Saturday 6 February 2021

Mạn, ngã mạn, kiêu mạn

Nguồn: Buddhist Dictionary - Manual of Buddhist Terms and Doctrines,
by Nyanatiloka Mahathera

māna: mạn 慢, một trong 10 sợi dây trói buộc vào luân hồi (saṃyojana, kiết sử). Mạn được trừ diệt hoàn toàn khi hành giả đắc quả vị A-la-hán (xem thêm: asmi-māna, ego-conceit, ngã mạn 我慢). Thêm vào đó, mạn là một trong các tùy miên (anusaya, 隨眠) và phiền não (kilesa, 煩惱 – ô nhiễm 汙染).

Trích kinh:

“Mạn, ti mạn, thắng mạn: ba mạn này cần phải đoạn diệt. Khi nào vị tỳ-khưu đã đoạn diệt được ba mạn này, vị ấy đoạn tận khổ đau do hoàn toàn thấu hiểu ngã mạn.” (AN 6.106)

“Này Soṇa, những sa-môn hay bà-la-môn nào dựa vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức này¬ – vốn là vô thường, khổ, biến hoại – nghĩ rằng: ‘Ta tốt đẹp hơn’, hay ‘Ta ngang bằng’, hay ‘Ta thấp kém hơn’, thì đó là những người không thấy như thật.” (SN 22.49)

*

asmi-māna: ngã mạn 我慢, (ego-conceit, self-conceit), ý tưởng thô sơ về lòng kiêu hãnh cho đến cảm giác vi tế về cái tôi phân biệt hay cái tôi cao thượng vẫn còn hiện hữu như là kiết sử thứ tám trong 10 kiết sử (saṃyojana) trói buộc chúng sinh vào luân hồi. Chỉ chấm dứt khi đắc quả A-la-hán. Ý tưởng này dựa vào sự so sánh mình với người khác, đưa đến cảm giác ngang bằng, thấp kém hơn hay cao thượng hơn. Cần phân biệt giữa “mạn” và “thân kiến” (sakkāya-diṭṭhi), là cái nhìn hay lòng tin có một cái ngã hay linh hồn, đó là kiết sử đầu tiên trói buộc vào luân hối. Kiết sử này tan biến khi đắc quả Dự lưu (Sotāpatti).

Trích kinh:

“Này chư hiền, dù vị thánh đệ tử đã đoạn tận năm hạ phần kiết sử, nhưng đối với năm uẩn để chấp thủ, vị ấy vẫn còn dư tàn ngã mạn ‘Tôi là’, dư tàn ngã dục ‘Tôi là’, dư tàn ngã tùy miên ‘Tôi là’ chưa được đoạn trừ. Vị ấy tiếp tục sống tùy quán sự sinh diệt của năm thủ uẩn ấy: ‘Ðây là sắc, đây à sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt. Ðây là thọ... Đây là tưởng... Đây là các hành... Đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt’. Vị ấy sống tùy quán sự sinh diệt của năm thủ uẩn như thế sau một thời gian các dư tàn dư tàn ngã mạn ‘Tôi là’, dư tàn ngã dục ‘Tôi là’, dư tàn ngã tùy miên ‘Tôi là’ chưa được đoạn trừ nay đi đến đoạn trừ.” (Kinh Khemaka, SN 22.89)

*

ÁI (AN 6.106)

“Này các tỳ-khưu, ba ái và ba mạn này cần phải đoạn diệt. Thế nào là ba ái cần phải đoạn diệt? Dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Ba ái này cần phải đoạn diệt.

“Thế nào là ba mạn cần phải đoạn diệt? Mạn, ti mạn, thắng mạn. Ba mạn này cần phải đoạn diệt.

“Khi nào vị tỳ-khưu đã đoạn diệt được ba ái và ba mạn này, vị ấy được gọi là vị tỳ-khưu đã chặt đứt ái, đã loại bỏ các kiết sử, đã đoạn tận khổ đau do hoàn toàn vượt qua kiêu mạn.”

*

CRAVING (AN 6.106)

“Bhikkhus, there are these three kinds of craving, and these three kinds of conceit, that are to be abandoned. What are the three kinds of craving that are to be abandoned? Sensual craving, craving for existence, and craving for extermination: these are the three kinds of craving that are to be abandoned.

“And what are the three kinds of conceit that are to be abandoned? Conceit, the inferiority complex, and superiority complex: these are the three kinds of conceit that are to be abandoned.

“When a bhikkhu has abandoned these three kinds of craving and these three kinds of conceit, he is called a bhikkhu who has cut off craving, stripped off the fetter, and by completely breaking through conceit, has made an end of suffering.” (Bhikkhu Bodhi trans.)

Ghi chú:

Khát ái: taṇhā, 爱, craving – Dục ái: kāmataṇhā, 欲愛, craving for sensual pleasures – Hữu ái: bhavataṇhā, 有愛, craving for existence – Phi hữu ái: vibhavataṇhā, 非有爱, craving for extermination.

Mạn: māna, 慢, conceit – Ti mạn: omāna, 卑慢, inferiority complex – Thắng mạn: atimāna, 勝慢, superiority complex (quá mạn 過慢,, tăng thượng mạn 增上慢).



No comments: