Tăng Chi 5.57
Năm sự kiện cần phải
quan sát
Tóm lược (dựa theo bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu):
1) "Ta phải bị già, không thoát khỏi già" là sự kiện
cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất
gia. Sự kiêu mạn tuổi trẻ trong tuổi trẻ được hoàn toàn đoạn tận hay được giảm
thiểu.
2) "Ta phải bị bệnh, không thoát khỏi bệnh" là sự
kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay
xuất gia. Sự kiêu mạn khỏe mạnh trong khỏe mạnh được hoàn toàn đoạn tận hay được
giảm thiểu.
3) "Ta phải bị chết, không thoát khỏi chết" là sự
kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay
xuất gia. Sự kiêu mạn sự sống trong sự sống được hoàn toàn đoạn tận hay được giảm
thiểu.
4) "Tất cả pháp khả ái, khả ý đối với ta sẽ phải đổi
khác, sẽ phải biến diệt", là sự kiện cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ
nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia. Tham dục đối với các vật khả ái được
đoạn tận hoàn toàn hay được giảm thiểu.
5) "Ta là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự của nghiệp,
nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào
ta sẽ làm thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy" là sự kiện cần phải thường
xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia. Ác hạnh được
hoàn toàn đoạn tận hay được giảm thiểu.
Do vị thánh đệ tử thường xuyên quán sát năm sự kiện ấy, nên
con đường được sinh khởi. Vị ấy sử dụng con đường nầy, tu tập, làm cho sung
mãn. Do vị ấy sử dụng con đường nầy, tu tập, làm cho sung mãn, nên các kiết sử
được đoạn tận, các tùy miên được chấm dứt.
*
Năm điều quán tưởng hằng
ngày
Thế Tôn lời dạy tỏ tường,
Năm điều quán tưởng phải thường xét ra:
1) Ta đây phải có sự già,
Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn.
2) Ta đây bệnh tật phải mang,
Thế nào tránh thoát đặng an mạnh lành
3) Ta đây sự chết sẳn dành,
Thế nào tránh thoát tử sanh đến kỳ.
4) Ta đây phải chịu phân ly,
Nhân vật quí mến ta đi biệt mà.
5) Ta đi với nghiệp của ta,
Dầu cho tốt xấu tạo ra tự mình,
Theo ta như bóng theo hình,
Ta thọ quả báo phân minh kết thành.
* * *
Five themes (AN 5:57)
In brief (based on Bhikkhu Bodhi’s translation):
(1) A woman or a man, a householder or one gone forth,
should often reflect thus: “I am subject to old age; I am not exempt from old
age.” In their youth, beings are intoxicated with their youth, and when they
are intoxicated with their youth they engage in misconduct by body, speech, and
mind. But when one often reflects upon this theme, the intoxication with youth
is either completely abandoned or diminished.
(2) A woman or a man, a householder or one gone forth,
should often reflect thus: “I am subject to illness; I am not exempt from
illness.” In a state of health, beings are intoxicated with their health, and
when they are intoxicated with their health they engage in misconduct by body,
speech, and mind. But when one often reflects upon this theme, the intoxication
with health is either completely abandoned or diminished.
(3) A woman or a man, a householder or one gone forth,
should often reflect thus: “I am subject to death; I am not exempt from death.”
During their lives, beings are intoxicated with life, and when they are
intoxicated with life they engage in misconduct by body, speech, and mind. But
when one often reflects upon this theme, the intoxication with life is either
completely abandoned or diminished.
(4) A woman or a man, a householder or one gone forth,
should often reflect thus: “I must be parted and separated from everyone and
everything dear and agreeable to me.” Beings have desire and lust in regard to those
people and things that are dear and agreeable, and excited by this lust, they engage
in misconduct by body, speech, and mind. But when one often reflects upon this
theme, the desire and lust in regard to everyone and everything dear and
agreeable is either completely abandoned or diminished.
(5) A woman or a man, a householder or one gone forth,
should often reflect thus: “I am the owner of my kamma, the heir of my kamma; I
have kamma as my origin, kamma as my relative, kamma as my resort; I will be
the heir of whatever kamma, good or bad, that I do.” People engage in misconduct
by body, speech, and mind. But when one often reflects upon this theme, such
misconduct is either completely abandoned or diminished.
As the noble disciple often reflects on these themes, the
path is generated. He pursues this path, develops it, and cultivates it. As he
does so, the fetters are entirely abandoned and the underlying tendencies are
uprooted.
*
No comments:
Post a Comment