Monday, 20 September 2021

Chỉ nhiêu đó thôi (2)

 CHỈ NHIÊU ĐÓ THÔI (2)

Ở nhà một mình mà không thấy buồn. Mỗi sáng tụng kinh, rồi ngồi hành thiền. Không khí vắng lặng. Hàng xóm còn ngủ, hoặc đã đi làm việc, đi học. Thỉnh thoảng chỉ nghe vài tiếng động của xe hơi chạy ngang qua. Ngồi đó theo dõi hơi thở. Thở vào, niệm “Chết, chết, chết, chết…”, thở ra, niệm “B… u… ô… n… g…”. Tự nhắc nhở mạng sống của mình chỉ kéo dài bằng một hơi thở. Chú tâm vào từng hơi thở, vì có thể đó là hơi thở cuối cùng của đời minh. Buông bỏ mọi chuyện lăng xăng lộn xộn khác.

Nếu tâm chạy lang thang thì nhẹ nhàng kéo nó về hiện tại, nơi đây. Bây giờ cơ thể đã suy yếu trong tuổi già, lúc nào cũng có đau nhức nơi thân – khi thì ở bụng, khi thì ở trong răng, ở các bắp thịt, khớp xương. Lúc ngồi thiền là lúc các cảm giác ấy hiện ra rõ nhất. Đây là đề mục để theo dõi rất rõ, rất tốt. Đau chỉ là đau, khi lên khi xuống, khi nặng khi nhẹ. Lặng lẽ quán sát, ghi nhận mà không phản ứng.

Cứ như thế mà thời gian buổi thiền trôi qua rất nhanh. Rồi chuyển sang niệm tâm Từ. Mở lòng thương yêu phủ trùm toàn thân, từ đầu đến chân, nhẹ nhàng, thong thả, ấm áp, thư giãn. Rồi hướng đến những người khác – từ gần đến xa, từ thân yêu đến xa lạ, rồi đến tất cả các chúng sinh khác trên toàn thế giới. Nguyện cho tất cả đều an bình, hạnh phúc. Cuối cùng quay trở lại tấm thân ngũ uẩn này – điểm đầu tiên mà cũng là điểm cuối cùng. Rồi xả thiền. Ngước nhìn lên bàn Phật, tạ ơn Ngài. Đọc lên lời phát nguyện chỉ nương nhờ nơi Tam Bảo, không nương nhờ gì khác. Lễ ba lạy rồi đứng lên đi làm các công việc khác.

Chỉ vậy thôi. Không cần phải suy luận phân tích xa xôi, không cần phải đánh giá lượng định công phu của mình đã đến mức nào. Chỉ cảm thấy nhẹ nhàng, an vui là đủ. Sau mấy chục năm, tôi chỉ thực hành được có bấy nhiêu đó thôi. Hạnh phúc là ở tại nơi đây, ngay trong lúc này. Không cần phải tìm kiếm đâu xa, mà cũng không cần phải háo hức tìm gặp một cá nhân hay một đạo sư nào khác.

*



Lần đầu tiên tôi đọc Trung bộ kinh

 Lần đầu tiên tôi đọc TRUNG BỘ KINH
The Middle Length Sayings, I. B. Horner trans., Pali Text Society

Như đã trình bày trong một bài viết ngắn ("Tôi Đã Đến Với Phật Giáo Theravada Như Thế Nào?") tôi bắt đầu đến với truyền thống Theravāda vào năm 1979 tại Perth, Tây Úc và bắt đầu tìm đọc các cuốn sách cơ bản về Đạo Phật bằng tiếng Anh trong tủ sách của Hội Phật giáo Tây Úc.

Lúc ấy tôi còn là một nghiên cứu sinh trong chương trình tiến sĩ, khoa Môi trường, tại Đại học Murdoch. Một ngày nọ vào khoảng giữa năm 1980, tôi vào thư viện trong lúc nghỉ trưa để tìm đọc sách báo. Lang thang trong thư viện, nhìn hết kệ sách này sang kệ sách khác, không hiểu vì sao tôi lại đến các kệ sách dành cho khoa Á châu học (Asian Studies). Có đủ loại sách về châu Á, với các chủ đề văn minh, lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, tôn giáo, … Trên kệ sách về tôn giáo, tôi thấy có các bộ sách tiếng Anh do hội Pali Text Society dịch và xuất bản, trong đó có bộ kinh Trung Bộ gồm 3 tập, do bà I.B. Horner dịch từ bản gốc Pali. Tò mò, tôi mở ra xem phần giới thiệu. Cảm thấy thích thú, tôi quyết định sẽ đọc bộ này.

Từ đó, trong suốt sáu tháng, trưa nào tôi cũng đến thư viện để đọc Trung Bộ, vì đây là sách tham khảo, phải đọc tại chỗ, không được mượn đem về nhà. Mò mẫm tự đọc, tự suy tư động não, vì lúc đó chưa có Tăng Ni trong truyền thống Theravada. Số bạn đạo thì rất ít, mà cũng không biết nhiều về kinh điển. Tại đại học không có ai dạy về Phật giáo. Khi tôi có dịp tiếp xúc và hỏi vị Trưởng khoa Á châu học thì ông không biết nhiều về Đạo Phật. Ông đề nghị thư viện đặt mua mấy bộ sách dịch của Pali Text Society là do sự giới thiệu của các giáo sư đồng nghiệp ở Anh quốc. Lúc ấy, có lẽ tôi là sinh viên duy nhất chịu khó cặm cụi đọc Trung Bộ Kinh mặc dù mình không phải là sinh viên của khoa ấy.

Lúc đầu, khi đọc các bản dịch, tôi thấy chán nản vì những đoạn văn lặp đi lặp lại theo lối truyền khẩu. Nhưng vì gốc là con mọt sách, đã quen lối đọc nhanh, đọc lướt qua, nên dần dần không còn cảm thấy khó khăn nữa. Hơn nữa, lúc ấy tôi nghĩ rằng đây không phải là loại sách tham khảo để thi cử, để làm luận án, mà là chỉ là để đọc cho biết, vì tò mò, nên cũng không cảm thấy phải gấp rút, phải hiểu cho nhanh, cho thấu đáo. Thêm vào đó, tôi nghĩ rằng nếu mình không nắm bắt được nội dung bài kinh, ít ra mình cũng học được thêm các thuật ngữ mới, làm giàu cho kho từ vựng tiếng Anh của mình. Không hiểu lý do gì mà càng đọc tôi càng thấy thích, có cảm giác như mình đang sống trở lại vào thời Đức Phật còn tại thế, như thể mình đang quan sát cảnh Đức Phật giảng kinh cho thính chúng thuộc nhiều thành phần khác nhau, tùy theo ngữ cảnh của bài kinh.

Có thể nói là tôi hoàn toàn không nắm bắt được nội dung chi tiết của các bài kinh Trung Bộ, chỉ biết sơ lược đại ý của mỗi bài. Đọc là vì tò mò muốn biết hương vị của kinh Nikaya là như thế nào và khung cảnh lịch sử khi Đức Phật giảng các bài kinh đó. Lần mò như thế mà tôi đọc xong 152 bài kinh trong 6 tháng. Nhưng rồi sau đó, tôi hầu như quên hết vì phải tập trung viết luận án tốt nghiệp, rồi tiếp theo là phải đi làm việc kiếm cơm.

Mãi về sau này, khoảng 15 năm sau đó, vào giữa thập niên 1990, tôi mới biết đến bản Việt dịch Trung Bộ Kinh của ngài Hòa thượng Thích Minh Châu và bản Anh dịch mới của quý ngài Bhikkhu Ñaṇamoli và Bhikkhu Bodhi. Lúc đó, tôi mới có cơ hội được tìm hiểu chi tiết hơn, dưới sự hướng dẫn của ngài Ajahn Brahm và chư Tăng Ni tại Perth. Đồng thời, việc truy cập Internet bắt đầu trở nên phổ biến và tôi có dịp tham gia vào các diễn đàn Phật giáo, trao đổi học hỏi với các bạn đạo quốc tế.

Bây giờ thì kinh sách được phổ biến rộng rải, từ dạng sách in đến dạng ebook, sách nói, người đọc không cần phải tốn công tìm kiếm như xưa. Thêm vào đó có sẵn các bài thuyết giảng được thu âm, thu hình và các sách tóm tắt lược trích, hướng dẫn đọc kinh. Với đầy đủ phương tiện như thế, theo tôi, chỉ cần có quyết tâm, trì chí và nhẫn nại, người nào cũng có thể đọc được các bộ Nikaya và A-hàm đã được dịch sang ngôn ngữ hiện đại. Còn hiểu nội dung kinh đến mức độ nào là tùy theo căn duyên và nỗ lực của mỗi người, tôi không dám lạm bàn ở đây.

*


Sunday, 12 September 2021

Tài liệu về A-TỲ-ĐÀM (ABHIDHAMMA, VI DIỆU PHÁP, THẮNG PHÁP)

 Tài liệu về A-TỲ-ĐÀM
(ABHIDHAMMA, VI DIỆU PHÁP, THẮNG PHÁP)

A. TIẾNG VIỆT

1) Tạng A-tỳ-đàm:

Bộ Pháp Tụ: 
https://budsas.net/sach/vn20_1.pdf

Bộ Phân Tích: 
https://budsas.net/sach/[vn20_2.pdf

Bộ Nguyên Chất Ngữ: 
https://budsas.net/sach/vn20_3.pdf

Bộ Nhân Chế Định: 
https://budsas.net/sach/vn20_4.pdf

Bộ Ngữ Tông: 
https://budsas.net/sach/vn20_5.pdf

Bộ Song Đối: 
https://budsas.net/sach/vn20_6.pdf

Bộ Vị Trí, quyển 1&2: 
https://budsas.net/sach/vn20_7a.pdf

Bộ Vị Trí, quyển 3&4: 
https://budsas.net/sach/vn20_7b.pdf

Bộ Vị Trí, quyển 5&6: 
https://budsas.net/sach/vn20_7c.pdf

2) Các tài liệu khác:

Vô tỷ pháp Tập yếu (Thắng pháp Tập yếu): 
https://budsas.net/sach/vn20_8.pdf

Phạm Kim Khánh dịch (2002). Vi Diệu Pháp Toát Yếu: 
https://budsas.net/sach/vn194.pdf

Pháp Triều dịch (2015). Cẩm nang Nghiên cứu Thắng Pháp. 
https://budsas.net/sach/vn187a.pdf
https://budsas.net/sach/vn187b.pdf
https://budsas.net/sach/vn187c.pdf

Pháp Triều dịch (2016). Lộ trình Tâm và Sắc pháp 
https://budsas.net/sach/vn23.pdf

Tỳ-khưu Siêu Thiện dịch (2016). Toát yếu Vô tỷ pháp của Đức Phật. 
https://budsas.net/sach/vn195.pdf

B. TIẾNG ANH

Dhammasangani, Compendium of States of Phenomena:
https://budsas.net/sach/en231-1.pdf

Vibhanga, Book of Analysis:
https://budsas.net/sach/en231-2.pdf

Dhatukatha, Discourse on Elements:
https://budsas.net/sach/en231-3.pdf

Puggala-Paññatti, Designation of Human Types:
https://budsas.net/sach/en231-4.pdf 

Kathavatthu, Points of Cotroversy:
https://budsas.net/sach/en231-5.pdf 

Yamaka, Book of Pairs:
https://budsas.net/sach/en231-6.pdf

Patthana, Conditional Relations:
https://budsas.net/sach/en231-7a.pdf
https://budsas.net/sach/en231-7b.pdf

Bhikkhu Bodhi, Ed. A Comprehensive Manual of Abhidhamma:
https://budsas.net/sach/en52.pdf

Sayādaw U Sīlānanda - Handbook of Abhidhamma Studies:
https://budsas.net/sach/en109a.pdf
https://budsas.net/sach/en109b.pdf
https://budsas.net/sach/en109c.pdf

Bhikkhu K.L. Dnammajoti. Sarvāstivāda Abhidharma:
https://budsas.net/sach/en208.pdf

Bhikkhu Analayo. The Dawn of Abhidharma:
https://budsas.net/sach/en210.pdf

Karunadasa, Y. The Theravada Abhidhamma, Its Inquiry into the Nature of Conditioned Reality:
https://budsas.net/sach/en107.pdf 

Mehm Tin Mon. Buddha Abhidhamma, Ultimate Science:
https://budsas.net/sach/en232.pdf 

Nyanatiloka Thera. Guide through the Abhidhamma Pitaka (1938, 2008):
https://budsas.net/sach/en233.pdf

*-----*