Wednesday, 3 February 2016

Ý nghĩa TĂNG BẢO trong quy y Tam Bảo

Ý nghĩa TĂNG BẢO trong quy y Tam Bảo

Khi tôi viết bài “Con đường tôi đi”, tôi nhận được vài phản hồi không đồng ý với nhận định của tôi về Tăng Bảo. Theo tôi, Tăng Bảo trong ý nghĩa “quy y Tăng bảo” (Saṅghaṃ saraṇaṃ gacchāmi) là để chỉ cộng đồng các vị Thánh tăng (Ariya-Sangha - các bậc Dự lưu, Nhất lai, Bất lai và A-la-hán), không bao gồm phàm tăng.

Thật ra, nhận định nầy không có gì mới lạ, vì đây cũng là nhận định của một số các vị cao tăng và học giả khác. Xin đơn cử vài thí dụ:

1) Nyanatiloka Maha Thera (1952), “Buddhist Dictionary”:

... Saṅgha (lit.: 'congregation' or 'assembly'), is the name for the Community of Buddhist monks. As the third of the Three Gems or Jewels (ti-ratana, q.v.) and the Three Refuges (ti-saraṇa, q.v.), i.e. Buddha, Dhamma and Saṅgha, it applies to the ariya-saṅgha, the community of the saints, i.e. the 4 Noble Ones (ariya-puggala, q.v.), the Stream-winner, etc.

2) Bhikkhu Bodhi (1994), “Going for Refuge, Taking the Precepts”:

... For these reasons the institutional Sangha is extremely vital to the perpetuation of the Buddha's teaching. However, the order of monks is not itself the Sangha which takes the position of the third refuge. The Sangha which serves as refuge is not an institutional body but an unchartered spiritual community comprising all those who have achieved penetration of the innermost meaning of the Buddha's teaching. The Sangha-refuge is the ariyan Sangha, the noble community, made up exclusively of ariyans, person of superior spiritual stature. Its membership is not bound together by formal ecclesiastical ties but by the invisible bond of a common inward realization. The one requirement for admission is the attainment of this realization, which in itself is sufficient to grant entrance.

3) Nyanaponika Maha Thera (1965, 2006), The Threefold Refuge”:

..."I go for refuge to the Sangha." The Sangha is (here) the community of (holy) monks which is united by the communion of right view and virtue (diṭṭhi-sīla sanghātena saṃhato' ti sangho).

That is to say: the Sangha (meant in the formula of refuge) is the group of the eight noble beings (ariya-puggala: those in possession of 1. the path of stream-entry, 2. the fruition thereof, etc.).

4) Rahula Maha Thera (1994), "Heritage of the Bhikkhu":

... "We all take refuge in the Triple Jewel: the Buddha, our Teacher; the Dhamma, his teaching; and the Sangha, the Community of holy ones. In other words, we take refuge in the Teacher, the Teaching and the Taught."

5) Peter Harvey (2013), “An introduction to Buddhism: Teachings, history and practices”:

The ancient formula for this, in its Pali form, begins: ‘Buddhamsaram gacchāmi, Dhammam saranam gacchāmi, Sanghamsaranam gacchāmi’. This affirms that ‘I go to the Buddha as refuge, I go to the Dhamma as refuge, I go to the Sangha as refuge’. Each affirmation is then repeated ‘for the second time ...’ (dutiyam pi ...) and ‘for the third time ...’ (tatiyam pi ...). The threefold repetition marks off the recitation from ordinary uses of speech, and ensures that the mind dwells on the meaning of each affirmation at least once. The notion of a ‘refuge’, here, is not that of a place to hide, but of something the thought of which purifies, uplifts and strengthens the heart. Orientation towards these three guides to a better way of living is experienced as a joyful haven of calm, a firm ‘island amidst a flood’, in contrast to the troubles of life. The ‘refuges’ remind the Buddhist of calm, wise, spiritual people and states of mind, and so help engender these states. (...)

The Pali chant on the Sangha, or Community is: ‘The Community of the Blessed One’s disciples is practising the good way, practising the straight way, practising the true way, practising the proper way; that is, the four pairs of persons, the eight types of individuals; this Community ... is worthy of gifts, hospitality, offerings, and reverential salutation, the unsurpassed field of karmic fruitfulness for the world’. Here, the ‘four pairs of persons, the eight types of individuals’ are the stream-enterer, once-returner, non-returner, Arahat, and those well established on the paths to these spiritual ‘fruits’; that is, all who have attained Nirvāna, glimpsed it, or are on the brink of glimpsing it. This is the precious Ariya-Sangha (Vism.218), the Community of ‘Noble’ persons, who may be found mainly within the monastic Sangha, its symbolic representative, but also among spiritually advanced laypeople or even gods. (...)

6) The Dalai Lama and Thubten Chodron (2014), Buddhism: One Teacher, Many Traditions:

The Saṅgha Jewel is the community of ariyas—those who have realized nibbāna, thus becoming “noble”—which consists of eight types of persons subsumed in four pairs—those approaching and those abiding in the states of stream-enterer (sotāpanna, srotāpanna), once-returner (sakadagami, sakṛtāgāmi), nonreturner (anāgāmi), and arahant (arhat). During the approach phase of each pair, a practitioner is in the process of developing the path that will culminate in its corresponding fruit, or result. Each path is marked by a breakthrough in which one sees nibbāna ever more clearly and thus subdues or eradicates a certain portion of defilements. The four pairs of persons are called sāvakas (śrāvaka), literally “disciples” or “hearers,” and due to their spiritual realizations they are worthy of offerings. (...)

7) Hammalawa Saddhatissa Maha Thera (2016), "Facets of Buddhism":

The third refuge is the Sangha, the community of Noble Ones; past, present and future. The realisation that millions of men and women have followed the Buddha's teaching, have decided to devote their whole energy and attention to it, and have found it a valid and satisfying way of life – this is the third guide for the Buddhist. Sangha often refers in particular to the monks but strictly speaking it refers to those who have walked in the footsteps of the Buddha and reaped the fruit of their labours.

8) Gareth Sparham, in Robert E. Buswell, Ed. "Encyclopedia of Buddhism" (2004):

SAṄGHA - IDEALIZED COMMUNITY

The traditional explanation of saṅgha describes it not as a community of ordinary monks and nuns belonging to a Buddhist order, but as a special community of eight noble beings called āryas (Pāli, ariyas) who carry in their hearts the liberating dharma. They are described in the Ratana-sutta of the Cullavagga of the Sutta Nipāta (II.1.6–7), one of the very earliest Buddhist teachings: “The eight persons praised by the virtuous are four pairs. They are the disciples of the Buddha and are worthy of offerings. Gifts given to them yield rich results … free from afflictions they have obtained … the state beyond death. This is the precious saṅgha jewel.”

The first pair of noble beings are those who have reached, or are on their way to, the state of the ARHAT (one worthy of praise and offerings). The arhats, like the Buddha, have found liberation from unending SAṂSĀRA (the cycle of birth and death). The three other pairs of noble beings are those who, if not arhats, have reached, or are on their way to, the state of anāgāmin; that is, they are non-returners to this ordinary world, which is dominated by sense gratification. If they are not yet at that stage of development, they have reached, or are on their way to, the state of sakṛdāgāmin (once-returners), and they will return once more to this ordinary world. The fourth pair of noble beings are srota-āpannas, stream-enterers, who have obtained, or are on their way to obtaining, a state where they may return to this ordinary world up to seven more times before they reach the goal of liberation at the end of the PATH. They are called stream-enterers because the stream of the dharma, the understanding of the FOUR NOBLE TRUTHS that systematize the content of the Buddha’s liberating teaching, has become one with the stream of their minds. In this traditional understanding of the saṅgha, the Buddha, as an arhat, is a member of the saṅgha, and embodies the dharma as well.

9) Ân đức Tăng bảo (Saṅghaguṇa)

Supaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho 
ujupaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho
ñāyapaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho 
sāmīcipaṭipanno bhagavato sāvakasaṅgho
yadidaṃ cattāri purisayugāni atthapurisapuggalā 
esa bhagavato sāvakasaṅgho
āhuneyyo pāhuneyyo dakkhiṇeyyo añjalikaranīyo 
anuttaraṃ puññakkhettaṃ lokassāti.

Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã khéo được huấn luyện.
Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện đúng đắn.
Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện có phương pháp.
Tăng chúng đệ tử của đức Thế Tôn đã được huấn luyện làm tròn nhiệm vụ.
Điều trên có nghĩa là thế này: bốn cặp hạng người (bốn đôi Đạo Quả), tám hạng người tính đơn (bốn Đạo và bốn Quả là tám). [*]
Tăng chúng đệ tử ấy của đức Thế Tôn đáng được tiến cúng,
đáng được hiến dâng, đáng được cúng dường, đáng được lễ bái,
là nơi để gieo trồng phước báu của thế gian không gì hơn được.

[*] Đạo và Quả của bốn bậc Thánh.

Ghi thêm: Kinh Ưu-bà-tắc (Trung A-hàm, MĀ 128) thuộc Hán tạng, Hòa thượng Tuệ Sỹ dịch, có đoạn kinh như sau về niệm Tăng:

(…)
”Bạch y Thánh đệ tử niệm chúng Tăng: ‘Thánh chúng của Như Lai là những bậc thiện thú hướng, chánh thú hướng, như lý hành, pháp tùy pháp hành, chúng ấy thật có A-la-hán hướng, A-la-hán quả, có A-na-hàm hướng, A-na-hàm quả, có Tư-đà-hàm hướng, Tư-đà-hàm quả, có Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoàn quả. Đó là bốn cặp tám bậc, là chúng của Như Lai thành tựu giới, thành tựu định, thành tựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu giải thoát tri kiến, đáng kính, đáng trọng, đáng phụng, đáng cúng, là ruộng phước an lành của thế gian.’ 

“Người ấy nhớ nghĩ chúng của Như Lai như vậy, nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, âu lo, cũng được tiêu diệt. Bạch y Thánh đệ tử duyên vào chúng của Như Lai, tâm được hoan hỷ, nếu có những điều ác dục liền được tiêu diệt. Trong tâm có những điều bất thiện, nhớp nhơ, sầu khổ, âu lo cũng được tiêu diệt. Như vậy, bạch y Thánh đệ tử được tâm tăng thượng thứ ba, hiện pháp lạc trú dễ được chứ không phải khó được.”
(…)

Câu niệm Tăng trên có những ý tưởng về đức hạnh của chúng Tăng tương đồng với câu niệm Tăng của kinh Pāli. Thêm vào đó, ngoài việc đề cập đến “bốn cặp tám bậc”, đoạn kinh nêu ra rất rõ ràng rằng đó là “A-la-hán hướng, A-la-hán quả, A-na-hàm hướng, A-na-hàm quả, Tư-đà-hàm hướng, Tư-đà-hàm quả, Tu-đà-hoàn hướng, Tu-đà-hoàn quả”, tức là đạo-quả (hướng-quả) của bốn bậc thánh giải thoát. Như thế, niệm Tăng ở đây là niệm về đức hạnh của các bậc Thánh tăng.

10) Trích Kinh Châu Báu (Ratana Sutta, Sn 2.1)

229. Ye puggalā aṭṭha sataṃ pasatthā
cattāri etāni yugāni honti,
te dakkhiṇeyyā sugatassa sāvakā
etesu dinnāni mahapphalāni,
idampi saṅghe ratanaṃ paṇītaṃ
etena saccena suvatthi hotu.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch:

229. Tám vị bốn đôi này, [*]
Ðược bậc thiện tán thán,
Chúng đệ tử Thiện Thệ,
Xứng đáng được cúng dường.
Bố thí các vị ấy,
Ðược kết quả to lớn.
Như vậy, nơi Tăng chúng,
Là châu báu thù diệu.
Mong với sự thật này,
Ðược sống chơn hạnh phúc.

Tỳ-khưu Indacanda dịch:

229. Tám hạng người nào đã được các bậc thiện nhân ca tụng,
các vị này là bốn cặp; [*]
họ là các đệ tử của đấng Thiện Thệ, xứng đáng cúng dường,
các sự bố thí ở các vị này có quả báu lớn lao.
Châu báu hảo hạng này cũng có ở Tăng Chúng;
do sự chân thật này mong rằng hãy có sự hưng thịnh.

[*] bốn Đạo và bốn Quả của các bậc Thánh nhân.

11) Trong quyển kinh tụng của Phật tử Sri Lanka, “The Mirror of the Dhamma, A Manual of Buddhist Chanting and Devotional Texts” - Nārada Thera & Bhikkhu Kassapa:

Yattha ca dinna-mahapphalamāhu
Catusu sucīsu purisayugesu
Aṭṭha ca puggala dhammadāsā te
Saṅghamimaṃ saraṇatthamupemi.

Whatever is given bears great fruit this said,
To four Pure Pairs of Persons; and these Eight
Are people who have realized the Truth;
To this very Saṅgha I go for Refuge.


(updated: 28/01/2020)

*

Going for Refuge & Taking the Precepts, Bhikkhu Bodhi, 1994