Sunday 11 August 2024

Misbehaving monks are trashing Buddhism's reputation in Thailand

 MISBEHAVING MONKS ARE TRASHING BUDDHISM'S REPUTATION IN THAILAND  
Lauren Day and Matt Henry 
ABC News, 08/08/2024 

It was rumours of a sex scandal that first brought Phra Khom, a Buddhist monk famed throughout Thailand for his talents as a preacher, to the attention of police in April 2023.

But even hardened investigators were stunned by what they uncovered when they raided his temple, Wat Pa Thammakhiri, hidden in a green valley a few hours' drive from Bangkok.

Suitcases stuffed with cash. Gold bars buried in the hills. A paper trail of bank transfers to the monk's sister's account totalling $2.2 million.

In all, Phra Khom, along with his co-conspirators, had embezzled more than $12 million of temple donations from his many faithful followers.

He was arrested, along with six other monks, and sentenced earlier this year to 468 years in prison.

Phra Khom's fall from grace grabbed national headlines, but it wasn't the first time a member of the Thai Buddhist clergy had been caught committing crimes.

In Thailand, it can seem like barely a week goes by without reports of monks being charged with drug possession, drunk driving, corruption, violent crimes, even rape and murder.

That's not to mention a slew of less serious – but equally scandalous – reports of monk misbehaviour, such as the case of Phra Kato, a handsome young monk and social media influencer whose sexual tryst with a model was exposed in early 2022.

Their clandestine love affair briefly set the nation abuzz after they were caught discussing it on a leaked audio recording.

Phra Kato was promptly disrobed, but his disgrace only deepened when he was later accused of embezzling temple funds and attempting to pay "hush money" to his lover and a journalist pursuing the story – claims he has denied.

While some Thais have become desensitised to such stories, others see the resulting erosion of public faith in the monkhood as a problem of national significance.

In Thailand, where more than 90 per cent of people are Buddhists and monks are still treated with special reverence, Buddhism remains one of the key pillars of society.

But some fear that pillar is cracking under the weight of mounting scandals involving some of the nation's estimated 280,000 holy men.

Those who put on the saffron robes are expected to model lives of moderation and virtue, holding to Buddhism's central teachings – no killing, stealing, sex, lies or drugs and alcohol – and observing dozens more rules in their daily lives.

Phra Paisal Visalo, an abbot, or head monk, at one of the country's most respected monasteries in the north-eastern province of Chaiyaphum, is troubled by how many monks are failing to uphold that moral code.

"There is a lot of scandal," he says, sitting cross-legged on the floor of his monk's house, perched above a peaceful lake. 

"I would call the situation in Buddhism now, especially as far as the monks are concerned, is in crisis."

Phra Paisal, who has been a monk for four decades, is among those now calling for urgent reform to Thailand's religious institutions to fix what he sees as a growing crisis of faith.

"I'm afraid Buddhism in Thailand has no future," he says.

THE TEMPLE WITH NO MONKS

Moral lapses in the clergy aren't just limited to a few rogue monks. In some cases, whole temples have been corrupted, often with devastating effects for the faithful.

In November 2021, at a temple amid the swaying palm plantations of Chumphon province, in southern Thailand, all four monks including the abbot were swept up in a drug raid.

Police found methamphetamine pills, meth pipes and dozens of bottles of urine the monks had been storing in their sleeping quarters. The monks all tested positive for the drug and were disrobed.

"If you ask me, was I shocked? I could not imagine all the monks in this temple were addicted," says the local village chief, Terdsak Pudwanna, as we stand at the temple's front gate in the baking morning sun.

For a time, the temple was left without any monks at all.

Terdsak has seen how the scandal continues to reverberate through his community long after the initial shock.

Buddhists depend on the monks at their local temple to do daily alms collection for religious "merit making" and perform a range of other rites and ceremonies.

"When those monks were arrested for using narcotics, the villagers who still had faith felt like they had been betrayed," says Terdsak.

Many in the village have kept their family's ashes in burial boxes, known as "stupas", on the temple grounds for generations, but now feel they can't return.

For some, their ties to the temple have been severed, perhaps permanently.

At a roadside restaurant on the edge of a palm plantation, local waitress Ladawan says she remembers the day of the raid vividly – it was the day of her father's funeral.

"We were moving our father’s body from our home to the temple and I was surprised to see that there were police officers at the temple," she says.

Ladawan had hoped to one day lay her father's ashes to rest at the temple but after the drug bust, she decided against it.

"I feel upset," she says, her eyes welling with tears. "Tremendously upset. Because our ancestors, our burial stupas are there. I wish [to visit them] one day if it's meant to be."

THE BIG BUSINESS OF BUDDHISM

Misbehaving monks are not an entirely new phenomenon in Thailand. In the mid-1990s, the country was scandalised by reports from women who had had sexual encounters with Phra Yantra Amaro Bhikku, a charismatic Buddhist preacher who travelled the globe spreading the faith, until he was expelled from the monkhood.

Just over a decade ago, it was Wirapol Sukphol who shot to online infamy when a YouTube video of him seated in a private jet, holding a luxury designer bag and flicking through wads of cash, went viral.

Sukphol's lavish display of wealth provoked outrage, and later led to a criminal investigation, which found him guilty of money laundering and sexual offences.

Monks are strictly forbidden from accumulating personal wealth, but Phra Paisal Visalo fears some are immersing themselves too deeply in the culture of consumerism that surrounds them.

"In the past monks led the way for the laypeople," he says. "But now they do not lead the laypeople along the way of inner peace. They just follow the laypeople along the path of wealth and prosperity."

Coupled with Thailand's opaque system of temple accounting, the temptation to use the monkhood as a money spinner can be too much for some.

Thailand's 43,000 temples together raise an estimated $4 billion a year in donations from the public, while the government chips in an extra $170 million to help support them.

But keeping track of where the donation money goes is near impossible.

In the case of Wat Pa Thammakhiri, officers with the Central Investigations Bureau (CIB) say Phra Khom neglected to set up a board of financial administrators or appoint a warden – structures that would have at least kept temple money at arm's length.

Instead, as the money poured in from donors, he was able to "manipulate the assets in large quantities without anyone knowing," says Lieutenant Colonel Parnumas Saengsong, part of the CIB team that raided the temple.

In the end, the staggering scale of his embezzlement was only revealed when Phra Khom made a rookie error, calling his monks from the police station where he was being questioned to tell them to hide the loot. Investigators pounced and caught them in the act.

"Some had hidden it in the bell tower, some had buried it in the hills behind the temple and covered it with monk robes," says Parnumas Saengsong. "Our investigation team was stunned. It was a huge amount. But these people took it for themselves."

Thailand's temples are required by law to open their books every year to the National Office of Buddhism, the government agency that's supposed to have oversight of their finances.

But the NOB's director, Intaporn Jan-Iaem, admits that doesn't always happen, as was the case with Wat Pa Thammakhiri.

"That is why the National Office of Buddhism had to cooperate with the authorities, in this case the CIB, who are able to call for witnesses and evidence for investigators to inspect," he says.

Intaporn Jan-Iaem says his agency has only limited powers to conduct its own investigations and that's something he wants to see changed.

"Right now, if monks commit wrongdoing, the National Office of Buddhism can only report that information and evidence to administrative monks to review. The monk process is slow, I must admit."

He says the National Office of Buddhism needs the power to "summons those monks for questioning right away without having to wait for any monks' council."

CLEANING UP THAILAND'S TEMPLES

Some believers aren't waiting, and are taking matters into their own hands instead.

Police lieutenant colonel Sayomphu Kauljittisirodom doesn't look much like a Buddhist monk, with a handgun slung at his hip, police-issue haircut and biceps bulging under his blue polo shirt.

But earlier this year, he passed himself off as one to make a daring series of arrests.

In March, feeling burnt out after a 20-year career in the Thai police, Sayomphu did what many Thai men will do at least once in their lives – ordained as a monk for a few weeks.

"Being a police officer, one has to be ready in both body and mind," he says. "The best thing for me was to try for once to become a monk."

But before he'd hung up his robes, Sayomphu's colleagues received a tip-off about a potential drug ring operating at a local temple.

Together they came up with an ingenious plan: Sayomphu would go undercover as a monk and wait at the temple to catch the crooks.

"I just covered myself with the robe," he says, swishing the saffron garment over his shoulder. "That way a weapon and camera could be hidden."

In the end, two monks were arrested for using meth, as well as two dealers who had sold it to them.

"Generally, the public appreciated what we did and admired us for eliminating an enemy of religion," he says.

Sayomphu has vowed to keep weeding out criminals hiding in temples to stop them giving Buddhism a bad name.

"In future, people may no longer respect them and that will affect the entire monkhood," he says.

Some believe fixing Thai Buddhism's problems requires more than individual heroics.

They point to flaws in the system of administration governing the clergy to explain why so many monks are going off the rails, arguing it protects them by maintaining a culture of fear, secrecy and impunity.

In Thailand, monks are governed by the Supreme Sangha Council, a small group of some of the country's most senior abbots with authority over religious matters.

Supporters of the status quo say the current system is well-equipped to reign in wayward monks, as long as abbots are willing to enforce the Sangha laws.

"If the abbot of every temple supervises the behaviour of the monks of each temple, I guarantee there wouldn't be any problems," says Luang Pi Namfon, the abbot at Wat Pai Lom in the town of Nakhon Pathom.

He's taken monitoring of his monks to what some might call extreme levels, drug testing them on a regular basis to make sure they are clean.

Phra Paisal Visalo disagrees. He says the system governing Buddhism in Thailand is long overdue for a significant overhaul if it's to deal with its monk problem.

"Corrupt monks are not punished so the system allows corrupt monks to be widespread," he says. "It needs reform. A comprehensive reform."

He wants to see it decentralised to allow participation from laypeople, as well as better vetting and education for men entering the monkhood.

But for now, he's just hoping this religion of reincarnation can change before it's too late.

"There's some aspects of teaching have been forgotten, especially about inner freedom, true happiness, the happiness that is beyond material happiness," he says. 

"It should be restored. It should be emphasised. This is my key idea about the reform."

* Watch on YouTube:
https://www.youtube.com/watch?v=jyJJmMSnqdM

*-----*





Wednesday 10 July 2024

Một tang lễ giản dị, trang nghiêm, nhẹ nhàng

 Tôi đi dự đáng tang bà THERESE POGA (1932-2015)

Sáng nay, sau khi ăn điểm tâm, tôi lái xe đến dự tang lễ tại một nhà thờ đạo Thiên Chúa ở quận Subiaco, trong cùng thành phố Perth. Bà Poga là mẹ của một người bạn Úc tôi quen hơn 35 năm, từ khi chúng tôi đến định cư tại Tây Úc.

Ông bà Poga là người di dân tị nạn từ Latvia, đến định cư tại Úc trong thập niên 1950. Vì là người tị nạn, ông bà rất thông cảm với những người Việt đến định cư tại Úc sau 1975. Trong những năm đầu tại Perth, chúng tôi thường được ông bà mời đến nhà ăn cơm, và được giúp nhiều thông tin, ý kiến cố vấn, lời khuyên, để chúng tôi hòa nhập vào xã hội Úc.

Đám tang với nghi lễ đơn giản, tổ chức theo lời dặn của bà. Bạn tôi cho biết bà để lại một tờ giấy ghi 18 điểm, dặn dò con cái về cách thức tổ chức tang lễ của bà. Bà là một người ngoan đạo, đi nhà thờ mỗi tuần, nên có nhiều kinh nghiệm về các nghi thức trong đạo. Tang lễ chỉ có các bài thánh ca, vài tràng hoa trắng, và con cháu lần lượt đọc các đoạn trích trong Thánh Kinh mà bà đã chọn trước. Không đọc điếu văn ai oán.

Buổi lễ kết thúc sau 90 phút, và xe tống táng đưa quan tài đến lò hỏa thiêu. Mọi người đứng trước cửa Nhà Thờ để tiễn biệt, không đi theo xe. Đó là ý nguyện của bà. Tro cốt sau khi hỏa thiêu sẽ được đem về chôn tại sân vườn hoa hồng của Nhà Thờ.

Một tang lễ giản dị, trang nghiêm, nhẹ nhàng, không buồn rầu sầu khổ.

Bình Anson 
Perth, Tây Úc 
10/07/2015

*-----*





Saturday 6 July 2024

TRƯỜNG A-HÀM & TRUNG A-HÀM: Bản Anh dịch

TRƯỜNG A-HÀM & TRUNG A-HÀM 
Bản Anh dịch   

1) Dīrgha Āgama - The Canonical Book of the Buddha's Lengthy Discourses (Trường A-hàm)

Tập I:
https://tinyurl.com/2hsdm4xy [en214-1.pdf] 

Tập II:
https://tinyurl.com/ryh7rtyx [en214-2.pdf]  

Tập III:
https://tinyurl.com/yr4jkuy3 [en214-3.pdf]  

2) Madhyama Āgama - The Middle Length Discourses (Trung A-hàm)

Tập I:
https://tinyurl.com/ymtfkxhb [en215-1.pdf] 

Tập II:
https://tinyurl.com/muwcw4db [en215-2.pdf] 

Tập III:
https://tinyurl.com/56my5adf [en215-3.pdf] 

Tập IV:
https://tinyurl.com/45nj72r6 [en215-4.pdf]     

Có thể tải về bản Anh dịch, dạng PDF, các kinh khác trong Hán tạng tại trang web của BDK America:
=>  https://www.bdkamerica.org/tripitaka-list/

*-----*



Saturday 29 June 2024

Trở về với cát bụi

 TRỞ VỀ VỚI CÁT BỤI

Tại Úc, khi một người qua đời, sau tang lễ, sẽ được chôn cất tại các nghĩa trang do chính phủ tiểu bang quản lý, hoặc hỏa thiêu. Nếu chôn cất, tại Tây Úc, phải trả tiền thuê đất trong thời hạn 25 năm, và chỉ có thể gia hạn thêm 25 năm nữa. Nếu hỏa thiêu, hộp tro cốt có thể được chôn tại đất nghĩa trang, thường là tại một khu vườn có trồng hoa hồng, vẫn phải trả tiền thuê đất – nhưng rẻ hơn, và thời hạn cũng vẫn là 25 + 25 năm. Khuynh hướng ngày nay, 80% các đám tang tại Tây Úc là hỏa thiêu.

Sau khi hỏa thiêu, ngoài việc chôn tại vườn hoa nghĩa trang, có khi thân nhân đem hộp tro cốt về nhà, chôn ở sân vườn, hoặc đem tro cốt rải xuống sông, biển. Đối với một số Phật tử khác, có thể đem hộp tro cốt cất gửi ở chùa Việt hoặc đem về Việt Nam. Các chùa Việt ở đây đều có một phòng riêng để lưu các hộp tro cốt và hình ảnh người quá cố.

Riêng ở Tu viện Bodhinyana, bang Tây Úc, Phật tử có thể xin phép ngài Ajahn Brahm, đem tro cốt của người thân chôn ở dưới các gốc cây rải rác chung quanh hồ nước của Tu viện với khung cảnh thiên nhiên. Hoặc theo phong tục của Thái Lan, chôn vào vách tường rào quanh Tu viện. Hoàn toàn miễn phí, không phải trả tiền thuê đất và cũng không ấn định thời hạn như các nghĩa trang của chính phủ. 

Cũng có trường hợp gia đình đem tro cốt rải vào khu đất rừng hay rải xuống con suối chảy ngang đó. Tôi đã viết di chúc dặn dò thân nhân sau khi tôi chết, hỏa thiêu, rồi đem tro cốt rải vào khu đất rừng của Tu viện. Cát bụi trở về với cát bụi.

*




Tuesday 4 June 2024

Các pháp hành đầu-đà phổ thông trong thời hiện đại

CÁC PHÁP HÀNH ĐẦU-ĐÀ PHỔ THÔNG TRONG THỜI HIỆN ĐẠI
Bình Anson

*

Theo Tiểu phẩm, tạng Luật (Parivāra, Vinayapiṭaka), Đức Phật giảng cho ngài Trường lão Upāli về mười ba pháp đầu-đà (dhutanga) như sau (Pvr 17.6 - Upālipañcaka):

(1) Hành pháp ngụ ở rừng,
(2) hành pháp đi khất thực,
(3) hành pháp ngụ ở gốc cây,
(4) hành pháp chỉ mặc y paṃsukūla (phấn tảo),
(5) hành pháp ngụ ở mộ địa,
(6) hành pháp ngụ ngoài trời,
(7) hành pháp mặc ba y,
(8) hành pháp đi khất thực theo từng nhà,
(9) hành pháp giữ oai nghi ngồi,
(10) hành pháp ngụ chỗ ở theo chỉ định,
(11) hành pháp một chỗ ngồi (khi thọ thực, nhất tọa thực),
(12) hành pháp không ăn vật thực dâng sau, và
(13) hành pháp thọ thực trong bình bát.

Ngài cũng giải thích có 5 hạng người thực hành mỗi pháp đầu-đà:

(1) Hạng người có bản tánh ngu khờ, có bản tánh si mê;
(2) hạng người có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn;
(3) hạng người do điên khùng, do mất trí;
(4) hạng người thực hành vì nghĩ rằng: ‘Như thế sẽ được chư Phật và chư Thinh Văn của đức Phật khen ngợi’; và
(5) hạng người thực hành vì ham muốn ít, vì tự biết đủ, vì sự từ khước, vì sự tách ly, vì lợi ích của pháp hành ấy.

Hạng người thứ (5) là hạng người được Đức Phật tán thán.

Trong thời hiện đại, các pháp hành đầu-đà này có vài thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh văn hóa, xã hội của mỗi quốc độ. Trong nhiều năm qua, tôi có phước duyên được gần gũi, quan sát, và tìm hiểu sinh hoạt của chư Tăng Ni trong truyền thống Theravada và xin chia sẻ ở đây.

Ở Thái Lan, pháp hành đầu-đà được gọi là Tudong (tu-đông, thudong), phiên âm từ tiếng Pali “Dhutanga”. Chư Tăng Thái có những pháp hành đầu-đà khác nhau tùy theo ý nguyện của mỗi cá nhân. Có những vị sư phát nguyện giữ hạnh đầu-đà sống trong rừng, không có trú xứ nhất định (hạnh đầu-đà số 1). Các vị ấy thường đi du hành trong rừng núi, từ làng này đến làng kia. Ban đêm ngủ ở bìa làng, ban ngày đến từng nhà trong làng khất thực. Có vị lập một liêu cốc nhỏ bằng tre lá trong rừng, nhưng cách làng khoảng 1 hay 2 km để đi bộ đến khất thực mỗi ngày. Lưu tại đó một thời gian, rồi đi sang khu rừng khác.

Có vị lập nguyện sống trong các hang động trên núi, mỗi ngày đi bộ xuống làng để khất thực rồi trở về hang núi để tu thiền. Hạnh đầu-đà sống trong các hang núi cũng thường thấy ở Sri Lanka.

Tùy theo điều kiện khí hậu, các sư trong vùng nhiệt đới có thể lập nguyện mặc ba y (hạnh đầu-đà số 7) như tôi đã từng biết ở vài tu viện miền đông bắc Thái Lan. Nhưng hạnh đầu-đà này rất khó áp dụng ở những quốc gia có mùa đông với tuyết rơi băng giá.

Tôi chỉ nghe nói nhưng chưa từng thấy vị sư nào chỉ mặc y paṃsukūla (phấn tảo, hạnh đầu-đà số 4). Nhiều năm trước, ở Tu viện Bodhinyana Tây Úc có một vị sư phương Tây phát nguyện không thay y mới. Tấm y rách đến đâu thì sư tự dùng kim chỉ để vá đến đó. Vá bằng đôi tay của sư, không dùng máy may. Sư dùng những tấm y cũ của các sư khác đã bỏ đi, cắt thành những mảnh vải để chắp vá y của sư. Dần dần, tấm y của của sư có nhiều mảnh chắp vá trên đó, trông rất ngộ nghĩnh. Tuy nhiên, chúng đều cùng có chung một màu vàng đất.

Pháp hành đi khất thực từng nhà (đầu-đà số 2 và số 8) rất phổ thông ở vùng thôn quê ở các quốc gia Đông Nam Á trong truyền thống Theravada (Thái Lan, Miến Điện, Lào).

Pháp đầu-đà chỉ ăn trong bình bát (đầu-đà số 13) cũng phổ thông khắp nơi, ngay cả tại một số tu viện ở phương Tây (Anh, Mỹ, Úc …). Tại Tây Úc, chư Tăng Ni tại Tu viện Bodhinyana và Ni viện Dhammasara đều tuân giữ hạnh đầu-đà này, chỉ ăn thức ăn để trong bình bát, không dùng chén đĩa bên ngoài. Sau khi đã bỏ đủ thức ăn vào bình bát, chư Tăng Ni chỉ ăn trong đó, không nhận thức ăn dâng thêm sau (đầu-đà số 12). Có những vị sư ở Thái Lan lập nguyện chỉ ăn mỗi ngày đúng một bữa, khoảng 9 giờ sáng, không ăn điểm tâm sáng (đầu-đà số 11).

Trong mùa an cư, chư Tăng Ni Tây Úc thường lập nguyện hành đầu-đà giữ oai nghi ngồi, không nằm, trong suốt 10 ngày hay 2 tuần lễ (đầu-đà số 9). Các vị chỉ đi, đứng và ngồi. Nếu có mệt hay buồn ngủ thì ngồi nghỉ, không nằm.

Một số Phật tử Nam tông ở Việt Nam và Thái Lan cũng nguyện giữ hạnh đầu-đà này trong các ngày trai giới hay trong các dịp lễ lớn. Phật tử đến chùa hành lễ, tụng kinh, nghe pháp, hành thiền suốt đêm, không nằm ngủ.

Có một hạnh đầu-đà khác thường được áp dụng ở Tây Úc là nhập thất tịnh tu. Trong mùa an cư, chư Tăng Ni luân phiên giữ hạnh đầu-đà này. Mỗi người phát nguyện nhập thất độc cư để tịnh tu khoảng 2 tuần lễ, hoàn toàn biệt lập, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mỗi ngày, có vị sư bạn đem bình bát có thức ăn đến gần tịnh thất, đặt xuống ở gốc cây. Sư trong tịnh thất đi ra, nhận bình bát để ăn, lau rửa sạch sẻ rồi đặt lại ở gốc cây đó, để hôm sau có người đến lấy để bỏ thức ăn vào đó.

Khoảng 25 năm trước, ngài Ajahn Brahm cũng nhập thất tịnh tu như thế trong 6 tháng.

Trên đây là một số hạnh đầu-đà của chư Tăng Ni trong truyền thống Theravada mà tôi có hiểu biết và đã từng chứng kiến, ghi nhận. Xin chia sẻ ở đây.

- Bình Anson, Tây Úc
21/05/2024

* Ghi chú:

Luận sư Buddhaghosa trong cuốn Thanh tịnh đạo, Chương II, liệt kê 13 pháp hành đầu-đà, nhưng có thứ tự không giống như liệt kê trong Tiểu phẩm, tạng Luật, như sau:

1. Hạnh phấn tảo y (4)
2. Hạnh ba y (7)
3. Hạnh khất thực (2)
4. Hạnh khất thực từng nhà (8)
5. Hạnh nhất toạ thực (11)
6. Hạnh ăn bằng bát (13)
7. Hạnh không để dành đồ ăn (không nhận đồ ăn sau khi đã ăn xong) (12)
8. Hạnh ở rừng (1)
9. Hạnh ở gốc cây (3)
10. Hạnh ở giữa trời (6)
11. Hạnh ở nghĩa địa (5)
12. Hạnh nghỉ chỗ nào cũng xong (10)
13. Hạnh ngồi (không nằm) (9)

Số trong dấu ngoặc đơn (x) là số thứ tự tương ứng trong danh sách 13 pháp đầu-đà của tạng Luật.

* Tham khảo:

1) Tiểu phẩm II, tạng Luật - Parivāra, Vinayapiṭaka. Bhikkhu Indacanda dịch Việt.
https://tamtangpaliviet.net/VHoc/09/09_04.html#11.06

2) Thanh tịnh đạo (Visuddhi Magga), Ni trưởng Trí Hải dịch. Chương II - Hạnh Đầu-đà (Khổ hạnh).

3) Bhikkhu Khantipalo (1965, 1986). With Robes and Bowl: Glimpses of the Thudong Bhikkhu Life
(Với y và bát: Sơ lược về đời sống tỳ-khưu theo hạnh đầu-đà).

4) Kamala Tiyavanich (1997). Forest Recollections: Wandering Monks in Twentieth-Century Thailand
(Các kỷ niệm trong rừng: Du tăng ở Thái Lan trong thế kỷ 20).

*-----*




Sunday 2 June 2024

Tam Tạng Thánh Điển Phật Giáo Việt Nam

TAM TẠNG THÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành

Đề nghị các bạn tìm thỉnh mua 18 cuốn này (như trong ảnh kèm theo), do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (Thiền viện Vạn Hạnh, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn) ấn hành trong năm 2020-2022. 

Đồng thời, tải về máy tính các tập tin dạng PDF để tham khảo.

I. TAM TẠNG THƯỢNG TỌA BỘ (Pāli tạng)

- Tập 01: Kinh Trường bộ [vn222-01.pdf], 668 trang, 70.2 MB
https://tinyurl.com/bdhztbu7

- Tập 02: Kinh Trung bộ [vn222-02.pdf], 1246 trang, 117.5 MB
https://tinyurl.com/5pb9yan8

- Tập 03: Kinh Tương ưng bộ [vn222-03.pdf], 1432 trang, 127.4 MB
https://tinyurl.com/ycyvnmne

- Tập 04: Kinh Tăng chi bộ [vn222-04.pdf], 1424 trang, 171.2 MB
https://tinyurl.com/ycyn3tej

- Tập 05: Kinh Tiểu bộ I [vn222-05.pdf], 1348 trang, 94.6 MB
https://tinyurl.com/56jm45em

- Tập 06: Kinh Tiểu bộ II [vn222-06.pdf], 1264 trang, 111.6 MB
https://tinyurl.com/y2xdry9c

- Tập 07: Kinh Tiểu bộ III [vn222-07.pdf], 1484 trang, 118.7 MB
https://tinyurl.com/bddxsk7f

- Tập 08: Kinh Tiểu bộ IV [vn222-08.pdf], 1218 trang, 125.3 MB
https://tinyurl.com/yc5cc6mn

- Tập 09: Kinh Tiểu bộ V [vn222-09.pdf], 1268 trang, 115.0 MB
https://tinyurl.com/29b3racx

- Tập 10: Luật tạng - Phân tích giới bổn [vn222-10.pdf], 914 trang, 84.6 MB
https://tinyurl.com/3fpk4h4u

- Tập 11: Luật tạng - Hợp phần, Tập yếu [vn222-11.pdf], 1502 trang, 140.4 MB
https://tinyurl.com/76f7fv4m

II. TAM TẠNG PHẬT GIÁO BỘ PHÁI (Hán tạng)

- Tập 17a: Kinh Trường A-hàm (CĐPH Huệ Nghiêm dịch), [vn222-17a.pdf], 50.8 MB
https://tinyurl.com/3n4xxvcn

- Tập 17b: Kinh Trường A-Hàm (Trung Tâm DT Trí Tịnh dịch), [vn222-17b.pdf], 54.3 MB
https://tinyurl.com/bddkxyde

- Tập 18: Kinh Trung A-Hàm (CĐPH Hải Đức dịch), [vn222-18.pdf], 117.8 MB
https://tinyurl.com/2p92k7an

- Tập 19: Kinh Trung A-Hàm (Trung Tâm DT Trí Tịnh), [vn222-19.pdf], 143.5 MB
https://tinyurl.com/2p9sk9z5

- Tập 20: Kinh Tạp A-Hàm (HT Thiện Siêu, HT Thanh Từ dịch), [vn222-20.pdf], 161.0 MB
https://tinyurl.com/22hbczks

- Tập 21: Kinh Tạp A-Hàm (Trung Tâm DT Trí Tịnh dịch), [vn222-21.pdf], 211.6 MB
https://tinyurl.com/3uhw4s2d

- Tập 22: Kinh Tăng Nhất A-Hàm (HT Thiện Siêu, HT Thanh Từ dịch), [vn222-22.pdf], 82.3 MB
https://tinyurl.com/5cd6xwtj

- Tập 23: Kinh Tăng Nhất A-Hàm (Trung Tâm DT Trí Tịnh), [vn222-23.pdf], 105.3 MB
https://tinyurl.com/2sdtuy26

*-----*


Ghi thêm:

Đề nghị liên hệ trực tiếp để thỉnh mua. Bìa sách phải có hình dạng thiết kế, các tựa đề in trên bìa sách có nội dung tương tự như hình kèm theo.

Phòng Phát Hành Sách
VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 750, Nguyễn Kiệm, Quận Phú Nhuận, Sài Gòn
Điện thoại: (08) 38448893 – 39974447 - Email: vncphvn@gmail.com 



Hạnh đầu-đà của Trưởng lão Mahākassapa (Đại Ca-diếp)

HẠNH ĐẦU ĐÀ CỦA TRƯỞNG LÃO MAHĀKASSAPA (ĐẠI CA-DIẾP)
Bình Anson

1) Đức Phật khen Trưởng lão Mahākassapa:
– Trong các đệ tử tỳ-khưu khéo thuyết về hạnh đầu đà, tối thắng là Mahākassapa (AN 1.190).

2) Trưởng lão Mahākassapa trình bày với Đức Phật về nếp sống của mình:
– Bạch Thế Tôn, con là người đã lâu ngày sống ở rừng núi và tán thán hạnh ở rừng núi; con là người đi khất thực và tán thán hạnh khất thực; con là người mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo; con là người chỉ dùng ba y và tán thán hạnh chỉ dùng ba y; con là người thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục; con là người biết đủ và tán thán hạnh biết đủ; con là người sống độc cư và tán thán hạnh độc cư; con là người sống không dính mắc chuyện thế tục và tán thán hạnh không dính mắc chuyện thế tục; con là người tinh tấn và tán thán hạnh tinh tấn (SN 16.5).

3) Trưởng lão Mahākassapa trả lời Trưởng lão Sāriputta (Xá-lợi-phất) về các vị tỳ-khưu có khả năng làm sáng chói khu rừng Gosiṅga (MN 32):
– Ở đây, này hiền giả Sāriputta, vị tỳ-khưu tự mình sống ở rừng núi và tán thán hạnh ở rừng núi, tự mình đi khất thực, và tán thán hạnh khất thực, tự mình mặc y phấn tảo và tán thán hạnh mặc y phấn tảo, tự mình chỉ dùng ba y và tán thán hạnh chỉ dùng ba y, tự mình sống thiểu dục và tán thán hạnh thiểu dục, tự mình sống biết đủ và tán thán hạnh biết đủ, tự mình sống độc cư và tán thán hạnh sống độc cư, tự mình sống không dính mắc chuyện thế tục và tán thán hạnh không dính mắc chuyện thế tục, tự mình tinh tấn và tán thán hạnh tinh tinh tấn, tự mình thành tựu giới hạnh và tán thán sự thành tựu giới hạnh, tự mình thành tựu thiền định và tán thán sự thành tựu thiền định, tự mình thành tựu trí tuệ và tán thán sự thành tựu trí tuệ, tự mình thành tựu giải thoát và tán thán sự thành tựu giải thoát, tự mình thành tựu tri kiến của giải thoát và tán thán sự thành tựu tri kiến của giải thoát. Này hiền giả Sāriputta, hạng tỳ-khưu như vậy có thể làm sáng chói khu rừng Gosiṅga.

4) Theo Tiểu phẩm, tạng Luật (Parivāra, Vinayapiṭaka), Đức Phật giảng cho ngài Trường lão Upāli về mười ba pháp đầu đà như sau (Pvr 17.6 - Upālipañcaka):

(1) Hành pháp ngụ ở rừng,
(2) hành pháp đi khất thực,
(3) hành pháp ngụ ở gốc cây,
(4) hành pháp chỉ mặc y paṃsukūla (phấn tảo),
(5) hành pháp ngụ ở mộ địa,
(6) hành pháp ngụ ngoài trời,
(7) hành pháp mặc ba y,
(8) hành pháp đi khất thực theo từng nhà,
(9) hành pháp giữ oai nghi ngồi,
(10) hành pháp ngụ chỗ ở theo chỉ định,
(11) hành pháp một chỗ ngồi (khi thọ thực, nhất tọa thực),
(12) hành pháp không ăn vật thực dâng sau, và
(13) hành pháp thọ thực trong bình bát.

5) Tôi không tìm thấy thông tin nào trong Chánh Tạng Pāli (tạng Kinh, tạng Luật, tạng A-tỳ-đàm) ghi rằng ngài Trưởng lão Mahākassapa thực hành cả 13 pháp đầu đà nêu trên.

Thêm vào đó, tôi cũng không thấy việc đi bộ du hành từ nơi nầy đến nơi khác được ghi trong 13 pháp đầu đà hay trong các đoạn kinh về nếp sống đầu đà của ngài Mahākassapa.

– Bình Anson
Perth, Western Australia
01/06/2024

*-----*




Thursday 11 April 2024

Dịch kinh và Đại học - HT Thích Minh Châu

DỊCH KINH VÀ ĐẠI HỌC
Hòa thượng Thích Minh Châu
Chánh pháp và Hạnh phúc
(Nxb Tôn Giáo, 2001)

*   

Khi chúng tôi bắt đầu dịch kinh Pāli ra tiếng Việt, có người bảo là một phận sự thuần chất tôn giáo, không dính gì Đại học. Có người khắt khe hơn lại chỉ trích: “Đang làm Viện trưởng một Viện Đại học mà dịch kinh là sẽ có hại cho trách nhiệm điều khiển một Đại học”.   

Chúng tôi muốn chứng minh rằng dịch kinh như chúng tôi đang làm cũng là một dịch vụ Đại học, không những không có xung khắc mâu thuẫn, mà chính tiêu biểu tốt đẹp cho thâu hóa kiến thức và văn hóa nhân loại, và phát huy tinh thần cầu tiến, nghiên cứu, sáng tạo của Đại học.   

Trước hết, dịch kinh như là một phận sự chính của những vị tu hành đi qua Ấn Độ tu học. Như ngài Pháp Hiển người Trung Hoa, đi qua Ấn Độ và Tích Lan vào thế kỷ thứ tư để lại một số dịch phẩm quan trọng có thể dịch từ chữ Sanskrit, Prakrit, Pāli qua chữ Hán. Ngài Huyền Trang, một nhà chiêm bái Trung Hoa thế kỷ thứ 7, đã du học trên 17 năm, và khi về nước đã dịch tất cả là 77 bộ kinh từ chữ Phạn ra chữ Hán. Rồi đến ngài Nghĩa Tịnh người Trung Hoa vào thế kỷ thứ tám cũng đi qua du học tại Ấn Độ với một nhà sư Việt Nam, ngài Đại Thặng Đăng và khi về dịch từ tiếng Phạn qua chữ Hán. Còn các vị sư Ấn Độ qua Việt Nam và qua Trung Hoa cũng dịch kinh từ tiếng Phạn qua tiếng Trung Hoa, và những bậc dịch Sư có danh tiếng như ngài Sanghadeva (Tăng-già-đề-bà), đã dịch tập Trung A-hàm, ngài Cưu-ma-la-thập đã dịch tập Ma-ha Bát-nhã, Diệu Pháp Liên Hoa, v.v.   

Chính công trình của các quý vị dịch sư này đã xây dựng nên Tam tạng Trung Hoa, một dịch Tạng phong phú nhất trong các dịch Tạng. Thật sự, vấn đề dịch kinh điển là một công trình văn hóa hơn là một công trình tôn giáo, và ba Tạng giáo điển Phật giáo không những phong phú nhất về lượng và cũng dồi dào nhất về những uyên thâm triết lý và tinh vi nhất về những phương pháp tu hành. Những danh từ "dhammacakkam pavatteti" (chuyển pháp luân), "dhammam deseti" (thuyết pháp) mang nặng tính cách trao truyền chân lý, truyền thừa pháp môn và vì vậy phiên dịch kinh điển là một dịch vụ thuần túy văn hóa và rất phù hợp với công tác Đại học.   

Khi chúng tôi dịch từ tiếng Pāli ra tiếng Việt là chúng tôi muốn giới thiệu ba Tạng Pāli cho các Phật tử và học giả Việt Nam, một Tam Tạng kinh điển rất phong phú, rất gần với lời dạy nguyên thủy của Đức Phật, lại được phổ biến rất rộng rãi khắp năm châu, qua công trình dịch thuật của Hội Pāli Text Society, London.   

Chúng tôi lại đặc biệt dịch Kinh tạng, là một trong ba tạng được xem là ghi chép trung thành và thuần túy nhất những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật. Từ trước cho đến nay, tuy có một số kinh điển được dịch từ chữ Pāli ra tiếng Việt, nhưng phần lớn là trích dịch, và các kinh được dịch phần lớn dùng để tụng đọc trong các nghi lễ nên có tính cách tôn giáo nhiều hơn. Ở nơi đây, chúng tôi cố gắng dịch trọn vẹn, không bỏ qua một kinh nào, và dịch có in nguyên bản Pāli đối chiếu với dụng ý để người đọc có thể tự mình tìm hiểu nguyên nghĩa của từng chữ từng câu, khỏi rơi vào những giải thích hay lệch lạc của người dịch. Kinh Pāli được bắt đầu giới thiệu cho người Việt Nam và người Việt Nam lần đầu tiên được đọc thẳng Kinh tạng Pāli bằng tiếng Việt có nguyên bản Pāli đối chiếu.    

Không những chúng tôi giới thiệu Kinh tạng Pāli cho các Phật tử và học giả Việt Nam tụng đọc, chúng tôi còn cống hiến cho các học giả Việt Nam những tài liệu nghiên cứu và tham khảo để viết những tham luận về Phật giáo. Từ trước các học giả có viết về Phật giáo chỉ có thể trích dẫn các sách, do các người ngoại quốc viết về Phật giáo, khó có thể tham chiếu từ tạng Pāli hay tạng Hán, và như vậy có thể hiểu lầm và sai lạc. Nay các học giả có thể trích dẫn nơi bản dịch từ văn Pāli ra tiếng Việt của chúng tôi, lại có thêm nguyên văn Pāli đối chiếu. Như vậy sự trích dẫn được chính xác và khỏi lệch lạc.

Khi chúng tôi giới thiệu kinh tạng Pāli với các bản dịch năm bộ Nikāya (Trường bộ kinh, Trung bộ kinh, Tương ưng bộ kinh, Tăng nhất bộ kinh, Tiểu bộ kinh), chúng tôi gián tiếp giới thiệu bốn bộ A-hàm là Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, Tăng nhất A-hàm và vô số kinh tương đương khác thuộc nhiều học phái khác mà từ trước đến nay, rất ít người tham khảo. Trường A-hàm được Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch ra Việt văn nhưng không được đầy đủ. Trung A-hàm được Hòa thượng Thích Thanh Từ và Đại đức Tuệ Sỹ dịch ra Việt văn nhưng chỉ dịch một số kinh và cũng chưa in thành sách. Bản chữ Hán tuy có học tại các Phật học Viện, nhưng cũng chỉ trích học. Bản chữ Hán được dịch vào thế kỷ thứ 2 sau Kỷ nguyên nên rất xưa và khó hiểu và ít được có người tham khảo. Chúng tôi xin kể sơ một ít danh từ được ngài Sanghadeva dịch từ tập Mādhyāmāgama (Trung A-hàm) ra chữ Hán. Như chữ Vedanā dịch là giác, sau dịch là thọ; Savitakka, Savicāra, ngài dịch là hữu giác, hữu quán, về sau dịch là hữu tầm, hữu tứ; Phassa, ngài dịch là cánh lạc, về sau dịch là xúc. Chúng tôi hy vọng khi bản Pāli được trích dịch, thời nhiều đoạn A-hàm, tương đương được sáng nghĩa hơn, và sẽ có nhiều vị tiếp tục dịch các bộ A-hàm một cách trọn vẹn và đầy đủ. Bốn bộ A-hàm và một số rất nhiều bài kinh chưa được phân loại là những tài liệu rất quý giá đề cập đến các học phái, mà nay hình như chỉ có ông André Bareau người Pháp nghiên cứu.   

Chúng tôi hy vọng trong một thời gian gần đây, sẽ có một số học giả nghiên cứu đến những tài liệu này và sẽ khám phá rất nhiều tài liệu Phật giáo mới lạ và hy hữu. Cho nên khi dịch các tài liệu Pāli, chúng tôi hy vọng mở đường cho nhiều nghiên cứu khác đặt nặng vào bốn bộ A-hàm và các kinh điển khác rải rác trong Tam Tạng. Như vậy trong khi chúng tôi trực tiếp giới thiệu kinh tạng Pāli, chúng tôi gián tiếp giới thiệu kinh tạng A-hàm và tương đương, và sự đóng góp này mang nặng tính chất vừa văn hóa, vừa Đại học.   

Cho dịch và cho in các bản kinh Pāli, chúng tôi không mong muốn gì hơn là để các Phật tử, các học giả, các sinh viên được đọc thẳng vào những kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, và tự mình tìm hiểu những lời dạy thật sự của Đức Phật, khỏi phải qua những lập trường của các bộ phái. Nhất là khỏi phải qua những xuyên tạc của những học giả và những Phật tử muốn giải thích đạo Phật theo dục vọng và tà kiến của mình. Muốn chạy theo dục vọng, thì giải thích kinh điển một cách dễ hiễu rằng đạo Phật chấp nhận và tha thứ dục vọng. Muốn giết người và muốn bênh vực kẻ giết người, đạo Phật được giải thích như là có thể tha thứ và chấp nhận sự giết người. Muốn chạy theo tà giáo và tà kiến, lại giải thích đạo Phật viên dung vô ngại, chấp nhận mọi tà kiến, mọi tà thuyết. Tà kiến nào, tà thuyết nào cũng là Phật giáo được hết. Muốn tránh những tai nạn trên, cần nhất là phổ biến những kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để Phật tử được đọc thẳng ngay kinh Phật, khỏi qua một ống kính màu nào. Đạo Phật cần những cá nhân Phật tử biết suy tư, biết phân tích, biết tự tìm hiểu, rồi xác nhận sự hiểu biết của mình, ngang qua sự hành trì, kinh nghiệm cá nhân.   

Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạt mù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo xuyên tạc đạo Phật theo tà kiến dục vọng của mình. Chính Đại kinh Bát-niết-bàn (DN 16) có ghi rằng dù chúng ta có nghe vị tỳ- kheo nào nói tự thân nghe Đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng tọa, Thủ chúng v.v. nói như vậy là Pháp, như vậy là Luật, Đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu, suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thủy nhất hay gần nguyên thủy nhất của Đức Phật.   

Chúng tôi dịch kinh Pāli, không vì mục đích muốn ủng hộ hay không muốn ủng hộ một học phái nào, một lập trường nào. Mục đích của chúng tôi chỉ muốn giới thiệu những kinh điển có thể được xem là nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để người đọc có thể tìm hiểu lời dạy chân chính của Đức Phật, khỏi qua ống kính của một học phái nào, dù Ấn Độ, Trung Hoa hay Việt Nam. Chúng tôi cũng không có trách nhiệm nêu lên cho độc giả rõ, đoạn nào là nguyên thủy, đoạn nào không phải nguyên thủy. Chỉ có người đọc, sau khi tự mình đọc, tự mình tìm hiểu, tự mình suy tư, tự mình quan sát, tự mình chứng nghiệm trên bản thân, mới có thể tự mình hiểu và thấy đoạn nào là thật sự nguyên thủy. Trách nhiệm tìm hiểu, chứng nghiệm cá nhân là trách nhiệm của người đọc, không phải của người dịch, vì đạo Phật là đạo đến để mà thấy chứ không phải đạo đến để nhờ người thấy hộ, đạo của người có mắt (cakkhumato), không phải đạo của người nhắm mắt, đạo của người thấy, của người biết (jānato passato), không phải là đạo của người không thấy, không biết (ajānato apassato). Nên chỉ có người đọc mới có thể tự mình thấy, tự mình hiểu và tự mình chứng nghiệm.   

Thật sự chúng tôi chỉ mong rằng quý vị hãy đọc thật kỹ và suy tư thật chín chắn, những đoạn mà chúng tôi phiên dịch rồi quý vị hãy tự hỏi, những đoạn ấy có phải là những đoạn “Tiểu thừa” dành riêng cho những vị có tiểu tâm, chỉ biết tư lợi không biết vị tha, chỉ biết tự giác không biết giác tha. Như chúng tôi đã phân tích trong lời giới thiệu bản dịch tập "Đại thừa và sự liên hệ với Tiểu thừa", chúng ta đừng có mắc bẫy các vị Bà-la-môn Ấn Độ giáo đã tìm cách gán cho chữ "Tiểu thừa", để loại ra ngoài những lời Phật dạy căn bản, như một số Phật tử Đại thừa đã bị mê hoặc, không dám đọc những lời Phật dạy, vì bị gán nhãn hiệu Tiểu thừa. Bên phái Nam tông, tuy tôn thờ Tam tạng Pāli, nhưng một số Phật tử cũng rơi vào một nạn tương tự, là chỉ học Luật tạng và A-tỳ-đàm tạng, bỏ rơi Kinh tạng Pāli, vì xem A-tỳ-đàm tạng mới đề cập đến Đệ nhất Nghĩa đế, còn Kinh tạng chỉ bàn đến Tục đế mà thôi. Đây cũng là một lầm lạc hết sức ngây thơ và nguy hiểm. Vì A-tỳ-đàm phát xuất từ Kinh tạng, và bỏ gốc để tìm ngọn thì không khác gì kẻ đi tìm lõi cây, mà chỉ mang về cành lá. Thật sự, đạo Phật đâu có phân biệt Tiểu thừa và Đại thừa, đâu có chia đôi Chân đế, Tục đế. Những sự phân chia này chỉ là hậu tác phẩm, hoặc của giáo sĩ Bà~la- môn mang danh Phật tử muốn loại bỏ những gì tinh túy nhất của đạo Phật không cho Phật tử học và tu, hay của một số đệ tử Phật muốn làm Tổ sư một giáo phái, nên đề xướng các chủ thuyết lấn át những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật.   

Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời dạy thật sự là những lời dạy của Đức Phật, và vì trách nhiệm ấy mà chúng tôi đang cố gắng phiên dịch Kinh tạng Pāli ra Việt ngữ. Chúng ta chỉ cần đọc, cần suy tư chín chắn và rồi chính chúng ta tự ý thức đâu là những lời dạy trung thực của đức Bổn Sư chúng ta.   

Đây là sự đóng góp của Viện Đại học Vạn Hạnh vào nền văn hóa Phật giáo bằng cách giới thiệu một cách đầy đủ và trung thực những tàỉ liệu tiếng Việt quý báu nhất về kinh tạng Pāli, vừa cho các Phật tử tìm hiểu, thực hành và thực chứng, vừa giúp các học giả Phật giáo có những tài liệu tham khảo khá đầy đủ và trung thực. Viện Đại học Vạn Hạnh là môi trường đầu tiên nếu không phải là độc nhất, đã cố gắng giới thiệu kinh tạng Pāli cho Phật tử Việt Nam, học giả Vìệt Nam, dân chúng Việt Nam. Viện Đại học Vạn Hạnh cũng đi tiên phong mở đường cho một cao trào nghiên cứu đi thẳng vào lời dạy nguyên thủy của Đức Phật, khỏi bị những lệch lạc của học phái hay của Bà-la-môn giáo. Điều quan hệ hơn nữa, Viện Đại học Vạn Hạnh muốn khuyến khích các học giả và các Phật tử, tự mình mở mắt tìm hiểu, suy tư, đối chiếu, không có nhắm mắt tin theo, không có thụ động chấp nhận, trái lại phải biết thâu hóa, so sánh, phân tích, để làm sáng tỏ những lời dạy nguyên thủy của Đức Phật.   

–  Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU
Chánh pháp và Hạnh phúc (Nxb Tôn Giáo, 2001)

*-----*




Monday 1 April 2024

Thành phố Perth, nơi tôi sinh sống - Bình Anson

 THÀNH PHỐ PERTH, NƠI TÔI SINH SỐNG    

Tôi từ Thái Lan đến định cư tại thành phố Perth của bang Tây Úc, Australia vào giữa năm 1977. Từ đó đến nay, nhìn lại đã 47 năm sống tại thành phố này, xem như là hai phần ba cuộc đời. Trong thời gian này, mặc dù tôi có nhiều dịp đi viếng các thành phố khác của Úc, cũng như vài thành phố ở Mỹ, tôi vẫn cảm thấy Perth và Tây Úc như là quê hương thứ hai của mình, và rồi sẽ sống ở đây cho đến mãn cuộc đời. Tôi thường nói đùa là trong một kiếp xa xưa nào đó, có lẽ mình đã từng là một con Kăng-ga-ru tung tăng ở vùng đất này, cho nên kiếp này có nhân duyên trở về sống nơi quê xưa chốn cũ.

Như đã từng chia sẻ trong một dịp trước, trong đời tôi – một cư sĩ Phật tử gốc Việt, tôi chỉ có 2 ước nguyện: (1) đi viếng thăm bốn nơi động tâm như ghi trong kinh điển là nơi Đản sinh, Thành đạo, Chuyển Pháp luân, Bát-niết-bàn (Nepal và Ấn Độ) và sáu địa điểm kết tập, trùng tuyên kinh điển Pāli (Ấn Độ, Sri Lanka và Myanmar); và (2) đi viếng các thành phố, thị trấn dọc theo bờ biển hình chữ S của Việt Nam. Đã thực hiện được hai ước nguyện đó rồi, tôi không còn mong ước đi du lịch tham quan nơi nào khác. 

Hôm nay bỗng nhiên nổi hứng, vào Google tìm bản đồ thành phố Perth, rồi thử khoanh một vòng tròn với bán kính là 50 km, tâm điểm là trung tâm hành chính, thương mại của Perth. Mới thấy mình rất may mắn, được sống ở một nơi có đầy đủ những địa điểm quan trọng và cần thiết cho năm tháng còn lại của đời mình. Một thành phố gần sông xanh, biển sạch, mà cũng không xa vùng đồi núi với các hồ nước thiên nhiên. Cư dân hiền hòa, thân thiện. Sinh hoạt xã hội tương đối ổn định, trật tự, an ninh, không có nhiều chuyện phức tạp, tiêu cực như ở các thành phố lớn khác. Các bệnh viện, các phương tiện y tế đều đầy đủ tiện nghi và tương đối dễ tiếp cận. Hàng quán với đủ loại thức ăn Âu Á với giá cả phải chăng, trong tầm tay. Hơn nữa, Perth có cùng một múi giờ với Singapore – đi trước Sài Gòn và Bangkok một giờ, rất tiện liên lạc qua các phương tiện viễn thông. Ngày nay lại có đường bay thẳng từ Perth đến Singapore, Kuala Lumpur, Bangkok và Sài Gòn, chỉ mất 5 hay 6 giờ bay.

Perth có không khí trong lành, không ô nhiễm. Thời tiết tương đối ôn hòa, không quá lạnh giá mà cũng không quá nóng bức. Mùa đông – từ tháng 6 đến tháng 8 ­– có nhiều mưa, không lạnh lắm, ban đêm khoảng 8 độ C, ban ngày khoảng 20 độ C. Mùa hè – tháng 12 đếng tháng 2 ­– tương đối nóng hơn, ban đêm 18 độ C, ban ngày 30 độ C, chỉ có vài ngày nhiệt độ có thể lên đến 40 độ C. Thời gian tốt nhất để đến viếng Perth là vào mùa xuân, từ tháng 9 đến tháng 11, không mưa, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, với nhiều loại hoa dại trong rừng nở rộ khắp nơi.

Trong sinh hoạt Phật giáo, Perth có nhiều chùa của các sắc tộc châu Á – chùa Việt, chùa Hoa, chùa Thái, chùa Khmer, chùa Myanmar, chùa Sri Lanka. Đặc biệt nhất là có các hoạt động thường xuyên, đều đặn của Hội Phật giáo Tây Úc do ngài Thiền sư Ajahn Brahm làm cố vấn tinh thần, với Tăng viện Bodhinyana dành cho các tỳ-khưu, Ni viện Dhammasara dành cho các tỳ-khưu-ni, và Thiền trang Jhana Grove với các khóa tu thiền dành cho cư sĩ. Tất cả các địa điểm đó đều nằm trong phạm vi 50 km, tiếp cận dễ dàng. 

Nhìn chung, Perth chỉ là một thành phố bình thường, không có điểm đặc biệt nổi bật nào so với các thành phố khác trên thế giới, nhưng với một người cao niên trong tuổi nghỉ hưu như tôi, đây là nơi thích hợp cho cuộc sống trầm lặng, nhẹ nhàng thong thả thảnh thơi của tuổi già.

– Bình Anson
Perth, Tây Úc. 
31/03/2024

*-----*



Sunday 31 March 2024

Tôi đã đến với Phật giáo Theravada như thế nào? Bình Anson

TÔI ĐÃ ĐẾN VỚI PHẬT GIÁO THERAVADA NHƯ THẾ NÀO?
Binh Anson, Australia

*

“(...) Chánh kiến trong đạo Phật là bước đầu tiên trong Bát Chi Thánh Đạo. Đấy là lý do vì sao chúng ta gọi đạo Phật là Con đường Trí tuệ, không chỉ là học thuyết hay đức tin suông. Chánh kiến là sự nhận thức và quan sát bản thân chúng ta, cuộc sống của chúng ta. Đức Phật đã dạy về những gì hiển nhiên, những gì có sẵn để nhìn thấy được. Dù đấy là điều luôn sẵn thấy, không có nghĩa là chúng ta nhận ra; dù đấy là điều hiển nhiên, không có nghĩa là chúng ta hiểu rõ hay để tâm đến. Có thể chúng ta bỏ qua nó vì nó quá hiển nhiên. Ngài đã chỉ ra những điều chúng ta cần phải lưu tâm. Ngài dạy không gì khác ngoài những điều có thể nhìn thấy và nhận thức được từ bên trong thân xác này, bên trong tâm thức này. Toàn bộ con đường được phát triển bởi chính thân xác lẫn tâm thức này.

“Chúng ta có tất cả những gì chúng ta cần. Tất cả những gì chúng ta phải làm là bắt đầu chú tâm đến mọi thứ quanh mình. Khi đấy, Chánh kiến bắt đầu sinh khởi. Hệ quả của Chánh kiến là làm sinh khởi Chánh Tư duy. Điều này xảy đến với mỗi người trong chúng ta theo những cách khác nhau. Tôi chắc rằng điều này xảy ra với tất cả mọi người, đặc biệt là khi chúng ta kinh nghiệm đau thương hoặc khi có điều gì đó khiến chúng ta dừng lại, suy nghĩ và quan sát.

“Có một câu chuyện rất hay về một người đàn ông mà tôi quen biết ở thành phố Perth. Anh được nuôi dạy như một Phật tử và trên thực tế, anh cũng tự nhận mình là Phật tử, nhưng chỉ là trên bề nổi mà chưa bao giờ quan tâm hay thực hành Phật Pháp. Một lần, anh quyết định cùng vợ đi du lịch vòng quanh nước Úc, cắm trại và lái xe. Khi đi từ Perth đến Adelaide, họ cắm trại qua đêm trên sa mạc. Một đêm nọ, khi cắm trại ở một nơi xa lạ, giữa không gian bao la, anh ấy không thể ngủ được. Vì thế, anh ngồi dậy, bước ra sa mạc trống vắng.

“Anh ta thấy mình hoàn toàn đơn độc. Trong sự trống vắng đấy, anh nhìn lại mình, chính con người này, và anh nhận thức sự trống rỗng của cuộc sống này. Tôi đang làm gì ở đây? Toàn bộ cuộc sống này có ý nghĩa gì? Học hành và tích tụ bằng cấp, tri thức và tiền bạc, rồi thì sao? Tôi muốn gì trong cuộc đời này? Một tia sáng của Chánh kiến lóe lên, một sự dừng lại và suy ngẫm. Sự hiện hữu máy móc theo thói quen dừng lại trong một khoảnh khắc. Tất cả suy nghĩ dừng lại trong khoảnh khắc và một ý niệm hiện ra: nhận thức và trân trọng sự hiện hữu của một con người ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Chánh kiến xuất hiện. (...)”

*

Những đoạn văn trên được trích ra từ tập sách “An chỉ và Minh quán” (Calm and Insight) của ngài Ajahn Jagaro, do Hội Phật giáo Tây Úc xuất bản năm 1988. Tôi xin kể tiếp câu chuyện này, xảy ra vào năm 1979:

– Sau chuyến đi bốn tuần lễ cùng vợ vòng quanh nước Úc vào cuối năm 1979, chàng trai trẻ quay về thành phố Perth và tiếp tục chương trình nghiên cứu sinh. Không lâu sau đó, một người bạn của vợ anh cho biết sắp có một vị tu sĩ người Tây phương thuộc truyền thống Phật giáo Theravada Thái Lan đến viếng thăm Perth, và nhà sư – Phra Khantipalo, sẽ có những buổi thuyết giảng về đạo Phật và hướng dẫn hành thiền. Anh ấy đi cùng vợ đến tham dự các buổi thuyết giảng. Không hiểu vì sao, anh cảm thấy rất gần gũi, quen thuộc với những gì vị sư giảng về Phật Pháp. Phật Pháp rất đơn giản nhưng mang tính thực tế và đi thẳng vào lòng người. Phật Pháp trở nên có ý nghĩa đối với anh.

Dường như cuối cùng anh đã tìm thấy các mảnh còn thiếu của bức tranh trò chơi ghép hình đã có trong tâm trí anh kể từ sau chuyến hành trình xuyên sa mạc. Anh quyết định gia nhập hội Phật giáo địa phương, và kể từ đó, tu tập theo đạo Phật trong truyền thống Theravada.

– Binh Anson
Perth, Australia
Tháng 10, 1999

*-----*

How I came to Theravada Buddhism
Binh Anson

…”Right View in Buddhism is the first step of the Eightfold Path. This is why we say it’s a Path of Wisdom, not just doctrine or belief. It’s a noticing and observing of ourselves, our lives. The Buddha taught what is obvious, what is there to be seen. Although it’s there to be seen, it doesn’t mean we see it; it may be obvious but it doesn’t mean we understand or notice it. Maybe we miss it all the time because it is so obvious. The which we need to consider. He taught nothing outside of what can be seen and realised within this body, with this mind. The whole path is to be developed through this body and mind. We have all that we need. All we have to do is to start noticing what is around us. That’s when the spark of Right View begins to arise. The result of Right View is that Right Aspiration or Right Thought arises. This happens to us in various ways. I’m sure it has happened to many people, especially when we have a traumatic experience, or something helps us to stop and think and observe.

“One very nice story is of a man I know here in Perth, Australia. He was brought up as a Buddhist actually, and considered himself one, but never really took an interest or practised anything beyond just the superficial. On one occasion , he decided to go on a trip, with his wife, around Australia, camping and driving. While they were travelling from Perth to Adelaide, they camped out in the desert. One night, camping in the middle of nowhere, just open space, he couldn’t sleep. So, he got up, went out to the emptiness of the desert. He found himself completely alone. In this emptiness, he noticed himself, this human being, and he became very aware of the emptiness in this life. What am I doing? What’s it all about anyway? All this study and accumulation of degrees and knowledge and money, so what? What do I want out of life? A spark of Right View there, a stopping and considering. The mechanical, the habitual existence comes to a stop for a moment. All thought comes to a stop for a moment and this reflection arises: a consideration and appreciation of one’s present existence. Right View arises.”

*

The above paragraphs describing my experience are taken from a booklet by Ajahn Jagaro, “Calm and Insight”, published by the Buddhist Society of Western Australia(1988). I would like to continue telling that story which happened in 1979: After that long four-week journey driving around Australia with my wife, I went back to Perth and resumed my postgraduate research. Not long after, I was informed by one of my wife’s friends that a Western Buddhist monk of the Thai Theravadin tradition was visiting Perth and the monk, Phra Khantipalo, gave a series of talks about Buddhism and Buddhist meditation. I went along with my wife to attend one of these talks. Somehow, I felt very much “at home” with what the monk said about the Buddhadhamma. It was simple, but practical and straight to the heart. It did make sense to me. It seemed that at last, I had found those missing pieces of the jigsaw puzzle that first presented themselvs in my mind since that trip through the desert. I decided to join the Buddhist Society, and have been practicing the Theravadin tradition ever since.

– Binh Anson
Perth, Australia
October 1999
*-----*


  



Thursday 28 March 2024

Ông hàng xóm của tôi

 ÔNG HÀNG XÓM CỦA TÔI: THIÊN SỨ TRƯỚC NHÀ

Sáng nay ra đứng trước nhà tưới cây thì gặp ông Úc ở cùng đường phố khập khễnh bước đi với khung đi bộ. Lâu lắm rồi mới thấy ông đi ra ngoài. Đến chào ông và thăm hỏi, mới biết là ông bây giờ không được khỏe. Ông đang đội một cái nón nỉ, lấy nón ra và chỉ vào đầu không còn một sợi tóc. Ông nói đó là hậu quả của việc hóa trị bệnh ung thư. Tôi an ủi, nói thấy ông vẫn còn khỏe và minh mẫn là một điều mừng lắm rồi. Cố gắng sống an vui từng ngày và tiếp tục điều trị, không bỏ cuộc. Ông gật đầu, mỉm cười đồng ý, rồi chậm rải từng bước một đi về nhà.

Nhìn ông bước đi mà lòng bâng khuâng. Hơn mười năm trước, khi tôi mới dọn về đây, gặp ông dắt chó đi bộ ngang trước nhà sáng chiều hai lần. Lần nào khi thấy tôi ông đều đứng lại, chào hỏi vui vẻ thân thiện. Ngày trước, ông phục vụ trong quân đội Úc, đã từng tham gia đoàn quân gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và được gửi đến làm việc ở Campuchia. Sau khi nghỉ hưu, ông bà mua nhà ở đây để sống dưỡng già. Ông là người khéo tay, tháo vác, có đầy đủ dụng cụ làm vườn và làm các chuyện lặt vặt trong nhà. Trong những những năm đầu tiên, mỗi khi cần, tôi đều đến gõ cửa nhà ông để mượn vài món đồ.

Vài năm gần đây không thấy ông đi ra ngoài nữa. Thỉnh thoảng thấy bà lái xe với ông ngồi bên cạnh chạy ngang qua nhà. Tôi vẩy tay chào ông bà nhưng không tiện hỏi thăm. Bây giờ mới biết được tình trạng sức khỏe suy giảm của ông. Năm nay ông trên 80, hơn tôi khoảng 10 tuổi. Rồi suy nghĩ: Đây là thêm một vị thiên sứ báo tin cho mình biết về tuổi già, ai rồi cũng phải suy yếu, đủ thứ bệnh tật trong người. Vài năm nữa có thể rồi mình cũng sẽ như thế, không tránh được. 

Đó là hiện tượng sinh-lão-bệnh-tử của đời sống trên thế gian. Quan trọng là mình biết chấp nhận tính vô thường đó, sống tử tế, sống có ý nghĩa và an vui mỗi ngày, biết tu tập và bố thí, chia sẻ, tạo phước duyên cho đời này và đời sau. 

- Nollamara, Tây Úc
26/03/2024

* Photo: Đây chỉ là hình minh họa của Google.  

* Cập nhật (27/07/2024): Sáng nay trời nắng tốt, tôi rảo bộ đến khu thương mại trong vùng. Đi ngang nhà ông, tôi thấy bà đứng trước sân trò chuyện với người láng giềng. Tôi đến chào bà và hỏi thăm về ông. Bà cho biết ông đã qua đời 3 tuần lễ trước.

Tôi có lời chia buồn với bà. Nguyện cho Ông sớm tái sinh về nhàn cảnh. _()_

*-----*



Sunday 24 March 2024

Tưởng niệm người vừa qua đời

 TƯỞNG NIỆM NGƯỜI VỪA QUA ĐỜI 

Hôm nay vợ chồng tôi đi dự buổi Tưởng niệm mẹ của bà bác sĩ gia đình vừa mới qua đời. Bà cụ qua đời ở tuổi 98 tại một nhà dưỡng lão trong thành phố Perth hai tuần lễ trước. Lễ tang được tổ chức đơn giản, nhanh gọn trong nội bộ gia đình. Hôm nay, vợ chồng bà bác sĩ mời thân hữu, bạn bè quen biết đến nhà riêng để dự một buổi lễ tưởng niệm người vừa qua đời.

Khách mời đến tham dự ăn mặc bình thường, đơn giản, áo quần với màu sắc tươi sáng, không phải các màu đen trắng u buồn. Mỗi người mang theo một đĩa thức ăn, bánh trái để chia sẻ ăn với nhau, thưởng thức với cafe, trà, nước ngọt, theo kiểu ăn buffet.

Ông bà bác sĩ và người con trai phát biểu cảm tưởng, giới thiệu sơ lược về cuộc đời của người mẹ, các hoạt động của bà, các kỷ niệm vui của bà với thành viên trong gia đình để tưởng nhớ đến người vừa ra đi. Vài người bạn thân cũng đứng lên, chia sẻ những gì họ biết về bà cụ và những kỷ niệm với bà.

Buổi lễ kết thúc sau 2 giờ đồng hồ. Mọi người ra về với tâm an vui. Tôi rất ấn tượng về lối tổ chức tưởng niệm người qua đời như thế này. Không hình thức lễ mễ, không tụng kinh ê a, không buồn rầu, khóc than ai oán như thường thấy trong các tang lễ khác. An vui, đơn giản, không tốn hao hoang phí mà lại có ý nghĩa. 

Cũng xin ghi nhận thêm là ông bà bác sĩ này là người gốc Do Thái ở Nam Phi (South Africa), theo gia đình đến lập nghiệp và định cư ở nước Úc từ khi còn bé. 

- Bình Anson  
Perth, Western Australia 
24/03/2024.

*-----*



Thursday 14 March 2024

Tâm lý mua vé số

 TÂM LÝ MUA VÉ SỐ

Khi mua vé số, người ta thường chỉ nghĩ đến và nói nhiều đến những người thành công, có vận may trúng được giải độc đắc hay các giải thưởng lớn, mà quên đi sự kiện thực tế là đại đa số những người mua vé số không bao giờ trúng giải hay trúng những giải rất nhỏ.

Khi nói đến tuổi già và bệnh tật, người ta thường chỉ đề cập, trích dẫn vài trường hợp cá biệt của ai đó sống lâu trăm tuổi, khỏe mạnh, không uống một viên thuốc nào. Rồi quảng cáo thêm, đó là nhờ ăn uống theo một chế độ dinh dưỡng nào đó, nhờ dùng một loại linh dược nào đó, nhờ tập luyện một lối thể dục yoga hay một lối tu tập hành thiền nào đó. Người ta cố quên đi cảnh đa số những người già lụm khụm bên giường, mang đủ thứ bệnh, uống đủ loại thuốc - đông y lẫn tây y.

Sinh, già, bệnh, chết là hiện tượng tự nhiên của chúng sinh. Hễ có sinh là phải già. Hễ có già là có bệnh, rồi sẽ chết. Đơn giản chỉ vậy thôi.

Chắc chắn là rồi ai cũng sẽ chết. Nhưng không biết chắc chắn là chết lúc nào, chết cách nào, chết ở đâu. Tùy theo duyên nghiệp của mỗi người.

Bình Anson
Perth, tháng 8-2020

*-----*



Friday 8 March 2024

Giới bổn Tỳ-khưu (Bhikkhu Pātimokkha)

 Sách:

GIỚI BỔN TỲ-KHƯU
BHIKKHU PĀTIMOKKHA

Tải về máy bản PDF:

1) Bản Pāli-Việt (vn287.pdf): 
https://tinyurl.com/bdeh5apc

2) Bản Anh dịch (en305.pdf)
https://tinyurl.com/3ss9pmud

*-----*



Saturday 2 March 2024

Vài kinh nghiệm trong các sinh hoạt trên Facebook

 VÀI KINH NGHIỆM TRONG CÁC SINH HOẠT TRÊN FACEBOOK 
Bình Anson

*

1) Tôi bắt đầu tham gia mạng xã hội Facebook vào cuối năm 2007 nhưng chỉ để tìm hiểu, không có nhiều đóng góp. Từ năm 2013, tôi mới bắt đầu đóng góp, chia sẻ nhiều hơn, sau khi nghỉ hưu và dọn về nhà mới, ở gần chùa Dhammaloka trong vùng Nollamara, Tây Úc, có nhiều thì giờ rảnh rỗi hơn. 

2) Tôi giới hạn các trao đổi trong phạm vi sinh hoạt, tu học trong đạo Phật. Thỉnh thoảng, tôi có thêm vài chia sẻ về sinh hoạt đời sống cá nhân, như là một cư sĩ Phật tử bình thường đã nghỉ hưu, không có chức vụ, không tham gia vào bất cứ tổ chức, phe nhóm nào. Đôi khi nổi hứng, tôi chia sẻ vài cảm nghĩ về một chuyện thời sự nào đó, rồi thôi, không đeo đuổi kéo dài.

Tôi không quan tâm đến các chuyện khác như chuyện chính trị, chuyện thời sự lăng nhăng, chuyện ruồi bu kiến đậu, chuyện tào lao thiên địa, chuyện buôn bán kinh doanh, chuyện tranh đua và khoe khoang thành tích cá nhân, chuyện ăn chơi giải trí, du hý, v.v.

3) Trong phạm vi tu học trong đạo Phật, mặc dù không có ý phân biệt tông phái, tôi dành ưu tiên chú tâm trao đổi, chia sẻ, thảo luận về các đề tài sinh hoạt trong truyền thống Phật giáo Theravāda (Nam tông) và kinh điển Phật giáo Sơ kỳ (kinh điển Pāli và A-hàm).

4) Ban đầu, tôi không giới hạn số người kết bạn với mình. Vào khoảng tháng 5-2016, tôi đọc một bài viết đăng trên kênh truyền thông ABC Úc châu, khảo sát hoạt động của các mạng xã hội và có kết luận rằng mỗi người chúng ta chỉ cần có tối đa 150 bạn là đủ. Đây là một ý kiến hay, nhưng lúc ấy, tôi có khoảng 500 bạn Facebook, nên ngần ngại, không muốn hủy kết bạn quá nhiều. Bèn tự đặt cho mình số bạn tối đa là 300, gấp đôi con số trong bài viết ấy.

5) Từ đó, 300 là tiêu chuẩn của riêng tôi. Thỉnh thoảng, tôi duyệt lại danh sách bạn, lọc bỏ những ai không thường xuyên tương tác, hay có những chia sẻ, những bình luận có nội dung không hợp duyên với mình để giữ con số 300 ấy.

6) Bây giờ, mỗi khi có ai xin kết bạn, trước khi nhận kết bạn, tôi đến đọc trang Facebook của người ấy, xem nội dung có hợp duyên với mình hay không? Thêm một tiêu chuẩn phụ là người ấy phải có ít nhất là 10 người bạn Facebook chung với tôi – ngoại trừ trường hợp người ấy gửi tin nhắn riêng để xin kết bạn với lý do chính đáng. Nhờ đó mà trang Facebook của tôi có nội dung trao đổi tương đối hài hòa, thuần nhất trong giới hạn phạm vi mình đã đặt ra.

7) Phần lớn tôi dùng máy tính ở nhà (máy để bàn và laptop) để chia sẻ và tham gia các thảo luận, trao đổi trong Facebook. Tôi chỉ dùng điện thoại di động (iPhone) để đọc các bình luận và tin nhắn khi đi ra ngoài – ngồi chờ đợi bác sĩ hay ngồi chờ đợi ở các quán café, nhưng không trực tiếp trả lời, trao đổi, đóng góp chia sẻ. Tôi không trả lời tin nhắn của người lạ, cũng không tò mò bấm theo các đường link mà người nào đó đề nghị. Có lẽ nhờ vậy mà cho đến nay, trang Facebook của tôi tương đối an toàn, không bị kẻ gian đến quậy phá.

8) Tôi thấy tài khoản Faceboook có cho phép sử dụng 2 lớp bảo mật nên cũng tương đối khá an toàn. Trong 15 năm qua, tôi chưa từng bị ai đánh cắp tài khoản. Có một lần, hắc-ke (hacker, tin tặc) nào đó cướp lấy tài khoản của một bạn đạo rồi giả danh gửi tin nhắn đến tôi, xin số điện thoại, mật khẩu và vài thông tin cá nhân. Tôi nghi ngờ, hỏi vặn lại vài câu. Thấy trả lời quanh co là biết ngay đó là kẻ gian. Tôi chặn ngay tên đó và báo cáo đến Facebook. 

9) Nhìn lại, tôi thấy nếu biết sử dụng Facebook khôn khéo thì sẽ có nhiều ích lợi cho mình. Qua  Facebook, tôi đã lập được một sự liên lạc tốt đẹp và trao đổi thông tin tu học với chư Tăng Ni và các bạn Phật tử người Việt ở Việt Nam và nhiều nơi khác trên thế giới (Thái Lan, Myanmar, Sri Lanka, Ấn Độ, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Anh quốc, Canada, Hoa Kỳ). Qua Facebook, tôi biết được thông tin sinh hoạt của nhiều đạo tràng, các khóa giáo lý, các khóa tu thiền, hình ảnh các chuyến hành hương Phật tích, hình ảnh các chùa, các lễ hội Phật giáo, các công tác cứu trợ từ thiện, v.v. 

Qua Facebook, tôi thành lập được một nhóm ấn tống kinh sách, giúp dò soát và chỉnh sửa bản thảo các sách Phật giáo do tôi biên dịch, xúc tiến xin giấy phép in ấn ở Việt Nam, rồi gửi sách quảng bá khắp nơi. Thêm vào đó, bạn bè trên Facebook đã giúp tôi tổ chức được các buổi gặp gỡ thân mật với bạn đạo ở cả ba miền Nam, Trung, Bắc trong những lần tôi về thăm viếng Việt Nam để giới thiệu các cuốn sách đó.

10) Cũng xin ghi thêm ở đây là ngoài Facebook – và Messenger, tôi không có kinh nghiệm và không có ý định tham gia mạng xã hội nào khác. Đối với tôi, chỉ một mạng xã hội thôi là đủ.

Bình Anson
Perth, Tây Úc
01/03/2024

*-----*




Saturday 24 February 2024

Một cõi đi về - Bình Anson

MỘT CÕI ĐI VỀ 
Bình Anson

*

Trưa nay trời nắng nóng như thiêu đốt, bên ngoài nhiệt độ là 40 độ C. Bên kia đường, các toán thợ đang xây những căn nhà mới, chuyện trò râm ran pha lẫn tiếng máy trộn hồ xi măng ồn ào. Tôi vào phòng riêng, đóng cửa, mở máy điều hòa, điều chỉnh nhiệt độ là 20 độ C. Đóng cửa phòng thì trở nên lặng yên, không còn nghe gì cả, không khí trong phòng trở nên mát mẻ dễ chịu.

Tôi ngồi hành thiền, thư giãn theo dõi hơi thở và các cảm thọ toàn thân. Chỉ chú tâm ghi nhận, thở vào thở ra, cảm thọ sinh lên rồi tàn diệt. Có khi thọ lạc, nhẹ nhàng, lâng lâng, dễ chịu. Có khi thọ khổ, đau nhức bắp thịt, khớp xương, khó chịu. Tôi chỉ ghi nhận rồi trở về với hơi thở, buông xả, không bám theo, không xua đuổi, không đánh giá hay bình luận. Cứ thế mà thời gian trôi qua rất nhanh.

Rồi chuyển sang quán tâm Từ. Nguyện cho thân tâm này luôn được an vui. Rải lòng yêu thương khắp toàn thân, từ đỉnh đầu xuống mặt, thân, tay, chân, gót chân rồi đi ngược trở lên. Cứ như thế mà rải lên rải xuống vài lần. Rồi rải lòng yêu thương rộng ra theo mọi phương hướng, từ gần đến xa, đến mọi loài chúng sinh trong cõi ta-bà. Nguyện cho tất cả đều được an vui. 

Mở mắt, xả thiền. Xoa bóp tay, chân, đầu, mặt, toàn thân. Nhìn đồng hồ thì thấy ngồi hành thiền được gần 60 phút. Cảm thấy an vui, nhẹ nhàng, thanh thản. Chỉ vậy thôi. Không mong cầu gì hơn.

Rồi suy nghĩ thêm. Mình có được những điều kiện để sống như thế này quả thật là may mắn, nhiều phước duyên lắm rồi. Còn đòi hỏi, tìm kiếm gì nữa? Xem như đã chu toàn các bổn phận làm con, làm chồng, làm cha trong gia đình, đã chu toàn các bổn phận trong xã hội – 30 năm làm việc cho chính phủ Tây Úc, đóng góp bảo vệ môi trường và quản lý các nguồn nước, tham gia đóng góp các sinh hoạt của hội Phật giáo địa phương. Về mặt đạo, đã xây dựng được một trang web Phật học với thông tin, tài liệu kinh sách tương đối tạm đầy đủ để những ai hữu duyên tìm đến tham khảo và tu học. Đã thỏa nguyện đi hành hương viếng thăm bốn nơi động tâm ở Ấn Độ và sáu địa điểm kết tập và trùng tuyên kinh điển Pāli ở Ấn Độ, Sri Lanka và Myanmar. Về mặt đời, đã thỏa nguyện đi viếng thăm thị thành, làng mạc dọc theo bờ biển hình chữ S của Việt Nam, từ Cà Mau đến Móng Cái. Đã từng ngồi máy bay đi vòng quanh trái đất hai lần trong mấy năm qua. 

Cho nên, đối với tôi bây giờ là không còn mơ ước đi đâu xa xôi. Không còn thấy hứng thú đi du lịch chỗ này, chỗ kia. Đã từng tham dự các khóa thiền tích cực do các thiền sư nổi tiếng hướng dẫn, đã từng đến tịnh tu tại Tu viện Bodhinyana của ngài Ajahn Brahm. Cho nên tôi không còn thấy cần thiết, háo hức đến những nơi đó. Điều quan trọng là bây giờ mình biết sống an vui tại nơi này, ngay trong hiện tại. Thu xếp tịnh tu tại nhà riêng, giảm thiểu mọi giao tiếp xã hội, tìm đọc các kinh sách căn bản và quan trọng, rồi suy tư để thẩm thấu những lời Phật dạy, và dành thì giờ để hành thiền, chú tâm quán sát mọi hiện tượng trên đời, bên trong lẫn bên ngoài, để nhận thức được bản chất thật sự của chúng. 

Chỉ nhiêu đó thôi là đủ cho năm tháng còn lại của cuộc đời. Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt?

“Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến.
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển

“Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết.

“Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhất Dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.”

(Kinh Nhất dạ Hiền giả, MN 131)

– Bình Anson
Nollamara, Tây Úc 
23/02/2024

*-----*



Friday 9 February 2024

Hành trình từ đau buồn đến vui sống - Bình Anson lược dịch

 HÀNH TRÌNH TỪ ĐAU BUỒN ĐẾN VUI SỐNG

CRAIG NICHOLLS
Bình Anson lược dịch

Giới thiệu: Ông Craig Nicholls là một Phật tử người Úc, hội viên của Hội Phật giáo Tây Úc. Đây là bài chia  sẻ về hành trình đối diện với bệnh ung thư của ông, đăng trong bản tin tháng 2-2024 của Hội Phật giáo.

*

HÀNH TRÌNH CỦA BỆNH UNG THƯ 

Bây giờ đã bảy năm kể từ lần chẩn đoán đầu tiên về bệnh ung thư, và tôi đã trải qua một cuộc hành trình khá dài trong thời gian này. Sau cú sốc trong quá trình chẩn đoán ban đầu, tiếp theo là cảm giác sợ hãi lẫn hy vọng qua từng cuộc phẫu thuật và kết quả xét nghiệm. Có lúc tôi nghĩ mình có thể khỏi bệnh, có lúc lại nghĩ mọi chuyện đều vô vọng, chỉ chờ chết. Tâm tôi và những ước mơ về tương lai đã tan vỡ hết lần này đến lần khác. Nhưng qua cuộc hành trình này, tôi đã thấy rõ ràng về điều gì thực sự quan trọng, cũng như niềm vui và lòng biết ơn đối với nhiều món quà mà tôi được trao tặng trong cuộc sống này. Tôi muốn chia sẻ những điều này với các bạn, với hy vọng rằng các bạn cũng tìm được điều gì đó có giá trị cho bản thân và những người mà bạn yêu thương. 

TRƯỚC KHI CHẨN ĐOÁN 

Trước khi được chẩn đoán, tôi hài lòng với cuộc sống của mình và có lẽ hơi tự mãn. Tôi cảm thấy khỏe mạnh, khoản nợ thế chấp đã được trả hết, công việc và cuộc sống gia đình diễn ra một cách thoải mái. Tôi có thể thấy cuộc sống hiện tại và tương lai của mình được bày ra trước mắt, thật tốt đẹp. Tuy nhiên, vào năm 2016, kết quả nội soi định kỳ cho thấy tôi bị ung thư ruột ở giai đoạn IV. Ung thư di căn thoát ra khỏi ruột, lây nhiễm vào nhiều hạch bạch huyết và một nửa lá gan của tôi. Đối với những người có chẩn đoán này, khoảng 90% sẽ chết trong vòng 5 năm. Đó là một thông tin suy sụp.

ĐIỀU TRỊ SỚM

Trong năm đầu tiên, tôi bị sốc và tập trung vào nhiều phương pháp điều trị cũng như những thay đổi mà tôi phải thực hiện trong đời mình. Tôi nghỉ làm việc và được hóa trị. Việc điều trị ban đầu này rất khó khăn vì thuốc đã tấn công các dây thần kinh, dẫn đến tê tay và tê chân, cũng như cảm giác mệt mỏi và buồn nôn thường gặp khi dùng thuốc. Tôi còn nhớ sau ba tháng điều trị, tôi đến gặp bác sĩ chuyên khoa ung thư và ông ấy nói rằng tôi cần ít nhất ba tháng nữa trước khi phẫu thuật. Tôi đã khóc trong phòng mạch của ông ấy – ý nghĩ về thêm ba tháng hóa trị nữa khiến tôi cảm thấy không thể chịu đựng được. Lúc ấy tôi không hề biết rằng bảy năm sau tôi vẫn phải tiếp tục hóa trị!

Sau vài đợt hóa trị, tôi trải qua vài cuộc phẫu thuật – đầu tiên, một nửa lá gan được cắt bỏ và sau đó là một phần ruột. Tôi đã phải cúi gập người nhiều tháng trời vì những vết khâu ở bụng và tôi phải ngủ trên ghế vì không thể nằm thẳng trên giường. Đó là những ngày khó khăn. Tuy nhiên, các phẫu thuật đã thành công. Khoảng một năm rưỡi sau khi chẩn đoán, tôi không có dấu hiệu nào nữa của bệnh ung thư, và ung thư của tôi xem như đã chính thức thuyên giảm!

HY VỌNG CÓ CÁCH CHỮA TRỊ 

Tôi ngừng điều trị một thời gian – không phẫu thuật, không hóa trị. Chỉ cần chụp quét để theo dõi, đầu tiên là ba tháng một lần và sau đó là sáu tháng một lần. Sau chấn thương tâm lý do chẩn đoán bệnh ung thư và các phẫu thuật, tôi bắt đầu cảm thấy có hy vọng rằng có lẽ tôi có thể là một trong những người may mắn được chữa khỏi bệnh. Có lẽ tôi sẽ được lành bệnh và lúc ấy trong tương lai tôi sẽ tạ ơn những ngôi sao may mắn của tôi vì tôi đã thoát khỏi nanh vuốt của căn bệnh ung thư. Mỗi lần đi chụp quét để xem liệu ung thư đã quay trở lại hay chưa đều là một cực hình – tôi đến gặp bác sĩ chuyên khoa ung thư mà không biết liệu mình sẽ được báo cho biết rằng mọi việc vẫn ổn hay bị tuyên án tử hình. Và trong gần hai năm mọi chuyện vẫn ổn. Nhưng rồi sau đó thì không còn ổn nữa.

Tôi được báo cho biết rằng bác sĩ đã tìm thấy thêm một số đốm trong hạch bạch huyết và một số đốm ở lá phổi bên phải của tôi. Hóa trị không giải quyết được vấn đề này nên tôi phải qua một cuộc phẫu thuật. Phần trên cùng của lá phổi bên phải bị cắt bỏ cùng với các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng. May mắn thay, con người được cấu tạo với một số phần dư thừa nên tôi không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào khi thiếu phần phổi này. Điều đáng sợ là căn bệnh ung thư đã quay trở lại và đã lan rộng.

HY VỌNG VÀ SỢ HÃI

Trải qua thêm nhiều tháng nữa với những chụp quét CT mệt mỏi và những cuộc hẹn gặp bác sĩ. Lần chụp quét đầu tiên sau phẫu thuật cho kết quả tốt. Đúng thế! Nhưng liệu tình trạng khả quan có kéo dài không? Tâm tôi tiếp tục dao động giữa hy vọng và sợ hãi. Gần một năm sau cuộc phẫu thuật này, cuối cùng tôi nhận được kết quả giải tỏa được thắc mắc này. Bệnh ung thư đã quay trở lại, di căn đến nhiều nơi - có những đốm ở hạch bạch huyết, ruột, phổi, gan. Bác sĩ chuyên khoa cho biết ung thư đang lan rộng khắp cơ thể tôi. Phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ khối ung thư không còn khả thi. Không thể kiểm soát và chặn đứng nó được nữa.

Khối u bây giờ còn nhỏ nhưng nó sẽ phát triển. Hóa trị sẽ làm chậm quá trình tiến triển nhưng không thể ngăn chặn được. Căn bệnh ung thư cuối cùng sẽ giết chết tôi. Bà bác sĩ chuyên khoa ung thư nói rằng sức khỏe của tôi vẫn còn khá tốt, vì vậy tôi nên duyệt lại danh sách những việc cần phải làm cho mình. Tôi còn sống được bao lâu? Bà ấy không thể nói chắc chắn – có thể thêm vài năm nữa, nhưng có lẽ không quá nhiều.

Nhận được tin bệnh ung thư đã đến giai đoạn cuối là một cú sốc lớn khác. Tất nhiên, tôi biết điều này có thể xảy ra, nhưng một phần trong tâm tôi luôn nuôi hy vọng rằng mình sẽ khỏi bệnh. Tất cả chúng ta đều có xu hướng hành động như thể cuộc sống sẽ tiếp diễn mãi mãi, có lẽ ngoại trừ những khoảnh khắc đau buồn nho nhỏ khi cái chết của một người thân yêu làm chúng ta xúc động. Nhưng ngay cả khi đó, chúng ta vẫn bướng bỉnh, nghĩ rằng điều đó sẽ không xảy đến cho mình. Và tôi đã phải mất một thời gian để hiểu và chấp nhận thực tế là tuổi thọ của tôi có giới hạn. Hiểu biết và chấp nhận đó dần dần thấm sâu; thấm vào xương, vào từng tế bào của cơ thể và làm thay đổi tâm tư tôi. Tôi từ bỏ hy vọng sẽ khỏi bệnh và sẵn sàng đối diện với sự thật rằng thời gian dành cho những gì tôi yêu thích là có hạn, không còn nhiều nữa.

KHÔNG BAO GIỜ CÓ HẠNH PHÚC MÃI MÃI 

Khi còn bé, chúng ta học được rất nhiều điều về thế giới thông qua những câu chuyện và truyện cổ tích. Chúng ta biết rằng trên thế giới có sự xấu ác, nhưng qua thử thách và đau khổ, có thể vượt qua được sự xấu ác ấy và rồi, những người tốt sẽ sống hạnh phúc mãi mãi. Ngay cả khi trưởng thành, chúng ta vẫn tiếp tục sống với những câu chuyện này và tiếp tục tìm kiếm “niềm hạnh phúc mãi mãi” cho riêng mình. Chúng ta được hứa hẹn như thế nhiều lần. Nếu ta có được thân hình đẹp, việc làm hoàn hảo, ngôi nhà mơ ước, có được mối quan hệ đúng đắn thì có lẽ chúng ta sẽ được hạnh phúc mãi mãi. Nhưng bất chấp những nỗ lực mãnh liệt và mong muốn của chúng ta để có hạnh phúc, mọi chuyện dường như không bao giờ diễn ra như vậy.

Có lẽ trong một lúc nào đó, có được tài sản của cải mang lại cho chúng ta đôi chút hạnh phúc, chúng ta tìm thấy tình yêu, có việc làm thích hợp, hoặc có được những đứa con mang lại niềm vui. Nhưng ngay cả khi có được cuộc sống tốt đẹp, chúng ta cũng không thể giữ được nó mãi mãi. Sắc đẹp tàn phai, của cải dần dần tiêu mòn, thú cưng yêu quý rồi cũng chết đi, con cái trưởng thành rồi rời gia đình để sống tự lập. Dù bạn có yêu thích cái gì đó thật là mãnh liệt rồi thì đến một lúc nào đó bạn cũng sẽ phải xa lìa và nói lời chia tay với những gì mình yêu thích. Tất cả chúng ta đều sẽ bị bệnh, già đi, rồi chết. Tôi biết điều này nghe có vẻ khắc nghiệt và nó làm tan nát trái tim chúng ta, nhưng đó là sự thật. Trên thế gian này không có gì là hạnh phúc mãi mãi.

HÃY ĐỂ TRÁI TIM BẠN TAN VỠ

Mặc dù ý tưởng “không bao giờ có hạnh phúc mãi mãi” nghe có vẻ chán nản, nhưng tôi thực sự nhận thấy việc chấp nhận sự thật này đã khiến tôi an vui hơn và gắn bó với cuộc sống hơn bao giờ hết. Nhưng cũng giống như các câu chuyện cổ tích, tôi phải trải qua những thử thách và đau khổ trước khi đến với cái mà đối với tôi là một dạng hạnh phúc thực sự và đáng tin cậy hơn.

Đầu tiên, bạn cần thấy rằng những gì bạn yêu thích chỉ ở với bạn trong một thời gian ngắn. Nói cách khác, trái tim bạn sẽ phải tan vỡ. Hầu hết chúng ta trải qua tâm trạng này lúc đau buồn, khi ai đó qua đời hoặc rời bỏ chúng ta. Chúng ta nhận ra rằng không phải lúc nào họ cũng ở với mình và chúng ta trải qua nỗi đau khi phải đối diện với thực tế này. Chúng ta cảm thấy thiếu vắng, thương nhớ họ và dần dần học cách sống trong một thế giới không có họ. Nhưng chúng ta cũng có thể tập sống như thế trước khi chuyện đó xảy ra, chúng ta có thể sống khi biết rằng mình chỉ có khoảng thời gian ngắn ấy. Nhưng đối với hầu hết chúng ta, ta không muốn nghĩ đến chuyện đó và thích sống trong ảo tưởng êm ấm rằng họ sẽ luôn ở với ta. Tất nhiên là êm ấm, cho đến khi ảo tưởng đó tan vỡ.

NỖI ĐAU BUỒN

Nỗi đau buồn này đã tác động mạnh đến tôi. Nó bất chợt hiện ra vài lần trong ngày. Một cơn sóng thần đau buồn quét qua thân, cổ họng và mặt tôi. Tôi không thể tránh được. Buồn bã và đau khổ tột độ dâng tràn, những tiếng nức nở sâu thẳm, hoặc tiếng than khóc dâng lên trong cổ họng tôi và nước mắt tôi dâng trào và rơi xuống má. Nó choáng ngợp, nhưng tôi để nó lấn át mình. Nó đi xuyên qua cơ thể tôi như một cơn bão – có lẽ 5 hoặc 10 phút rồi biến mất. Mắt tôi sưng húp và mệt mỏi. Trong một thời gian dài, tôi cảm thấy như có cả một đại dương của buồn bã ở bên trong mình, nhưng tôi chỉ có thể khóc từng chút một. Tôi cảm thấy nỗi buồn là vô tận. Nó thật mạnh mẽ và đau đớn, nhưng tôi dùng toàn bộ cơ thể để lắng nghe những gì nó nói với tôi.

Điều khởi động nỗi đau buồn đó là những suy nghĩ về con gái tôi – Belle, và vợ tôi – Gaye. Trái tim tôi tan vỡ khi nghĩ rằng tôi sẽ rời xa họ. Tôi đau buồn về thời gian tôi sẽ mất đi. Tôi sẽ không sống trong tuổi già với Gaye, rất có thể tôi sẽ không còn sống để thấy Belle kết hôn, sinh con, hay tốt nghiệp trở thành một chuyên gia tâm lý học. Điều này thật là khó nghĩ, nhưng ý tưởng tồi tệ hơn đối với tôi là tôi sẽ không ở bên họ khi họ đau khổ. Tôi dành một tình thương mãnh liệt và sẵn sàng che chở cho cả hai người thân yêu đó, và ý tưởng rằng tôi sẽ không ở bên họ trong lúc họ đau khổ khiến trái tim tôi tan nát. Vào thời điểm họ cần tôi nhất, sau khi tôi qua đời, tôi sẽ không ở đó để chăm sóc họ, nói với họ rằng mọi việc rồi sẽ ổn thôi, để chia sẻ gánh nặng với họ. Thật khó để diễn tả bằng ngôn từ về mức độ tàn khốc của cảm giác này.

NỖI ĐAU VƠI DẦN NHƯNG THƯƠNG YÊU VẪN CÒN ĐÓ

Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng tôi đau buồn khi tôi còn sống, trong khi những người khác sẽ đau buồn khi tôi qua đời. Nhưng đó là điều cần thiết. Tôi đã đau buồn theo cách này trong một thời gian dài, nhưng dần dần nỗi đau buồn này đã dạy cho tôi nhiều bài học. Nó đã dạy tôi về mức độ sâu kín của tình yêu và sự quan tâm dành cho gia đình tôi. Gia đình đối với tôi thật là quý báu, chúng tôi thật lòng yêu thương nhau và tôi thật là may mắn khi có được một gia đình như thế. Nó đã dạy tôi rằng cho dù có được tình thương yêu mãnh liệt như thế, cuộc sống không trao tặng cho ta niềm hạnh phúc kéo dài mãi mãi – nó chỉ ở đây trong một thời gian. Tôi đã tưởng rằng mình sẽ có nhiều năm sống bên cạnh Gaye và Belle. Nhưng đây chỉ là một giả định, một ảo tưởng. Cuộc sống chưa bao giờ hứa hẹn có một hạnh phúc mãi mãi với hai người thân yêu đó.

Tôi bắt đầu nhận ra rằng tôi đang đau buồn vì mất đi những tương lai chưa bao giờ được trao cho tôi. Trong sự tự mãn, tôi đã cho rằng mình sẽ già đi cùng Gaye và tôi sẽ thấy Belle có nhiều bước tiến vào thế giới người lớn. Nhưng điều đó không có thật. Muốn có được những tương lai này là không có thật. Từng chút một, tôi dần dần buông bỏ những giấc mơ đau đớn này. Tôi xem chúng chỉ như là những biểu hiện của lòng thương yêu. Và theo thời gian, nỗi đau vơi dần nhưng lòng thương yêu vẫn còn đó.

TỪ BỎ HY VỌNG VÀ TÌM KIẾM THỜI GIAN QUÝ GIÁ

Khi tôi buông bỏ những giấc mơ đau đớn đó, định hướng cuộc sống của tôi bắt đầu thay đổi. Tôi chấp nhận sự thật rằng ở một khía cạnh nào đó, tôi không thể sống lâu với tình trạng bệnh ung thư này. Vì vậy, tôi đã từ bỏ hy vọng đó. Thật là nhẹ nhõm! Cuộc sống của tôi bây giờ rõ ràng là tất cả những gì tôi đang có, và không còn kéo dài bao lâu nữa. Đúng, trái tim tôi vẫn tan vỡ, nhưng quan trọng hơn, nó đã rộng mở. Tôi nhận ra rằng mình chỉ có bấy nhiêu thời gian bên Gaye và Belle, và tôi chỉ có thể làm những việc mình yêu thích trong vài năm nữa thôi. Chỉ còn có rất ít thời gian bên gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Thời gian có hạn. Tôi bắt đầu bước vào cái mà mọi người trong lĩnh vực chăm sóc giảm nhẹ gọi là “thời gian quý giá”.

Thời gian quý giá xảy ra với con người vào cuối cuộc đời khi họ cuối cùng chấp nhận sự thật rằng mình sẽ chết và họ chỉ còn có bấy nhiêu thời gian đó thôi. Họ nhận ra rằng thời gian rất quý giá và điều này giúp họ tập trung vào những gì thực sự quan trọng đối với họ. Như Barbara Karnes, tác giả nhiều sách nổi tiếng về chăm sóc giảm nhẹ, đã viết rất hay: “Đây là lúc để làm và nói những gì cần làm và cần nói. Đây là lúc bạn phải sống tốt nhất có thể, để mỗi khoảnh khắc trở nên có ý nghĩa với bạn.”

Trong khi bệnh ung thư là một người thầy khắc nghiệt và tàn nhẫn, tôi vô cùng biết ơn những gì nó đã dạy tôi về cuộc sống, cái chết, nỗi đau buồn và quan trọng nhất là tình yêu thương. Trái tim tôi tan vỡ, nhưng nó phải như vậy. Tất cả tài sản của chúng ta, chúng ta đã thu thập và cẩn thận gìn giữ, mọi thứ, ngay cả thân tâm của chúng ta, cuối cùng chúng ta cũng phải buông bỏ. Chúng ta chỉ có bấy nhiêu thời gian để ở bên cạnh những người thân yêu của mình. Dù có giữ chặt đến đâu thì đến một lúc nào đó chúng ta cũng phải nói lời chia tay. Điều này có thể khiến trái tim chúng ta tan nát, nhưng cũng nhờ đó mà nó có thể giúp mở rộng trái tim chúng ta.

MỞ RỘNG TRÁI TIM 

Cuộc sống hiện nay của tôi xét về mọi mặt, thực sự trở nên đơn giản và nhẹ nhàng. Khi thực hành phát triển niệm và hành thiền, tôi chỉ đơn giản mở rộng trái tim mình, đón nhận bất cứ cái gì hiện có ở đây, ngay bây giờ. Công việc của tôi với tư cách là một nhà trị liệu cũng giống như vậy. Ngày qua ngày, từng khoảnh khắc, ý định của tôi là sống theo sự thật của mình theo cách cho phép mọi người sống theo sự thật của họ. Tôi trở nên ít quan tâm đến việc “chỉnh sửa” con người hoặc tình huống. Chúng ta thường vội vàng phóng đến tương lai đến mức không nhìn thấy rõ ràng những gì gần gũi nhất với mình. Tuy nhiên, khi biết mình đang ở đâu, chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn về nơi mình cần đi tiếp theo. Buông bỏ mọi kết quả ngóng trông là một sự giải phóng kỳ diệu. Cuộc sống (và công việc) trở nên nhẹ nhàng, thong thả.

BA CÂU HỎI CỦA NHÀ VUA

Thiền sư Ajahn Brahm có kể một câu chuyện tuyệt vời của Lev Tolstoy về “Ba câu hỏi của nhà vua”. Một ngày nọ, nhà vua tác ý tìm câu trả lời cho ba câu hỏi quan trọng nhất trên đời: Lúc nào là thời điểm quan trọng nhất? Ai là người quan trọng nhất để ta quan tâm đến? Việc nào là quan trọng nhất cần phải làm? Nhà vua du hành khắp nơi trong vương quốc để tìm câu trả lời, được nghe từ nhiều người thông thái và uyên bác, nhưng ngài không cảm thấy thỏa mãn, hài lòng.

Sau hàng loạt các cuộc phiêu lưu, nhà vua cuối cùng nhận được câu trả lời thỏa đáng từ một vị ẩn sĩ già. Thời điểm nào là quan trọng nhất? Đó là ngay bây giờ, thời điểm ngay trong hiện tại là lúc duy nhất ta ở đây và có thể hành động. Người quan trọng nhất để ta quan tâm đến là người đang ở trước mặt ta ngay trong lúc này. Điều quan trọng nhất cần phải làm là đối xử tử tế với người ấy. Rất đúng! Căn bệnh ung thư đã tước đoạt những hy vọng viển vông của tôi về tương lai, nhưng nó cho tôi thấy rằng sống trọn vẹn ngay trong hiện tại là điều quan trọng nhất. 

MỖI NGÀY LÀ MỘT MÓN QUÀ

Tương lai vô cùng bất định, nhưng đối với tôi bây giờ mỗi ngày là một món quà. Mỗi khoảnh khắc đều quý giá. Tôi trân quý thời gian tôi có với mọi người chung quanh. Tôi không còn nghĩ đến mọi việc sẽ diễn ra như thế nào trong tương lai. Tôi sống tự do theo cách mà trước đây tôi không thể tưởng tượng được. Cuộc sống là một niềm vui. Tôi biết ơn, tôi sống với lòng biết ơn từng khoảnh khắc.

Như một món quà cuối cùng dành cho bạn, tôi xin chia sẻ một bài thơ hay của một thiền sư Nhật Bản trong thế kỷ 18, tên là Ryōkan Taigu (Lương Khoan Đại Ngu). Sư được nhiều người yêu mến vì cuộc sống ẩn dật an vui và giản dị. Đối với tôi, Sư là hiện thân vẻ đẹp của một con người có trái tim hoàn toàn rộng mở, tấm lòng nhân hậu tỏa sáng trên vạn vật một cách bình đẳng, như ánh nắng ban trưa. Chỉ là một tâm hồn đẹp, thật xinh đẹp.

NGÀY ĐẦU XUÂN 
Thiền sư Ryōkan Taigu (1758-1831)

Những ngày đầu xuân – bầu trời
có màu xanh sáng, mặt trời to lớn và ấm áp. 
Mọi thứ đang chuyển sang màu xanh.
Tôi mang bình bát đi bộ đến làng
để nhận thức ăn hàng ngày.
Lũ trẻ nhận ra tôi ở đầu làng
Vui vẻ vây quanh, nắm kéo tay tôi cho đến khi tôi đứng lại.

Tôi đặt bát lên tảng đá trắng, treo túi xách lên cành cây.
Đầu tiên chúng tôi bện cỏ và chơi kéo co,
Sau đó lần lượt hát và đá bóng:
Tôi đá bóng thì chúng hát, 
Chúng đá bóng thì tôi hát. 
Tôi quên cả thời gian trôi qua.

Người ta đi ngang qua, chỉ vào tôi và cười:
“Tại sao Sư lại chơi đùa như thế?” 
Tôi gật đầu mà không trả lời.
Tôi có thể giải thích, nhưng tại sao phải làm thế?
Bạn có muốn biết những gì trong tâm tôi?
Ngay từ lúc ban đầu: Chỉ vậy thôi! Chỉ vậy thôi!

– Bình Anson lược dịch 
Perth, Tây Úc, tháng 2-2024

*-----*