Wednesday 20 June 2018

Tu là phải biết lên dây đàn

Phật tử chúng ta ai cũng biết bài kinh đầu tiên Đức Phật giảng sau khi thành đạo, kinh Chuyển Pháp Luân. Trong đó, Đức Phật nói con đường Ngài dạy là Trung đạo, tránh hai cực đoan: một bên là hành hạ thân xác, một bên là sống phóng túng đam mê dục lạc. Ý tưởng trung đạo, tránh các cực đoan thường thấy trong nhiều bài kinh khác cho những trường hợp khác nhau.

Riêng tôi, khi quan sát các các trường hợp cực đoan trong lối tu tập hay sinh hoạt của những người chung quanh, tôi lại nhớ đến bài kinh Sona (Tăng chi, AN 6:55). Trưởng lão Sona là một nhạc sĩ trước khi xuất gia. Vì thế, khi Đức Phật dạy ngài phải tu tập cân bằng, không quá căng thẳng mà cũng không nên dễ duôi, phóng dật, Đức Phật đưa ra một ảnh dụ về nhạc sĩ lên dây đàn, nếu dây quá căng hay quá chùng thì tiếng đàn sẽ nghe không hay.

Là một người yêu thích âm nhạc và biết đánh đàn, tôi rất ấn tượng và luôn ghi nhớ lời dạy trên. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn ở đây là làm thế nào để biết được tiếng đàn đúng nốt khi lên dây? Dựa theo tiêu chuẩn nào?

GHI THÊM: Thêm một ý tưởng nữa mà có lẽ ai đánh đàn mới biết: Không phải chỉ lên dây một lần là xong. Mỗi lần đánh đàn là phải điều chỉnh lên dây, vì sau khi sử dụng (hay không sử dụng) một thời gian, dây đàn không còn cho âm thanh đúng nữa. Tu tập cũng thế, phải luôn luôn biết khéo léo điều chỉnh lối tu, cách sống cũng như tư duy, nhận thức của mình.

--------------------------------------


Kinh Sona (AN 6:55)
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


1. Như vầy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú tại Ràjagaha (Vương Xá) núi Gijjhakùta (Linh Thứu). Lúc bấy giờ Tôn giả Sona trú ở Ràjagaha, tại rừng Sìta. Rồi Tôn giả Sona, trong khi độc cư Thiền tịnh, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Những ai là đệ tử Thế Tôn, sống tinh cần tinh tấn, ta là một trong những vị ấy. Nhưng ta còn chấp thủ, tâm chưa giải thoát khỏi các lậu hoặc. Gia đình ta có tài sản, và ta có thể hưởng thọ tài sản và làm điều công đức. Vậy ta hãy từ bỏ học pháp, hoàn tục, thọ hưởng tài sản và làm các công đức". Rồi Thế Tôn với tâm của mình biết được tâm của Tôn giả Sona, như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại hay co lại cánh tay đang duỗi ra, biến mất từ núi Gijjhakùta, hiện ra trước mặt Tôn giả Sona, ở rừng Sìta. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Tôn giả Sona đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Sona đang ngồi một bên:

- Này Sona, có phải trong khi thầy độc cư Thiền tịnh, tư tưởng sau đây được khởi lên: "Những ai là đệ tử Thế Tôn, sống tinh cần tinh tấn, ta là một trong những vị ấy. Nhưng ta còn chấp thủ, tâm chưa giải thoát các lậu hoặc. Gia đình ta có tài sản, ta có thể hưởng thọ tài sản ấy và làm các công đức. Vậy ta hãy từ bỏ học pháp, hoàn tục, thọ hưởng tài sản và làm các công đức"?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Thầy nghĩ thế nào, này Sona? Có phải thuở trước, khi còn là gia chủ, Thầy giỏi đánh đàn tỳ-bà có dây?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

- Thầy nghĩ thế nào, này Sona? Khi những sợi dây đàn tỳ-bà của Thầy quá căng thẳng, trong khi ấy, đàn tỳ-bà của Thầy có phát âm hay sử dụng được không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Thầy nghĩ thế nào, này Sona? Khi những sợi dây đàn tỳ-bà của Thầy quá trùng, trong khi ấy, đàn tỳ-bà của Thầy có phát âm hay sử dụng được không?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Nhưng này Sona? Khi những sợi dây đàn tỳ-bà của Thầy không quá căng thẳng, không quá trùng xuống, nhưng vặn đúng mức trung bình, trong khi ấy, đàn tỳ-bà của Thầy có phát âm hay sử dụng được không?

- Thưa được, bạch Thế Tôn.

- Cũng vậy, này Sona, khi tinh cần tinh tấn quá căng thẳng, thời đưa đến dao động; khi tinh cần tinh tấn quá thụ động, thời đưa đến biếng nhác. Do vậy, này Sona, Thầy phải an trú tinh tấn một cách bình đẳng, thể nhập các căn một cách bình đẳng, rồi tại đấy nắm giữ tướng.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tôn giả Sona vâng đáp Thế Tôn. Rồi Thế Tôn sau khi giáo giới Tôn giả Sona với lời giáo giới, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra, cũng vậy, Thế Tôn biến mất tại rừng Sìta và hiện ra ở núi Gijjhakùta.

2. Rồi Tôn giả Sona, sau một thời gian an trú tinh tấn một cách bình đẳng, thể nhập các căn một cách bình đẳng và tại đấy nắm giữ tướng. Rồi Tôn giả Sona sống độc cư, an tịnh, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, không bao lâu, do mục đích gì các thiện nam tử chơn chánh xuất gia từ bỏ gia đình sống không gia đình, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ và chứng đạt vô thượng cứu cánh Phạm hạnh. Vị ấy rõ biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc gì nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". Tôn giả Sona trở thành một vị A-la-hán. Sau khi chứng được A-la-hán, Tôn giả Sona suy nghĩ như sau: "Ta hãy đi đến Thế Tôn; sau khi đến, ta sẽ nói lên ý nghĩa này với Thế Tôn". Rồi Tôn giả Sona đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sona bạch Thế Tôn:

3. - Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo nào là bậc A-la-hán, đã đoạn tận các lậu hoặc, Phạm hạnh đã thành, đã làm những việc cần làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã trừ diệt, đã được giải thoát nhờ chánh trí; vị ấy có sáu chỗ để xu hướng, xu hướng xuất ly, xu hướng viễn ly, xu hướng vô sân, xu hướng ái diệt, xu hướng thủ diệt, xu hướng vô si.

4. Bạch Thế Tôn, có thể ở đây, một số Tôn giả suy nghĩ như sau: "Có Tôn giả này hoàn toàn chỉ y cứ trên tín, có xu hướng xuất ly". Vị Tôn giả ấy chớ có quan điểm như vậy! Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, bạch Thế Tôn, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, không còn thấy trong mình còn cái gì cần làm, hay còn cái gì cần phải làm thêm; do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng xuất ly; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng xuất ly; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng xuất ly.

5. Bạch Thế Tôn, có thể ở đây một số Tôn giả suy nghĩ như sau: "Tôn giả này do tham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh tiếng nên hướng tâm về xu hướng viễn ly". Tôn giả ấy chớ có quan niệm như vậy! Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu Phạm hạnh, đã làm những việc phải làm, không còn thấy trong mình còn cái gì cần làm hay còn cái gì cần phải làm thêm; do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng viễn ly; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng viễn ly; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng viễn ly.

6-9. Bạch Thế Tôn, có thể đây một số Tôn giả suy nghĩ như sau: "Do đi ngược trở lại tối thắng giới cấm thủ, Tôn giả này hướng tâm đến xu hướng vô sân". Tôn giả ấy chớ có quan điểm như vậy! Bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo đã đoạn tận các lậu hoặc, đã thành tựu Phạm hạnh, đã làm những việc phải làm, không còn thấy trong mình còn cái gì cần phải làm hay còn cái gì cần phải làm thêm; do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô sân; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô sân; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô sân... Do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng ái diệt; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng ái diệt; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng ái diệt... Do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng thủ diệt; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng thủ diệt; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng thủ diệt. Do đoạn diệt tham ái, do viễn ly tham ái, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô si; do đoạn diệt sân, do viễn ly sân, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô si; do đoạn diệt si, do viễn ly si, vị ấy hướng tâm đến xu hướng vô si.

10. Như vậy, với Tỷ-kheo có tâm chơn chánh giải thoát, bạch Thế Tôn, nếu nhiều sắc do mắt nhận thức đi vào trong giới vức của mắt, chúng không chinh phục tâm vị ấy, và tâm vị ấy không lộn xộn, an trú, đạt được không dao động, quán thấy tánh diệt của chúng. Nếu nhiều tiếng do tai nhận thức... nếu nhiều hương do mũi nhận thức... nếu nhiều vị do lưỡi nhận thức... nếu nhiều xúc do thân nhận thức... nếu nhiều pháp do ý nhận thức đi vào trong giới vực của ý, chúng không chinh phục tâm của vị ấy, và tâm vị ấy không lộn xộn, an trú, đạt được không dao động, quán thấy tánh diệt của chúng.

11. Ví như, bạch Thế Tôn, một hòn núi đá, không có rạn nứt, không có trống bọng, một tảng đá lớn, nếu từ phương Ðông mưa to gió lớn đến, không có làm rung động, rung chuyển, chuyển động mạnh núi đá ấy. Nếu từ phương Tây mưa to gió lớn đến... nếu từ phương Bắc mưa to gió lớn đến.... nếu từ phương Nam mưa to gió lớn đến không có làm rung động, rung chuyển, chuyển động mạnh núi đá ấy.

Cũng vậy, bạch Thế Tôn, với Tỷ-kheo có tâm chơn chánh giải thoát, nếu nhiều sắc do mắt nhận thức đi vào trong giới vức của mắt, chúng không chinh phục tâm vị ấy, và tâm vị ấy không lộn xộn, an trú, đạt được không dao động, quán thấy tánh diệt của chúng. Nếu nhiều tiếng do tai nhận thức... nếu nhiều hương do mũi nhận thức... nếu nhiều vị do lưỡi nhận thức... nếu nhiều xúc do thân nhận thức, nếu nhiều pháp do ý nhận thức đi vào trong giới vực của ý, chúng không chinh phục tâm vị ấy, và tâm vị ấy không lộn xộn, an trú, đạt được không dao động, quán thấy tánh diệt của chúng.

Với ai hướng xuất ly,
Tâm xu hướng viễn ly,
Với ai hướng vô sân,
Tâm xu hướng thủ diệt,
Với ai hướng ái diệt,
Tâm xu hướng vô si,
Có thấy xứ sanh khởi,
Tâm được chánh giải thoát.
Với vị chánh giải thoát,
Vị Tỷ-kheo tâm tịnh,
Không cần làm thêm gì,
Không có gì phải làm.
Như hòn núi đá tảng,
Gió không thể dao động,
Cũng vậy, toàn thể sắc,
Vị, tiếng, và hương, xúc,
Cho đến tất cả pháp,
Khả ái, không khả ái,
Không có thể dao động,
Một vị được như vậy,
Tâm kiên trú, giải thoát,
Thấy tánh diệt của chúng.

-------------------

Sona Sutta: About Sona (AN 6.55)
translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu

I have heard that on one occasion the Blessed One was staying near Rajagaha, on Vulture Peak Mountain. And on that occasion Ven. Sona was staying near Rajagaha in the Cool Wood. Then, as Ven. Sona was meditating in seclusion [after doing walking meditation until the skin of his soles was split & bleeding], this train of thought arose in his awareness: "Of the Blessed One's disciples who have aroused their persistence, I am one, but my mind is not released from the fermentations through lack of clinging/sustenance. Now, my family has enough wealth that it would be possible to enjoy wealth & make merit. What if I were to disavow the training, return to the lower life, enjoy wealth, & make merit?"

Then the Blessed One, as soon as he perceived with his awareness the train of thought in Ven. Sona's awareness — as a strong man might stretch out his bent arm or bend his outstretched arm — disappeared from Vulture Peak Mountain, appeared in the Cool Wood right in front of Ven. Sona, and sat down on a prepared seat. Ven. Sona, after bowing down to the Blessed One, sat to one side. As he was sitting there, the Blessed One said to him, "Just now, as you were meditating in seclusion, didn't this train of thought appear to your awareness: 'Of the Blessed One's disciples who have aroused their persistence, I am one, but my mind is not released from the fermentations... What if I were to disavow the training, return to the lower life, enjoy wealth, & make merit?'"

"Yes, lord."

"Now what do you think, Sona. Before, when you were a house-dweller, were you skilled at playing the vina?"

"Yes, lord."

"And what do you think: when the strings of your vina were too taut, was your vina in tune & playable?"

"No, lord."

"And what do you think: when the strings of your vina were too loose, was your vina in tune & playable?"

"No, lord."

"And what do you think: when the strings of your vina were neither too taut nor too loose, but tuned [1] to be right on pitch, was your vina in tune & playable?"

"Yes, lord."

"In the same way, Sona, over-aroused persistence leads to restlessness, overly slack persistence leads to laziness. Thus you should determine the right pitch for your persistence, attune [2] the pitch of the [five] faculties [to that], and there pick up your theme."

"Yes, lord," Ven. Sona answered the Blessed One. Then, having given this exhortation to Ven. Sona, the Blessed One — as a strong man might stretch out his bent arm or bend his outstretched arm — disappeared from the Cool Wood and appeared on Vulture Peak Mountain.

So after that, Ven. Sona determined the right pitch for his persistence, attuned the pitch of the [five] faculties [to that], and there picked up his theme. Dwelling alone, secluded, heedful, ardent, & resolute, he in no long time reached & remained in the supreme goal of the holy life for which clansmen rightly go forth from home into homelessness, knowing & realizing it for himself in the here & now. He knew: "Birth is ended, the holy life fulfilled, the task done. There is nothing further for the sake of this world." And thus Ven. Sona became another one of the arahants.

Then, on the attainment of arahantship, this thought occurred to Ven. Sona: "What if I were to go to the Blessed One and, on arrival, to declare gnosis in his presence?" So he then went to the Blessed One and, on arrival, having bowed down to him, sat to one side. As he was sitting there he said to the Blessed One: "When a monk is an arahant, his fermentations ended, who has reached fulfillment, done the task, laid down the burden, attained the true goal, totally destroyed the fetter of becoming, and is released through right gnosis, he is dedicated to six things: renunciation, seclusion, non-afflictiveness, the ending of craving, the ending of clinging/sustenance, & non-deludedness.

"Now it may occur to a certain venerable one to think, 'Perhaps it is entirely dependent on conviction that this venerable one is dedicated to renunciation,' but it should not be seen in that way. The monk whose fermentations are ended, having fulfilled [the holy life], does not see in himself anything further to do, or anything further to add to what he has done. It is because of the ending of passion, because of his being free of passion, that he is dedicated to renunciation. It is because of the ending of aversion, because of his being free of aversion, that he is dedicated to renunciation. It is because of the ending of delusion, because of his being free of delusion, that he is dedicated to renunciation.

"Now it may occur to a certain venerable one to think, 'Perhaps it is because he desires gain, honor, & fame that this venerable one is dedicated to seclusion' ... 'Perhaps it is because he falls back on attachment to precepts & practices as being essential that he is dedicated to non-afflictiveness,' but it should not be seen in that way. The monk whose fermentations are ended, having fulfilled [the holy life], does not see in himself anything further to do, or anything further to add to what he has done. It is because of the ending of passion, because of his being free of passion, that he is dedicated to non-afflictiveness. It is because of the ending of aversion, because of his being free of aversion, that he is dedicated to non-afflictiveness. It is because of the ending of delusion, because of his being free of delusion, that he is dedicated to non-afflictiveness.

"It is because of the ending of passion, because of his being free of passion... because of the ending of aversion, because of his being free of aversion... because of the ending of delusion, because of his being free of delusion, that he is dedicated to the ending of craving... the ending of clinging/sustenance... non-deludedness.

"Even if powerful forms cognizable by the eye come into the visual range of a monk whose mind is thus rightly released, his mind is neither overpowered nor even engaged. Being still, having reached imperturbability, he focuses on their passing away. And even if powerful sounds... aromas... flavors... tactile sensations... Even if powerful ideas cognizable by the intellect come into the mental range of a monk whose mind is thus rightly released, his mind is neither overpowered nor even engaged. Being still, having reached imperturbability, he focuses on their passing away.

"Just as if there were a mountain of rock — without cracks, without fissures, one solid mass — and then from the east there were to come a powerful storm of wind & rain: the mountain would neither shiver nor quiver nor shake. And then from the west... the north... the south there were to come a powerful storm of wind & rain: the mountain would neither shiver nor quiver nor shake. In the same way, even if powerful forms cognizable by the eye come into the visual range of a monk whose mind is thus rightly released, his mind is neither overpowered nor even engaged. Being still, having reached imperturbability, he focuses on their passing away. And even if powerful sounds... aromas... flavors... tactile sensations... Even if powerful ideas cognizable by the intellect come into the mental range of a monk whose mind is thus rightly released, his mind is neither overpowered nor even engaged. Being still, having reached imperturbability, he focuses on their passing away."

When one's awareness is dedicated
to renunciation, seclusion,
non-afflictiveness, the ending of clinging,
the ending of craving, & non-deludedness,
seeing the arising of the sense media,
the mind is rightly released.
For that monk, rightly released,
his heart at peace,
there's nothing to be done,
nothing to add
to what's done.
As a single mass of rock isn't moved by the wind,
even so all forms, flavors, sounds,
aromas, contacts,
ideas desirable & not,
have no effect on one who is Such.
The mind
— still, totally released —
focuses on
their passing away.

---------
Notes:
[1] Lit. "established."
[2] "Penetrate," "ferret out."

* * *

No comments: