Thursday, 29 November 2012

Cao tăng xứ Phù Nam (Funan 扶南)



Mandra (曼陀羅仙 Mạn Đà La Tiên, 5th–6th centuries) was a Tripiṭaka master from Funan (扶南 Phù Nam), a pre-Angkor Indianized kingdom located around the Mekong delta.

In 503, the second year of the Tianjian (天監 Thiên Giám) years during the Southern Liang Dynasty (502–57, nhà Lương), Mandra arrived in Jiankang (建康 Kiến Khang), the present-day Nanjing (Nam Kinh), Jiangsu Province (tỉnh Giang Tô). With the support of Emperor Wu (梁武帝 Lương Vũ Đế), he helped Saṅghavarman (僧伽婆羅 Saṃghabhara, Sanghaphala - Tăng Già Bà La, 460–524), who was also from Funan, translate Sanskrit texts into Chinese. In 506, Mandra translated the Sūtra of Mahā-Prajña-Pāramitā Pronounced by Mañjuśrī Bodhisattva (T08n0232 - Văn Thù Sư Lợi Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Kinh). Nothing more is known about him.


(From: Fo Guang Da Ci Dian, 佛光大辭典 Phật Quang Đại Từ Điển)

*  * * 


Ngài Tăng Già Bà La (僧伽婆羅, Sanghabhadra, Sanghaphala - dịch là Tăng Khải) vốn là người Phù Nam, xuất sanh vào năm 460, thông minh đảnh ngộ từ thuở nhỏ, sớm đã thân cận học Phật pháp, xuất gia từ lúc còn trẻ, chú trọng nơi luận A Tỳ Ðàm, thanh danh đã vang khắp vùng Nam Hải. Thọ giới cụ túc xong, y theo giới luật mà tu tập tròn vẹn. Ngài có ý chí đi khắp nơi để hoằng dương chánh pháp. Nghe nước Tề tôn sùng Phật pháp, nên Ngài đáp thuyền đến kinh đô Kiến Khang, trụ tại chùa Chánh Quán, làm đệ tử của sa môn Cầu Na Bạt Ðà (người Thiên Trúc). Sau này theo ngài Cầu Na Bạt Ðà nghiên cứu tinh tường kinh Phuơng Ðẳng. Chưa đọc xong hết mà đã tinh thông yếu chỉ. Ngài lại thông thạo rất nhiều ngôn ngữ. Sau khi nhà Tề bị diệt vong, Ngài đoạn hết tất cả thế duyên, ẩn tu trong rừng núi, để dưỡng đạo nghiệp.
 
Niên hiệu Thiên Giám thứ năm (506), được sắc lịnh của Lương Võ Ðế, tại năm nơi như Chiêm Vân Quán, chùa Chánh Quán, trụ quán Phù Nam, vườn Hoa Lâm, cung điện Thọ Quang ở Dương Ðô trong suốt mười bảy năm trường, Ngài chuyên ròng phiên dịch kinh điển, tổng cộng được 11 bộ, và 48 quyển, như kinh Ðại A Dục, luận Giải Thoát Ðạo, v.v... Lúc Ngài mới bắt tay vào công việc phiên dịch tại cung điện Thọ Quang, Lương Võ Ðế đích thân đến pháp tọa mà ghi chép văn dịch, cùng duyệt thảo lại hết văn kinh dịch. Nhà vua lại ra lịnh cho sa môn Bảo Xướng, Huệ SIêu, Tăng Trí, Pháp Vân, v.v... trợ giúp việc phiên dịch, như kiểm thảo lời kinh, khiến kinh văn được lưu loát. Nhà vua thường tiếp lễ Ngài rất thâm hậu. Song, Ngài không tự giữ tài vật riêng tư. Thái úy Lâm Xuyên Vương Hoằng tiếp đãi Ngài rất trọng hậu.
 
Niên hiệu Phổ Thông thứ năm (524), ngài Tăng Già Bà La nhập tịch tại chùa chánh quán, thọ sáu mươi lăm tuổi.


(From: http://www.dharmasite.net)

No comments: