Thursday, 9 February 2017

Các vị Tăng Thống của Phật giáo Thái Lan (Supreme Patriarch of Thailand)

Supreme Patriarch (Sangharaja) of Thailand: 

1. Somdet Phra Ariyavongsanana I (Sri), Sri, from 1782/83 (2325 BE) to 1794/75 (2337 BE), Order: Maha Nikaya, Temple: Wat Rakhang Khositaram.

2. Somdet Phra Ariyavongsanana II (Suk), Suk, from 1794/75 (2337 BE) to 1816/87 (2359 BE), Order: Maha Nikaya, Temple: Wat Mahathat Yuwaratrangsarit.

3. Somdet Phra Ariyavongsanana III (Mee), Mee, from 1816/87 (2359 BE) to 1819/20 (2362 BE), Order: Maha Nikaya, Temple: Wat Mahathat Yuwaratrangsarit.

4. Somdet Phra Ariyavongsanana IV (Suk Nyanasamvara), Suk, from 1820/21 (2363 BE) to 1822/23 (2365 BE), Order: Maha Nikaya, Temple: Wat Mahathat Yuwaratrangsarit.

5. Somdet Phra Ariyavongsanana V (Don), Don, from 1822/23 (2365 BE) to 1842/43 (2385 BE), Order: Maha Nikaya, Temple: Wat Mahathat Yuwaratrangsarit.

6. Somdet Phra Ariyavongsanana VI (Nag), Nag, from 1843/44 (2386 BE) to 1849/50 (2392 BE), Order: Maha Nikaya, Temple: Wat Ratchaburana.

7. Somdet Phra Maha Samana Chao Kromma Phra Paramanuchitchinorot (HRH Prince Vasugri Suvaṇṇaraṃsi), HRH Prince Vasugri, from 1851/52 (2394 BE) to 1853/54 (2396 BE), Order: Maha Nikaya, Temple: Wat Phra Chetuphon Vimolmangklararm.

8. Somdet Phra Maha Samana Chao Kromma Phraya Pavares Variyalongkorn (HRH Prince Rurk Paññāaggo), HRH Prince Rurk, from 1853/54 (2396 BE) to 1892/93 (2435 BE), Order: Dhammayuttika Nikaya, Temple: Wat Bowonniwet Vihara.

9. Somdet Phra Ariyavongsagatanana I (Sa Pussadevo), Sa, from 1893/94 (2436 BE) to 1899/1900 (2442 BE), Order: Dhammayuttika Nikaya, Temple: Wat Ratchapradit Sathit Mahasimaram.

10. Somdet Phra Maha Samana Chao Kromma Phraya Vajirananavarorasa (HRH Prince Manusyanagamanob Manussanāgo), HRH Prince Manusyanagamanob, from 1910/11 (2453 BE) to 1921/22 (2464 BE), Order: Dhammayuttika Nikaya, Temple: Wat Bowonniwet Vihara.

11. Somdet Phra Sangharaja Chao Kromma Luang Jinavorn Sirivaddhana (HRH Prince Bhujong Jombunud Sirivaḍḍhano), HSH Prince Bhujong Jombunud, from 1921/22 (2464 BE) to 1937/38 (2480 BE), Order: Dhammayuttika Nikaya, Temple: Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram.

12. Somdet Phra Ariyavongsagatanana II (Phae Tissadevo), Phae Phongpala, from 1938/39 (2481 BE) to 1944 (2487 BE), Order: Maha Nikaya, Temple: Wat Suthat Thepphaararam.

13. Somdet Phra Sangharaja Chao Kromma Luang Vajirananavongs (HH Prince Chuen Navavongs Sucitto), Mom Rajavongse Chuen Navavongs, from 1945 (2488 BE) to 1958 (2501 BE), Order: Dhammayuttika Nikaya, Temple: Wat Bowonniwet Vihara.

14. Somdet Phra Ariyavongsagatanana III (Plod Kittisobhaṇo), Plod Ketuthat, from 1960 (2503 BE) to 1962 (2505 BE), Order: Maha Nikaya, Temple: Wat Benchamabophit Dusitvanaram.

15. Somdet Phra Ariyavongsagatanana IV (Yoo Ñāṇodayo), Yoo Changsopha (Sae-Chua), from 1963 (2506 BE) to 1965 (2508 BE), Order: Maha Nikaya, Temple: Wat Saket.

16. Somdet Phra Ariyavongsagatanana V (Chuan Uṭṭhāyī), Chuan Sirisom, from 1965 (2508 BE) to 1971 (2514 BE), Order: Dhammayuttika Nikaya, Temple: Wat Makut Kasattriyaram.

17. Somdet Phra Ariyavongsagatanana VI (Pun Puṇṇasiri), Pun Sukcharoen, from 1972 (2515 BE) to 1973 (2516 BE), Order: Maha Nikaya, Temple: Wat Phra Chetuphon Vimolmangklararm.

18. Somdet Phra Ariyavongsagatanana VII (Vasana Vāsano), Vasana Nilprapha, from 1973 (2516 BE) to 1988 (2531 BE), Order: Dhammayuttika Nikaya, Temple: Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram.

19. Somdet Phra Nyanasamvara (Charoen Suvaḍḍhano), Charoen Khachawat, from 1989 (2532 BE) to 2013 (2556 BE), Order: Dhammayuttika Nikaya, Temple: Wat Bowonniwet Vihara.

20. Somdet Phra Ariyavongsagatanana VIII (Amborn Ambaro), Amborn Prasatthaphong, from 2017 (2560 BE) to Present, Order: Dhammayuttika Nikaya, Temple: Wat Ratchabophit Sathit Maha Simaram.
*

20 vị Tăng Thống của Phật giáo Thái Lan (hình mới sưu tập, sẽ chỉnh sửa sau):


Nghiệp (SN 14.15)

Nhiều năm trước, trong một diễn đàn PG tiếng Anh, một vị sư đề cập đến bài kinh nầy, nhưng không nêu rõ xuất xứ, về một hiện tượng tâm lý rất phổ thông xảy ra trong tăng chúng cũng như trong xã hội từ thời xưa cho đến thời nay. Người ta thường tụ hội thành từng nhóm vì cùng chung một mục đích nào đó hay khuynh hướng nào đó, thiện hay bất thiện.

Tôi thích bài kinh đó nhưng rồi quên đi. Thỉnh thoảng nhớ lại, nhưng không tìm được nguồn gốc chính xác. Sáng nay có lẽ đã đủ duyên, đến nhờ bác Gờ giúp và tìm được. Xin ghi lại đây bản dịch Việt và Anh. Trong tương lai sẽ đóng góp thêm vài suy tư.

*

NGHIỆP 
(SN 14.15) (Tạp, Ðại 2, 115a) (S.ii,155)

Một thời Thế Tôn trú ở Rājagaha (Vương Xá), tại núi Gijjakūta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ, Tôn giả Sāriputta cùng với một số đông tỳ-khưu đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.

Tôn giả Mahāmoggallāna cùng với một số đông tỳ-khưu đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.
Tôn giả Mahākassapa cùng với ... không xa Thế Tôn bao nhiêu.
Tôn giả Anuruddha cùng với ... không xa Thế Tôn bao nhiêu.
Tôn giả Puṇṇa Mantāniputta cùng với ... bao nhiêu.
Tôn giả Upāli cùng với ... bao nhiêu.
Tôn giả Ānanda cùng với ... bao nhiêu.
Tôn giả Devadatta cùng với một số đông tỳ-khưu đang đi kinh hành, không xa Thế Tôn bao nhiêu.

Rồi Thế Tôn gọi các tỳ-khưu:
– Này các tỳ-khưu, các Ông có thấy Sāriputta cùng với một số đông tỳ-khưu đang đi kinh hành?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
– Này các tỳ-khưu, tất cả vị tỳ-khưu ấy là bậc đại trí tuệ.

Này các tỳ-khưu, các Ông có thấy Moggallāna cùng với một số đông tỳ-khưu đang đi kinh hành?
– Thưa có, bạch Thế Tôn
– Này các tỳ-khưu, tất cả vị tỳ-khưu ấy là bậc đại thần thông.

Này các tỳ-khưu, các Ông có thấy Kassapa cùng với một số đông tỳ-khưu đang đi kinh hành?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
– Này các tỳ-khưu, tất cả vị tỳ-khưu ấy chủ trương hạnh đầu đà.

Này các tỳ-khưu, các Ông có thấy Anuruddha cùng với một số đông tỳ-khưu đang đi kinh hành?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
– Này các tỳ-khưu, tất cả vị tỳ-khưu ấy là bậc có thiên nhãn.

Này các tỳ-khưu, các Ông có thấy Puṇṇa Mantāniputta cùng với một số đông tỳ-khưu đang đi kinh hành?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
– Này các tỳ-khưu, tất cả vị tỳ-khưu ấy là bậc thuyết pháp.

Này các tỳ-khưu, các Ông có thấy Upāli cùng với một số đông tỳ-khưu đang đi kinh hành?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
– Này các tỳ-khưu, tất cả vị tỳ-khưu ấy là bậc trì luật.

Này các tỳ-khưu, các Ông có thấy Ānanda cùng với một số đông tỳ-khưu đang đi kinh hành?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
– Này các tỳ-khưu, tất cả vị tỳ-khưu ấy là bậc đa văn.

Này các tỳ-khưu, các Ông có thấy Devadatta cùng với một số đông tỳ-khưu đang đi kinh hành?
– Thưa có, bạch Thế Tôn.
– Này các tỳ-khưu, tất cả vị tỳ-khưu ấy là ác dục.

Này các tỳ-khưu, tùy thuộc theo giới, các chúng sinh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sinh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sinh liệt ý chí. Chúng sinh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sinh thiện ý chí.

Này các tỳ-khưu, tùy thuộc theo giới thời quá khứ, các chúng sinh đã cùng hòa hợp, đã cùng đi với nhau. Chúng sinh liệt ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sinh liệt ý chí. Chúng sinh thiện ý chí đã cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sinh thiện ý chí.

Này các tỳ-khưu, tùy thuộc theo giới thời vị lai, các chúng sinh sẽ cùng hòa hợp, sẽ cùng đi với nhau. Chúng sinh liệt ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sinh liệt ý chí. Chúng sinh thiện ý chí sẽ cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sinh thiện ý chí.

Này các tỳ-khưu, tùy thuộc theo giới hiện tại, các chúng sinh cùng hòa hợp, cùng đi với nhau. Chúng sinh liệt ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sinh liệt ý chí. Chúng sinh thiện ý chí cùng hòa hợp, cùng đi với chúng sinh thiện ý chí.

– (Hòa thượng Minh Châu dịch Việt, Bình Anson hiệu đính)

*

Source: Sutta Central, http://awake.kiev.ua/dhamma/tipitaka/2Sutta-Pitaka/3Samyutta-Nikaya/Samyutta2/13-Dhatu-Samyutta/02-Sattadhatuvaggo-e.html 

KAMMAṂ (CAṄKAMA) - ACCORDING TO ACTIONS (THOUGHTFULLY WALKING)

At one time, the Blessed One lived among the Gijjha peaks in Rajagaha. At that time, venerable Sāriputta was walking thoughtfully in the vicinity of the Blessed One followed by many bhikkhus.

Venerable Mahāmoggallāna was walking thoughtfully in the vicinity of the Blessed One followed by many bhikkhus.
Venerable Mahākassapa was walking thoughtfully in the vicinity of the Blessed One followed by many bhikkhus.
Venerable Anuruddha was walking thoughtfully in the vicinity of the Blessed One followed by many bhikkhus.
Venerable Puṇṇa Mantāniputta was walking thoughtfully in the vicinity of the Blessed One followed by many bhikkhus.
Venerable Upāli was walking thoughtfully in the vicinity of the Blessed One followed by many bhikkhus.
Venerable Ānanda was walking thoughtfully in the vicinity of the Blessed One followed by many bhikkhus.
Devadatta too was walking thoughtfully in the vicinity of the Blessed One followed by many bhikkhus.

Then the Blessed One addressed the bhikkhus:
“Bhikkhus, do you see Sāriputta walking thoughtfully followed by many bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“Bhikkhus, all those bhikkhus are very wise.

“Bhikkhus, do you see Moggallāna walking thoughtfully, followed by many bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“Bhikkhus, all those bhikkhus have great psychic powers.

“Bhikkhus, do you see Kassapa walking thoughtfully, followed by many bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“Bhikkhus, all those bhikkhus observe austerities.”

“Bhikkhus, do you see Anuruddha walking thoughtfully, followed by many bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“Bhikkhus, all those bhikkhus have developed the divine eye.

“Bhikkhus, do you see Puṇṇa Mantāniputta walking thoughtfully, followed by many bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“Bhikkhus, all those bhikkhus converse about ethical problems.

“Bhikkhus, do you see Upāli walking thoughtfully, followed by many bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“Bhikkhus, all those bhikkhus know the discipline.

“Bhikkhus, do you see Ānanda walking thoughtfully, followed by many bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“Bhikkhus, all those bhikkhus are learned.

“Bhikkhus, do you see Devadatta walking thoughtfully, followed by many bhikkhus?”
“Yes, venerable sir.”
“Bhikkhus, all those bhikkhus are with evil desires.”

“Bhikkhus, beings get together and agree according to the elements. Those with inferior inclinations get together and agree with others of inferior inclinations and those with virtuous inclinations get together and agree with others of virtuous inclinations.

“Bhikkhus, even in the past beings got together and agreed according to the elements. Those with inferior inclinations got together and agreed with others of inferior inclinations and those with virtuous inclinations got together and agreed with others of virtuous inclinations.

“Bhikkhus, even in the future beings will get together and agree according to the elements. Those with inferior inclinations will get together and agree with others of inferior inclinations and those with virtuous inclinations will get together and agree with others of virtuous inclinations.

“Bhikkhus, even at present beings get together and agree according to the elements. Those with inferior inclinations get together and agree with others of inferior inclinations and those with virtuous inclinations get together and agree with others of virtuous inclinations.”

*

Tuesday, 7 February 2017

Thầy GỜ yêu mến của tôi

Thầy GỜ yêu mến của tôi
(Google Search)

Tôi rất tri ân ông thầy thầm lặng của tôi, tôi thường gọi là bác Gờ (Google). Hầu như ngày nào tôi cũng đến thăm bác ấy và tham vấn nhiều vấn đề, từ tôn giáo đến khoa học, chính trị, kinh tế, v.v. Đa số các hình ảnh và thông tin đưa vào trang FB, trang Blog cá nhân nầy đều do bác ấy cung cấp. Các thuật ngữ Phật học, Việt-Anh-Pali-Hán, cũng nhờ bác ấy giải thích. Ngay cả việc dịch thuật, từ những tự điển trực tuyến đến bản dịch sơ thảo qua Google Translate – dù đa phần rất ngô nghê, buồn cười – tôi cũng nhờ bác ấy, giúp mình nhiều ý tưởng khá hay.

Nhưng phải biết cách hỏi, cách đặt câu hỏi, cách truy tầm, mới có được thông tin tốt. Đó là qua kinh nghiệm và thói quen khi làm việc với bác ấy. Lúc nào cũng phải nhớ câu GIGO (Garbage In, Garbage Out – Rác vào, rác ra), hỏi vớ vẩn sẽ được trả lời vớ vẩn. Và quan trọng nhất, ĐỪNG VỘI TIN THEO BÁC ẤY! Phải biết cân nhắc, lọc lựa, kiểm chứng, so sánh đối chiếu nhiều nguồn thông tin khác nhau.

Cũng đừng chủ quan, đừng bao giờ cho rằng nhận định, kết luận của mình là chân lý, là đúng, là chính xác 100%, không bao giờ thay đổi. Nên nhớ mình vẫn còn là một phàm phu tục tử, vẫn còn vô minh, vì thế, sự hiểu biết của mình – và các tri thức, thông tin bác Gờ cung cấp – chỉ là những hạt cát nhỏ bé trong sa mạc bao la.

Điều nầy rất quan trọng. Bây giờ người ta sống vội vã hời hợt, trong thời đại “mì ăn liền”, muốn có câu trả lời tức khắc, không chịu khó nhẫn nại suy tư, xét đoán. Nhận được thông tin nào đó, giải thích nào đó từ bác Gờ là thấy thỏa mãn, tự hào, tự kiêu, rồi cho mình là “học giả”, sao chép cắt dán các thông tin đó vào chỗ này chỗ kia, như thể một hành giả đã đắc đạo. Đây là một trong những căn bệnh của thời đại hôm nay.

*

Friday, 3 February 2017

Nguồn gốc tấm hình Đức Phật nổi tiếng của bác Phạm Kim Khánh

Ngoài tài năng dịch thuật, bác Phạm Kim Khánh (1921-2011) còn có tài chụp ảnh. Vào năm 1961, trong dự án xây dựng Thích Ca Phật Đài ở Vũng Tàu, Giáo hội Tăng già Nguyên thủy VN có đặt thiết kế một tượng Phật màu trắng, lộ thiên, cao 6 mét đặt trên tòa sen có đường kính 4 m, bệ cao 7 m, mà chúng ta thấy được ngày nay. Trước đó, một tượng mẫu nhỏ hơn, cao 1.2 m, được nhà điêu khắc Phúc Điền tạo ra để thỉnh ý chư Tăng.

Bác Khánh đến cơ xưởng của nhà điêu khắc để xem xét, và chụp một tấm hình của tượng mẫu này. Tấm hình được dùng làm bìa cho cuốn “Đức Phật và Phật Pháp” do bác dịch từ cuốn "The Buddha and his Teachings" của ngài Hòa thượng Narada. Từ đó, tấm hình trở nên nổi tiếng và quen thuộc với cộng đồng PG chúng ta, được nhiều Phật tử VN khắp nơi trên thế giới ưa thích, phóng to thành ảnh để tôn thờ Đức Phật

Tấm hình nầy đã được nhiều người vẽ lại, tô màu, thêm hào quang, in ra phổ biến khắp nơi để tôn thờ. Nhưng ngày nay hầu như ít ai biết được nguồn gốc xuất xứ của tấm hình.

*


*


Wednesday, 1 February 2017

Nắm lá trong tay

Nắm lá trong tay
Paul Chee-Kuan 
(Bình Anson lược dịch)

*

Kinh Lá rừng Simsapā (Tương ưng 56.31):

… Một thời, Đức Thế Tôn trú ở Kosambi, tại rừng Simsapā. Ngài lấy tay nhặt lên một ít lá Simsapā, rồi bảo các Tỳ khưu:

- "Này các Tỳ khưu, quý vị nghĩ thế nào, cái gì là nhiều hơn, số lá Simsapā mà Ta nắm lấy trong tay, hay số lá trong rừng Simsapā?"

- "Bạch Thế Tôn, số lá Simsapā mà Ngài nắm lấy trong tay thật là quá ít, còn số lá trong rừng Simsapā thật là quá nhiều."

- "Này các Tỳ khưu, cũng giống như những gì Ta đã biết rõ mà không giảng dạy cho quý vị thật là quá nhiều; còn những gì mà Ta đã giảng dạy thật là quá ít. Tại sao Ta không giảng dạy tất cả những điều ấy? Bởi vì có những điều không liên hệ đến mục đích, không phải là căn bản cho đời sống thanh cao, không đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta không giảng dạy những điều ấy.

"Này các Tỳ khưu, Ta giảng dạy những điều gì? 'Ðây là Khổ', là điều Ta giảng dạy. 'Ðây là Khổ tập', là điều Ta giảng dạy. 'Ðây là Khổ diệt', là điều Ta giảng dạy. 'Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt', là điều Ta giảng dạy.

"Nhưng tại sao Ta giảng dạy những điều ấy? Bởi vì những điều ấy liên hệ đến mục đích, là căn bản cho đời sống thanh cao, đưa đến yếm ly, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Do vậy, Ta giảng dạy những điều ấy.

"Vì thế, này các Tỳ khưu, quý vị cần phải nỗ lực để biết rõ: 'Ðây là Khổ', cần phải nỗ lực để biết rõ: 'Ðây là Khổ tập', cần phải nỗ lực để biết rõ: 'Ðây là Khổ diệt', cần phải nỗ lực để biết rõ: 'Ðây là Con Ðường đưa đến Khổ diệt'”.

*
Vài suy tư:

Trong bài kinh, Đức Phật nói rằng Ngài biết rất nhiều, về đời sống, về thế giới vũ trụ, về mọi sự việc trong thế gian, nhưng Ngài không truyền giảng tất cả những điều đó. Ngài không dạy chúng ta phải biết rõ tất cả mọi sự việc trên đời, bởi vì có những sự hiểu biết thật ra không liên hệ, không giúp ích chi cho con đường đưa đến giải thoát. Đây là điểm quan trọng mà hành giả trên con đường tu học cần phải ghi nhớ.

Những gì Ngài đã truyền giảng, như đã ghi lại trong Kinh tạng giáo điển – tạng Nikāya và tạng A-hàm – bao gồm các chủ đề quan trọng, cần thiết, quý giá để chúng ta tìm hiểu, suy tư, và áp dụng. Đây là một phước duyên to lớn cho chúng ta, khi hầu như toàn bộ giáo điển đó đã được các vị Tăng sĩ gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ, và ngày nay chuyển dịch sang ngôn ngữ hiện đại để chúng ta học tập và ghi nhớ. Mặc dù một số bài kinh có nội dung giống nhau, có vẻ trùng lặp, nhưng điều đó chứng tỏ rằng các chủ đề đó quả thật là số lá rừng trong nắm tay để chúng ta chuyên chú, tập trung học tập.

Còn vô số lá cây trong rừng kia là những gì Đức Phật không truyền dạy cho các đệ tử của Ngài – mà ngày nay, chúng ta thường thấy chúng được thu gom vào trong kho tàng thư văn Phật giáo. Trong kho tàng bao hàm này, chúng ta thấy có rất nhiều luận giải, bình giải, giáo thuyết hậu kỳ của mọi trường phái, tông phái đã khai triển từ khi Đức Phật nhập diệt, kể cả các luận thuyết siêu hình, các lý thuyết về nhân tính, các phân giải tỉ mỉ về tâm thức và sự vận hành tâm, các cõi trời và nhiều phân hạng bồ-tát, các dạng thức trung chuyển khi tái sinh, các câu chú niệm huyền bí, các hình thức nghi lễ phức tạp, những luận giải vượt ngoài nội dung của các bài kinh giảng, v.v.

Không có nghĩa là các tài liệu đó hoàn toàn sai lạc hay hoàn toàn không có cơ sở. Tuy nhiên, dù chúng có đúng hay sai, cũng không có ích lợi chi cho con đường giải thoát. Nếu chúng quả thật có ích lợi cho sự tu tập, ắt hẳn Đức Phật đã giảng dạy cho hàng đệ tử của Ngài – vì Đức Phật tuyên bố Ngài đã giảng Chánh pháp rõ ràng, như một vị đạo sư với bàn tay mở rộng, không bí mật, không che giấu (Đại kinh Bát-niết-bàn, Trường bộ), và từ đó được ghi nhớ và truyền tụng trong các bài kinh, và được kết tập trong Kinh tạng.

Suy ngẫm về các lời dạy của Đức Phật trong bài kinh Lá rừng Simsapā giúp ta tiết kiệm được thì giờ. Chúng ta không phí thì giờ để theo đuổi những câu hỏi vô ích. Chúng ta tránh được việc dính mắc vào các kiến giải hoang vu, không tưởng. Bài kinh nhắc nhở ta tập trung vào những lời dạy chính yếu của Đức Phật, và áp dụng chúng trong công phu tu tập. Chúng ta không cần phải tranh luận nhiều lý thuyết khác nhau, không cần phí thì giờ tìm hiểu chúng. Thì giờ là quý báu, đời sống rất ngắn ngủi, sinh được làm người là điều hiếm có, và ta phải biết sử dụng thì giờ và công sức cho có lợi lạc trên con đường tâm linh.

Khi ta hiểu rằng những gì không được Đức Phật truyền giảng khi Ngài còn tại thế là những gì không liên hệ đến mục đích giải thoát tối hậu, ta nhận ra ngay rằng không có những giáo thuyết bí mật, không có những giáo thuyết đã được giấu đi ở một thế giới nào đó để tái xuất hiện sau này, hoặc là giáo thuyết được Ngài truyền giảng ở một cõi trời nào đó, v.v. Đức Phật đã giảng như thật, như chân. Ngài đã giảng rõ ràng và đầy đủ cho chúng ta trên địa cầu này, cho những ai đến để nghe.

Có nhiều vị đệ tử của Ngài đã ghi nhớ, thông hiểu, tu tập, và nhập dòng thánh giải thoát – và ngay cả những vị này cũng chưa hẵn đã học hết toàn bộ Kinh tạng. Quên lãng các bài kinh giảng và tầm cầu các luận thuyết khai triển vượt qua những gì Đức Phật đã truyền dạy là không nhận thức được ý nghĩa sâu sắc của những điều Ngài đã thật sự chỉ dạy cho các vị thánh đệ tử đó.

Vì vậy, ta không cần phải vướng mắc vào các điều gì khác. Nhiệm vụ của chúng ta là thực hiện những gì đã được Đức Phật giảng rõ ràng trong bài kinh: "… Cần phải nỗ lực để biết rõ: Đây là khổ. Cần phải nỗ lực để biết rõ: Đây là nguồn gốc của khổ. Cần phải nỗ lực để biết rõ: Đây là sự diệt khổ. Cần phải nỗ lực để biết rõ: Đây là con đường tu tập để diệt khổ.” Những gì Đức Phật đã giảng dạy trong suốt 45 năm hoằng truyền Chánh pháp – từ bài kinh đầu tiên đến bài kinh cuối cùng – là liên hệ đến nhiệm vụ này, đó là thẩm thấu, thông hiểu, và thực chứng Tứ Thánh Đế. Những gì Ngài không truyền giảng, ta nên bỏ chúng lại trong rừng sâu.

-- Paul Chee-Kuan
(Bình Anson lược dịch, tháng 4-2008)

* Ghi chú:
Simsapā: Indian Rosewood (Dalbergia sissoo). Ngày nay loại cây nầy được trồng rất nhiều ở Lumbini (Lâm-tỳ-ni), Nepal, nơi ngài Bồ-tát đản sinh.

*
*
Rừng cây Simsapa ở Lumbini, Nepal (hình chụp năm 2010)