Cả hai, tín, bố thí, Sống chế ngự, chánh mạng, Cả hai vợ chồng ấy, Nói lời thân ái nhau, Ðời sống nhiều hạnh phúc, Chờ đợi hai người ấy. Kẻ thù không thích ý, Cả hai giới hạnh lành, Ở đây sống theo Pháp, Giữ cấm giới đồng đẳng, Cả hai giới hạnh lành, Sống hoan hỷ Thiên giới, Hân hoan được thỏa mãn, Ðúng với điều sở cầu.* Tk Giác Giới tóm tắt trong cuốn “Kho tàng pháp học”: Bốn pháp làm duyên xứng đôi chồng vợ (Samajīvīdhamma): 1. Đồng đẳng đức tin (Samasaddhā), hai người đều có chánh tín. 2. Đồng đẳng giới hạnh (Samasīla), hai người đều có giữ giới. 3. Đồng đẳng thí xả (Samacāgā), hai người đều có hạnh bố thí. 4. Đồng đẳng trí tuệ (Samapaññā), hai người đều có trí tuệ hiểu biết. * Đối xử giữa vợ chồng: Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (Sigàlovàda sutta), Trường bộ 31: Này Gia chủ tử, có năm cách, người chồng phải đối xử với vợ như phương Tây: Quý trọng vợ; không bất kính đối với vợ; trung thành với vợ; giao quyền hành cho vợ; sắm đồ nữ trang với vợ; Này Gia chủ tử, được chồng đối xử như phương Tây theo năm cách như vậy, người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách: Thi hành tốt đẹp bổn phận của mình; khéo tiếp đón bà con; trung thành với chồng; khéo gìn giữ tài sản của chồng; khéo léo và nhanh nhẹn làm mọi công việc. Này Gia chủ, người vợ được người chồng đối xử như phương Tây theo năm cách và người vợ có lòng thương tưởng chồng theo năm cách. Như vậy phương Tây được che chở, được trở thành an ổn và thoát khỏi các sự sợ hãi. *
Saturday, 28 June 2008
Chung sống hạnh phúc
Sống Chung
Này các Tỷ-kheo, có bốn loại sống chung này. Thế nào là bốn?
Ðê tiện nam sống chung với đê tiện nữ. Ðê tiện nam sống chung với Thiên nữ. Thiên nam sống chung với đê tiện nữ. Thiên nam sống chung với Thiên nữ.
(…)
Và này các Gia chủ, thế nào là Thiên nam sống chung với Thiên nữ?
Ở đây, này các Gia chủ, người chồng và người vợ cùng nhau từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ đắm say rượu men rượu nấu, có giới, có chánh kiến, thiện tánh, sống ở gia đình không với tâm bị cấu uế xan tham chi phối, không có nhiếc mắng chưởi rủa các Sa-môn, Bà-la-môn. (AN 4.53)
Xứng Ðôi (AN 4.55)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga tại núi Sumsumāra, rừng Bhesakalā, ở vườn Nai. Rồi Thế Tôn, vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến trú xứ gia chủ cha Nakulā, sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Rồi gia chủ cha Nakulā và nữ gia chủ mẹ Nakulā đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, gia chủ cha Nakulā bạch Thế Tôn:
– Từ khi nữ gia chủ mẹ Nakulā được đem về đây cho con khi con còn trẻ tuổi, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến vợ con, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.
Nữ gia chủ mẹ Nakulā bạch Thế Tôn:
– Bạch Thế Tôn, từ khi con được đem về đây cho gia chủ cha Nakulā, khi con còn trẻ tuổi, con không bao giờ biết con có điều gì xâm phạm đến gia chủ cha Nakulā, cho đến ý nghĩ cũng không, chớ đừng nói gì đến thân. Vì rằng bạch Thế Tôn, chúng con muốn thấy mặt nhau, trong đời này, mà còn muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa.
– Vậy này các Gia chủ, khi cả hai vợ và chồng muốn thấy mặt nhau trong đời này, và cũng muốn thấy mặt nhau trong đời sau nữa, và cả hai người là đồng tín, đồng giới, đồng thí, đồng trí tuệ, thời trong đời hiện tại, các người được thấy mặt nhau, và trong đời sau, các người cũng được thấy mặt nhau.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment