Saturday 2 December 2017

Tượng Phật xúc địa trong chùa Đại Giác, Bồ-đề Đạo Tràng (Mahabodhi Temple, Bodh Gaya)

Nguồn: Bhante Dhammika, The Buddha’s True Face

Trong suốt 500 năm, chánh điện trong chùa Đại Giác vẫn trống rỗng. Vào năm 1877, vua Miến Điện gửi một phái đoàn được gửi đến sửa chữa ngôi chùa, và họ đã an vị một tượng Phật bên trong chùa nhưng là một tượng không được đẹp lắm vì được làm bằng gạch trát vữa. Sau đó vào năm 1880, ông Joseph Beglar được chính phủ Ấn Độ ủy quyền để sửa chữa ngôi đền. Vị cố vấn không chính thức của ông trong nhiệm vụ này là nhà khảo cổ nổi tiếng Alexander Cunningham. Sau khi việc trùng tu ngôi chùa kết thúc, hai ông cảm thấy vẫn còn thiếu một cái gì đó, cần có một tượng Phật phù hợp để đặt trong chánh điện. Rất nhiều tượng Phật được tìm thấy trong vùng Bodh Gaya nhưng sau khi xem xét hai ông thấy đều không phù hợp – hoặc quá nhỏ, hoặc không nguyên vẹn, hoặc giống các vị bồ- tát hơn là Đức Phật.

Cuối cùng họ tìm được một tượng Phật tại một ngôi đền nhỏ trong dinh thự của vị đạo sư Ấn Độ giáo trong vùng, là người đã từng đòi quyền sở hữu khuôn viên Bodh Gaya và chùa Đại Giác. Tượng Phật nầy vẫn còn nguyên vẹn, với hình dáng rất đẹp và vừa đúng kích thước, không quá nhỏ để cảm thấy tầm thường trong chánh điện mà cũng không quá lớn làm cho chánh điện có vẻ chật chội. Những dòng chữ khắc trên đế của tượng Phật cho biết tượng do ông Chhindha Purnabhadra đặt làm trong khoảng thế kỷ 12.

Khi ông Cunnimgham hỏi xin tượng Phật đó, vị đạo sư Ấn Độ giáo từ chối. Nhưng ông là một người khôn khéo nhiều mưu lược nên cuối cùng ông cũng có được tượng Phật từ vị đạo sư ấy. Chúng ta không biết bằng cách nào ông đã thành công – bằng những lời hứa hẹn, những lời tâng bốc, hay những lời đe dọa. Hôm nay tượng Phật này được an vị trong chánh điện chùa Đại Giác, trầm lặng nhìn xuống khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến đây chiêm bái.

– Quy Dac Nguyen dịch Việt
(Binh Anson hiệu đính), 19-07-2017

* * *
For nearly 500 years the asana inside the Mahabodhi Temple stood empty. In 1877, the embassy sent by the king of Burma to repair the Mahabodhi Temple installed a statue inside it but this was a rather unattractive image made out of old bricks and plaster. Then in 1880, Joseph Beglar was commissioned by the Indian government to repair the Temple. His unofficial adviser in this task was the great archaeologist Alexander Cunningham. After work on the Temple was finished the two men felt that there was still something missing, a fitting statue in its main shrine. Numerous Buddha statues were lying all around Bodh Gaya but on examination they were all found to be unsuitable, either too small, damaged or of Bodhisattvas rather than of the Buddha himself.

Finally a statue was located in a small shrine in the Mahant’s residence, the Hindu monk who laid claim to own Bodh Gaya village and its temple. The statue was undamaged, with fine feature and just the right size, neither too small so as to look insignificant in the shrine or too large so as to make it appear cluttered. The fragmentary inscription on the base of this statue says that it was commissioned by the Chhindha Purnabhadra in about the 12th century.

When Cunnimgham asked the Mahant if he could have the statue he refused. But he was a resourceful man and he finally was able to pry it from the Mahants grip. What promises, flattery or threats he used we do not know. Today this statue sits in the Mahabodhi Temple, its serene and being gaze looking down on those who come from all over the world to worship it.

*


November 2017

No comments: