Friday 10 June 2016

Về năm bộ kinh Nikāya

Về năm bộ kinh NIKĀYA
Trích “Những Lời Phật Dạy”, Tỳ-khưu Bodhi (Bình Anson dịch)

(…)
Kinh tạng, chứa trong đó các bài giảng của Đức Phật, gồm năm bộ gọi là Nikāya. Trong thời đại của các nhà chú giải, các bộ này cũng được gọi là Āgama (A-hàm), tên gọi tương tự như trong Phật giáo Bắc truyền. Bốn bộ Nikāya chính là:

1) Trường bộ (Dīgha Nikāya): Bộ sưu tập các bài kinh dài, gồm ba mươi bốn bài kinh, sắp xếp trong ba tập.

2) Trung bộ (Majjhima Nikāya): Bộ sưu tập các bài kinh trung bình, gồm 152 bài kinh, sắp xếp trong ba tập.

3) Tương ưng bộ (Saṃyutta Nikāya): Bộ sưu tập các bài kinh tương ứng, gần ba ngàn bài kinh ngắn được nhóm lại thành năm mươi sáu chương, được gọi là các tương ưng (saṃyutta), sắp xếp trong năm tập, hay còn gọi là năm thiên.

4) Tăng chi bộ (Aṅguttara Nikāya): Bộ sưu tập của các bài kinh có số chi pháp tăng dần lên, gồm khoảng 2.400 bài kinh ngắn, sắp xếp thành mười một chương, gọi là nipāta.

Trường bộ và Trung bộ, nếu chỉ thoạt nhìn, dường như được thành lập chủ yếu trên cơ sở độ dài của bài kinh: Các bài kinh dài được xếp vào Trường bộ, các bài kinh trung bình được xếp vào Trung bộ. Nếu cẩn thận nhận xét nội dung của các bài kinh ấy, chúng ta thấy có thể còn có yếu tố khác làm cơ sở cho sự khác biệt giữa hai bộ sưu tập này. Các bài kinh của TRƯỜNG BỘ chủ yếu nhằm vào đối tượng thính chúng phổ thông và dường như nhằm thu hút những người ngoại đạo đến với đạo Phật, bằng cách bày tỏ tính ưu việt của Đức Phật và giáo lý của Ngài. Các bài kinh của TRUNG BỘ là chủ yếu hướng vào bên trong cộng đồng Phật giáo và dường như được thiết kế để giúp các tu sĩ mới xuất gia làm quen với những học thuyết và thực hành của đạo Phật. Đây vẫn còn là một câu hỏi còn đang bỏ ngỏ, không biết các mục đích thực dụng này là tiêu chuẩn để sắp xếp hai bộ kinh, hay tiêu chuẩn chính là độ dài bài kinh và các mục đích thực dụng chỉ là kết quả tất yếu theo độ dài của bài kinh.

TƯƠNG ƯNG BỘ được sắp xếp theo chủ đề. Mỗi chủ đề là một “ách” (saṃyoga) để kết nối các bài kinh thành một tương ưng (saṃyutta) hay chương. Do đó, bộ này có tên là Tương ưng bộ. Tập hay thiên đầu tiên, Thiên có Kệ, là tập độc nhất chứa các bài kinh dựa theo phân loại thể văn – thể kệ. Tập này gồm các bài kinh có văn xuôi và thi kệ hỗn hợp, sắp xếp trong mười một chương theo chủ đề. Còn bốn tập (thiên) kia, mỗi tập có các chương dài trình bày các giáo thuyết căn bản của Phật giáo Sơ kỳ. Tập II, III và IV, mỗi tập bắt đầu bằng một chương dài dành cho một chủ đề có tầm quan trọng lớn, lần lượt là: duyên sinh (Tương ưng Duyên, Nidānasaṃyutta, chương 12); năm uẩn (Tương ưng Uẩn, Khandhasaṃyutta, chương 22); sáu nội xứ và sáu ngoại xứ (Tương ưng Xứ, Saḷāyatanasaṃyutta, chương 35). Tập V nói về các nhóm chính của các yếu tố tu tập, mà trong giai đoạn hậu kỳ được đặt tên là ba mươi bảy phần trợ giúp để giác ngộ (bodhipakkhiyā dhammā). Các nhóm này gồm có Bát Chi Thánh Đạo (Tương ưng Đạo, Magga-saṃyutta, chương 45), bảy yếu tố giác ngộ (Tương ưng Giác chi, Bojjhaṅgasaṃyutta, chương 46) và bốn pháp lập niệm (Tương ưng Niệm, Satipaṭṭhānasaṃyutta, chương 47). Từ nội dung của Tương ưng bộ kinh, chúng ta có thể suy ra rằng có lẽ bộ kinh này nhắm đến phục vụ nhu cầu của hai nhóm tu sĩ. Một nhóm gồm các vị tu sĩ chuyên về giáo thuyết để đào sâu vào Giáo Pháp và để giúp họ giải thích rõ ràng các chủ đề đó cho các bạn đồng tu trong Tăng đoàn. Nhóm kia gồm những vị chuyên về hành thiền để phát triển tuệ quán.

TĂNG CHI BỘ gồm những bài kinh sắp xếp theo cấu trúc đánh số thứ tự, bắt nguồn từ một tính năng đặc biệt về phương pháp sư phạm của Đức Phật. Để giúp thông hiểu và ghi nhớ dễ dàng, Đức Phật thường tạo lập các bài giảng qua các nhóm số chi pháp, một dạng thức để giúp thính chúng dễ dàng lưu giữ trong tâm trí về các ý tưởng của Ngài. Tăng chi bộ tập hợp các bài kinh có số chi pháp vào bộ sưu tập đồ sộ, gồm có mười một nipāta (chương). Như thế, bắt đầu là chương Một Pháp (ekanipāta), chương Hai Pháp (dukanipāta), chương Ba Pháp (tikanipāta) và tăng dần lên, kết thúc với chương Mười Một Pháp (ekādasanipāta). Vì nhiều nhóm khác của các yếu tố trong con đường giải thoát đã được bao gồm trong Tương ưng bộ, Tăng chi bộ chú tâm đến những phương diện tu tập không được đề cập đến trong các nhóm đó. Tăng chi bộ bao gồm một số lượng đáng kể các bài kinh giảng cho hàng cư sĩ quan tâm đến đạo đức và tâm linh của cuộc sống trong thế gian, kể cả các mối quan hệ gia đình (vợ chồng, cha mẹ và con cái) và cách thức thích hợp để tạo lập, để dành và sử dụng tài sản. Cũng có những bài kinh giảng về sự tu tập của hàng tu sĩ. Sự sắp xếp theo pháp số của bộ kinh này đặc biệt thuận lợi cho các vị trưởng lão dùng để dạy học trò và các vị truyền đạo dùng để thuyết giảng cho hàng cư sĩ.

Bên cạnh bốn bộ Nikāya chính, Kinh tạng Pāli còn có bộ Nikāya thứ năm, gọi là TIỂU BỘ (Khuddaka Nikāya). Gọi là Tiểu bộ có lẽ là vì ban đầu chỉ là tập hợp các bài kinh nhỏ không thích hợp để đưa vào bốn bộ Nikāya chính. Nhưng qua nhiều thế kỷ, nhiều kinh văn được biên soạn và đưa thêm vào đó, bộ sưu tập dần dần lớn rộng thêm và trở thành bộ kinh đồ sộ nhất trong năm bộ Nikāya. Tuy nhiên, phần tinh túy của Tiểu bộ là tập hợp các bài kinh ngắn chỉ gồm các câu kệ (Pháp cú - Dhammapada, Trưởng lão kệ - Theragāthā và Trưởng lão ni kệ - Therı̄gāthā) và các bài kinh hỗn hợp văn xuôi và thể kệ (Kinh tập - Suttanipāta, Phật tự thuyết - Udāna và Phật thuyết như vậy - Itivuttaka) mà nội dung và văn phong có thể xem như rất cổ xưa. Các tập kinh khác của Tiểu bộ – như tập Phân tích đạo (Paṭisambhidāmagga) và Diễn giải (Niddesa) – đại diện cho quan điểm của bộ phái Theravāda và do đó, có lẽ được biên soạn trong thời kỳ phân chia bộ phái, khi các bộ phái sơ kỳ đã bắt đầu có những hướng đi riêng biệt trong sự phát triển giáo lý.

Bốn bộ Nikāya của kinh tạng Pāli có các bộ A-hàm tương ứng của Tam tạng Trung Quốc, mặc dù các bộ A-hàm này có nguồn gốc từ nhiều bộ phái khác nhau. Tương ứng với Trường bộ là Trường A-hàm, có lẽ là của bộ phái Pháp Tạng (Dharmaguptaka), dịch từ bản gốc tiếng Prakit. Tương ứng với Trung bộ và Tương ưng bộ là Trung A-hàm và Tạp A-hàm của Hữu bộ (Sarvāstivāda), dịch từ bản gốc tiếng Sanskrit. Tương ứng với Tăng chi bộ là Tăng nhất A-hàm, thường được xem là của một nhánh từ Đại chúng bộ (Mahāsāṅghika), dịch từ bản gốc của một loại phương ngữ Trung Ấn hay một loại phương ngữ có pha trộn tiếng Prakit và Sanskrit. Tam tạng Trung Quốc cũng bao gồm bản dịch của một số bài kinh riêng rẽ từ bốn bộ sưu tập chính, có lẽ từ những bộ phái khác chưa xác định và bản dịch các tập riêng rẽ của Tiểu A-hàm, như hai bản dịch tập Pháp cú – trong đó có một tập rất gần với bản Pháp cú tiếng Pāli – và nhiều phần của Kinh tập. Tuy nhiên, bộ Tiểu A-hàm này không còn tồn tại toàn vẹn như một bộ sưu tập.

-- Trích “Những Lời Phật Dạy”, Tỳ-khưu Bodhi (Bình Anson dịch)

* * *

On the five NIKĀYAS
Extract from “In The Buddha’s Words”, Bhikkhu Bodhi

(…)
The Sutta Pitạka, which contains the records of the Buddha’s discourses and discussions, consists of five collections called Nikāyas. In the age of the commentators they were also known as Āgamas, like their counterparts in northern Buddhism. The four major Nikāyas are:

1) The Dı̄gha Nikāya: the Collection of Long Discourses, thirty-four suttas arranged into three vaggas, or books.

2) The Majjhima Nikāya: the Collection of Middle Length Discourses, 152 suttas arranged into three vaggas.

3) The Saṃyutta Nikāya: the Collection of Connected Discourses, close to three thousand short suttas grouped into fifty-six chapters, called saṃyuttas, which are in turn collected into five vaggas.

4) The Aṅguttara Nikāya: the Collection of Numerical Discourses (or, perhaps, “Incremental Discourses”), approximately 2,400 short suttas arranged into eleven chapters, called nipātas.

The Dı̄gha Nikāya and Majjhima Nikāya, at first glance, seem to be established principally on the basis of length: the longer discourses go into the Dı̄gha, the middle-length discourses into the Majjhima. Careful tabulations of their contents, however, suggest that another factor might underlie the distinction between these two collections. The suttas of the Dı̄gha Nikāya are largely aimed at a popular audience and seem intended to attract potential converts to the teaching by demonstrating the superiority of the Buddha and his doctrine. The suttas of the Majjhima Nikāya are largely directed inward toward the Buddhist community and seem designed to acquaint newly ordained monks with the doctrines and practices of Buddhism. It remains an open question whether these pragmatic purposes are the determining criteria behind these two Nikāyas or whether the primary criterion is length, with these pragmatic purposes following as incidental consequences of their respective differences in length.

The Saṃyutta Nikāya is organized by way of subject matter. Each subject is the “yoke” (saṃyoga) that connects the discourses into a saṃyutta or chapter. Hence the title of the collection, the “connected (saṃyutta) discourses.” The first book, the Book with Verses, is unique in being compiled on the basis of literary genre. It contains suttas in mixed prose and verse, arranged in eleven chapters by way of subject. The other four books each contain long chapters dealing with the principal doctrines of Early Buddhism. Books II, III, and IV each open with a long chapter devoted to a theme of major importance, respectively, dependent origination (chapter 12: Nidānasaṃyutta); the five aggregates (chapter 22: Khandhasaṃyutta); and the six internal and external sense bases (chapter 35: Salạ̄yatanasaṃyutta). Part V deals with the principal groups of training factors that, in the post-canonical period, come to be called the thirty-seven aids to enlightenment (bodhipakkhiyā dhammā). These include the Noble Eightfold Path (chapter 45: Maggasaṃyutta ), the seven factors of enlightenment (chapter 46: Bojjhaṅgasaṃyutta ), and the four establishments of mindfulness (chapter 47: Satipattḥānasaṃyutta). From its contents, we might infer that the Saṃyutta Nikāya was intended to serve the needs of two groups within the monastic order. One consisted of the doctrinal specialists, those monks and nuns who sought to explore the deep implications of the Dhamma and to elucidate them for their companions in the religious life. The other consisted of those devoted to the meditative development of insight.

The Aṅguttara Nikāya is arranged according to a numerical scheme derived from a peculiar feature of the Buddha’s pedagogic method. To facilitate easy comprehension and memorization, the Buddha often formulated his discourses by way of numerical sets, a format that helped to ensure that the ideas he conveyed would be easily retained in mind. The Aṅguttara Nikāya assembles these numerical discourses into a single massive work of eleven nipātas or chapters, each representing the number of terms upon which the constituent suttas have been framed. Thus there is the Chapter of the Ones (ekakanipāta), the Chapter of the Twos (dukanipāta), the Chapter of the Threes (tikanipāta), and so forth, up to and ending with the Chapter of the Elevens (ekādasanipāta ). Since the various groups of path factors have been included in the Saṃyutta, the Aṅguttara can focus on those aspects of the training that have not been incorporated in the repetitive sets. The Aṅguttara includes a notable proportion of suttas addressed to lay followers dealing with the ethical and spiritual concerns of life within the world, including family relationships (husbands and wives, children and parents) and the proper ways to acquire, save, and utilize wealth. Other suttas deal with the practical training of monks. The numerical arrangement of this collection makes it particularly convenient for formal instruction, and thus it could easily be drawn upon by elder monks when teaching their pupils and by preachers when giving sermons to the laity.

Besides the four major Nikāyas, the Pāli Sutta Pitạka includes a fifth Nikāya, called the Khuddaka Nikāya. This name means the Minor Collection. Perhaps it originally consisted merely of a number of minor works that could not be included in the four major Nikāyas. But as more and more works were composed over the centuries and added to it, its dimensions swelled until it became the most voluminous of the five Nikāyas. At the heart of the Khuddaka, however, is a small constellation of short works composed either entirely in verse (namely, the Dhammapada, the Theragāthā , and the Therı̄gāthā ) or in mixed prose and verse (the Suttanipāta, the Udāna, and the Itivuttaka) whose style and contents suggest that they are of great antiquity. Other texts of the Khuddaka Nikāya—such as the Patiṣambhidāmagga and the two Niddesas—represent the standpoint of the Theravāda school and thus must have have been composed during the period of Sectarian Buddhism, when the early schools had taken their separate paths of doctrinal development.

The four Nikāyas of the Pāli Canon have counterparts in the Āgamas of the Chinese Tripitạka, though these are from different early schools. Corresponding to each respectively there is a Dirghāgama, probably stemming from the Dharmaguptaka school, originally translated from a Prakrit; a Madhyamāgama and Samyuktāgama, both stemming from the Sarvāstivāda school and translated from Sanskrit; and an Ekottarāgama, corresponding to the Aṅguttara Nikāya, generally thought to have belonged to a branch of the Mahāsāṅghika school and to have been translated from a dialect of Middle Indo-Aryan or a mixed dialect of Prakrit with Sanskrit elements. The Chinese Tripitạka also contains translations of individual sūtras from the four collections, perhaps from still other unidentified schools, and translations of individual books from the Minor Collection, including two translations of a Dhammapada (one said to be very close to the Pāli version) and parts of the Suttanipāta, which, as a unified work, does not exist in Chinese translation.

* * *

No comments: