Tuesday, 27 February 2018

Lễ tang đơn giản nhưng ý nghĩa

JUDY RUSHFORTH

Hôm Chủ Nhật vừa qua, 25/02/2018, tôi đến Trung tâm PG Dhammāloka dự buổi lễ tưởng niệm (memorial service) bà Judy Rushforth, một hội viên kỳ cựu của Hội Phật giáo Tây Úc.

Bà qua đời tuần trước tại nhà riêng. Ra đi nhẹ nhàng sau một giấc ngủ đêm rồi không mở mắt thức dậy nữa. Tôi quen biết bà hơn 30 năm, từ khi bà đến với Hội, hoạt động đóng góp tích cực trong các sinh hoạt, giữ nhiều chức vụ trong ban trị sự, và đã từng cùng tôi tham gia nhóm hướng dẫn các khóa thiền cho người bắt đầu.

Theo lời bà căn dặn khi còn sống, lễ tang được thực hiện đơn giản và nhanh gọn. Gia đình liên hệ với dịch vụ tống táng để họ đem xác từ bệnh viện về, liệm trong quan tài làm bằng loại giấy bìa cứng tái chế (recycled cardboard), rồi đem thẳng đến lò hỏa thiêu của nghĩa trang thành phố.

Hội Phật giáo và các bạn đạo tổ chức một buổi lễ tưởng niệm, thỉnh mời ngài Ajahn Brahm và chư Tăng Ni đến hành lễ. Mọi người cùng ngồi hành thiền khoảng 10 phút, hướng tâm từ đến bà, rồi cùng nhau tụng đọc bài kinh Lòng Từ bằng tiếng Anh (Discourse on Loving-kindness, Metta Sutta). Sau đó ngài Ajahn Brahm và Ni sư Hasapanna có đôi lời về bà. Tiếp theo, các hội viên lần lượt nói về các kỷ niệm đẹp với bà trong sinh hoạt tu tập và đóng góp cho Hội, và chúc nguyện cho bà sớm tái sinh vào các cõi lành.

Buổi lễ kết thúc sau khoảng một giờ đồng hồ. Mọi người ở lại, chia buồn với tang quyến, trò chuyện, ăn bánh, uống trà rồi ra về. Tôi rất ấn tượng với cách thức tổ chức lễ tang như thế này. Đơn giản, thân mật, có ý nghĩa, nhanh gọn, không tốn hao hoang phí.

Khi về nhà ăn cơm chiều, tôi nói với bà xã và cô Ba là khi tôi chết, tôi muốn có lễ tang tổ chức đơn giản tương tự như thế.

Nguyện cho bà sớm tái sinh nơi nhàn cảnh. _()_

* Mời nghe bài kinh Lòng Từ tiếng Anh: http://budsas.net/dlpp/bai09/metta_dhammasara_eng.mp3

*



Thursday, 22 February 2018

Một buổi thiền đặc biệt

MỘT BUỔI THIỀN ĐẶC BIỆT.

Hôm qua tôi đến một bệnh viện nhỏ gần nhà để nội soi dạ dày (gastroscopy). Công việc đó cũng đơn giản, nghe bác sĩ nói chỉ 10 phút là xong, nhưng bệnh nhân phải được gây mê trước khi nội soi.

Đến đó lúc 3 giờ trưa. Sau khi làm thủ tục giấy tờ, họ đưa tôi vào phòng. Phát cho bộ áo, bảo phải tháo bỏ tất cả y phục trên người và chỉ mặc vào cái áo bệnh nhân. Vừa thay đồ vừa ngẫm nghĩ: Thì ra thế! Sang hèn xấu đẹp gì rồi cũng thế thôi. Phải bỏ đi tất cả, chỉ còn một tấm vải đắp vào người, ai cũng như ai. Ai rồi cũng phải bệnh. Vào đó thì bỏ tất cả, chỉ còn lại tấm thân trần trụi. Chỉ còn có bấy nhiêu đó thôi.

Họ đưa lên giường nằm đợi bác sĩ đến gây mê. Thay vì suy tưởng vu vơ, tôi tự bảo hãy xem đây là một dịp tốt để mình hành thiền trong tư thế nằm. Nhẹ nhàng theo dõi hơi thở vô ra, đến khi thật an tịnh, rồi nhìn lại thể xác nầy, tâm thân tứ đại. Nó là như thế, rất mong manh mà cũng rất diệu kỳ, đã hoạt động hơn 60 năm trời không ngừng nghỉ. Nhưng rồi nó cũng suy thoái và đến lúc nào đó sẽ ngưng hoạt động.

Khi tuổi thọ hết, cũng có thể mình sẽ ở trong hoàn cảnh tương tự như thế nầy. Nằm đó trơ trọi một mình, không ai chung quanh, và mình có chịu chấp nhận để ra đi thanh thản không? Không có khả năng làm gì được nữa mà cũng không còn có gì để bám víu vào đó. Còn có gì để luyến tiếc, lo sợ? Lúc ấy, điều mình có thể làm được là giữ tâm thanh thản, hướng về Tam Bảo với lòng tín thành để ra đi.

Muốn được như thế thì mình phải tập ngay từ bây giờ. Đây là một cơ hội tốt để mình thực tập. Tôi bắt đầu chuyển sang tụng Ân đức Tam Bảo bằng tiếng Pāli. Tụng thầm trong đầu, chậm rãi, nghĩ đến ý nghĩa từng câu tụng. Tụng tới tụng lui, trong lòng cảm thấy an vui, nhẹ nhàng.

Cứ như thế mà thời gian trôi qua rất nhanh cho đến khi bác sĩ cùng cô y tá đến đẩy giường vào phòng nội soi. Tôi chuyển sang ý nghĩ xem như thân nầy không phải là ta, là của ta nữa. Buông xả, xem nó như một cỗ máy sinh vật lý nào đó, phó mặc nó cho bác sĩ và các chuyên viên y tế xử lý. Tôi nhẹ nhàng rãi tâm từ và hướng lòng tri ân đến tất cả mọi người trong phòng nội soi, rồi ngủ mê lúc nào không biết.

Đến khi mở mắt thức dậy thì thấy họ đã đưa mình về phòng cũ. Ông bác sĩ đứng bên cạnh, mỉm cười, giải thích kết quả, và đề nghị tôi trở về gặp lại bà bác sĩ gia đình để lấy toa thuốc mới mà ông sẽ gửi kết quả và các đề nghị chữa trị đến bà ấy.

Theo đúng quy trình, tôi nằm thêm khoảng 30 phút nữa cho thật tỉnh táo. Nhâm nhi càfê sữa, nước trái cây với bánh mì sandwich. Sau đó, bệnh viện gọi điện thoại cho bà xã lái xe đến đưa mình về. Về đến nhà là đúng 6.30 giờ chiều. Xem như tôi đã có một buổi thiền tập đặc biệt trong 3 giờ đồng hồ.

Đây cũng là một dịp hiếm có để cho bà ấy làm tài xế, còn mình thì ngồi trong xe thoải mái ngắm nhìn quang cảnh đường phố.

Hình ảnh minh họa, Google

Thursday, 15 February 2018

Suttanipāta (Kinh Tập, Tiểu Bộ) – Nhân duyên

SUTTANIPĀTA (Kinh Tập, Tiểu Bộ) – Nhân duyên

Trong chuyến du hành sang Cairns (bang Queesnland, Úc châu) thăm cô Hai vào đầu tháng 2 năm nay (2018), tôi mang theo cuốn Suttanipāta (Kinh Tập), bản dịch Anh ngữ mới nhất của ngài Bhikkhu Bodhi. Trong những ngày mưa tầm tã, tôi ở nhà cô Hai ngồi đọc tập kinh.

Rồi lang thang lướt web, tìm các bản dịch khác của tập kinh nầy. Từ trang web nầy sang trang web kia, tình cờ tìm được bản dịch Anh ngữ dạng thi kệ của ông Laurence Khantipalo Mills do Bhikkhu Sujato nhuận sắc lại. Dịch giả ngày xưa là một tu sĩ Theravāda, Phra Khantipalo, đã có nhiều công đức hoằng pháp tại Úc trong hai thập niên 1970-1980, và viết, dịch nhiều sách Phật giáo. Ngài là vị tu sĩ Nam tông đầu tiên dẫn dắt tôi đến với Phật giáo Nam truyền. Tôi luôn ghi nhớ công ơn đó.
(có thể đọc thêm: http://budsas.blogspot.com/2014/07/toi-tro-thanh-nguoi-tu-hoc-theo-ao-phat.html)

Sau khi giải y hoàn tục, ngài mở một thiền đường tại Cairns dung hợp các tông phái Phật giáo. Tôi có điện thoại thăm ngài vài lần rồi mất liên lạc. Qua lời giới thiệu trong bản dịch tập kinh, tôi được biết ngài bị đột quỵ và hiện nay được chăm sóc tại một nhà dưỡng lão của bang Victoria. Bản dịch nầy là dịch phẩm cuối cùng trước khi ngài lâm bệnh, bản thảo được Bhikkhu Sujato nhuận sắc và cho xuất bản.

Từ chuyện nầy lại nhớ chuyện kia. Tôi bỗng nhớ thêm một thông tin khác là Khun Vichai, một người bạn Phật tử gốc Thái tại Perth ngày trước, có lẽ bây giờ cũng sinh sống ở Cairns. Anh là người giới thiệu vợ chồng tôi đến với Hội Phật giáo Tây Úc khoảng 40 năm trước. Nhờ đó, tôi được gặp và được nghe Phra Khantipalo giảng dạy, hướng dẫn. Tôi vội gửi email về Perth hỏi thêm thông tin về Vichai, và cuối cùng liên lạc được anh ấy. Vợ chồng tôi ngồi ăn trưa với anh ấy và tâm tình suốt hai giờ đồng hồ sau hơn 30 năm xa cách.

Trên đời có nhiều chuyện diệu kỳ, thích thú như thế. Tuy nhiên cũng phải bắt đầu bằng một tác ý tốt lành. Ở đây là tác ý phát tâm mang theo và đọc cuốn Suttanipāta.

*
  

Sunday, 11 February 2018

The Wings to Awakening - An Anthology from the Pali Canon

The Wings to Awakening - An Anthology from the Pali Canon
(Các chi phần đưa đến giác ngộ - Hợp tuyển Kinh điển Pali)
Translated and Explained by Thanissaro Bhikkhu (1996, 2010)

Download PDF copy:
https://www.dhammatalks.org/Archive/Writings/wings_complete_v111219.pdf

CONTENTS

Acknowledgments
Abbreviations
Preface: How to Read This Book
A Table of the Wings to Awakening

I. The Seven Sets
II. The Factors of the Seven Sets classed under the Five Faculties

Introduction

PART I: BASIC PRINCIPLES
A. Skillfulness
B. Kamma & the Ending of Kamma

PART II: THE SEVEN SETS
A. The Treasures of the Teaching
B. The Four Frames of Reference
C. The Four Right Exertions
D. The Four Bases of Power
E. The Five Faculties
F. The Five Strengths
G. The Seven Factors for Awakening
H. The Noble Eightfold Path

PART III: THE BASIC FACTORS
A. Conviction
B. Persistence
C. Mindfulness
D. Concentration: Abandoning the Hindrances
E. Right Concentration
F. Concentration & Discernment
G. Equanimity in Concentration & Discernment
H. Discernment: Right View
   i. The Four Noble Truths
   ii. The First Truth
   iii. The Second & Third Truths
   iv. The Fourth Truth

Glossary
Index
Bibliography
*


Sutta Nipāta (Kinh Tập): The Discourse Group, translated by Ṭhānissaro Bhikkhu

Sutta Nipāta: The Discourse Group, translated by Ṭhānissaro Bhikkhu (revised Jan. 8, 2018)

This is a translation of the entire collection of 72 suttas, which includes some of the longer and more famous poems in the Pāli Canon, such as the Discourse on Goodwill (Karaṇīya-Mettā Sutta), the Discourse on Treasures (Ratana Sutta), and the Discourse on Protection (Maṅgala Sutta). It also contains two sets of poems considered to be deep expressions of advanced points of doctrine: the Aṭṭhaka Vagga, on the theme of non-clinging, and the Pārāyana Vagga, in which the Buddha answers questions posed by adepts in concentration practice. The collection also contains three suttas with rare biographical information of the Buddha’s early life.

Download PDF copy:
https://www.dhammatalks.org/ebook_index.html#/Archive/Writings/SuttaNipata180108.pdf

*



Thursday, 8 February 2018

The Sutta Nipāta (Kinh tập) - A poetic translation by Laurence Khantipalo Mills

The Sutta Nipāta (Kinh tập)
A poetic translation by Laurence Khantipalo Mills


PREFACE
How this translation came about

In the final stage of his life’s journey two things have stood out. The first is that—despite occasional outbursts—he maintains a remarkable and largely unswerving good humour, seeming to find joy in the simplest of things. The second is his continued devotion to the Dharma. Even in his current state of what is now advanced dementia , the visit by a Sangha member always produces a visible and profound sense of respect and joy in him. This is always inspiring to observe.

In writing this introduction, I had thought to write just a little about how the translation came to be. In doing so, I found myself telling the recent life history of Laurence Khantipalo Mills. I had not intended to do so, but the two are inextricably linked.

As a Theravada monk, Phra Khantipalo traveled widely throughout Australia teaching and proclaiming the Dhamma in the mid-1970’s and early 1980’s. Many people became students and many made the trek to Wat Buddhadhamma, the monastery and lay community he established with Ayya Khemma. Those interested in these details of Laurence’s life will find material online so there is no need to say more here.

In the mid-1990’s, while still a monk, Phra Khantipalo’s life changed profoundly as a result of meeting his Dzogchen Master Chogyal Namkhai Norbu in the USA. Practising the Dzogchen teachings became a catalyst for disrobing and becoming a non monastic practitioner for Laurence. He moved to far north Queensland, married and established the Bodhicitta Buddhist Centre.

Jump then to the summer of 2009. Laurence had been invited down to the Victorian countryside by a student but a bushfire nearby had forced an evacuation to the safety of Melbourne. He found a temporary home with a fellow Dzogchen practitioner where he resided for a short time until he left again for far north Queensland.

We were aware that Laurence had suffered a stroke in 2005 and on this trip there were clear signs that it had affected his cognition. He still spoke eloquently of the Dharma, but there were gaps in his talks, when he lost words, lost the thread, only to pick it up again. He murmured of taking robes again. The dissolution of his ten year marriage and the subsequent demise of the Bodhicitta Buddhist Centre, had led him to consider where he belonged. He became aware of his lack of practical living skills, fragility and most importantly the isolation from his wider Sangha friends in NSW and Victoria.

Even though I doubt Laurence had ever thought of Melbourne as home, he reappeared again early the next year and began the monastic journey one more time, taking robes as a novice in the Mahayana tradition under Ven. Thich Phuoc Tan—once a student of his, but now the abbot of Quang Minh temple. He was ordained Ven. Minh An, meaning Peace with Wisdom, and was supported with much care and respect. However by this time the effects of his stroke and an associated vascular dementia were starting to take hold. Laurence was unable to sustain his practice and unable to remain at Quang Minh.

Things immediately looked a bit grim. A few old students, including Gary and myself, had been providing some small support. None of us could envisage Laurence living happily in an aged care facility even if that was what was being recommended.

Again an old student, now also a Dzogchen practitioner, stepped forth and offered Laurence a temporary home. Those two weeks of respite in January 2011 became 20 months of care. It wasn’t an easy time because Laurence could not be left for any length of time in case he should wander off. Various people materialised to fill in gaps and offer support.

When Laurence did go out, with friends, he carried in his shoulder bag a small red book. In it were his handwritten notes of a new translation of the Sutta Nipāta started many years before, but still incomplete. This was obviously precious to him because he carried it everywhere he went. Gary remembers him saying that he felt the previous translations had failed to capture the subtlety of the Pali language. It was Laurence’s aim to draw this out in a readable fashion. I didn’t get as much detail, but over a cup of tea one day Laurence said that what he aimed to achieve was a poetic translation. I understood this to mean that his translation would have life and vitality. It would not be just a dry rendition of an ancient text.

Still the text was unfinished. Laurence, although he sat at his desk, could no longer organise his thoughts. Important though it clearly was to him, there was no more progress on the Sutta Nipāta. Laurence’s health deteriorated and, in late 2012 he finally had to go into an aged care facility. Things languished at this point, and those around Laurence were simply concerned to establish his well being and comfort as best they could in the new setting.

Then sometime in 2013, among a collection of books and effects shipped from Queensland, Gary discovered a typewritten—but incomplete— copy of the text. Efforts to locate who may have typed the document failed. We did not have a digital copy but Gary conceived the idea of completing and publishing the Sutta Nipāta in tribute to Laurence and in appreciation of the importance the project had held for him. In order to achieve this, two things needed to occur: firstly, the text had to be transferred into a digital format so that it could be manipulated, corrected and the missing sections completed. Secondly, there needed to be a suitably qualified person who was willing to look at the text, correct inconsistencies and minor errors of the parts which were illegible and then, hopefully, to provide a translation of the missing text. Somehow this came together.

Here are the acknowledgements to those who made it happen: To Bhante Sujato, who kindly offered to read and complete the text and who has provided energy and enthusiasm in abundance. Only in looking at what he has done do I realize what a task this has been. To Gary Dellora, whose vision and dedication drove the process; to Sean Read who painstakingly scanned and corrected the text into a format from which it could be edited; to Dammika Pereira who provided support and advice; and Michael Wells who assisted with proofing. Nothing that follows could have been achieved without their efforts and we are indebted to them for their commitment and generosity of spirit.

Just a closing word on Laurence, whose health continues it’s long slow decline. In the final stage of his life’s journey two things have stood out. The first is that—despite occasional outbursts—he maintains a remarkable and largely unswerving good humour, seeming to find joy in the simplest of things. The second is his continued devotion to the Dharma. Even in his current state of what is now advanced dementia , the visit by a Sangha member always produces a visible and profound sense of respect and joy in him. This is always inspiring to observe.

There remain a number of dedicated people who surround Laurence. Some are staff, some are friends. All contribute to his well being. Whatever merit may accrue from this publication, we offer it to all beings, but especially to all those who have assisted in his journey over the last few years. This book could not have arisen with out them.

Michael Wells and Gary Dellora
Melbourne, Australia, 2015.

*
Contents

Preface
Foreword

1   FIRST CHAPTER
1.1   The Serpent Sutta
1.2   With the Cattle-owner Dhaniya
1.3   The Rhino Horn
1.4   The Farmer Bhāradvaja
1.5   To the Smith Cunda
1.6    Disaster
1.7    Who is the Outcaste?
1.8    Loving-kindness
1.9    Sātāgira and Hemavata the Yakkhas
1.10  With the Yakkha Āḷavaka
1.11  Victory Over Fascination
1.12  The Sage Inwardly Silent

2  THE MINOR CHAPTER
2.1   The Threefold Gem
2.2   The True Meaning of “Stench”
2.3   Conscience
2.4   The Supreme Good Omens
2.5   To the Yakkha Sūciloma
2.6   Wrong Conduct in the Bhikkhu’s Life
2.7   How Brahmins Lived by the Dharma
2.8   Dharma as a Boat
2.9   What is Good Conduct?
2.10  Wake up! Make an Effort!
2.11 Teaching Rāhula
2.12 Vaṅgīsa’s Questions
2.13  Perfection in the Wandering Life
2.14  To Dhammika

3  THE GREAT CHAPTER
3.1    The Leaving Home of Gotama
3.2    The Striving of Gotama
3.3    The Well-spoken
3.4    To Sundarika-Bhāradvāja
3.5    To Māgha
3.6    Sabhiya’s Questions
3.7    To Sela
3.8    Dart of Death
3.9    To Vāseṭṭha
3.10  To Kokāliya
3.11  The Sages Asita and Nālaka
3.12  Observation of Dualities

4  THE CHAPTER OF EIGHTS
4.1    Objects, Desires and Pleasures
4.2    The Body as a Cave
4.3    Corruptions
4.4    Purity
4.5    The Ultimate
4.6    Ageing and Decay
4.7    To Tissametteyya
4.8    Being Overbold
4.9    With Māgandiya
4.10  Before Breaking-up
4.11   Arguments and Disputes
4.12  Smaller Discourse on Quarrelling
4.13  Greater Discourse on Quarrelling
4.14  The Quick Way
4.15  Assuming Forcefulness
4.16  Sāriputta

5  THE WAY TO THE BEYOND
5.1    The Prologue
5.2    Ajita’s Questions
5.3    Tissamettaya’s Questions
5.4    Puṇṇaka’s Questions
5.5    Mettagū’s Questions
5.6    Dhotaka’s Questions
5.7    Upasīva’s Questions
5.8    Nanda’s Questions
5.9    Hemaka’s Questions
5.10  Todeyya’s Questions
5.11   Kappa’s Question
5.12  Jatukaṇṇi’s Questions
5.13  Bhadrāvudha’s Question
5.14  Udaya’s Questions
5.15  Posāla’s Question
5.16  Mogharāja’s Question
5.17  Piṅgiya’s Question
5.18  In Praise of the Way to the Beyond
5.19  Piṅgiya’s Song of the Way to the Beyond