Saturday, 30 November 2013

Bộ Quần Áo Mới Của Hoàng Đế - The Emperor's New Clothes



Bộ Quần Áo Mới Của Hoàng Đế
(The Emperor's New Clothes)

Tác giả: Hans Christian Andersen

*

Ngày xưa có một vị hoàng đế giàu sang và quyền lực thích quần áo mới đến nỗi ngài luôn muốn mình phải là người đầu tiên sở hữu những bộ quần áo mới đẹp nhất, độc đáo nhất trong thiên hạ. Suốt ngày ngài chỉ làm một việc duy nhất là thay quần áo mới. Ngài chẳng ngó ngàng gì tới binh sĩ, triều chính. Người ta thường nói: “Hoàng đế đang lâm triều.” Nhưng đối với vị vua này, người ta phải nói: “Hoàng đế đang bận thay quần áo.”, có vậy ngài mới vừa ý.

Cho đến một hôm, những người thợ may không thể nghĩ ra được kiểu cách nào khác nữa. Hoàng đế tức giận kêu lên:

- Các người thật là lũ bất tài! Ta không cần các ngươi nữa!

Thế là hoàng đế cho dán cáo thị ở khắp nơi: “Ai may được cho Hoàng Đế một bộ quần áo đẹp nhất sẽ được trọng thưởng”. Thợ may ở khắp nơi kéo đến rất đông, nhưng những bộ quần áo họ may đều không làm hoàng đế vừa ý.

Một hôm, có hai người lạ mặt đến hoàng cung tự xưng là thợ dệt và khoe rằng họ có thể dệt ra một thứ vải tuyệt đẹp xưa nay chưa từng có trong thiên hạ. Quần áo may bằng thứ vải ấy có một đặc tính kỳ lạ: ai là kẻ nịnh nọt hoặc ngu xuẩn thì không cách nào nhìn thấy được bộ quần áo, dù đứng rất gần.

Hoàng đế tự nhủ: “Đấy mới là bộ quần áo duy nhất, ta chỉ cần mặc vào là biết ngay trong đám quan lại của ta đứa nào nịnh nọt, đứa nào ngu xuẩn, đứa nào không làm tròn bổn phận ... Ta phải may một bộ như vậy mới được.”

Hai người thợ may bày ra hai khung cửi rồi ngồi vào làm như đang dệt thật, nhưng tuyệt nhiên khung chẳng có gì. Họ đòi bằng được thứ sợi tơ đẹp nhất, thứ vàng quý nhất, đem bỏ túi rồi giả vờ làm việc trên khung cửi rỗng tuếch. Hoàng đế nóng lòng muốn xem họ làm việc, nhưng nhớ đến đặc tính kỳ lạ của thứ vải ấy, tự nhiên Ngài đâm ngại. Ngài bèn sai quan thừa tướng đến xem.

Quan thừa tướng vừa giương to đôi mắt vừa tự nhủ: “Lạy chúa, ta chẳng nhìn thấy gì cả.” Nhưng may mà ông nén lại được, không nói ra điều ấy. Hai người thợ may đến gần bắt chuyện và hỏi ngài xem vải có đẹp không.

- Thật là tuyệt! Hoa văn, màu sắc thật không thứ vải nào sánh nổi. Chiếc áo sẽ rất hợp với vị chủ nhân tương lai của nó!

Quan tể tướng trả lời nhưng trong lòng lo ngay ngáy. Ông lo họ bắt đầu ngờ rằng mình là kẻ nịnh nọt, ngu xuẩn, ngốc nghếch và trễ nải với công việc.

Hai người lợi dụng dịp may, lại kỳ kèo xin thêm vàng để thêu vào vải. Họ lại thủ vàng vào túi và say sưa làm việc trên khung cửi rỗng không.

Chẳng bao lâu, hoàng đế lại cử một viên đại thần khác đến xem vải. Hai người chỉ vào tấm vải tưởng tượng và chứng minh cho quân đại thần đây là tấm vải xưa nay trên đời có một không hai.

Quan đại thần tự nhủ: “Mình đâu phải là thằng ngu hay là mình không làm tròn phân sự. Dẫu sao cứ dấu biến đi là hơn cả.” Nghĩ vậy, ngài vờ ngắm nghía, vuốt ve tấm áo tưởng tượng rồi đưa tay lên xoa cằm, gật gù chép miệng. Sau đó ngài quả quyết với hai người kia là ngài chưa thấy thứ vải nào đẹp bằng và cũng như quan thừa tướng lần trước, ngài lại trở về và kính cẩn tâu với hoàng đế:

- Muôn tâu bệ hạ, không có gì đẹp bằng, chiếc áo ấy hợp với bệ hạ vô cùng.

Khắp kinh thành nô nức bàn tán về thứ vải kỳ lạ ấy. Không thể dằn lòng được, hoàng đế đành phải đích thân đến xem vải. Ngài không quên dắt theo một bọn nịnh thần. Đến nơi ngài thấy hai người vẫn đang mải mê làm việc. Hoàng đế nghĩ thầm: “Quái, ta chẳng nhìn thấy gì cả. Chẳng lẽ một vị hoàng đế mà lại ngu ư?” Ngài bèn gật đầu lia lịa:

- Đẹp lắm, đẹp lắm.

Ngài làm ra vẻ hài lòng ngắm nghía hai chiếc khung cửi, không dám thú nhận là chẳng thấy gì. Bọn nịnh thần xuýt xoa phụ họa:

- Thật tuyệt vời.

Và họ khuyên hoàng đế nên mặc bộ quần áo vô song đó trong ngày lễ rước thần sắp tới. Hoàng đế liền ban cho hai thợ dệt mỗi người một tấm bội tinh và danh hiệu “Thợ dệt của đức vua”. Trước ngày lễ rước thần, hai thợ dệt làm việc cật lực dưới ánh sáng của 16 ngọn đèn. Họ giả vờ cắt, may, khâu, đính suốt đêm.

Cuối cùng bộ quần áo cũng coi như may xong, kịp cho lễ rước thần. Hoàng đế và các vị đại thần tới. Hai ông thợ dệt của nhà vua vờ giơ tay lên trời như nâng vật gì và tâu:

- Thưa bệ hạ tôn kính, đây là bộ quần áo chúng thần đã làm. Đây là quần, còn đây là áo. Quần áo này nhẹ như màng nhện, mặc vào tưởng như không và đấy cũng là một trong những đặc tính quý báu của thứ vải vô giá này.

- Đúng đấy ạ!

Bọn nịnh thần phụ họa theo, dù chẳng ai trong số họ thấy gì. Hai người thợ may lại nói:

- Muôn tâu thánh thượng, cúi xin người cởi quần áo ra và đứng trước gương lớn, để chúng thần mặc quần áo mới cho người.

Hoàng đế cởi sạch trơn quần áo để hai người thợ dệt mặc đồ cho mình. Cả hai làm bộ như mặc từng cái quần mới vào người hoàng đế, rồi quàng tay quanh thân ngài như khoác đai lưng. Hoàng đế quay qua quay lại ngắm nghía trước gương. Bọn nịnh thần đồng thanh hô:

- Trời, bộ quần áo này sao mà đẹp quá chừng, từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ chúng thần chưa bao giờ được chiêm ngưỡng một kiệt tác thần tiên giữa cõi trần như vậy.

Quan trưởng lễ báo tin:

- Long tán đã đến, chờ Hoàng Thượng đi rước thần.

Nhà vua đáp:

- Ta đã sẵn sàng:

Rồi ngài lại nhìn vào gương mà ngắm nghía. Các quan thị vệ có nhiệm vụ đỡ đuôi áo, thò tay sát đất giả đò như cầm lên một vật gì, rồi vừa đi vừa đỡ cái vật vô hình đó trên không, chẳng dám nói là mình không nhìn thấy gì!

Ngoài phố mọi người cũng liên tục trầm trồ khen bộ quần áo mới của hoàng đế, vì không ai muốn mang tiếng là ngu xuẩn hay không làm tròn trách nhiệm. Nhưng rồi, từ một góc nào đó, một đứa bé thốt lên:

- Kìa! Hoàng đế cởi truồng kìa!

Rồi người nọ nhắc lại với người kia:

- Kìa! Hoàng Đế cởi truồng, có một đứa bé bảo Hoàng Đế cởi truồng kìa!

Cuối cùng toàn thể dân chúng đều kêu lên:

- Hoàng Đế cởi truồng thật!

Hoàng Đế đã nghe thấy. Ngài cảm giác hình như dân chúng nói đúng. Nhưng ngài nghĩ bụng: “Dẫu sao mình vẫn phải dự lễ rước thần xong cái đã!”

Vậy là ... ngài vẫn đàng hoàng đi theo đám rước cho đến lúc tan cuộc, và các quan thị vệ của ngài vẫn đi đằng sau, khúm núm để đỡ lấy cái đuôi áo tưởng tượng!

*

Wednesday, 20 November 2013

A Recollection On Peace

A Recollection On Peace
Bhikkhu Dhammika

*

I sit now before the Buddha and contemplate that by seeing the aggregates as empty He attained great peace. It is His unmoved stillness and sorrowless compassion that shall be my inspiration. Those who are angry at injustice, impatient for change, despairing at tragedy, elated today and depressed tomorrow, are soon exhausted. But those whose minds are always still and who abide in peace, are abundant in energy. They, like the Buddha, are islands of peace in a sea of turmoil and a refuge to all beings.

Therefore, I will seek peace and quiet, avoiding always the loud, the noisy and those who wish to argue.

I will strive to restore harmony to those who are at odds.

I will speak without abuse or harshness, gentle always, with words sweet and true.

I will strive to be conciliatory and yielding, and never be a source of conflict for others.

May all who live in turmoil find the peace they long for.

May my heart be free from agitation of defilements.

May my abiding in peace help in the freeing of the heart.

*

Monday, 18 November 2013

Are You a Member of a Cult?


Are You a Member of a Cult?
Gurugaveska
The Buddhist Channel, Nov 18, 2013 ( http://buddhistchannel.tv )

*

What is a Cult? The Oxford Dictionary defines ‘cult' as a system of religious worship, especially one that is expressed in rituals. It is often used in a derogatory sense with reference to a transient fad. 

Another definition, from The Advanced English Dictionary and Thesaurus, defines ‘cult' as an exclusive system of religious beliefs and practices; an interest followed with exaggerated zeal; a religion or sect that is generally considered to be unorthodox, extremist or false.

Sounds familiar? Cultism exists in almost every religion, society and certain organizations, often led by charismatic leaders. The names of Jim Jones and Charles Manson, amongst others, often come to mind whenever the word ‘cult' is mentioned, due mainly to the reported mass suicide of hundreds of gullible followers who followed their leaders with utter blind faith. The problem with cultism is that it is a Catch-22 situation - people outside the organization can almost always see quite clearly the workings of a cult but for the members within, no amount of convincing and rationale can ever make them realize that they are in a cult organization. Therein lies the painful dilemma and conundrum for concerned friends and relatives. Many families have hopelessly lost their loved ones to such organizations. Family relationships are strained or broken.

Cultism exists in almost every religion. Cults often come into being whenever there are charismatic leaders who claim to possess certain powers or profess direct communication with gods or deities and are therefore empowered to speak on their behalf. They allege that they have the power to heal the sick or reverse one's misfortunes. These leaders, preachers, monks, priests or even heads of corporations often have a wealth of knowledge, strong persuasive personalities, and are charming, manipulative and cunning. They revel in a sense of power over others and some are even sex deviants! Their objective is often the attainment of wealth and fame but the ultimate goal is to control and manipulate their followers to do their bidding and be subservient to them. In some religious organizations, the leaders expect unquestionable devotion. Fund-raising is definitely a core activity.

Often, a cult leader is known as a ‘Guru'. In the normal sense, 'guru' is the equivalent of ‘teacher'. In Early Buddhism the teacher is not infallible, and it is part of the student's duty to point out his faults respectfully. The student also needn't stick to a teacher, should the teacher be deemed incapable. The guru is idolized and worshipped by his followers. He is regarded as infallible.

Profile of a Cult Leader

A typical profile of the personality traits of a cult leader [1] is basically that of a sociopath or psychopath [2] which may comprise any or all of the following:

Glib and Superficial Charm - the tendency to be smooth, engaging, charming, slick, and verbally facile. A psychopath is not in the least shy, self-conscious, or afraid to say anything - never gets tongue-tied. He can also be a great listener to simulate empathy while zeroing in on his targets' dreams and vulnerability, so as to be able to manipulate them better.

Grandiose Self-worth - a grossly inflated view of his abilities and self-worth. He is self-assured, opinionated, cocky, and a braggart. Psychopaths are arrogant people who believe they are superior human beings.

Need for Stimulation or Proneness to Boredom - excessive need for novel, thrilling and exciting stimulation. He takes chances and risks. Psychopaths often have low self-discipline and fail to carry tasks through to completion because they get bored easily. They fail to work at the same job for any length of time or to finish tasks that they consider dull or routine.

A Pathological Liar - shrewd, crafty, cunning, sly, and clever. In extreme form he is deceitful, underhand and unscrupulous.

A Manipulative Con-man - uses deception to cheat, con or defraud others for personal gain. This is distinguished from mere lying and deceit as exploitation and callous ruthlessness are present, reflected in a lack of concern for the feelings and suffering of one's victims.

Lack of Remorse or Guilt - lack of feelings or concern for the loss, pain, and suffering of victims. This is usually demonstrated by a disdain for his victims.

Affected Show of Warmth - superficial, open gregariousness and warmth. This is a façade behind which lies emotional poverty, interpersonal coldness or a limited depth of feeling.

Callousness and Lack of Empathy - cold, contemptuous, inconsiderate, and tactless. He is dispassionate, coldhearted and lacks positive feelings towards people in general

Parasitic Lifestyle - intentional, manipulative, selfish, and exploitative financial dependence on others.

Poor Behavior Control - expressions of irritability, annoyance and impatience stemming from inadequate control of anger and temper. He acts hastily and uses threats, aggression and verbal abuse to intimidate.

Promiscuous Sexual Behavior - variety of brief, superficial relationships; numerous affairs, and an indiscriminate selection of sexual partners. He has a history of attempts to sexually coerce others into sexual activity (rape) or of taking great pride in discussing sexual exploits and maintains multiple relationships at the same time.

Early Behavior Problems - variety of behavior problems. Prior to age 13, problems include running away from home, lying, theft, cheating, vandalism, bullying, sexual activity, arson, glue-sniffing and alcohol-use. In his juvenile years there is criminal behavior that shows antagonism, exploitation and manipulation which reflect ruthlessness and tough-mindedness

Lack of Realistic Long-term Goals - inability or persistent failure to develop and execute long-term plans and goals. He lacks direction in life and leads a nomadic existence.

Impulsiveness - acts on momentary urges. Actions are unpremeditated, without deliberation and reflection. He acts without considering the consequences. Being foolhardy, rash, unpredictable and reckless, he is unable to resist temptations. This results in frustrations.

Irresponsibility - repeated failure to fulfill or honor obligations and commitments such as contractual agreements. He doesn't pay bills, defaults on loans, performs sloppy work, and is often absent or late for work.

Failure to Accept Responsibility for His Actions - reflected in denial of responsibility and antagonistic manipulation of others through this denial. He lacks conscientiousness and a sense of duty.

Many Short-term Relationships - lack of commitment to a long-term relationship as reflected in inconsistent, undependable, and unreliable commitments in life. This includes marital and familial bonds.

Violation of Conditional Release - fails to honor conditions of probation or other conditional release. This results in revocation of probation due to technical violations, such as carelessness, low deliberation or failure to report to his probation officer.

Criminal Versatility - commits a diversity of criminal offenses, sometimes with impunity. He takes great pride in getting away with crimes or wrongdoings.

Modus Operandi of Cult Leaders

Recruitment of new members is one of the main concerns of a cult. In the beginning, a cult leader is very warm and sweet and being an intelligent being, he uses his charming personality to make you feel important and flatter your ego. He knows your strengths and weaknesses and what makes you tick.

Sometimes he gives you presents and a position within the organization to make you feel special. Other followers also try to impress upon you that the leader is a wonderful and compassionate person with special spiritual power. Very often he is looked upon as a guru. This is the beginning of the spider's web! And before you know it, you are a willing and enthusiastic member of the organization and proffer your services with zeal voluntarily.

Thereafter, he will inculcate in you his spiritual philosophy and knowledge. He loves giving long speeches and sermons, and often repeats himself - a ten-minute sermon can extend to 5 or 6 hours. He loves to listen to his own voice and impress his followers with whatever knowledge he may possess. In the process, he also demonstrates his healing powers to impress you. He may pass on profound teachings which are in tune with your state of mind and well-being. In between sermons or spiritual lectures, he puts fear into your mind that if you should leave the organization and break certain rules or vows you and your family members will face misfortune or untimely death - in short, emotional blackmailing and brainwashing.

You are assigned certain tasks within the organization and are loaded with more and more work until you have no time for your friends and family. This is how he isolates you and makes you dependent upon the organization. You are made to work long hours to the point of exhaustion - mind, body and soul. With the fear already inculcated in your mind, you have no choice but to carry on working as he controls your mind when you are hopelessly weak and exhausted. You have become an easy target for manipulation and influence.

So long as you are obedient, you are deemed a good member and will probably be promoted to a higher position or are roped into the leader's inner circle to make you feel even more special. In a cult organization, the leader always creates a cell within a cell. Each member in the cell is told he is the chosen favorite assistant, and to keep this to himself. So in such a situation, each of these members feels that he is very important to the guru and the organization. However, what they don't realize is that each is independently asked to spy on other members. The guru thus controls the organization through divide-and-rule.

If a member is suspected of being insubordinate or disobedient, he or she is placed in the middle of a room and verbally, sometimes physically, abused by other members for hours or days under the guise of religious training or group therapy until the victim breaks or simply gives in to avoid further such punishment. The member is then forced to make false confessions verbally and in writing - much like an Inquisition!

Sociopaths often act on short-term objectives and often shift their goal posts, moving from one place to another. Except for temporal gain and fame, they often lack the vision of what they truly want to achieve as the principal objective of the organization. Ultimately, organizations with sociopath-psychopath leaders destroy themselves. It is interesting to note here that Jim Jones moved his whole congregation out of USA to Jonestown, Guyana as a mean to isolate his followers who eventually committed mass suicide.

Are you a Victim of a Sociopathic-Psychopathic Organization?

Do you see yourself as a victim of a cult? As I said, one is often in a Catch-22 situation. However, the best way to know is to check its leader against the above personality profile! Ask yourself truthfully whether you are happy with the organization, church, temple, society or even a commercial enterprise, etc. and whether you feel abused and isolated from your friends and family. For those who are wealthy ask yourself whether you have donated more than your fair share for the good (?) of the organization that you belong to. Charlatan leaders love wealthy members, often treat them well and make them feel important by giving them certain high ranking positions within the organization. The fool and his monies are soon parted!

Recovery from a Sociopath-Psychopath Experience

If you do identify yourself as a victim of a psychopath and is still a cult member, I would advise you to quietly leave before you are subject to an inquisition! Never turn back. If you were once a victim but have since left, you would probably have had some traumatic experience to the point of emotional devastation - everything you believed in was a lie. Do you still have anger towards the sociopath and yourself for being duped? So how do you overcome the trauma?

First of all, you must realize that you joined the organization voluntarily because you were attracted by what you believed it stood for; usually for good and sincere charitable work or religious convictions. You believed the organization to be ably led by someone whom you thought was genuinely good and compassionate. Realize that it is not your fault for being hoodwinked and coerced into joining the organization by the charismatic leader and his minions. There are millions of sociopaths and psychopaths on the planet and each has conned thousands of people. You are certainly not alone!

Secondly, get help - the right help. Do not expect your family and friends to understand. Remember, you broke their hearts when you were deeply entrenched in the organization. Give yourself and your family time. If you see a therapist, make sure he or she knows what it is like to be involved with a sociopath-psychopath. You need good counseling rather than anti-depressants to recover from your trauma.

Thirdly, give yourself time and distance. One of the fastest way to heal yourself is to move on, find a new job and hobbies and cut off all your contacts with the sociopath-psychopath and his followers.

Finally, if the organization continues to harass you even after you have left, you have the right to make a police report for harassment and emotional blackmail under Section 508 of the Malaysian Penal Code – Act, inducing a person to believe that he will be rendered an object of divine displeasure. Also refer to Section 503 on criminal intimidation.

Do Not Lose Faith

Whatever nightmarish experience that you may have had in a particular organization, the one important thing is - never lose faith in the religion that you believe in. One bad apple does not mean that all others are bad; society abounds with many good organizations with leaders who are spiritual friends or kalyana mitras, rather than gurus. Read Sigalovada Sutta, http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/dn/dn.31.0.nara.html , which refers to true friends and how they treat each other, as well as to a healthy teacher-student relationship. Worshipping a guru with blind faith opens one to the danger of abuse if the guru is not devoid of greed, hatred and delusion.

A good organization should allow you to make mistakes and the best it can do is to guide you along the right path with patience and compassion, not abuse and harassment. You will know a good organization, a temple or a church where members, lay devotees or volunteers are free to stay or leave for whatever reason without any fear of repercussions or reprimand. No organization is worth its salt if it is vengeful or resentful of its followers and volunteers who wish to leave. If you have left a cult organization, you should say to yourself “good riddance to bad rubbish”! Be grateful to yourself that you had the courage to leave.

All These Shall Pass

Free your mind from the past and have no regrets – consider a past negative karma settled! It is now time to move on to a new beginning, always remembering that when one door closes, another opens. Remember that life is precious. Treasure it.

------------

[1] The List of Psychopathy Symptoms: Hervey Cleckley and Robert Hare
- http://psychopathyawareness.wordpress.com/2011/10/03/the-list-of-psychopathy-symptoms/

[2] Psychopath vs Sociopath - Difference and Comparison
- www.diffen.com/difference/Psychopath_vs_Sociopath

* * *


Saturday, 16 November 2013

Già vô sự ấy là tiên - Vui hưởng tuổi già


Già vô sự ấy là tiên - Vui hưởng tuổi già
Thái Việt
(Montreal, Canada)

*

"Già vô sự ấy là tiên", tuy chỉ có mấy chữ mà không phải ai cũng quan tâm đến nó, thực hành nổi nó. Không kể khi chúng ta còn sống tại Việt Nam trong cái nền "kinh tế xã hội chủ nghĩa" lẽ dĩ nhiên phải nhập gia tùy tục: Đói đầu gối phải bò, phải đi bán vé số, phải gánh hàng rong đi bán xôi chè, bán tầu hủ, bán bánh canh... có cụ còn có sáng kiến mang cái cân ra trước cửa bưu điện Sàigòn để kiếm chút cháo nhờ những người no cơm ấm áo... Sang đến cái xứ tư bản bị bóc lột hết mức, lê cái thân làm cu ly tới tuổi 65, cái tuổi được cấp "carte d' or": nó chính thức được luật pháp xác nhận được quyền nghỉ ngơi, được nhà nước cung cấp một khoản tiền để đủ sống cho có tư cách, không ai dám lên án là mình ăn bám xã hội nữa.

Ai thì không biết chứ kẻ viết bài này, từ khi về hưu sao mà nó sung sướng thế. Này nhé, muốn ngủ lúc nào thì ngủ, muốn thức lúc nào thì thức. Đêm bỗng nhiên giật mình thức dậy không ngủ tiếp được nữa, thì giở quyển sách ra xem, thích đọc gì xem nấy, đọc đến khi nào nhíp mắt lại thì khò, chả lo mai đi làm trễ, ông chủ nhăn mặt, chú cai phàn nàn. Đời không gì sướng hơn có hai chữ tự do: không bị ai sai bảo, không đụng chạm với các bạn đồng nghiệp, không phải làm những việc mình không thích mà vì miếng cơm manh áo vẫn buộc phải cày. Không thích thì không làm, đừng nể vì do bạn bè lôi kéo mà vô các tổ chức chính trị, tôn giáo hay đoàn thể vô vị lợi... vô thì dễ, ra thì khó, ra thì mất hết tình nghĩa, mất hết bạn bè, mà có bạn lúc già là vô cùng quan trọng, không có nó cuộc đời vô vị lắm. Hãy có độ một hai người bạn thân có thể chút lòng, năm ba người bạn có thể tán dóc, nói chuyện bù khú, khi uống cà phê, còn vô số bạn gặp nhau có thể bắt tay, nói vài ba câu chuyện xã giao...

Tuyệt đối đừng mua thù chuốc oán, đến mức gặp nhau không muốn nhìn mặt thì khổ lắm. Giận người không biết người có khổ hay không nhưng chính bản thân mình, lòng mình cũng nóng như lửa đốt. Biết thân mình chưa tu đắc đạo đến mức mọi sự đời đều để ngoài tai, tâm không bị nhiễu, thì nên tránh những chỗ dễ gây cho mình cảm giác khó chịu. Biết mình nghèo, mình dốt, thì chớ đến nơi tụ họp của những người quyền quí, học rộng tài cao, họ coi người như rác... Đừng có ảo tưởng được chơi với họ ta sẽ thơm lây mà bé cái nhầm, hãnh diện vừa tới, cái nhục theo sát bên ngay. Hãy kính nhi viễn chi với quí vị làm lớn từ ngày xửa ngày xưa, sang đây chỉ chuyên nói về dĩ vãng: Thời xưa tao bỏ tù thằng này thằng nọ, hắn trước là sĩ quan tùy viên của moi, cứ làm như mọi việc đều dừng lại không có gì thay đổi...

Đừng lệ thuộc vào bất cứ ai, kể cả vợ con mình, đừng để khi họ cười ta mới thấy vui, họ nhăn ta lại thấy khổ, thì khi nào có cuộc sống hạnh phúc được?! Sống chung trong gia đình, mỗi ngưới một tính, một tật, nếu ta chấp nhận tính tình của mỗi ngưới là như vậy thì sẽ thoải mái, không cảm thấy khó chịu hay vướng bận. Ta không thể nào bắt người khác phải thay đổi tính tình theo ý ta nếu họ không muốn. Hãy biết phân công rõ ràng công việc nhà: bà nấu ăn tôi rửa bát, bà đi chợ tôi nấu cơm, bà lau nhà tôi đổ rác, bà nhặt rau tôi giặt quần áo, việc ai ấy làm, làm một cách chu đáo, có tinh thần trách nhiệm, không dẫm chân vào nhau, không làm mất thì giờ vô ích của nhau. Bà thích la cà ở chợ hàng tiếng đồng hồ chỉ để mua có vài mớ rau, mấy bìa đậu thì đừng buộc tôi phải tháp tùng, rồi ngồi ngoài chầu chực. Trong khi tôi lại thích vào Internet nghe tin tức năm châu bốn biển, xem đủ loại báo chí trên hoàn vũ, xem chuyện lạ bốn phương.

Không nên tùy thuộc nơi kẻ khác để tạo hạnh phúc cho mình. Những ai còn trông chờ người ta ban bố cho mình những thỏa mãn trong đời sống còn tồi tệ hơn kẻ ăn xin quỳ lạy, kêu gào van lơn từng bát cơm chén cháo.

Hãy chia thời giờ trong một ngày cho có khoa học: Sáng dậy tập thể dục độ một tiếng đồng hồ cho bay hết đau mình nhức xương, máu huyết lưu thông, nhớ đừng quên tập “Dịch cân kinh”, vẩy tay trên ngàn cái, bệnh chướng sẽ tiêu trừ. Đừng tập vội vội vàng vàng, tập nhanh, tập ẩu cho hết giờ qui định thì cái sướng nó giảm đi phân nửa. Hãy từ tốn mà tập, coi như tập xong cũng không có việc gì phải làm tiếp, cứ nhẩn nha mà tập, mình đâu có việc gì mà vội, hôm nào chả là ngày nghỉ cuối tuần. Lúc tập chỉ chú tâm vào tập, lúc này coi tập thể dục là quan trọng nhất trọng nhất trong cuộc đời mình, đừng vừa tập vừa nghĩ tập xong để còn giặt quần áo, để gọi phôn cho ông nọ bà kia, thì hiệu quả của việc tập cũng bị giảm. Tập hàng ngày, tập cho nó thành thói quen, không tập không chịu được, tập thiếu đô cũng không thỏa mái, thế là đã đi vào nề nếp đấy.

Tập xong ngồi vào bàn nhẩn nha ăn điểm tâm, uống ly cà phê cho tỉnh người. Rồi rút vào “phòng tin tức” lên mạng lưới, đừng để bị bệnh “dot.com” nó hành. Phải có thời khóa biểu: thứ hai nghe BBC, đọc báo Người Việt, thứ ba VOA, đọc Việt báo, thứ tư nghe RFI đọc báo Hà Nội v.v... Trừ khi nào bạn bè cho hay có tin lạ, có tin hay tại đài nào đó thì du di chút đỉnh. Hôm nào lại có hứng viết một vài trang thì cứ việc “gõ” trên phím. Già rồi đừng buộc mình phải viết bài này cho đúng hạn, viết quyển sách kia cho kịp ngày... thì đáng lẽ là thú vui nó lại thành cái ách. Danh giá gì đến lượt mình, hãnh diện gì cái tuổi mình, cái tuổi cúp bình thiếc, lại mắc cái bệnh “Chung Vô Diệm”, làm thằng đàn ông dù già đi nữa mà mắc cái bệnh này rồi thì là đồ bỏ, vênh vang cái mặt làm gì cho tủi mặt trượng phu!

Dù mùa đông lạnh buốt, mùa hè mát mẻ, mùa thu mưa dầm... mỗi ngày nên đi bộ ra ngoài hai tiếng: Mùa hè trời đẹp đeo cái túi vải trong đựng quyển sách mỏng, đừng đem sách dày như cuốn tự điển đeo nặng vai mất thú, nhớ mang theo chai nước suối loại 500 ml để uống, độ mươi lăm phút làm một ngụm, nó có tác dụng trị táo bón một cách thần kỳ. Rồi đi bộ thong thả ra cái công viên nào gần nhà nhất, đi bộ quanh vườn độ một vòng, lúc mỏi ngồi xuống ghế đá, dựa lưng cho đỡ mỏi, rút quyển sách ra đọc từ từ chả việc gì phải vội, nhớ được đến đâu hay đến đó, có ý nào hay nhớ ghi ngay vào trang cuối của sách, sau đỡ phải tìm tới tìm lui, vỗ đầu vỗ trán. Đọc mỏi mắt lại đi, vừa đi quanh cái hồ vừa ngắm cảnh nhìn mấy con vịt bơi từng nhóm, từng nhóm vài ba con một trên mặt hồ rộng mênh mông, bơi một cách khoan thai, bơi để mà bơi đâu cần tới đích sao mà thanh thản thế, nhìn mặt hồ tĩnh lặng cũng khiến cho tâm mình an lạc. Ngắm cái bồn nước giữa hồ, có mấy chục vòi nước phun luôn luôn đổi dạng: lúc vút lên như muốn ngang với tầm cao của mấy cây cổ thụ mọc ven bờ hồ nhưng không đạt; có lúc tất cả các vòi ngưng lại để dồn sức cho một vòi độc nhất vọt thật mạnh muốn đụng tới mây xanh, những hôm gió mạnh ngồi trên bờ hồ vẫn hưởng được vài hạt nước nhỏ li ti bắn vô mặt, hít vào được một chút hơi nước mát dịu giúp cho nhiệt độ hạ đi; lúc đồng loạt hạ xuống thấp tỏa ra như cái hoa sen những tia nước nhỏ lóng la lóng lánh như phun những sợi bạc, hàng chục kiểu khác nhau trông thực vui mắt, lòng cũng thêm phấn khởi hơn, vui hơn, mắt bớt mỏi rồi lại đọc. Cứ đọc như vậy nay một chút mai một chút, sách nào cũng được miễn là hợp với ý thích của mình, đừng có miễn cưỡng phải đọc cho được sách của triết gia này triết gia nọ đang nổi tiếng như cồn. Đọc theo cái kiểu đọc sách của Lâm Ngữ Đường: nhiều suối góp lại thành sông, rồi sông sẽ chảy ra biển... có hiệu quả vô cùng. Nhưng cái tật của người lớn tuổi thích đọc truyện xưa để đối chiếu với ngày nay. Khi già rồi ít tiếp cận với thực tế sôi động, nhìn tương lai thì mắt đã mờ, họa chăng mắt mình sáng lại khi nhìn dĩ vãng. Đọc đến một lúc nào đó sẽ nảy ra ý phải cầm bút viết về vấn này, không viết không chịu được, không viết nó ấm ức trong lòng, viết được coi như giải tỏa, cũng như ăn vào thì phải tiêu ra, khoái lắm! Thành ra cái thời gian đọc sách thời gian suy nghĩ vấn đề càng dài, càng chín, thì lúc cầm bút càng dễ dàng bấy nhiêu. Nên chớ có bị xúi dại mà nhận lời viết định kỳ cho một tờ báo nào hay thuyết trình một vấn đề mà mình không thích cho một tổ chức nào, nhận rồi lo ngay ngáy, tâm mất cả an.

Đi một park phong cảnh không thay đổi cũng dễ chán, thì lấy bus đi park xa hơn, tại đất Montréal này thiếu gì park, lớn có nhỏ có, xa có gần có. Có những Park cách xa thành phố cả nửa giờ xe, lại gần bên bờ sông gió thổi y như nhà quê vậy, đi về thấy nhẹ cả con người.

Mùa đông ngày mưa cũng đừng có ngại đi ra ngoài, chỉ cần ngại một lần, cái lười nó đến ngay lập tức. Nhớ mua vé bus hàng tháng có nửa giá tiền cũng thêm một động lực thúc mình ra ngoài vì đã mua thì phải dùng chẳng nhẽ để vé mốc. Tập cho có thói quen ngày nào không ra khỏi nhà một lần coi như có cái gì thiêu thiếu. Những ngày xấu trời chớ cậy sức khỏe mà đi hàng mấy cây số dưới tuyết lạnh về đau vợ con nó cằn nhằn. Đi bộ một quãng xa gần tùy lực rồi chui vào Métro là an toàn trên xa lộ. Rồi hôm nay chọn khu này để ngồi đọc sách, mai lựa khu khác, nay thư viện này mai thư viện khác. Có chịu khó đi mới thấy cái câu của cụ Nguyễn công Trứ:"Kho trời chung mà vô tận của mình riêng" là chí lý. Có những lâu đài lát đá hoa cương bóng lửng, ghế sa-lông bọc da sang như nhà triệu phú, ngồi vừa êm vừa ấm, thả mình trên ghế bành, ngả đầu thành ghế mà thưởng thức một áng văn hay, một truyện ngắn đặc sắc, mỏi mắt hãy nghỉ một chút, ngắm cái trần, cái cột vừa cao vừa to vừa trạm trổ đủ kiểu hoa văn đẹp ơi là đẹp, cái nền lâu đài rộng thênh thang soi thấy mặt. Nghĩ thương cho những nhà triệu phú giờ này đang lao vào kiểm soát sổ sách, họp hành bàn kế hoạch sẽ đầu tư vào nghành nào cho có lời nhất, đâu có thì giờ mà hưởng. Rốt cuộc họ xây cho những người biết hưởng! Họ là những người vớ được quyển sách ước, quyển sách này lạ lắm, ước gì cũng được nhưng có một cái lạ: khi anh ước có cái xe hơi đẹp thì nhà bên cạnh có cái xe đẹp hơn, khi ước có ăn nhà vừa đẹp vừa to thì nhà láng giềng lại có cái biệt thự to đẹp hơn nhà anh nhiều... Do đó mà đời anh không bao giờ sung sướng. Anh bèn không ước nữa!

Người biết hưởng là người có sức khỏe, chứ ốm nhề nhệ thì hưởng sao nổi; người biết hưởng là người biết đủ, biết đủ thì giầu, không biết đủ thì có bao nhiêu tiền cũng vẫn than nghèo, vì luôn sánh mình với người khác. Cái khó là làm sao biết đủ! Càng vui khi rủ được bạn tâm đầu ý hợp đi cùng, trưa đến bụng hơi cồn cào gọi tô phở, uống ly chocolat nóng cho ấm cái bụng cùng nhau bàn về cuốn sách viết về thiền của vị thiền sư nọ sao mà đạt thế, mình học bao nhiêu cũng không viết nổi! tài ơi là tài, giỏi ơi là giỏi, có thể Ngài đã chứng đắc. Rồi hai bạn già suýt soa: Mình viết được vậy thì khoái nhỉ!

Đọc chán, ngồi chán lại đi, ở cái đất Montréal này biết bao nhiêu trung tâm buôn bán nằm sâu dưới lòng đất rộng thênh thang, chạy dài cả năm sáu cây số, một đường hầm nối liền đường Métro màu xanh với đường màu cam. Hồi mới sang không hiểu tại sao lại chôn các gian hàng tráng lệ to lớn này dưới lòng đất trong khi biết bao đất còn bỏ hoang tại hòn đảo này. Nay ở lâu mới hiểu: đó chính là thành phố của mùa đông, mùa đông bão tuyết đang hoành hành trên đường phố chỉ cần chui vào Métro thấy mùa xuân trở lại, đi dạo qua các trung tâm buôn bán lặn dưới các lâu đài, các dinh thự là thấy được cái phồn thịnh, cái nhộn nhịp của thế giới “âm ti” của người dân miền bắc cực. Dân vùng đất lạnh này là dân ăn nhậu đi đâu cũng thấy tiệm ăn, tiệm ăn lan tràn ở các trung tâm thương mại, đủ các món ăn: Tàu, Mỹ, Nhật, Hy lạp, Việt Nam, Pháp... Đủ hạng từ tay cầm giá vài ba đô cho đến vài chục tùy theo túi tiền của bạn, tùy theo khẩu vị của bạn, tùy theo sức chứa của bạn. Muốn ăn lúc nào tùy hứng từ 7 giờ sáng đến 12 giờ khuya. Nhưng đừng mê quá quên cả điện thoại về nhà, để vợ con nó chờ, nó lo, nói đoán già đoán non: Bố lại đi với mấy cụ bạn tới cuộc hội thảo, hay lại tạt vào quán bia nào nhậu say quên cả đường về! Có ngon cũng đừng ăn phình căng bụng, nhất là buổi tối nó ấm ách, ngủ đâu có được. Bữa cơm về chiều nên ăn nhiều rau hơn thịt, bớt đi vài muống cơm cho cái bụng nhẹ nhàng, khi nằm thoải mái giấc ngủ đến liền kéo khò một giấc.

Mùa đông đi trong đường hầm, quên mẹ mùa đông lạnh cóng, quên luôn đường đang ngập tuyết dơ, quên cả cơn gió ào ào thổi từ miền Bắc cực đổ về khiến độ lạnh tăng thêm chục độ. Mùa Giáng sinh về ngoài trời thì khô héo, bàu trời thì xám xịt, tuyết đang xuống. Những bông tuyết non đầu mùa bay nhè nhẹ lửng lơ như ngại đáp xuống hạ giới. Có bông tan lửng trong không trung, có bông cố rơi xuống mui xe đang chạy cũng tan ra thành nước. Nhưng cái thành phố ngầm của chúng tôi trên “vòm trời” ngàn ánh sao tỏa sáng lung linh, mộng ơi là mộng... Lúc mình trồi lên trạm Métro ngồi đợi xe Bus đến, thấy tụi Tây, Đầm đi làm về mặt mày phờ phạc chạy vội chạy vàng cho kịp chuyến xe sắp lăn bánh, giống hệt như mình vài năm trước đây, sao mà họ khổ thế! Thì mới thấy được cái sung sướng của kẻ “già vô sự ấy là tiên”. Già thì phải sống vô sự, già không nên hữu sự. Béo bở gì chuốc lấy chữ lo vào mình, quyền lực gì với người chân đi đã hơi run run, cúi xuống hơi khó khăn, ăn không nổi hai chén cơm nhỏ, ngủ không đẫy giấc đêm đi tiểu vài lần. Danh giá gì với kẻ: kính đang ở trên sống mũi mà cứ đi tìm, rồi gắt nhặng lên: "Tao vừa để cái kính đây không biết đứa nào lại cất đi nơi khác..."

Lúc trẻ đọc những bộ sử thời xưa thấy Khương Thượng nhẫn nại chờ thời ngồi câu cá bên bờ sông Vị, đến lúc gặp Chu Văn Vương mới mang tài ra giúp nước, góp phần đánh đổ Trụ vương lập nên triều đại nhà Chu, danh còn lưu lại. Kẻ này khâm phục! Nhưng thử hỏi ở đời này mấy khi anh hùng gặp được minh quân để thi thố tài năng mà thường đời đa số lại gặp phường bá đạo dùng xong rồi giết, mà giết một cách tàn nhẫn giết cả ba họ giết tuyệt giống không còn một người trông coi từ đường, hương khói. Nên câu "già vô sự" vẫn là câu gối đầu giường cho kẻ đã gần thất thập. Tôi đã thấy hai anh em ông chủ nhà hàng Waldman chuyên bán cá, cửa hàng to lớn, khách hàng lui tới mua bán tập nập. Hai anh em nhà ông cứ bò mình trên két thu tiền, thở không ra hơi, có hôm tôi bắt gặp ngồi ngủ gà ngủ gật ngay tại két. Tôi cứ tự nhủ đồng tiền là gì mà sao nó hấp dẫn con người quá vậy, bao giờ thì hai cụ mới chịu về hưu an hưởng tuổi già, hay là làm cho đến lúc chết. Mà họ làm cho đến khi chết thật: tôi thấy lâu ngày vắng bóng một cụ, hỏi ra mới biết cụ đã qui tiên cách đây vài tuần. Cụ em thấy anh mình đi sang bên kia thế giới chẳng mang được cái gì theo, mà bỏ lại nào xe hơi, nào nhà lầu, nào tiền bạc trong két, nào cổ phần trong các công ty... Nên cũng tỉnh ngộ sang lại cửa hàng, nghỉ được vài tháng rồi cũng đi theo ông anh!

Có người khuyên già rồi nên tu, không nên khất lần khất lượt nữa, già không tu thì còn bao giờ mới tu?! Thực ra thì lúc trẻ đã nên tu: vì tu là sửa, sửa cái sai, cái quấy của mình thì lúc tu sớm chừng nào hay chừng ấy. Nhưng mình lúc trẻ đã chót ham đủ thứ nào danh nào lợi, nào sắc nào tài. Rồi còn thời cuộc nó cuốn mình bay theo cơn lốc dễ gì ngưng được, nên cùng đành chịu thân phận “nước trôi bèo dạt”. Nay già nghĩ lại phải tu, nhưng thói quen đâu dễ bỏ, làm sao ngồi với tư thế bán già với cái lưng thẳng để tụng một thời kinh dài chừng hơn một tiếng, mà chân không tê, thắt lưng đừng để bị mỏi rồi chùng xuống, nhất là cái đầu giữ sao không suy nghĩ lăng xăng, ngồi tụng kinh mà cứ nghĩ về câu truyện vừa đọc, về bài sắp viết thì tán loạn rồi còn gì. Nói thì dễ, nhưng làm khó lắm, không dễ đâu. Quí vị nào có đi chùa thì thấy ngay điều đó. Tôi đã gặp các vị bằng cấp đầy mình, thông minh tột đỉnh, chức tước không nhỏ, nghị lực không kém, cũng vào sinh ra tử, cũng vượt lắm gian truân. Thế mà nay về già chỉ làm một công việc rất tầm thường là giữ tâm ít động trong một thời kinh mà làm không nổi!

Tôi cũng chưa làm nổi, nhưng chả nhẽ chịu thua, nên tôi nương theo cái thú ham đọc mà hướng về Phật bằng cách mỗi tối để ra một giờ đọc sách của các vị Bồ tát, Thiền sư, Hòa thượng và các bậc trí giả viết về Phật pháp. Cứ đọc từ từ, từ dễ đến khó, đọc hoài nay cũng vỡ ra đôi chút, cũng biết được cái sơ đẳng, cái căn bản của đạo. Cái chứng nghiệm đầu tiên mà tôi thấy được là đọc các lời Phật dạy trước khi đi ngủ: dễ ngủ và ngủ ngon giấc. Già ngủ được ấy là tiên.

Đi chùa, nhiều vị là đệ tử ruột của một vị chân tu nào đó, chỉ đi một chùa duy nhất là chùa của thày mình, không bao giờ đi chùa khác. Tôi đi tới chùa chỉ biết lễ Phật, không chạy theo với bất cứ thầy nào, tôi không là đệ tử cưng của một thầy nào cả, chẳng thầy nào biết đến tên tôi. Tôi đi khắp các chùa, nhận thấy: mỗi chùa lên khóa lễ lại có nghi thức tụng niệm khác nhau, thời gian hành lễ dài ngắn khác nhau, và cái không khí sinh hoạt khác nhau. Có chùa ta có cái cảm tưởng đây là cái chùa của một làng, tất cả mọi người đến chùa đều quen biết nhau, chào hỏi nhau vui vẻ, nói chuyện vồn vã như những người cùng một họ. Có chùa ta lại nhận thấy cái tính chất thập phương của nó, ai đến cũng được chẳng ai để ý đến ai, lúc thọ trai mọi người xếp hàng bình đẳng. Có chùa vẫn giữ theo nghi thức cổ xưa: cúng vong thật kỹ, thật nghiêm trang kéo dài gần cả tiếng sau đó mới lên chính điện cúng Phật, khi thọ trai ngồi thành bàn sáu người một cỗ, gần như được ấn định trước ai ngồi với ai, ít khi thay đổi... Đi nhiều chùa có cái thú thay đổi không khí, chủ nhật này gặp một số bạn, chủ nhật sau số bạn khác, trao đổi chuyện trên trời dưới đất cũng có cái vui. Đi chùa luôn thành một thói quen, Chủ Nhật nào không đi cũng nhớ, thế là vào nếp.

Đối với gia đình: không can thiệp vào công việc của con cái, để chúng tự do thoải mái, chúng mới ở với mình. Chúng vui, mình vui theo; chúng có chuyện buồn, mình giữ im lặng. Ngay cả vợ chồng cũng đừng va chạm vào sở thích của nhau. Chúng mình đã đồng cam cộng khổ, lao động hết mình, trải nhiều biến loạn, nuôi con cái trưởng thành, có nghề có nghiệp, có miếng cơm ăn. Nay được sống dưới một chế độ tôn trọng con người, hàng tháng cấp dưỡng cho một số tiền, nhiều thì không nhiều nhưng đủ ăn để giữ được nhân phẩm, không phải nịnh ai để vay tiền, không phải nuốt nước miếng khi thấy người ta ăn miếng ngon, không thèm thuồng khi người ta có quần áo đẹp. Đừng có ganh tị, thấy người ta ở nhà to, vườn rộng, mà tưởng họ sống hạnh phúc hơn mình mà bé cái lầm. Sau khi đủ cơm ăn áo mặc rồi, sướng hay khổ là do cái tâm, giầu hay nghèo là do biết đủ. Giầu bạc triệu mà thấy người ta có trăm triệu vẫn than mình nghèo! Phần lớn sinh viên đại học Harvard nói thẳng rằng: họ kiếm 50 ngàn một năm, trong khi các bạn đồng học chỉ kiếm được phân nửa số đó, còn hơn kiếm cả 100 ngàn trong khi bạn học khác kiếm 200 ngàn, mang theo cái tư tưởng ganh tị đó thì cả đời khổ! Người giầu có một lợi thế mà người nghèo không bì kịp là có tiền thừa dám đem bố thí, dám làm phúc nuôi các trẻ mồ côi, giúp các viện dưỡng lão ... còn có tiền mà bo bo tích lũy gửi đầy ở ngân hàng, lấy thú vui ở đời là chương mục mỗi ngày mỗi tăng làm lẽ sống thì ...!

Ta cứ khao khát tìm kiếm những gì mình chưa có vì tưởng mình nghèo, mà không biết hưởng những gì mình đang có:

- Ta đang còn sống, trên đời này quí nhất là sự sống.
- Ta có sức khỏe, ăn biết ngon, ngủ đầy giấc.
- Ta không bị khuyết một căn nào trong lục căn.
- Ta có tự do, không bị cái gì ràng buộc.
- Ta có đủ ăn đủ mặc, không bị đói rét.
- Ta có tình thương của gia đình và bè bạn.
- Ta có một vốn hiểu biết trung bình, để đọc hiểu sách.

Sống xấp xỉ thất thập mà có đủ bảy cái thú trên thì còn đòi hỏi gì thêm nữa cho mệt! Đó chính là viên ngọc quí của cuộc đời, hãy biết mà vui hưởng! Đừng than nữa, có được như vậy cũng là quá nhiều rồi, quá phúc đức rồi, còn ham gì nữa, phải không các bạn?

*  *  *



Friday, 15 November 2013

Context Matters - An interview with Buddhist scholar David McMahan



Context Matters - An interview with Buddhist scholar David McMahan
 
Linda Heuman
(Contributing Editor)

*

When Western Buddhists sit down to meditate, many of us may imagine that we are doing the same thing Buddhists across the globe have done for centuries. We may think we are using the same practices Buddhists have always used to overcome suffering (and probably we hope to attain the same result).

But this is a problematic assumption, not least because it is based on the view that the meaning of Buddhist practice is independent of culture and time.

David McMahan studies the role of social and cultural context in meditation. A professor of religion at Franklin and Marshall College, he is the editor of the recently published volume "Buddhism in the Modern World" and the author of two books, including "The Making of Buddhist Modernism" (which Tricycle reviewed in Spring 2012). He is a frequent contributor to scholarly journals, reference works, and anthologies, and participates widely in conferences, seminars, and lectures across the United States and overseas. An expert on Buddhism’s encounter with modernity, McMahan suggests that we approach the subject by considering a monk in ancient India. “He has left his family behind; he is celibate; he doesn’t eat after noon; he studies texts that give him a skeptical view of the phenomenal world and its value. Is his practice really exactly the same,” McMahan asks, “as that of a contemporary secular mindfulness practitioner who is meditating to excel at work or to be more compassionate to her children?”

If this question makes us a little uncomfortable, there is good reason, because it triggers an underlying tension. On the one hand, we want to counter McMahan’s challenge: Don’t we believe the Buddha’s teachings are timeless? Suffering, after all, doesn’t belong to a particular culture or historical age. Beings suffered in the past and they are pretty clearly suffering now. There was a solution to suffering taught by the Buddha and it is still available today. On the other hand, an ever-growing body of evidence tells us that over time and across cultures (and even within traditions) there exist multiple versions of Buddhism that all define the human problem and its solution differently. We might be left wondering: if Buddhism is changed by culture or history, how can it be authentic? How could it be true?

This tension isn’t just a Buddhist problem, McMahan points out. It is a deep paradox in modern life.

The double-whammy of rationalist thinking is that when we imagine truth is singular, cross-cultural, and ahistorical, we slam into the reality of historical change and cultural pluralism; when we accept that plural truth claims can be equally valid, we slam into relativism.

McMahan says, “The understanding that social science and contemporary philosophy and anthropology have brought to the importance of cultural context is a uniquely modern Western phenomenon.” But he assures us that Buddhism’s teachings on emptiness and dependent origination can shed important light on this seeming paradox. In June, I sat down with him during a break at a Mind and Life conference in Garrison, New York, to ask him to place Buddhism beside the contemporary Western intellectual tradition to explore why and how context matters.

–Linda Heuman (Contributing Editor)


*  *  *

Is there some popular misconception you are pushing against in your work on Buddhism and modernity?

There is a prevalent misperception, especially among Western practitioners, that what they are practicing is basically the same thing Buddhists have practiced since the time of the Buddha. They seldom recognize how contemporary forms of Buddhism have been re-contextualized by Western tacit assumptions and understandings.

Can you tell me about your current research on the role of context in meditation?

I’m trying to see how meditation works in a systemic way within a culture. I’m trying to get away from meditative “states,” or thinking of meditation in a static sense: “you do practice A and it leads you to state X.” The meaning, the significance, the understanding, and the rationale for meditation in one culture might be different than in another. For example, if somebody from a Tibetan tradition who has had very little contact with the West does a particular practice, is it really going to be the exact same thing as a modern Western professional who is doing on paper “the same practice” but nested in very different contexts?

What exactly do you mean by “context?”

First of all, there’s the explicit context of the dharma. Right now, for the first time ever, we have contemplative practices derived from the Buddhist tradition that are being practiced completely independently of any Buddhist context. Secularization has filtered out what we would call “religious elements.” It is those religious elements, those ethical elements, and those intentions that have always formed the context of meditation and that have made meditation make sense. Otherwise, what sense does it make to sit down for half an hour and watch your breath? Somebody has to explain to you why that matters, why it is a good idea, and what it is actually doing in the larger scheme of things. When meditation comes to the West completely independently of that, it is like a dry sponge; it just soaks up the cultural values that are immediately available. So it becomes about self-esteem. Or it might be about body acceptance or lowering your stress. It might be about performing lots of different tasks efficiently at work. It might be about developing compassion for your family. A whole variety of new elements now are beginning to form a novel context for this practice, which has not only jumped the monastery walls but has broken free from Buddhism altogether.

I know people who are not interested in being Buddhists or studying Buddhist philosophy who have really benefited from stripped-down mindfulness practice. So I’m not in a position to say, “Oh no, you shouldn’t be doing this unless you can read Nagarjuna!” [Laughs.] Every culture has its elite religion and its more popular folk religion; it’s almost like mindfulness is becoming a folk religion of the secular elite in Western culture. We’ll see whether that’s a good thing or a bad thing.

To expand the idea of context further, there is also cultural context, which obviously can be very different. And again, there are a lot of tacit understandings there: I feel myself in a world of atoms and molecules and bacteria and viruses and galaxies that are unimaginably far away. I think I’m literally incapable of feeling myself in a world in which there are cold hells and hot hells beneath my feet. So in that sense, just our ordinary being-in-the-world—our “life world,” to use a phenomenological term—is deeply conditioned by these cultural elements. And this cultural context provides novel goals and intentions to which meditation is put in service.

Does acknowledging the importance of context mean we have to be cultural relativists?

I’m not a complete cultural relativist. I’m not saying everything is cultural. There are things that obviously go across cultures. We’re all working with the same basic neurophysiology. But epistemologies and ways of seeing the world are deeply embedded in cultures. The basic categories we use to make sense of the world are culturally constructed. I think it’s interesting that the Buddhist tradition has seen something of this—not so much in terms of culture, but in terms of language and concepts. For instance, Nagarjuna, in my reading, says that there’s no set of categories that finally, simply, mirrors the world. All categories, ultimately, are empty of that self-authenticating representation of reality as it is. I think that insight is really an interesting one to take into the contemporary world, because now we can expand on that with this idea of culture.

You can see how that rubs up against the whole scientific enterprise. Even though good scientists are much more nuanced about it today than they would have been a hundred years ago, the ideal of the sciences is still “a view from nowhere.” The purpose is to get us out of those contexts, to get us out of those very particularistic ways of seeing things. And that’s going to be a tension between the humanities and social sciences on the one hand and the hard sciences on the other.

We want to have a kind of final understanding of the world. That’s natural. We don’t want to be told that the way we’re seeing the world is just a product of our upbringing and our language and our culture. And yet there are certain things that can only be seen through the lenses of particular traditions or particular categories. So I think rather than seeing the existence of various systems of knowledge or taxonomies and so on as devaluing, you can see them as different lenses. That doesn’t mean they’re all the same and they’re all equally valuable. Some may be much more valuable for certain purposes, and some may be valuable for other purposes.

What sorts of misunderstandings about meditation might practitioners fall into if they assume the context of meditation is unimportant?

It can lead to dogmatism about progress in meditation along the path: here is this stage, here is the next stage. And we find these schemas in the Buddhist texts, so there is every reason for a good Buddhist to think those schemas of meditative progress are simply built into the nature of things—built into the mind itself. Why shouldn’t we think that if we are going to be Buddhists and practice Buddhism? I’m not saying we shouldn’t necessarily, but first of all, we are confronted with the plurality of maps of the path. This is the same general problem of pluralism that we are confronted with in the modern world. I don’t even think it is unique to the modern world. One view would be to say that my map is simply the right one and everybody else is off. The other would be to say that there are lots of different maps, and that they do different things. If you look at actual maps of the earth, you realize that you can never really make a completely accurate map of the earth. Mapmakers struggle with this. Do you make it look curved? Do you represent roads? You just can’t represent the earth on a flat piece of paper in an absolutely straightforward way. You have to make all kinds of choices. So where you are going and what you are doing really matters when you are trying to make a map. In the Theravada, the ultimate goal of meditation is to transcend the world completely. In the Mahayana, you want to come back as a bodhisattva over and over again. So these maps get configured differently.

Isn’t the view that “no map is absolutely true” also a view?

It is. In his Fundamental Verses on the Middle Way, Nagarjuna lays out his understanding of emptiness, and then he makes a surprising, even an astonishing, move. He says, “Ultimately, everything that I’ve said is also empty.” This is the idea of the emptiness of emptiness. He is admitting that everything he is laying out is also a pragmatic map, not an absolute system that corresponds to reality in an absolute way. There is some discussion and debate about whether when Nagarjuna critiques views he is talking about any view or just wrong views. I kind of like the “any view” view [laughs]—that any kind of map or system that you hang onto and make into something that you believe corresponds to reality in and of itself becomes a kind of bondage.

Isn’t part of the problem here the assumption that “corresponding to reality in and of itself” is what it means for a map, concept, or idea to be true?

After all, we Buddhists don’t buy that there is reality “in and of itself.” Very true. That is why we have such a hard time as modern Westerners trying to see a way around this problem. It is so firmly built into the Western Enlightenment system of thinking, and into modernity, that we have sentences and representations in our minds that correspond (or don’t correspond) to external reality. Descartes and Bacon set up this whole way of thinking. There have been a number of moves in more contemporary Western thought—phenomenology, for instance—to develop a language that gets away from this. But it is deeply rooted in our culture to think that way. And science encourages us to think that way.

Maybe this tension is running through other cultures too—the tension between a very detailed systematic view of how things are versus a suspicion of our ability to construct a completely accurate model. In a lot of Abhidharma literature, there seems to be an attempt to account for everything, to get a category for everything, to really make a comprehensive accounting of the phenomenological reality of being human. I think it was in reaction to that systematizing that Nagarjuna and the Perfection of Wisdom came along and said that language doesn’t work that way—it doesn’t simply correspond to self-existing, independent entities that match our categories. So this tension is there even in the Buddhist tradition historically.

I think there is an assumption among many Western Buddhists that decontextualization of the dharma is okay because if non-Buddhists just do these meditation practices—for whatever reason—then they will have Buddhist insights.

So it becomes almost a covert way of converting people.

Yes. From what you’re saying, it sounds like maybe it’s not so cut and dried. It is a little more complicated than that, because to have those insights you need to have a bit of that context in place. Explicit teachings are a context that reprograms the mind deeply, at both a conscious and a tacit level. It is no accident that Buddhists memorize and recite scriptures, repeating them over and over and over. This makes the dharma sink very deeply into the mind, so that it forms the tacit background of understanding. And that is part of what bubbles up in insight. It’s not just that insight clears away everything and then—just boom!—there’s bare insight into something. Reconditioning is a necessary precondition for at least some forms of insight.

Can you give me an example?

Look at one of the earliest comprehensive meditation texts, the Four Foundations of Mindfulness. I’m always fascinated by the fact that people work with this fundamental text today, because generally people just take one tiny slice of it—bare attention to breath and physical movements—and that becomes “mindfulness” in the modern world. But if you keep reading to the end of the sutra, you realize that there are all kinds of very conceptual aspects. And far from being simply “nonjudgmental,” it suggests making wise and discerning ethical judgments and judgments on the value of various things. The sutra is training the mind to see the world and oneself in certain ways. Rather than have you see yourself as solid, singular, and permanent, it offers an alternative way to train to see yourself: five skandhas. It goes through the relationship between the senses and the external world. And then the sutra ends up with a meditation on the eightfold path and the four noble truths. You are meditating on a thumbnail sketch of the whole dharma! So there is a lot of conceptual stuff going on there. The text attempts to train the mind to see the world in a particular way that is conducive to following the Buddhist path and to making progress toward enlightenment. So the text supplies a whole raft of attitudes, orientations, ethics, and values that form the context—and sometimes the actual content—of the meditation practices. Bare awareness may be a starting place, a way of focusing and concentrating the mind. But this broader context supplies the rationales and aims of practice. Even in the most secularized contemporary mindfulness movements, there are lots of these values and attitudes that enter in because it doesn’t really work without some kind of conceptual and ethical orientation.

Why do you think the importance of context is so hard to see here?

I think that’s fostered by a certain idea that meditation actually gets us beyond all context, that that’s really what it’s supposed to do. It’s supposed to get us beyond this cultural stuff and make us transcend our culture. And I would say that this itself is an idea that’s coming very much out of a modern context. Modern Western notions of freedom are often about freedom of the autonomous individual from social, institutional, cultural influences and conditioning. The idea that many modern practitioners have that meditation is somehow beyond cultural or other forms of context stems largely from D. T. Suzuki’s articulation of Zen, which really emphasizes the non-conceptual. It also comes out of the modern pluralistic context whereby, for the past couple of hundred years, we’ve been bumping into other cultures at an unprecedented rate, trying to figure out what to do with each other, recognizing each other’s differences, and having wars about those differences. If we can get beyond concepts, then we are not bogged down in who is right and who is wrong and who has the right model of things. D. T. Suzuki says we can just cut through all that and get to a direct pure experience of reality in and of itself, beyond cultural context.

There is a place at a certain point for overcoming concepts and conditioning, but there is also a lot of reconceiving and reconditioning. The idea is to transform the mind, not just to extract it from all cultural influences. Buddhism itself is a culture—one that attempts to train and condition minds in specific ways conducive to awakening. In some traditions there is the idea that you do transcend all causes and conditions completely, but there is a way to go before that.

Is there something to be said about the Buddhist notion of dependent arising in relation to context?

If phenomena are dependently originated as the teachings tell us they are, in a sense it is all context. Yes, exactly. The very notion of things arising from causes and conditions is an affirmation of the importance of contextuality. It’s no accident that the concept of dependent arising or interdependence has become so prominent in understandings of Buddhism today. The world is so interconnected today that everybody is talking about this.

In the earliest forms of Buddhism, the notion of dependent arising or interdependence was not really good news. It was a device to explain how suffering arises (as in the twelve links). It wasn’t a celebration of our interconnectedness in a living web of creation. It was something you wanted to extract yourself from; it was bondage. With the arising of the Mahayana, especially in China, there was a shift in understanding the phenomenal world and its significance. Chinese Buddhists were able to look at nature as an expression of buddhanature—and there were debates about whether trees and grasses could be enlightened and whether they really were sentient. Also, there were a lot of nature metaphors for enlightenment. And so the Chinese appreciation of nature infuses itself into this idea of interdependence and provides a more world-affirming version of it, which then centuries later runs into the Transcendentalists and the Romantic view of nature and deep ecology. Now we have a whole new flourishing of the notion of interdependence that has been informed not only by these streams of Buddhism but also by various Western ideas of interdependence.

So there is a shift that happens over many centuries. There emerges the possibility of seeing the world both as a place of suffering and bondage and also as a place of liberation—a projection of the buddhas and bodhisattvas, like a training ground or a pure land, a place in which there is a sacred and wondrous hidden aspect in the ordinary things of the world. The Avatamsaka Sutra symbolizes this by wild visions of tiny universes in grains of sand or the pores of the Buddha’s skin. The attitudes toward the world itself become more varied and complex. And then, when you get to the modern world, certain realities and concepts in the modern world serve like magnets that pull out particular ideas from the Buddhist tradition, leaving others behind. Interdependence is one of these ideas that has really been pulled out. Not the old idea of the twelve-link chain of dependent origination. That idea resonates with people who really immerse themselves in the Buddhist worldview, but when I try to explain it to my students, they don’t get it right away. But when they read a paragraph by Thich Nhat Hanh about interdependence—how the paper is dependent on the sunshine, and the cloud, and the lumber worker, and all that—they immediately understand it.

Conditions right now in the world are such that interdependence is a prominent and obvious fact. Everything is connected through communications technology and through ease of travel. We know that if we screw up the environment over here, it can affect things on the other side of the world. So suddenly the image of Indra’s net attains new significance; in fact, it has become one of the most prominent images and concepts in modern articulations of Buddhism, while it had nowhere near that prominence in the past, except in a particular Chinese Buddhist school.

I do think this pointing out of historical change and the relativity of cultural contexts can be very disturbing and destabilizing. It is not necessarily a comforting thought. But it is interesting that it is destabilizing in a way that Buddhism has been pointing out all along.

*  *  *






Đôi lời tự thuật


ĐÔI LỜI TỰ THUẬT

Gần đây, một số bạn bè cũ gửi email hỏi thăm về cuộc sống sau năm 1975, và nhất là đời sống sau khi tôi nghỉ hưu. Xin viết vài dòng tự thuật dưới đây để trả lời chung cho những thắc mắc đó.

*

Có lẽ số tôi là số lang thang ngay khi còn bé. Mẹ cho đi học sớm, lúc 5 tuổi, trường tiểu học Đa Kao (nay là trường Đinh Tiên Hoàng), rồi theo cha lên Đà Lạt học một năm tại Tabert d'Adran, rồi trở về Sài Gòn học tại trường tiểu học Chí Hòa (bây giờ là trường Lê Thị Riêng, Q.10). Vừa xong lớp Nhất (lớp 5 bây giờ), bệnh hoài không khỏi, bác sĩ khuyên nên về miền biển. Thế là được gửi về Rạch Giá, ở với ông chú, học lớp Đệ Thất (lớp 6) trường trung học Nguyễn Trung Trực. Một năm sau, lành bệnh, mẹ cho về Sài Gòn, học lớp Đệ Lục (lớp 7) tại trường trung học Petrus Trương Vĩnh Ký (bây giờ là trường Lê Hồng Phong), và ở Sài Gòn cho đến ngày rời Việt Nam.

Sau khi đậu Tú Tài II (hồi đó phải thi 2 lần: Tú Tài I năm Đệ Nhị - lớp 11, rồi Tú Tài II năm Đệ Nhất - lớp 12), tôi vào đại học, học khóa Kỹ sư Hóa học tại Học viện Quốc gia Kỹ thuật, thường được gọi là "đại học Phú Thọ", nay đổi tên là Đại học Bách khoa TP HCM. Đến năm thứ tư, gần tốt nghiệp, theo lời khuyên của một giáo sư người Mỹ, tôi nộp đơn sang Thái Lan xin học bỗng để học tiếp, được gọi phỏng vấn và được nhận cho sang đó theo học chương trình Master tại Asian Institute of Technology (Viện Kỹ thuật Á châu), Thái Lan.

Sau khi tốt nghiệp M.Eng (Thạc sĩ), tôi sang định cư tại Tây Úc (Western Australia) năm 1977. Tôi tiếp tục học chương trình Ph.D (Tiến sĩ) tại Đại học Murdoch, ngành Khoa học Môi trường (Environmental Science), tốt nghiệp năm 1981. Sau đó, tôi vào làm việc cho chính phủ tiểu bang Tây Úc, trong ngành điều tra, nghiên cứu và quản lý các nguồn nước ngầm. Nhờ thế, tôi có nhiều dịp đi công tác thăm viếng nhiều nơi trong nước Úc. Tháng 09 năm 2011, sau đúng 30 năm làm việc,  tôi chính thức nghỉ hưu, xem như chấm dứt giai đoạn chén cơm manh áo. Ngày cuối cùng, khi bàn giao công việc, tôi tặng tất cả tài liệu sách báo khoa học kỹ thuật cho các bạn đồng nghiệp, và từ đó, hầu như đã quên hết, không quan tâm đến nữa.

Tôi có hai cô con gái, đã tốt nghiệp đại học, đi làm xa, công việc ổn định, hoàn toàn tự lập, và tôi không còn phải lo lắng cho các cháu nữa. Trước khi về hưu, tôi bán căn nhà cũ to rộng vì bây giờ chỉ còn hai vợ chồng, xây một căn nhà nhỏ gần chùa Dhammaloka (đi bộ 10 phút) trong thành phố Perth, và dọn về đó ở dưỡng già. Hằng ngày vui thú điền viên, đọc kinh sách Phật giáo, tịnh tu, hành thiền, đi bộ và đi bơi giữ gìn sức khỏe. Cuối tuần, đến chùa làm Phật sự.

Tôi vẫn tiếp tục theo dõi các thảo luận và thông tin trong một số diễn đàn Phật giáo trên Internet (Paltalk, Facebook, Yahoo groups, Buddhist forums, v.v.), tiếng Anh và tiếng Việt, nhưng không còn năng động, tích cực đóng góp như trước. Tôi lập một trang web Phật giáo Anh-Việt từ năm 1996 (có lẽ đây là một trong những trang web Phật giáo đầu tiên của người Việt), sưu tập kinh sách và các bài tham luận của nhiều tác giả, từ nhiều nguồn gốc khác nhau, và viết, dịch một số bài tham luận ngắn. Trang web có tên là BuddhaSasana (Phật Giáo), và từ đó nảy sinh một tên nick tôi thường dùng trên mạng truyền thông là "budsas". Bây giờ cũng không còn hứng thú, không còn quan tâm đến các công việc liên quan đến trang web Phật giáo đó nữa.

Trong thời gian gần đây, tôi lại quay về âm nhạc, sưu tầm các bản nhạc xưa -- đa số trong thời kỳ 1945-75, ca hát nghêu ngao với cây đàn guitar cũ, mua hơn 30 năm trước.

Tôi đã từng về Việt Nam, trong một đoàn chuyên gia của chính phủ Úc, công tác trong các năm 1992-1995, tham gia dự án quy hoạch và quản lý đất, thiết lập hệ thống bản đồ địa chính. Nhờ đó, tôi có cơ hội đi theo đoàn chuyên gia thăm viếng nhiều nơi trong nước, từ thành thị đến thôn quê.

Kế tiếp, trong mười năm, 2001-2010, tôi về Việt Nam mỗi năm, đi du lịch tham quan nhiều nơi, từ Nam ra Bắc, thực hiện một số công tác từ thiện, ấn tống kinh sách, thăm viếng các chùa, tìm hiểu sinh hoạt người dân ở mỗi địa phương.

Nhìn lại, có thể nói tôi đã thăm viếng hầu hết các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Mekong và sông Hồng, đi dọc theo bờ biển Việt Nam từ Hà Tiên xuống Cà Mau rồi trở lên Bạc Liêu, Cần Giờ, Vũng Tàu, Phan Thiết, Nha Trang, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Hội An, Đà Nẵng, Huế; rồi từ Móng Cái đi xuống Hải Phòng, Đồ Sơn, Thái Bình, Sầm Sơn, Thanh Hóa. Chỉ còn một đoạn bờ biển từ Nghệ An đến Quảng Trị là chưa đi đến [*]. Rồi viếng các kinh đô xưa của lịch sử nước Việt: Luy Lâu, Hoa Lư, Thăng Long, Huế; rồi vùng cao nguyên như Đà Lạt, Buôn Mê Thuột; v.v.

Thêm vào đó, tôi đã từng đi tham quan Thái Lan nhiều lần -- kể cả vùng tây, bắc, và đông bắc xứ Thái, đi hành hương chiêm bái các Phật tích ở Ấn Độ và Tích Lan (Sri Lanka). Cũng đã từng cùng gia đình đi du lịch Hoa Kỳ năm 1996, viếng thăm bà con anh chị em và các bạn học cũ, đa số tại tiểu bang California và Texas.

Bây giờ tôi không hứng thú đi du lịch đây đó nữa, và thấy rằng đời sống tại thành phố Perth, Western Australia, mà mình đã quen thuộc trong 35 năm qua, là tương đối ổn định, an nhàn, thích hợp nhất cho mình, quyết định chọn nơi nầy để vui sống trong quảng đời còn lại, không còn quan tâm đến các hoạt động ở những nơi khác.

Tóm lại, mỗi khi có người hỏi về hưu rồi tôi làm gì, tôi chỉ trả lời ngắn gọn: "Làm biếng và làm thinh".

(Perth, ngày 15/11/2013)

[*] Vào tháng 2-2017, tôi đi viếng đoạn bờ biển đó, thuê xe du lịch đi tham quan từ Đà Nẵng ra Huế, Quảng Trị, vượt sông Bến Hải viếng Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An. Xem như hoàn tất ước nguyện hành trình dọc theo bờ biển hình chữ S của Việt Nam.

Ghi chú: Mời đọc thêm "Bận rộn của tuổi già"
http://budsas.blogspot.com.au/2017/01/ban-ron-cua-tuoi-gia.html
(12/01/2017)

--------------------------------
CẬP NHẬT:

- Tháng 12-2013, tôi về VN để thu xếp vài việc gia đình. Cũng là dịp tốt để gặp lại mấy cháu từ Mỹ về thăm – có cháu gần 50 năm mới gặp lại. Tôi gặp bạn bè mới, trong các nhóm sinh hoạt và hành thiền Phật giáo tại Sài Gòn và Hà Nội. Rất hoan hỷ khi thấy đa số là các Phật tử trẻ, có trình độ văn hóa cao và nghề nghiệp tốt, nỗ lực học tập và thực hành lời Phật dạy, không dính mắc vào những điều mê tín dị đoan, nghi lễ rườm rà. Cũng có dịp gặp lại 3 nhóm bạn bè cũ: 1) từ thuở cùng học ở trung học Petrus Ký, 2) cùng học trường Cao đẳng Hóa học, và 3) cùng sinh hoạt du ca, hoạt động xã hội.

Tôi thu xếp thì giờ đi viếng thăm miền Bắc (Hà Nội, Hải Dương, Phú Thọ), viếng đền tổ Hùng Vương tại Việt Trì, thăm vài chùa ở Hà Nội và Hải Dương; và viếng thăm vài nơi miền Nam (Gò Công, Mỹ Tho, Cần Thơ và Chợ Nổi Cái Răng). Cũng dành thì giờ lái xe gắn máy rong chơi thành phố Sài Gòn, chạy dọc theo xa lộ Đông Tây, chui xuống hầm Thủ Thiêm ra xa lộ Biên Hòa; rồi từ Sở Thú chạy dọc theo bờ kè kênh Nhiêu Lộc đến Tân Bình. Lang thang trên mọi nẻo đường, dùng nhiều phương tiện khác nhau: xe taxi, xe ôm, máy bay, xe đò, xe khách đủ loại (từ loại lớn đến loại nhỏ, xe nhồi xe nhét). Có dịp quan sát sinh hoạt người dân ở mỗi địa phương, từ thôn quê đến thành thị, và vui chơi trong dịp Noel và Tết Dương Lịch. Nói chung, VN đang phát triển kinh tế, cơ sở kỹ nghệ, cơ sở hạ tầng, nhưng đang bị ô nhiễm môi trường tại Hà Nội và Sài Gòn.

Tuy nhiên, các kết luận ở trên về đời sống tuổi già vẫn không thay đổi. Đời sống tại Perth vẫn tốt và thích hợp cho riêng mình, và cảm thấy an nhàn thảnh thơi hơn.

- Tháng 05-2014: Nghiệp đi lang thang vẫn chưa dứt, tôi lại về VN, tham dự lễ Vesak tại chùa Bái Đính, Ninh Bình. Tham gia với tư cách tự túc, bỏ tiền túi tự lo mọi chi phí di chuyển, ăn ở. Nhờ vậy mà tự do, không bị ràng buộc. Tôi ở một khách sạn nhỏ trong thành phố Ninh Bình, thuê xe gắn máy, mỗi ngày tự lái lên chùa tham dự hội nghị, buổi tối lái xe đi rong, ăn bụi, uống cà phê vỉa hè, ngắm nhìn thành phố, xem người qua lại. Nhờ có xe gắn máy, tôi đi thăm Hoa Lư, nơi có đền thờ vua Đinh và vua Lê (Tiền Lê), rồi đi viếng thăm nhà thờ Phát Diệm. Ngày cuối, đi về Hà Nội, lại thuê xe gắn máy chạy rong xem thành phố, ăn kem Bờ Hồ, rồi chạy xe một vòng Hồ Tây, ngồi ăn bánh tôm ở đó.

Vào lại Sài Gòn, về quê Gò Công thăm mộ phần của cha mẹ, ông bà, gặp lại các bạn học cũ, cũng như có duyên được gặp vài người bạn mới trong sinh hoạt PalTalk. Kết thúc chuyến đi 3 tuần lễ, trở về Perth, trở lại đời sống an nhàn, tự do, không bận rộn.

- Tháng 03-2015: Vợ chồng tôi đi thăm viếng Đảo quốc Sri Lanka, Thái Lan, và Lào. Đa phần là đến viếng các địa điểm lịch sử Phật giáo và các ngôi chùa. Dành 7 ngày viếng Sri Lanka: Colombo, Kandy, Dambulla, Polonnaruwa, Anuradhapura, Mihintale. Mạng lưới giao thông và khách sạn ở đây đang phát triển, tốt và tiện lợi hơn 10 năm trước. Dành 3 ngày viếng thăm Vientiane, thủ đô nước Lào, đi viếng 9 ngôi chùa ở thành phố.

Thời gian còn lại dành cho xứ Thái, ngoài các ngôi chùa, thiền viện, cũng dành thì giờ đi thuyền dọc khúc sông Chaophya, và dùng các phương tiện di chuyển khác nhau (xe buýt, xe điện, taxi, xe tuk-tuk, xe ôm, ghe máy) lang thang đây đó, ngắm nhìn quan sát sinh hoạt thành phố.

Mùa nầy thời tiết nóng bức, ẩm ướt, rất khó chịu, cộng thêm cảnh kẹt xe ùn tắc ở Bangkok, cảm thấy mệt mỏi. Có lẽ thời gian tốt nhất để du lịch Đông Nam Á (kể cả VN) là từ tháng 11 đến tháng 2 DL. Chung cuộc rồi, khi trở về Perth, cảm thấy khỏe khoắn nhẹ nhàng hơn.

- Tháng 2-2016: Chúng tôi đi viếng Thái Lan (Bangkok, Sukhothai, Chiang Mai) và Miến Điện (Yangon, Mandalay, Bagan). Mục đích của chuyến đi viếng Miến Điện là đến viếng và lễ bái nơi kết tập kinh điển lần thứ V (Mandalay) và VI (Yangon). Xem như hoàn tất tâm nguyện của mình trong 15 năm qua: hành hương chiêm bái 4 nơi động tâm (Đản sinh, Thành đạo, Chuyển Pháp luân và Bát-niết-bàn) và 6 nơi kết tập và trùng tuyên kinh điển Phật giáo (lần kết tập I, II, III ở Ấn Độ, lần IV ở Sri Lanka, và lần V, VI ở Myanmar).

Sau đó, vào đầu tháng 3-2016, tôi về Việt Nam gặp gỡ bạn bè thân hữu, tham dự các buổi nói chuyện tại Sài Gòn và Hà Nội, giới thiệu cuốn "Những Lời Phật Dạy" do tôi dịch từ cuốn "In the Buddha's Words" của ngài Bhikkhu Bodhi. Làm một chuyến lang thang bằng xe gắn máy, đi về Gò Công viếng thăm phần mộ gia đình, viếng vài ngôi chùa ở Mỹ Tho, dừng chân uống càfê ở Tân An, rồi quay về Sài Gòn. Sau đó, đi tàu cao tốc ra Vũng Tàu ngắm biển. Trở về Sài Gòn, lang thang dọc bờ kè kênh Nhiêu Lộc, ngắm nhìn quang cảnh sinh hoạt và chụp vài tấm hình làm kỷ niệm.

- Tháng 2 & 3-2017: Chúng tôi viếng Việt Nam, Camphuchia, Lào và Thái Lan trong 4 tuần lễ. Về Sài Gòn thăm nhà, tổ chức 2 buổi gặp gỡ uống trà, cà phê, tâm tình với các bạn đạo, đa số là quen trong Facebook. Sau đó bay ra Đà Nẵng viếng thăm các chùa. Đà Nẵng phát triển nhanh, sạch, đẹp, ngăn nắp. Rồi thuê xe, nhờ đưa đi viếng các nơi dọc theo bờ biển, từ Huế ra Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và Nghệ An. Tham quan thành phố Vinh trong hai ngày rồi bay về Sài Gòn. Xem như tôi đã hoàn thành ước nguyện ấp ủ từ thuở bé: đi tham quan thăm viếng các thành phố dọc theo bờ biển hình chữ S của nước Việt, từ Móng Cái đến Hà Tiên trong hơn 20 năm qua.

Bay sang Bangkok, tự tổ chức chuyến tham quan 3 ngày, bay thẳng sang Siem Reap, Campuchia, viếng di tích lịch sử Angkor và làng nổi Việt kiều ở Biển Hồ.

Trở về Bangkok nghỉ vài ngày, rồi tự tổ chức bay sang viếng thành phố Luang Prabang của Lào trong 3 ngày, thăm viếng các ngôi chùa và di tích lịch sử.

Trở lại Bangkok, đi xe lửa đến cố đô Ayutthaya, thuê xe tuk-tuk đi thăm các ngôi chùa cổ. Chúng tôi cũng dành 1 ngày đến tham dự tang lễ Quốc vương Thái Lan tại Hoàng cung (Grand Palace), đi viếng chùa Wat Ratchabophit của ngài Tăng Thống, và viếng trụ sở của nhóm Santi Asoke ở Bang Kapi, Bangkok.

- Tháng 4 và tháng 12-2019: Vợ chồng chúng tôi đi thăm cô con gái làm việc ở Houston, Texas, Hoa Kỳ. Thực hiện chuyến Tây du vào tháng 4-2019, từ Perth đi máy bay về hướng Tây, ghé Singapore, bay đến Manchester, Anh quốc rồi bay thẳng đến Houston. Trong tháng 12-2019 thì bay ngược lại, về hường Đông. Từ Perth bay đến Auckland, New Zealand. Đổi máy bay rồi bay đến Houston. Như thế, xem như trong một năm mà bay vòng quanh trái đất hai lần.

Tai Mỹ, chúng tôi đi thăm bạn bè, bà con họ hàng sinh sống bên đó. Có người hơn 50 năm mới có dịp gặp lại. Đa số sinh sống ở thành phố Houston, và ở miền Nam và miewèn Bắc California.

- Tháng 2-2020: Vợ chồng tôi về thăm Việt Nam trong 3 tuần lễ. Viếng Sài Gòn, Đà Nẵng và Hà Nội, mỗi nơi một tuần lễ. Tại mỗi thành phố, chúng tôi nhờ bạn đạo tổ chức các buổi gặp gỡ giao lưu tâm tình và giới thiệu tập sách Mười Pháp Quán Tưởng do tôi biên dịch, dựa vào phần Kết Luận trong một cuốn sách của Bhikkhu Anālayo. Tại Sài Gòn, chúng tôi đi về thăm quê nội ở Đồng Sơn, Gò Công và quê ngoại ở Bến Lức, Long An, và đi viếng khoảng 30 ngôi chùa. Từ Đà Nẵng, chúng tôi đi viếng Mỹ Sơn, Hội An và Huế, và đồng thời đến viếng khoảng 20 ngôi chùa. Từ Hà Nội, chúng tôi đi viếng Vịnh Hạ Long, Hoa Lư, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, và đồng thời đến viếng 11 ngôi chùa.


*  *  *


Saturday, 2 November 2013

Trịnh Công Sơn & Hoàng Xuân Sơn, Quán Văn



Hoàng Xuân Sơn: nơi tôi sinh sống thì hát nhạc Trịnh
cũng nên dè dặt
 
Bùi Văn Phú
(09 tháng 5, 2011)

*

Hoàng Xuân Sơn thời trẻ là một trong những người khai sinh ra Quán Văn, tụ điểm văn nghệ của sinh viên Sài Gòn vào những năm giữa thập niên 1960. Khởi sự làm thơ năm 1963, đã có sáng tác đăng trên Văn, Nghiên cứu văn học, Khởi Hành trước 1975 và trên nhiều mạng văn học, tuyển tập văn chương tại hải ngoại. Tốt nghiệp cử nhân ban triết Đại học Văn khoa Sài Gòn và cao học chính trị kinh doanh, ông từng làm công chức và dạy học ở Việt Nam trước khi qua định cư tại Montréal, Canada cuối năm 1981. Một số tác phẩm của ông gồm Viễn phố (thi tập, 1988), Huế buồn chi (thi tập, 1993), Lục bát Hoàng Xuân Sơn (2004). Trong tương lai ông sẽ phát hành phóng bút “Cũng cần có nhau” ghi lại sinh hoạt của Quán Văn và của thanh niên, sinh viên miền Nam trong giai đoạn 1965-75. 

– Bùi Văn Phú (May 09, 2011)

*

1. (Bùi Văn Phú) Ông thân với Trịnh Công Sơn, xin ông cho biết đã quen nhạc sĩ trong hoàn cảnh như thế nào?

-- (Hoàng Xuân Sơn) Thưa anh, nguyên thủy thế này. Lúc sinh thời, thân phụ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là bác Trịnh Xuân Thanh và ông cụ tôi là hai người bạn tri kỷ, chí thân. Cụ tôi không may mất sớm. Cứ mỗi lần tới ngày giỗ kỵ, bác Thanh lúc nào cũng bày biện chén bát, trà rượu ngồi đối diện nói chuyện với người đã khuất như thể cụ tôi vẫn còn trên dương thế! Do hoàn cảnh địa lý và kinh tế, gia đình Trịnh Công Sơn ở phía tả ngạn trong khi gia đình tôi cư ngụ phía hữu ngạn thành phố Huế, thời nhỏ chỉ có những người lớn giữa hai nhà giao tiếp với nhau. Bọn trẻ chúng tôi không được sinh sống gần nhau như hàng xóm láng giềng nên không có nhiều kỷ niệm chung dù giao tình giữa hai gia đình khá lớn. Cho đến khoảng 1965-66, do một cơ duyên không định trước, anh Trịnh Công Sơn từ Đà Lạt xuống còn tôi từ Huế vào Sài Gòn trọ học và chúng tôi đã gặp nhau ở môi trường sinh hoạt thanh niên sinh viên, khởi thủy từ cơ quan CPS tức Chương trình Phát triển Sinh hoạt Học đường, rồi Quán Văn sau đó… Tình đệ huynh và tình bằng hữu văn nghệ đã được đơm bông kết trái từ đấy.

2. Còn nhạc Trịnh đã đến với ông đầu tiên trong đời vào lúc nào? Ông còn nhớ bài hát đầu tiên nào của Trịnh Công Sơn đã quyến rũ ông?

-- Bài nhạc Trịnh quyến rũ đầu đời chính là ca khúc “Diễm xưa”. Chẳng là lúc bài hát ra đời, một nhóm bạn học chúng tôi đang sửa soạn ôn luyện thi tú tài ban triết ở một vùng biển vắng là biển Thuận An, Huế và đã bị choáng váng trước lời ca trừu tượng, diễm ảo và mới lạ của “Diễm xưa”:

Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
dài tay em mấy thuở mắt xanh xao…
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
làm sao em nhớ những vết chim di…

Lời ca kết hợp với không gian lúc bấy giờ: sóng biển, cát trắng, thuỳ dương, chim chóc… đã ghi lại rất nhiều ấn tượng cho bọn tôi. Chính tôi cũng đã mượn một nhóm chữ trong ca khúc này để làm nhan sách cho những chương phóng bút viết về thời kỳ Quán Văn: “Cũng cần có nhau”.

3. Thời Việt Nam Cộng hoà ông đã vào đời làm công chức, ông có nhớ gì về những cuốn băng “Hát cho quê hương Việt Nam” của Trịnh Công Sơn với tiếng hát Khánh Ly?

-- Tôi có vào thăm blog của anh Phú, thấy băng nhạc Hát cho Quê hương Việt Nam với Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn và có ghi là do Hội quán Cây Tre phát hành. Băng nhạc này trộn lẫn nhiều loại ca khúc của Trịnh Công Sơn, từ nhạc tình, Ca khúc Da vàng và nhạc đấu tranh về sau mà chắc chắn là mình đã có nghe đâu đó.

Xin nói thêm về những băng nhạc đầu tiên của Trịnh Công Sơn. Theo chỗ tôi được biết, băng nhạc đầu tiên Trịnh Công Sơn-Khánh Ly thu âm được thực hiện tại Phòng Thông tin Hoa Kỳ tức JUSPAO nằm cạnh rạp chiếu bóng Rex cũ do sự sắp xếp của một nhân viên cơ quan này tên Hải. Băng nhạc Hát cho quê hương Việt Nam ghi người hoà âm là Duy Hải, không biết có phải là cùng một người, vào thời điểm Quán Văn đang sinh hoạt, khoảng 1966-67 trước khi Hội quán Cây Tre thành hình. Băng nhạc này chỉ thu thanh những ca khúc trong hai tập nhạc của Trịnh Công Sơn là Ca khúc Da Vàng và Những tình khúc Trịnh Công Sơn. Phần đệm nhạc đơn sơ chỉ có cây đàn thùng của tác giả.

Nhạc đấu tranh mà Khánh Ly hát trong Hát cho quê hương Việt Nam là những ca khúc thuộc hai tập nhạc Kinh Việt Nam và Ta phải thấy mặt trời. Tuy nhiên việc ca diễn và thu âm hai tập nhạc này lúc đó lại không có mặt Khánh Ly vì lý do gì tôi không được rõ. Sau khi hoàn tất hai tập nhạc này, Trịnh Công Sơn đã nhờ một số thân hữu tập dượt và trình diễn trước công chúng độ vài ba lần. Thành phần ban ca gồm có một số chị bên ca đoàn Trùng Dương mà tôi chỉ còn nhớ tên chị Tường Vân, chị Cúc. Các giọng ca nam gồm có Trịnh Công Sơn, Miên Đức Thắng, Hoàng Thi Thao, Hoàng Xuân Giang, Ngô Vương Toại, Hoàng Xuân Sơn. Tôi không nhớ hết và có thể còn ghi sót tên.

Những ca khúc trong hai tập nhạc Kinh Việt Nam và Ta phải thấy mặt trời được thu thử lần đầu tiên tại Huế ở tư gia Trịnh Công Sơn với sự góp giọng của nữ ca sĩ Hà Thanh, Trịnh Công Sơn và tôi vào khoảng 1972. Lần thu thử này cũng chỉ với một cây đàn thùng do Trịnh Công Sơn đàn đệm. Tuy nhiên những bài ca này đã được thu âm chính thức cùng năm 1972 tại phòng thu Pat Lâm ở Chợ Lớn qua sự trình bày của ba giọng ca nữ là Vân Hòa/Vân Quỳnh/Vân Khanh là những ái nữ của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước và ca sĩ Minh Trang và hai giọng ca nam là Trịnh Công Sơn và tôi. Cũng với tây ban cầm Trịnh Công Sơn đệm nhạc chính, tôi phụ đệm và một người khác cầm phách gõ nhịp. Băng nhạc này đã được phát hành rộng rãi sau đó do người em ruột của Trịnh Công Sơn là anh Trịnh Xuân Tịnh thực hiện và coi sóc. Anh và bạn đọc có thể vào nghe lại băng nhạc này trên mạng http://www.saigonline.com hoặc http://www.nhaccuatui.com

4. Trong bài viết về sự ra đời của Quán Văn, ông có nhắc đến một số quán văn nghệ khác theo kiểu Quán Văn, như Thằng Bờm, Hầm Gió, Hội quán Cây Tre. Một số băng nhạc Hát cho Quê hương Việt Nam do Hội quán Cây tre phát hành. Sinh hoạt của Hội quán Cây Tre và Quán Văn giống nhau và khác nhau ra sao?

-- Quán Văn hầu như được thành lập từ công, sức và tim óc của một số bạn trẻ nhiệt thành, tự nguyện cả về phương tiện vật chất lẫn tài chánh cho nên mang dáng vẻ văn nghệ thuần chất, nguyên thuỷ và trẻ trung, nói nôm na là hơi “bụi đời” một chút. Thằng Bờm ra đời cũng cùng trong ý hướng đó, được dựng nên ở một địa điểm khác, vẫn do một hai anh em thành viên của Quán Văn chăm sóc. Đến Hầm Gió do Nam Lộc điều hành, rồi Hội quán Cây Tre, do Phạm Văn Sơn là một người anh của Khánh Ly trông coi thì đã nhạt dần tính chất văn nghệ thô sơ lúc ban đầu của Quán Văn. Các quán này trang hoàng nội thất trang trọng, có hơi hướm phòng trà và nghiêng về mục đích thương mãi. Ở Hội quán Cây Tre thường trực có Khánh Ly, Vũ Thành An, Thế Dung v.v… ca diễn. Bộ ba Giang/Sơn/Toại (Hoàng Xuân Giang, Hoàng Xuân Sơn, Ngô Vương Toại) chúng tôi dù là tài tử cũng có đến Cây Tre hát chơi đôi lần những bài ca trong Kinh Việt Nam và Ta phải thấy mặt trời.

5. Có người cho rằng nhạc viết về quê hương, về chiến tranh của Trịnh Công Sơn mang tính phản chiến, thân cộng nên bị cấm, bị kiểm duyệt nhưng trong các tiệm sách lại thấy bày bán Kinh Việt Nam, Ca khúc Da Vàng. Ông có biết gì về việc nhạc Trịnh Công Sơn bị cấm, hay kiểm duyệt?

-- Một dấu hỏi lớn? Thật tình tôi cũng lấy làm lạ là trong quá trình hoạt động ca nhạc của Trịnh Công Sơn, từ việc phát hành sách nhạc đến việc trình diễn trước công chúng hầu như thoát khỏi bàn tay kiểm duyệt. Trong lúc sách báo miền nam Việt Nam vẫn phải chịu sự kiểm soát của lưỡi kéo này nếu mang nội dung bất lợi như phản chiến, thân cộng chẳng hạn. Có sự bảo bọc, che chở nào lớn lao chăng? Nhưng tôi e cũng khó lòng, vì mỗi cơ quan công quyền đều độc lập trong việc hành xử quyền năng của mình, không dễ dầu gì can thiệp nội bộ. Họa chăng chính quyền đương thời giả bộ tảng lờ với dụng ý giăng một mẻ lưới tóm gọn những thành phần thân cộng hoặc cộng sản nằm vùng lợi dụng thời cơ lỏng lẻo để thò đầu vẫy đuôi?

6. Có những sinh hoạt với sinh viên thời bấy giờ, có bài hát nào về quê hương, chiến tranh hay thân phận mà đến nay ông còn thuộc lời ca?

-- Chiến tranh đã làm cho con người quá ngao ngán, mệt mỏi, lo sợ… nên cho dù bất cứ ai vẫn luôn luôn khao khát có được một đời sống yên lành. Tôi nhớ vẫn thường hát chung với anh chị em sinh hoạt cùng thời những lời ca mà tôi thấy không phải là ru ngủ, mà như có một cái gì đó đánh động lòng người thẳm sâu:

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
một trăm năm đô hộ giặc Tây
hai mươi năm nội chiến từng ngày
gia tài của mẹ để lại cho con
gia tài của mẹ một nước Việt buồn…

hoặc :

Giọt nước mắt thương chim, chim bỏ xa rừng
giọt nước mắt thương đêm, đêm đẩy xe tang
giọt nước mắt thương anh trên vận nước điêu linh
giọt nước mắt quê hương ôi còn chẩy miên man…

và niềm mơ ước:

Khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi không ngừng
Sài Gòn ra Trung, Hà Nội vô Nam, tôi đi chung cuộc mừng
và mong sẽ quên chuyện non nước mình.

Như anh Phú thấy đó, dù nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn hay nhạc tác động dựng xây của Nguyễn Đức Quang:

Không phải là lúc ta ngồi đặt vấn đề nữa rồi
phải dùng bàn tay mà làm cho tươi mới…

hay

Xin vươn vai ngó nhau cho gần
đi hiên ngang bước hai chân trần
nhìn nhau ta nói thơm cho người Việt Nam…

thì cũng vẫn đứng chung được, hòa hợp được trên mảnh đất Quán Văn nhỏ bé hay trong môi trường sinh hoạt thanh niên sinh viên rộng lớn hơn nơi các khuôn viên học đường. Tôi nghĩ đó là những bài ca đầy nhiệt huyết, xuất phát từ tận đáy tim, từ những tấm lòng còn mang nặng nợ quê hương đất nước.

7. Ông có thể kể lại một vài sinh hoạt với Trịnh Công Sơn ở Quán Văn còn in đậm trong kí ức?

-- Chúng tôi, những người bạn Quán Văn cùng Trịnh Công Sơn, ngoài những việc vàng riêng tư và những giờ sinh hoạt chung cho quán, thường có những ngày cuối tuần tà tà thả bộ rong chơi ngắm phố phường, la cà những quán xá khác như Chung Nhuận Hi, Phạm Thị Trước, Givral, Brodard, nhưng đa số chọn Cái Chùa – La Pagode – làm nơi gặp gỡ, đấu láo. Đêm về, sau khi vãn khách, bọn chúng tôi lại quây quần dưới mái nhà dù dã chiến của Quán Văn, với thau rượu lớn múc chuyền tay, kể chuyện, ngâm thơ, đàn hát cho nhau nghe, có khi thức tới trời rạng sáng với một vài người bạn phương xa ghé thăm. Bầu không khí thật là thân thiện, ấm cúng đã để lại quá nhiều kỷ niệm êm đềm. Kỷ niệm mà Hoàng Ngọc Tuấn đã thao thức cùng và viết nên những thiên truyện thơ mộng, ngậm ngùi như Ở một nơi ai cũng quen nhau, Vĩnh biệt phố… Sinh hoạt đáng nhớ? Không, nói đúng hơn kỷ niệm sâu sắc, gắn bó chính là những lần tôi xâm mình ôm đàn thế Trịnh Công Sơn đệm cho Khánh Ly hát trước công chúng dù chỉ với vài ba gam quờ quạng.

8. Trong thời gian sinh hoạt với nhau có bao giờ anh nghe Trịnh Công Sơn tâm sự nhạc sĩ nhìn cuộc chiến tranh ra sao?

-- Không! hiếm khi anh Sơn bộc bạch tâm sự về chiến cuộc vì hầu hết quan niệm của anh đã biểu tỏ trong lời ca. Trịnh Công Sơn cũng thường dẫn giải cho chúng tôi những lời ca của anh, cho dù tưởng tượng, cũng có khi rút từ kinh nghiệm và hoàn cảnh thực tế. Ví dụ: “Mưa hồng” là con đường rưng rưng phượng đỏ. Hàng cây lá xanh gần với nhau là những tàng cây long não trên đường Lê Lợi – Huế. Ngàn cây thắp nến lên hai hàng là buổi chiều nắng đã tắt dưới thấp, chỉ còn những đọt nắng chạy dài trên hàng cây cao… Hoặc trong ca khúc “Hát trên những xác người” sáng tác sau Mậu Thân: Mẹ vỗ tay reo mừng xác con, chị vỗ tay hoan hô hoà bình, người vỗ tay cho thêm thù hận, người vỗ tay xa dần ăn năn, mà có người cho là vô lý, thì chính là hình ảnh thấy được trong cuộc chiến Mậu Thân – một bà mẹ chạy theo xe kéo xác con, vừa khóc kể vừa cười sằng sặc, vừa vỗ tay hò hát như người điên.

9. Trước năm 1975, Trịnh Công Sơn đã viết:

Ðêm nay hòa bình sao em nhỏ chưa vui
Hãy bước ra đây nhìn phố ngập người
Ðêm nay hòa bình không nụ cười trên môi
Nhìn quanh em không ai còn lại
Không ai còn lại
Ru đỡ tình người cho có đôi…

Ðêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui
Mẹ hãy ra xem đường phố ngập người
Ðêm nay hòa bình mắt mẹ buồn như kinh
Lời kinh đêm ru căn nhà lạnh
Ru me một mình
Ru mẹ một mình ôm bóng đêm…

Dường như nhạc sĩ đã biết về một ngày hoà bình đến trên quê hương buồn như thế. Sống ở Việt Nam sau ngày chiến tranh chấm dứt 30.4.75. Nhìn lại, ông có những suy nghĩ gì, nhận xét gì về đất nước?

-- Người ta thường nói thi sĩ là người có cái nhìn tiên tri, thấu thị những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ, một người viết ca từ đầy ắp chất thơ; cũng có người gọi ông là thi sĩ, cho nên giống như anh Phú đã nhận xét, người nghệ sĩ này đã cảm nhận được một ngày hoà bình buồn thảm sẽ đến trên quê hương mình.

Duyệt lại một vài lời ca của Trịnh Công Sơn trong Kinh Việt NamTa phải thấy mặt trời, dù đã nhuốm chất da cam, nghiêng về một phía, tôi bỗng có một vài phân tích ngồ ngộ thế này. Ví dụ điểm lời bài ca “Huế Sài Gòn Hà Nội”:

Huế Sài Gòn Hà Nội quê hương ơi sao vẫn còn xa
Huế Sài Gòn Hà Nội bao nhiêu năm sao vẫn thờ ơ?
Triệu chân em, triệu chân anh, HỠI BA MIỀN VÙNG LÊN CÁCH MẠNG…

Nếu cho là lời ca này vào thời điểm sáng tác, trên vùng đất miền Nam tự do, có lợi cho cộng sản thì liệu phía bên kia có chấp nhận hay không vì tác dụng phản tuyên truyền: miền Bắc đã là cái nôi của cách mạng thì làm gì có chuyện cả ba miền cùng vùng lên làm cách mạng, để lật đổ cái gì?

Ngược lại, nếu tiếp tục điểm lời ca của bài hát này:

Đường đi đến những nơi lao tù
ngày mai sẽ xây trường hay họp chợ
dân ta về cầy bừa đủ áo cơm no…

rồi:

Bắc Nam Trung ơi đoàn kết một lòng
bước ra ngoài một lần diệt vong dựng mái nhà chung

thì liệu đây có phải là một lời tiên tri khác cho một nước Việt Nam mới trong tương lai, khi mà cuộc sống hiện tại của đa số dân mình vẫn còn lầm than đói khổ và họa diệt vong lăm le đến từ Bắc phương?

Tôi nhớ lại một đoạn thơ mình viết trước 75 về cái ước vọng hòa bình cho một cuộc sống an lành trên quê hương mình, trong ý nghĩa phản chiến phân tích ở trên:

[Hoà Bình Mở Cửa]

Mở tung cánh cửa ra ngoài nắng
Tôi nghe tiếng người la dậy dưới đường
Hoà bình đến thật sao? trong lòng choáng váng
Tôi hét to như thể chưa từng!

Tôi bước chân không chạy ra ngoài phố
Vì mừng vui chẳng kịp xỏ giày
Tôi thấy nhiều người còn mang áo ngủ
Để mơ cùng hạnh phúc ở đầy tay…

Thật sự đất nước sau chiến tranh không hoàn toàn được như thế. Ghi lại một vài đoạn thơ viết sau 75 như một trả lời cho câu hỏi này của anh:

[Nhật ký]
tôi chạy hoài chạy hủy
trên vùng trí tưởng tôi lạ kỳ
mang tôi chân đà điểu – trái tim ngựa hồng
đi tìm một bóng dáng mùa xuân
trôi mơ hồ dĩ vãng
khi đời sống rào khung định mệnh
Tự Do bị kết án tử hình


[Chỉ có một thứ hạnh phúc đổi đời chạy rông ngoài phố]

có con người sớm mai hớp hớp vài ngụm tín điều tưởng mình no vừa bụng đói
có bầy thú tối chiều ngáp ngáp thu không
mộng mơ rù rì trên đỉnh đầu thập ác
ngày hát lại điệp khúc tự trào
cười ra nước mắt
ôi vầng dương dập tắt hôm nào
khi chủ nghĩa nhuốm kinh thành đỏ ối…
(Hoàng Xuân Sơn, 1978-2011)

10. Thơ của ông như thế rất tương phản với ca từ nhạc Trịnh:

Khi đất nước tôi không còn giết nhau
trẻ con đi hát đồng dao ngoài đường
mọi người ra phố mời rao nụ cười…

Sau năm 1975 có dịp gặp lại Trịnh Công Sơn ông có nghe nhạc sĩ nói về Ca khúc Da vàng, về “Nối vòng tay lớn” trên đài Sài Gòn?

-- Đúng là có tương phản anh ạ! Một đàng là niềm mơ ước chưa thành hình, một đàng đã là “hiện thực xã hội chủ nghĩa.” Không! Sau 75 Trịnh Công Sơn chỉ vui chơi với anh em, bạn bè và không nhắc chuyện cũ, không đả động chuyện mới. Xem như một thời đã qua.

11. Trong một bài viết của ông ghi lại tình cảm với bạn bè cũ, ông có viết rằng sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 Trịnh Công Sơn có ghé qua nhà ông, kêu ông cùng lên đài hát “Nối vòng tay lớn” nhưng ông không đi. Tại sao ông không cùng đi với Trịnh Công Sơn?

-- Nếu anh Phú đọc kỹ phóng bút “Vạn nẻo mây tần” của tôi đã đăng trên damau.org sẽ thấy những ngày trước 30 tháng 4 năm 75 bọn công chức chúng tôi lo sợ, nao núng và vạch con đường CHẠY LOẠN. Sau đó gia đình tôi cũng tìm cách chen chân vào Tòa Đại sứ Mỹ để LÁNH NẠN như nhiều gia đình khác. Hành động này chắc chắn là bị phía bên kia lên án là hèn nhát, phản động, ôm chân đế quốc v.v… Lúc Trịnh Công Sơn chạy ngang nhà rủ tôi lên đài hát “Nối vòng tay lớn”, tôi từ chối không đi, trước hết có lẽ do bầu không khí hỗn loạn lúc bấy giờ đã làm cho mình mang một tâm trạng cực kỳ hoang mang. Và sợ hãi. Và không muốn làm bất cứ một điều gì khi tâm trí đã bất định. Hơn nữa trong sâu xa, trong tận cùng tâm khảm đã có sự chọn lựa: chọn đứng về phía ngôi nhà đã nuôi dưỡng, che chở mình, cho dù mọi cánh cửa đã bị khép lại. Ngôi nhà ấy dù có dột nát đến đâu cũng đã bảo đảm cho mình một quyền năng tối thiểu: quyền năng được làm người.

12. Sau đó ông đã nhận tin miền Nam đầu hàng bằng cách nào?

-- Hôm 30 tháng 4 năm 75 tôi có nghe lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh, vị tổng thống sau cùng của thể chế Việt Nam Cộng hoà. Trong lúc ruột rối tơ vò, tôi không nhớ rõ là có phải mình đã được nghe tin tức giờ phút cuối của miền Nam Việt Nam qua chiếc máy phát thanh được ai đó vặn lớn trong nhà? Chắc vậy! Cụ thể là một mình trên gác, với nỗi buồn mất mát choáng ngợp làm lệ rơi! Rồi không thiết gì nữa!

13. Trong khoảnh khắc đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã phát biểu và hát bài “Nối vòng tay lớn”. Ông có nghe được những điều đó trên đài phát thanh và cảm nhận của ông lúc đó thế nào?

-- Tôi biết là Trịnh Công Sơn có lên đài hát “Nối vòng tay lớn” vì có được rủ rê, nhưng không được nghe tiếng hát của anh ấy cùng những lời tuyên bố gì gì sau đó.

14. Những năm ngay sau 1975 dư luận về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mà ông nghe được trong thời gian đó ra sao?

-- Tôi đã ở lại và sinh sống trong chế độ mới gần bảy năm nên cũng có ghi nhận được đôi điều tai nghe mắt thấy hoặc rút từ kinh nghiệm bản thân.

Đa số những người được kể là có công với cách mạng, hoạt động nằm vùng, nhảy bưng… sau 75 không được kể là công thần chế độ, chỉ được giao những chức vụ ngồi chơi xơi nước, không có thực quyền và lần hồi chỉ là những chiếc bóng mờ nhạt, những chiếc vỏ được bóc đi, vứt bỏ không thương tiếc. Điều này chắc ai cùng rõ. Phương chi những thành phần thân cộng, theo đuôi, được mệnh danh là dân 30, chỉ là đồ bỏ. Trịnh Công Sơn cũng không ở ngoài trường hợp này. Anh đã bị dẫn độ về Huế tham gia học tập cải tạo và lao động xã hội chủ nghĩa, suýt nguy hiểm tới bản thân vì đi gỡ mìn trên các bãi hoang. Chỉ sau khi Trịnh Công Sơn trở lại Sài Gòn, tham gia vào Hội văn nghệ Thành phố và được sự che chở bao bọc của ông Võ Văn Kiệt, một quyền chức cao cấp đương thời, do nguyên nhân nào không rõ, đời anh mới phất lên được.

Sau tháng 4.75, điều mà nhiều người mơ tưởng là chu kỳ “người mới – việc mới – vận hội mới” đang tới, thiệt ra chỉ là ảo vọng. Mọi trật tự xã hội, nấc thang giá trị lúc bấy giờ đều bị đảo lộn. Về âm nhạc, tất cả cái gọi là “nhạc vàng” thời cũ đều bị cấm đoán. Chỉ nghe ra rả một loại nhạc “hùng”, chiến đấu lai Tàu. Một vài năm sau cũng chưa có sáng tác nào ra hồn.

Trịnh Công Sơn cho ra đời hai nhạc phẩm tạm gọi là ve vuốt, theo đuôi chủ mới là “Em còn nhớ hay em đã quên” và “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”, những tưởng là được chấp nhận cho phổ biến. Nhưng không! hoàn toàn không! Hai ca khúc này đều bị cấm trình diễn trước công chúng, có văn bản xếp hạng nằm trong những tác phẩm văn nghệ còn mang nặng tính tư sản, tàn dư của chế độ cũ.

Em ra đi nơi này vẫn thế,
vẫn có em trong tim của mẹ,
thành phố vẫn có những ước mơ,
vẫn sống thiết tha
vẫn lấp lánh HOA trên đường đi…

Không! không hẳn thế đâu! “lấp lánh hoa”! hoa gì? Hoa [nặng] họa thì có!

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui
chọn những bông hoa và những nụ cười
tôi đợi em về, mời em giữ lấy
để lá reo mừng tựa vẫy tay…

Không! làm gì có niềm vui nào cao cả và to tát hơn là phục vụ cách mạng, Đảng và Bác. Chính ca khúc này của Trịnh Công Sơn cũng đã được đổi lời như một sự châm biếm, tự trào, cười ra nước mắt, song song với phong trào nhạc chế, nhạc cải biên rộ ra ngoài dân gian:

Mỗi ngày tôi nhậu một lần thôi
Từ sáng tinh mơ nhậu tới chiều mờ
Tôi nhậu với ai? mà tôi quên hết
Nhậu tới khi nào gục mới thôi!…

Chả là sau “giải phóng”, cả nước vùi đầu vào hơi men, bàn nhậu cho quên mọi sự!

Sau khi được thế lực lớn bảo bọc, và dây trói bắt đầu được nới một tí Trịnh Công Sơn dần dà sáng tác đều trở lại. Thời kỳ này có đôi bài ca phục vụ, ca ngợi chế độ mới như “Bài ca đường tàu Thống Nhất”, “Em là thế hệ rạng rỡ đóa hoa” hẳn nhiên phải có, song song với những ca khúc vô thưởng vô phạt như “Em ở nông trường Em ra biên giới”, “Như hòn bi xanh”, “Chiều trên quê hương tôi” hay nhạc phim “Đời gọi em biết bao lần”… Đó là nhạc nổi. Còn nhạc chìm Trịnh Công Sơn? Anh vẫn viết thật với lòng mình, lưu truyền hạn chế giữa nội bộ anh chị em bằng hữu văn nghệ những ca khúc về tình yêu, thân phận còn nguyên chất Trịnh Công Sơn khởi thủy như: “Một cõi đi về”, “Cõi tạm” (Ở trọ), “Lặng lẽ bên đời”, “Giọt lệ thiên thu”, “Bay đi thầm lặng”… và sau này “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”, “Tiến thoái lưỡng nan” mang tâm trạng của kẻ xuống tinh thần “dùng dằng nửa ở nửa về”.

Công tâm mà nói, những người làm văn nghệ có tiếng cũng như dân chúng miền Bắc tất cả đều rất hâm mộ Trịnh Công Sơn và sau này thế hệ trẻ hầu như cả nước. Những khuôn mặt lớn như Văn Cao, Nguyễn Tuân… và những người văn nghệ trẻ hơn cũng lần lượt vào Nam tìm thăm Trịnh Công Sơn và kết thân với anh.

15. Bài “Tình khúc ơ-bai” có lời:

Tôi đi bằng nhịp điệu. Một hai ba bốn năm
Em đi bằng nhịp điệu. Sáu bảy tám chín mười
Ta đi bằng nhịp điệu. Nhịp điệu không giống nhau
Ta đi bằng nhịp điệu. Nhịp điệu sao khác mầu
Sông cạn đá mòn. Sông cạn đá mòn
Làm sao ta gặp. Làm sao ta gặp được nhau

“Em” trong ca từ nhạc Trịnh thì khó mà biết được nhạc sĩ muốn nói đến ai. Bài này, qua các phỏng vấn, Tiêu Dao Bảo Cự cho biết Trịnh Công Sơn viết năm 1988 về một phụ nữ dân tộc trên vùng Lâm Đồng. Khánh Ly nói “ơ-bai” có nghĩa “không được đâu”. Còn cựu Trung tá Bùi Đức Lạc cho rằng đó là xác định lập trường cộng sản rõ nhất của nhạc sĩ. Theo nhận xét riêng, Trịnh Công Sơn đã sử dụng tài tình bốn chữ “Sông cạn đá mòn” từ một câu nói rất phổ thông của ông Hồ Chí Minh: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn nhưng chân lí đó không hề thay đổi”. Ông có biết hay có lí giải gì về ca khúc trên?

-- Tôi đi khỏi Sài Gòn năm 1981. Có nhiều ca khúc Trịnh Công Sơn sáng tác sau đó tôi không được rõ, chỉ đọc loáng thoáng đâu đó. Tôi không quan tâm lắm những bài nhạc thuộc loại trả bài hoặc theo đơn đặt hàng của Trịnh Công Sơn.

16. Trịnh Công Sơn sau thời gian khốn khó ở Huế, vào Sài Gòn nghe nói ông cũng bị bao vây bởi những người của nhà nước một thời gian dài. Là bạn cũ của nhạc sĩ ông thấy điều này đúng không?

-- Nói Trịnh Công Sơn bị bao vây một mình cũng không đúng vì hầu như ai cũng bị bao vây. Cho dù anh được che chở bao bọc, nhưng cũng không phải là công thần chế độ nên cũng gặp khó khăn như mọi người thôi. Có điều là ở Sài Gòn dễ thở hơn Huế vì Huế là thí điểm đầu tiên của xã hội chủ nghĩa.

17. Các em của Trịnh Công Sơn sau 75 cũng vượt biển như bao nhiêu người Việt khác. Có bao giờ ông nghe Trịnh Công nói về những người đã bỏ nước ra đi?

-- Sau 75 chuyện vượt biên, chuyện đi tù, chuyện ở lại bươn chải mưu sinh bằng mọi cách đã là chuyện bình thường. Trịnh Công Sơn cũng biết trước tụi tôi sẽ ra đi nhưng anh không hề thắc mắc. Mọi người đều chạy xoay quanh cái vòng luẩn quẩn như đèn kéo quân. Anh chỉ muốn vui chơi những ngày còn lại.

18. Trong phóng bút “Cũng cần có nhau” ông viết rằng trong đêm văn nghệ của sinh viên văn khoa vào ngày 20.12.1967, sinh viên đã đồng ca:

Người nô lệ da vàng
Ngồi yên ngồi yên trong căn nhà nhỏ đèn thắp thì mờ.
Ngồi yên quên nước quên non, ngồi yên xin áo xin cơm.
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc đôi chân.
Bao giờ đập tan gông cùm xiềng xích vô hình trói buộc hờn căm…

Sau đó có cán bộ thành đoàn cộng sản lên cướp mi-crô, bắn trọng thương anh Ngô Vương Toại. Buổi hát đó có Trịnh Công Sơn và Khánh Ly là chính. Nhạc sĩ có tâm sự hay chia sẻ gì với ông về biến cố này?

-- Thiệt ra không phải là sinh viên đồng ca. Bài này chỉ có Trịnh Công Sơn, Ngô Vương Toại, Hoàng Xuân Giang và tôi hát chung, là những người cùng cư ngụ trong khuôn viên Đại học Văn khoa, trụ sở CPS. Sau vụ Ngô Vương Toại bị bắn, Trịnh Công Sơn cũng bày tỏ sự sợ hãi và chán ghét bạo loạn. Dù hạn chế di chuyển, anh cũng đã nhiều lần tìm cách vào bệnh viện Bình Dân viếng thăm và an ủi Ngô Vương Toại lúc nhân vật này còn nằm điều trị tại đây.

19. Nghe nói Trịnh Công Sơn đã viết một ca khúc cho anh Ngô Vương Toại về biến cố này. Bài hát đó đã có bao giờ được trình diễn trong sinh hoạt văn nghệ của sinh viên hay trước công chúng?

-- Sau khi Ngô Vương Toại bị đạn thù của phía bên kia bắn gục, Trịnh Công Sơn đã sáng tác “Nhân danh ai” dành cho nhân vật này, nội dung lên án hình thức sử dụng bạo lực để cướp mạng sống con người, đồng loại:

Nhân danh ai anh đến đây bắn vào người,
trong mắt em trong mắt anh hãi hùng đầy
xin nhân loại một ngày,
nhủ lòng thương mến nhau thôi…
Nhân danh ai anh đến đây giết một người,
cho máu em cho máu anh tuôn tren da thịt này…

Bài này chỉ mình Trịnh Công Sơn và bạn bè anh hát riêng cho Ngô Vương Toại. Chưa bao giờ được trình diễn trước công chúng.

20. Chuyện Trịnh Công Sơn được hoãn dịch hay trốn lính, theo hiểu biết của ông ra sao?

-- Chuyện Trịnh Công Sơn trốn lính là có thật! Anh không hề có một giấy tờ hoãn dịch nào lận lưng. Thời còn ở CPS/Quán Văn, mỗi khi cần đi đâu bằng xe gắn máy, rất hạn chế và thường là do Trịnh Xuân Tịnh em ruột của anh đèo đi. Trịnh Công Sơn rất thận trọng, dặn Tịnh luôn luôn dòm trước ngó sau lúc di chuyển để tránh những nút chặn của cảnh sát, quân cảnh… Thông thường thì anh chỉ thả bộ quanh quanh phố phường vui chơi với bạn bè. Trịnh Công Sơn lúc bấy giờ đã là một khuôn mặt được nhiều người biết đến, theo lời anh kể lại, có hôm bị quân cảnh chặn xét giấy tờ, viên chức kiểm soát nhận ra anh và để cho anh đi thay vì bắt giữ.

Ngược lại, một điều khôi hài là Trịnh Công Sơn lại “quen lớn” với nhiều nhân vật trong chính quyền lẫn quân đội, đặc biệt là Không quân, như Chuẩn tướng Lưu Kim Cương mà khi tử trận được Trịnh Công Sơn sáng tác ca khúc chiêu niệm “Hát cho một người nằm xuống” nhiều người biết, như Đại tá Phan Phụng Tiên, Thủ tướng và sau là Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ… Nhớ có lần tôi đã được tháp tùng Trịnh Công Sơn với một số bằng hữu văn nghệ – có xe quân cảnh hụ còi đưa rước – vào phi trường Tân Sơn Nhất, đến câu lạc bộ Mây Bốn phương dự dạ tiệc do Tướng Kỳ khoản đãi. Đêm hôm ấy có Trịnh Công Sơn – Khánh Ly, nhạc sĩ Phạm Đình Chương, Miên Đức Thắng, Ngô Vương Toại, Trần Xuân Kiêm (Chơn Hạnh), Hoàng Thi Thao, Hoàng Ngọc Tuấn, Hoàng Xuân Giang. Một lần khác, từ Huế vào Đà Nẵng thăm bạn là Quý Thuận được di chuyển bằng công xa của Ty Cảnh sát Thừa Thiên có cận vệ đi theo. Chuyến đi có Trịnh Công Sơn, Trịnh Quang Hà, em của Sơn, Nguyễn Thế Phồn, em Thiếu tá Nguyễn Thừa Dzu, Phạm Nhuận và tôi.

Sau một thời gian trốn quân dịch, đa số là ẩn náu tại Quán Văn, Trịnh Công Sơn theo lời khuyên của bạn bè thân cận đã nhịn ăn, xuống cân, ra trình diện nhập ngũ, được trả về vì không đủ tiêu chuẩn. Sau đó hình như anh được hoãn dịch vì lý do sức khỏe?

21. Ông có xem phim "Đất khổ" về cuộc đời Trịnh Công Sơn trước năm 1975 chưa? Xin ông cho biết ý kiến.

-- Tôi chưa được xem phim Đất Khổ. Nhưng thời gian thực hiện phim này, tôi hay đi với anh Sơn đến nhà đạo diễn Hà Thúc Cần, lúc này anh Lưu Nguyễn Đạt hay đưa Trịnh Công Sơn lui tới bằng xe hơi. Tôi chỉ có một góp mặt nhỏ trong phim này, nơi đám đông sinh viên phản chiến, nhưng nghe nói cũng có tên ghi trong thành phần phụ diễn.

22. Trịnh Công Sơn đã viết trong thời chiến tranh:

Bao nhiêu năm còn nô lệ
Anh em ta nhận vũ khí
Quê ta bãi hoang chiến trường
Diệt nhau như thú
Trôi bao nhiêu dòng máu đỏ
Bao yêu thương lùi trong quá khứ
Ôi giấc mơ thanh bình còn quá xa…
[Hát cho quê hương Việt Nam, cuốn số 5]

Nhưng có người cho rằng cho rằng Trịnh Công Sơn bênh vực hay đứng về phiá cộng sản. Nhận xét của riêng ông ra sao?

-- Mọi tranh cãi về vị thế chính trị của Trịnh Công Sơn đối với đất nước Việt Nam cho tới giờ phút này dường như vẫn chưa ngả ngũ. Trịnh Công Sơn là quốc gia hay cộng sản? Chung quanh vấn đề này đã xuất hiện nhiều bài viết từ nhiều phía: phía binh vực Trịnh Công Sơn rất hiếm hoi, phía quy kết là cộng sản gộc hay “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” thì rất đông đảo, phía những người thương và hận Trịnh Công Sơn tức vẫn yêu nhạc Trịnh nhưng hận ông về sự lựa chọn phản bội; và cánh hùa theo đánh hôi Trịnh Công Sơn để tự đánh bóng mình đông đảo không kém.

Theo nhận định rất chủ quan của tôi, với tư cách một người bạn đã từng sinh hoạt chung với nhau nhiều năm: THỜI ĐIỂM BẤY GIỜ Trịnh Công Sơn chưa hề là cộng sản! Những ca khúc của anh, cụ thể là Ca khúc Da Vàng, chỉ mang tính chất phản chiến, cho dù có quy kết những ca khúc này làm lợi cho địch, cũng không thể chối bỏ khuynh hướng nhân bản chống lại cuộc chiến phi nhân tương tàn. Nếu Trịnh Công Sơn là một cán bộ cộng sản gộc, có bề dày tuổi đảng, thì không thể viết: “Hai mươi năm nội chiến từng ngày…”. Trừ trường hợp, là giả thiết, Trịnh Công Sơn là một điệp viên cộng sản cao cấp, che dấu hết mọi căn cước của mình để ăn dầm ở dề trong lòng địch làm công tác ru ngủ đối phương tạo thành tích lớn cho “cách mạng”. Tôi không tin như thế. Vì quả đúng vậy thì Trịnh Công Sơn sau 75 sẽ trở thành một anh hùng dân tộc của phía bên kia. Nhưng Trịnh Công Sơn không hề được công kênh và chỉ là một con chốt trên bàn cờ thí.

Sau này, khi gặp lại Trịnh Công Sơn một lần duy nhất ở Canada, một vài bạn cũ, và chính tôi cũng nhận thấy anh có phần biến chất: một người đã từng được hưởng ơn mưa móc của chế độ mới qua cách suy nghĩ, diễn đạt và ứng xử. Như thế, từ thời điểm này, bảo Trịnh Công Sơn là người của cộng sản cũng không ngoa.

23. Trịnh Công Sơn có nhiều người yêu và nhiều cuộc tình đổ vỡ. Quen thân với nhạc sĩ cũng như Khánh Ly, theo ông quan hệ Trịnh Công Sơn và Khánh Ly ra sao?

-- Anh Phú có tin là giữa người nam và người nữ kề cận nhau mà chỉ có tình bạn không thôi? Chuyện khó tin mà có thật: Trường hợp Khánh Ly và Trịnh Công Sơn. Hai người đã sinh hoạt khăng khít biết bao nhiêu năm mà không hề nảy nở một tình yêu trai gái thì cũng kể là lạ. Tôi thấy Trịnh Công Sơn chỉ xem Khánh Ly như một người bạn, đối xử như một người em với lòng thương mến trong gia đình ruột thịt. Ngược lại Khánh Ly lúc nào cũng THƯƠNG – tôi viết hoa chữ “thương” – và vô cùng kính nể anh Sơn. Lúc Khánh Ly mới đến với bằng hữu Quán Văn, không hiểu sao tất cả bọn tôi đều xem Lệ Mai – tên thật của Khánh Ly – là một người bạn đáng mến, có lẽ tại tính tình thẳng thắn, cởi mở và hòa đồng của Khánh Ly. Nàng không nề hà thức khuya dậy sớm với bọn tôi, cơm hàng cháo chợ, thậm chí chui vào rạp xem xi nê hạng bét vừa xem vừa gặm bánh mì. Rất nhiều đêm sau sinh hoạt ca ngâm hát hò với nhau, Khánh Ly đã ở lại Quán Văn, ngủ lại, một mình thân nữ giữa đám bạn trai nằm la liệt mà không hề có chuyện gì xảy ra. Đúng là “như chuyện thần tiên” phải không anh Phú?

24. Mới đây, trong nước có xuất bản cuốn Thư tình gửi một người với khoảng 100 bức thư Trịnh Công Sơn viết cho Ngô Vũ Dao Ánh trong thời gian dậy học ở B’Lao. Cuộc tình này dường như nhạc sĩ giữ rất kín, vì người ở chung phòng là Nguyễn Thanh Ty cũng không biết gì nhiều. Ông có bao giờ nghe nói về chuyện tình này?

-- Thời gian Trịnh Công Sơn ở Quán Văn, thỉnh thoảng có thấy Dao Ánh đến thăm anh. Đây là một người nữ có dáng dấp thướt tha, kiêu sa, qúi phái. Mỗi lần gặp gỡ chúng tôi thấy Trịnh Công Sơn bồn chồn, quýnh quáng như mới hẹn người yêu lần đầu. Anh công nhận cuộc tình này và cho biết anh soạn “Hạ trắng” là dành riêng cho Dao Ánh – Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau: một tình yêu lớn, với lời hẹn thề tận mãi kiếp sau. Bọn tôi vẫn thường chọc Trịnh Công Sơn về chuyện tình này là “Diễm xưa/Ánh nay” vì Dao Ánh là em của Bích Diễm.

25. Có người cho rằng nhạc sĩ đồng tính, có người nói ông bất lực. Trong tác phẩm Về một quãng đời của Trịnh Công Sơn, Nguyễn Thanh Ty kể lại một lần đi chơi gái, Trịnh Công Sơn đánh rất mau, rút rất lẹ. Có người nói nhạc sĩ có 3 trái thận. Là bạn với nhạc sĩ, ông thấy chuyện tình cảm, tâm sinh lý của nhạc sĩ ra sao?

-- Tôi thấy cũng bình thường.

26. Nhận xét của riêng ông về con người Trịnh Công Sơn?

-- Trịnh Công Sơn dáng người tầm thước, da ngăm ngăm nhưng thần thái khá rạng rỡ. Anh ăn bận hơi chải chuốt nhưng nom lãng tử, nghệ sĩ với mái tóc bồng và đôi kính cận tròn gọng đồi mồi. Nói chung, bề ngoài anh nhìn dễ mến. Đặc biệt Trịnh Công Sơn có hai bàn tay với mười ngón tháp bút thật đẹp. Có phải tinh hoa phát tiết từ đây theo tướng số? Anh Sơn ăn nói nhỏ nhẹ, nhưng khúc chiết và có sức thuyết phục. Anh đối xử với bạn không đơn sơ hờ hững, nhưng cũng không vồ vập thái quá. Ở anh, ta thấy được sự chân tình và đáng tin cậy trong giao tiếp. Tuy nhiên tính tình Trịnh Công Sơn hơi nhút nhát, hay sợ hãi, nễ vì, sợ mất lòng bạn. Có lẽ đây vừa là ưu điểm, tạo được lòng quan tâm, quý mến đưa đến sự che chở, bảo bọc của người khác, mà cũng là khuyết điểm của anh, bị kẻ dấu lợi dụng, bắt nạt, dụ dỗ, dễ yếu lòng nghe theo. Cụ thể là đám bạn nhảy bưng, nằm vùng như đã nêu.

Đối với những bằng hữu văn nghệ nhỏ tuổi hơn, Trịnh Công Sơn luôn luôn đối xử như bạn bè ngang vai vế, không hề có thái độ đàn anh, không hợm hĩnh dù anh rất thành công.

Trịnh Công Sơn đã có được sự ưu ái của những nhân vật cao cấp của cả hai chính quyền, hai chế độ. Tôi nghĩ chắc hẳn anh cũng phải có điểm son đặc biệt nào đó, ví dụ như lòng chân thành và sự chung thủy trong giao tiếp bạn bè.

27. Người Việt ở Canada, nơi ông sinh sống theo ông có những cách nhìn ra sao về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?

Ở Canada, Montréal là cụ thể nơi tôi sinh sống thì hát nhạc Trịnh cũng nên dè dặt. Mặc dù không có sự chống đối nào dữ dội, nhưng khi chọn lựa trình bày nhạc Trịnh trước công chúng như trong các buổi sinh hoạt của Cộng đồng người Việt, các hội đoàn chính trị, quân nhân… thì cũng có lời khuyên chung chung, truyền miệng nhau là nên kiếm bài bản khác. Tuy nhiên, gạt ra ngoài vấn đề chính trị, người ca diễn cũng như người nghe vẫn còn ưa chuộng nhạc Trịnh, hát trong vòng bằng hữu, “hát cho nhau nghe” hoặc ở những hội hè tư nhân thì rất OK! Không như ở một vài thành phố lớn khác ở Hoa Kỳ, nhạc Trịnh đôi khi bị chống đối, tẩy chay; nhưng cũng vẫn được trình diễn trong những show ca nhạc lớn như Asia, Thúy Nga v.v…

Khoảng năm 1991, lúc Trịnh Công Sơn sang Montréal thăm gia đình, đa số các người em của anh định cư tại đây, và gặp gỡ một số bạn bè cũ là một hành vi cá nhân nhưng cũng có sự vận động chống đối người nhạc sĩ này xuất phát từ nhóm Làng Văn của Nguyễn Hữu Nghĩa từ Toronto, một thành phố khác của Canada, song song với việc kêu gọi tẩy chay cuộc triễn lãm của họa sĩ Võ Đình tại Montréal với sự tham dự của một vài nhân vật thuộc tờ báo Hợp Lưu ở California và nhóm Trăm Con ở Toronto. Nhóm Làng Văn đã quy kết cuộc sinh hoạt văn nghệ này với sự có mặt tình cờ của Trịnh Công Sơn ở Montréal là thân cộng, có bàn tay sắp đạt của cộng sản? Tuy nhiên cũng không có gì đáng tiếc xảy ra. Một bạn văn, cựu cư dân Montréal là anh Đỗ Quý Toàn đã kết luận rằng đây chỉ là “Một cơn bão trong tách trà!”.

28. Những lời ca viết cho quê hương của Trịnh Công Sơn thì gây tranh cãi, nhưng nhiều người yêu thích tình ca họ Trịnh. Có một vài bài ca nào của Trịnh Công Sơn mà ông yêu thích? Tại sao ông lại thích những ca khúc đó?

-- “Mưa hồng” là bài tình ca đầu tiên gây ấn tượng mạnh mẽ trong tôi. Lúc được nghe Khánh Ly hát lần đầu tiên, chưa chính thức, lúc chân ướt chân ráo từ Đà Lạt xuống Quán Văn với giọng hát lạ, đầy ma lực. Sau này tôi thích “Quỳnh Hương” vì chất ngọc giản dị và thơ mộng của nó. Cũng có thể nói “Đóa hoa Vô thường”, một tâm khúc khá dài mang chút phong vị thiền. Nói chung, tình ca Trịnh Công Sơn bài nào nghe cũng thấm, nếu chọn được đúng người, đúng giọng.

Tuy nhiên theo tôi loạt nhạc mang nặng chất Trịnh Công Sơn nhất là loạt sáng tác trong Thần thoại Quê hương, Tình yêu và Thân phận. Những ca khúc như “Vết lăn trầm”, “Du mục”, “Phúc âm buồn”, “Lời của dòng sông”, “Cúi xuống” v.v… mang giai điệu kể lể, du mục nhiều hơn, rất hợp với âm vận trầm buồn, đơn thoại của chiếc đàn thùng; gộp lại như một lời kêu trầm thống của kiếp nhân sinh bọt bèo. Loạt nhạc này ít ca sĩ trình diễn vì chắc không hợp với không khí đàn sáo đủ lệ bộ và không gian trình diễn hoành tráng? Về sau một đôi sáng tác của Trịnh Công Sơn có lui về dạng nguyên thủy của thân phận ca này như “Một cõi đi về”, “Lặng lẽ nơi này.”

29. Thời sinh viên ông đã rất văn nghệ, bây giờ nếu có ai yêu cầu ông đàn và hát hai ca khúc của Trịnh Công Sơn, một tình ca và một về quê hương thì đó là hai bài nào?

-- Bây giờ vẫn còn văn nghệ anh Phú ơi! (cười). Vẫn hát hò lai rai dù tuổi đời mòn, yếu! Đùa chút thôi. Tình thật lúc nào có sinh hoạt với bạn bè, tôi cũng bắt đầu với “Một cõi đi về” như một thói quen, và nhiều khi cũng được yêu cầu:

Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về…

Không hiểu sao đối với tôi ca khúc này mang một âm hưởng vọng dội ghê gớm: sự hiện diện của cuộc đời, niềm tha thiết, và nỗi trống vắng của hư vô… Có lẽ tại lời ca, cung điệu trầm bỗng theo giọng hát gào thống thiết cùng với sự yến ắng của bạn bè vây quanh?

Nhưng một bài tình ca đúng nghĩa thì phải kể “Quỳnh Hương”, ca khúc duy nhất mà tôi thu âm được cho tới giờ này sau khi chia tay Trịnh Công Sơn.

Một bài ca về quê hương? Có lẽ tôi chọn bài ca Trịnh Công Sơn viết sau này về một miền đất quê hương tôi ao ước được ghé thăm mà chưa hề có dịp: “Nhớ mùa thu Hà Nội.”

30. Ông có những nhận xét, phê bình nào khác về Trịnh Công Sơn?

-- Có người cho rằng vốn liếng âm nhạc của Trịnh Công Sơn nghèo nàn, không xứng gọi là thiên tài vì giai điệu các ca khúc Trịnh Công Sơn đơn thuần, độc điệu không có gì khởi sắc. Nhưng bởi do đâu mà anh có được sự ngưỡng mộ của đông đảo người nghe? Theo ý rất riêng của tôi, phải chăng những lời lẽ siêu nhiên, trừu tượng, ẩn dụ và khá mới lạ trong ca từ Trịnh Công Sơn:

Bài ca dao trên cồn đá, trên ngai vàng quê nhà…
Đường phượng bay mù không lối vào…
Chim về vào ngày tuổi em trên cành bão bùng…
Đàn bò vào thành phố gieo buồn tiếng hạt chuông…

kết hợp một cách kỳ diệu với những cung nhạc bình thường đơn giản, như thầm thì, như kể lể, đi thẳng vào hồn người một cách lạ kỳ: nghe nhạc Trịnh lúc nào cũng thấy lâng lâng ở cõi phiêu bồng!

Thơ, nhạc đơn giản nhưng hay vẫn có giá trị, không cứ phải cầu kỳ, kiểu cách. Thơ, nhạc cao siêu có cái hay riêng, tầng lớp thưởng ngoạn riêng của nó. Nhạc thuật cao là một ưu điểm đã đành. Nhưng tạo được sự kết hợp hài hòa giữa lời ca ý nhạc, chuyên chở đầy, sâu, thu hút lòng người nghe phải chăng là một điểm son khác?

* * *