Trong trang blog Budsas nầy, tôi tự giới thiệu (about me) là “A humble lay Buddhist residing in Perth, Western Australia -- Một Phật tử cư sĩ tầm thường, cư ngụ tại Perth, Tây Úc”. Đoạn đầu của câu nầy – “A humble lay Buddhist” – xem như là một câu châm ngôn, luôn luôn nhắc nhở cho mình.
Trước tiên, tôi là một PHẬT TỬ, “a Buddhist”. Tôi tin tưởng và cố gắng tìm hiểu, thực hành theo lời giảng dạy của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, đa phần được ghi trong kinh tạng Nikāyā và kinh tạng A-hàm. Đây không phải là một thái độ cuồng tín, cực đoan, khinh chê các tôn giáo khác. Tôi tin rằng tất cả các tôn giáo, nếu thực hành nghiêm túc, đều giúp chúng ta có một cuộc sống an vui, tử tế, hòa hợp trong đời nầy và đời sau. Nhưng duy nhất chỉ có đạo Phật, dựa theo những lời giảng dạy của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, là đưa chúng ta ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Thứ hai, tôi là một CƯ SĨ, “a lay person”; một người sống trong xã hội quy ước, có gia đình vợ con, lo lắng các chuyện cơm áo gạo tiền, tham gia vào các sinh hoạt của cộng đồng xã hội. Mặc dù tôi có cơ duyên gần gũi, có một số hiểu biết về đời sống của giới tu sĩ, tôi không thích bình luận công khai về các vấn đề liên quan đến người tu. Nếu có ý kiến, tôi chỉ góp ý trong vòng thân mật, riêng tư. Và nếu có trình bày, phát biểu ý kiến, lúc nào tôi cũng cố gắng giữ đúng cương vị cư sĩ của mình.
Thêm vào đó, khi tìm hiểu kinh điển, cần phải hiểu bối cảnh, duyên sự và đối tượng tiếp nhận các lời giảng dạy của Đức Phật trong bài kinh. Có những bài kinh Ngài giảng cho hàng tu sĩ có căn cơ chín muồi để đắc đạo quả. Bài kinh khi đọc lướt qua có thể thấy ngắn gọn, đơn giản, nhưng thật ra, đòi hỏi một quá trình quán soi, tư duy lâu dài mới thẩm thấu được. Những người phàm nhân cư sĩ như tôi cần phải để ý điều này, để tránh những hiểu biết sai lầm, đưa đến thái độ chủ quan nông nổi, hấp tấp vội vàng, và kiêu mạn.
Thứ ba, quan trọng nhất, tôi phải biết mình chỉ là một người TẦM THƯỜNG, khiêm tốn, “humble”. Tôi thường hay nói tôi chỉ là một “phàm nhân cư sĩ” trong ý nghĩa đó. Tự nhắc nhở để đừng quên mình vẫn còn nhiều vô minh và lậu hoặc, còn phải nỗ lực tiếp tục tu tập. Những gì mình biết, hay đọc qua, những kinh nghiệm tu tập trong mấy chục năm qua chỉ là do phước duyên, và cũng chưa đi đến đâu cả.
Kiết sử “mạn” – so sánh hơn thua, rất vi tế, rất khó diệt trừ. Một phàm nhân rất dễ bị cám dỗ bởi các ý tưởng kiêu mạn (hiểu biết nhiều hơn, chứng đắc cao hơn, tu tập tốt hơn, hiền thiện hơn, làm phước nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn, giàu có hơn, ăn nói giỏi hơn, đẹp hơn, sướng hơn, v.v.), và chạy theo các ý tưởng đó, tạo thêm nhiều chướng ngại trên con đường tu tập của mình.
Một hệ quả của các điều trên là tôi không bao giờ có ý định làm “thầy” để chỉ dạy người khác, nhất là trong thời đại thông tin Internet toàn cầu nầy. Tôi chỉ chia sẻ một vài kinh nghiệm cá nhân, chia sẻ vài sự hiểu biết có giới hạn của mình, khi cảm thấy cần thiết. Tôi rất ngại trả lời các câu hỏi có tính riêng tư, vì mình không biết đối tượng là ai, tu tập và hoàn cảnh sinh sống như thế nào. Chỉ biết những người ấy sơ lược qua vài hình ảnh, hay vài dòng chữ trao đổi, nên tôi lúc nào cũng dè dặt, cẩn thận.
Ngày nay nhiều trang web Phật giáo và diễn đàn Phật giáo có mở ra mục vấn đáp, giải đáp thắc mắc về pháp học và pháp hành do quý tăng ni hay cư sĩ có kiến thức uyên thâm phụ trách, để cung ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi của Phật tử. Đó là một phương cách hoằng pháp rất tốt, rất đáng ca ngợi, tán thán. Nhưng riêng cá nhân tôi, tôi không có đủ khả năng, không có ý nguyện, mà cũng không có hứng thú làm các việc đó.
Trước tiên, tôi là một PHẬT TỬ, “a Buddhist”. Tôi tin tưởng và cố gắng tìm hiểu, thực hành theo lời giảng dạy của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, đa phần được ghi trong kinh tạng Nikāyā và kinh tạng A-hàm. Đây không phải là một thái độ cuồng tín, cực đoan, khinh chê các tôn giáo khác. Tôi tin rằng tất cả các tôn giáo, nếu thực hành nghiêm túc, đều giúp chúng ta có một cuộc sống an vui, tử tế, hòa hợp trong đời nầy và đời sau. Nhưng duy nhất chỉ có đạo Phật, dựa theo những lời giảng dạy của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni, là đưa chúng ta ra khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Thứ hai, tôi là một CƯ SĨ, “a lay person”; một người sống trong xã hội quy ước, có gia đình vợ con, lo lắng các chuyện cơm áo gạo tiền, tham gia vào các sinh hoạt của cộng đồng xã hội. Mặc dù tôi có cơ duyên gần gũi, có một số hiểu biết về đời sống của giới tu sĩ, tôi không thích bình luận công khai về các vấn đề liên quan đến người tu. Nếu có ý kiến, tôi chỉ góp ý trong vòng thân mật, riêng tư. Và nếu có trình bày, phát biểu ý kiến, lúc nào tôi cũng cố gắng giữ đúng cương vị cư sĩ của mình.
Thêm vào đó, khi tìm hiểu kinh điển, cần phải hiểu bối cảnh, duyên sự và đối tượng tiếp nhận các lời giảng dạy của Đức Phật trong bài kinh. Có những bài kinh Ngài giảng cho hàng tu sĩ có căn cơ chín muồi để đắc đạo quả. Bài kinh khi đọc lướt qua có thể thấy ngắn gọn, đơn giản, nhưng thật ra, đòi hỏi một quá trình quán soi, tư duy lâu dài mới thẩm thấu được. Những người phàm nhân cư sĩ như tôi cần phải để ý điều này, để tránh những hiểu biết sai lầm, đưa đến thái độ chủ quan nông nổi, hấp tấp vội vàng, và kiêu mạn.
Thứ ba, quan trọng nhất, tôi phải biết mình chỉ là một người TẦM THƯỜNG, khiêm tốn, “humble”. Tôi thường hay nói tôi chỉ là một “phàm nhân cư sĩ” trong ý nghĩa đó. Tự nhắc nhở để đừng quên mình vẫn còn nhiều vô minh và lậu hoặc, còn phải nỗ lực tiếp tục tu tập. Những gì mình biết, hay đọc qua, những kinh nghiệm tu tập trong mấy chục năm qua chỉ là do phước duyên, và cũng chưa đi đến đâu cả.
Kiết sử “mạn” – so sánh hơn thua, rất vi tế, rất khó diệt trừ. Một phàm nhân rất dễ bị cám dỗ bởi các ý tưởng kiêu mạn (hiểu biết nhiều hơn, chứng đắc cao hơn, tu tập tốt hơn, hiền thiện hơn, làm phước nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn, giàu có hơn, ăn nói giỏi hơn, đẹp hơn, sướng hơn, v.v.), và chạy theo các ý tưởng đó, tạo thêm nhiều chướng ngại trên con đường tu tập của mình.
*
Một hệ quả của các điều trên là tôi không bao giờ có ý định làm “thầy” để chỉ dạy người khác, nhất là trong thời đại thông tin Internet toàn cầu nầy. Tôi chỉ chia sẻ một vài kinh nghiệm cá nhân, chia sẻ vài sự hiểu biết có giới hạn của mình, khi cảm thấy cần thiết. Tôi rất ngại trả lời các câu hỏi có tính riêng tư, vì mình không biết đối tượng là ai, tu tập và hoàn cảnh sinh sống như thế nào. Chỉ biết những người ấy sơ lược qua vài hình ảnh, hay vài dòng chữ trao đổi, nên tôi lúc nào cũng dè dặt, cẩn thận.
Ngày nay nhiều trang web Phật giáo và diễn đàn Phật giáo có mở ra mục vấn đáp, giải đáp thắc mắc về pháp học và pháp hành do quý tăng ni hay cư sĩ có kiến thức uyên thâm phụ trách, để cung ứng nhu cầu tìm hiểu, học hỏi của Phật tử. Đó là một phương cách hoằng pháp rất tốt, rất đáng ca ngợi, tán thán. Nhưng riêng cá nhân tôi, tôi không có đủ khả năng, không có ý nguyện, mà cũng không có hứng thú làm các việc đó.
(udpated: 10/03/2022)
No comments:
Post a Comment