http://www.bbc.co.uk
*
Những tài năng thể thao hay nghệ thuật từ đâu ra? Khi mô tả họ "nhạc sĩ thiên tài", "vận động viên bẩm sinh" hay "thông minh thiên phú", chúng ta mặc nhiên cho rằng tài năng là do di truyền, có người có, người không có.
Nhưng nghiên cứu khoa học mới cho thấy nhiều điều thú vị về nguồn gốc của tài năng. Tất cả đều là quá trình phát triển, kể cả những gì có sẵn trong gen.
Các đây 100 năm, các nhà di truyền học tin rằng gen là người máy, sản xuất những mệnh lệnh giống hệt nhau như một cái máy, và phần lớn công chúng vẫn tin như vậy.
Nhưng trong những năm qua, kiến thức của các nhà khoa học đã được cập nhật rất nhiều.
Nay họ biết gen tương tác với môi trường chung quanh, khi ẩn khi hiện. Trên thực tế cùng một gen có các tác động khác nhau tùy vào nó tương tác với cái gì.
Dễ bảo
"Không có yếu tố gen nào có thể nghiên cứu độc lập tách rời khỏi môi trường," Giáo sư Michael Meaney từ McGill University ở Canada nói.
''Và cũng không có yếu tố môi trường nào hoạt động độc lập với gen. [Dấu vết] chỉ xuất hiện từ sự tương tác giữa gen và môi trường."
Điều đó có nghĩa tất cả những gì về chúng ta - cá tính, trí thông minh, khả năng - thực ra do cuộc đời của một người quyết định. Khái niệm ''bẩm sinh'' không còn đúng nữa.
"Một con thú bắt đầu cuộc đời của nó với khả năng phát triển nhiều cách khác nhau," nhà sinh vật học Patrick Bateson từ Cambridge University nói.
"Con thú có tiềm năng theo các con đường phát triển khác nhau. Con đường nó chọn tùy thuộc vào môi trường con thú đó lớn lên."
Nói vậy gen không có vai trò gì à? Dĩ nhiên không phải vậy. Chúng ta đều khác nhau và có những tiềm năng khác nhau. Sẽ không bao giờ có chuyện tôi là cầu thủ bóng đá Cristiano Ronaldo. Chỉ có Cristiano Ronaldo hồi bé có cơ hội thành Cristiano Ronaldo bây giờ.
Nhưng ta cũng nên biết Cristiano Ronaldo có thể đã rất khác so với ngày nay, với những khả năng khác. Nói cách khác, tài năng lừa bóng của Cristiano Ronaldo không phải xuất phát từ gen.
Khả năng thích nghi
Tài xế taxi London nổi tiếng nhớ đường của một trong những thành phố phức tạp nhất trên thế giới này. Năm 1999, bác sĩ thần kinh Eleanor Maguire chụp hình não của họ và so sánh với những người khác.
Não của các tài xế lâu năm có vùng hippocampus lớn hơn bình thường - đó là phần trên não giúp nhớ địa danh. Bác sĩ cũng thấy cỡ của phần này lớn nhỏ tùy theo năm nghề của người tài xế. Điều đó có nghĩa vận động trí nhớ trong khi lái taxi đã làm thay đổi não của người tài xế.
Kết quả nghiên cứu này cũng đúng trong trường hợp của các nghệ sĩ violin, người đọc chữ Braille, người tập thiền, và bệnh nhân đang hồi phục sau khi bị tai biến mạch máu não.
Não sẽ thích nghi với yêu cầu của chúng ta đưa ra.
Số phận
Khái niệm mới này thực khó nuốt khi mà người ta đã cố gắng thuyết phục chúng ta rằng mỗi một người trong chúng ta kế thừa một lượng thông minh nhất định, và đa số chúng ta sẽ là những con người tầm thường.
Chúng ta được làm quen với chỉ số thông minh IQ từ gần một thế kỷ qua. Vậy mà người nghĩ ra cách đo lường này, Alfred Binet, có ý kiến ngược hẳn, và khoa học cuối cùng về phe Binet.
"Trí thông minh đại diện cho một số khả năng trong quá trình phát triển," Robert Sternberg từ Tufts University, USA, phát biểu năm 2005, sau nhiều chục năm nghiên cứu.
Các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này, Mihaly Csikszentmihalyi, Kevin Rathunde và Samuel Whalen đồng ý.
"Những người học giỏi không nhất thiết sinh ra thông minh hơn người khác," họ viết trong quyển sách Talented Teenagers (Những thiếu niên có tài), "mà do siêng năng và có kỷ luật hơn."
James Flynn từ University of Otago, New Zealand, đã thống kê được chỉ số IQ tự chúng đã tăng dần trong thế kỷ qua, vốn sau khi nghiên cứu cẩn thận, ông nói là nhờ có văn hóa tinh vi hơn. Nói cách khác, chúng ta thông minh hơn là nhờ sự nhào nặn của văn hóa chúng ta.
Sâu sắc hơn, Carol Dweck từ Stanford University, USA, đã chứng minh được rằng sinh viên nào hiểu rằng trí thông minh có thể đào tạo, thường có nhiều tham vọng và thành công hơn.
Điều đó cũng áp dụng cho tài năng khi ta thấy những người đứng đầu trong các bộ môn, ngày nay có nhiều kỹ năng hơn so với các thế hệ trước.
Tất cả những khả năng tùy thuộc vào tiến trình phát triển tiệm tiến mà các nền văn hóa nhỏ đã tìm ra cách để cải tiến.
Nhào nặn
Trong những năm qua một lĩnh vực hoàn toàn mới gọi là "chuyên môn học", do nhà tâm lý học Anders Ericsson từ Florida State University dẫn đầu, đã tìm cách xác định nguồn và phương pháp của những sự cải tiến nho nhỏ đó.
Từng bước nhỏ họ ngày càng hiểu hơn làm thế nào thái độ, cách dạy, và cách thực hành khác nhau có thể giúp đưa con người vào các lộ trình khác nhau.
Con cái của bạn có tiềm năng trở thành vận động viên đẳng cấp quốc tế, nghệ sĩ tài ba, hay một nhà khoa học đoạt giải Nobel?
Sẽ là điên rồ nếu cho rằng ai cũng có thể làm hay trở thành bất kỳ cái gì. Nhưng ngành khoa học mới cho thấy cũng điên rồ nếu nghĩ rằng sự tầm thường là hiển nhiên trong đa số chúng ta, hoặc bất kỳ ai trong chúng ta cũng có thể biết những giới hạn của mình trước khi bỏ ra vô số tài lực và thời gian.
Khả năng của chúng ta không được đúc sẵn trong gen. Chúng có thể nhào nặn được, và có thể làm khi đã là người lớn. Với sự khiêm tốn, niềm hy vọng, và sự quyết tâm phi thường, bất kỳ đứa trẻ nào, ở bất kỳ lứa tuổi nào, đều có thể khao khát đạt được những điều to lớn.
* - *
Is there a genius in all of us?
David Shenk
http://www.bbc.co.uk/
*
Where do athletic and artistic abilities come from? With phrases like "gifted musician", "natural athlete" and "innate intelligence", we have long assumed that talent is a genetic thing some of us have and others don't.
But new science suggests the source of abilities is much more interesting and improvisational. It turns out that everything we are is a developmental process and this includes what we get from our genes.
A century ago, geneticists saw genes as robot actors, always uttering the same lines in exactly the same way, and much of the public is still stuck with this old idea. In recent years, though, scientists have seen a dramatic upgrade in their understanding of heredity.
They now know that genes interact with their surroundings, getting turned on and off all the time. In effect, the same genes have different effects depending on who they are talking to.
Malleable
"There are no genetic factors that can be studied independently of the environment," says Michael Meaney, a professor at McGill University in Canada.
It would be folly to suggest that anyone can literally do or become anything. But the new science tells us that it's equally foolish to think that mediocrity is built into most of us”
"And there are no environmental factors that function independently of the genome. [A trait] emerges only from the interaction of gene and environment."
This means that everything about us - our personalities, our intelligence, our abilities - are actually determined by the lives we lead. The very notion of "innate" no longer holds together.
"In each case the individual animal starts its life with the capacity to develop in a number of distinctly different ways," says Patrick Bateson, a biologist at Cambridge University.
"Like a jukebox, the individual has the potential to play a number of different developmental tunes. The particular developmental tune it does play is selected by [the environment] in which the individual is growing up."
Is it that genes don't matter? Of course not. We're all different and have different theoretical potentials from one another. There was never any chance of me being Cristiano Ronaldo. Only tiny Cristiano Ronaldo had a chance of being the Cristiano Ronaldo we know now.
But we also have to understand that he could have turned out to be quite a different person, with different abilities. His future football magnificence was not carved in genetic stone.
Doomed
This new developmental paradigm is a big idea to swallow, considering how much effort has gone into persuading us that each of us inherits a fixed amount of intelligence, and that most of us are doomed to be mediocre.
The notion of a fixed IQ has been with us for almost a century. Yet the original inventor of the IQ test, Alfred Binet, had quite the opposite opinion, and the science turns out to favour Binet.
"Intelligence represents a set of competencies in development," said Robert Sternberg from Tufts University in the US in 2005, after many decades of study.
Talent researchers Mihaly Csikszentmihalyi, Kevin Rathunde and Samuel Whalen agree.
"High academic achievers are not necessarily born 'smarter' than others," they write in their book Talented Teenagers, "but work harder and develop more self-discipline."
James Flynn of the University of Otago in New Zealand has documented how IQ scores themselves have steadily risen over the century - which, after careful analysis, he ascribes to increased cultural sophistication. In other words, we've all gotten smarter as our culture has sharpened us.
Most profoundly, Carol Dweck from Stanford University in the US, has demonstrated that students who understand intelligence is malleable rather than fixed are much more intellectually ambitious and successful.
The same dynamic applies to talent. This explains why today's top runners, swimmers, cyclists, chess players, violinists and on and on, are so much more skilful than in previous generations.
All of these abilities are dependent on a slow, incremental process which various micro-cultures have figured out how to improve. Until recently, the nature of this improvement was merely intuitive and all but invisible to scientists and other observers.
How a London cabbie's brain grows
London cabbies famously navigate one of the most complex cities in the world. In 1999, neurologist Eleanor Maguire conducted MRI scans on their brains and compared them with the brain scans of others. In contrast with non-cabbies, experienced taxi drivers had a greatly enlarged posterior hippocampus - that part of the brain that specialises in recalling spatial representations.
What's more, the size of cabbies' hippocampi correlated directly with each driver's experience: the longer the driving career, the larger the posterior hippocampus.
That showed that spatial tasks were actively changing cabbies' brains. This was perfectly consistent with studies of violinists, Braille readers, meditation practitioners, and recovering stroke victims.
Our brains adapt in response to the demands we put on them.
Soft and sculptable
But in recent years, a whole new field of "expertise studies", led by Florida State University psychologist Anders Ericsson, has emerged which is cleverly documenting the sources and methods of such tiny, incremental improvements.
Bit by bit, they're gathering a better and better understanding of how different attitudes, teaching styles and precise types of practice and exercise push people along very different pathways.
Does your child have the potential to develop into a world-class athlete, a virtuoso musician, or a brilliant Nobel-winning scientist?
It would be folly to suggest that anyone can literally do or become anything. But the new science tells us that it's equally foolish to think that mediocrity is built into most of us, or that any of us can know our true limits before we've applied enormous resources and invested vast amounts of time.
Our abilities are not set in genetic stone. They are soft and sculptable, far into adulthood. With humility, with hope, and with extraordinary determination, greatness is something to which any kid - of any age - can aspire.
*
No comments:
Post a Comment