Wednesday 14 September 2016

Chính trị làm con người 'sợ sự thật'

Tôi không quan tâm nhiều đến các vấn đề chính trị, nhưng đọc bài viết dưới đây, trích từ trang web BBC ngày 13 tháng 9-2016, tôi giật mình vì liên tưởng đến thái độ tâm lý của nhiều người trong lĩnh vực tôn giáo – ngay cả chính tôi – cũng có nhiều điểm tương tự. 

Chúng ta thử đọc bài viết nầy, rồi bình tâm quan sát phản ứng của những khuynh hướng đối nghịch thường thấy tranh cãi trong tôn giáo – tương tự như phe tả và phe hữu trong lĩnh vực chính trị mà bài viết nhắm đến – và từ đó, có lẽ sẽ rút tỉa được nhiều điều thú vị để suy ngẫm và nhìn lại chính mình. 

Thí dụ: 
1) tín hữu Phật giáo và tín hữu Ki-tô giáo; 
2) trong Phật giáo: người theo Theravada và người theo Mahayana; 
3) trong truyền thống Theravada: người tu thiền chỉ (samatha) và người tu thiền quán (vipassana); 
4) trong truyền thống Theravada: người thích học tạng Kinh và người thích học tạng A-tỳ-đàm (Vi diệu pháp); 
5) v.v.

Và từ đó, tôi ngẫm nghĩ tựa đề bài viết, nếu sửa lại trong phạm vi tôn giáo, cũng có thể là: “Tôn giáo làm con người sợ sự thật”.

* * *

Chính trị làm con người 'sợ sự thật'
Tom Stafford, BBC 13-09-2016


Sự thông minh hay có học thức cũng đều không thể ngăn cản bạn tạo ra những thành kiến thiên vị - nhưng một thái độ tò mò trạch vấn có thể giúp bạn có được các phán đoán khôn ngoan hơn.

Khi hỏi một người Anh thuộc phe cánh tả về sự an toàn của vũ khí hạt nhân, bạn gần như có thể đoán được câu trả lời của họ. Khi hỏi một người Mỹ thuộc phe cánh hữu về những rủi ro mà tình trạng thay đổi khí hậu đem lại, bạn cũng có thể đoán được câu trả lời. Trong cả hai trường hợp, bạn dường như có thể dễ đoán đúng được câu trả lời hơn so với khi hỏi một người mà bạn không rõ có quan điểm chính trị như thế nào.

Những vấn đề như thế này nên là chủ đề nghiên cứu khoa học thay vì chính trị, nhưng đáng tiếc rằng thực tế không phải vậy.

Ngành tâm lý học từ lâu đã cho thấy giáo dục và kiến thức không đủ để ngăn quan điểm chính trị tác động đến cái nhìn sâu rộng hơn của mỗi người, ngay cả khi cái nhìn này không đúng với thực tế. Thay vào đó, khả năng nhìn nhận thực tế của bạn dựa vào một đặc điểm ít phổ biến hơn - sự tò mò.

Ống kính chính trị

Ngày càng nhiều bằng chứng chỉ ra rằng chính trị không chỉ giúp phán đoán cái nhìn của mỗi người về các vấn đề khoa học mà nó còn tác động đến cách họ diễn giải những thông tin mới. Đây là lý do vì sao bạn khó có thể 'chỉnh sửa' cái nhìn của ai đó bằng cách cung cấp cho họ thêm thông tin. Các nghiên cứu chỉ ra rằng con người thường có thói quen gạt bỏ những sự thật không phù hợp với quan điểm của họ.

Điều này dẫn tới những tình huống kỳ lạ, khi mà con người trở nên cực đoan trong cái nhìn phản khoa học - ví dụ như những người không tin vào các nguy cơ do tình trạng thay đổi khí hậu gây ra lại là những người hiểu biết hơn về khoa học so với những người có mức độ hoài nghi thấp hơn.

Thế nhưng liệu những người thông minh hơn có dễ thuyết phục hơn? Không hề. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người có trình độ giáo dục cao hay những người giỏi toán thường dễ có khả năng bác bỏ những thông tin đi ngược lại niềm tin của mình nhất.

Điều này cho thấy định kiến không phải chỉ là vấn đề về cảm tính. Thay vào đó, những người hiểu biết thường sử dụng sức mạnh tư duy nhằm củng cố cho niềm tin của mình và bác bỏ những bằng chứng đối nghịch với niềm tin đó.

Nghe có vẻ như là một bức tranh ảm đạm cho những ai quan tâm tới khoa học và lý lẽ. Thế nhưng một nghiên cứu từ một nhóm các triết gia, nhà làm phim và tâm lý học do Dan Kahan, từ Đại học Yale, dẫn đầu, đang làm loé lên những tia hy vọng mới.

Nhóm của Kahan quan tâm đặc biệt đến định kiến chính trị trong việc xử lý thông tin cũng như việc nghiên cứu đối tượng cho các phim tài liệu khoa học và muốn sử dụng nghiên cứu này để giúp các nhà làm phim.

Họ đã phát minh ra hai thước đo. Một dùng để đo hiểu biết khoa học của một người - bao gồm các câu hỏi về kiến thức và phương pháp khoa học cũng như những lý luận về định lượng. 

Thước đo thứ hai có phần sáng tạo hơn - dùng để đo sự tò mò của một người về các vấn đề khoa học - thay vì độ hiểu biết của họ về các chủ đề khoa học. Sự sáng tạo của thước đo này nằm ở chỗ cách thức đo độ tò mò về khoa học.

Bên cạnh các câu hỏi, những người tình nguyện được yêu cầu lựa chọn tài liệu họ muốn đọc. Nếu họ chọn đọc về khoa học thay vì thể thao hay chính trị, họ sẽ được xem là có độ tò mò về khoa học cao hơn.

Với hai thước đó này, nhóm nghiên cứu đã xem liệu họ có thể phán đoán được quan điểm của mỗi người về các vấn đề hiện nay hay không. Những người đạt điểm cao về mặt kiến thức khoa học lại là những người vô cùng dễ đoán. Những người theo phái cánh tả - ủng hộ tự do dân chủ - thường xem các sự kiện như Trái Đất ấm dần - là những mối đe doạ nghiêm trọng cho sức khoẻ và sự an toàn của nhân loại. Những người theo phái cánh hữu - phe Cộng hoà bảo thủ - lại xem nhẹ những vấn đề này.

Chưa hết, những người theo phe cánh tả được trang bị nhiều kiến thức khoa học hơn thường quan ngại hơn về các mối rủi ro, trong khi những người theo phe cánh hữu cũng với nhiều kiến thức khoa học, lại tỏ ra không lo lắng nhiều.

Điều này cho thấy kiến thức chỉ làm cho quan điểm hai bên càng đối nghịch nhau hơn.

Tuy nhiên thước đo sự tò mò về khoa học lại cho thấy một kết quả khác. Sự khác biệt giữa phe cánh tả và hữu vẫn tồn động và vẫn có sự khác biệt trong ước tính của mỗi bên về các mối rủi ro. Thế nhưng ý kiến của họ ít ra còn đi cùng một hướng. Ví dụ như những người tò mò về khoa học từ cả hai phe đều tỏ ra lo ngại trước việc khai thác dầu mỏ bằng công nghệ fracking.

Nhóm nghiên cứu đã xác nhận rằng những người tham gia được lựa chọn các câu chuyện về khoa học có nội dung ủng hộ hoặc đi ngược lại quan điểm của họ. Những người được đánh giá là có độ tò mò cao về khoa học đã bất chấp quan điểm của bản thân và lựa chọn những câu chuyện đi ngược lại với niềm tin của họ - dù họ theo phái tự do hay bảo thủ.

Và, nếu bạn vẫn còn nghi ngờ, các kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong những vấn đề mà phe cánh tả gắn bó bới các niềm tin phản khoa học, thí dụ như GMO (“genetically modified organism” - “sinh vật biến đổi gen”) hay chủng ngừa.

Như vậy, sự tò mò có thể giúp chúng ta ngưng sử dụng khoa học để xác định mình thuộc phe phái chính trị nào. Nó cũng cho thấy rằng để mang lại sự hiểu biết sâu rộng hơn về các vấn đề ngày nay, các nhà giáo dục cần truyền đạt sự tò mò và thích thú trong khoa học và trong nghiên cứu bên cạnh các kiến thức căn bản.

*


How curiosity can protect the mind from bias
By Tom Stafford 
8 September 2016

Neither intelligence nor education can stop you from forming prejudiced opinions – but an inquisitive attitude may help you make wiser judgements.

Ask a left-wing Brit what they believe about the safety of nuclear power, and you can guess their answer. Ask a right-wing American about the risks posed by climate change, and you can also make a better guess than if you didn’t know their political affiliation. Issues like these feel like they should be informed by science, not our political tribes, but sadly, that’s not what happens.

Psychology has long shown that education and intelligence won’t stop your politics from shaping your broader worldview, even if those beliefs do not match the hard evidence. Instead, your ability to weigh up the facts may depend on a less well-recognised trait – curiosity.

The political lens

There is now a mountain of evidence to show that politics doesn’t just help predict people’s views on some scientific issues; it also affects how they interpret new information. This is why it is a mistake to think that you can somehow ‘correct’ people’s views on an issue by giving them more facts, since study after study has shown that people have a tendency to selectively reject facts that don’t fit with their existing views.

This leads to the odd situation that people who are most extreme in their anti-science views – for example skeptics of the risks of climate change – are more scientifically informed than those who hold anti-science views but less strongly.

But smarter people shouldn’t be susceptible to prejudice swaying their opinions, right? Wrong. Other research shows that people with the most education, highest mathematical abilities, and the strongest tendencies to be reflective about their beliefs are the most likely to resist information which should contradict their prejudices. This undermines the simplistic assumption that prejudices are the result of too much gut instinct and not enough deep thought. Rather, people who have the facility for deeper thought about an issue can use those cognitive powers to justify what they already believe and find reasons to dismiss apparently contrary evidence.

It’s a messy picture, and at first looks like a depressing one for those who care about science and reason. A glimmer of hope can be found in new research from a collaborative team of philosophers, film-makers and psychologists led by Dan Kahan of Yale University.

Kahan and his team were interested in politically biased information processing, but also in studying the audience for scientific documentaries and using this research to help film-makers. They developed two scales. The first measured a person’s scientific background, a fairly standard set of questions asking about knowledge of basic scientific facts and methods, as well as quantitative judgement and reasoning. The second scale was more innovative. The idea of this scale was to measure something related but independent – a person’s curiosity about scientific issues, not how much they already knew. This second scale was also innovative in how they measured scientific curiosity. As well as asking some questions, they also gave people choices about what material to read as part of a survey about reactions to news. If an individual chooses to read about science stories rather than sports or politics, their corresponding science curiosity score was marked up.

Armed with their scales, the team then set out to see how they predicted people’s opinions on public issues which should be informed by science. With the scientific knowledge scale the results were depressingly predictable. The left-wing participants – liberal Democrats – tended to judge issues such as global warming or fracking as significant risks to human health, safety or prosperity. The right-wing participants – conservative Republicans – were less likely to judge the issues as significant risks. What’s more, the liberals with more scientific background were most concerned about the risks, while the conservatives with more scientific background were least concerned. That’s right – higher levels of scientific education results in a greater polarisation between the groups, not less.

So much for scientific background, but scientific curiosity showed a different pattern. Differences between liberals and conservatives still remained – on average there was still a noticeable gap in their estimates of the risks – but their opinions were at least heading in the same direction. For fracking for example, more scientific curiosity was associated with more concern, for both liberals and conservatives.

The team confirmed this using an experiment which gave participants a choice of science stories, either in line with their existing beliefs, or surprising to them. Those participants who were high in scientific curiosity defied the predictions and selected stories which contradicted their existing beliefs – this held true whether they were liberal or conservative.

And, in case you are wondering, the results hold for issues in which political liberalism is associated with the anti-science beliefs, such as attitudes to GMO or vaccinations.

So, curiosity might just save us from using science to confirm our identity as members of a political tribe. It also shows that to promote a greater understanding of public issues, it is as important for educators to try and convey their excitement about science and the pleasures of finding out stuff, as it is to teach people some basic curriculum of facts.

* * *






No comments: