Hóa Dân Tộc). Năm 1942, thiện nam Võ Hà Thuật mua khu đất khoảng 13ha làm nơi Tỳ khưu Hộ Tông dạy thiền, thuyết pháp, trở thành rừng thiền cho bất cứ ai có nhu cầu. Năm 1957, Giáo hội Tăng Già Nguyên thủy thành lập, tín đồ Võ Hà Thuật cúng dường Giáo hội khu đất này.

Ở Việt Nam Tỳ khưu Thiện Luật là người đầu tiên thọ nhận chùa Phổ Minh (cơ sở thờ tự thứ 5) xây dựng năm 1934, thuộc truyền thống Bắc tông do Bà Năm Ngọc quản lý, dâng cúng năm 1957. (nay số 02 Thiên Hộ Dương, phường 1, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam). Sau đó, Tỳ Khưu Hộ Tông đề cử một số sư từ chùa Bửu Quang sang ở Phổ Minh để vừa tu vừa coi sóc chùa mới” [5, tr.500].

Năm 1960, Tỳ khưu Thiện Luật mời Tỳ khưu Bửu Chơn trụ trì, hoằng pháp.

Từ 1950 trở đi, Phật giáo Nam Tông Kinh tại miền Trung, Trung phần, được du nhập, khai sáng trực tiếp bởi Tỳ khưu Giới Nghiêm. Chùa Tam Bảo 119c Đại lộ Phan Chu Trinh, Đà Nẵng (nay 323 Phan Châu Trinh, Thành Phố Đà Nẵng, Việt Nam) là tổ đình đầu tiên tại miền Trung, Trung phần, tạo lập năm 1953 (Phật lịch 2497), bởi công đức các tín đồ nòng cốt Hà Thúc Diếu, Vĩnh Cơ… Ngày 15-03-1963 (Phật lịch 2507), chùa Tam Bảo khánh thành có Ngài Narada, sư Dũng Chí, sư Hộ Giác, sư Tịnh Sự, sư Ẩn Lâm, sư Tối Thắng, sư Giác Quang…tất cả cao Tăng thạc đức Trung ương Giáo hội Tăng Già Nguyên thủy Việt Nam tham dự. Có nhóm tín đồ ông Nguyễn Văn Hiểu từ Sài Gòn, ở Huế có ông bà Vĩnh Thái và đông đảo thiện nam tín nữ. Có cả chư Tăng Bắc tông như Thích Đôn Hậu, Thích Mật Nguyện, Mật Hiển, Sơn Trí… Số lượng tín đồ ngày càng đông, người xuất gia tu học ngày càng nhiều nên chùa trở thành ngôi trường, Phật học viện sơ cấp (với sự hỗ trợ của Thiền Sư Hộ Tông và Ngài Bửu Chơn, đức Giới Nghiêm hướng dẫn) cho nhiều tu sĩ truyền thống Phật giáo Bắc Tông tu học, tiêu biểu Tỳ khưu Hộ Nhẫn…. Nhiều khóa thiền được khai giảng, nhiều lớp Chư Tăng, Tu Nữ và tín đồ hành trì dưới ngôi Tam Bảo uy nghi, tôn nghiêm này.

Năm 1954, Ngài Giới Nghiêm cùng Tỳ khưu Bửu Chơn, Tỳ khưu Thiện Luật, Tỳ khưu Hộ Nhẫn đến Huế hoằng pháp. Trong 2 năm tín đồ theo học tròn trăm lẽ, chính lực lượng tín đồ đầu tiên này tìm mua đất cất chùa. Năm 1956, ngôi chùa Phật Giáo Nguyên Thủy đầu tiên ở Huế được xây dựng: Tăng Quang Tự, tên tiếng Pàli: Sangharànsyaràma; dân địa phương hay gọi là "chùa Áo Vàng". Đây là cơ sở vững chắc khởi đầu truyền bá Phật giáo Nguyên Thủy tại Huế và lan rộng: chùa Định Quang ở Giạ Lê, tạo lập năm 1958, Chùa Thiền Lâm ở Từ Hiếu, Đàn Nam Giao, kiến lập bởi Tỳ khưu Hộ Nhẫn…. Thuở đầu chùa Tăng Quang là căn nhà đơn sơ Ngài Giới Nghiêm tu thiền, truyền đạo cho thiện nam tín nữ hữu duyên. Nhờ oai lực Tam Bảo và đạo hạnh của Ngài nên tín đồ thành tâm mua đất xây chùa, Chư Tăng có chỗ tu hành, tín đồ có nơi cúng dường Tam Bảo.

Một trong những thiện nam tín nữ đầu tiên hộ trì Tam Bảo Phật Giáo Nguyên Thủy ở Huế tích cực nhất ông bà Nguyễn Thiện Đông và Nguyễn Thị Cúc (ông bà Vĩnh Thái, tên cửa hàng bách hóa lớn nhất Huế bấy giờ). Ông bà cùng các tín đồ tâm đạo cao, ra sức vận động, quyên góp tài chính, thường xuyên hỗ trợ nên chùa Tăng Quang được tạo lập. Cũng chính nhờ cơ sở này, Phật Giáo Nguyên Thủy có nơi bám trụ, phát triển đến nay tại Huế. Giới tử xuất gia Sa di chùa Tăng Quang đầu tiên Ngài Thiện Tâm, nay trở thành Hòa Thượng cao Tăng khả kính.

 “…Chúng tôi là ông Nguyễn Thiện Đông…vợ là bà Đặng Thị Cúc…nguyện cúng vĩnh viễn thửa đất số 1352 có cất nhà số 1/1 đường Minh Mạng Huế đến Tổng hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam tại Đà Nẵng…”[6].

Để có được cơ sở trên phần đất Việt Nam như vậy thì Bác sĩ Lê Văn Giảng và những người bạn không ngừng nổ lực tại Campuchia. Từ trước những năm 1928 Bác sĩ thú y Lê Văn Giảng và các tín đồ Việt kiều trí thức như: Phạm Văn Tông (hoặc Thông), Đoàn Văn Hộ, bác sĩ Dương Văn Phát, Lê Minh Học, Sáu Hoa, Ba Lý, Sáu Diên, Phán Long, Văn Công Hương, Ngô Bảo Hộ, Hồ Văn Viên, Phán Nghiêm, Phán Lai, Phán Ngọt, Phán Huê, Tô Kim Phước, Lý Văn Ngữ, Trương Phong Vĩnh... Đặc biệt, có ông Francois Nguyễn, lai Pháp, ông Charles Clairet, quốc tịch Pháp, bốn sư người Việt: sư Cả Thạnh, sư Tuệ Báu, sư Lê Khanh và sư Nguyễn Phát Phước.. đã tôn tạo chùa Sùng Phước theo truyền thống Phật giáo Bắc tông (thân sinh thầy Lê Minh Học trụ trì chùa) thành ngôi chùa Phật giáo Nguyên thủy làm nơi sinh hoạt tâm linh, lễ bái, tụng kinh, niệm Phật theo hình thức Phật giáo Nguyên thủy, rộng khoảng 1ha tại xóm Trường Đua, Quận 4, Phnômpênh. Trong đó, số người hay lui tới có Ba Diên, Sáu Hoa, Ba Lý, Văn Công Hương, Phạm Văn Tông, Hồ Văn Viên... Họ thành lập “An Nam Phật Giáo Hội”. Ông Lê Văn Giảng phụ trách nghiên cứu, tu tập, soạn dịch Kinh tạng truyền bá tại Campuchia, Việt Nam.

Ngày 05-7-1935, “An Nam Phật Học Hội tại Campuchia” chính thức thành lập, văn phòng tại chùa Sùng Phước [5, tr.112].

Tháng 3 năm 1936, chùa Sùng Phước được bác sĩ Lê Văn Giảng cùng mọi người cải sửa thành tu viện Theravāda và gia nhập Giáo hội Phật giáo Campuchia [5, tr.127]. Trở thành trung tâm Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam tại Campuchia, đào tạo Tăng tài, ấn tống Kinh sách, tạp chí, lưu giữ và nghiên cứu Kinh tạng ngôn ngữ Pāḷi, Pāḷi–Miên, Anh, Pháp, Hán, Việt, Miên. Các sư Cả Thạnh, sư Tuệ Báu, sư Lê Khanh và Nguyễn Phát Phước phụ trách nghi lễ, nghi thức. Tổ chức tu tập Tam quy, Ngũ giới, Bát quan trai giới, tham thiền, kinh hành, thuyết pháp vào các ngày rằm mùng 1 và 16 âm lịch cho cộng đồng người Việt…Trụ trì viên tịch, Tỳ khưu Hộ Tông kế thừa rồi bàn giao sư Cả Thạnh tiếp nối cho đến khi bị sát hại… Nhờ có chùa Sùng Phước tại Campuchia các tín đồ Việt kiều có nhiều cơ hội hiểu rõ Phật giáo Nguyên thủy. Bậc sơ tổ xuất gia Phật giáo Nguyên thủy cũng từ ngôi chùa này. Đây chính là điểm hoằng pháp Phật giáo Nguyên thủy đầu tiên của người Việt tại Campuchia, nhờ đó du nhập Chánh pháp về Việt Nam có nhiều thuận lợi, đạt nhiều thành tựu về sau.

Đó chính là những tiền đề dẫn đến thành lập Giáo hội Tăng già như đã kể trên. Có thể phân chia Giáo hội Tăng Già Nguyên thủy Việt Nam thành 5 giai đoạn. Giai đoạn tiền đề (1928–1957) như trên đã nói. Đây chính là giai đoạn cực kỳ quan trọng khai sinh một hệ phái đã làm nên kỳ tích tưởng chứng như không thể. Giai đoạn 1955–1963; Giai đoạn 1963–1967; Giai đoạn 1967–1981; Giai đoạn 1981–nay (2014).

3. Giai đoạn 1955–1963 thành lập Hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam (Theravada) ở Đà Nẵng

Để có thành lập được Giáo hội Tăng Già Nguyên thủy Việt Nam thì vai trò hộ pháp của nhóm thiện nam Nguyễn Văn Hiểu cực kỳ quan trọng. Chính tín đồ Nguyễn Văn Hiểu, Văn Công Hương, Nguyễn Văn Quyến….đã dầy công thúc đẩy thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam.

 Tại miền Trung, Trung phần, Ngài Giới Nghiêm và các tín đồ nòng cốt Hà Thúc Diếu, Vĩnh Cơ…đệ đơn xin lập Hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam. Ngày 21-10- 1955 ông Nguyen Đon Duyen, tòa đại biểu chính phủ tại Trung Việt, Huế duyệt y bởi nghị định số 3716-ND-PC, cho phép Hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam có trụ sở tại Đà Nẵng được phép thành lập, hoạt động toàn lãnh thổ Trung Việt. Trong Điều lệ, gồm 9 chương 19 điều chương thứ nhất ghi:

Danh hiệu: Hội lấy danh hiệu là Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam.” Mục đích “…Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam là hiệp nhứt tất cả Tín Đồ Phật Giáo Nguyên Thủy thành một đoàn thể duy nhất, không phân biệt giai cấp, già trẻ, trai gái, để cùng nhau tu tập duy trì chánh pháp…lấy Tam Tạng PALI là Kinh Luật Luận của Đức Phật Thích Ca Mưu Ni làm nền tảng…..không tham gia vào công việc có tánh cách chính trị.

Chương thứ hai gồm điều thứ IV, điều thứ V: Thời hạn–Phạm vi hoạt động. Điều thứ V ghi “…hoạt động không thời hạn…trong toàn lãnh thổ Trung Việt”

Ban sáng lập và dự thảo điều lệ gồm:

Chánh Hội trưởng: Vĩnh Cơ, Thương gia, Hội đồng thành phố; 2. Nguyễn Ngô Riển, chủ sự cơ xưởng hỏa xa Đà Nẵng, Phó Hội trưởng; 3. Tôn Thất Thiệp, Chánh thơ ký, công chức Việt Nam công thương ngân hàng; 4. Đoàn Ngọc Châu, công chức hỏa xa, nghi lễ; 5. Trịnh Đỗ Hách, Thầu khoán Đà Nẵng, kiểm soát; 6. Lê Văn Thừa, nhân viên hỏa xa; 7. Hà Thúc Diếu, y tá bệnh Đà Nẵng, tài chánh kiêm thủ quỹ; 8. Phan Văn Toán, thương gia Đà Nẵng, kiểm soát; 9. Trần Hải, nhân viên hỏa xa, nghi lễ. [3, tr.5].

3.1. Hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam (Theravada) thành lập ở Sài Gòn
Ngày 10-06-1956, nhóm tín đồ ông Nguyễn Văn Hiểu soạn thảo nội quy, điều lệ, đơn xin thành lập Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam gửi chính quyền Ngô Đình Diệm. Đến 14-05-1957 chính quyền Ngô Đình Diệm phê duyệt cho phép thành lập Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam hoạt động theo quy chế các hiệp hội Đạo dụ số 10 do vua Bảo Đại ký ngày 6-8-1950. Theo Đạo dụ này các tôn giáo khác chỉ được xem xét công nhận là Hiệp hội trừ giáo hội Công giáo có điều khoản riêng.

Điều lệ Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam gồm 10 chương 40 điều. Trong đó, Chương Nhứt, điều thứ 1 ghi: Hội có danh hiệu: “HỘI PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY VIỆT NAM (THERAVADA)”.

 Điều thứ 2, tôn chỉ của “Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam (Theravada) là hành đạo đúng theo Chánh Pháp của Phật Tổ Thích Ca chơn truyền có ghi chép trong Tam Tạng Pháp Bảo bằng Phạn Ngữ (Pali)”; Mục đích của Hội “Đoàn kết trong các hàng Phật tử để dìu dắt và hỗ trợ nhau trong việc tu hành, phổ biến Phật Pháp đặng tránh những điều mê tín dị đoan, đem lại sự yên vui cho mình và cho tất cả mọi người”.

Điều thứ 3, “Trụ sở của Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam đặt tại thủ đô Sài Gòn và tạm thời tại Kỳ Viên Tự (Jetavana Vihàra) số 610 Phan Đình Phùng Sài Gòn” [3, tr. 5].

 Sau đó dời về Phúc Tuệ Tịnh Môn, số 491/12 Phan Đình Phùng, Sài Gòn và hoạt động Phật sự cho đến ngày…”[9, tr.47].

Ban sáng lập Hội và dự thảo Bản Điều lệ gồm:

1.      Ô. NGUYỄN VĂN HIỂU, công chức Sở Công chánh hồi hưu, cư ngụ tại số 8 đường Phan Đình Phùng, Gia Định.
2.      Ô. TRƯƠNG VĂN HUẤN, giáo sư Trường Trung học Pétrus Ký, cư ngụ tại trường Pétrus Ký, Sài Ggòn.
3.      Ô. TRẦN VĂN CẦM, Phó chủ sự văn phòng Ty Ốc lộ và Kiến thiết Hỏa xa Việt Nam, cư ngụ tại số 132 đường Bùi Thị Xuân, Sài Gòn.
4.      Ô. TRẦN VĂN NHÂN, Thư ký tại văn phòng ông Phó Đô trưởng Sài Gòn, cư ngụ tại số 30/2 đường Ngô Thời Nhiệm, Sài Gòn.
5.      Ô. TRẦN VĂN NHƠN, Thư ký tại phòng Thống kê Tổng Nha Công Thuế và Công Quản, cư ngụ tại số 51/6B đường Cao Thắng, Sài Gòn.
6.      HUỲNH CÔNG YẾN, Thư ký Nha Thương cảng Sài Gòn, cư ngụ tại số 65/7 đường Phát Diệm, Sài Gòn.
7.      Cụ ĐẶNG VĂN CHẤT, Giáo viên Trường Trương Minh Ký, cư ngụ tại số 355/17A đường Phạm Ngũ Lão, Sài Gòn.
8.      Cụ ĐÀNG VĂN NGỘ, Giáo viên Trường Trương Minh Ký, cư ngụ tại số 371/252 đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn [3, tr.15].

Từ đó các tín đồ Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam (Theravada) chính thức hoạt động, có tư cách pháp nhân, pháp lý.

Ngoài ra Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam (Theravada) còn ban hành Nội quy Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam nhằm mục đích “ấn định những chi tiết về sự hoạt động của Hội và những kỷ luật căn bản về sự thực hành của Hội viên” [10, tr.19].

 Nội quy chia ra hai phần.

Phần nhứt có hai chương. Chương A tóm lượt định nghĩa của những danh từ thường dùng để giúp cho hàng Phật tử sơ cơ có một quan niệm rõ rệt về Phật giáo Nguyên thủy. Chương B giảng giải thêm những nghi thức thờ cúng, quy y, thọ giới và những phận sự trọng yếu của người cư sĩ.

Phần nhì là phần chủ yếu của nội quy gồm có 5 chương 41 khoản sau đây:

Chương I - Mối liên quan giữa Tăng và tín đồ.
Chương II - Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban Quản trị và Thường trực.
Chương III - Thể thức lập chi hội.
Chương IV - Phận và quyền hạn của hội viên.
Chương V - Tương trợ hội viên, công tác từ thiện.

Tóm lại, Điều lệ, nội quy Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam đề cập đến sinh hoạt của các tín đồ hội viên với nội dung lành mạnh, hoạt động thuần túy theo giáo lý Nguyên thủy (Theravàda).

Sau khi hai Hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam Trung phần (trụ sở Đà Nẵng) và Sài Gòn thành lập thì đó chính là động lực thúc đẩy thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam. Trước đó, nhóm tín đồ ông Nguyễn Văn Hiểu đề nghị chưa được vì các bậc khai sáng chưa muốn lập hội, chỉ muốn tu hành chứng thành đạo quả, cứu độ chúng sinh mà thôi. Tuy nhiên, trước quyết tâm thành lập giáo hội Tăng già nhằm đem duyên lành Chánh pháp đến chúng sinh bằng việc thành lập Tổng hội ở Đà Nẵng và Tổng hội cư sĩ ở Sài Gòn, các bậc khai sáng liền chấp thuận thành lập giáo hội Tăng già.

3.2. Sự thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam (Theravàda)
Cuối năm 1957, nhóm tín đồ ông Nguyễn Văn Hiểu thỉnh mời chư Tăng từ Campuchia, Lào sang Việt Nam dự lễ sám hối, tất niên, cầu nguyện quốc thái dân an. Đồng thời, bầu Ban Chưởng Quản tạm thời nhằm soạn thảo điều lệ, đơn từ chuẩn bị thành lập Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam chính thức. 14g ngày 15-01-1957 tại chánh điện chùa Kỳ Viên, 610 Phan Đình Phùng, Sài Gòn, Chủ tọa, Thiền Sư Bửu Chơn, sư Kim Quang, thư ký và 22 vị Tỳ khưu bỏ thăm kín, kết quả đắc cử sau:

1. Tăng Thống: Tỳ khưu Bửu Chơn; 2. Phó Tăng Thống I: Tỳ khưu Thiện Luật; 3. Phó Tăng Thống II: Tỳ khưu Hộ Tông; 4. Tổng Thư ký: Tỳ khưu Kim Quang; 5. Phó Thư ký: Tỳ khưu Giới Nghiêm; 6. Cố Vấn I: Tỳ Kheo Tối Thắng; 7. Cố Vấn II: Tỳ khưu Giác Quang [1].

Ngày 20-02-1957 Ban Chưởng Quản tạm thời gồm các ông Phạm Văn Tông, Đoàn Văn Hộ, Lê Văn Giảng, Ngô Văn Sáu, Nguyễn Đình Trấn, Mã Văn Hiền và Dương Văn Thêm đệ “…đơn xin phép thành lập một Hiệp Hội lấy tên là Giáo hội Tăng già Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam” [2, tr.1]. “…Ngày 18-12-1957 Bộ Trưởng Nội vụ ôn Vũ Tiến Huân thừa lệnh Tham Lý Nội An đóng dấu ký duyệt cho Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam hoạt động theo đạo dụ số 10” [2, tr.1].

Giáo Hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam (Theravada), sinh hoạt theo điều lệ gồm 8 chương 29 điều. Trong đó, chương nhứt gồm 3 điều: 1, 2, 3 quy định Danh Hiệu, Tôn Chỉ và Mục Đích, Trụ Sở. Điều thứ 1 quy định:

“…lấy danh hiệu là GIÁO HỘI TĂNG GIÀ NGUYÊN THỦY VIỆT NAM (THERAVADA)”. Điều thứ 2 quy định tôn chỉ “…hành đạo đúng theo Chánh pháp, có tam y, quả bát, giữ đúng giới luật của Phật tổ Thích CaMục đích…đoàn kết tất cả Chư Tăng Việt Nam thành một đoàn thể duy nhứt để bảo tồn và phổ thông Phật pháp

Điều thứ 3 ghi: Trụ sở của Giáo Hội tạm đặt tại KỲ VIÊN TỰ (JETAVANA VIHÀRA), số 610 đường Phan Đình Phùng–Sài Gòn” [2, tr.3].

 Chương hai, điều 4 ghi“…được hoạt động vĩnh viễn trên khắp lãnh thổ Việt Nam.” [2, tr.3].

Chương ba quy định Hội Viên, Hệ Thống giáo Hội, Nhiệm vụ, bao gồm 5 điều từ điều 5 đến điều 10.

Chương tư quy định Vào Giáo Hội, Xin Ra, Trục Xuất.Chương tư từ điều 11 đến điều 14.

Chương năm gồm điều 15 quy định Chương Trình Hoạt Động Của Giáo Hội.

Chương sáu từ điều 16 đến điều 19 nói về nhóm Ban Chưởng Quản, Nhóm Đại Hội.

Chương bảy quy định Khuôn Dấu, Giấy Chứng Nhận Xuất Gia Của Hội Viên, bao gồm điều thứ 20 đến điều thứ 22.

Chương tám từ điều thứ 23 đến điều thứ 29 quy định về Thi Hành Điều Lệ Thay Thế Trong Ban Chưởng Quản, Giải Tán.

Bên cạnh bản điều lệ Giáo Hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam (Theravada) được ban hành còn có bản nội quy gồm 27 khoản, làm tại Sài Gòn ngày 12-7-1958. Trong đó, gồm nhiều mục như: Đối với Phật Bảo, Pháp Bảo, Tăng Bảo, Chánh quyền, Xã hội và đối với Tín đồ.

Trong nội quy, phần đối với Phật Bảo khoản 1 ghi rõ: “Chỉ thờ phụng đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni, có đắp Y Cà Sa”. Khoản 12 ghi “Ban Chưởng Quản Giáo Hội Tăng Già phải là người có quốc tịch Việt Nam và thông thuộc tiếng Việt Nam”. Khoản 12 “đọc kinh theo giọng Nam Phạn Pali (Ấn Độ)” [11].

3.3. Hệ thống tổ chức Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam
Như trên chúng tôi vừa trình bảy để thành lập được Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam thì các tín đổ nòng cốt của giáo hội phải thành lập trước Tỉnh hội tại Đà Nẵng và Tổng hội cư sĩ tại Sài Gòn. Đây chính là động lực thúc đẩy chư Tăng Nam tông tiến hành thành lập Giáo hội Tăng già vì chư Tăng chỉ muốn tu hành theo Chánh pháp, các tín đồ trước đó nhiều lần thỉnh cầu nhưng chưa được chư Tăng chấp thuận.

Chúng ta thấy Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam có 2 tổ chức cùng song song tồn tại. Một của Tổng hội Cư sĩ có vai trò hộ trì Tam Bảo, một của chư Tăng. Tuy nhiên, tuy hai mà một, cả hai tổ chức phối hợp nhịp nhàng, ăn ý, không cản trở nhau trên con đường giải thoát, dựa vào nhau, hành đạo và hộ trì, tạo tiền đề đột phá, phát triển vượt bậc.

Về Hệ thống tổ chức của Tổng hội cư sĩ tại Đà Nẵng là: “công việc quản trị của Hội do một Ban Quản trị Trung ương Tổng hội tạm đặt trụ sở tại Đà Nẵng và những Ban Quản Trị cấp tỉnh, thành đặt tạị tỉnh thành, Ban Quản trị Chi Hội đặt tại xã, thôn ở Trung Việt”.

“Ban quản trị Trung Ương Tổng hội gồm:
1 vị Pháp chủ; 2 vị cố vấn tinh thần; 1 Hội trưởng; 1 Phó Hội trưởng; 1 Tổng thơ ký; 2 Kiểm soát; 1 thủ quỹ; 2 liên lạc và lễ nghi.

Ban Quản trị cấp Tỉnh, Thành gồm:
1 vị cố vấn tinh thần; 1 Hội trưởng; 1 Phó Hội Trưởng; 1 Tổng Thơ ký; 1 Phó Thơ ký; 1 Thủ Quỹ; 1 Liên Lạc và Lễ Nghi; 1 Kiểm Soát

Ban Quản Trị Chi Hội gồm có:
1 vị Cố Vấ tinh thần; 1 Chi Trưởng; Thư Ký; 1 Thủ Quỹ; 1 Liên Lạc và Lễ Nghi; 1 Kiểm Soát (Chương năm điều XI)

Hội đưa ra chương trình hành động sau:
1.        …Xuất bản tờ Nguyệt San Phật Pháp…; 2...Lập ban Thanh Thiếu Niên Phật tử ở Tổng Hội để phụng sự Tam Bảo…; 3… Lập Ban Tương tế Cứu tế, giúp đồng bào nghèo khó, bố thí, mở các cô nhi viện…4. …Lập Ban Văn Hóa, mở Phật học đường, mở thư viện… 5.…Lập Ban Kiến Thiết và Kế Hoạch… xây dựng chùa tháp…” [4, tr 2-3-4].

Điều lệ Hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam Trung phần gồm 9 chương 19 điều.

Chương thứ nhất quy định Danh hiệu–Mục đích và Trụ sở của Hội.

Chương thứ hai gồm điều thứ IV, điều thứ V: quy định Thời hạn–Phạm vi hoạt động.

Chương thứ ba nói về Thể thức vào Hội, ra Hội và khai trừ khỏi Hội. Chương thứ ba có điều thứ VI, VII, VIII.

Chương thứ tư quy định Nghĩa vụ và quyền lợi của Hội viên, gồm điều thứ IX, X.

Chương thứ năm từ điều thứ XI, XII, XIII, XIV, XV, quy định Việc quản trị của Hội.

Chương thứ sáu: gồm điều thứ XVI nói về Chương trình hành động của Hội.

Chương thứ bảy chỉ có điều thứ XVII nói về Tài sản–Động sản và bất động sản.

Chương thứ tám quy định Thay đổi điều lệ: điều thứ XVIII.

Chương thứ chín nói về Giải tán Hội: điều thứ XIX.

Về Hệ thống tổ chức của Tổng hội cư sĩ tại Sài Gòn gồm: Tổng hội, Tỉnh hội và Chi hội. Điều hành Tổng hội cư sĩ gồm Ban Quản trị trung ương. Tỉnh hội và Chi hội cũng điều hành với cơ cấu tương tự là Ban Quản trị. Mỗi nhiệm kỳ 2 năm được bầu cử bằng cách bỏ thăm kín.

Chương năm từ điều 12 đến điều 17 nói về Tổ Chức Việc Quản Trị. Điều 12 quy định:

1 Hội trưởng; 2 Phó hội trưởng; 1 Tổng thư ký; 2 Phó thư ký; 1 Thủ quỹ; 2 Phó thủ quỹ; 1 Cố vấn; 2 Kiểm soát viên; 1 Đại diện của mỗi Tỉnh hội (nếu có)” [3, tr.9].

“Trong giai đoạn 1957–1958 Ban Quản trị trung ương gồm:

1.      Hội trưởng Nguyễn Văn Hiểu.
2.      Phó hội trưởng I Đặng Văn Ngộ.
3.      Phó hội trưởng II Văn Công Hương.
4.      Tổng thư ký Trần Văn Cầm.
5.      Phó tổng thư ký I Đặng Văn Chất.
6.      Phó tổng thư ký II Nguyễn Hạp.
7.      Thủ quỹ Đoàn Văn Hai.
8.      Phó thủ quỹ Huỳnh Công Yến.
9.      Phó thủ quỹ Ngô Vi Thụy.
10.  Cố vấn Trần Văn Nhân.
11.  Kiểm soát Tôn Thất Thiệp” [3, tr.15].

Điều lệ Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam gồm 10 chương 40 điều. Trong đó, Chương Nhứt nói về Danh Hiệu, Tôn Chỉ, Mục Đích và Trụ Sở. Chương Nhứt bao gồm từ điều 1 đến điều 3.

Chương hai từ điều 4 đến điều 7 quy định về Thời Hạn, Phạm vi Hoạt Động và Chi Hội. Trong đó:

Điều 4: Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam (Theravada) được hoạt động vĩnh viễn trên khắp lãnh thổ quốc gia Việt Nam.

Chương ba từ điều 8 đến điều 10 quy định về Điều Kiện Gia Nhập Hội; Thôi Hội; Khai Trừ.

Chương tư gồm điều 11: Nghĩa Vụ và Quyền Lợi của Hội Viên.

Chương sáu gồm 6 điều, từ điều 16 đến điều 23, trong đó quy định về Tài Chánh, Động sản, Bất động sản, Chi Tiêu của hội.

Chương bảy gồm điều 24 quy định Chương Trình Hoạt Động của Hội.

Chương tám từ điều 25 đến điều 34 quy định Nhóm Ban Quản Trị, Nhóm Đại Hội, Thủ Tục Đề Nghị và Biểu Quyết.

Chương chín từ điều 35 đến điều 38 quy định sửa đổi điều lệ, Thay Thế Trong Ban Quản Trị.

Chương mười quy định Giải Tán, Thanh Toán gồm điều 39, điều 40.

Về Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam: Căn cứ vào điều lệ, hệ thống tổ chức Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam bao gồm Giáo hội trung ương và Tỉnh hội (Chương bảy). Cơ sở cuối cùng của hệ phái là chùa, niệm Phật đường, Phật học viện, thiền viện. Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam được điều hành bởi Ban Chưởng Quản chính thức, bao gồm1 Tăng thống; 2 Phó Tăng thống; 1 Tổng thơ ký; 1 Phó thơ ký; 2 cố vấn.

Nhiệm kỳ đầu tiên của Ban Chưởng Quản là 4 năm (1958–1961), đến nhiệm kỳ thứ hai trở đi chỉ còn hai năm.

Sau khi chính quyền cho phép thành lập giáo hội, 14g ngày 12-7-1958, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam Đại hội bầu Tăng Thống và Ban Chưởng Quản chính thức. Kết quả Tăng Thống nhiệm kỳ đầu tiên, niên khóa 1958–1961:

 “Đại đức Hộ Tông đắc cử Tăng Thống.
Đại đức Bửu Chơn đắc cử Phó Tăng Thống nhứt.
Đại đức Thiện Luật đắc cử Phó Tăng Thống nhì.
Đại đức Kim Quang đắc cử Tổng Thư ký.
Đại đức Giới Nghiêm đắc cử Phó thư ký.
Đại đức Tối Thắng Cố Vấn.
Đại đức Giác Quang Cố Vấn “[1].

Tuy nhiên, đến nhiệm kỳ thứ 2, đời Tăng Thống thứ 2 năm 1962 điều 7 điều lệ Giáo Hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam (Theravada) được sửa đổi và Đại hội đồng Chưởng Quản họp ngày 25-2-1962 chấp thuận thông qua. Bản sửa đổi điều lệ được chính quyền duyệt y ngày 8-5-1962 do Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương ký.

Ở điều 7 bản sửa đổi Ban Chưởng Quản từ 2 vị Phó Tăng Thống giảm chỉ còn 1 vị. Từ 1 vị Phó Thư ký tăng lên 2 vị. Có điểm mới là có thêm 2 vị Kiểm soát, kèm thêm quy định đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của kiểm soát.

Mỗi nhiệm kỳ được bầu cử bằng cách bỏ thăm kín, Chư Tăng lãnh đạo Giáo hội Trung ương tín nhiệm, liên tục được đề cử, trúng cử và chư vị đã lèo lái Giáo hội ngày càng phát triển. Sau khi tổ chức giáo hội Trung ương đại hội chọn Ban Chưởng Quản mới ở mỗi nhiệm kỳ xong thì toàn bộ hệ thống tổ chức Tỉnh hội cho đến trụ trì các ngôi chùa cũng được thuyên chuyển sang chùa khác. Hoặc tiếp tục điều hành hoạt động ở Tỉnh hội và ở chùa trong hệ thống tổ chức giáo hội nhằm đóng góp những gì tốt đẹp nhất cho đời và Đạo.

Ban Chưởng Quản đưa ra chương trình hoạt động như:

“a. Giáo hội được quyền mở trường dạy về Phật giáo, ấn tống Kinh, Sách và Tạp chí; b. Giáo hội được phép mở các Tỉnh hội; c. Tổ chức những Ban phụ trách Tổ chức việc Giáo Huấn, Phiên dịch, Giám luật, Nghi lễ, Thiền định. Mỗi Ban sẽ đặt dưới quyền điều khiển của một Trưởng ban.

Trưởng ban giáo huấn đảm nhiệm việc mở trường dạy Phạn ngữ (Pali), soạn thảo chương trinh học tập và huấn luyện Pháp sư.

Trưởng ban Hoằng pháp chuyên lo soạn chương trình thuyết pháp, ấn tống Kinh, Sách, xuất bản Tạp chí.

Trưởng ban phiên dịch có nhiệm vụ dịch Tam tạng Pali ra Việt Văn và kiểm duyệt các loại Kinh, Sách và Tạp chí xuất bản.

Trưởng ban Giám luật có nhiệm vụ thẩm xét, lập biên bản những vụ phạm giới, hay những vi phạm về điều lệ và nội quy của giáo hội để phúc trình lên Ban Chưởng Quản quyết định.

Trưởng ban nghi lễ có nhiệm vụ:
a/. Soạn thảo nghi thức cho Tăng đồ và tín đồ.
b/. Tổ chứ các cuộc lễ.

Trưởng ban Thiền định có nhiệm vụ chỉ giáo Pháp thiền định cho Tăng đồ và tín đồ ” (Chương năm) [2, tr.11].

 Như vậy, Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam thành lập ngày 18-12-1957 hoạt động đến 7-11-1981 kết thúc vai trò lịch sử 24 năm vẻ vang, đầy thách thức của mình. Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam cùng 8 thành viên khác thành lập ngôi nhà chung năm 1981: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam. Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam tổng cộng 9 nhiệm kỳ Tăng Thống. Trong 9 nhiệm kỳ, chư Tăng Nguyên Thủy luân phiên đắc cử Tăng Thống như quý Ngài Hộ Tông, Bửu Chơn, Giới Nghiêm, Ẩn Lâm. Chức vụ Phó Tăng Thống: Hòa Thượng Thiện Luật, Hòa Thượng Bửu Chơn, Tối Thắng, Hộ Tông, Siêu Việt cũng xứng đáng luân phiên đắc cử trong 9 nhiệm kỳ. Đặc biệt, trong trong 9 nhiệm kỳ, quý Ngài như Thượng Tọa. Kim Quang, Pháp Tri, Pháp Siêu, Thiện Căn, Thiện Dũng, Giác Minh, Thiện Tâm và Viên Minh đắc cử chức vụ tổng thư ký Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam.

3.4. Vấn đề tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh
Từ năm 1945 chùa Bửu Quang, Thủ Đức bắt đầu tiếp nhận tu nữ xuất gia theo truyền thống Phật giáo Nam tông. Tu nữ đầu tiên có pháp danh Diệu Đáng. Tu nữ Diệu Đáng thông thạo tiếng Anh, Pháp, Campuchia, Myanmar, tốt nghiệp cử nhân Phật học tại Myanmar. Tu nữ Diệu Đáng xuất gia tại Campuchia, ít lâu sau về chùa Bửu Quang, Việt Nam thành lập hội chúng tu nữ Phật giáo Nam tông đầu tiên. Từ đó trở đi, hội chúng tu nữ thành lập tại các chùa Bửu Long (quận 9), chùa Giác Quang (quận 8), chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)...

 Từ 1957–1981, Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam cấp giấy chứng nhận tu nữ xuất gia theo truyền thống Phật giáo nguyên thủy Việt Nam. Nhiều tu nữ thời kỳ đầu tiên vẫn còn tu học tại chùa Bửu Quang như tu nữ Diệu Ngọc 99 tuổi, người cao tuổi nhất là tu nữ Diệu Chí 102 tuổi. Đến nay chùa Bửu Quang vẫn duy trì khoảng 40 tu nữ tu học, khoảng 400 tu nữ tu học tại các chùa, thiền viện thuộc hệ phái Nam tông Kinh từ Thừa Thiên–Huế đến các tỉnh miền Tây.

Từ 1957–1981, tu nữ Phật Giáo Nam Tông có tính pháp lý cao, có hệ thống tổ chức tốt, do họ trực thuộc Giáo hội Tăng già Nguyên Thủy Việt Nam quản lí, nhiều vị tu nữ được cử du học nước ngoài.

Từ năm1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập, tu nữ Phật Giáo Nam Tông không được công nhận trong hệ thống tăng đoàn của Giáo hội, lý do họ chưa phải là tỳ khưu ni. Dù bị thiệt thòi, hạn chế nhiều mặt nhưng quý tu nữ vẫn tu học chăm chỉ, không yêu sách, không đòi hỏi Giáo hội tính pháp lý. Năm 2000, Giáo sư Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh) chủ trương ai có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học, có dự thi, trúng tuyển được nhập học tại Học viện. Từ đó, Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh được quý cô tu nữ Phật giáo Nam tông Kinh học ngày càng đông. Nhiều tu nữ du học nước ngoài bảo vệ luận văn, luận án tiến sĩ tại Thái Lan, Myanmar….

Tại Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhiệm kì VI (2007-2012), do tập thể trụ trì các chùa Phật Giáo Nam tông Kinh đồng ký tên kiến nghị nên Ban Tăng sự trung ương đã công nhận tu nữ Phật giáo Nam tông là thành phần xuất gia trong hệ phái Phật giáo Nam Tông Kinh nói riêng, trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung.

Năm 2009, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tăng sự trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập Phân Ban đặc trách Ni giới trực thuộc. Tu nữ Siêu Pháp (Tổ đình Bửu Quang, TP.HCM) đại diện Ni giới Phật giáo Nam tông đọc bài tham luận nhân ngày lễ tuyên bố thành lập Phân Ban đặc trách Ni giới. Sau lễ tuyên bố, Phân Ban đặc trách Ni giới thành lập 10 tiểu ban, trong đó có đại diện tu nữ Phật giáo Nam Tông. Tại Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới (SakyaDhita), hay còn gọi là “Hội nghị những người con gái của Đức Phật” lần thứ 11 diễn ra từ ngày 28-12-2009 đến 3-1-2010 tại Nhà Truyền thống Văn Hoá thành hội Phật giáo TP.Hồ Chí Minh, chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh. Các tiểu ban đều có đại diện tu nữ Phật giáo Nam tông. Đặc biệt trong hội nghị này, tu nữ Diệu Định (Thiền viện Phước Sơn) đại diện 400 tu nữ Việt Nam (Phật giáo Nam tông Kinh) trình bày tham luận và được chọn in trong kỷ yếu của hội nghị bản tiếng Việt, tiếng Anh.

Cuối tháng 5–2012, tại Hà Nội,Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức hội nghị tu chỉnh hiến chương chuẩn bị hội nghị Phật giáo toàn quốc lần thứ VII. Trong hội nghị, Hòa thượng Đào Như (Cần Thơ), Đại đức Sơn Ngọc Huynh (Vĩnh Long) và Thượng tọa Pháp Chất (TP.HCM) trình bày tham luận kiến nghị Trung ương Giáo hội việc cấp giấy chứng nhận xuất gia cho tu nữ Nam tông để quý tu nữ có đủ pháp lý tu học và hoằng pháp.

Hiện nay, do hội chúng tu nữ Phật giáo Nam tông chưa có tự viện riêng nên còn rất yếu, sinh hoạt tu tập rất hạn chế. Tại Cần Thơ chỉ có duy nhất chùa Siêu Lý là chùa tu nữ Phật giáo Nam tông. Vĩnh Long có chùa Như Pháp tạo lập năm 2010. TP.Huế có chùa Kiều Đàm Di Mẫu, tách ra từ chùa Thiền Lâm. Ở TP.HCM có chùa Diệu Quang, tại các chùa Nam tông Kinh như Tổ Đình Bửu Quang, Tổ Đình Bửu Long,Thiền viện Phước Sơn, Đồng Nai, Ni viện có khu vực riêng cho quý tu nữ xuất gia tu học nhưng còn thiếu thốn nhiều về cơ sở hạ tầng.

Mặc khác, quý cô tu nữ cần nỗ lực tu học, tham gia các hoạt động hoằng pháp, viết sách, dịch kinh, góp phần phát triển hội chúng tu nữ Phật Giáo Nam Tông Kinh. Đồng thời cần xây dựng thêm nhiều chùa tu nữ Nam tông trên cả nước, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Hà Nội… cần có chùa của hệ phái nhằm đem duyên lành, đời sống tâm linh đến đồng bào các tỉnh thành. Lập thêm nhiều đạo tràng Phật tử Nam tông, giảng dạy giáo lý Phật giáo, dạy pháp tu thiền Tứ Niệm Xứ.

4. Giai đoạn 1963–1967 Phật giáo Nam tông Kinh đồng hành cùng dân tộc

4.1. Năm 1963 Phật giáo Nam tông Kinh tranh đấu vì tự do tín ngưỡng
Sau Hiệp định Genève (1954), Ngô Đình Diệm về miền Nam làm thủ tướng bù nhìn. Chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện chính sách độc tài, “giáo trị” và kỳ thị tôn giáo đối với Phật giáo trên tất cả các lĩnh vực, từ tư tưởng–chính trị đến kinh tế–xã hội và văn hóa–giáo dục từ năm 1955 đến 1963.

Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh từ khi du nhập vào Sài Gòn năm 1938, Phật lịch 2482 cũng không thoát khỏi chính sách kỳ thị tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. Đỉnh điểm của chính sách kỳ thị là công điện 9195 triệt hạ cờ Phật giáo ngày 6- 5-1963 làm “giọt nước nước tràn ly”, phong trào tranh đấu của Phật giáo Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ, quyết liệt. Trong phong trào tranh đấu của Phật giáo Việt Nam năm 1963, hệ phái Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam ngay từ đầu đã tham gia cùng tranh đấu tích cực cho đến khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, thành lập Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cuối năm 1963 đầu năm 1964.

Tại buổi lễ Phật đản tại chùa Từ Đàm (Huế) sáng ngày 15-4-1963, Phật lịch 2507, chư Tăng các chùa Phật Giáo Nguyên thủy Việt Nam: Hộ Nhẫn, Pháp Quang, Tịnh Sự… đã nhiệt tình dự lễ.

Ngày 10-5-1963 chùa Từ Đàm (Huế) tổ chức mít tinh công bố năm nguyện vọng, các nhà sư Phật Giáo Nguyên thủy Việt Nam hưởng ứng nhiệt liệt bản tuyên ngôn của Tổng hội Phật Giáo.

Ngày 15-5-1963, Tỳ khưu Dũng Chí (TS Thái Văn Chải) đại diện Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam cùng phái đoàn Phật giáo vào hội kiến Tổng Thống Ngô Đình Diệm yêu cầu giải quyết 5 nguyện vọng của Phật Giáo.

Ngày 25-5-1963 Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật giáo tuyên bố thành lập. Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam, Hội Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam đã tích cực cùng Tổng hội Phật giáo tranh đấu quyết liệt. Cử các thành viên thường trực để kịp thời đóng góp ý kiến trong “Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật giáo” như Ngài Pháp Tri, Dũng Chí…Đó là chưa kể Tỳ khưu Bửu Chơn tham gia Ban Chứng Minh, Tỳ khưu Giới Nghiêm làm Phó Chủ tịch ủy ban; Tỳ khưu Hộ Giác, Tỳ khưu Bửu Phương tham gia Ban Đối ngoại và phát ngôn. “Tỳ khưu Pháp Tri sang Campuchia vận động Chính phủ, nhân dân và Phật giáo Campuchia ủng hộ phong trào tranh đấu của Phật giáo Việt Nam” [17, tr.784].

Tại chùa Xá Lợi ngày 30-5-1963, hơn 400 chư Tăng tuyệt thực“bất bạo động”. Trong đó, có bốn mươi nhà sư Phật Giáo Nguyên thủy, biểu thị sự ủng hộ tuyệt đối đường lối tranh đấu của Tổng hội Phật giáo. Tỳ khưu Tối Thắng, cố vấn 1, Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam động viên chư Tăng tuyệt thực tại chùa Xá Lợi.

Tại chùa Tam Bảo, Đà Nẵng, vì mục đích công bằng, tự do tín ngưỡng tôn giáo nên đông đảo chư Tăng chấp hành nghiêm giáo huấn của tổng điều hành Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam tại Trung phần, tham gia ủng hộ đường lối tranh đấu của Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật giáo.

Ngày 18-08-1963, thực hiện lời kêu gọi của lãnh đạo Phật giáo, các tín đồ tập trung tại chùa Xá Lợi làm lễ cầu siêu cho những Phật tử vì Đạo pháp trên toàn miền Nam để phản đối chính sách của chính phủ Nam Việt Nam. Tỳ khưu Bửu Phương cầm giáo kỳ dẫn đầu thể hiện sự quyết tâm tranh đấu của Phật giáo nguyên thủy Việt Nam.

Cùng ngày, tại chùa Tam Bảo 119c Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, Ngài Giới Nghiêm lãnh đạo chư Tăng Phật giáo Nguyên thủy cùng ba cấp trị sự Phật giáo Đà Nẵng cầu siêu cho những Phật tử vì Đạo pháp, sau đó diễu hành từ chùa Tỉnh hội qua đường Hoàng Diệu, Chu Văn An, Phan Châu Trinh đến chùa Tam Bảo [16].

Ngày 1-11-1963 chính quyền Ngô Đình Diệm cáo chung, Phật giáo Nguyên thủy bước sang giai đoạn mới. Từ ngày 31-12-1963 đến ngày 15-01-1964, đại diện các giáo phái Bắc tông, Nam tông… họp tại chùa Xá Lợi, thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất. Phật giáo Nguyên thủy trở thành thành viên tích cực, không thể thiếu cùng điều hành giáo hội.

Tỳ khưu Pháp Tri, đại diện Phật giáo Nguyên thủy đã nói những lời nhiệt thành trong lễ thành lập giáo hội: “…Thống nhất Phật giáo chẳng qua thống nhất về mặt pháp lý–chớ mọi ý chí, hành động đã thống nhất từ lâu[18].

Thượng tọa Thích Thiện Hoa, Viện trưởng Viện Hóa Đạo khi đánh giá về sự đóng góp của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam (Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh) trong phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 sau: “Pháp nạn năm 1963, Phật-giáo Nam Tôn Việt Nam rất tích cực đóng góp cho Đạo pháp…” [8, tr.64 ].

Hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh tham gia điều hành ở cả hai Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo. Tại Viện Tăng thống Hòa Thượng Tối Thắng được suy tôn Phó Tăng Thống. Thượng tọa Giới Nghiêm, Phó thư ký.

Tại Viện Hóa Đạo Thượng tọa Pháp Tri làm Phó Viện trưởng. Đại đức Hộ Giác, Ủy viên truyền bá vụ, Tổng vụ hoằng pháp

Ký hiến chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất ngày 20–01–1964 gồm:

1.      Đại đức Giới Nghiêm, Trưởng phái đoàn giáo hội Phật giáo Nguyên thủy.
2.      Đạo hữu Nguyễn Văn Hiểu, Trưởng phái đoàn Hội Phật giáo Nguyên thủy [13].

4.2. Năm 1967 Giáo Hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam (Theravada) ly khai
Sau năm 1963 đầu 1964 Phật giáo Việt Nam chuyển mình bước vào thời kỳ mới trưởng thành hơn giai đoạn 1951, đó là thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất. Song trong suốt thời kỳ 1964–1967 Phật giáo Việt Nam trải qua bao thăng trầm, biến đổi, đầy gian nan thử thách. “Năm 1967, Hòa Thượng Giới Nghiêm nhận thấy kể từ ngày tham gia Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, các hoạt động của Phật giáo Nguyên thủy không phát triển tốt, chư tăng không tinh tấn tu hành, có xu hướng tham gia chính trị - xã hội nhiều quá. Do đó, Ngài cùng các vị Trưởng lão xin rút Phật giáo Nguyên thủy ra khỏi tổ chức của GHPGVNTN, trở về sinh hoạt như tổ chức Giáo hội Tăng già Nguyên thủy xưa” [17, tr.551].

 Đầu tháng 1–1967 Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam “…họp thường niên lúc 22g30 ngày 1–1–1967 đã tự ý bỏ thăm rút lui ra khỏi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất” [14]. Song sự ly khai của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam không ngoài mục đích tu hành nghiêm mật mà giới luật Nguyên thủy quy định, hội viên không được phép tham gia các hoạt động chính trị, bên ngoài có tam y quả bát, bên trong có giới định tuệ. Tuy nhiên sự rút lui của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam đã không được sự ủng hộ tuyệt đối 100 % của toàn thể tăng già 300 người và đông đảo tín đồ. Như Ngài Thiện Luật, tăng trưởng chùa Pháp Quang, Gia Định viết: “…chúng tôi là trụ trì và toàn thể chư Tăng, sadi và thiện tính chùa Pháp Quang….không chấp nhận sự biểu quyết ….trong Đại hội trên” [14].

 Mặc dù ly khai nhưng vẫn có một số tăng sĩ tiếp tục cống hiến cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất với tư cách cá nhân không nhân danh Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, chẳng hạn như Ngài Hộ Giác, Ngài Pháp Tri…Chính lực lượng này cùng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đấu tranh chống sự chia rẽ của “nền đệ nhị cộng hòa”, gây phân hóa, mất đoàn trong nội bộ Phật giáo cho đến 1975 thống nhất hai miền Tổ quốc.

Các ngày 26/27/28–9–1967 Hòa Thượng Thiện Luật cùng phái đoàn trong hàng giáo phẩm cao cấp và 500 tăng ni của Giáo hội đến của Dinh Độc Lập thỉnh nguyện thư hủy bỏ sắc luật 23/67.

Như vậy, đến năm 1967 Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam chấm hết vai trò lịch sử của mình, không tham gia các hoạt động chính trị đương thời, trở về “bản thể chân tâm” tu hành giải thoát, thực hành đúng như giới luật Nguyên thủy lưu truyền.

5. Giai đoạn 1967–1981

Sau khi Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam rút lui khỏi Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất năm 1967, chư Tăng Nguyên thủy tập trung vào củng cố tổ chức, phát triển chùa tháp khắp nơi. Tính đến ngày 29-12-1976 tổng số chùa và tự viện trên toàn quốc là 44 ngôi. Một số chùa được trả lại cho giáo hội quản lý như Phước Hải, Tam Bảo. Một số chùa tháp được xây dựng thêm trong tỉnh Đồng Nai như chùa Thiền Quang I, Thiền Quang II, Quảng Nghiêm, Tam Phước, Ngọc Đạt, Y Sơn, Phước Hộ, Cồ Đàm, Bửu Đức, Linh Phú, Từ Thiện, Thái Hòa, Quang Minh, Phước Huệ…Đặc biệt Thượng Tọa Viên Minh tạo lập Thiền Viện Viên Không tại Núi Dinh, Bà Rịa–Vũng Tàu với ý định xây dựng thành làng thiền của Phật giáo Nam tông.

Lập Phật học viện Nam Tông, Nguyên Thủy… giáo sư, chương trình giảng dạy không khác gì Phật học viện các nước Phật giáo Nguyên thủy. Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam gửi chư Tăng du học các nước Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan… Trong lĩnh vực hoằng pháp Pháp sư Thông Kham, Hộ Giác thường xuyên thuyết giảng thu hút hang ngàn tín đồ cả Nam và Bắc tông tham dự. Sau 1975 tình hình khó khăn chung khi đất nước vừa độc lập, thống nhất, cả dân tộc bước vào hàn gắn nỗi đau chiến tranh. Do đó, hoạt động hoằng pháp của Phật giáo Nguyên thủy cũng có phần giới hạn, nhưng vẫn duy trì đều đặn các thời tụng kinh, thuyết pháp, các lễ hội hàng năm. Các hoạt động của chư Tăng Phật giáo Nguyên thủy trong 10 năm đầu 1975-1985 hết sức khiêm tốn và càng về sau sự khó khăn giảm dần. Đặc biệt giai đoạn 1979 Phật giáo Campuchia bị sát hại, tất cả sư sãi bị buộc hoàn tục. Sau khi Campuchia được Việt Nam giúp đỡ thoát khỏi họa diệt chủng của Pôn Pốt, Nhà nước và Ban Tôn giáo Việt Nam đã cử phái đoàn Chư Tăng, cư sĩ, thành viên 12 vị sang Campuchia truyền giới, phục hồi tăng tướng cho các sư sãi Campuchia bị buộc hoàn tục.

Bảy vị cao tăng thạc đức Campuchia được truyền giới ngày 19-9-1979, vị thấp tuổi nhất là 50 có 3 vị, cao tuổi nhất 80 có 1 vị, còn lại là 60 tuổi có 2 vị, 70 tuổi có 1 vị. Từ đó, Phật giáo Campuchia được phục hồi, phát triển đến nay.

Đến năm 1981, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành lập, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam là thành viên tích cực sáng lập ngôi nhà chung cùng 8 tổ chức tông phái trong toàn thể Phật giáo đồ Việt Nam. Phật Giáo Việt Nam một lần nữa chuyển mình phát triển sau lần 1951, 1964, ngày càng ổn định thống nhất về tổ chức lẫn nội dung.

6. Giai đoạn 1981–2014

Sau khi thành lập Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam hòa vào sự phát triển chung của Phật Giáo Việt Nam. Nhiều vị giáo phẩm của Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam tham gia tích cực các hoạt động Phật sự cùng điều hành giáo hội. “Thiền sư Giới Nghiêm đảm nhiệm chức Phó hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đặt trách hệ phái Nam tông. Pháp sư Siêu Hỷ, ủy viên hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Pháp sư Thiện Tâm, Tổng thư ký Ban trị sự thành hội Phật giáo TP. HCM” [9, tr.60]. Năm 1984 Thiền sư Giới Nghiêm viên tịch, Pháp sư Siêu Hỷ gánh vác nhiệm vụ thay Thiền sư Giới Nghiêm vô cùng tích cực. Từ đó Pháp sư giữ các chức vụ “Phó hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Phó ban hoằng pháp trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Phó ban trị sự thành hội Phật giáo TP. HCM kiêm tăng trưởng hệ phái Nam tông Việt Nam” [9, tr.61].

Nhiệm kì II (1987-1992), Hòa thượng Siêu Việt, giữ các chức vụ Phó Chủ tịch Ban thường trực, thành viên hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Năm 1989 do nhu cầu Phật sự nên “Ban tôn giáo chính phủ, Văn phòng 2 trung ương giáo hội Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Hòa Thượng Thích Thiện Hào ấn ký ngày 4-11-1989 quyết định cho hệ phái Nam tông thành lập Ban trợ lý…

1.      Cố vấn: Hòa Thượng Pháp Lạc
2.      Cố vấn: Hòa Thượng Thiện Thắng
3.      Cố vấn: Hòa Thượng Kim Minh
4.      Trợ Lý: Ngài Bửu Phương
5.      Thư ký 1: Đại Đức Minh Giác
6.      Thư ký 2: Đại Đức Thiện Nhân” [9, tr.63].

Ban trợ lý hoạt động hiệu quả, tích cực, chính ban này đã đệ đơn xin giao lại thắng tích Thích Ca Phật Đài tại Núi Lớn–Bà Rịa Vũng Tàu cho Hệ Phái Nam tông quản lý, có chỗ cho chư Tăng tu tập. Ban trợ lý giúp các thành viên đoàn kết, nề nếp được củng cố.

Nhiệm kì III (1992-1997), Hòa thượng Siêu Việt, giữ các chức vụ Phó Chủ tịch Ban thường trực, trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Nhiệm kì IV (1997-2002), Hòa thượng Hộ Nhẫn, giữ các chức vụ Phó Chủ tịch Ban thường trực, thành viên hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Hòa thượng Thích Thiện Tâm thành viên hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Nhiệm kì V (2002-2007), Hòa thượng Thích Thiện Tâm thành viên hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Nhiệm kì VI (2007-2012), Hòa thượng Thích Thiện Tâm ủy viên Ban thường trực trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Ủy viên hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Nhiệm kì VII (2012-2017), Hòa thượng Thích Thiện Tâm Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. Thượng Tọa Bửu Chánh ủy viên thường trực, Ban thường trực thành viên trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM. Hòa Thượng Viên Minh thành viên Hội Đồng Chứng Minh Giáo hội Phật Giáo Việt Nam. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng thiền Nnguyên thủy, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, TP.HCM. Tỳ khưu Thiện Minh - Ủy Viên Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam; Phó ban Từ thiện Trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Về đối ngoại, tham gia các hoạt động trong Ban Phật giáo quốc tế, đóng góp chung cho Phật giáo Việt Nam. Chư Tăng Hệ Phái Nam tông hoạt động tích cực như Hòa Thượng Bửu Chơn, Hòa Thượng Siêu Việt, Hòa Thượng Thiện Tâm, Hòa Thượng Hộ Pháp, Thượng Tọa Tăng Định, Thượng Tọa Bửu Chánh, Thượng Tọa Minh Giác, Thượng Tọa Thiện Minh, Thượng Tọa Pháp Chất….

Khoảng năm 1990, Thượng Tọa Hộ Pháp đã gửi 8 Tăng sinh sang Myanmar, 2 Tăng sinh Thái Lan tu học. Cùng thời gian này Thượng Tọa Thiện Tâm cùng phái đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam đi dự các hội nghị Phật giáo quốc tế tại Đài Loan và Thái Lan. Thượng Tọa Tăng Định cũng sang Myanmar sau đó nghiên cứu pháp hành thiền Tứ Niệm Xứ.

Năm 2000, Tỳ khưu Thiện Minh nhập hạ, tu học tại Trung tâm Phật giáo Amaravati thuộc trụ sở giáo hội Tăng già Anh quốc, nổi tiếng nước Anh.

Về hoạt động từ thiện xã hội, mặc dù chư Tăng Nguyên thủy chú trọng tu tập nhiều hơn nhưng vẫn quan tâm, động viên Tổng hội cư sĩ thể hiện lòng từ bi, cứu độ chúng sinh. Tại Huế, Tỳ khưu Giới Hỷ trụ trì chùa Tăng Quang từ năm 1964 đến 1979, hoạt động rất tích cực, Ngài kiêm nhiệm Chánh đại diện Phật giáo Nam tông miền Trung, Trưởng Ban hướng dẫn gia đình Phật tử miền Trung, đại diện Ban chính trị–xã hội.

Ngài đóng góp cho Đạo pháp và gia đình Phật tử vô cùng lớn, có thể nói không ai có thể nổi trội, vượt tâm và tầm hơn Ngài lúc bấy giờ. Thiên tai dịch họa, công tác từ thiện, lũ lụt các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị…gần như thường xuyên, Ngài đều triển khai thực hiện cứu trợ kịp thời. Mậu Thân 1968 từ 1-1-1968 đến 32-12-1969 Ngài cùng Tổng hội cư sĩ đã cứu trợ tại Sài Gòn và Huế trong 2 đợt gồm thuốc men, gạo và tiền là 358. 048đ. Sau 1975 đến nay công tác cứu trợ của hệ phái Phật giáo Nam tông không ngừng xúc tiến ở Huế có Thượng Tọa Viên Minh, Giới Đức, Pháp Tông, Quảng Nam - Đà Nẵng có Ngài Pháp Cao, Giới Hỷ. Ở Sài Gòn có Ngài Tăng Định, Chánh Niệm, Pháp Chất, Chánh Định, Tuệ Quyền, Thiện Đạt, Thiện Minh trụ trì chùa Bửu Quang luôn kịp thời cứu trợ khi có thiên tai dịch họa. Trong 2 năm 1999–2000 hệ phái Phật giáo Nam tông đã cứu trợ đồng bào miền Tây, miền Trung Gạo, đường, nước tương..với tổng giá trị 1 tỷ đồng. Năm 2002 chùa Kỳ Viên đi cứu trợ 8 chuyến cứu trợ miền Tây, mỗi chuyến khoảng 30 triệu đồng. Cùng năm này chư Tăng và các tín đồ trong và ngoài nước đã tài trợ 100 ca mổ cườm với mỗi ca 500.000 đồng trong chương trình “Đem lại ánh sáng cho người mù nghèo”.

Tóm lại, sau 76 năm (1938–2014) du nhập Việt Nam, Phật giáo Nam tông Kinh không ngừng phát triển và hiện nay có khoảng 85 Tự viện, 600 chư Tăng và 400 tu nữ trên cả nước. Phật giáo Nam tông Kinh đã nhanh chóng hòa nhập vào văn hóa hàng ngàn năm của dân tộc. Với tư tưởng từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, Phật giáo Nam tông Kinh đã góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, tín ngưỡng của người Việt. 

Về cơ bản, Phật giáo Nam tông Kinh có vai trò rất lớn, là nền tảng cho sự phát triển của Phật giáo từ khi du nhập Việt Nam 1938. Phật giáo Nam tông Kinh hòa chung vào dòng chảy của dân tộc, đồng hành cùng dân tộc. Vì Đạo pháp và dân tộc, đó là mục tiêu và hành động của hệ phái Phật giáo Nam tông Kinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Biên bản buổi nhóm đại hội của Giáo hội tăng già nguyên thủy Việt Nam.
[2]. Điều lệ Giáo Hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam (Theravada), Sài Gòn, 1958.
[3]. Điều lệ Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, Sài Gòn, 1958.
[4]. Điều lệ Hội Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam Trung phần. 1955.
[5]. Thích Giới Đức (2011), Thắp lửa tâm linh, Nhà xuất bản Thời Đại.
[6]. Giấy hiến cúng đất, chùa của vợ chồng Nguyễn Thiện Đông, Đặng Thị Cúc, Phường Phú Thọ bấy giờ chứng thực ngày 1–7–1958.
[7,]. Nguyễn Văn Hiểu (Tiểu sử) cố hội trưởng Tổng hội cư Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, do chính tay tác giả viết, phổ biến nội bội.
[8]. Thích Thiện Hoa (1970), 50 năm chấn hưng Phật Giáo Việt Nam, Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN xb.
[9]. Thiện Minh (1997), Lịch sử Phật giáo Nam tông Việt Nam.
[10]. Nội quy Hội Phật giáo Nguyên thủy Việt Nam, Sài Gòn, 1958.
[11]. Nội quy Giáo hội Tăng già Nguyên thủy Việt Nam, Sài Gòn, 1958.
[12]. Sổ hội viên chùa Bửu Quang.
[13]. Trung Tâm Lưu Trữ quốc gia II, Phủ Thủ Tướng, Hồ Sơ Số 29367.
[14]. Trung Tâm Lưu Trữ quốc gia II, Phủ Thủ Tướng, Hồ Sơ Số 30395.
[15]. Hộ Tông (1943), Luật Tu Xuất Gia, Sài Gòn.
[16]. Trung Tâm Lưu Trữ quốc gia II, Phủ Tổng Thống Đệ nhất Cộng Hòa, Hồ Sơ Số 8520.
[17]. Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn và Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (2014) Phật giáo nguyên thủy từ truyền thống đến hiện đại. Nxb Hồng Đức.
[18]. UBLPPGVN (1963), Chương trình và diễn văn Đại hội Thống nhất Phật giáo Việt Nam, Đoàn sinh viên Phật tử Việt Nam ấn hành tại nhà in Đông Nam Á, Sài Gòn.

* * *

Thiền viện Phước Sơn, Đồng Nai