Friday, 11 May 2018

Tu tập từng bước (AN 10.76, T346)

Ngay cả đắc quả vị đầu tiên, Dự Lưu, nhập vào dòng sông giải thoát, cắt bỏ ba sợi dây trói buộc là thân kiến, hoài nghi, giới lễ nghi thủ cũng đòi hỏi một tiến trình nỗ lực tu tập liên tục và lâu dài. Đừng nói chi đến các quả vị cao xa khác! Bài kinh nầy giúp chúng ta có một cái nhìn thực tế trong tu tập, ngay cả trong đời sống cư sĩ tại gia, tại đây và ngay bây giờ (here and now), không cần phải mơ ước vào rừng sâu núi thẳm, những tịnh thất xa xôi huyền thoại. -- Binh Anson

*
Tóm tắt:

...   Này các tỳ-khưu, người này có xấu hổ, có sợ hãi, không phóng dật. Người ấy do không phóng dật, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó sửa sai, có thể đoạn tận ác bằng hữu. Người ấy do thiện bằng hữu, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận ích kỷ, có thể đoạn tận biếng nhác. Người ấy do tinh cần tinh tấn, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới. Người ấy do có giới đức, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe thánh Pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Người ấy do không bới lông tìm vết, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động. Người ấy do tâm không loạn động, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận tu tập tà đạo, có thể đoạn tận tánh thụ động. Người ấy do tánh không thụ động, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ. Người ấy do không có nghi hoặc, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si. Vị ấy do đoạn tận tham, do đoạn tận sân, do đoạn tận si, có thể đoạn tận sinh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết. --( AN 10.76 )

*
“Bhikkhus, one who has a sense of moral shame and moral dread is heedful. One who is heedful is capable of abandoning disrespect, being difficult to speak to, and bad friendship. One who has good friends is capable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness. One who is energetic is capable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality. One who is virtuous is capable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. One whose mind is not bent on criticism is capable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. One who has an undistracted mind is capable of abandoning careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. One who has an unsluggish mind is capable of abandoning personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. One without doubt is capable of abandoning lust, hatred, and delusion. Having abandoned lust, hatred, and delusion, one is capable of abandoning birth, old age, and death.” --( AN 10.76 )

*---*---*



AN 10.76  
Không Thể Tăng Trưởng  
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

(1) - Này các tỳ-khưu, nếu ba pháp không có mặt ở đời, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật được Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Thế nào là ba? Sinh, già và chết. Này các tỳ-khưu, nếu ba pháp này không hiện hữu ở đời, Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác không xuất hiện ở đời, và Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng không được nêu rõ ở đời. Vì rằng, này các tỳ-khưu, ba pháp này có mặt ở đời, do vậy Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác xuất hiện ở đời, do vậy, Pháp, Luật do Như Lai thuyết giảng được nêu rõ ở đời.

(2) Này các tỳ-khưu, không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận sinh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba? Không đoạn tận tham, không đoạn tận sân, không đoạn tận si. Do không đoạn tận ba pháp này, không có thể đoạn tận sinh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết.

(3) Này các tỳ-khưu, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si. Thế nào là ba? Không đoạn tận thân kiến, không đoạn tận nghi, không đoạn tận giới cấm thủ. Do không đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si.

(4) Này các tỳ-khưu, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đoạn tận giới cấm thủ. Thế nào là ba? Không đoạn tận phi như lý tác ý, không đoạn tận tu tập tà đạo, không đoạn tận tánh thụ động. Do không đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đọan tận giới cấm thủ.

(5) Này các tỳ-khưu, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động. Thế nào là ba? Không đoạn tận vọng niệm, không đoạn tận không tỉnh giác, không đoạn tận tâm loạn động. Do không đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động.

(6) Này các tỳ-khưu, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn tận không tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động. Thế nào là ba? Không đoạn tận không muốn yết kiến các bậc thánh, không đoạn tận không muốn nghe thánh Pháp, không đoạn tận bới lông tìm vết. Do không đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn tận không tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động.

(7) Này các tỳ-khưu, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc thánh, không có thể đoạn tận không muốn nghe thánh Pháp, không có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Thế nào là ba? Không đoạn tận trạo cử, không đoạn tận không chế ngự, không đoạn tận ác giới. Do không đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, không có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc thánh, không có thể đoạn tận không muốn nghe thánh pháp, không có thể đoạn tận tâm bới lông tìm vết.

(8) Này các tỳ-khưu, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới. Thế nào là ba? Không đoạn tận không có lòng tin, không đoạn tận ích kỷ, không đoạn tận biếng nhác, do không đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới.

(9) Này các tỳ-khưu, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận ích kỷ, không có thể đoạn tận biếng nhác. Thế nào là ba? Không đoạn tận không cung kính, không đoạn tận khó sửa sai, không đoạn tận ác bằng hữu. Do không đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận xan tham, không có thể đoạn tận biếng nhác.

(10) Này các tỳ-khưu, do không đoạn tận ba pháp, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó sửa sai, không có thể đoạn tận ác bằng hữu. Thế nào là ba? Không đoạn tận không xấu hổ, không đoạn tận không sợ hãi, không đoạn tận phóng dật, do ba pháp này không đoạn tận, này các tỳ-khưu, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó nói, không có thể đoạn tận ác bằng hữu.

Người này không có xấu hổ, này các tỳ-khưu, không có sợ hãi, có phóng dật. Người ấy do phóng dật, không có thể đoạn tận không cung kính, không có thể đoạn tận khó sửa sai, không có thể đoạn tận ác bằng hữu. Người ấy do ác bằng hữu, không có thể đoạn tận không có lòng tin, không có thể đoạn tận ích kỷ, không có thể đoạn tận biếng nhác. Vị ấy do biếng nhác, không có thể đoạn tận trạo cử, không có thể đoạn tận không chế ngự, không có thể đoạn tận ác giới. Vị ấy do ác giới, không có thể đoạn tận không ưa yết kiến các bậc thánh, không có thể đoạn tận không ưa nghe thánh Pháp, không có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Vị ấy do bới lông tìm vết, không có thể đoạn tận vọng niệm, không có thể đoạn tận không có tỉnh giác, không có thể đoạn tận tâm loạn động. Vị ấy do tâm loạn động, không có thể đoạn tận phi như lý tác ý, không có thể đoạn tận tu tập tà đạo, không có thể đoạn tận tánh thụ động. Vị ấy do tánh thụ động, không có thể đoạn tận thân kiến, không có thể đoạn tận nghi, không có thể đoạn tận giới cấm thủ. Vị ấy do nghi hoặc, không có thể đoạn tận tham, không có thể đoạn tận sân, không có thể đoạn tận si. Vị ấy do không đoạn tận tham, không đoạn tận sân, không đoạn tận si, không có thể đoạn tận sinh, không có thể đoạn tận già, không có thể đoạn tận chết.

(1) Do đoạn tận ba pháp, này các tỳ-khưu, có thể đoạn tận sinh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết. Thế nào là ba? Do đoạn tận tham, do đoạn tận sân, do đoạn tận si, do đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, có thể đoạn tận sinh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết.

(2) Này các tỳ-khưu, do ba pháp được đoạn tận, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si. Thế nào là ba? Do đoạn tận thân kiến, do đoạn tận nghi, do đoạn tận giới cấm thủ, do đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si.

(3) Này các tỳ-khưu, do ba pháp được đoạn tận, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ. Thế nào là ba? Do đoạn tận phi như lý tác ý, do đoạn tận thực hành tà đạo, do đoạn tận tánh thụ động, do đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ.

(4) Này các tỳ-khưu, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận thực hành tà đạo, có thể đoạn tận tánh thụ động. Thế nào là ba? Do đoạn tận vọng niệm, do đoạn tận không tỉnh giác, do đoạn tận tâm loạn động, do đoạn tận ba pháp, này các tỳ-khưu, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tánh thụ động.

(5) Này các tỳ-khưu, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động. Thế nào là ba? Do đoạn tận không muốn yết kiến các bậc thánh, do đoạn tận không muốn nghe thánh Pháp, do đoạn tận bới lông tìm vết, do đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động.

(6) Này các tỳ-khưu, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe thánh Pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Thế nào là ba? Do đoạn tận trạo cử, do đoạn tận không chế ngự, do đoạn tận ác giới, do đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe thánh Pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết.

(7) Này các tỳ-khưu, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới. Thế nào là ba? Do đoạn tận không có lòng tin, do đoạn tận ích kỷ, do đoạn tận biếng nhác, do đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới.

(8) Này các tỳ-khưu, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận ích kỷ, có thể đoạn tận biếng nhác. Thế nào là ba? Do đoạn tận không cung kính, do đoạn tận khó sửa sai, do đoạn tận ác bằng hữu, do đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận xan tham, có thể đoạn tận biếng nhác.

(9) Này các tỳ-khưu, do đoạn tận ba pháp, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó sửa sai, có thể đoạn tận ác bằng hữu. Thế nào là ba? Do đoạn tận không xấu hổ, do đoạn tận không sợ hãi, do đoạn tận phóng dật, do đoạn tận ba pháp này, này các tỳ-khưu, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó nói, có thể đoạn tận ác bằng hữu.

(10) Này các tỳ-khưu, người này có xấu hổ, có sợ hãi, không phóng dật. Người ấy do không phóng dật, có thể đoạn tận không cung kính, có thể đoạn tận khó sửa sai, có thể đoạn tận ác bằng hữu. Người ấy do thiện bằng hữu, có thể đoạn tận không có lòng tin, có thể đoạn tận ích kỷ, có thể đoạn tận biếng nhác. Người ấy do tinh cần tinh tấn, có thể đoạn tận trạo cử, có thể đoạn tận không chế ngự, có thể đoạn tận ác giới. Người ấy do có giới đức, có thể đoạn tận không muốn yết kiến các bậc thánh, có thể đoạn tận không muốn nghe thánh Pháp, có thể đoạn tận bới lông tìm vết. Người ấy do không bới lông tìm vết, có thể đoạn tận vọng niệm, có thể đoạn tận không tỉnh giác, có thể đoạn tận tâm loạn động. Người ấy do tâm không loạn động, có thể đoạn tận phi như lý tác ý, có thể đoạn tận tu tập tà đạo, có thể đoạn tận tánh thụ động. Người ấy do tánh không thụ động, có thể đoạn tận thân kiến, có thể đoạn tận nghi, có thể đoạn tận giới cấm thủ. Người ấy do không có nghi hoặc, có thể đoạn tận tham, có thể đoạn tận sân, có thể đoạn tận si. Vị ấy do đoạn tận tham, do đoạn tận sân, do đoạn tận si, có thể đoạn tận sinh, có thể đoạn tận già, có thể đoạn tận chết.

– Hòa thượng Thích Minh Châu dịch 
Bình Anson hiệu đính, 12/05/2017  

*
AN 10.76
Incapable
Translated by Bhikkhu Bodhi

(1) “Bhikkhus, if these three things were not found in the world, the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One would not arise in the world, and the Dhamma and discipline proclaimed by him would not shine in the world. What three? Birth, old age, and death. If these three things were not found in the world, the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One would not arise in the world, and the Dhamma and discipline proclaimed by him would not shine in the world. But because these three things are found in the world, the Tathāgata, the Arahant, the Perfectly Enlightened One arises in the world, and the Dhamma and discipline proclaimed by him shines in the world.

(2) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning birth, old age, and death. What three? Lust, hatred, and delusion. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning birth, old age, and death.

(3) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning lust, hatred, and delusion. What three? Personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning lust, hatred, and delusion.

(4) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. What three? Careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances.

(5) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. What three? Muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness.

(6) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. What three? Lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction.

(7) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. What three? Restlessness, non-restraint, and immorality. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism.

(8) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality. What three? Lack of faith, uncharitableness, and laziness. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality.

(9) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness. What three? Disrespect, being difficult to correct, and bad friendship. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness.

(10) “Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning disrespect, being difficult to correct, and bad friendship. What three? Moral shamelessness, moral recklessness, and heedlessness. Without having abandoned these three things, one is incapable of abandoning disrespect, being difficult to correct, and bad friendship.

“Bhikkhus, one who is morally shameless and morally reckless is heedless. One who is heedless is incapable of abandoning disrespect, being difficult to correct, and bad friendship. One who has bad friends is incapable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness. One who is lazy is incapable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality. One who is immoral is incapable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. One who has a mind bent on criticism is incapable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. One who is mentally distracted is incapable of abandoning careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. One who is mentally sluggish is incapable of abandoning personal existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. One who has doubt is incapable of abandoning lust, hatred, and delusion. Without having abandoned lust, hatred, and delusion, one is incapable of abandoning birth, old age, and death.

(1) “Bhikkhus, having abandoned these three things, one is capable of abandoning birth, old age, and death. What three? Lust, hatred, and delusion. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning birth, old age, and death.

(2) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning lust, hatred, and delusion. What three? Personal existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning lust, hatred, and delusion.

(3) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. What three? Careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances.

(4) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. What three? Muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness.

(5) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. What three? Lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction.

(6) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. What three? Restlessness, non-restraint, and immorality. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism.

(7) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality. What three? Lack of faith, uncharitableness, and laziness. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality.

(8) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness. What three? Disrespect, being difficult to correct, and bad friendship. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness.

(9) “Having abandoned these three things, one is capable of abandoning disrespect, being  difficult to correct, and bad friendship. What three? Moral shamelessness, moral recklessness, and heedlessness. Having abandoned these three things, one is capable of abandoning disrespect, being difficult to correct, and bad friendship.

(10) “Bhikkhus, one who has a sense of moral shame and moral dread is heedful. One who is heedful is capable of abandoning disrespect, being difficult to speak to, and bad friendship. One who has good friends is capable of abandoning lack of faith, uncharitableness, and laziness. One who is energetic is capable of abandoning restlessness, non-restraint, and immorality. One who is virtuous is capable of abandoning lack of desire to see the noble ones, lack of desire to hear the noble Dhamma, and a mind bent on criticism. One whose mind is not bent on criticism is capable of abandoning muddle-mindedness, lack of clear comprehension, and mental distraction. One who has an undistracted mind is capable of abandoning careless attention, following a wrong path, and mental sluggishness. One who has an unsluggish mind is capable of abandoning personal-existence view, doubt, and wrong grasp of behavior and observances. One without doubt is capable of abandoning lust, hatred, and delusion. Having abandoned lust, hatred, and delusion, one is capable of abandoning birth, old age, and death.”

*---*---*

T346 - Tạp A-hàm
TAM PHÁP
Thích Đức Thắng dịch, Tuệ Sỹ hiệu chính & chú thích

Tôi nghe như vầy. Một thời, Phật ở tại vườn Trúc, khu Ca-lan-đà, thành Vương xá. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

(1) “Có ba pháp mà thế gian không yêu thích, không nhớ nghĩ, không vừa ý. Những gì là ba? Đó là già, bệnh, chết. Thế gian nếu không có ba pháp không đáng yêu thích, không đáng nhớ nghĩ, không vừa ý này thì Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác không xuất hiện ở thế gian; thế gian cũng không biết có Chánh pháp luật được tri kiến và được tuyên thuyết bởi Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác. Vì thế gian có ba pháp già, bệnh, chết, không đáng yêu thích, không đáng nhớ nghĩ và không vừa ý này, cho nên Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác mới xuất hiện ở thế gian; thế gian biết có Chánh pháp luật được tri kiến và được tuyên thuyết bởi Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chánh Giác.

(2) “Vì ba pháp chưa đoạn nên không thể thoát khỏi già, bệnh, chết. Ba pháp đó là tham, nhuế, si.

(3) “Lại vì có ba pháp chưa đoạn nên không thể lìa tham, nhuế, si. Ba pháp đó là thân kiến, giới thủ, nghi.

(4) “Lại vì có ba pháp chưa đoạn nên không thể lìa được thân kiến, giới thủ, nghi. Ba pháp đó là không chánh tư duy, thân cận tà đạo và tâm biếng nhác.

(5) “Lại vì có ba pháp chưa đoạn nên không thể lìa được không chánh tư duy, thân cận tà đạo và tâm biếng nhác. Ba pháp đó là thất niệm[1], không chánh tri, loạn tâm.

(6) “Lại vì có ba pháp chưa đoạn nên không thể lìa thất niệm, không chánh tri, loạn tâm. Ba pháp đó là trạo cử[2], không luật nghi, chẳng học giới.

(7) “Lại vì có ba pháp chưa đoạn nên không thể lìa trạo cử, không luật nghi, chẳng học giới. Ba pháp đó là không tin, khó dạy, lười biếng.

(8) “Lại vì có ba pháp chưa đoạn nên không thể lìa không tin, khó dạy, lười biếng. Ba pháp đó là không muốn thấy bậc Thánh, chẳng muốn nghe pháp, thường hay tìm điều dở của người.

(9) “Lại vì có ba pháp chưa đoạn nên không thể xa lìa không muốn thấy bậc Thánh, không muốn nghe pháp, ưa tìm cầu điều dở của người. Ba pháp đó là không cung kính, nói năng ngang trái, quen theo bạn xấu.

(10) “Lại vì có ba pháp chưa đoạn nên không thể lìa được không cung kính, nói năng ngang trái, quen theo bạn xấu. Ba pháp đó là không tàm, không quý, buông lung. Vì ba pháp này không đoạn trừ nên không thể lìa được không cung kính, nói năng ngang trái, quen bạn xấu.

Vì sao? Vì do không tàm, không quí nên buông lung; vì buông lung nên không cung kính; vì không cung kính nên quen theo bạn xấu; vì quen theo bạn xấu nên không muốn thấy bậc Thánh, không muốn nghe pháp, hay ưa tìm điều dở của người; vì ưa tìm điều dở của người nên không tin, khó dạy, nói năng ngang trái, lười biếng; vì lười biếng nên trạo cử, không luật nghi, không học giới; vì không học giới nên thất niệm, không chánh tri, loạn tâm; vì loạn tâm nên không chánh tư duy, thân cận tà đạo, tâm biếng nhác; vì tâm biếng nhác nên thân kiến, giới thủ, nghi; vì nghi nên không lìa tham, nhuế, si; vì không lìa tham, nhuế, si nên không thể lìa được già, bệnh, chết.

(1) “Nếu dứt được ba pháp này thì mới có thể lìa được già, bệnh, chết. Ba pháp đó là tham, nhuế, si. Ba pháp này dứt rồi mới có thể lìa già, bệnh, chết.

(2) “Lại vì dứt ba pháp nên có thể lìa được tham, nhuế, si. Ba pháp đó là thân kiến, giới thủ, nghi. Vì dứt được ba pháp này nên có thể lìa được tham, sân, si.

(3) “Lại vì dứt ba pháp nên có thể lìa thân kiến, giới thủ, nghi. Ba pháp đó là không chánh tư duy, thân cận tà đạo, khởi tâm biếng nhác. Vì dứt ba pháp này nên lìa thân kiến, giới thủ, nghi.

(4) “Lại vì dứt ba pháp nên có lìa không chánh tư duy, thân cận tà đạo và tâm biếng nhác. Ba pháp đó là thất niệm, không chánh tri, loạn tâm. Vì dứt ba pháp này nên lìa được không chánh tư duy, thân cận tà đạo và tâm biếng nhác.

(5) “Lại vì dứt được ba pháp này nên lìa được thất niệm, tâm không chánh tri, loạn tâm. Ba pháp đó là trạo cử, không luật nghi, phạm giới. Vì dứt ba pháp này nên lìa được thất niệm, tâm không chánh tri, loạn tâm.

(6) “Lại vì dứt ba pháp nên lìa được trạo cử, chẳng luật nghi, phạm giới. Ba pháp đó là không tin, khó dạy, biếng nhác. Vì dứt được ba pháp này nên lìa được trạo cử, không luật nghi, phạm giới.

(7) “Lại vì dứt được ba pháp nên lìa được chẳng tin, khó dạy, biếng nhác. Ba pháp đó là không muốn thấy bậc Thánh, không ưa nghe pháp, ưa tìm điều dở của người. Vì dứt ba pháp này nên có thể lìa được không tin, khó dạy, biếng nhác.

(8) “Lại vì dứt ba pháp nên có thể lìa được tâm không muốn thấy bậc Thánh, không ưa nghe pháp, ưa tìm điều dở của người. Ba pháp đó là không cung kính, nói năng ngang trái, quen theo bạn xấu. Vì dứt được ba pháp này nên lìa sự không muốn thấy bậc Thánh, không muốn nghe pháp, ưa tìm điều dở của người.

(9) “Lại vì dứt ba pháp nên có thể lìa chẳng cung kính, nói năng ngang ngược, tập theo bạn xấu. Ba pháp đó là không tàm, không quí, buông lung.

(10) Vì sao? Vì do tàm quí nên không buông lung. Vì không buông lung nên tâm cung kính, nói năng hòa nhã, làm thiện tri thức. Vì là thiện tri thức nên ưa thấy Hiền thánh, ưa nghe Chánh pháp, chẳng tìm điều dở của người. Vì chẳng ưa tìm điều dở của người nên sanh lòng tin, nói năng hòa nhã và tinh tấn. Vì tinh tấn nên không trạo cử, an trú trong luật nghi, học giới. Nhờ học giới nên không thất niệm, an trú chánh tri, chẳng loạn tâm. Nhờ không loạn tâm nên chánh tư duy, gần gũi chánh đạo, tâm không biếng nhác. Nhờ tâm không biếng nhác nên không chấp trước thân kiến, không chấp trước giới thủ, vượt khỏi nghi hoặc. Nhờ chẳng nghi nên chẳng khởi tham, nhuế, si. Nhờ lìa tham, nhuế, si nên có thể dứt già, bệnh, chết.”

Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Đức Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

*
[1] Thất niệm 失念, tức quên mất chánh niệm, xao lãng. Pāli: muṭṭhascca 失念
[2] Hán: điệu, bất luật nghi, bất học giới 掉,不律儀,不學戒. Pāli: uddhaccaṃ asaṃvaraṃ dusslīyaṃ - trạo cử, không phòng hộ, ác giới.

--------------------



No comments: