Saturday, 30 September 2017

Ảnh Đức Phật

Dưới đây là tấm ảnh nổi tiếng do bác Phạm Kim Khánh chụp tượng mẫu tại xưởng của nhà điêu khắc Phúc Điền vào năm 1961, dùng để đắp tượng Phật ở Thích Ca Phật Đài, Vũng Tàu.

Độ phân giải: 2635 x 3543 pixels, dung lượng 1.62 MB.

1) http://budsas.net/uni/u-dp&pp/phat_thichca1.jpg
2) http://budsas.net/uni/u-dp&pp/phat_thichca2.jpg

Đọc thêm: Nguồn gốc tấm hình Đức Phật nổi tiếng của bác Phạm Kim Khánh
http://budsas.blogspot.com/2017/02/nguon-goc-tam-hinh-uc-phat-noi-tieng.html

*




Wednesday, 27 September 2017

Nói có sách, mách có chứng

Nói có sách mách có chứng, nghĩa là nói điều gì đó xác thực, có chứng cứ rõ ràng, có thể kiểm chứng được. Nói có sách, mách có chứng có nghĩa là không nói vu vơ kiểu ăn ốc nói mò, không thêu dệt, không nói kiểu tung tin thất thiệt, bịa đặt dựng chuyện, vu oan giá hoạ để bóp méo, xuyên tạc sự thật hay đổ lỗi cho người khác.

Nhưng tại sao, để diễn đạt ý nghĩa đó người Việt Nam lại chọn cách nói như vậy? Có thể bắt đầu từ cấu trúc thành ngữ, sau đó cậy nhờ việc suy xét ý nghĩa dân gian của các từ sách, mách, chứng được dùng trong thành ngữ này để hiểu nội dung thành ngữ. Dễ thấy là, thành ngữ nói có sách, mách có chứng gồm 2 vế: Nói có sách và mách có chứng, được tạo thành trên hai cơ sở của phép đối và điệp. Nói đối với mách, sách đối với chứng. Trong thực tế sử dụng thành ngữ này có thêm một số biến thể khác như: nói phải có sách, mách phải có chứng hoặc nói chẳng có sách, mách chẳng có chứng gì cả. Do vậy, cấu trúc của mỗi vế nói trên cũng có các biến thể khác nhau như đã thấy.

Đối với loại thành ngữ được tạo ra theo kiểu này, khi nắm được ý nghĩa của một trong hai vế, thường là vế thứ nhất, là có thể hiểu được nội dung chính yếu của các thành ngữ. Sách trong quan niệm dân gian là kho báu, là nơi thâu góp được những điều hay, lẽ phải ở đời. Sách là nơi cho những điều tin cẩn, rõ ràng và sự sáng suốt. Sách là mực thước. Soi trong sách có thể nhận được điều chân xác và sự yên tâm ở lời nghe được và những lời nói ra. Nói có sách, mách có chứng mang được ý nghĩa trên, trước hết là nhờ vào ngữ nghĩa dân gian ấy của từ sách.

Còn mách trong ý nghĩa nguyên sơ của nó, cũng có nghĩa là nói, nói cho biết, bảo cho biết. Mách trong mách bảo, mách nước cũng với nghĩa như thế. Chứng là chứng cứ. Mách có chứng nghĩa là nói cho ai đó điều gì đó phải có chứng cứ cụ thể, tức điều đem báo, đem mách cho ai đó là điều có thật, đã trông tận mắt, nghe tận tai. Mách có chứng cũng yêu cầu không được nói sai, nói không có căn cứ, nói những điều chưa biết chắc đúng, sai, thật, hư. Mách có chứng cũng có nghĩa là nói đàng hoàng, đúng đắn, công khai, chứ không theo lối mách lẻo hay thóc mách.

Nguồn: https://www.sachhayonline.com/tua-sach/giai-thich-thanh-ngu-tuc-ngu/noi-co-sach-mach-co-chung/1785

*

Saturday, 23 September 2017

Tủ kinh sách Tam Tạng tiếng Việt

Đây là tủ sách Tam Tạng tiếng Việt tôi sưu tập trong hơn 25 năm qua, trong các chuyến về thăm viếng VN. Ngoài ra, tôi còn có các bộ kinh khác in trong thập niên 1970 và 1980, màu giấy đã vàng úa nhưng tôi rất trân quý. Hiện nay tôi còn thiếu bộ Tương Ưng, in lần đầu tiên vào năm 1982. Có lẽ chưa đủ duyên.

Riêng cá nhân tôi, tôi vẫn thích đọc bản in trên giấy hơn là đọc trên máy vi tính. Mặc dù tôi có khá đầy đủ các bản vi tính -- dạng PDF và HTML, nhưng đa phần là dùng để biên soạn, sao chép, đối chiếu, trích dịch. Đối với tôi, thỉnh kinh sách về nhà là để đọc, tham khảo, tìm hiểu, ghi nhớ, không phải để thờ cúng hay để trang trí với bông hoa, nhang đèn.

Khi đọc, tôi không đánh dấu hay tô màu trên các bộ kinh. Tôi thường cắt ra nhiều mảnh giấy nhỏ có nhiều màu khác nhau để làm dấu các trang mình cần phải tham khảo nhiều lần. Thêm vào đó, tôi nhét vào đầu hay cuối cuốn kinh một tờ giấy A4 xếp lại, để viết ghi chú.

Sử dụng kinh sách như thế nào là tùy theo căn duyên và ý nguyện của mỗi cá nhân. Mỗi người có phương cách tu học riêng, không ai giống ai.
*

Wednesday, 20 September 2017

Tình bạn đạo

Một Nửa (Upaddha Sutta, SN 45:2)
(Hòa thượng Thích Minh Châu dịch)

Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trú giữa các dân chúng Sakya, tại thị trấn của dân chúng Sakya tên là Nāgaraka. Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn. Sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

Ngồi một bên, Tôn giả Ānanda bạch Thế Tôn:

– Một nửa phạm hạnh này, bạch Thế Tôn, là thiện bạn hữu (kalyāṇamittatā), thiện bạn đãng (kalyāṇasahāyatā), thiện thân tình (kalyāṇasampavaṅkatā).

– Chớ có nói vậy, này Ānanda! Chớ có nói vậy, này Ānanda! Toàn bộ phạm hạnh này, này Ānanda, là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. Với thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, vị tỳ-khưu tu tập và làm cho viên mãn Bát Chi Thánh Đạo.

Và này Ānanda, thế nào là tỳ-khưu với thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, tu tập và làm cho viên mãn Bát Chi Thánh Đạo? Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu tu tập chánh kiến liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Tỳ-khưu ấy tu tập chánh tư duy... chánh ngữ... chánh nghiệp... chánh mạng... chánh tinh tấn... chánh niệm... tu tập chánh định liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Như vậy, này Ānanda, là tỳ-khưu với thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình, tu tập và làm cho viên mãn Bát Chi Thánh Đạo.

Này Ānanda, chính với pháp môn này, ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. Nhờ lấy Ta làm thiện bạn hữu, này Ānanda, nên các chúng sinh bị sinh được giải thoát khỏi sinh; các chúng sinh bị già được giải thoát khỏi già; các chúng sinh bị chết được giải thoát khỏi chết; các chúng sinh bị sầu, bi, khổ, ưu, não được giải thoát khỏi sầu, bi, khổ, ưu, não. Chính với pháp môn này, này Ānanda, ông cần phải hiểu thế nào toàn bộ phạm hạnh này là thiện bạn hữu, thiện bạn đãng, thiện thân tình. (SN 45:2)

* * *

THIỆN TRI THỨC (SĀ 726)
Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch (Tạp A-hàm, 2010)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tinh xá Giáp cốc [1] thành Vương xá. Khi ấy Tôn giả A-nan cũng ở tại đó.
Bấy giờ, Tôn giả ở một mình nơi vắng, thiền tịnh tư duy và nghĩ như vầy: ‘Một nửa phạm hạnh tức là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng.’
Rồi Tôn giả từ thiền tịnh tỉnh giấc, đi đến chỗ Phật, cúi đầu đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi lui qua một bên, bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn, Con ở một mình nơi vắng, thiền định tư duy và nghĩ như vầy: ‘Một nửa phạm hạnh này là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng’.”

Phật bảo A-nan:

“Chớ nghĩ như vầy: ‘Một nửa phạm hạnh này là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng.’ Vì sao? Thuần nhất mãn tịnh, phạm hạnh thanh bạch [2], chính là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng [3], chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng. Vì Ta là thiện tri thức nên có chúng sanh ở nơi Ta mà tiếp nhận Niệm giác phần, y viễn ly, y vô dục, y tịch diệt, hướng đến xả. Cũng vậy, Trạch giác phần, Tinh tấn giác phần, Hỷ, Khinh an, Định và Xả giác phần, y viễn ly, y vô dục, y tịch diệt, hướng đến xả. Vì vậy cho nên, A-nan, thuần nhất mãn tịnh, phạm hạnh thanh bạch chính là thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng, chẳng phải là ác tri thức, ác bạn đảng, ác tùy tùng.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

[1] Giáp cốc tinh xá 夾谷精舍.
[2] Pāli: sakalam evidaṃ brahmacariyaṃ yadidṃ kalyaṇāmittā kalyāṇasahāyatā, chính toàn bộ đời sống phạm hạnh này là thiện tri thức, thiện đồng hành...
[3] 善知識 thiện tri thức, 善伴黨 thiện bạn đảng, 善隨從 thiện tùy tùng

*

THIỆN TRI THỨC (SĀ 779)
Hòa thượng Thích Đức Thắng dịch (Tạp A-hàm, 2010)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ở trong ngoại pháp, Ta không thấy một pháp nào có thể khiến cho pháp thiện chưa sanh, khiến sanh; pháp thiện đã sanh rồi, khiến tái sanh và làm tăng trưởng, như đã nói về thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng. Các Tỳ-kheo, thiện tri thức, thiện bạn đảng, thiện tùy tùng có thể khiến cho chánh kiến chưa sanh, sanh; chánh kiến đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng. Cũng vậy, chánh chí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định chưa sanh, khiến sanh; đã sanh rồi khiến tái sanh và làm tăng trưởng.”

Sau khi Phật nói kinh này xong, các Tỳ-kheo nghe những gì Phật đã dạy, đều hoan hỷ phụng hành.

* * *
Half the Holy Life (SN 45:2)
(Trans. Bhikkhu Bodhi)

Thus have I heard. On one occasion the Blessed One was dwelling among the Sakyans where there was a town of the Sakyans named Nāgaraka.[4] Then the Venerable Ānanda approached the Blessed One. Having approached, he paid homage to the Blessed One, sat down to one side, and said to him:

“Venerable sir, this is half of the holy life, that is, good friendship, good companionship, good comradeship.”[5]

“Not so, Ānanda! Not so, Ānanda! This is the entire holy life, Ānanda, that is, good friendship, good companionship, good comradeship. When a bhikkhu has a good friend, a good companion, a good comrade, it is to be expected that he will develop and cultivate the Noble Eightfold Path.[6]

“And how, Ānanda, does a bhikkhu who has a good friend, a good companion, a good comrade, develop and cultivate the Noble Eightfold Path? Here, Ānanda, a bhikkhu develops right view, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release.[7] He develops right intention … right speech … right action … right livelihood … right effort … right mindfulness … right concentration, which is based upon seclusion, dispassion, and cessation, maturing in release. It is in this way, Ānanda, that a bhikkhu who has a good friend, a good companion, a good comrade, develops and cultivates the Noble Eightfold Path.

“By the following method too, Ānanda, it may be understood how the entire holy life is good friendship, good companionship, good comradeship: by relying upon me as a good friend, Ānanda, beings subject to birth are freed from birth; beings subject to aging are freed fromaging; beings subject to death are freed from death; beings subject to sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair are freed from sorrow, lamentation, pain, displeasure, and despair. By this method, Ānanda, it may be understood how the entire holy life is good friendship, good companionship, good comradeship.”

–Trans. Bhikkhu Bodhi

NOTES:
[4] This entire sutta is quoted by the Buddha at 3:18, in a conversation with King Pasenadi. Spk has commented on the text there and thus passes over it here. I draw the excerpts below from Spk’s exegesis of the earlier text. In Be and Ee the name of the town is Sakkara.

[5] Kalyāṇamittatā kalyāṇasahāyatā kalyāṇasampavaṅkatā. The three are synonymous. Spk: When he was in seclusion Ānanda thought, “This practice of an ascetic succeeds for one who relies on good friends and on his own manly effort, so half of it depends on good friends and half on one’s own manly effort.”

[6] C.Rh.D renders kalyāṇamitto bhikkhu “a bhikkhu who is a friend of righteousness” (KS 1:113); Woodward, “a monk who is a friend of what is lovely” (KS 5:2); Ireland, “a bhikkhu who is a friend of the good” (SN-Anth 1:75). These renderings all rest on a misunderstanding of the grammatical form of the expression. As an independent substantive, kalyāṇamitta means a good friend, i.e., a spiritual friend who gives advice, guidance, and encouragement. When used in apposition to bhikkhu, however, kalyāṇamitta becomes a bahubbbīhi compound, and the whole expression means “a bhikkhu who has a good friend.” To represent this formally: yassa bhikkhuno kalyāṇamittaṁ hoti (not yo bhikkhu kalyāṇassa mittaṁ hoti), so kalyāṇamitto bhikkhū ti vuccati (my own etymology). On the importance of the good friend, see below 45:49, 63, 77, and also AN IV 351–53 (= Ud 34–37).

Spk: With children, it isn’t possible to say, “So much comes from the mother, so much from the father”; the same is true in this case too. One cannot say, “So much of right view, etc., comes from good friends, so much from one’s own manly effort.” The Blessed One says in effect: “The four paths, the four fruits, etc., are all rooted in the good friend.”

[7] The vivekanissita formula is affixed to the path factors at Vibh 236. Spk explains seclusion (viveka) in the light of the commentarial notion of the fivefold seclusion: (i) “in a particular respect” (tadaṅga, temporarily, by the practice of insight); (ii) by suppression (vikkhambhana, temporarily, by attainment of jhāna); (iii) by eradication (samuccheda, permanently, by the supramundane path); (iv) by subsiding (paṭippassaddhi, permanently, in fruition); and (v) by escape (nissaraṇa, permanently, in Nibbāna). In the next two paragraphs I translate from Spk.

“He develops right view dependent on seclusion (vivekanissitaṁ): dependent on seclusion in a particular respect, dependent on seclusion by eradication, dependent on seclusion by escape. For at the moment of insight this meditator, devoted to the development of the noble path, develops right view dependent on seclusion in a particular respect by way of function and dependent on seclusion by escape as inclination (since he inclines to Nibbāna); at the time of the path, he develops it dependent on seclusion by eradication as function and dependent on seclusion by escape as object (since the path takes Nibbāna as object). The same method of explanation is also extended to the terms ‘dependent on dispassion’ (virāganissita) and ‘dependent on cessation’ (nirodhanissita).

Release (vossagga) is twofold, release as giving up (pariccāga) and release as entering into (pakkhandana). ‘Release as giving up’ is the abandoning (pahāna) of defilements: in a particular respect (tadaṅgavasena) on the occasion of insight, by eradication (samucchedavasena) at the moment of the supramundane path. ‘Release as entering into’ is the entering into Nibbāna: by way of inclination towards that (tadninnabhāvena) on the occasion of insight, and by making it the object (ārammaṇakaraṇena) at the moment of the path. Both methods are suitable in this exposition, which combines the mundane (insight) and the supramundane (the path). The path is maturing in release (vossaggapariṇāmi) because it is maturing towards or has matured in release, meaning that it is ripening towards or has ripened (in release). The bhikkhu engaged in developing the path is ‘ripening’ the path for the sake of giving up defilements and entering into Nibbāna, and he develops it so that it has ‘ripened’ thus.”

When I translate vossagga as “release,” this should be understood as the act of releasing or the state of having released rather than as the experience of being released. Vossagga and paṭinissagga are closely related, both etymologically and in meaning, but as used in the Nikāyas a subtle difference seems to separate them. Paṭinissagga, here translated “relinquishment,” pertains primarily to the phase of insight and thus might be understood as the active elimination of defilements through insight into the impermanence of all conditioned things. Vossagga, as that in which the path matures, probably signifies the final state in which all attachment is utterly given up, and thus comes close in meaning to Nibbāna as the goal of the path. Paṭinissagga occurs as a distinct contemplation, the last, in the sixteen steps in the development of mindfulness of breathing (see 54:1). Though Spk glosses it in the same way as it does vossagga (see n. 293 below), in the suttas themselves the two terms are used with different nuances.

[293] “Contemplating impermanence” (aniccānupassī) is contemplation of the five aggregates as impermanent because they undergo rise and fall and change, or because they undergo momentary dissolution. This tetrad deals entirely with insight, unlike the other three, which can be interpreted by way of both serenity and insight. “Contemplating fading away” (virāgānupassī) and “contemplating cessation” (nirodhānupassī) can be understood both as the insight into the momentary destruction and cessation of phenomena and as the supramundane path, which realizes Nibbāna as the fading away of lust (virāga, dispassion) and the cessation of formations. “Contemplating relinquishment” (paṭinissaggānupassī) is the giving up (pariccāga) or abandoning (pahāna) of defilements through insight and the entering into (pakkhandana) Nibbāna by attainment of the path. See n. 7. 

*

Sunday, 10 September 2017

Tôi rất sợ làm người nổi tiếng

Tôi rất sợ làm người nổi tiếng.

Một ngày nào đó, khi tôi già yếu, tôi chỉ muốn được yên thân trong những năm tháng cuối cùng. Tôi chỉ thích lặng lẻ ngắm nhìn cuộc đời, không thích ai đến viếng thăm, ồn ào, rắc rối. Nhìn cảnh tượng người ta vây quanh những nhân vật nổi tiếng ngồi xe lăn được đưa đi chỗ nầy chỗ kia, tham dự lễ nầy lễ nọ, chụp ảnh quay phim, đưa vào các bản tin trên báo, bàn luận xôn xao trên các mạng xã hội, mà tôi thấy thương cảm, tội nghiệp cho những người già nua, bệnh hoạn đó.

Vâng, tôi rất sợ làm người nổi tiếng. Chỉ xin làm một người vô danh tiểu tốt, thảnh thơi thong thả trong giai đoạn cuối cùng của cuộc đời.