Friday 1 July 2016

Niệm Chết - Maranasati, Mindfulness of Death

Niệm Chết (1) (AN 6:19)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch

Một thời, Thế Tôn trú ở Nādika, tại Ginjakāvasattha. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỳ-khưu: "Này các Tỳ-khưu"

"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỳ-khưu ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

“Niệm chết, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Này các Tỳ-khưu, các Thầy hãy tu tập niệm chết.”

(1) Ðược nói vậy, một Tỳ-khưu bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con có tu tập niệm chết.”

- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng ta sống ngày và đêm tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

(2) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”

- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

(3) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”

- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

(4) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”

- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

(5) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”

- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

(6) Một Tỳ-khưu khác bạch Thế Tôn: - “Bạch Thế Tôn, con cũng tu tập niệm chết.”

- Này Tỳ-khưu, Thầy tu tập niệm chết như thế nào?

- Ở đây, bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Cho đến khi nào, sau khi thở vào, ta thở ra, hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn". Con đã làm nhiều như vậy. Như vậy, bạch Thế Tôn, con tu tập niệm chết.

Ðược nghe nói vậy, Thế Tôn nói với các vị Tỳ-khưu ấy:

- Này các Tỳ-khưu, (1) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống ngày và đêm, tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". (2) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng ta sống trọn ngày tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". (3) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn đồ ăn khất thực, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn. Ta đã làm nhiều như vậy". (4) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn và nuốt bốn, năm miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". Những Tỳ-khưu ấy được gọi là những vị sống phóng dật, tu tập niệm chết không sắc sảo để đoạn diệt các lậu hoặc.

Nhưng này các Tỳ-khưu, (5) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào ta còn ăn một miếng đồ ăn, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". (6) Tỳ-khưu nào tu tập niệm chết như sau: "Mong rằng cho đến khi nào sau khi thở vào, ta thở ra hay sau khi thở ra, ta thở vào, cho đến khi ấy, ta tác ý đến lời dạy của Thế Tôn, ta đã làm nhiều như vậy". Những Tỳ-khưu ấy được gọi là những vị sống không phóng dật, tu tập rất sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc.

Do vậy, này các Tỳ-khưu, các Thầy cần phải tu học như sau: “Hãy sống không phóng dật! Ta sẽ tu tập một cách sắc sảo niệm chết để đoạn diệt các lậu hoặc.” Như vậy, này các Tỳ-khưu, các Thầy cần phải học tập.

Niệm Chết (2) (AN 6:20)

Một thời, Thế Tôn trú ở Nādika, tại Ginjakāvasatha. Tại đấy, Thế Tôn dạy các Tỳ-khưu:

- Niệm chết, này các Tỳ-khưu, được tu tập, được làm cho sung mãn thời có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử. Tu tập niệm chết như thế nào, làm cho sung mãn niệm chết như thế nào thời đưa đến quả lớn, lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử?

Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu khi ngày vừa tàn và đêm vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều. (1) Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ trở ngại cho ta. (2) Ta có thể vấp ngã và té xuống. (3) Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay (4) mật có thể khuấy động ta, (5) đàm có thể khuấy động ta. (6) Các cơn gió sắc như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta.”

Tỳ-khưu ấy cần phải suy xét như sau: "Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Nếu Tỳ-khưu trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: "Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta", thì Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Ví như áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác.

Nếu Tỳ-khưu ấy, trong khi suy xét, biết được như sau: "Ta không có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.

Ở đây, này các Tỳ-khưu, Tỳ-khưu khi đêm vừa tàn và ngày vừa an trú, suy tư như sau: “Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều. (1) Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ trở ngại cho ta. (2) Ta có thể vấp ngã và té xuống. (3) Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay (4) mật có thể khuấy động ta, (5) đàm có thể khuấy động ta. (6) Các cơn gió sắc như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại cho ta.”

Tỳ-khưu ấy cần phải suy xét như sau: "Nếu ta còn có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Nếu Tỳ-khưu trong khi suy xét như vậy, biết được như sau: "Ta có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung đêm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta", thì Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các pháp ác bất thiện ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Ví như áo bị cháy hay đầu bị cháy, thời để dập tắt áo ấy hay đầu ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác. Cũng vậy, Tỳ-khưu ấy, để đoạn tận các ác bất thiện pháp ấy, cần phải tận lực tác động ước muốn, tinh tấn, tinh cần, nỗ lực, không có thối chuyển, niệm và tỉnh giác.

Nếu Tỳ-khưu ấy, trong khi suy xét, biết được như sau: "Ta không có những pháp ác bất thiện chưa được đoạn tận, nếu ta lỡ mệnh chung ngày hôm nay, chúng có thể là chướng ngại cho ta". Này các Tỳ-khưu, vị Tỳ-khưu ấy cần phải sống hoan hỷ, hân hoan, ngày đêm cần phải học tập trong các thiện pháp.

Này các Tỳ-khưu, niệm chết, tu tập như vậy, làm cho sung mãn như vậy thì được quả lớn, được lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, cứu cánh là bất tử.

* * *

Mindfulness of Death (1) (AN 6:19)
Translated by Bhikkhu Bodhi

On one occasion the Blessed One was dwelling at Nādika in the brick hall. There the Blessed One addressed the bhikkhus: “Bhikkhus!”

“Venerable sir!” those bhikkhus replied. The Blessed One said this:

“Bhikkhus, mindfulness of death, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation. But do you, bhikkhus, develop mindfulness of death?”

(1) When this was said, one bhikkhu said to the Blessed One: “Bhante, I develop mindfulness of death.”

“But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”

“Here, Bhante, I think thus: ‘May I live just a night and a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”

(2) Another bhikkhu said to the Blessed One: “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”

“But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”

“Here, Bhante, I think: ‘May I live just a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”

(3) Still another bhikkhu said to the Blessed One: “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”

“But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”

“Here, Bhante, I think: ‘May I live just the length of time it takes to eat a single alms meal so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”

(4) Still another bhikkhu said to the Blessed One: “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”

“But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”

“Here, Bhante, I think: ‘May I live just the length of time it takes to chew and swallow four or five mouthfuls of food so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”

(5) Still another bhikkhu said to the Blessed One: “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”

“But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”

“Here, Bhante, I think: ‘May I live just the length of time it takes to chew and swallow a single mouthful of food so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”

(6) Still another bhikkhu said to the Blessed One: “I too, Bhante, develop mindfulness of death.”

“But how, bhikkhu, do you develop mindfulness of death?”

“Here, Bhante, I think: ‘May I live just the length of time it takes to breathe out after breathing in, or to breathe in after breathing out, so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’ It is in this way that I develop mindfulness of death.”

When this was said, the Blessed One said to those bhikkhus:

“Bhikkhus, (1) the bhikkhu who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just a night and a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (2) the one who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just a day so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (3) the one who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to eat a single alms meal so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (4) the one who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to chew and swallow four or five mouthfuls of food so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’: these are called bhikkhus who dwell heedlessly. They develop mindfulness of death sluggishly for the destruction of the taints.

“But (5) the bhikkhu who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to chew and swallow a single mouthful of food so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’; and (6) the one who develops mindfulness of death thus: ‘May I live just the length of time it takes to breathe out after breathing in, or to breathe in after breathing out, so that I may attend to the Blessed One’s teaching. I could then accomplish much!’: these are called bhikkhus who dwell heedfully. They develop mindfulness of death keenly for the destruction of the taints.

“Therefore, bhikkhus, you should train yourselves thus: ‘We will dwell heedfully. We will develop mindfulness of death keenly for the destruction of the taints.’ Thus should you train yourselves.”

Mindfulness of Death (2) (AN 6:20)

On one occasion the Blessed One was dwelling at Nādika in the brick hall. There the Blessed One addressed the bhikkhus:

“Bhikkhus, mindfulness of death, when developed and cultivated, is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation. And how is this so?

“Here, bhikkhus, when day has receded and night has approached, a bhikkhu reflects thus: ‘I could die on account of many causes. (1) A snake might bite me, or a scorpion or centipede might sting me, and I might die; that would be an obstacle for me. (2) I might stumble and fall down, or (3) my food might disagree with me, or (4) my bile [307] might become agitated, or (5) my phlegm might become agitated, or (6) sharp winds in me might become agitated, and I might die; that would be an obstacle for me.’

“This bhikkhu should reflect thus: ‘Do I have any bad unwholesome qualities that have not been abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die tonight?’ If, upon review, the bhikkhu knows: ‘I have bad unwholesome qualities that have not been abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die tonight,’ then he should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to abandon those bad unwholesome qualities. Just as one whose clothes or head had caught fire would put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to extinguish [the fire on] his clothes or head, so that bhikkhu should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to abandon those bad unwholesome qualities.

“But if, upon review, the bhikkhu knows thus: ‘I do not have any bad unwholesome qualities that have not been abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die tonight,’ then he should dwell in that same rapture and joy, training day and night in wholesome qualities.

“But when night has receded and day has approached, a bhikkhu reflects thus: ‘I could die on account of many causes. A snake might bite me … or sharp winds might become agitated in me, and I might die; that would be an obstacle for me.’

“This bhikkhu should reflect thus: ‘Do I have any bad unwholesome qualities that have not been abandoned which might become an obstacle for me if I were to die this day?’ If, upon review, the bhikkhu knows: ‘I have bad unwholesome qualities that I have not yet abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die this day,’ then he should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to abandon those bad unwholesome qualities. Just as one whose clothes or head had caught fire would put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to extinguish [the fire on] his clothes or head, so that bhikkhu should put forth extraordinary desire, effort, zeal, enthusiasm, indefatigability, mindfulness, and clear comprehension to abandon those bad unwholesome qualities.

“But if, upon review, the bhikkhu knows: ‘I do not have any bad unwholesome qualities that I have not yet abandoned, which might become an obstacle for me if I were to die this day,’ then he should dwell in that same rapture and joy, training day and night in wholesome qualities.

“It is, bhikkhus, when mindfulness of death is developed and cultivated in this way that it is of great fruit and benefit, culminating in the deathless, having the deathless as its consummation.”

*

No comments: