Monday, 21 November 2022

Bảy tuần lễ sau khi Thành Đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya)

 BỒ-ĐỀ ĐẠO TRÀNG (Bodh Gaya) - Bảy tuần lễ sau khi Thành Đạo

Theo Chú giải bộ Pháp tụ (Atthasālinī), Đức Phật ngự tại Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya) ở những địa điểm khác nhau trong 7 tuần lễ sau khi thành đạo (xem hình kèm theo, đánh số từ 1 đến 7):

- Tuần lễ thứ nhất: Ngồi hành thiền ở cội cây bồ đề, chiệm nghiệm sự giải thoát sau khi đắc đạo quả Chánh Đẳng giác.

- Tuần lễ thứ nhì: Đứng nhìn về cội cây bồ đề.

- Tuần lễ thứ ba: Thực hiện song thông, đi kinh hành trên trời cao để cảm hóa nhóm đạo sĩ.

- Tuần lễ thứ tư: Ngồi hành thiền tại tòa bảo ngọc, chiêm nghiệm về A-tỳ-đàm (Vi Diệu Pháp).

- Tuần lễ thứ năm: Ngồi hành thiền ở cội cây đa của những người chăn dê.

- Tuần lễ thứ sáu: Ngồi hành thiền ở cội cây Mucalinda.

- Tuần lễ thứ bảy: Ngồi hành thiền ở cội cây Rājāyatana.

Có thể đọc thêm về sự tích bảy nơi Đức Phật ngự sau khi Thành Đạo, dựa theo Chú giải. Ngài Hòa thượng Narada tóm tắt trong cuốn "Đức Phật và Phật Pháp":

=> http://budsas.net/uni/u-dp&pp/dp&pp04.htm

*


Thursday, 17 November 2022

Trang trí đơn giản nhưng trang nghiêm

Trang trí đơn giản nhưng trang nghiêm 
Ni viện Dhammasara, Gidgeganup, Western Australia 

Photo: Bình Anson, 16/11/2022

Tôi thích cách thức trang hoàng và bài trí như thế này. Đơn giản, gọn nhẹ. Chỉ vài chậu bông nhỏ là đủ. Trên tường không cần tô vẽ hoa văn màu mè rườm rà.

Tôi vào lạy Phật, rồi ngồi lặng lẻ chiêm ngưỡng, cảm thấy gần gũi với Ngài -- vị Thầy hiền hòa, từ bi của mình. 

*

Duyên sinh siêu thế và duyên sinh hiệp thế

 LÝ DUYÊN KHỞI GIẢI THOÁT
(Transcendental dependent arising/Dependent liberation)
(Bài giảng của Ajahn Brahmali ở Dhamaloka, Tây Úc ngày 23/03/2012)
Dịch Việt: Minh Nguyệt

Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát (LDKG) mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền  được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối. 

LDKG có liên hệ chặt chẽ với giáo lý duyên khởi nổi tiếng trong đạo Phật. Cho những ai chưa quen thuộc nhiều với những lời Phật dạy, lý duyên khởi là một chuỗi mười hai yếu tố nhân quả kết nối với nhau. Yếu tố cuối cùng trong chuỗi nhân quả này là khổ. Bởi vì là một chuỗi nhân quả, nó cho ta thấy khổ phát sinh như thế nào. Yếu tố thứ nhất của mười hai nhân duyên là vô minh – không có khả năng thấy được thế gian như nó là, và nó thật sự hoạt động như thế nào. Như thế, bắt đầu với vô minh, yếu tố này dẫn đến yếu tố sau, tiếp luôn cho đến khổ đau. Do vậy, lý duyên khởi chỉ cho ta thấy khổ đau chính là hậu quả của vô minh. 

Đây là cách mà Đức Phật đã giải thích tại sao có khổ đau. Nhưng Đức Phật cũng giảng về một chuỗi nhân quả đưa đến sự thoát khổ. Chính cái chuỗi nhân quả này được gọi là “Lý duyên khởi giải thoát” (SN12:23). LDKG bắt đầu với khổ – nói một cách khác, nó bắt đầu ở yếu tố cuối của lý duyên khởi – và, qua mười hai yếu tố nhân quả kết nối khác, nó chỉ cho bạn thấy làm thế nào để tối hậu đi đến giải thoát.

Triển vọng chấm dứt khổ đau là một thông điệp vô cùng tích cực. Đôi khi người ta nói đạo Phật bi quan – chỉ thấy nói đến khổ đau – nhưng đây lại là điều hoàn toàn ngược lại. Đức Phật nói rằng nhờ vào khổ đau mà chúng ta có thể đi suốt cho đến giải thoát khỏi cái khổ đau đó. 

Chúng ta hãy duyệt qua mười hai chuỗi yếu tố của LDKG. Yếu tố đầu là khổ (dukkha). Ở đây không phải chỉ muốn đề cập đến thực tế là có cái khổ mà còn muốn cho chính chúng ta nhận thức được vấn đề. Chỉ khi nào bạn hiểu được là có vấn đề thì bạn mới tìm cách giải quyết. Một phần là phải hiểu rõ về vấn đề khổ đau bình thường trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng điều quan trọng hơn là phải thấy phạm vi rộng lớn của khổ đau. Sự hiểu biết này bắt đầu phát sinh khi việc hành thiền của bạn trở nên sâu sắc hơn, và bạn bắt đầu thấy chính mình và thế giới theo một cách khác. Nhưng đặc biệt là ý tưởng tái sinh ­– nhất là khi chính bạn tự mình thấy được – sẽ khiến cho bạn hiểu rõ phạm vi thực sự của vấn đề. 

Đạo Phật cho bạn biết là có giải pháp cho vấn đề này. Một khi bạn hiểu là có vấn đề và nhận biết có một giáo pháp có thể hướng dẫn bạn tìm ra giải pháp, bạn sẽ có niềm tin (saddha, sự tin cậy, tín nhiệm) với giáo pháp này. Đây là yếu tố thứ hai. 

Điều đáng ghi nhận trong những lời Phật dạy là nó chỉ cho bạn thấy giải pháp ở chỗ hoàn toàn khác hẳn với những gì bạn tưởng. Bình thường, trong đời sống, chúng ta nghĩ rằng giải pháp cho khổ đau sẽ được tìm thấy trong những quan hệ tình cảm, bạn bè, của cải vật chất, địa vị, quyền thế, được kính trọng, được khen ngợi, v.v. – những điều mà trong đạo Phật được gọi là “các pháp thế gian” (lokadhammā, AN8:6).  Người ta thường nghĩ câu trả lời cho khổ đau nằm ở đó. Nhưng rồi Đức Phật đến và nói cho bạn biết là bạn đã đi tìm không đúng chỗ, rằng giải pháp được tìm thấy ở một nơi khác. 

Khám phá này của Đức Phật thật là siêu việt. Nó cho bạn có cảm tưởng, ừ nhỉ, đúng là giải pháp phải ở chỗ nào khác, bởi vì đã biết bao lần bạn đã cố gắng tìm hạnh phúc qua những pháp thế gian mà bạn vẫn cứ khổ đau như thường. Trong một nghĩa nào đó, đây chính là bi kịch của con người: chúng ta luôn muốn có hạnh phúc, nhưng thông thường chúng ta lại tìm không đúng chỗ. Cho nên, nên thay vào đó, chúng ta chuốc lấy khổ đau. Khi bạn hiểu là có vấn đề và biết có một giáo lý hứa hẹn cho bạn những giải pháp thực tiễn, niềm tin sẽ khởi lên. Bạn nhận ra rằng có một điều gì đó thật đặc biệt trong những lời giảng dạy này. 

Niềm tin là một điều tuyệt đẹp. Bạn cảm thấy an toàn vì bạn có được một giáo lý chỉ cho bạn giải pháp giúp bạn thoát khổ. Như đề cập trong nhiều bài kinh, một người không có niềm tin, không có nơi nương tựa, giống như một người băng qua sa mạc. Trừ phi người đó tìm được cách đi băng qua, người đó cuối cùng rồi sẽ không thể chống chọi lại được với sức mạnh của thiên nhiên – nắng nóng, thiếu nước, tất cả những vấn đề trong sa mạc. Nhưng người có niềm tin thì giống như một người đã băng qua khỏi sa mạc (MN 39). 

Bởi vậy niềm tin trong đạo Phật rất quan trọng. Đôi khi người ta nghĩ là niềm tin không thật sự quan trọng và chỉ cần tìm hiểu, nghiên cứu xem điều đó đúng hay sai là đủ rồi. Dĩ nhiên, nghiên cứu, tìm hiểu là điểm chính yếu trong đạo Phật . Tuy nhiên, khi niềm tin mạnh mẽ, nó sẽ trở thành một sức mạnh; thúc đẩy bạn đi vào con đường đạo và giúp bạn đi đúng hướng. Đây là một phẩm chất cốt lõi mà ta phải mang theo trong suốt cuộc hành trình tâm linh. Hơn thế nữa, khi niềm tin được đặt đúng chỗ thì tất cả những yếu tố còn lại sẽ đi theo như một hệ quả tự nhiên. Nó trở thành con đường tự hoàn mãn bởi vì mỗi yếu tố là duyên cho yếu tố sau đó phát sinh, từng giai đoạn một, cho đến khi bạn hoàn toàn giác ngộ. 

Kết quả trực tiếp của niềm tin là hân hoan (pāmojja), yếu tố thứ ba của chuỗi LDKG. Niềm hân hoan đến từ sự khám phá ra được một điều gì đó thật là quý báu. Bạn đã tìm ra được kim chỉ nam cho ý nghĩa thật sự của đời sống và bạn cảm nhận được đây là những lời giảng dạy ưu việt. Sự liên hệ giữa niềm tin và hân hoan được mô tả ở nhiều nơi trong kinh. Chẳng hạn, một trong những pháp quán tưởng quan trọng trong kinh là niệm về “Ân Đức Phật”, “Ân Đức Pháp” và “Ân Đức Tăng”. Hân hoan sẽ sinh khởi trong tâm vì những quán tưởng này được thiết lập trên sự nhận biết về giá trị sâu sắc của những giáo lý trong trong Đạo Phật. Điều này được gọi là atthaveda và dhammaveda, cảm hứng trong ý nghĩa và cảm hứng trong Pháp. Nguồn cảm hứng tuyệt vời phát sinh cũng giống như “pāmojja” mà chúng ta đang nói đến ở đây. Như vậy hân hoan đến cùng với cảm hứng và đây là kết quả của niềm tin  (AN 6.10). 

Một khi pāmojja sinh khởi, đạo lộ tự nó sẽ tiếp tục mở ra. Nó là như vậy bởi vì hân hoan khiến cho bạn có niệm và năng lực. Có niệm và năng lực thì khi ngồi xuống hành thiền, bạn sẽ có khả năng giữ được đề mục và bạn sẽ tiến bộ đều đặn. Thiền tập có kết quả. Đôi khi có vẻ như khó nắm bắt được vì sao hành thiền lúc được, lúc không, và đây là lý do tại sao. Hành thiền tốt đẹp khi bạn cảm thấy hân hoan và niềm hứng thú sẽ đến cùng với  niệm và năng lực. Như vậy, phần còn lại của đạo lộ chủ yếu là một tiến trình tự động. Đó là một tiến trình hành thiền dẫn bạn đi từng giai đoạn một cho suốt đến giác ngộ. Đây chính là tâm điểm của tiến trình nhân quả của LDKG. 

Vậy tiến trình này xảy ra như thế nào? Bạn ngồi xuống, theo dõi hơi thở, thật dễ dàng. Khi hành thiền phát triển, hỷ (pīti) bắt đầu khởi lên trong bạn. Đây là yếu tố thứ tư của chuỗi nhân quả này. Khi hành thiền tiến bộ thêm, hỷ lạc lắng xuống và bạn có cảm giảc tĩnh lặng (passaddhi, khinh an), yếu tố thứ năm. Sự tĩnh lặng này, khi được phát triển, sẽ trở thành một cảm giác mãn nguỵên sâu xa và lạc (sukha), yếu tố thứ sáu. Và rồi, điều này dẫn đến tâm định (samādhi), yếu tố thứ bảy, đây là khi mức thiền trở nên vững mạnh thật sự. Khi tâm ra khỏi trạng thái định thâm sâu, bạn sẽ có sự hiểu biết và cái nhìn đúng như sự thật (yathā-bhūta-ñāṇa-dassana, tri kiến như chân). Đây là yếu tố thứ tám. Bởi vì samādhi khắc phục những chướng ngại (triền cái) – cái tâm ô nhiễm ngăn cản không cho bạn thấy đúng đắn sự thật – bây giờ, lần đầu tiên bạn thấy rõ mọi việc. 

Khi nhìn thấy sự vật một cách đúng đắn, bạn sẽ thấy đau khổ kết nối chặt chẽ với sự hiện hữu như thế nào. Bạn sẽ muốn từ bỏ (nibbidā, yếm ly) tất cả. Đây là yếu tố thứ chín. Bạn nhận ra rằng mình phải thoát ra khỏi bánh xe luân hồi. Từ bỏ dẫn đến nhàm chán (virāga, ly tham), yếu tố thứ mười. Virāga là sự chấm dứt ham muốn, đối nghịch lại với khát ái, sự tham đắm thế gian. Và khi sự say đắm, ham muốn biến mất, bạn được giải thoát (vimutti), yếu tố thứ mười một. Khi được giải thoát, bạn cũng sẽ có tri kiến rằng bạn đã được giải thoát (khaye ñāṇaṃ)  Đây là yếu tố thứ mười hai và là yếu tố cuối cùng của chuỗi LDKG. Như vậy, đây là phương cách từ khổ đau dẫn đến giải thoát. 

Để có một cái nhìn sâu sắc hơn về LDKG, tôi muốn xem xét khởi điểm của chuỗi từ một góc nhìn khác. Tôi muốn tập trung vào vài bước đầu của trình tự, bởi vì làm cho đúng những bước này rất quan trọng. Nếu bạn thực hiện đúng đắn những bước đầu, những bước còn lại sẽ tiếp theo như một quy trình tự nhiên. 

Phối cảnh sâu xa này có thể có được bằng cách xem xét một diễn giải phổ biến khác về LDKG thường gặp trong một số bài kinh (thí dụ AN 11.3). Diễn giải này, thay vì bắt đầu bằng khổ đau và niềm tin, bắt đầu bằng giới hạnh. Giới hạnh khiến ta không hối hận (avipaṭisāra), và không hối hận phát sinh hân hoan, pāmojja. Và những phần còn lại thì chủ yếu giống như đã trình bầy ở trên. 

Vậy thì pháp này vận hành như thế nào? Sự hoan hỷ phát sinh từ giới hạnh thuộc về bản chất tâm linh và không liên quan gì đến những niềm vui của giác quan. Đó là niềm hân hoan vì có một tấm lòng tốt đẹp. Những hân hoan đó luôn gắn liền với niệm và năng lượng. Khi vui, tâm bạn có một nguồn năng lượng tự nhiên, nguồn năng lượng đến từ những cảm giác tốt và tích cực. Và bạn có niệm vì niềm vui tâm linh khiến cho giây phút hiện tại thú vị. 

Trong kinh ta thấy lập đi lập lại nhiều lần rằng hành thiền bắt đầu với niệm. Khi bạn đọc những gì Đức Phật giảng về theo dõi hơi thở trong bài kinh Quán niệm Hơi thở (Ānāpānasati Sutta, MN 118), khi bạn đọc Đức Phật dạy gì trong bài kinh Satipaṭṭhāna về bốn chú tâm của niệm (MN 10), bạn sẽ nhận ra niệm là điều kiện tiên khởi cho hành thiền. Nếu không có niệm, bạn sẽ không thể hành thiền đúng đắn được. Thông hiểu điều này rất là quan trọng. Không đủ niệm là lý do chính tại sao đại đa số người ta không thể đạt đến những trạng thái thiền thâm sâu. 

Bởi vì tầm mức quan trọng của niệm, bạn cần phải học để biết cách thẩm định cường độ của niệm và biết mình đã có đủ tỉnh thức để hành thiền chưa. Hãy tự hỏi “Tôi có thật sự hay biết? Tôi có ở đây trong hiện tại? Tâm tôi có đi lung tung khắp nơi? Tôi có bấn loạn không? Tôi có thấy rõ ràng những gì đang xảy ra không?” Nếu tâm bạn tương đối yên ổn và bạn có ý thức rõ ràng – dù vẫn còn một chút suy nghĩ nhưng không nhiều lắm – đó là lúc mà hành thiền thật sự có hiệu quả.

Bởi vì không thể có thiền đúng đắn nếu không có niệm, bởi vì đó là nền tảng nên bạn cần phải xây dựng nó cho thật vững chắc, bạn cần phải biết rõ ràng làm sao để có niệm. Niệm là một đề tài “thời thượng” của tâm lý học Tây phương trong nhiều năm qua. Thông thường những thảo luận xoay quanh về việc niệm sẽ giúp bạn vượt qua các vấn đề như thế nào, những phẩm chất của niệm là gì, làm sao có thể đo lường bằng khoa học, v.v. Nhưng một điều thường thấy thiếu vắng  là một cuộc thảo luận có ý nghĩa về nguyên nhân đưa đến niệm. Để hiểu được nguyên nhân đưa đến niệm là hiểu được làm thế nào để có được niệm. 

Người ta thường nghĩ rằng nếu dùng sức mạnh của ý chí, nếu mình cố gắng hết sức, bạn sẽ có niệm. Nhưng nếu tâm bạn bị tác động bởi phiền não thì dù bạn cố gắng đến đâu cũng không thể có niệm được. Niệm không phải chỉ là giữ yên lặng hay cố gắng hết sức – như thế chưa đủ. Bạn phải chuẩn bị tâm để có thể có  niệm. 

Vậy thì nguyên nhân đưa đến niệm là gì? Trong biến thể của LDKG, yếu tố trước khi có pāmojja (hân hoan) – như tôi đã nói, đến cùng với niệm – là sự không hối hận. Không hối hận đến từ giới hạnh – đạo đức, sự tử tế và có tâm tốt đẹp. Ở đây, hối hận không phải chỉ có nghĩa là cảm thấy tồi tệ vì đã làm một việc thiếu đạo đức. Nó bao gồm tất cả những gì có ảnh hưởng xấu đến tâm do chính những hành vi của mình. Khi tâm mệt mỏi, ngu si, bất an, tiêu cực, hay trạng thái tương tự, thông thường là kết quả của những hành vi chưa đủ trong sạch. Như vậy, hối hận ở đây bao gồm tất cả những chướng ngại làm cản trở không cho bạn cảm thấy được sự hân hoan, niềm vui tự nhiên có ở trong tâm. Điều này có nghĩa là nguyên nhân đưa đến niệm là giới hạnh, và nếu không có giới hạnh thì niệm sẽ quá yếu cho hành thiền. Do vậy, nếu chuyện hành thiền của bạn không đi đến đâu hay không tiến bộ, bạn cần phải xét lại xem mình có thể làm gì để cải thiện giới hạnh của mình. 

Trong Đạo Phật, quan niệm về giới hạnh rất rộng lớn. Dĩ nhiên nó bao gồm giới hạnh về hành động đúng đắn – tử tế, tránh những hành động xấu. Nó cũng bao gồm giới hạnh của lời nói tốt đẹp – nói những điều tử tế, không nói những điều xấu. Cho đại đa số, chỉ nội trong lãnh vực này cũng đã có rất nhiều điều cần phải làm. Một trong những điều quan trọng cần ghi nhớ, giới hạnh không những là tránh làm xấu mà còn phải làm việc thiện nữa.Vậy thì trong cuộc sống, bạn hãy đi làm việc thiện, hãy nói những lời tử tế, hãy làm những việc nho nhỏ tử tế. Khi làm được như vậy là bạn đang xây dựng một cái tâm đẹp đẽ. Và điều này sẽ là một sức mạnh hỗ trợ cho việc hành thiền của bạn. 

Nhưng để cho niệm được thiết lập vững chắc, giới hạnh về thân và khẩu thôi chưa đủ. Bạn còn cần giới hạnh của tâm. Lúc đầu khi thực tập giới hạnh về thân và khẩu qua sự thu thúc, tâm bạn vẫn còn ô nhiễm. Để đối phó với sự ô nhiễm này, bạn cần phải làm việc với cái tâm bằng cách nào để bạn có thể thay đổi cách suy nghĩ. Đôi khi chúng ta cho điều này là khó làm, nhưng với quyết tâm đầy đủ và sự bền chí thì ai cũng có thể làm được. Và đây là điều cần thiết để cho việc hành thiền của bạn có thể phát triển. 

Phiền não quan trọng nhất cần phải vượt qua là sân hận dưới mọi hình tướng của nó, kể cả sự khó chịu và các trạng thái tiêu cực (AN3:68). Sân hận là một trạng thái tâm tạo nên rất nhiều đau khổ cho chúng ta và cho những người chung quanh ta. Nếu chúng ta thật sự nghiêm túc về con đường tâm linh, thì đây là lãnh vực mà ta thật sự cần phải chú tâm đến. Để khắc phục được sân, chúng ta phải tự hỏi làm sao mình có thể thay đổi cách nhìn về thế giới chung quanh. Có thể nào có một cách nhìn nào khác khiến cho những trạng thái tiêu cực không khởi lên? Bạn sẽ thấy rằng nếu mình chịu khó nỗ lực quán chiếu như thế, theo thời gian bạn sẽ dần dần thay đổi – bạn sẽ bắt đầu nhìn thấy mọi chuyện theo một cách mới; bạn sẽ bắt đầu nhìn thế gian một cách từ bi và nhân ái hơn. Khi sân hận, khó chịu và tiêu cực bắt đầu giảm bớt, bạn sẽ cảm nhận được là mình đã trở nên một người tốt hơn, trong sạch hơn. Thật tuyệt diệu khi quan sát thấy điều này đang xảy ra trong chính bạn. Dần dần, bạn thay đổi; bạn tự chuyển hóa mình thành một con người khác. 

Người ta thường nghĩ rằng sức mạnh của ý chí là cách để giải quyết những trạng thái tâm tiêu cực. Họ nghĩ là họ có thể bắt buộc họ phải dễ thương, họ có thể đè bẹp sân hận, nghiền nát sự tiêu cực. Và thỉnh thoảng khi bạn đọc kinh thấy có vẻ là như vậy. Bạn đọc thấy là bạn cần phải “tiêu diệt” trạng thái tâm tiêu cực, “ loại bỏ” chúng , “hủy diệt” chúng. Từ ngữ dùng có thể rất mạnh và rất dễ dàng để nghĩ rằng kinh văn muốn ám chỉ đến “sức mạnh” hay quyền lực. Nhưng thật ra Đức Phật muốn nói cách tốt nhất để vượt qua những trạng thái tiêu cực là dùng trí tuệ (MN 19). 

Dùng trí tuệ là tự hỏi xem sân sẽ dẫn bạn đến đâu. Nếu bạn suy nghiệm về điều này, bạn sẽ thấy nó luôn luôn dẫn đến đau khổ, cho chính bạn và người khác (MN 19). Nó dẫn đến đau khổ cho chính bạn vì khi so sánh ta sẽ thấy sân hận là đau đớn so với trạng thái tâm bình an. Nó dẫn đến đau khổ cho người khác vì khi sân chúng ta có khuynh hướng làm nhiễu hại đến người khác. Hơn thế nữa, bạn tạo bất thiện nghiệp khi bạn sân, nhất là khi bạn hành động vì sân hận. Bạn tự gây ra bất hạnh cho mình ngay ở đời này lẫn cả các đời sau. Như vậy, tính cách tiêu cực tạo ra cả một chuỗi phản ứng với các kết quả khó chịu và phiền muộn. Hãy tự nhắc nhở bạn như thế. Hãy suy ngẫm thường xuyên về điều này. Sân hận, tiêu cực, làm hại – đó là lãnh vực nguy hiểm; nó thật sự sẽ dẫn đến đau khổ cho bạn và cho những người chung quanh. Nhận thức càng mạnh mẽ bao nhiêu, rằng đây là một vấn đề thật sự, thì bạn càng có nhiều khả năng để quay lưng lại với nó. 

Khi nhận thức về nguy hiểm của sân hận trở nên vững chắc và rõ ràng, nó trở thành một phương tiện hữu hiệu trong việc phát triển tâm. Khi một tư tưởng sân bắt đầu nẩy sinh, bạn chỉ cần khởi lên nhận thức về sự nguy hiểm là tư tưởng sân này sẽ biến mất. Trí tuệ làm việc này cho bạn. Nhưng hãy nhớ rằng để xây dựng trí tuệ cần rất nhiều thời gian, như hầu hết tất cả những việc làm trên con đường tâm linh. Thật ra không phải là khó nhưng cần phải có quyết tâm và kiên trì. Dần dần bạn sẽ thấy sự nguy hiểm ngày càng rõ ràng hơn. Bạn càng hiểu rõ bao nhiêu thì bạn càng có khả năng để khắc phục sân hận mỗi khi nó khởi lên. Cũng chính vì vậy mà Đức Phật dùng những chữ như “tiêu diệt”, “loại bỏ”, “ hủy diệt” để diễn tả sự khắc phục những tư tưởng này. Những từ này không có ý nói đến sức mạnh của ý chí mà nói đến một phương tiện có hiệu quả hơn nhiều, đó là phương tiện trí tuệ. Trí tuệ, khi được phát triển tốt đẹp, sẽ cắt đứt những điều này – cũng giống như nó “tiêu diệt” những trạng thái tâm tiêu cực. Chúng sẽ đơn giản biến mất ngay. Hãy tiếp tục quán chiếu về sự nguy hiểm của sân hận ở dưới tất cả mọi hình thức.  Cuối cùng rồi bạn sẽ có một phương tiện hữu ích cho việc tu tập tâm linh. 

Một hậu quả tiêu cực khác của sân hận là nó hủy hoại trí tuệ (MN 19). Trí tuệ là một phẩm chất tâm linh quan trọng nhất. Chính trí tuệ đã khiến cho bạn hiểu sự khác biệt giữa hạnh phúc và khổ đau, quan trọng hơn nữa, hiểu được sự khác biệt giữa nguyên nhân của hạnh phúc và nguyên nhân của đau khổ. Trí tuệ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề của cuộc sống. 

Đức Phật nói trí tuệ diệt là hệ quả của những trạng thái tâm bất thiện (paññānirodhika, MN 19). Xét tầm mức quan trọng của trí tuệ, phải chăng đó không phải là lý do chính đáng đủ cho ta từ bỏ và tiêu diệt những trạng thái tâm bất thiện hay sao? Hãy so sánh tâm khi bạn giận và khi bạn không giận. Hãy nhìn sự khác biệt. Bạn sẽ nhận thấy rằng khi sân giận, bạn không thể thấy thế gian một cách rõ ràng. Bạn không hiểu đâu là phải, đâu là trái – tất cả mọi việc trở nên đảo ngược, méo mó đi bởi giận dữ. Hãy xem nó phá hủy trí tuệ như thế nào. Quán chiếu về những điều này rất có hiệu quả. 

Một cách quán chiếu khác được Đức Phật khuyên là hãy xem thử sân giận tổn hại đến tâm như thế nào (MN 19). Hãy suy ngẫm xem bạn cảm thấy tâm mình như thế nào khi sân giận so với tâm khi bình an. Sự khác biệt thật là lớn lao! Khi sân giận bạn bị thiêu đốt bên trong. Tại sao bạn lại muốn sân giận khi mà có một lựa chọn khác là không sân giận? 

Những quán chiếu như thế là một trong những khía cạnh đầy oai lực của giáo pháp và cũng hữu hiệu nhất để bạn vượt qua những trạng thái tâm bất thiện. Nếu bạn muốn thay đổi cách suy nghĩ của bạn, trí tuệ là con đường, chứ không phải sức mạnh của ý chí. 

Với thời gian, khi được khai mở với một nhân sinh quan mới, bạn sẽ thấy những ô nhiễm của bạn giảm bớt, những vấn đề khó khăn trong đời sống của bạn bớt đi, và pāmojja – niềm hân hoan – dần dần tăng lên trong tâm bạn. Hân hoan đến từ sự thanh tịnh, từ thực tế là bạn đã trở nên một người tốt hơn. Và khi pāmojja trở nên mạnh hơn, niệm cũng mạnh hơn. Chính những ô nhiễm của tâm đã ngăn không cho niệm thực sự trở thành một sức mạnh tinh thần. Ô nhiễm càng giảm đi, niệm càng mạnh lên. Nếu bạn có thể làm giảm bớt những chướng ngại trong sự thực tập hàng ngày, bạn sẽ thấy mỗi lần bạn đi hành thiền nhiều ngày, bạn có thể theo dõi những điều mà trước đây bạn không thể theo dõi. 

Khi bạn theo dõi hơi thở mà không đủ niệm, tâm bạn có khuynh hướng đi lung tung khắp nơi. Bạn hoàn toàn không làm chủ được tâm mình – thay vào đó, ô nhiễm lôi bạn đi lòng vòng. Nhưng một khi niệm có mặt, bạn sẽ cảm thấy bạn làm chủ được chính mình. Và bởi vì bạn có cảm giác tự chủ, bạn có thể hướng sự chú ý của mình vào hơi thở hay vào bất cứ điều gì bạn muốn chú tâm vào. Trong kinh có nói rằng niệm được xây dựng đúng đắn là một sức mạnh (SN 50.1). Chính vì vậy, niệm rất quan trọng. 

Vì niệm phát sinh từ giới hạnh, nhất là giới hạnh của tâm, cho nên nỗ lực vượt qua những khuynh hướng tiêu cực của tâm là điều rất quan trọng. Đôi khi rất khó khăn, vì những khuynh hướng và thói quen của ta thường đã thâm căn cố đế. Cần phải có quyết tâm và kiên trì để thay đổi cách bạn nhìn sự việc, cách bạn hành động. Nhưng dần theo năm tháng, bạn sẽ thấy sự thay đổi trong bạn. Một khi bạn thay đổi, việc hành thiền của bạn trở nên an tịnh và sâu lắng hơn. Thật là tuyệt vời biết mấy khi hành thiền bắt đầu tiến triển, khi bạn có thể giữ được đối tượng hành thiền và thấy tiến bộ thật sự. Khi niệm đã trở thành niệm lực, với niềm hoan hỷ trong tâm, bạn chỉ cần ngồi xuống, theo dõi hơi thở và việc hành thiền sẽ tự nó diễn tiến. 

Khi hành thiền tự động diễn ra, bạn không cần đến sức mạnh. Tất cả những gì bạn cần làm là chỉ ngồi đó, hay biết, và theo dõi hơi thở. Bởi vì bạn có niệm, việc theo dõi là tự nhiên và dễ dàng, không cần đến sức mạnh của ý chí. Mỗi giây phút trôi qua, hành thiền càng lúc càng trở nên mạnh mẽ, và càng lúc càng trở nên thâm sâu. Tất cả những gì bạn cần phải làm chỉ là hiện diện ở đó. 

Đến một thời điểm nào đó trong tiến trình này, pīti, hỷ, bắt đầu phát sinh. Pīti là một cảm giác của niềm vui. thường biểu hiện mạnh mẽ qua thành phần thể chất. Nó có thể được trải nghiệm như những làn sóng phỉ lạc chạy qua khắp châu thân. Thật ra, nó chỉ là sự tăng thêm cường độ của hân hoan đã có được trước đó. Cái mà ta cảm nhận ở đây là khởi đầu của niềm vui thuần túy của tâm, niềm hạnh phúc tinh thần. Sau buổi thiền, ta nên suy ngẫm về những tính chất của những cảm giác này, xem thử nó khác với những niềm vui vật chất như thế nào. Bạn sẽ nhận ra rằng pīti là kết quả của tâm thanh tịnh, đặc biệt là sự vắng mặt của sân hận và tham ái mạnh mẽ. Sự thanh tịnh này là kết quả của việc thực hành giới hạnh trước đó. Bằng trực giác, bạn biết đó là một cảm giác thiện lành. Và đồng thời cũng cảm thấy rất dễ chịu. Bạn biết mình đã đi đúng hướng và bạn cần phải phát triển điều này thêm nữa. 

Bạn tiếp tục theo dõi hơi thở. Dần dần, các khía cạnh “thú vị” của pīti bắt đầu lắng xuống và bạn kinh nghiệm được một cảm giác tĩnh lặng sâu hơn, passaddhi (khinh an). Khi sự tĩnh lặng vào sâu hơn nữa, bạn sẽ kinh nghiệm một cảm giác bình an thâm sâu của hạnh phúc, sukha (lạc). Với mỗi bước, hành thiền càng trở nên tuyệt đẹp và mạnh mẽ hơn. Ở thời điểm này bạn cảm thấy hoàn toàn mãn nguyện đến nỗi tâm không muốn đi nơi nào khác. Đây là bắt đầu của samādhi (định). Một lần nữa, tất cả chuyện này hoàn toàn tự nó xảy ra. Bạn chỉ cần ngồi đó theo dõi cả tiến trình mở ra. 

Samādhi là nhất điểm tâm, khả năng tập trung một cách dễ dàng vào một đối tượng, dù là hơi thở, ánh sáng trong tâm hay bất cứ điều gì. Ở thời điểm này, tâm rất vững vàng; nó gắn liền với đối tượng mà không dao động. Bạn để cho samādhi phát triển cho đến khi năm triền cái hoàn toàn bị loại trừ , tâm chói sáng và hoàn toàn tập trung. Tiến trình này lên đến đỉnh điểm là khi đạt được jhanas (các tầng thiền-na).

Sau khi bạn ra khỏi samādhi, tâm bạn trong sáng và mạnh mẽ. Nhờ sự trong sáng này mà bạn biết và thấy sự vật đúng như nó là, yathā-bhūta-ñāṇa-dassana (tri kiến như chân). Thấy sự vật như nó là chỉ có thể làm được sau samādhi, bởi vì chỉ với samādhi mà sự loại trừ các triền cái mới được bền vững (MN68). Đây là một trong những lý do chính tại sao jhanas thuận lợi cho việc thấy sự việc như nó là.

Như tôi đã nói lúc đầu, gốc rễ của đau khổ là vì sự hiểu biết sai lầm của ta về sự vận hành thật sự của thế gian. Ta thấy hạnh phúc trong khổ đau. Ta thấy một cái ngã dù rằng chẳng hề có điều này. Ta nghĩ mọi vật sẽ trường tồn mặc dù nó có thể biến mất bất cứ lúc nào. Bằng cách nhìn thấy sự vật như nó là, chúng ta sẽ chấn chỉnh lại cái nhận định bị bóp méo, vô minh hay si mê, căn nguyên của vấn đề. 

Bởi vậy khi ta loại trừ chướng ngại bằng samādhi, vô minh bị yếu dần và bào mòn. Vì vô minh là yếu tố đầu tiên của lý Duyên khởi, mỗi yếu tố sau đó, kể cả đau khổ đều bị ảnh hưởng bởi cường độ của vô minh. Như thế có nghĩa là vô minh càng yếu thì khổ đau càng vơi, cho cả bây giờ và mai sau. 

Nhìn thế gian như nó thật sự là và thông hiểu toàn bộ khổ đau trên đời, nó đi sâu đến như thế nào, quả thật là một bừng tỉnh đáng kinh ngạc. Đức Phật nói giống như bạn bị bọc kín trong một cái vỏ, bất chợt cái vỏ bị nứt bể ra, bạn nhìn thấy thế giới lần đầu tiên (MN 53). Giống như bạn bị bao trùm bởi bóng tối và bất chợt có người bật đèn lên (MN 36). 

Thấy được Pháp trọn vẹn sẽ khiến cho bạn có một quan điểm hoàn toàn mới về đời sống. Bởi vì bạn thấy toàn bộ vấn đề, bạn nhận ra rằng không có lối thoát khỏi khổ đau trong sự hiện hữu thế tục và bạn nhàm chán tất cả. Đó là nibbida (yếm ly), sự chối bỏ tất cả mọi thứ, bởi vì bạn thấy đau khổ đi sâu đến như thế nào. 

Khi bạn nhàm chán tất cả, không còn gì để bám víu vào nữa thì ham muốn trở thành không thể có. Đó là ly tham, viraga. Bởi vì tất cả là khổ đau, bạn xả bỏ và bạn không bao giờ còn có thể ham muốn gì nữa. Khi bạn nhận ra rằng đi tìm hạnh phúc là phù phiếm, tham ái sẽ chấm dứt. Đó là giải thoát, vimutti. Cuối cùng bạn được giải thoát, giải thoát khỏi mọi vấn đề của hiện hữu. Và bạn có tri kiến là mình đã được giải thoát. Bạn đạt đến cái hạnh phúc tối đa có thể có. Đó là những gì mà đạo lộ của Đức Phật hứa hẹn cho bạn. 

Nó rất là thâm thúy. Mặc dù những lời dạy này có vẻ khó tiếp cận, nhưng tôi tin, hiểu biết trọn vẹn cả bản đồ rất quan trọng, để biết tất cả mọi thứ dẫn đi đến đâu, để thoáng thấy một khía cạnh thâm sâu của Giáo pháp của Đức Phật. Theo kinh nghiệm của tôi, cái thoáng thấy này rất bổ ích, nó thúc đẩy chúng ta tiếp tục con đường tu tập. 

Nhưng trên thực tế, điều quan trọng nhất của LDKG là nó chỉ cho ta thấy sự thành công trên con đường tu Phật, thành công trong hành thiền, tùy thuộc vào sự trong sạch của hành vi, nhất là sự trong sạch của tâm chúng ta. Chỉ khi nào bạn có thể giảm thiểu ô nhiễm của tâm, nhất là giận dữ, tiêu cực, và khía cạnh thô tháo của tham ái, thì việc hành thiền định mới có thể bắt đầu. Đây là một tiến trình tiệm tiến và mỗi bước trên con đường đạo đem đến một phần thưởng. Nếu bạn muốn hạnh phúc và mãn nguyện thật sự thì đây là con đường duy nhất.

 (Bài giảng của Ajahn Brahmali ở Trung tâm Phật giáo Dhamāloka, Tây Úc, ngày 23/03/2012)

Dịch Việt: Minh Nguyệt.
Hiệu đính: Bình Anson.

*-----*

DUYÊN SINH SIÊU THẾ VÀ DUYÊN SINH HIỆP THẾ

Giới thiệu: Đây là một bài kinh rất đặc biệt, Đức Phật giảng về hai loại duyên sinh: 1) Duyên sinh hiệp thế là hệ thống duyên sinh chúng ta thường thấy trong nhiều bài kinh, do vô minh trói buộc chúng sinh trong vòng luân hồi sinh tử; và 2) Duyên sinh siêu thế là hệ thống duyên sinh giúp hành giả tu tập để tiến đến giải thoát.

*

“Này các tỳ-khưu, Ta nói các lậu hoặc được đoạn diệt đối với người biết, đối với người thấy, không phải đối với người không biết, không phải đối với người không thấy.

“Như thế nào đối với người biết, đối với người thấy, các lậu hoặc được đoạn diệt? ‘Ðây là sắc, đây là sắc tập khởi, đây là sắc đoạn diệt; đây là thọ, đây là thọ tập khởi, đây là thọ đoạn diệt; đây là tưởng, đây là tưởng tập khởi, đây là tưởng đoạn diệt; đây là hành, đây là hành tập khởi, đây là hành đoạn diệt; đây là thức, đây là thức tập khởi, đây là thức đoạn diệt.’ Đối với người biết như vậy, đối với người thấy như vậy, các lậu hoặc được đoạn diệt.

[Duyên sinh siêu thế]

“Này các tỳ-khưu, trong sự đoạn diệt ấy, Ta nói rằng trí về đoạn duyệt có duyên, không phải không có duyên. Duyên của trí về đoạn diệt là gì? Giải thoát là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng giải thoát có duyên, không phải không có duyên. Duyên của giải thoát là gì? Ly tham là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng ly tham có duyên, không phải không có duyên. Duyên của ly tham là gì? Yếm ly là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng yếm ly có duyên, không phải không có duyên. Duyên của yếm ly là gì? Tri kiến như chân là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng tri kiến như chân có duyên, không phải không có duyên. Duyên của tri kiến như chân là gì? Ðịnh là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng định có duyên, không phải không có duyên. Duyên của định là gì? Lạc là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng lạc có duyên, không phải không có duyên. Duyên của lạc là gì? Khinh an là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng khinh an có duyên, không phải không có duyên. Duyên của khinh an là gì? Hỷ là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng hỷ có duyên, không phải không có duyên. Duyên của hỷ là gì? Hân hoan là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng hân hoan có duyên, không phải không có duyên. Duyên của hân hoan là gì? Lòng tin là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng lòng tin có duyên, không phải không có duyên. Duyên của lòng tin là gì? Khổ là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng khổ có duyên, không phải không có duyên. Duyên của khổ là gì? Sinh là câu trả lời.

[Duyên sinh hiệp thế]

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng sinh có duyên, không phải không có duyên. Duyên của sinh là gì? Hữu là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng hữu có duyên, không phải không có duyên. Duyên của hữu là gì? Thủ là câu trả lời.

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng thủ có duyên, không phải không có duyên. Duyên của thủ là gì? Ái là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng ái có duyên, không phải không có duyên. Duyên của ái là gì? Thọ là câu trả lời.

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng thọ có duyên, không phải không có duyên. Duyên của Thọ là gì? Xúc là câu trả lời.

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng xúc có duyên, không phải không có duyên. Duyên của xúc là gì? Sáu xứ là câu trả lời.

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng sáu xứ có duyên, không phải không có duyên. Duyên của sáu xứ là gì? Danh sắc là câu trả lời.

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng danh sắc có duyên, không phải không có duyên. Duyên của danh sắc là gì? Thức là câu trả lời.

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng thức có duyên, không phải không có duyên. Duyên của thức là gì? Hành là câu trả lời. 

“Này các tỳ-khưu, Ta nói rằng hành có duyên, không phải không có duyên. Duyên của hành là gì? Vô minh là câu trả lời.

[Kết luận]

“Như vậy, này các tỳ-khưu, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sinh; sinh duyên khổ; khổ duyên tín; tín duyên hân hoan; hân hoan duyên hỷ; hỷ duyên khinh an; khinh an duyên lạc; lạc duyên định; định duyên tri kiến như chân; tri kiến như chân duyên yếm ly; yếm ly duyên ly tham; ly tham duyên giải thoát; giải thoát duyên trí về đoạn diệt.

“Ví như, này các tỳ-khưu, trên đỉnh núi trời mưa nặng hột và nước chảy theo triền thấp, tràn đầy hang núi, khe núi, thung lũng. Khi các hang núi, khe núi, thung lũng được tràn đầy, thì ao nhỏ được tràn đầy; ao nhỏ được tràn đầy thì ao lớn được tràn đầy; ao lớn tràn đầy thì sông nhỏ được tràn đầy; sông nhỏ được tràn đầy thì sông lớn được tràn đầy; sông lớn được tràn đầy thì biển lớn, đại dương được tràn đầy.

“Cũng vậy, này các tỳ-khưu, vô minh duyên hành; hành duyên thức; thức duyên danh sắc; danh sắc duyên sáu xứ; sáu xứ duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên thủ; thủ duyên hữu; hữu duyên sinh; sinh duyên khổ; khổ duyên tín; tín duyên hân hoan; hân hoan duyên hỷ; hỷ duyên khinh an; khinh an duyên lạc; lạc duyên định; định duyên tri kiến như chân; tri kiến như chân duyên yếm ly; yếm ly duyên ly tham; ly tham duyên giải thoát; giải thoát duyên trí về đoạn diệt. 

– (Kinh Cận duyên – Upanisa Sutta, SN 12.23)

*-----*






Sunday, 13 November 2022

 Sách:

Tuyển tập TÔI HỌC PHẬT 
Bác sĩ ĐỖ HỒNG NGỌC
(Phiên bản 2, 2021, 780 trang)

Link để tải bản PDF (13.4 MB):
https://tinyurl.com/3wtm4zbs 

Mục lục

* NGHĨ TỪ TRÁI TIM (về Tâm Kinh)
* GƯƠM BÁU TRAO TAY (về Kim Cang)
* NGÀN CÁNH SEN XANH BIẾC (về Pháp Hoa)
* CÕI PHẬT ĐÂU XA! (về Duy-ma-cật)
* THẤP THOÁNG LỜI KINH (về các kinh khác)
* THOẢNG HƯƠNG SEN (trích)
* THIỀN TẬP
* TẠP GHI: LÕM BÕM …

*----*



Kinh PHÁP BẢO ĐÀN (六祖壇經), Ngữ lục của Ngài Huệ Năng (惠能).

Sách:
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN (六祖壇經), Ngữ lục của Ngài Huệ Năng (惠能). 
Pháp Hải ghi. Đoàn Trung Còn dịch, Nguyễn Minh Tiến bổ sung (2019).

Cuộc đời và các lời dạy của Lục tổ Huệ Năng (惠能), do ngài Pháp Hải, đệ tử của ngài Huệ Năng, ghi chép. Đặc biệt mỗi phẩm của tập sách này bao gồm 2 phần: a) Hán văn kèm theo phiên âm Hán Việt, b) Bản dịch Việt. Rất tiện lợi cho việc tra cứu đối chiếu Hán-Việt. Ngoài ra, dịch giả còn có thêm nhiều ghi chú chi tiết.

Tải bản PDF tại link:
1) https://tinyurl.com/5a79tcxy 
2) https://mega.nz/file/39xkgQbJ#Sf8kDdI4xG7bfq1dVjzsHcw0S18ScLFk6OHLlvNpNeI 

*-----*




Thursday, 10 November 2022

Tiểu bộ (Khuddaka Nikāya)

 LIỆT KÊ TIỂU BỘ (KHUDDAKA NIKĀYA)

1. Khuddakapāṭha - Tiểu Tụng 
2. Dhammapada - Pháp Cú 
3. Udāna - Phật Tự Thuyết 
4. Itivuttaka - Phật Thuyết Như Vậy 
5. Suttanipāta - Kinh Tập 
6. Vimānavatthu - Chuyện Thiên Cung 
7. Petavatthu - Chuyện Ngạ Quỷ 
8. Theragathā - Trưởng Lão Kệ 
9. Therīgāthā - Trưởng Lão Ni Kệ 
10. Jātaka - Bổn Sanh 
11. Niddesa - Diễn Giải 
12. Patisambhidamagga - Phân Tích Đạo
13. Apadana - Thánh Nhân Ký Sự
14. Buddhavamsa - Phật Sử 
15. Cariyapitaka - Hạnh Tạng 

16. Nettipakaraṇa - Cẩm Nang Học Phật 
17. Peṭakopadesa - Tam Tạng Chỉ Nam 
18. Milindapañha - Milinda Vấn Đạo 

Ghi chú: Ngài Luận sư Buddhaghosa chỉ liệt kê 15 tập đầu, Hội PTS (Pali Text Society, Anh quốc), Kinh tạng Thái Lan và Campuchia cũng chỉ bao gồm 15 tập đầu, còn 3 tập kia được xem là ngoại tạng. Kinh tạng Sri Lanka bao gồm 17 tập đầu, tập Milindapañha được xem là ngoại tạng. Kinh tạng Myanmar thì bao gồm đủ 18 tập. Từ “tập” ở đây là để chỉ tựa đề liệt kê trong Tiểu Bộ, không phải số tập in trên giấy.

Bản dịch Việt của Sư Indacanda Chánh Thân, dịch trực tiếp từ bản gốc Pali, gồm đủ 18 tập. Links để tải về các bản PDF:

1) https://www.tamtangpaliviet.net/TTPV/TTPV_BanDich.htm 
2) https://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/VHoc_CBDM.htm 
3) https://tinyurl.com/mr2f9a66 

Ghi thêm (10/11/2022): Các tập sau đây của Đại Tạng Kinh Việt Nam, do Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam lần lượt xuất bản trong thời gian qua, chủ yếu là dịch dựa theo các bản Anh dịch của Hội PTS (Pali Text Society, Anh quốc). Các bản Anh dịch này kết hợp các câu kệ trong Chánh tạng với các câu chuyện giải thích trong Chú giải..

6. Vimānavatthu - Chuyện Thiên Cung - Gs Trần Phương Lan dịch. 
7. Petavatthu - Chuyện Ngạ Quỷ - Gs Trần Phương Lan dịch.
8. Theragathā - Trưởng Lão Tăng Kệ - HT Thích Minh Châu dịch.
9. Therīgāthā - Trưởng Lão Ni Kệ - HT Thích Minh Châu dịch.
10. Jātaka - Chuyện Tiền Thân Đức Phật (Bổn Sanh).

10.1 Chuyện số 1 đến số 120 - HT Thích Minh Châu dịch.
10.2 Chuyện số 121 đến số 263 - HT Thích Minh Châu & Gs Trần Phương Lan dịch.
10.3 Chuyện số 264 đến số 371 - Gs Trần Tuấn Mẫn dịch.
10.4 Chuyện số 372 đến số 547 - Gs Trần Phương Lan dịch.

*----------*



Chánh tạng Nam truyền - Tiểu bộ (Khuddakanikāya)

 Chánh tạng Nam truyền - Tiểu bộ (Khuddakanikāya)
Dịch giả: Tỳ-khưu Indacanda (Sư Chánh Thân)

Toàn bộ Tiểu bộ (Khuddakanikāya), tạng thứ 5 của Kinh tạng Nam truyền, đã được Sư Chánh Thân dịch trực tiếp từ bản gốc Pali với nhiều ghi chú, và được trình bày trong dạng song ngữ Pali-Việt. 

Tôi rất hoan hỷ, chân thành tán thán và tri ân công đức của Sư đã miệt mài dịch Luật và Kinh Pali sang tiếng Việt trong 20 năm qua. Sadhu sadhu sadhu!  🙏 💐

Trân trọng giới thiệu đến chư tôn đức Tăng Ni và quý anh chị bạn đạo Phật tử.

Links để tải về các bản PDF:

1) https://www.tamtangpaliviet.net/TTPV/TTPV_BanDich.htm 
2) https://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/VHoc_CBDM.htm 
3) https://tinyurl.com/mr2f9a66 

*-----*



Friday, 4 November 2022

Kinh: TAM TẠNG THƯỢNG TỌA BỘ, VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT HỌC VN (2020)

Tải về máy dạng ebook PDF (các tập tin có dung lượng lớn, đề nghị dùng máy tính hay laptop để tải): 

- Tập 01: Kinh Trường bộ [vn222-01.pdf], 668 trang, 70.2 MB

https://tinyurl.com/bdhztbu7

- Tập 02: Kinh Trung bộ [vn222-02.pdf], 1246 trang, 117.5 MB

https://tinyurl.com/5pb9yan8

- Tập 03: Kinh Tương ưng bộ [vn222-03.pdf], 1432 trang, 127.4 MB

https://tinyurl.com/ycyvnmne

- Tập 04: Kinh Tăng chi bộ [vn222-04.pdf], 1424 trang, 171.2 MB

https://tinyurl.com/ycyn3tej

- Tập 05: Kinh Tiểu bộ I [vn222-05.pdf], 1348 trang, 94.6 MB

https://tinyurl.com/56jm45em

- Tập 06: Kinh Tiểu bộ II [vn222-06.pdf], 1264 trang, 111.6 MB

https://tinyurl.com/y2xdry9c

- Tập 07: Kinh Tiểu bộ III [vn222-07.pdf], 1484 trang, 118.7 MB

https://tinyurl.com/bddxsk7f

- Tập 08: Kinh Tiểu bộ IV [vn222-08.pdf], 1218 trang, 125.3 MB

https://tinyurl.com/yc5cc6mn

- Tập 09: Kinh Tiểu bộ V [vn222-09.pdf], 1268 trang, 115.0 MB

https://tinyurl.com/29b3racx

- Tập 10: Luật tạng - Phân tích giới bổn [vn222-10.pdf], 914 trang, 84.6 MB

https://tinyurl.com/3fpk4h4u

- Tập 11: Luật tạng - Hợp phần, Tập yếu [vn222-11.pdf], 1502 trang, 140.4 MB

https://tinyurl.com/76f7fv4m

 

*

Liệt kê chi tiết:


01. TRƯỜNG B (68.1 MB)  

                                                                    

Phn M Đu

01. Kinh Phm võng (Brahmajāla Sutta)

02. Kinh Sa môn qu (Sāmaññaphala Sutta)

03. Kinh Ambaṭṭha (A ma trú) (Ambaṭṭha Sutta)

04. Kinh Chng Ðc (Soaaṇḍa Sutta)

05. Kinh Cu la đàn đu (Kūadanta Sutta)

06. Kinh Mahāli (Mahāli Sutta)

07. Kinh Jāliya (Jāliya Sutta)

08. Kinh Ca diếp Sư t Hng (Kassapasīhanāda Sutta)

09. Kinh Poṭṭhapāda (Poṭṭhapāda Sutta)

10. Kinh Subha (Tu bà) (Subha Sutta)

11. Kinh Kevaddha (Kiên C) (Kevaddha Sutta)

12. Kinh Lohicca (L già) (Lohicca Sutta)

13. Kinh Tam Minh (Tevijja Sutta)

14. Kinh Ði Bn (Mahāpadāna Sutta)

15. Kinh Ði Duyên (Mahānidāna Sutta)

16. Kinh Ði Bát Niết Bàn (Mahāparinibbāna Sutta)

17. Kinh Ði Thin Kiến Vương (Mahāsudassana Sutta)

18. Kinh Xà ni sa (Janavasabha Sutta)

19. Kinh Ði Ðin Tôn (Mahāgovinda Sutta)

20. Kinh Ði Hi (Mahāsamaya Sutta)

21. Kinh Đế Thích S Vn (Sakkapañha Sutta)

22. Kinh Ði Nim X (Mahāsatipaṭṭhāna Sutta)

23. Kinh T túc (Pāyāsi Sutta)

24. Kinh Ba lê (Pāthika Sutta)

25. Kinh Ưđàm bà la Sư t Hng (Udumbarikā Shanāda Sutta)

26. Kinh Chuyn Luân Thánh Vương Sư T Hng (Cakkavatti Shanāda Sutta)

27. Kinh Khi Thế Nhân Bn (Aggañña Sutta)

28. Kinh T Hoan H (Sampasādanīya Sutta)

29. Kinh Thanh Tnh (Pāsādika Sutta)

30. Kinh Tướng (Lakkhaṇa Sutta)

31. Kinh Giáo Th Thi ca la vit (Sigālavāda Sutta)

32. Kinh A sá nang chi (Āṭānāṭiya Sutta)

33. Kinh Phúng Tng (Sagīti Sutta)

34. Kinh Thp Thượng (Dasuttara Sutta)

    Ph Lc                                                             

----------

 

02. TRUNG B (117.5 MB)   

                                                                    

Phn M Đu

001. Kinh Pháp Môn Căn Bn (Mūlapariyāya Sutta)

002. Kinh Tt C Các Lu Hoc (Sabbāsava Sutta)

003. Kinh Tha T Pháp (Dhammadāyāda Sutta)

004. Kinh S Hãi và Khiếp Đm (Bhayabherava Sutta)

005. Kinh Không Uế Nhim (Anagaa Sutta)

006. Kinh Ước Nguyn (Ākakheyya Sutta)

007. Kinh Ví D Tm Vi (Vatthūpama Sutta)

008. Kinh Ðon Gim (Sallekha Sutta)

009. Kinh Chánh Tri Kiến (Sammādiṭṭhi Sutta)

010. Kinh Nim X (Satipaṭṭhāna Sutta)

011. Tiu Kinh Sư T Hng (Cūasīhanāda Sutta)

012. Ði Kinh Sư T Hng (Mahāsīhanāda Sutta)

013. Ði Kinh Kh Un (Mahādukkhakkhandha Sutta)

014. Tiu Kinh Kh Un (Cūadukkhakkhandha Sutta)

015. Kinh Tư Lượng (Anumāna Sutta)

016. Kinh Tâm Hoang Vu (Cetokhila Sutta)

017. Kinh Khu Rng (Vanapattha Sutta)

018. Kinh Mt Hoàn (Madhupiṇḍika Sutta)

019. Kinh Song Tm (Dvedhāvitakka Sutta)

020. Kinh An Trú Tm (Vitakkasaṇṭhāna Sutta)

021. Kinh Ví D Cái Cưa (Kakacūpama Sutta)

022. Kinh Ví D Con Rn (Alagaddūpama Sutta)

023. Kinh Gò Mi (Vammika Sutta)

024. Kinh Trm Xe (Rathavinīta Sutta)

025. Kinh By Mi (Nivāpa Sutta)

026. Kinh Thánh Cu (Ariyapariyesanā Sutta)

027. Tiu Kinh D Du Chân Voi (Cūahatthipadopama Sutta)

028. Ði Kinh D Du Chân Voi (Mahāhatthipadopama Sutta)

029. Ði Kinh Thí D Lõi Cây (Mahāsāropama Sutta)

030. Tiu Kinh Thí D Lõi Cây (Cūasāropama Sutta)

031. Tiu Kinh Rng Sng Bò (Cūagosiga Sutta)

032. Ði Kinh Rng Sng Bò (Mahāgosiga Sutta)

033. Ði Kinh Người Chăn Bò (Mahāgopālaka Sutta)

034. Tiu Kinh Người Chăn Bò (Cūagopālaka Sutta)

035. Tiu Kinh Saccaka (Cūasaccaka Sutta)

036. Ði Kinh Saccaka (Mahāsaccaka Sutta)

037. Tiu Kinh Ðon Tn Ái (Cūatahāsakhaya Sutta)

038. Ði Kinh Ðon Tn Ái (Mahātahāsakhaya Sutta)

039. Ði Kinh Xóm Nga (Mahāassapura Sutta)

040. Tiu Kinh Xóm Nga (Cūaassapura Sutta)

041. Kinh Sāleyyaka (Sāleyyaka Sutta)

042. Kinh Verañjaka (Verañjaka Sutta)

043. Ði Kinh Phương Qung (Mahāvedalla Sutta)

044. Tiu Kinh Phương Qung (Cūavedalla Sutta)

045. Tiu Kinh Pháp Hành (Cūadhammasamādāna Sutta)

046. Ði Kinh Pháp Hành (Mahādhammasamādāna Sutta)

047. Kinh Tư Sát (Vīmasaka Sutta)

048. Kinh Kosambiya (Kosambiya Sutta)

049. Kinh Phm Thiên Cu Thnh (Brahmanimantanika Sutta)

050. Kinh Hàng Ma (Māratajjanīya Sutta)

051. Kinh Kandaraka (Kandaraka Sutta)

052. Kinh Bát Thành (Aṭṭhakanāgara Sutta)

053. Kinh Hu Hc (Sekha Sutta)

054. Kinh Potaliya (Potaliya Sutta)

055. Kinh Jīvaka (Jīvaka Sutta)

056. Kinh Ưu-ba-ly (Upāli Sutta)

057. Kinh Hnh Con Chó (Kukkuravatika Sutta)

058. Kinh Vương T Vô Úy (Abhayarājakumāra Sutta)

059. Kinh Nhiu Cm Th (Bahuvedanīya Sutta)

060. Kinh Không Gì Chuyn Hướng (Apaṇṇaka Sutta)

061. Kinh Giáo Gii La-hu-la  Rng Am-bà-la (Ambalaṭṭhikārāhulovāda Sutta)

062. Ði Kinh Giáo Gii La-hu-la (Mahārāhulovāda Sutta)

063. Tiu Kinh Mālukyā (Cūamālukya Sutta)

064. Ði Kinh Mālukyā (Mahāmālukya Sutta)

065. Kinh Bhaddāli (Bhaddāli Sutta)

066. Kinh Ví D Con Chim Cáy (Laukikopama Sutta)

067. Kinh Cātumā (Cātumā Sutta)

068. Kinh Naakapāna (Naakapāna Sutta)

069. Kinh Goliyāni (Guliyāni Sutta)

070. Kinh Kīāgiri (Kīāgiri Sutta)

071. Kinh Tam Minh Vacchagotta (Tevijjavacchagotta Sutta)

072. Kinh Aggivacchagotta (Aggivacchagotta Sutta)

073. Ði Kinh Vaccaghotta (Mahāvacchagotta Sutta)

074. Kinh Trường Tro (Dīghanakha Sutta)

075. Kinh Māgaṇḍiya Māgaṇḍiya Sutta)

076. Kinh Sandaka (Sandaka Sutta)

077. Ði Kinh Sakuludāyi (Mahāsakuludāyi Sutta)

078. Kinh Samaamaṇḍika (Samaamaṇḍika Sutta)

079. Tiu Kinh Sakuludāyi (Cūasakuludāyi Sutta)

080. Kinh Vekhanassa (Vekhanassa Sutta)

081. Kinh Ghaikāra (Ghaikāra Sutta)

082. Kinh Raṭṭhapāla (Raṭṭhapāla Sutta)

083. Kinh Makhādeva (Makhādeva Sutta)

084. Kinh Madhurā (Madhurā Sutta)

085. Kinh Vương T B Đ (Bodhirājakumāra Sutta)

086. Kinh Agulimāla (Agulimāla Sutta)

087. Kinh Ái Sanh (Piyajātika Sutta)

088. Kinh Bāhitika (Bāhitika Sutta)

089. Kinh Pháp Trang Nghiêm (Dhammacetiya Sutta)

090. Kinh Kaṇṇakatthala (Kaṇṇakatthala Sutta)

091. Kinh Brahmāyu (Brahmāyu Sutta)

092. Kinh Sela (Sela Sutta)

093. Kinh Assalāyana (Assalāyana Sutta)

094. Kinh Ghoamukha (Ghoamukha Sutta)

095. Kinh Cakī (Cakī Sutta)

096. Kinh Esukārī (Esukārī Sutta)

097. Kinh Dhānañjāni (Dhānañjāni Sutta)

098. Kinh Vāseṭṭha (Vāseṭṭha Sutta)

099. Kinh Subha (Subha Sutta)

100. Kinh Sagārava (Sagārava Sutta)

101. Kinh Devadaha (Devadaha Sutta)

102. Kinh Năm và Ba (Pañcattaya Sutta)

103. Kinh Như Thế Nào (Kinti Sutta)

104. Kinh Làng Sāma (Sāmagāma Sutta)

105. Kinh Thin Tinh (Sunakkhatta Sutta)

106. Kinh Bt Đng Li Ích (Āneñjasappāya Sutta)

107. Kinh Gaaka Moggallāna (Gaakamoggallāna Sutta)

108. Kinh Gopaka Moggallāna (Gopakamoggallāna Sutta)

109. Ði Kinh Mãn Nguyt (Mahāpuṇṇama Sutta)

110. Tiu Kinh Mãn Nguyt (Cūapuṇṇama Sutta)

111. Kinh Bt Đon (Anupada Sutta)

112. Kinh Sáu Thanh Tnh (Chabbisodhana Sutta)

113. Kinh Chân Nhân (Sappurisa Sutta)

114. Kinh Nên Hành Trì, Không Nên Hành Trì (Sevitabba-asevitabba Sutta)

115. Kinh Ða Gii (Bahudhātuka Sutta)

116. Kinh Thôn Tiên (Isigili Sutta)

117. Ði Kinh Bn Mươi (Mahācattārīsaka Sutta)

118. Kinh Nhp Tc Xut Tc Nim [Quán Nim Hơi Th] (Ānāpānasati Sutta)

119. Kinh Thân Hành Nim (Kāyagatāsati Sutta)

120. Kinh Hành Sanh (Sakhārupapatti Sutta)

121. Kinh Tiu Không (Cūasuññata Sutta)

122. Kinh Ði Không (Mahāsuññata Sutta)

123. Kinh Hy Hu, V Tng Hu Pháp (Acchariya-AbbhutaDhamma Sutta)

124. Kinh Bc-câu-la (Bakkula Sutta)

125. Kinh Ðiu Ng Đa (Dantabhūmi Sutta)

126. Kinh Phù-di (Bhūmija Sutta)

127. Kinh A-na-lut (Anuruddha Sutta)

128. Kinh Tùy Phin Não (Upakkilesa Sutta)

129. Kinh Hin Ngu (Bālapaṇḍita Sutta)

130. Kinh Thiên S (Devadūta Sutta)

131. Kinh Nht D Hin Gi (Bhaddekaratta Sutta)

132. Kinh A-nan Nht D Hin Gi (Ānandabhaddekaratta Sutta)

133. Kinh Ði Ca-chiên-diên Nht D Hin Gi (Mahākaccānabhaddekaratta Sutta)

134. Kinh Lomasakagiya Nht D Hin Gi (Lomasakagiyabhaddekaratta Sutta)

135. Tiu Kinh Nghip Phân Bit (Cūakammavibhaga Sutta)

136. Ði Kinh Nghip Phân Bit (Mahākammavibhaga Sutta)

137. Kinh Phân Bit Sáu X (Saāyatanavibhaga Sutta)

138. Kinh Tng Thuyết và Bit Thuyết (Uddesavibhaga Sutta)

139. Kinh Vô Tránh Phân Bit (Araavibhaga Sutta)

140. Kinh Gii Phân Bit (Dhātuvibhaga Sutta)

141. Kinh Phân Bit v S Tht (Saccavibhaga Sutta)

142. Kinh Phân Bit Cúng Dường (Dakkhiāvibhaga Sutta)

143. Kinh Giáo Gii Cp Cô Ðc (Anāthapiṇḍikovāda Sutta)

144. Kinh Giáo Gii Channa (Channovāda Sutta)

145. Kinh Giáo Gii Phú-lâu-na (Puṇṇovāda Sutta)

146. Kinh Giáo Gii Nandaka (Nandakovāda Sutta)

147. Tiu Kinh Giáo Gii La-hu-la (Cūarāhulovāda Sutta)

148. Kinh Sáu Sáu (Chachakka Sutta)

149. Ði Kinh Sáu X (Mahāsaāyatanika Sutta)

150. Kinh Nói cho Dân Chúng Nagaravinda (Nagaravindeyya Sutta)

151. Kinh Kht Thc Thanh Tnh (Piṇḍapātapārisuddhi Sutta)

152. Kinh Căn Tu Tp (Indriyabhāvanā Sutta)

Ph Lc

----------

 

03. TƯƠNG ƯNG B (127.4 MB) 
                                              

Phn M Đu

01. Tương Ưng Chư Thiên (Devatā Saṃyutta)

02. Tương Ưng Thiên T (Devaputta Saṃyutta)

03. Tương Ưng Kosala (Kosala Saṃyutta)

04. Tương Ưng Ác Ma (Māra Sayutta)

05. Tương Ưng T-Kheo-Ni (Bhikkhunī Sayutta)

06. Tương Ưng Phm Thiên (Brahma Sayutta)

07. Tương Ưng Bà-La-Môn (Brāhmaa Sayutta)

08. Tương Ưng Trưởng Lão Vagīsa (Vagīsa Sayutta)

09. Tương Ưng Rng (Vana Sayutta)

10. Tương Ưng D-Xoa (Yakkha Sayutta)

11. Tương Ưng Sakka (Sakka Sayutta)

12. Tương Ưng Nhân Duyên (Nidāna Sayutta)

13. Tương Ưng Minh Kiến (Abhisamaya Sayutta)

14. Tương Ưng Gii (Dhātu Sayutta)

15. Tương Ưng Vô Th (Anamatagga Sayutta)

16. Tương Ưng Kassapa (Kassapa Sayutta)

17. Tương Ưng Li Ðc, Cung Kính (Lābhasakkāra Sayutta)

18. Tương Ưng Rāhula (Rāhula Sayutta)

19. Tương Ưng Lakkhaṇa (Lakkhaṇa Sayutta)

20. Tương Ưng Thí D (Opamma Sayutta)

21. Tương Ưng T-Kheo (Bhikkhu Sayutta)

22. Tương Ưng Un (Khandha Sayutta)

23. Tương Ưng Rādha (Rādha Saṃyutta)

24. Tương Ưng Kiến (Diṭṭhi Saṃyutta)

25. Tương Ưng Nhp (Okkanta Saṃyutta)

26. Tương Ưng Sanh (Uppāda Saṃyutta)

27. Tương Ưng Phin Não (Kilesa Saṃyutta)

28. Tương Ưng Sāriputta (Sāriputta Saṃyutta)

29. Tương Ưng Loài Rng (Nāga Saṃyutta)

30. Tương Ưng Kim Sí Ðiu (Supaṇṇa Saṃyutta)

31. Tương Ưng Càn-Thát-Bà (Gandhabbakāya Saṃyutta)

32. Tương Ưng Thn Mây (Valāhaka Saṃyutta)

33. Tương Ưng Vacchagota (Vacchagotta Saṃyutta)

34. Tương Ưng Thin (Jhāna Saṃyutta)

35. Tương Ưng Sáu X (Saḷāyatana Saṃyutta)

36. Tương Ưng Th (Vedanā Sayutta)

37. Tương Ưng N Nhân (Mātugāma Saṃyutta)

38. Tương Ưng Jambukhādaka (Jambukhādaka Saṃyutta)

39. Tương Ưng Sāmaṇḍaka (Sāmaṇḍaka Saṃyutta)

40. Tương Ưng Moggalāna (Moggallāna Saṃyutta)

41. Tương Ưng Citta (Citta Saṃyutta)

42. Tương Ưng Thôn Trưởng (Gāmaṇi Sạyutta)

43. Tương Ưng Vô Vi (Asakhata Saṃyutta)

44. Tương Ưng Không Thuyết (Abyākata Saṃyutta)

45. Tương Ưng Ðo (Magga Saṃyutta)

46. Tương Ưng Giác Chi (Bojjhaṅga Saṃyutta)

47. Tương Ưng Nim X (Satipaṭṭhāna Sayutta)

48. Tương Ưng Căn (Indriya Sayutta)

49. Tương Ưng Chánh Cn (Sammappadhāna Sayutta)

50. Tương Ưng Lc (Bala Sayutta)

51. Tương Ưng Như Ý Túc (Iddhipāda Sayutta)

52. Tương Ưng Anuruddha (Anuruddha Sayutta)

53. Tương Ưng Thin (Jhāna Sayutta)

54. Tương Ưng Hơi Th Vô, Hơi Th Ra (Ānāpāna Sayutta)

55. Tương Ưng D Lưu (Sotāpatti Sayutta)

56. Tương Ưng S Tht (Sacca Sayutta)

Ph L

----------

 

04. TĂNG CHI B (171.2 MB) 

Phn M Đu

001. Mt Pháp - I. Phm Sc (Rūpādivagga)

002. Mt Pháp - II. Phm Đon Tr Trin Cái (Nīvaraappahānavagga)

003. Mt Pháp - III. Phm Khó S Dng (Akammaniyavagga)

004. Mt Pháp - IV. Phm Không Điu Phc (Adantavagga)

005. Mt Pháp - V. Phm Đt Hướng và Trong Sáng (Paihitaacchavagga)

006. Mt Pháp - VI. Phm Búng Ngón Tay (Accharāsaghātavagga)

007. Mt Pháp - VII. Phm Phát Khi Tinh Tn (Vīriyārambhādivagga)

008. Mt Pháp - VIII. Phm Làm Bn vi Thin Hu (Kalyāamittādivagga)

009. Mt Pháp - IX. Phm Phóng Dt (Pamādādivagga)

010. Mt Pháp - X. Phm Phóng Dt Th Hai (Dutiyapamādādivagga)

011. Mt Pháp - Xl. Phm Phi Pháp (Adhammavagga)

012. Mt Pháp - XII. Phm Không Phm (Anāpattivagga)

013. Mt Pháp - XIII. Phm Mt Người (Ekapuggalavagga)

014. Mt Pháp - XIV. Phm Người Ti Thng (Etadaggavagga)

015. Mt Pháp - XV. Phm Không Th Có Được (Aṭṭhāna)

016. Mt Pháp - XVI. Phm Mt Pháp (Ekadhamma)

017. Mt Pháp - XVII. Phm Pháp Tác Tnh (Pasādakaradhammavagga)

018. Mt Pháp - XVIII. Phm Búng Ngón Tay Khác (Aparaaccharāsaghātavagga)

019. Mt Pháp - XIX. Phm Thân Hành Nim (Kāyagatāsativagga)

020. Mt Pháp - XX. Phm Bt T (Amatavagga)

021. Hai Pháp - I. Phm Hình Pht (Kammakaraavagga)

022. Hai Pháp - II. Phm Tranh Lun (Adhikaraavagga)

023. Hai Pháp - III. Phm Người Ngu (Bālavagga)

024. Hai Pháp - IV. Phm Tâm Thăng Bng (Samacittavagga)

025. Hai Pháp - V. Phm Hi Chúng (Parisavagga)

026. Hai Pháp - VI. Phm Người (Puggalavagga)

027. Hai Pháp - VII. Phm Lc (Sukhavagga)

028. Hai Pháp - VIII. Phm Tướng (Sanimittavagga)

029. Hai Pháp - IX. Phm Các Pháp (Dhammavagga)

030. Hai Pháp - X. Phm K Ngu (Bālavagga)

031. Hai Pháp - XI. Phm Hy Vng Khó T B (Āsāduppajahavagga)

032. Hai Pháp - XII. Phm Hy Cu (Āyācanavagga)

033. Hai Pháp - XIII. Phm B Thí (Dānavagga)

034. Hai Pháp - XIV. Phm Đón Chào (Santhāravagga)

035. Hai Pháp - XV. Phm Nhp Đnh (Samāpattivagga)

036. Hai Pháp - XVI. Phm Phn N Lược Thuyết (Kodhapeyyāla)

037. Hai Pháp - XVII. Phm Bt Thin Lược Thuyết (Akusalapeyyāla)

038. Hai Pháp - XVIII. Phm Gii Lut Lược Thuyết (Vinayapeyyāla)

039. Hai Pháp - XIX. Phm Tham Lược Thuyết (Rāgapeyyāla)

040. Ba Pháp - I. Phm Người Ngu (Bālavagga)

041. Ba Pháp - II. Phm Người Đóng Xe (Rathakāravagga)

042. Ba Pháp - III. Phm Người (Puggalavagga)

043. Ba Pháp - IV. Phm Thiên S (Pevadūtavagga)

044. Ba Pháp - V. Phm Nh (Cūavagga)

045. Ba Pháp - VI. Phm Các Bà-La-Môn (Brāhmaavagga)

046. Ba Pháp - VII. Phm Ln (Mahāvagga)

047. Ba Pháp - VIII. Phm Ānanda (Ānandavagga)

048. Ba Pháp - IX. Phm Sa-Môn (Samaavagga)

049. Ba Pháp - X. Phm Ht Mui (Loakapallavagga)

050. Ba Pháp - XI. Phm Chánh Giác (Sambodhavagga)

051. Ba Pháp - XII. Phm Rơi VàĐa X (Āpāyikavagga)

052. Ba Pháp - XIII. Phm Kusināra (Kusināravagga)

053. Ba Pháp - XIV. Phm Người Chiến Sĩ (Yodhājīvavagga)

054. Ba Pháp - XV. Phm Cát Tường (Magalavagga)

055. Ba Pháp - XVI. Phm Lõa Th (Acelakavagga)

056. Ba Pháp - XVII. Phm Hành Nghip Lược Thuyết (Kammapathapeyyāla)

057. Ba Pháp - XVIII. Phm Tham Lược Thuyết (Rāgapeyyāla)

058. Bn Pháp - I. Phm Bhaṇḍagāma (Bhaṇḍagāmavagga)

059. Bn Pháp - II. Phm Hành (Caravagga)

060. Bn Pháp - III. Phm Uruvelā (Uruvelavagga)

061. Bn Pháp - IV. Phm Bánh Xe (Cakkavagga)

062. Bn Pháp - V. Phm Rohitassa (Rohitassavagga)

063. Bn Pháp - VI. Phm Ngun Sanh Phước (Puññābhisandavagga)

064. Bn Pháp - VII. Phm Nghip Công Đc (Pattakammavagga)

065. Bn Pháp - VIII. Phm Không Hý Lun (Apaṇṇakavagga)

066. Bn Pháp - IX. Phm Không Có Rung Đng (Macalavagga)

067. Bn Pháp - X. Phm A-Tu-La (Asuravagga)

068. Bn Pháp - XI. Phm Mây Mưa (Valāhakavagga)

069. Bn Pháp - XII. Phm Kesi (Kesivagga)

070. Bn Pháp - XIII. Phm S Hãi (Bhayavagga)

071. Bn Pháp - XIV. Phm Loài Người (Puggalavagga)

072. Bn Pháp - XV. Phm Hào Quang (Ābhāvagga)

073. Bn Pháp - XVI. Phm Các Căn (Indriyavagga)

074. Bn Pháp - XVII. Phm Đo Hành (Paipadāvagga)

075. Bn Pháp - XVIII. Phm Tư Tâm S (Sañcetaniyavagga)

076. Bn Pháp - XIX. Phm Bà-La-Môn (Brāhmaavagga)

077. Bn Pháp - XX. Phm Ln (Mahāvagga)

078. Bn Pháp - XXI. Phm Bc Chân Nhân (Sappurisavagga)

079. Bn Pháp - XXII. Phm Hi Chúng (Parisāvagga)

080. Bn Pháp - XXIII. Phm Ác Hnh (Puccaritavagga)

081. Bn Pháp - XXIV. Phm Nghip (Kammavagga)

082. Bn Pháp - XXV. Phm S Hãi Phm Ti (Āpattibhavavagga)

083. Bn Pháp - XXVI. Phm Thng Trí (Abhiññavagga)

084. Bn Pháp - XXVII. Phm Nghip Đo (Kammapathavagga)

085. Bn Pháp - XXVIII. Phm Tham Lược Thuyết (Rāgapeyyāla)

086. Năm Pháp - I. Phm Sc Mnh Hu Hc (Sekhabalavagga)

087. Năm Pháp - II. Phm Sc Mnh (Balavagga)

088. Năm Pháp - III. Phm Năm Phn (Pañcagikavagga)

089. Năm Pháp - IV. Phm Sumanā (Sumanāvagga)

090. Năm Pháp - V. Phm Vua Muṇḍa (Muṇḍarājavagga)

091. Năm Pháp - VI. Phm Trin Cái (Nīvaraavagga)

092. Năm Pháp - VII. Phm Tưởng (Saññāvagga)

093. Năm Pháp - VIII. Phm Người Chiến Sĩ (Yodhājīvavagga)

094. Năm Pháp - IX. Phm Trưởng Lão (Theravagga)

095. Năm Pháp - X. Phm Kakudha (Kakudhavagga)

096. Năm Pháp - XI. Phm An n Trú (Phāsuvihāravagga)

097. Năm Pháp - XII. Phm Andhakavinda (Andhakavindavagga)

098. Năm Pháp - XIII. Phm Bnh (Gilānavagga)

099. Năm Pháp - XIV. Phm Vua (Rājavagga)

100. Năm Pháp - XV. Phm Tikaṇḍakī (Tikaṇḍakīvagga)

101. Năm Pháp - XVI. Phm Diu Pháp (Saddhammavagga)

102. Năm Pháp - XVII. Phm Him Hn (Āghātavagga) - ok

103. Năm Pháp - XVIII. Phm Nam Cư Sĩ (Upāsakavagga)

104. Năm Pháp - XIX. Phm Sng  Rng (Āraññavagga)

105. Năm Pháp - XX. Phm Bà-La-Môn (Brāhmaavagga)

106. Năm Pháp - XXI. Phm Kimbila (Kimilavagga)

107. Năm Pháp - XXII. Phm Mng Nhiếc (Akkosakavagga)

108. Năm Pháp - XXIII. Phm Du Hành Dài (Dīghacārikavagga)

109. Năm Pháp - XXIV. Phm Trú Ti Ch (Āvāsikavagga)

110. Năm Pháp - XXV. Phm Ác Hành (Duccaritavagga)

111. Năm Pháp - XXVI. Phm C Túc Gii (Upasampadāvagga)

112. Năm Pháp - XXVII. Phm La Chn Lược Thuyết (Sammutipeyyāla)

113. Năm Pháp - XXVIII. Phm Hc Gii Lược Thuyết (Sikkhāpadapeyyāla)

114. Năm Pháp - XXIX. Phm Tham Lược Thuyết (Rāgapeyyāla)

115. Sáu Pháp - I. Phm Đáng Được Cung Kính Cúng Dường (Āhuneyyavagga)

116. Sáu Pháp - II. Phm Cn Phi Nh (Sāraīyavagga)

117. Sáu Pháp - III. Phm Trên Tt C (Anuttariyavagga)

118. Sáu Pháp - IV. Phm Chư Thiên (Devatāvagga)

119. Sáu Pháp - V. Phm Dhammika (Dhammikavagga)

120. Sáu Pháp - VI. Phm Ln (Mahāvagga)

121. Sáu Pháp - VII. Phm Chư Thiên (Devatāvagga)

122. Sáu Pháp - VIII. Phm A-La-Hán (Arahattavagga)

123. Sáu Pháp - IX. Phm Mát Lnh (Sītivagga)

124. Sáu Pháp - X. Phm Li Ích (Ānisasavagga)

125. Sáu Pháp - XI. Phm Ba Pháp (Tikavagga)

126. Sáu Pháp - XII. Phm Sa-Môn (Sāmaññavagga)

127. Sáu Pháp - XIII. Phm Tham Lược Thuyết (Rāgapeyyāla)

128. By Pháp - I. Phm Tài Sn (Dhanavagga)

129. By Pháp - II. Phm Tùy Miên (Anusayavagga)

130. By Pháp - III. Phm Vajjī (Vajjisattakavagga)

131. By Pháp - IV. Phm Chư Thiên (Devatāvagga)

132. By Pháp - V. Phm Đi Tế Đàn (Mahāyaññavagga)

133. By Pháp - VI. Phm Không Tuyên B (Abyākatavagga)

134. By Pháp - VII. Phm Ln (Mahāvagga)

135. By Pháp - VIII. Phm v Lut (Vinayavagga)

136. By Pháp - IX. Phm Sa-Môn (Sāmaavagga)

137. By Pháp - X. Phm Đáng Được Cung Kính Cúng Dường (Āhuneyyavagga)

138. By Pháp - XI. Phm Tham Lược Thuyết (Rāgapeyyāla)

139. Tám Pháp - I. Phm T Tâm (Mettāvagga)

140. Tám Pháp - II. Phm Ln (Mahāvagga)

141. Tám Pháp - III. Phm Gia Ch (Gahapativagga)

142. Tám Pháp - IV. Phm B Thí (Pānavagga)

143. Tám Pháp - V. Phm Ngày Trai Gii Uposathavagga)

144. Tám Pháp - VI. Phm Gotamī (Gotamīvagga)

145. Tám Pháp - VII. Phm Đt Rúng Đng (Bhūmicālavagga)

146. Tám Pháp - VIII. Phm Song Đôi (Yamakavagga)

147. Tám Pháp - IX. Phm Nim (Sativagga)

148. Tám Pháp - X. Phm Tương T (Sāmaññavagga)

149. Tám Pháp - XI. Phm Tham Lược Thuyết (Rāgapeyyāla)

150. Chín Pháp - I. Phm Chánh Giác (Sambodhivagga)

151. Chín Pháp - II. Phm Tiếng Rng Sư T (Sīhanādavagga)

152. Chín Pháp - III. Phm Ch Cư Trú ca Hu Tình (Sattāvāsavagga)

153. Chín Pháp - IV. Phm Ln (Mahāvagga)

154. Chín Pháp - V. Phm Tương T (Sāmaññavagga)

155. Chín Pháp - VI. Phm An n (Khemavagga)

156. Chín Pháp - VII. Phm Nim X (Satipaṭṭhānavagga)

157. Chín Pháp - VIII. Phm Chánh Cn (Sammappadhānavagga)

158. Chín Pháp - IX. Phm Bn Như Ý Túc (Iddhipādavagga)

159. Chín Pháp - X. Phm Tham Lược Thuyết (Rāgapeyyāla)

160. Mười Pháp - I. Phm Li Ích (Ānisasavagga)

161. Mười Pháp - II. Phm H Trì (Nāthavagga)

162. Mười Pháp - III. Phm Ln (Mahāvagga)

163. Mười Pháp - IV. Phm Upāli (Upālivagga)

164. Mười Pháp - V. Phm Mng Nhiếc (Akkosavagga)

165. Mười Pháp - VI. Phm Tâm ca Mình (Sacittavagga)

166. Mười Pháp - VII. Phm Song Đôi (Yamakavagga)

167. Mười Pháp - VIII. PhƯớc Nguyn (Ākakhavagga)

168. Mười Pháp - IX. Phm Trưởng Lão (Theravagga)

169. Mười Pháp - X. Phm Upāli (Upālivagga)

170. Mười Pháp - XI. Phm Sa-Môn Tưởng (Samaasaññāvagga)

171. Mười Pháp - XII. Phm Đi Xung (Paccorohaivagga)

172. Mười Pháp - XIII. Phm Thanh Tnh (Parisuddhavagga)

173. Mười Pháp - XIV. Phm Tt Lành (Sādhuvagga)

174. Mười Pháp - XV. Phm Thánh Đo (Ariyavagga)

175. Mười Pháp - XVI. Phm Người (Puggalavagga)

176. Mười Pháp - XVII. Phm Jāussoi (Jāussoivagga)

177. Mười Pháp - XVIII. Phm Tt Lành (Sādhuvagga)

178. Mười Pháp - XIX. Phm Thánh Đo (Ariyamaggavagga)

179. Mười Pháp - XX. Phm Các Hng Người (Aparapuggalavagga)

180. Mười Pháp - XXI. Phm Thân Do Nghip Sanh (Karajakāyavagga)

181. Mười Pháp - XXII. Phm Tương T (Sāmaññavagga)

182. Mười Pháp - XXIII. Phm Tham Lược Thuyết (Rāgapeyyāla)

183. Mười Mt Pháp - I. Phm Y Ch (Nissayavagga)

184. Mười Mt Pháp - II. Phm Tùy Nim (Anussativagga)

185. Mười Mt Pháp - III. Phm Tương T (Sāmaññavagga)

186. Mười Mt Pháp - IV. Phm Tham Lược Thuyết (Rāgapeyyāla)

Ph Lc

----------

 

05. TIU B KINH I (94.6 MB)

Phn M Đu

01. Tiu Tng (Khuddakapāha)

02. Pháp Cú (Dhammapada)

03. Kinh Pht T Thuyết (Udāna)

04. Kinh Pht Thuyết Như Vy (Itivuttaka)

05. Kinh Tp (Suttanipāta)

06. Chuyn Thiên Cung (Vimānavatthu)

07. Chuyn Ng Qu (Petavatthu)

08. Trưởng Lão Tăng K (Theragāthā)

09. Trưởng Lão Ni K (Therīgāthā)

Ph Lc

----------

 

06. TIU B KINH II (111.6 MB)

Phn M Đu

10.1 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Mt K (Ekanipāta) - (1-150)

10.2 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Hai K (Dukanipāta) - (151-250)

10.3 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Ba K (Tikanipāta) - (251-300)

10.4 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Bn K (Catukkanipāta) - (301-350)

10.5 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Năm K (Pañcanipāta) - (351-375)

10.6 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Sáu K (Chanipāta) - (375-395)

10.7 Chuyn Tin Thân (Jātaka) - Chương Vii -By K (Sattanipāta) (396-416)

10.8 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Tám K (Aṭṭhanipāta) - (417-426)

10.9 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Chín K (Navanipāta) - (427-438)

Ph Lc

----------

 

07. TIU B KINH III (118.7 MB)

Phn M Đu

10.10 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Mười K (Dasanipāta) - (439-454)

10.11 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Mười Mt K (Ekādasanipāta) - (455-463)

10.12 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Mười Hai K (Dvādasanipāta) - (464-473)

10.13 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Mười Ba K (Terasanipāta) - (474-483)

10.14 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Tp K (Pakiṇṇakanipāta) - (484-496)

10.15 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Hai Mươi K (Vīsatinipāta) - (497-510)

10.16 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Ba Mươi K (Tisanipāta) - (511-520)

10.17 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Bn Mươi K (Cattālīsanipāta) - (521-525)

10.18 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Năm Mươi K (Paṇṇāsanipāta) - (526-528)

10.19 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Sáu Mươi K (Chaṭṭhinipāta) - (529-530)

10.20 Chuyn Tin Thân (Jātaka) By Mươi K (Sattatinipāta) - (531-532)

10.21 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Tám Mươi K (Asītinipāta) - (533-537)

10.22 Chuyn Tin Thân (Jātaka) Đi Phm (Mahānipāta) - (538-547)

Ph Lc

----------

 

08. TIU B KINH IV (125.3 MB)

Phn M Đu

11.A Đi Din Gii (Mahāniddesapāi)

11.B Tiu Din Gii (Cullaniddesapāi)

12. Phân Tích Đo (Paisambhidāmagga)

Ph Lc

----------

 

09. TIU B KINH V (115.0 MB)

Phn M Đu

13. Thánh Nhân Ký Sự (Apadāna)

14. Phật Sử (Buddhavaṃsa)

15. Hạnh Tạng (Cariyāpiṭaka)

16. Milinda Vấn Đạo (Milindapañha)

Ph Lc

----------

 

10. LUT TNG - PHÂN TÍCH GII BN (84.6 MB)

Phn M Đu

1. Tng Lut (Vinayapiaka) - Phân Tích Gii Tỳ-Khưu (Bhikkhuvibhago)

2. Tng Lut (Vinayapiaka) - Phân Tích Gii Tỳ-Khưu-Ni (Bhikkhunīvibhago)

Ph Lc

---------

 

11. LUT TNG - HP PHN, TP YU (140.4 MB)

Phn M Đu

3. Tng Lut (Vinayapiaka) - Đi Phm (Mahāvagga) 

4. Tng Lut (Vinayapiaka) - Tiu Phm (Cullavagga)

5. Tng Lut (Vinayapiaka) - Tp Yếu (Parivāra)

Ph Lc

 

*----------*