Thursday, 22 August 2019

Giữ Một Thăng Bằng. Andrew Olendzki - Nguyễn Duy Nhiên chuyển dịch

Giữ Một Thăng Bằng
Andrew Olendzki - Nguyễn Duy Nhiên chuyển dịch

Có thầy trò một nhà kia làm nghề hát xiệc. Người thầy là một người đàn ông góa vợ và người học trò là một cô gái nhỏ tên là Kathalika. Hai thầy trò đi đây đó trình diễn để kiếm ăn. Màn trình diễn của họ là ông thầy đặt một thanh tre cao trên đỉnh đầu mình, trong khi bé gái leo dần lên đầu cây rồi dừng lại trên đó, để người thầy tiếp tục di chuyển trên mặt đất. Cả hai thầy trò đều phải vận dụng sự tập trung tâm ý đến một mức độ khá cao, để giữ thăng bằng và để ngăn chặn tai nạn có thể xảy ra.

Một hôm vị thầy nói với người học trò : "Này Kathalika, con hãy giữ gìn cho ta và ta sẽ giữ gìn cho con, chúng ta hãy giữ gìn cho nhau, để tránh được tai nạn và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn." Đứa bé gái trả lời rằng: "Thưa thầy, có lẽ ta nên làm thế này đúng hơn: Trong hai thầy trò ta mỗi người nên tự gìn giữ lấy mình, giữ gìn lấy mình tức là gìn giữ cho nhau tránh được tai nạn và để thầy trò mình kiếm được ít tiền ăn cơm”.

Đức Phật kể câu chuyện này trong Kinh Tương Ưng Bộ (Samyutta Nikaya 47.19), để ví dụ về sự thực tập chánh niệm của chúng ta. Hình ảnh về một trò trình diễn đầy nguy hiểm này, nói lên được những đặc điểm trong sự thực tập chánh niệm. Ý thức về giữ thăng bằng cơ thể là một kinh nghiệm trực tiếp, và rất gần gũi, lúc nào cũng có mặt với ta trong mỗi phút giây của sự sống. Mỗi khi ngồi xuống toạ cụ thì sự thăng bằng cơ thể là yếu tố đầu tiên mà ta tiếp xúc. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta quen phóng tâm ý của mình ra thế giới chung quanh, bây giờ chuyển sự chú ý vào bên trong, cảm giác được sức nặng của bộ đầu trên đôi vai, cùng với những cử động tinh tế của các bắp thịt trong cơ thể, lúc nào cũng có mặt để giữ cho thân ta được thăng bằng, là một thay đổi lớn. Người hát xiệc ấy, cũng giống như một thiền giả, đem ý thức trở về với một tiến trình lúc nào cũng đang xảy ra trong ta, nhưng thông thường lại bị lãng quên. Quay trở về để ý thức được mình là một bước rất quan trọng, nếu ta thật sự muốn tìm hiểu và học hỏi về chính mình.

Và câu chuyện đức Phật kể cũng cho ta thấy tại sao chúng ta nên quan tâm về hạnh phúc của mình, trước khi phê bình hay trách móc về những việc làm của người khác. Hình ảnh đức Phật đưa ra trình bày rõ sự thật ấy: chúng ta không bao giờ có thể nào kiểm soát sự quân bình của người khác được. Và hơn thế nữa, cô gái chỉ có thể giữ được sự quân bình của mình, nếu người thầy, mà cô đứng trên vai, cũng vững vàng và tin cậy được. Nói một các khác, phương cách hay nhất để vị thầy giữ cho người học trò mình khỏi bị tai nạn là quay nhìn lại bên trong, và chú ý đến sự thăng bằng của chính ông. Và điều ấy cũng rất đúng với nhiều vấn đề khác trong cuộc đời của ta nữa.

Ví dụ mà đức Phật kể cũng có thể áp dụng đến những vấn đề khác như là ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái. Như chúng ta biết, những bậc cha mẹ có thể giảng thuyết huyên thuyên cho con mình nghe về thế nào là đúng hay sai, cái gì là nên làm và không nên làm, nên nói và không nên nói, nhưng không có gì ảnh hưởng đến sự phát triển tâm tánh của những đứa trẻ cho bằng sự sống và tấm gương của chính những bậc cha mẹ. Chỉ khi nào người cha hay mẹ biết giữ cho cảm xúc của mình được quân bình, có một đời sống đạo đức thăng bằng, thì người con mới có thể tập đứng vững vàng trên đôi vai của họ, và hiểu được những sự nhắc nhở ấy. Và việc ấy cũng có thể được áp dụng cho những mối quan hệ như là bác sĩ và bệnh nhân, thầy và trò, chánh trị gia và người dân, tác giả và người đọc... mà thật ra nó đúng cho hết tất cả bất cứ một mối tương quan nào trên cuộc đời này. Phẩm chất của một sự tương quan được sâu sắc và vững vàng hơn, khi mỗi bên biết tự săn sóc cho chính mình, và điều này lại rất quan trọng khi bên này cần nương tựa và tin cậy vào sự vững chãi của bên kia.

Sự sống tự chính nó là một hành động giữ thăng bằng. Mỗi chúng ta đang đi trên một thanh tre cao, cố gắng giữ thăng bằng giữa những cơn gió lay động, đong đưa của cuộc đời. Giữ cho mình được an toàn đã là một chuyện khó, đừng nói chi đến việc còn phải lo cho những ai đang đứng trên vai của mình. Chánh niệm là một phương tiện giúp ta thực hiện được việc ấy: quay lại nhìn vào bên trong, giữ thăng bằng, và an trú nơi một điểm trọng tâm tĩnh lặng làm gốc rễ quân bình cho tất cả. Phẩm chất của năng lượng chánh niệm trong giờ phút hiện tại - thanh tre mà chúng ta đang đứng - có thể là yên tĩnh, vững vàng, và bất động, lúc ấy, sự an toàn của ta và của những người nương tựa vào ta sẽ được vô cùng bảo đảm. Và ngược lại, thì cho dù ta có trách móc, phê bình hay chỉ trích kẻ khác bao nhiêu, nó cũng sẽ không khôi phục lại cho ta một sự quân bình nào hết.

Cũng có thể có người hiểu lầm và cho rằng sự thực tập này là ích kỷ. Nhưng nói như vậy là ta quên rằng đức Phật cũng có nhấn mạnh về sự liên hệ mật thiết giữa ta và người khác. Người thầy cố gắng giữ sự thăng bằng của mình là vì muốn bảo vệ cho người học trò của chính mình. Lúc đầu, ông ta đề nghị rằng mình sẽ lo cho sự thăng bằng của người học trò, đó là một biểu hiện của tình thương, nhưng tình thương ấy phải được soi sáng bằng tuệ giác. Cũng như một người đang bị lún sâu trong sa lầy thì làm sao có thể giúp được ai khác nữa. Anh ta phải tự mình thoát ra và đứng trên mặt đất vững chắc trước cái đã (đây cũng là một ví dụ khác trong tạng kinh Pali.) Khả năng giúp đở người khác của ta hoàn toàn tùy thuộc vào sự vững vàng và quân bình của chính mình. Cũng như khi ta đi phi cơ, người tiếp viên hàng không lúc nào cũng nhắc nhở ta rằng, trong trường hợp khẩn cấp, ta phải mang mặt nạ dưỡng khí vào cho mình trước rồi mới bắt đầu giúp cho kẻ khác.

Khi ta hộ trì cho chính ta là ta đang hộ trì cho người khác
Khi ta đang hộ trì cho người khác là ta đang hộ trì cho chính ta
Này các thầy, thế nào là trong khi hộ trì cho mình ta hộ trì người khác?
Bằng cách thực tập chánh niệm và làm cho nó được tăng trưởng
Và thế nào là trong khi hộ trì cho người khác là ta hộ trì cho mình?
Bằng cách nhẫn nhịn,bất hại và tình thương.
(Kinh Tương Ưng Bộ 47.19),

Bạn có nhận thấy cái ranh giới giữa mình và người khác biến mất không? Khi ta nhẫn nhịn và có tình thương đối với kẻ khác là ta đang ban rãi tâm từ đến chính mình. Thật vậy, giúp đở kẻ khác là một phương pháp nhiệm mầu nhất để săn sóc cho hạnh phúc của chính ta, cũng như khi ta gây hại cho kẻ khác là một cách gián tiếp gây hại cho chính mình. Theo giáo lý của đức Phật, thì mọi hành động của ta, mọi karma, đều dựa trên tác ý của mình, nó không chỉ ảnh hưởng đến thế giới "bên ngoài" mà còn tác động đến chính con người và tâm tánh của ta. Những gì ta nghĩ, ta nói, ta làm sẽ định hướng và làm thành con người của mình, và rồi ta lại tạo dựng và ảnh hưởng đến thế giới chung quanh, qua những phẩm chất ý thức và sự hiểu biết sâu sắc của chính ta. Thật ra, theo tôi hiểu bài kinh này, thì ta không cần thiết và cũng không thể nào nói được rằng, cái ranh giới giữa trong và ngoài nó bắt đầu ở nơi nào và chấm dứt ở nơi đâu.

 Như vậy thì đâu là một phương cách hay nhất để ta bảo vệ con em mình, chăm sóc cho vợ hay chồng mình, đóng góp cho cộng đồng chung quanh, và ban rãi tâm từ đến cuộc đời này? Quay lại nhìn vào bên trong, một cách cẩn trọng và thường xuyên, và giữ một thăng bằng. Tất cả đều tùy thuộc vào sự thực tập chánh niệm ấy của ta.

*------------------------*

Keep Your Balance
Andrew Olendzki
Tricycle Magazine, Summer 2006

Once in ancient India a bamboo acrobat set up his bamboo pole in the center of a village, climbed up the pole with great agility, and balanced carefully upon its tip. He then invited his young assistant to scamper up and stand on his shoulders, saying to her: “You look after my balance, my dear, and I’ll look after your balance. With us thus looking after one another and protecting one another, we’ll show off our craft, receive some payment, and safely climb down the bamboo pole.” “No, no, master; that will never do!” said the girl. “You must look after your own balance, and I will look after my balance. With each of us thus looking after ourselves and protecting ourselves, we’ll show off our craft, receive some payment, and safely climb down the bamboo pole.”

The Buddha tells this story in the Satipatthana-samyutta to illustrate the practice of mindfulness meditation, and the image of this perilous balancing act works on many levels to help understand what he was pointing to. The physical sense of balance is so immediate, so intimate, and so accessible in every moment of experience; it is often the first thing one gets in touch with when sitting down to meditate, and the story derives much of its strength from this fact. We are so used to projecting our attention out into the world around us, it is a noticeable shift when we face inward and feel the subtle swaying of the head on the shoulders, along with all the muscular microcompensations keeping our body centered in gravity. The acrobat, like the meditator, is bringing conscious awareness to a process that is always occurring but is generally overlooked, which is a vital first step to learning anything valuable about ourselves.

The story also vividly demonstrates why it is so important to attend to the quality of one’s own inner life before critiquing what others are doing. It’s just not possible to keep someone else’s balance, and it takes this graphic image to drive home such an obvious truth. Moreover, the acrobat’s assistant will only be able to maintain her own balance if the acrobat, upon whose shoulders she stands, is steady and reliable. In other words, the best way he can protect her from harm is to look inward and attend carefully to his own equilibrium. This is true of many things in life.

The analogy pertains to, for example, the impact a parent has on a child. As we all know, a parent can go on and on about what a child should or should not do, or say, or think, but nothing is going to influence a child’s developing personality more than the example actually set by the parent. Not until a mother or father keeps their own emotional and moral balance, will the child be able to learn how to steady herself upon their shoulders and understand their admonitions. The same applies to the doctor and patient, the teacher and student, the therapist and client, the politician and constituent, the author and reader—indeed to virtually every one of the relationships we form in our world. The quality of every relationship is enhanced by the care brought to it by each party, and this is especially important when one person depends directly upon and trusts the attentiveness of another.

Life itself is a balancing act. We are each of us perched upon a precarious pole, trying to stay centered in a swaying, breezy world. It is difficult enough staying safe ourselves, let alone trying to keep track of all the things stacked upon our shoulders. Mindfulness is a tool for looking inward, adjusting our balance, and staying focused on the still center point upon which everything else is poised. The quality of the present moment of awareness—that bamboo pole upon which we all hover—can be calm, stable, and focused, and when it is, our well-being and that of all those who depend upon us is well protected. When it is not, no amount of pointing to the doings of others can compensate or restore our balance.

One might misconstrue this teaching as selfish. But doing so would involve overlooking the subtle interdependence of self and other that the Buddha goes on to emphasize. The acrobat’s attention to his own equilibrium is motivated by his tender regard for the well-being of his beloved assistant. His initial suggestion that he will look after her balance is an expression of compassion, but it is not matched by an equal measure of wisdom. Just as a person mired in quicksand cannot help another until he has himself reached firm ground (to cite another analogy from the Pali texts), our ability to help others depends chiefly on keeping our own balance. As the flight attendants tell us each time we board a plane, one must don one’s own oxygen mask before helping others do so.

Looking after oneself, one looks after others.
Looking after others, one looks after oneself.
How does one look after others by looking after oneself?
By practicing mindfulness, developing it, and making it grow.
How does one look after oneself by looking after others?
By patience, non-harming, lovingkindness, and caring.
(Samyutta Nikaya 47.19)

Notice how the boundaries between self and other disappear. By showing kindness and taking care of others, one is being kind to oneself and is caring for oneself. Actually, helping others is the best way to attend to one’s own most basic welfare, just as harming others will invariably harm oneself. According to Buddhist thought, this is because all action, all karma, based as it is upon intention, effects not only the world “out there” but also one’s own dispositions and character. Everything we say and do and think shapes who we are, just as we go on to shape, through the quality of our awareness and the depth of our understanding, everything else in our world. In fact, as I understand this text, it may not be particularly useful—or even possible—to say where one leaves off and the other begins.

So what is the very best way to protect your child, care for your partner, contribute to your community, and express compassion for all the world? Look inward, carefully and often, and keep your balance. A lot depends upon it.

*------------------------*


No comments: