Tuesday, 21 July 2015

Về bài kinh Kalama

Nghe giảng bài kinh Kalama

Tối nay ngồi nghe giảng bài kinh Kalama trong PalTalk, tôi có chút ít bâng khuâng. Hầu như đa số chúng ta đều thích trích dẫn và bình giảng đoạn kinh "... đừng tin chỉ vì truyền khẩu, chỉ vì truyền thống, chỉ vì tin đồn ..." -- rồi cho đó là phương châm của người học Phật, mà quên đi mục đích chính của bài kinh.

Trong bài kinh, Đức Phật không đưa ra các nguyên tắc tổng quát nào để chúng ta tin hay không tin vào bất cứ một điều gì. Thật ra, mục đích chính của bài kinh này là Đức Phật muốn giải tỏa các thắc mắc, hoang mang của những người Kalama về sự tái sinh và hậu quả của các hành động thiện và ác.

Vấn đề trích dẫn và giảng giải một câu nói nào đó, một lời dạy nào đó của Đức Phật ngoài ngữ cảnh, mạch văn của bài kinh (out of context) là vấn đề thường gặp khi nghe hay đọc các bài luận giảng trong thời đại ngày nay.

-- (Bình Anson, 23-06-2008)
* * *

VỀ BÀI KINH KALAMA
Tỳ-khưu Bodhi

Bài kinh Kalama, trong Tăng Chi bộ, chương Ba Pháp, thường được nhiều người xem như là một "Hiến chương Phật giáo về Tự do Trạch vấn". Mặc dù bài kinh bác bỏ các tư duy giáo điều và lòng tin mù quáng, vấn đề ở đây là bài kinh có thật sự mang những ý nghĩa mà người ta thường gán ghép vào đó hay không? Dựa vào một đoạn duy nhất của bài kinh, thường được trích dẫn sai lạc ra ngoài mạch văn, người ta thường nghĩ rằng Đức Phật là một nhà chủ nghĩa thực nghiệm, bác bỏ mọi giáo thuyết và lòng tin, và Pháp của Ngài chỉ là công cụ của một người tư duy tự do để đạt chân lý, và mời gọi mỗi người chấp nhận hay bác bỏ bất cứ điều gì theo sở thích của họ.

Thế nhưng, bài kinh Kalama có thật sự biện minh cho quan điểm đó không? Hay chúng ta thấy ở đây chỉ là một tập hợp các dạng thái khác nhau của khuynh hướng trơ trẽn xưa cũ là đánh đồng Giáo Pháp với những gì thích hợp với mình -- hoặc thích hợp với những người đang nghe mình thuyết giảng? Trong giới hạn của bài viết ngắn này, chúng ta hãy đọc lại toàn bộ bài kinh Kalama, và cũng cần nên nhớ rằng để hiểu đúng lời Phật dạy, chúng ta cần phải tìm hiểu ý định của Ngài khi nói ra các lời dạy đó.

*

Đoạn kinh thường được nhiều người trích dẫn như sau:

- "Này quý vị Kalama, đừng tin theo vì truyền khẩu, vì từ sự truyền thừa của các vị đạo sư, vì lời đồn đại, vì đó là bộ sưu tập thánh điển, vì nghe thuận lý, vì suy diễn, vì ngẫm nghĩ thuận lý, vì chấp nhận một quan kiến sau khi cân nhắc, vì người nói ấy có vẻ có thẩm quyền, hay vì nghĩ rằng: 'Vị ẩn sĩ ấy là đạo sư của ta.'"

"Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là bất thiện; các pháp này là đáng chê; các pháp này bị người trí chỉ trích; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau’, quý vị hãy từ bỏ chúng. ... Khi nào quý vị tự mình biết rõ: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này là đáng khen; các pháp này được người trí ca ngợi; các pháp này nếu được thực hiện và chấp nhận, sẽ đưa đến lợi lạc hạnh phúc’, quý vị hãy đạt đến và an trú".

Đoạn kinh này, cũng như những đoạn khác ghi lại trong kinh điển, Đức Phật nói ra trong một ngữ cảnh đặc biệt -- cho thính chúng trong một bối cảnh đặc biệt nào đó -- và vì thế cần phải hiểu trong ngữ cảnh đó. Các người trong bộ tộc Kalama, cư dân của thị trấn Kesaputta, được nhiều vị đạo sư với những quan điểm khác nhau đến viếng thăm, mỗi vị đề cao giáo thuyết của mình và bôi bác giáo thuyết của người khác. Điều này làm cho những người Kalama hoang mang. Khi biết ẩn sĩ Gotama, được ca ngợi là bậc Giác Ngộ, đến viếng thị trấn, họ đến yết kiến Ngài, với hy vọng rằng Ngài sẽ giúp giải tỏa các sự hoang mang, nghi ngờ của họ. Khi đọc tiếp các đoạn sau của bài kinh, chúng ta thấy rõ ràng các vấn đề làm cho họ hoang mang là về sự tái sinh và hậu quả của các hành động thiện và ác.

Đức Phật bắt đầu bằng cách trấn an những người Kalama rằng trong tình huống như thế, họ nghi ngờ hoang mang là đúng, và Ngài khuyến khích họ nên trạch vấn. Tiếp theo, Ngài nói với họ những điều như đã được ghi trong đoạn kinh trích dẫn ở trên, khuyên họ nên từ bỏ những điều họ tự biết rõ là bất thiện, và thực hành những những điều họ tự biết rõ là thiện. Lời khuyên này có thể nguy hiểm cho những ai không có luân lý đạo đức, và chúng ta có thể hiểu rằng ở đây, Đức Phật xem những người Kalama này là những người có đạo đức tốt. Dù thế nào, Ngài cũng không để cho họ tự mình suy diễn, mà Ngài còn khéo léo hỏi họ để cho họ thấy tham sân si đưa đến bất hạnh, khổ đau cho mình và cho người khác, và chúng phải được từ bỏ. Trái lại, tâm vô tham, vô sân, vô si sẽ đưa đến an lạc, hạnh phúc, và vì thế, cần phải được nuôi dưỡng.

Tiếp theo, Đức Phật giảng rằng một “vị Thánh đệ tử ly tham, ly sân, ly si” luôn luôn sống tỉnh giác, niệm, an trú vào bốn tâm vô lượng (Từ, Bi, Hỷ, Xả) và tỏa rộng bốn tâm ấy bao trùm toàn thế giới. Với tâm thanh tịnh, không oán thù, không ác hại như vậy, vị ấy có được “bốn sự an ổn” ngay bây giờ và tại nơi đây: (i) nếu có đời sau và nếu có kết quả dị thục do các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sẽ sinh vào cõi thiện lành; (ii) nếu không có đời sau và nếu không có kết quả dị thục, vị ấy vẫn sống tự tại và an lạc tại đây và ngay bây giờ; (iii) nếu có quả xấu trổ ra bởi nghiệp ác, vị ấy không chịu quả xấu; và (iv) nếu quả xấu không trổ bởi nghiệp ác, cũng không ảnh hưởng gì đến vị ấy vì ý nghĩ lẫn hành động của vị ấy đều trong sạch. Sau khi nghe giảng như thế, các người Kalama tỏ lòng tri ân và tán thán Đức Phật, rồi xin Ngài cho phép họ quy y Tam Bảo.

*

Bài kinh Kalama có đề nghị, theo quan điểm của nhiều người, rằng một người Phật tử có thể bác bỏ mọi giáo thuyết và lòng tin, rằng người ấy chỉ cần dựa theo kinh nghiệm cá nhân của mình như là tiêu chuẩn để đánh giá các lời dạy của Đức Phật và để bác bỏ những gì mà mình không thể dung hợp, hay không? Đúng rằng Đức Phật không đòi hỏi những người Kalama phải chấp nhận những gì Ngài nói vì họ có lòng tin nơi Ngài, nhưng chúng ta cần phải ghi nhận một điểm quan trọng: những người Kalama này, khi bắt đầu bài kinh, chưa phải là đệ tử của Đức Phật. Họ đến gặp Ngài và xem Ngài chỉ như là một vị cố vấn, để nghe những lời khuyên khả dĩ giúp họ xóa tan sự nghi ngờ thắc mắc của họ, nhưng họ chưa xem Ngài là đấng Như Lai, bậc Toàn Giác, là vị có thể chỉ cho họ con đường tâm linh đưa đến giải thoát tối hậu.

Bởi vì các người Kalama không có ý định đến gặp Đức Phật để tìm hiểu sứ mạng hoằng pháp của Ngài, để tìm hiểu con đường giải thoát, cho nên chưa phải là dịp để Đức Phật thuyết giảng về Giáo Pháp cao diệu của Ngài, chẳng hạn như là Tứ Diệu Đế, tam tướng (khổ, vô thường, vô ngã), và các pháp quán niệm. Giáo Pháp này chỉ giảng đặc biệt cho những ai đã chấp nhận Đức Phật là vị Thầy dẫn đường giải thoát. Trong các bài kinh khác, Ngài chỉ thuyết giảng cho những ai đã có "lòng tín thành nơi Đức Như Lai” và cho những ai đã có đầy đủ phước duyên để thông hiểu và thực hành các lời dạy đó. Những người Kalama này, ngay trong đoạn đầu bài kinh, chưa phải là thửa đất mầu mỡ để Ngài gieo các hạt giống giáo pháp giải thoát. Họ còn đang hoang mang về các lời tuyên bố trái ngược nghe được từ các vị đạo sĩ khác, tâm họ vẫn chưa rõ ràng, ngay cả về nền tảng căn bản của đạo đức.

Vì thế, sau khi khuyên họ không nên tin dựa theo các truyền thống sẵn có, dựa theo lý luận trừu tượng, dựa theo các bậc đạo sư khéo thuyết, Đức Phật trình bày những gì có thể kiểm chứng tức khắc và có khả năng thiết lập một nền tảng vững chắc cho đời sống đạo đức và thanh tịnh tâm hồn. Ngài dạy rằng cho dù có hay không có tái sinh sau khi chết, một đời sống có đạo đức và có lòng từ bi với mọi loài chúng sinh tất nhiên sẽ mang đến phần thưởng quý báu ngay bây giờ và ở nơi đây, đó là sự an bình và hạnh phúc nội tâm, cao quý hơn tất cả các khoái lạc mong manh khi con người vi phạm các nguyên tắc đạo đức và chạy theo lòng tham dục. Cho những ai dù chưa sẵn sàng chấp nhận có đời sau, có đời sống khác sau khi chết, lời dạy như thế sẽ đảm bảo sự an vui hiện tại của họ, và nhờ thế, có khả năng giúp họ tái sinh về cõi thiện lành.

Mặt khác, cho những ai có khả năng hiểu biết và chấp nhận sự hiện hữu của chúng ta qua tái sinh luân hồi, lời dạy của Ngài cho những người Kalama vượt qua các tác động tức thời và chỉ thẳng vào cốt lõi của Giáo Pháp. Ba trạng thái tâm -- tham, sân, si -- được Ngài đem ra thuyết giảng không phải chỉ là căn bản của tà hạnh và uế nhiễm trong tâm. Trong khung giáo lý của Ngài, đó là cội nguồn của lậu hoặc -- là nguyên nhân chính của tất cả mọi ràng buộc và đau khổ -- và toàn thể Giáo Pháp có thể xem như là pháp hành để diệt sạch ba cội rễ ác hại này, bằng cách phát triển toàn hảo ba liều thuốc hóa giải: xả ly, từ bi và trí tuệ.

*

Như thế, bài giảng cho các người Kalama trình bày cách thử nghiệm tốt để mang lại sự tín nhiệm nơi Giáo Pháp như là một giáo thuyết khả thi đưa đến giải thoát. Giáo Pháp bắt đầu với một lời dạy có thể chứng nghiệm tức thời, giá trị của lời dạy ấy có thể thấy được bởi bất cứ người nào có đạo đức tốt và thực hành nghiêm túc cho đến kết luận cuối cùng, nghĩa là có thể thấy được: các lậu hoặc trong tâm gây tai hại và đau khổ cho mình và cho xã hội, đoạn trừ lậu hoặc sẽ mang đến an bình và hạnh phúc, và các pháp hành mà Đức Phật đã dạy là những phương cách hiệu quả để đoạn trừ các lậu hoặc đó. Bằng cách tự thử nghiệm lời dạy này, chỉ cần tạm thời đặt lòng tin nơi Đức Phật như hành trang đi đường, cuối cùng rồi ta sẽ có được một sự tin tưởng vững chắc, dựa trên kinh nghiệm thực chứng, nơi uy lực giải thoát và thanh tịnh hóa của Giáo Pháp. Sự tin tưởng nơi lời dạy ấy sẽ mang lại lòng tịnh tín sâu xa nơi Đức Phật là vị Thầy, và từ đó, ta sẽ chấp nhận các nguyên tắc hành trì mà Ngài truyền giảng để giúp ta tiến bước trên con đường đưa đến giác ngộ, ngay cả khi chúng vượt ngoài khả năng kiểm chứng của ta. Đây chính là đánh dấu sự khai mở Chánh Kiến, bước đầu tiên của Bát Chánh Đạo.

Một phần vì phản ứng chống lại chủ nghĩa giáo điều, một phần vì quỵ lụy vào kiến thức khoa học khách quan, khuynh hướng thời thượng ngày nay là vội vàng suy diễn cho rằng Đức Phật bác bỏ mọi lòng tin và giáo thuyết đã thiết lập, và cho rằng Ngài dạy chúng ta chỉ chấp nhận những gì ta có thể tự kiểm nghiệm, qua bài kinh Kalama. Tuy nhiên, sự suy diễn này không chính xác. Chúng ta đừng quên rằng đây là các lời khuyên của Đức Phật đến những người Kalama khi họ chưa sẵn sàng tin Ngài và Giáo Pháp của Ngài; cũng bởi lẽ ấy, bài kinh đã không đề cập gì đến Chánh Kiến và cả bầu trời tươi sáng khi có được một cái nhìn chân chính. Trái lại, bài kinh chỉ đưa ra những lời khuyên hợp lý nhất để họ có được một đời sống hiền thiện, khi vấn đề về đức tin tối hậu được tạm thời gác sang một bên.

Ở đây, chúng ta cần phải hiểu rằng lời Đức Phật dạy trong bài kinh bao gồm những gì mà chúng ta có thể tự thực chứng trong kinh nghiệm đời sống hằng ngày; rồi từ đó, sẽ là cơ sở vững chắc để ta đặt niềm tin vào những khía cạnh khác của Giáo Pháp, vượt qua những kinh nghiệm thông thường của ta. Đức tin trong Phật Pháp không bao giờ được xem như là cứu cánh, cũng không đủ bảo đảm để giác ngộ giải thoát, mà chỉ là điểm khởi đầu của một tiến trình thăng hoa chuyển hóa nội tâm để khai mở tuệ quán. Để tuệ quán thực hiện được chức năng giải thoát, nó cần phải được khai mở trong bối cảnh nắm bắt chính xác các chân lý trọng yếu về vị trí của chúng ta trong thế gian và về phạm vi của giải thoát. Các chân lý này đã được Đức Phật hoằng truyền từ sự hiểu biết thâm sâu của Ngài về bản chất của con người. Chấp nhận các chân lý đó với lòng tín thành, sau khi xem xét kỹ lưỡng, là đặt bước đầu tiên trên cuộc hành trình chuyển hóa niềm tin thành trí tuệ, sự tín nhiệm thành sự chắc chắn, và đưa đến giải thoát khỏi mọi đau khổ.

Tỳ-khưu Bodhi
(Buddhist Publication Society, Newsletter No. 9, Sri Lanka, 1988)
Bình Anson lược dịch
(Perth, Australia, tháng 7-2006)

* * *


Monday, 13 July 2015

Làm thế nào để giác ngộ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÁC NGỘ?
Tỳ khưu Bodhi
(Bình Anson lược dịch)

*

Danh từ "phật-đà" (buddha) đã được biết và sử dụng trước khi Đức Phật lịch sử xuất hiện tại Ấn Độ. Danh từ này có nghĩa là "giác ngộ", và các đạo sĩ thời đó thường bàn luận về câu hỏi "Thế nào là một vị Phật? Ai là người giác ngộ?" Một lần nọ, có một vị đạo sĩ già, tên Brahmayu, nghe tin có ngài ẩn sĩ Cồ-đàm, người ta tin rằng là một vị Phật, vừa du hành đến thị trấn của ông ta, nên ông quyết định đến thăm Ngài (Trung bộ, MN 91). Khi đạo sĩ Brahmayu đến nơi Đức Phật ngự, Ngài đang thuyết giảng cho hội chúng cư dân vùng đó. Hội chúng ấy thấy đạo sĩ Brahmayu từ xa đi đến, liền nhường chỗ cho ông vì ông được nhiều người biết đến và có danh tiếng. Biết ông là một vị bà-la-môn đáng kính, bậc thầy có nhiều đệ tử, Đức Phật mời ông đến trước hội chúng và ngồi cạnh Ngài.

Rồi vị bà-la-môn Brahmayu nói: "Kính thưa Ngài Cồ-đàm, tôi có vài thắc mắc muốn hỏi Ngài." Đức Phật mời ông nêu ra những thắc mắc trong lòng, và đạo sĩ nêu ra các câu hỏi qua một bài kệ bốn câu, đại ý chính là: "Làm thế nào để được gọi là Phật, một bậc Giác Ngộ?" Đức Phật trả lời qua bốn câu kệ như sau:

"Những gì cần biết rõ, Ta đã biết rõ;
Những gì cần từ bỏ, Ta đã từ bỏ;
Những gì cần tu tập, Ta đã tu tập;
Do vậy, này bà-la-môn, Ta là Phật"

Câu trả lời ngắn gọn này giúp chúng ta biết về ba đặc tính của một bậc Giác Ngộ. Đây không chỉ là ba đặc tính của một vị Phật, mà cũng là ba mục tiêu chúng ta phải hướng đến khi thực hành những lời Phật dạy. Nếu người nào đó hỏi: “Bạn quy y Tam Bảo chính yếu là để làm gì? Bạn giữ giới để làm gì? Bạn hành thiền để làm gì?" v.v., câu trả lời của chúng ta phải bao gồm ba điểm tương tự: -"Để biết rõ những gì cần biết rõ; để từ bỏ những gì cần từ bỏ; và để tu tập những gì cần tu tập." Đây là những mục tiêu của đạo Phật, và hoàn tất ba mục tiêu này đánh dấu sự kiện chứng đắc đạo quả giác ngộ.

Nếu chúng ta quen thuộc với bài kinh đầu tiên, kinh Chuyển Pháp Luân, ta sẽ nhận ra ngay lập tức ba công việc trên có liên hệ đến ba trong Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Thánh Đế). Sự thật đầu tiên là về khổ, Khổ Đế. Chúng ta cần phải làm gì đối với sự thật này? Khổ cần phải biết, biết rõ ràng và rốt ráo, thông hiểu tường tận. Đối với sự thật thứ hai, sự thật về nguyên nhân của khổ, Tập Đế, là do lòng tham thủ, và lòng tham thủ này cần phải từ bỏ, hay đoạn tận. Sự thật thứ tư, Đạo Đế, là về Bát Chi Thánh Đạo, là con đường cần phải được tu tập. Còn một sự thật không thấy đề cập trong bốn câu kệ nêu trên, là sự thật về sự tàn diệt của khổ, Diệt Đế. Trong kinh Chuyển Pháp Luân, chúng ta biết rằng sự thật này cần phải được “thực chứng". Tuy nhiên, khi ba công việc kia được hoàn tất, nghĩa là hiểu rõ, từ bỏ và tu tập, việc thực chứng sự thật về khổ diệt đương nhiên sẽ theo sau.

*

1) Công việc đầu tiên cần phải làm là "biết rõ những gì cần biết rõ". Điều đó có nghĩa là gì? Những gì ta phải biết rõ, phải thông hiểu tường tận, là những gì gần gủi với ta nhất, những gì ta thường gọi là bản ngã, cái tôi. Chúng ta thường quy chiếu cái thân và tâm phức tạp này như là cái tôi. Phần đông chúng ta, từ khi mới chào đời cho đến lúc chết, tâm ta thường hướng ra ngoài, tầm cầu không ngưng nghỉ những khoái lạc giác quan, để củng cố bản ngã, để xác nhận quan niệm về sự hiện hữu của cái tôi. Rất ít người chịu ngồi lại, quán soi, để trả lời câu hỏi: “Cái gọi là ‘tôi’ thật sự là gì? Cái gì là ‘tôi’ phía sau những gì thường được quy chiếu vào đó?” Nếu ta dừng lại, và chỉ suy tư trong giây phút, ta sẽ thấy đó là câu hỏi quan trọng nhất cần phải được nêu ra. Nếu, từ ngày bạn sinh ra đến ngày bạn thở hơi cuối cùng, mỗi khi có ai hỏi: "Anh là ai? Lý lịch của anh là gì?", bạn chỉ biết cho họ xem bằng lái xe hay giấy khai sinh của bạn, trong đó có ghi tên tuổi và ngày sinh, nhưng không biết thật sự mình là ai hay mình là gì, như thế, quả thật là một điều đáng tiếc cho cuộc hành trình của bạn từ nơi sinh đến nơi chết.

Thực hành theo lời Phật dạy là phải thẩm tra về những gì ta thường cho là "tôi", "bản ngã", và "của tôi." Chúng ta thường đồng hóa những từ ngữ này với một cái gì đó riêng biệt, tồn tại, một chủ thể với một sự xác minh đặc thù. Nhưng Đức Phật dạy rằng tất cả các ý tưởng đó chỉ là hư vọng. Khi chúng ta nhìn rõ, thẩm tra về sự quy chiếu của các chữ "tôi", "bản ngã", và "của tôi", chúng ta thấy đó chỉ là các thành tố của thân và tâm, hay danh và sắc. Để giúp ta hiểu rõ hơn, Đức Phật đã phân chia chúng thành năm nhóm, thuật ngữ Phật giáo gọi là năm uẩn (ngũ uẩn). Kinh điển gọi là "năm nhóm của sự tham thủ” (ngũ uẩn thủ), vì đó là những gì chúng ta thường bám níu vào đó, với các ý tưởng "đây là tôi", "đây là cái ngã của tôi", "đây là cái của tôi." Như vậy, ta sẽ nhận định được rằng cái gọi là "tôi" và "ngã" thật ra chỉ là năm uẩn: sắc uẩn, là phần vật chất cấu tạo nên thân thể; thọ uẩn, là các cảm giác an lạc, khổ đau, và không khổ không lạc; tưởng uẩn, là các chức năng của tâm để nhận định, suy xét, đặt tên, ghi nhớ đối tượng; hành uẩn, là các chức năng của tâm để phản ứng, quyết định, tạo hành động; và thức uẩn, là phần nhận thức, hiểu biết, phát sinh từ sáu giác căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý).

Đối với mỗi người chúng ta, đây là những gì ta gọi là tự ngã. Công việc của chúng ta khi hành theo lời Phật dạy là để biết, để hiểu rõ bản chất thật sự của năm uẩn đó. Từ đó, ta biết được những gì tạo ra lý lịch thật sự của mình. Từ khi sinh ra, lớn lên, già yếu rồi chết, cả một tiến trình sống này chỉ là một chuỗi nối tiếp năm uẩn, kết hợp với nhau qua các điều kiện tương quan và các hiện tượng do nhân duyên sinh khởi. Sắc uẩn, hay thân thể vật lý này, là nền tảng, và dựa vào đó, các yếu tố tâm lý khởi sinh rồi tàn diệt. Qua công phu hành thiền, chúng ta khảo sát thâm sâu, với chú tâm tinh tế, về bản chất của năm uẩn này khi chúng hiện hữu từ thời khắc này sang thời khắc khác. Ta thấy chúng khởi sinh, an trụ, rồi tàn diệt, và từ đó cho ta một nhận thức tường tận về tính vô thường. Từ sự thông hiểu về tính vô thường, nảy sinh tuệ quán về khổ, về bản chất bất toại nguyện của năm uẩn. Từ đó, ta nhận ra rằng năm uẩn luôn thay đổi này là bấp bênh, không an toàn, không thể tin cậy được, và do vậy, không thể xem như là cái tôi chắc chắn, trường tồn: chúng là rỗng không, hay chúng là vô ngã.

2) Công việc thứ hai cần phải làm khi ta thực hành theo lời Phật dạy là "từ bỏ những gì cần từ bỏ." Những gì cần từ bỏ ở đây là các lậu hoặc. Đức Phật dùng chữ "kilesas" (lậu hoặc) như là một danh từ tổng quát, để chỉ chung cho tất cả các trạng thái tâm lý tạo ra đau khổ, không hạnh phúc trong đời sống của ta. Giáo pháp của Đức Phật cho chúng ta một đường lối chi tiết để giúp ta khảo sát và hiểu biết cách thức vận hành của tâm. Nhưng sự khảo sát này không phải chỉ để thực hiện một cách đơn thuần như môn tâm lý học hiện nay dùng để mô tả sự vận hành của tâm. Tâm lý học Phật giáo xác định rõ ràng và rành mạch về các loại giá trị. Giá trị đạo đức được trình bày và phân tích rõ ràng giữa thiện và bất thiện, không do dự hay mơ hồ, vì sự phân biệt rạch ròi về giá trị đạo đức như thế là điều tối cần thiết để thành đạt ý nguyện của chúng ta là có được hạnh phúc, tránh mọi đau khổ.

Theo lời dạy của Đức Phật, các hành động phi đạo đức và trạng thái tâm bất tịnh không bao giờ có thể đưa đến hạnh phúc thật sự và lâu dài. Mặt khác, hành động phi đạo đức và trạng thái tâm bất tịnh chắc chắn là mầm mống cho hoạn khổ, không hạnh phúc. Thật ra, trạng thái tâm ô uế, đặc biệt là tâm ích kỷ và tham luyến, thường được đi kèm với sự sung sướng, khoái lạc. Nếu không như thế, ắt hẳn thế giới này đã có đầy những bậc giác ngộ. Tuy nhiên, sự khoái lạc đi kèm với lòng luyến ái và tham lam chỉ là vỏ bọc bên ngoài của một hạt giống xấu. Khi hạt giống đó nảy mầm và tạo ra cây trái, nó sẽ mang theo đau đớn và khổ não ngay trong kiếp này, và nếu không, sẽ trổ quả trong các kiếp sau. Ngược lại, các trạng thái tâm thiện lành đôi khi có thể đi kèm với vài sự đau đớn, vì muốn phát triển chúng, ta phải bơi ngược dòng, đối nghịch với khuynh hướng thông thường của tâm phàm thế. Nhưng khi các trạng thái thiện lành trổ quả, chắc chắn chúng sẽ đưa đến hạnh phúc, an bình, và phúc lợi nội tâm. Đây là một phần của cùng một định luật, định luật về nhân duyên đạo đức.

Các trạng thái tâm bất thiện này được gọi là "kilesas", lậu hoặc. Từ này cũng có thể dịch là "tai ách, hoạn nạn", vì chúng mang đến sự đau khổ. Cũng có thể dịch là "cấu uế, ô nhiễm", vì chúng làm nhơ bẩn, thối nát tâm chúng ta. Đức Phật đã phân tích bản chất của cấu uế và đã giảng giải rất khéo léo về nguồn gốc của các cấu uế đó, dẫn đến ba gốc rễ của tâm cấu uế là tham lam, sân hận, và si mê. Công việc của chúng ta khi thực hành theo lời Phật dạy, tức là thực hành Pháp, là để vượt qua, trừ khử, từ bỏ các cấu uế của tham lam và sân hận vì chúng làm sinh khởi nhiều nhánh cấu uế khác. Nhưng tham lam và sân hận là bắt nguồn từ si mê hay vô minh. Vì thế, để diệt trừ tất cả mọi cấu uế, chúng ta phải diệt trừ vô minh.

Vô minh che phủ năm uẩn, những gì ta quy chiếu là tôi, của tôi, bản ngã. Cho nên, cách thức diệt trừ vô minh là phải hoàn tất công việc đầu tiên, "biết rõ những gì cần biết rõ." Khi ta biết rõ những gì cần biết rõ, vô minh sẽ rơi rụng; tham lam, sân hận và các cấu uế khác cũng sẽ tan biến. Không thể nào chỉ có lòng mong cầu suông là có thể hoàn tất được việc đó. Chúng ta không thể chỉ nghĩ đơn giản: “ Tôi muốn biết rõ những gì cần biết rõ" là lập tức ta thông hiểu tường tận. Đó là lý do tại sao toàn thể pháp hành của Đạo Phật là một tiến trình để bước đi trên con đường tu tập. Món quà vĩ đại mà Đức Phật tặng cho thế gian không phải chỉ là một triết lý cao siêu, không phải chỉ là một môn tâm lý học thâm sâu, mà là một con đường thực tiễn, có hệ thống, từng bước một, để chúng ta hành trì trong mọi tình huống của đời sống.

3) Hành trì theo con đường đó nghĩa là "tu tập những gì cần tu tập." Đây là công việc thứ ba Đức Phật thuyết trong bài kệ bốn câu: "Những gì cần tu tập, Ta đã tu tập." Ta hành trì theo con đường là để “từ bỏ những gì cần từ bỏ", đó là từ bỏ các ô uế hay lậu hoặc. Hơn nữa, ta hành trì theo con đường là để “biết rõ những gì cần biết rõ", nghĩa là biết rõ bản chất của năm uẩn.

Thế nào là tu tập theo con đường này? Nên biết rằng con đường tu tập được bố trí để chúng ta tiến bước, không đột ngột, không bất ngờ, từ từ từng bước một, giúp ta trèo lên từng bậc thang để đến tột đỉnh của sự giác ngộ. Ta phải bắt đầu kiểm soát các lậu hoặc thô tháo, bằng cách thọ trì tuân giữ các điều giới, năm giới hay tám giới của người cư sĩ. Những điều giới này giúp kiểm soát sự hiển lộ thô tháo của lậu hoặc, những lậu hoặc có thể bùng ra qua các dạng thức của hành động bất thiện.

Gìn giữ giới hạnh không phải chỉ tránh các hành động tiêu cực. Ta cũng phải nuôi dưỡng các hành động đạo đức, thiện lành. Các hành động tốt lành này giúp tâm ta được lớn mạnh với các đức tính tinh khiết, trong sạch. Ta phải tập từ bi và tử tế với mọi người, lương thiện khi giao tiếp với người khác, lúc nào cũng chân thật khi nói năng, có trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, có việc làm chân chính, siêng năng, kính trọng người khác, biết kham nhẫn, khiêm nhường và ngay thẳng. Tất cả các đức tính đó sẽ giúp ta từ từ thanh lọc tâm ý, giúp cho tâm được trong sạch, thông minh, và sáng chói.

Tu tập những gì cần tu tập, không phải chỉ đơn thuần nuôi dưỡng đạo đức. Cần phải tiến xa hơn nữa qua sự tu tập thiền định. Khi cố gắng gom thu và tập trung tâm ý, ta bắt đầu hiểu được tâm ta vận hành như thế nào. Ta có tuệ quán để hiểu được sự vận hành của tâm ta. Qua sự thông hiểu đó, dần dần ta uốn nắn tâm mình. Đầu tiên, ta bắt đầu làm suy yếu các tính chất bất thiện làm uế trược tâm. Ta đang gạt bớt lớp đất mà cội rễ bất thiện đã bám sâu trong đó. Cần nên nhớ rằng những cội rễ bất thiện đã ăn sâu trong tâm trong nhiều đời, nhiều kiếp. Tiến trình thanh lọc này không nhanh chóng mà cũng không dễ dàng. Nó đòi hỏi một nỗ lực liên tục, bền bỉ, và lâu dài.

Khi ta kiên trì tu tập như thế, cuối cùng tâm sẽ lắng đọng, tập trung vững chắc. Nó thu nhận những kỹ năng cần thiết để liên tục bám sát vào một đối tượng, không lay chuyển, và qua đó, tạo ra cơ hội để trí tuệ nảy sinh. Trí tuệ là đặc tính thứ ba cần phải được phát triển. Trí tuệ xảy đến qua thẩm tra, trạch vấn.

Đương nhiên, trí tuệ không phải chỉ phát khởi qua công phu hành thiền. Ngay cả trong sinh hoạt hằng ngày, khi học hỏi các lời dạy của Đức Phật, nhất là những bài kinh quan trọng về việc phát triển trí tuệ, chẳng hạn như là các bài về năm uẩn, lý duyên khởi, Tứ Thánh Đế, chúng ta vấn trạch giáo pháp và từ đó tạo duyên cho trí tuệ sinh khởi. Ta phát triển trí tuệ trong cấp bậc khái niệm, để đào sới vào gốc rễ của vô minh. Như thế, qua học hỏi và suy tư về giáo pháp, ta bắt đầu lay chuyển gốc rễ thâm sâu của vô minh.

Nhưng trí tuệ tối hậu là phải chứng nghiệm. Khi có được một tâm thức an định, ta dùng nó để khảo sát năm uẩn. Khi quán sát kinh nghiệm của chính mình, ta nhìn trực tiếp vào bản chất thật sự của năm uẩn ấy, vào "các tính chất chân thật của mọi hiện tượng." Thông thường, đầu tiên là thấy rõ được sự khởi sinh rồi tàn lụi của năm uẩn. Nghĩa là thấy rõ được tính vô thường. Ta thấy vì chúng vô thường, nên chúng là phiền khổ. Không có gì đáng cho ta phải bám níu vào chúng. Vì chúng là vô thường và phiền khổ, ta không thể nào xác nhận một trong năm uẩn đó là cái tôi thật sự hiện hữu. Đây là tính chất rỗng không hay vô ngã của năm uẩn. Điều này đánh dấu sự khởi sinh của tuệ quán chân chính.

*

Với tuệ quán, ta càng lúc càng đào sâu vào gốc rễ của vô minh cho đến khi ta hoàn toàn hiểu biết thông suốt về tính chất của năm uẩn. Khi làm được điều đó, ta có thể nói rằng mình đã "biết rõ những gì cần biết rõ". Khi đã hoàn toàn biết rõ "những gì cần biết rõ", các uế nhiễm trong tâm là "những gì cần từ bỏ" được từ bỏ, và con đường hành đạo là "những gì cần tu tập" được tu tập. Lúc ấy, ta thực chứng những gì cần được thực chứng, đó là sự dập tắt mọi phiền khổ ngay tại đây và ngay trong lúc này. Và, như Đức Phật đã thuyết qua bốn câu kệ nêu trên, đó là lý do Ngài được tôn vinh là bậc Giác Ngộ.

Tỳ khưu Bodhi
"What does it mean to be enlightened?"
BPS Newsletter, No. 55 (2006), http://www.bps.lk

Bình Anson lược dịch
Perth, Tây Úc, tháng 3-2008

-ooOoo-

Thursday, 9 July 2015

A History of Buddhism in Western Australia


A History of Buddhism in Western Australia
Ajahn Brahm
International Conference on Buddhism and Australia (2012)
Perth, Western Australia

Introduction

I have lived in Perth as a Buddhist monk for almost 29 years and seen Buddhism grow from a tiny, invisible fringe group into a large, harmonious and progressive community that is well known and widely respected.

The Buddhist Society of Western Australia (BSWA) was the only Buddhist organisation in Perth when I arrived in May 1983. Soon after, the Vietnamese refugees established temples in Money Street, North Perth, and later the Pho Quang Temple in Marangaroo, Sunyata Meditation Centre in Victoria Park and Quan The Am Buddhist Association in Nollamara. Several small Burmese temples were established including a Burmese based International Meditation Centre in Mahogany Creek, as well as the Sri Lankan Buddhist Temple in Kenwick and two Khmer monasteries. Followers of Mahayana established a branch of Fo Quang Shan (Buddhist Light International) in Maylands, Sagaramudra now in Chittering, the Australian Buddhist Bliss Cultural Mission in Willeton and a Hong Kong temple in Cannington. The Vajrayana followers established Hayagriva centre in Kensington, the Tibetan Buddhist Society in Herne Hill, and Dharmapala and Diamond Way in Fremantle. In 2004, the BSWA initiated the formation of the Buddhist Council of Western Australia as the umbrella group for all Buddhist organisations in our State. The BCWA now represents the interests of Buddhists to both government and media. I apologise for missing out any organisation but it is a testament to how much Buddhism has grown in WA that I can’t remember them all!

It is fair to say that the Buddhist Society of Western Australia is not only the first but also the largest and most active Buddhist group in Western Australia. Actually, having travelled widely serving Buddhism throughout Australia, I would say that it is the largest and most engaged Buddhist organisation in Australia. The BSWA runs two large monasteries with 20 monks and 5 nuns respectively, a large 60 room state-of-the-art meditation centre, a one acre purpose built city centre with over 1,000 paid up members, and a popular website that is well used throughout the world. It also has close connections with the large Buddhist Fellowship in Singapore, the Buddhist Fellowship in Indonesia and the Ajahn Brahm Society (!) in Buddhists met in the lounge room of a private house in a suburb of Perth and established the first Buddhist community in Western Australia. For the next 8 years, the Buddhist Society of Western Australia (BSWA) struggled, relying on a few visiting monks who came to Perth only rarely to give inspiration and teaching.

In late 1981, a delegation representing the BSWA travelled to Northeast Thailand in order to invite monks from the Thai Forest Tradition to build a forest monastery in Western Australia. Ajahn Chah made the BSWA wait for over a year before sending two monks to Perth. He wanted to make sure that the BSWA was committed to looking after the monks. In 1983, two monks took up residence in a small, four roomed suburban house in Magnolia Street, North Perth. In Thailand, monks were venerated and well supported. In Australia, they were verbally abused, some days went without any food at all, and even had stones thrown at them. Australian society was still unfamiliar with Buddhist monks and misunderstandings were common. Nevertheless, the teachings delivered in the front room of that house soon began to draw in crowds of up to 80 people on a Friday night. The presence of committed Buddhist monks brought the BSWA alive.

Bodhinyana Monastery

It was the intention from the start to find some land beyond the suburbs to establish a forest monastery just like those in the time of the Buddha. One afternoon in 1983, while returning from yet another unsuccessful search for suitable land, the monks stopped only for a cup of coffee in a friendly Real Estate Agent’s office in Byford. A friend of the agent, who happened to be present, mentioned a block of land “in the back of Serpentine” that had been taken off the market over a year ago because it couldn’t sell. We made enquiries. The owner was willing to sell at a price that we couldn’t afford. We made a ridiculously reduced offer anyway and, to our surprise, it was accepted! We had a monastery.

The land had no buildings. For the first night, I slept under a tree and bathed in the lake. It was freezing! We were in debt for the purchase of the land and so had no choice but to build the monastery ourselves, at the beginning with cheap second or third hand materials. People did not trust us at first, so they were not generous. Why donate when you are unsure of who you are donating to? When they saw how hard we worked, how simple we lived, and how profound yet down to earth were our teachings, then the funds began to come.

It is often said that no blood has ever been shed in the spread of Buddhism through history, but much of the monks’ blood is on the bricks and mortar of the buildings of Bodhinyana! Now, after 28 years, we have 21 monk’s huts (usually full), a 4 roomed Anagarika (postulant) building, a guest house for men and another for women, dining halls, kitchen, workshop and meditation hall. The grounds and buildings continue to be maintained by the monks. There is a waiting list of people wanting to try out monastic life.

Buddhist laypeople come every day to offer food, receive teachings and blessings. On major ceremonies, up to 2,000 people come.

Dhammaloka

An important decision that was a key to our success was retaining a centre in the city. The house in North Perth was overcrowded during the talks, so, in 1987, we purchased a deconsecrated church opposite a 5 acre park in Nollamara, only 5 Km from Perth CBD. We named the centre, Dhammaloka, meaning the “Light of the Truth”. Dhammaloka was intended to cater for most of the services to our lay Buddhist community, keeping Bodhinyana more quiet and “monastic”.

Two adjacent houses were later purchased and a new Teaching Hall and other facilities added. Soon, the Teaching Hall would be filled to its capacity of around 300 every Friday night, as well as attracting large numbers for regular meditation classes, Sutra classes, Dhamma School for children, Youth Group and other fellowship groups. Dhammaloka also provided a convenient location for holding major Buddhist festivals, marriages, funerals, cultural events and fundraising for disasters such as the Boxing Day Tsunami.

Dhammasara Nuns’ Monastery

The Buddha established the “Fourfold Assembly” of monks, nuns, laywomen and laymen followers. The nuns were missing from our BSWA. So, in 1996 we set up a fund for purchasing land for an independent monastery for women.

Donations were hard to come by. Then one day, an Australian man dressed in jeans came to see me wanting to make a donation to celebrate the birth of his first child, a girl. He told me that it is unlikely that his daughter will want to become a nun when she grows up, but he wanted to make the opportunity available for her anyway, and for other women too. Then he handed me a cheque for $250,000!

In 1998, looking for some land elsewhere, we passed a “For Sale” sign for a huge property of 583 acres. My driver said that we could never afford such a large property but we investigated the land anyway. It was to be sold by auction. We arrived at the property early and, my word, did we perform some intense Buddhist chanting! Our absolute limit was $600,000. A competitor bid $625K and my heart sunk. The guy bidding on our behalf ignored his instructions and bid way beyond our limit to $650K. Our BSWA treasurer went ballistic, but it was the winning bid. Though we were in a precarious financial position for a while, faith won over prudence, and we managed to raise the funds. Beautiful Dhammasara Nuns’ Monastery in Gidgegannup was born.

Just as with the first monks at Bodhinyana, the first nuns at Dhammasara did it tough. There were virtually no facilities and the women had to design and build and maintain everything themselves, while at the same time teaching and developing their own monastic life. Now, there are 8 nun’s huts, an all-purpose nuns’ cottage, two inspiring stupas, and big plans under way for a meditation hall, dining area-kitchen building, and more accommodation.

There was a problem with the Buddhist nuns at Dhammasara, and that was that they were not fully ordained. They were not bhikkhunis, as nuns were in the time of the Buddha. Many years of talking and researching the problem of bhikkhuni ordination had passed with no action taken. So, when the four resident nuns at Dhammasara asked for full ordination as bhikkhunis, we began to consider taking action. Though we anticipated objections from a few Buddhist monks living outside of Australia, the large 2,000+ membership of the BSWA were overwhelmingly supportive. Thus on October 22nd 2009, the BSWA hosted the first Theravada bhikkhuni ordination in history outside of Asia. Though a small number were angry, the majority were inspired. Their faith in Buddhism increased. Leadership requires holding firm to what one knows to be right and withstanding the reproaches of the minority. Even the Buddha had to endure criticism. Strong and sensitive leadership has made the BSWA the success it is today.

Jhana Grove Retreat Centre

A major part of our service is the teaching of meditation. For many years we had hired venues to hold our residential meditation retreats. In 2003, we decided to build our own retreat centre in land opposite Bodhinyana Monastery. Once again, our faith well exceeded our finances. The intention was to build a meditation retreat centre suitable even for the elderly and sick, such as those suffering, or recovering, from cancer. Therefore, everyone had to have their own room and every room had to have an ensuite. Moreover, there would be no charge for those on retreat. We would rely solely on donations. The cost would be $5 million!

Many times, my monk’s immense equanimity was tested to its limit when I opened the envelope containing the latest bill from the builder for many hundreds of thousands of dollars. But we scraped by. Moreover, the monks often had to come to the rescue, in particular on the night before the grand opening ceremony. The guy installing the bamboo floorboards in the meditation hall had walked off the job, so the monks were up until 4 am on the very morning of the opening ceremony, completing the final third of the hall floor. Inspiration built the Jhana Grove Meditation Retreat Centre. In the almost three years it has been operating, Jhana Grove Meditation Retreat Centre has earned the label as the first “Five Star” retreat centre in Australia.

The Cyber Centre and Books

Committees are usually full of old people. So, instead, in 2003, I encouraged a 27 year old to become President of the BSWA. His youthful enthusiasm and modernity soon caused the Friday night talks to be podcast. Even though it cost the BSWA a lot of money because, as he once told me, “we were at the bleeding edge of the technology”, it was immensely successful. The talks, articles, blogs and other downloads made the teachings given at Dhammaloka accessible throughout the world. Even a couple of years ago, over one million complete Dharma talks were being downloaded every year, which meant that an average of 114 people were listening to a talk from the BSWA every moment somewhere in the world! The number has grown since then.

Today, the talks, meditation lessons and Sutra classes are streamed live, with questions coming back from such distant locations as Nebraska, Bulgaria and Cape Town, and being answered at the end of each session.

The BSWA is the copyright owner of many successful publications, including Opening the Door of Your Heart; Mindfulness, Bliss and Beyond; Simply This Moment: and The Art of Disappearing. The first volume has been translated into over twenty languages and was the number one bestseller in Indonesia. Publishing the talks given at Dhammaloka and Bodhinyana for sale in bookshops has made Buddhism even more widely accessible.

Conclusion

Buddhism is now the second religion in Australia. The BSWA is a good example of how hard work and consistency, holding to the original teachings while innovating in the way that they are presented, keeping up with modern ways while preserving ancient traditions, all has contributed to the spectacular growth of Buddhism in Western Australia.

*

Wednesday, 8 July 2015

Cây đàn bỏ quên

Cây đàn bỏ quên

Hơn 30 năm trước, sau khi xong chương trình Tiến sĩ, tôi vào làm việc cho Water Authority (Công ty Cấp Thoát Nước) của tiểu bang Tây Úc. Một ngày nọ, tại phòng ăn nhân viên, trên bảng thông báo có gắn 1 tờ giấy nhỏ, rao bán các đàn guitar cũ. Tò mò, tôi đến gặp người rao bán, hỏi thăm. Anh ấy là một kỹ sư nhưng có tài đánh đàn. Cuối tuần mở lớp dạy đàn tại nhà cho các em học sinh. Không hiểu lý do gì, anh ấy muốn bán một số cây đàn dành cho học viên. Thấy giá cũng rẻ, mà đàn lại có hiệu Yahama, với dây nylon, nên mua chơi một cái. Đó là cây đàn đầu tiên tại xứ Úc.

Tôi dùng cây đàn đó để ca hát các bản nhạc tiếng Anh với 2 cô con gái khi chúng còn nhỏ, thường là sau giờ ăn tối, cho vui, cho ấm cúng gia đình. Nhưng khi mấy cháu lớn lên, lại thích học organ và violon. Cây đàn bỏ đó, tại góc phòng, đóng bụi bậm. Mấy năm sau, có thằng cháu nhỏ, con người em, muốn học guitar, tôi đem cho nó học. Khoảng 4 năm trước, đến nhà nó chơi, lại thấy cây đàn bỏ ở một góc phòng khách. Hỏi ra, bây giờ ba má nó mua cho nó cây guitar khác, và không còn dùng cây đàn của tôi nữa.

Thế là tôi đem cây đàn cũ về. Cũng là dịp may. Vì đúng lúc nghỉ hưu, đời sống thong thả, thảnh thơi, lại có hứng quay về âm nhạc ca hát giải trí. Cây đàn trước bỏ quên, nhưng bây giờ không còn quên nó nữa.

Mà cũng lạ, khi cầm đàn ca hát trở lại, lúc đầu còn lúng túng ngượng nghịu. Sau vài tuần lễ là quen trở lại, và từ từ, những bài hát xưa – từ hơn 40 năm trước – trở lại trong tâm trí mình, nghe qua vài lần là hát được, đàn được. Vì thế, tôi nghiệm ra một điều: những gì mình quen thuộc, hình ảnh, bài học, kinh nghiệm, ... vẫn còn lưu giữ đâu đó trong bộ não của mình, không mất đi. Chỉ cần biết đúng cách, đúng lúc, là có thể đem chúng ra trở lại.

*

Có người tò mò hỏi tôi học đàn ở đâu, lúc nào. Năm tôi 14, 15 tuổi gì đó, khi thấy mấy ông anh họ đàn hay quá, tôi muốn học mà các anh đó khó tính, dạy khó khăn quá. Tôi bèn để dành tiền Tết lì xì kiếm được, đóng tiền học 3 tháng với nhạc sĩ Quốc Tuấn trên đường Trần Quốc Toản (bây giờ là đường 3 Tháng 2), gần ngã ba Nguyễn Tri Phương. Thầy dạy cách bấm hợp âm căn bản và các điệu nhạc căn bản như Slow, Slow Rock, Bolero, Habanera, Valse, Boston, Tango, Twist, ... Sau đó xin được một cây guitar cũ và học thêm với bạn bè.

Qua lớp nhạc lý hằng tuần tại trường Trung học Petrus Ký, tôi đọc được các nốt nhạc và có thêm một số kiến thức nhạc lý căn bản. Nhờ đi sinh hoạt cộng đồng nên được tập thêm cách đệm đàn, vừa đàn vừa hát. Khả năng đánh đàn của tôi rất giới hạn, chỉ biết đàn hát nghêu ngao một mình để giải khuây mà thôi.

 * Ghi thêm (17/07/2019):
Bỏ nó vào góc phòng gần 2 năm qua, không đụng đến nữa. Không còn cảm thấy hứng thú ca hát nghêu ngao nữa. Đời là vô thường, nhất là tâm chúng sinh. Thôi thì cho nó vào bọc, bỏ vào trong 1 góc tủ để dành tặng cho người hữu duyên. Các tập giấy rời ghi chú hợp âm guitar cho các bản nhạc mình thích hát thì cho vào thùng rác, không còn luyến tiếc nữa.

* * *