Thursday, 17 March 2011

Các nguyên tắc chung cho mọi tông phái PG (3)

Ông Henry Steel Olcott (1832-1907) là một Phật tử Mỹ, đồng sáng lập Hội Thông Thiên Học (Theosophical Society), và đã hoạt động tích cực trong các công trình hoằng pháp Phật giáo tại Hoa Kỳ và các nước Tây phương. Bản dự thảo về 14 nguyên tắc của Phật giáo, nền tảng chung cho mọi tông phái, do ông soạn ra, đã được Hội nghị Phật giáo tổ chức tại Madras, Ấn Độ, từ ngày 8 đến 12, tháng 01-1891, với các thành viên tu sĩ đại diện cho Phật giáo Miến Điện, Tích Lan, Bangladesh, Mông Cổ và Nhật Bản, đồng ý chấp thuận.

*

NHỮNG ĐIỀU TIN TƯỞNG CĂN BẢN CỦA PHẬT GIÁO
Hòa thượng Thích Trí Chơn dịch
(Hoa Kỳ, 1987)


I. Người Phật tử được giáo huấn nên bày tỏ đức tính khoan dung, nhẫn nhục và tình thương huynh đệ không có sự phân biệt đối với tất cả mọi người, và lòng từ tâm quảng đại đối với các phần tử của thế giới loài vật.

II. Vũ trụ tiến hóa không phải được sáng tạo, và nó hoạt động theo luật (thiên nhiên), không do sự quyết định của bất cứ đấng Thượng Đế (God) nào.

III. Chân lý mà trên đó Phật Giáo được xây dựng, là tự nhiên. Chúng ta tin rằng giáo pháp ấy được thuyết giảng trong nhiều kiếp (Kalpas) liên tục, bởi các bậc đã giác ngộ gọi là chư Phật; danh từ Phật có nghĩa là “giác ngộ”.

IV. Vị giáo chủ thứ tư trong đời Hiền Kiếp là Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni) hay Đức Phật Cồ Đàm (Gautama Buddha), người đã sanh ra trong một gia đình hoàng tộc tại Ấn Độ vào khoảng (hơn) 2500 năm trước. Ngài là một nhân vật lịch sử, và tên của Ngài là Tất Đạt Ma Cồ Đàm (Siddhartha Gautama).

V. (Đức Phật) Thích Ca Mâu Ni dạy rằng vô minh phát sanh ái dục, lòng dục vọng không biết nhàm chán là nguồn gốc của sự luân hồi; và luân hồi, nguyên nhân gây ra phiền não. Cho nên, muốn không còn phiền não, cần phải giải thoát luân hồi, cần phải chấm dứt ái dục; và muốn chấm dứt ái dục, cần phải diệt trừ vô minh.

VI. Vô minh nuôi dưỡng đức tin rằng luân hồi là điều cần thiết. Khi vô minh đã diệt trừ, sự vô dụng của luân hồi xem như tự nó chấm dứt, được nhận thấy; cũng như nhu cầu cùng tột trong việc thừa nhận một dòng sống mà qua đó, điều cần thiết cho sự tiếp diễn luân hồi như thế, có thể chấm dứt. Vô minh cũng khiến con người có ý niệm sai quấy, phi lý cho rằng đời người chỉ có một kiếp sống; và nhận thức lầm lạc khác tin rằng, cuộc sống này sẽ được tiếp nối theo sau bởi những trạng thái bất biến của hạnh phúc hoặc khổ đau.

VII. Việc dứt trừ tất cả vô minh có thể đạt tới bằng sự kiên trì thực hiện đức tính vị tha rộng khắp trong hành động; phát triển tánh sáng suốt, trí huệ trong ý tưởng; và đoạn diệt các dục vọng nhằm đến những thú vui cá nhân thấp hèn.

VIII. Lòng tham dục muốn sống là nguyên nhân của luân hồi, khi dục vọng không còn thì luân hồi chấm dứt ; và nhờ thiền định, con người toàn thiện đạt tới trạng thái cao siêu nhất của sự an tịnh gọi là Niết bàn (Nirvana).

IX. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni dạy rằng con người có thể xé tan vô minh và đoạn diệt phiền não, nhờ ở sự giác ngộ về Tứ Diệu Đế như sau:

   1) Hiện hữu của những sự khổ;
   2) Nguồn gốc phát sinh sự khổ, đó là lòng dục vọng, mong được luôn luôn đổi mới, nhằm thỏa mãn chính bản thân mà không bao giờ có thể đạt tới sự chấm dứt;
   3) Sự diệt trừ lòng ái dục hay tự mình tránh xa nó.
   4) Phương pháp thành tựu sự đoạn diệt lòng ái dục. Những pháp môn mà Đức Phật đã chỉ dạy gọi là Bát Chánh Đạo; đó là: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

X. Chánh định dẫn đến sự giác ngộ tâm linh, hay phát triển Phật tánh (khả năng thành Phật) mà nó tiềm ẩn ở mọi người.

XI. Tinh hoa của Phật giáo; mà chính Đức Như Lai (Phật) đã tóm lược trong bài kệ là:

   Chớ làm điều ác,
   Nên làm việc lành,
   Giữ tâm ý trong sạch
.

XII. Vũ trụ tùy thuộc vào luật nhân quả tự nhiên gọi là Nghiệp (Karma). Hành động thiện hay ác của con người trong những kiếp trước quyết định cuộc sống của y trong đời hiện tại. Vì vậy mỗi người đã tạo nên những nguyên nhân của mọi kết quả mà hiện nay họ phải lãnh thọ.

XIII. Những trở ngại cho sự đạt tới thiện nghiệp có thể diệt trừ bằng cách thọ trì các điều răn sau đây mà chúng bao gồm trong giới luật đạo đức của Phật giáo, đó là: 1/ Không được sát sanh, 2/ Không được trộm cắp, 3/ Không được tà hạnh, 4/ Không được nói dối, và 5/ Không được dùng chất làm say, và loại thuốc hay rượu làm ngây dại, đê mê. Năm giới cấm khác mà chúng không cần kể ra đây, nên được thọ trì bởi những ai muốn đạt tới, nhanh chóng hơn người thường cư sĩ tại gia, sự giải thoát khổ đau và luân hồi.

XIV. Phật giáo không khuyến khích tính cả tin (dị đoan mê tín). Đức Phật Cồ Đàm dạy rằng bổn phận của cha mẹ là giáo dục cho con cái hiểu biết khoa học và văn chương. Ngài cũng dạy rằng mọi người đừng nên tin vào điều gì do bất cứ thánh nhân nào thuyết giảng, ghi chép ở kinh sách, hay được thừa nhận bởi tập quán, trừ khi điều đó phù hợp với lý trí.

Bản dự thảo được xem như nền tảng chung mà tất cả mọi Tông Phái Phật Giáo đều có thể đồng ý.

Hòa thượng Thích Trí Chơn dịch
(California, 1987)


*
FUNDAMENTAL BUDDHISTIC BELIEFS
HENRY STEEL OLCOTT (1832-1907)

I. Buddhists are taught to show the same tolerance, forbearance, and brotherly love to all men, without distinction; and an unswerving kindness towards the members of the animal kingdom.

II. The universe was evolved, not created; and its functions according to law, not according to the caprice of any God.

III. The truths upon which Buddhism is founded are natural. They have, we believe, been taught in successive kalpas, or world-periods, by certain illuminated beings called BUDDHAS, the name BUDDHA meaning “Enlightened”.

IV. The fourth Teacher in the present Kalpa was Sakya Muni, or Gautama Buddha, who was born in a Royal family in India about 2,500 years ago. He is an historical personage and his name was Siddhartha Gautama.

V. Sakya Muni taught that ignorance produces desire, unsatisfied desire is the cause of rebirth, and rebirth, the cause of sorrow. To get rid of sorrow therefore, it is necessary to escape rebirth; to escape rebirth, it necessary and to extinguish desire, and to extinguish, it is necessary to destroy ignorance.

VI. Ignorance fosters the belief that rebirth is a necessary thing. When ignorance is destroyed the worthlessness of every such rebirth, considered as an end in itself, is perceived, as well as the paramount need of adopting a course of life by which the necessity for such repeated rebirths can be abolished. Ignorance also begets the illusive and illogical idea that there is only one existence for man, and the other illusion that this one life is followed by states of unchangeable pleasure or torment.

VII. The dispersion of all this ignorance can be attained by the persevering practice of an all-embracing altruism in conduct, development of intelligence, wisdom in thought, and destruction of desire for the lower personal pleasures.

VIII. The desire to live being the cause of rebirth, when that is extinguished rebirths cease and the perfected individual attains by meditation that highest state of peace called Nirvana.

IX. Sakya Muni taught that ignorance can be dispelled and sorrow removed by the knowledge of the four Noble Truths, viz.:

   1) The miseries of existence;
   2) The cause productive of misery, which is the desire ever renewed of satisfying oneself without being able ever to secure that end;
   3) The destruction of that desire, or the estranging of oneself from it;
   4) The means of obtaining this destruction of desire. The means which he pointed out is called the Noble Eightfold Path, viz.: Right Belief; Right Thought; Right Speech; Right Action; Right Means of Livelihood; Right Exertion; Right Remembrance; Right Meditation.

X. Right Meditation leads to spiritual enlightenment, or the development of that Buddha-like faculty which is latent in every man.

XI. The essence of Buddhism, as summed up by the Tathàgatha (Buddha) himself, as:

   To cease from all sin,
   To get virtue,
   To purify the heart.


XII. The universe is subject to a natural causation known as “Karma”. The merits and demerits of a being in past existence determine his condition in the present one. Each man, therefore, has prepared the causes of the effects which he now experiences.

XIII. The obstacles to the attainment of good karma may be removed by the observance of the following precepts, which are embraced in the moral code of Buddhism, viz.: (1) Kill not; (2) Steal not; (3) Indulge in no forbidden sexual pleasure; (4) Lie not; (5) Take no intoxication or stupefying drug or liquor. Five other precepts which need not be here enumerated should be observed by those who would attain, more quickly than the average layman, the release from misery and rebirth.

XIV. Buddhism discourages superstitious credulity. Gautama Buddha taught it to be the duty or a parent to have his child educated in science and literature. He also taught that no one should believe what is spoken by any sage, written in any book, or affirmed by tradition, unless it accord with reason.

Drafted as a common platform upon which all Buddhists can agree.

H. S. Olcott
(Madras, India, 1891)


*

No comments: