CHỈ NHIÊU ĐÓ THÔI.
Đang đọc cuốn “Introducing Mindfulness” (Giới thiệu Niệm) của Bhikkhu Anālayo. Trong đó Sư đề cập đến bài kinh quen thuộc mà có lẽ tất cả các thiền sinh chúng ta đều biết đến: kinh Quán niệm Hơi thở (MN 118). Trong bài kinh, Đức Phật giảng về 16 bước quán niệm hơi thở để tiến đến giải thoát giác ngộ. Chia thành bốn nhóm, mỗi nhóm có 4 bước (4 x 4 = 16). Nhóm bốn bước đầu tiên, theo Sư Anālayo, là căn bản quan trọng nhất. Đức Phật cũng chỉ đề cập đến nhóm đầu tiên này trong các bài giảng khác (thí dụ: kinh Lập niệm, MN 10; kinh Thân hành niệm, MN 119).
Sáng nay, sau khi xả thiền, ngồi ngẫm nghĩ những gì Sư viết, thấy quả thật đúng như vậy. Trong mấy chục năm qua, mình chỉ hành thiền niệm hơi thở được có bấy nhiêu đó thôi. Rồi từ đó chuyển sang các đề mục khác, tùy duyên, tùy hứng (niệm Phật, niệm tâm Từ, niệm chết, …). Đọc sách, nghe thuyết giảng, bàn luận đủ thứ chuyện, nhưng rốt cuộc rồi thì chỉ thực hành được nhiêu đó.
Có lẽ mình thuộc hạng “phước mỏng, nghiệp dày” như ngài Hòa thượng Thanh Từ thường hay nhắc nhở. Thôi kệ, cứ từ từ bước đi, chậm mà chắc, rồi cũng sẽ đến đó. Kiếp này không xong thì tiếp tục trong các kiếp sau. “Từ từ rồi cháo cũng nhừ”, người bình dân mình thường hay nói như thế.
*-----*
… Ở đây, tỳ-khưu đi đến khu rừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, xếp chéo chân, giữ lưng thẳng và trú niệm trước mặt. Có niệm, vị ấy thở vào; có niệm, vị ấy thở ra.
(1) Thở vào dài, vị ấy nhận biết: “Tôi thở vào dài.” Hoặc thở ra dài, vị ấy nhận biết: “Tôi thở ra dài.”
(2) Hoặc thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: “Tôi thở vào ngắn.” Hoặc thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: “Tôi thở ra ngắn.”
(3) “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào,” vị ấy tập luyện. “Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra,” vị ấy tập luyện.
(4) “An tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào,” vị ấy tập luyện. “An tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra,” vị ấy tập luyện. (….)
– Trích kinh Quán Niệm Hơi Thở (Anapanasati Sutta, MN 118)
*
… Here a bhikkhu, gone to the forest or to the root of a tree or to an empty hut, sits down; having folded his legs crosswise, set his body erect, and established mindfulness in front of him, ever mindful he breathes in, mindful he breathes out.
Breathing in long, he understands: ‘I breathe in long’; or breathing out long, he understands: ‘I breathe out long.’ Breathing in short, he understands: ‘I breathe in short’; or breathing out short, he understands: ‘I breathe out short.’ He trains thus: ‘I shall breathe in experiencing the whole body of breath’; he trains thus: ‘I shall breathe out experiencing the whole body of breath.’ He trains thus: ‘I shall breathe in tranquillising the bodily formation’; he trains thus: ‘I shall breathe out tranquillising the bodily formation.’ (...)
– Extract from Discourse on Mindfulness of Breathing (Anapanasati Sutta, MN 118)
*
No comments:
Post a Comment