Vấn đề ở đây là làm sao áp dụng vào cuộc sống? Tám yếu tố này bổ sung cho nhau, không thể thiếu sót một yếu tố nào, thì con đường mới thực hiện trọn vẹn.
Chúng ta thường chỉ nhớ các điều tóm tắt. Tóm tắt lại ở đây là Giới (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng), Định (chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định), Tuệ (chánh kiến, chánh tư duy). Giống như cái ghế 3 chân, phải dài đều nhau thì mới vững vàng. Làm sao để có Tuệ nếu tâm không định tĩnh (Định) và nếu đời sống quá phức tạp, nhiều oan trái (không có Giới)? Có mấy ai giữ được Chánh Ngữ? It's easier said than done!
Issues:
1) Dùng chữ định tỉnh (dấu hỏi) hay định tĩnh (dấu ngã)? Có lẽ ta cần cả hai: tỉnh (tỉnh táo, tỉnh thức) và tĩnh (tĩnh lặng, an tĩnh).
2) Định: chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định -- hay nói khác đi, phải có nỗ lực đúng đắn về cả Chỉ lẫn Quán. Nếu không đem tâm an trú vào các trạng thái thiền-na (jhana) thì làm sao có chánh định? "Thiền vipassana" (vipassana bhavana), mà ngày nay chúng ta thường nghe nhiều người đề cập đến, có liên hệ gì trong Định và chánh định?
Có nhiều thiền sinh (và thiền sư) cho rằng thiền chỉ (thiền định, samatha bhavana) là thiền ngoại đạo, không đưa đến giải thoát ... Thế thì tại sao trong kinh tạng, Phật dạy rất nhiều về jhanas -- liên quan đến samatha bhavana, hơn là đề cập đến vipassana bhavana? Tại sao trong bộ luận Thanh tịnh đạo, ngài Phật Âm (Buddhaghosa) đã đề cập rất nhiều về các phương pháp đưa đến định và thiền-na, gần như là 1/3 quyển sách? Chánh niệm là nền tảng chung cho các pháp môn hành thiền, không phải chỉ dành riêng cho vipassana bhavana. Trong định nghĩa về thiền-na cấp 3 và 4 (tam thiền và tứ thiền) của chánh định, yếu tố Niệm lúc nào cũng hiện diện ở đó.
No comments:
Post a Comment