Friday 17 June 2011

Chỉ nên bàn luận về Pháp

Kinh Tôn giả Tỳ-xá-khư khéo thuyết
(T.100-008; 別譯雜阿含經 Bieyi za ahan jing - Biệt dịch Tạp A-hàm Kinh)
Bình Anson lược dịch

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Đức Thế tôn trú ở Xá-vệ, vườn Cấp Cô Độc, rừng Kỳ-đà . Lúc bấy giờ, sa môn Tỳ-xá-khư, con của dòng họ Bát-xà-la, triệu tập các tỳ-khưu đến giảng đường để thuyết pháp, với ngôn từ đầy đủ, lời nói trôi chảy. Lời thuyết của tôn giả làm cho thính chúng hân hoan, lắng nghe, và hiểu rõ ràng những gì được thuyết. Khi nghe tôn giả thuyết giảng, các tỳ-khưu hoan hỷ, cung kính chú tâm lắng nghe. Ngài thuyết không phải vì lợi dưỡng hay danh vọng, nhưng với ý nghĩa thâm sâu khiến người nghe ghi nhớ, không quên.

Đại chúng nghe nhìn như thế, và một số tỳ-khưu đến gặp Đức Phật, đảnh lễ dưới chân Ngài và nói: “Bạch Thế Tôn, ngài Tỳ-xá-khư Bát-xà-la Tử tại giảng đường vì đại chúng mà thuyết pháp, không phải vì lợi dưỡng hay danh vọng, với ý nghĩa thâm sâu khiến người nghe ghi nhớ, không quên”. Đức Phật bảo chư tỳ-khưu: “ Hãy gọi Tỳ-xá-khư Bát-xà-la Tử đến đây”. Các tỳ-khưu tuân lệnh, đi gọi ngài Tỳ-xá-khư Bát-xà-la Tử. Khi nhận được lệnh, tôn giả đến gặp Đức Phật, đảnh lễ dưới chân Ngài. Đức Phật hỏi: “Có phải ông đã triệu tập các tỳ-khưu, thuyết pháp, và họ đã chú tâm lắng nghe?”. Tôi giả đáp: “Dạ, đúng như thế”.

Đức Phật khen: “Lành thay, lành thay, Tỳ-xá-khư! Ông đã triệu tập các tỳ-khưu đến giảng đường để thuyết pháp, không phải vì lợi dưỡng hay danh vọng, với ngôn từ đầy đủ, người nghe hoan hỷ, thành tâm ghi nhớ. Từ nay về sau, hãy tiếp tục thuyết pháp như thế, đem lại lợi ích cho mọi người. Và này các tỳ-khưu, khi tụ tập ít người hay nhiều người, các ông nên thực tập hai điều: một, các ông chỉ nên nói về các pháp tinh yếu; hai, nếu không có gì đáng nói, thời nên giữ im lặng. Không nên bàn luận chuyện thế tục. Không nên khinh thường sự im lặng, vì im lặng có lợi ích lớn”.

Sau đó, Thế Tôn nói bài kệ:

Khi tụ tập lại
Người trí và kẻ ngu
Nếu không có thuyết giảng
Thời không biết trí, ngu.
Nếu có sự bàn luận
Thời biết được trí, ngu.
Bởi vậy các tỳ-khưu
nên bàn luận về Pháp
để đuốc Pháp thắp sáng
rạng rỡ ngọn cờ Thánh,
Diệu pháp là ngọn cờ
của bậc A-la-hán,
Thiện ngữ là ngọn cờ
của các bậc thánh nhân.

Đức Phật thuyết như thế. Các tỳ-khưu đồng nghe Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

*
 
Visākha preaches well
(T.100-008; 別譯雜阿含經 Bieyi za ahan jing - Biệt dịch Tạp A-hàm Kinh)
Source: http://buddhistinformatics.chibs.edu.tw/BZA/

Thus have I heard, once, the Buddha was staying at Sāvatthī at the Jeta Grove in the Anāthapiṇḍika Park.

At that time the renunciant Visākha, son of Pañcāla, had assembled a number of monks in the Dhamma hall and preached the Dhamma for them. His words were perfect and what he said was flawless. He was able to delight and comfort his audience, letting them listen without getting bored, and understand his meaning right away. The monks, on hearing him, were so happy they could hardly sit still; they listened whole-heartedly, reverently, with undivided attention. They heard how he was speaking not in order to gain offerings or fame, how his arguments were compelling and far-reaching, and how he let his listeners remember well what he had said.

At that time a great number of people heard him preaching in this way. A number of monks went to the Buddha, paid homage to his feet and sat to one side. They told the Buddha: ‘World-honored One! The monk Visākha, son of Pañcāla, preaches to a large number of people in the Dhamma hall, not in order to gain offerings nor to acquire fame. His arguments are compelling and far-reaching. He is able to make his listeners remember what he had said and not forget’.

The Buddha told the monks: ‘Go and and call this Visākha, son of Pañcāla’. Having received the order, the monks went to summon Visākha. When he received the summons, he went to the Buddha, paid homage to his feet and sat to one side. The Buddha asked Visākha: ‘Is it true that you assemble the monks and preach Dhamma to them and that they listen whole-heartedly. Is this a fact?’. Visākha answered: ‘It is true’.

There the Buddha praised him: ‘Very good, very good, Visākha. You assembled the monks in the Dhamma hall, preached the Dhamma for them, and not in order to gain offerings or fame. Your words were perfect, the listeners delighted and you reached their hearts. From now on keep on preaching the Dhamma in this way, generously for [their] benefit. And you, monks, no matter if many of you are gathered in one place or only a few, you should practise two things: First, you should talk about the principles of Dhamma. Second, if you have nothing to say [about the Dhamma], be silent. Do not discuss all kinds of secular topics. Now, do not make lightly of this silence, silence has great benefits’.

At that time the Buddha spoke a verse:

Gathered in a crowd
the foolish and the wise are mixed together.
If nothing is said
the difference between them cannot be known.
If something is said
then the difference can be told.
This is why you now
should talk about the principles of the Dhamma;
let the flame of the Dhamma burn brightly
hoist the banner of the sage:
all Arahats take the wondrous Dhamma as their banner
all sages take well-spoken speech as their banner.

When the Buddha had finished, the monks, having listened to what he had said, were happy and practised accordingly.

* * *
 
Các bài kinh tương đương:
 
(1)
 
Kinh Tỳ-xá-khư
(T.99-1069, Tạp A-hàm)
Thích Đức Thắng dịch


Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, tại nước Xá-vệ. Bấy giờ Tôn giả Tỳ-xá-khư Bát-xà-lê Tử [1] tụ họp ở nhà cúng dường [2], thuyết pháp cho số đông các Tỳ-khưu, ngôn từ hoàn hảo, giọng tốt trong trẻo cú vị rõ ràng, chính xác, lời nói phù hợp với trí tuệ; thính giả thích nghe, lời nói lưu loát, hiển bày ý nghĩa sâu xa, khiến các Tỳ-khưu nhất tâm lắng nghe.

Khi ấy Thế Tôn đang nhập chánh thọ ban ngày [3], với thiên nhĩ thanh tịnh hơn tai người thường, nghe tiếng thuyết pháp, Ngài xuất định, đi đến giảng đường, ngồi trước đại chúng và nói với Tỳ-khưu Tỳ-xá-khư Bát-xà-lê Tử:

“Lành thay, lành thay, Tỳ-xá-khư! Ông có thể ở nơi nhà cúng dường này mà thuyết pháp cho các Tỳ-khưu, với ngôn từ hoàn hảo, cho đến, hiển hiện ý nghĩa sâu xa, khiến các Tỳ-khưu chuyên tinh, kính trọng. Ông hãy thường xuyên thuyết pháp như vậy cho các Tỳ-khưu, khiến các Tỳ-khưu chuyên tinh kính trọng, nhất tâm ưa nghe, sẽ được ích lợi lâu dài, sống an lạc.”

Bấy giờ, Thế Tôn liền nói bài kệ:

Nếu không có thuyết pháp,
Khó phân rõ ngu, trí.
"Đây ngu! Đây trí tuệ!”
Không do đâu hiển hiện.
Khéo nói pháp tươi mát,
Nhân thuyết trí rõ ràng.
Thuyết pháp là sáng chiếu,
Sáng chói cờ Đại tiên.

Phật nói kinh này xong; Tỳ-xá-khư Bát-xà-lê Tử nghe những gì Phât dạy, hoan hỷ, tùy hỷ, đảnh lễ rồi lui.

Chú thích:

[1] Tỳ-xá-khư Bát-xà-lê Tử 毘舍佉般闍梨子. Pāli: Visākho pañcālaputto
[2] Cúng dường đường 供養堂. Pāli: upaṭṭhānasālā, giảng đường hay thị giả đường, hay nhà khách.
[3] Trú chánh thọ 晝正受. Đây chỉ sự nghỉ trưa. Bản Pāli: sāyaṇhasamayaṃ patisallāna.


*
(2)

Kinh Visākha
(SN 21.7)
HT Thích Minh Châu dịch

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Vesāli (Tỳ-xá-ly), tại Mahāvana (Ðại Lâm) chỗ Trùng Các giảng đường.

Lúc bấy giờ Tôn giả Visākha, thuộc dòng họ Pancāla, trong giảng đường đang thuyết pháp thoại cho các Tỳ-khưu, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với những lời lễ độ, thân hữu, không phun nước miếng, giải thích nghĩa lý, thích hợp, không chấp trước.

Rồi Thế Tôn vào buổi chiều, từ chỗ tịnh cư đứng dậy, đi đến giảng đường; sau khi đến, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn.

Sau khi ngồi, Thế Tôn bảo các Tỳ-khưu:

-- Này các Tỳ-khưu, trong hội trường, ai đã thuyết giảng pháp thoại cho các Tỳ-khưu, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với những lời lễ độ, thân hữu, không phun nước miếng, giải thích nghĩa lý, thích hợp, không chấp trước?

-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Visākha thuộc dòng họ Pancāla, trong hội trường thuyết giảng pháp thoại cho các Tỳ-khưu, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với những lời lễ độ, thân hữu, không phun nước miếng, giải thích nghĩa lý, thích hợp, không chấp trước.

Rồi Thế Tôn cho gọi Tôn giả Visàkha, thuộc dòng họ Pancàla và nói:

-- Lành thay, lành thay, Visākha! Lành thay, này Visākha! Ông thuyết pháp thoại cho các Tỳ-khưu, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, với những lời lễ độ, thân hữu, không phun nước miếng, giải thích nghĩa lý, thích hợp, không chấp trước.

Thế Tôn thuyết như vậy, bậc Thiện Thệ thuyết như vậy, bậc Ðạo Sư lại nói thêm:

Họ biết bậc Hiền triết,
Khi vị này lẫn lộn,
Với các kẻ ngu si,
Dầu vị này không nói.
Và họ biết vị ấy,
Khi vị này nói lên,
Nói lên lời thuyết giảng,
Liên hệ đến bất tử;
Hãy để vị ấy nói,
Làm sáng chói Chánh pháp;
Hãy để vị nêu cao
Lá cờ các bậc Thánh.
Lá cờ bậc Hiền Thánh,
Là những lời khéo nói,
Lá cờ bậc Hiền Thánh,
Chính là lời Chánh pháp.


* * *

No comments: