Wednesday, 14 September 2016

Chính trị làm con người 'sợ sự thật'

Tôi không quan tâm nhiều đến các vấn đề chính trị, nhưng đọc bài viết dưới đây, trích từ trang web BBC ngày 13 tháng 9-2016, tôi giật mình vì liên tưởng đến thái độ tâm lý của nhiều người trong lĩnh vực tôn giáo – ngay cả chính tôi – cũng có nhiều điểm tương tự. 

Chúng ta thử đọc bài viết nầy, rồi bình tâm quan sát phản ứng của những khuynh hướng đối nghịch thường thấy tranh cãi trong tôn giáo – tương tự như phe tả và phe hữu trong lĩnh vực chính trị mà bài viết nhắm đến – và từ đó, có lẽ sẽ rút tỉa được nhiều điều thú vị để suy ngẫm và nhìn lại chính mình. 

Thí dụ: 
1) tín hữu Phật giáo và tín hữu Ki-tô giáo; 
2) trong Phật giáo: người theo Theravada và người theo Mahayana; 
3) trong truyền thống Theravada: người tu thiền chỉ (samatha) và người tu thiền quán (vipassana); 
4) trong truyền thống Theravada: người thích học tạng Kinh và người thích học tạng A-tỳ-đàm (Vi diệu pháp); 
5) v.v.

Và từ đó, tôi ngẫm nghĩ tựa đề bài viết, nếu sửa lại trong phạm vi tôn giáo, cũng có thể là: “Tôn giáo làm con người sợ sự thật”.

* * *

Chính trị làm con người 'sợ sự thật'
Tom Stafford, BBC 13-09-2016


Sự thông minh hay có học thức cũng đều không thể ngăn cản bạn tạo ra những thành kiến thiên vị - nhưng một thái độ tò mò trạch vấn có thể giúp bạn có được các phán đoán khôn ngoan hơn.

Khi hỏi một người Anh thuộc phe cánh tả về sự an toàn của vũ khí hạt nhân, bạn gần như có thể đoán được câu trả lời của họ. Khi hỏi một người Mỹ thuộc phe cánh hữu về những rủi ro mà tình trạng thay đổi khí hậu đem lại, bạn cũng có thể đoán được câu trả lời. Trong cả hai trường hợp, bạn dường như có thể dễ đoán đúng được câu trả lời hơn so với khi hỏi một người mà bạn không rõ có quan điểm chính trị như thế nào.

Những vấn đề như thế này nên là chủ đề nghiên cứu khoa học thay vì chính trị, nhưng đáng tiếc rằng thực tế không phải vậy.

Ngành tâm lý học từ lâu đã cho thấy giáo dục và kiến thức không đủ để ngăn quan điểm chính trị tác động đến cái nhìn sâu rộng hơn của mỗi người, ngay cả khi cái nhìn này không đúng với thực tế. Thay vào đó, khả năng nhìn nhận thực tế của bạn dựa vào một đặc điểm ít phổ biến hơn - sự tò mò.

Ống kính chính trị

Ngày càng nhiều bằng chứng chỉ ra rằng chính trị không chỉ giúp phán đoán cái nhìn của mỗi người về các vấn đề khoa học mà nó còn tác động đến cách họ diễn giải những thông tin mới. Đây là lý do vì sao bạn khó có thể 'chỉnh sửa' cái nhìn của ai đó bằng cách cung cấp cho họ thêm thông tin. Các nghiên cứu chỉ ra rằng con người thường có thói quen gạt bỏ những sự thật không phù hợp với quan điểm của họ.

Điều này dẫn tới những tình huống kỳ lạ, khi mà con người trở nên cực đoan trong cái nhìn phản khoa học - ví dụ như những người không tin vào các nguy cơ do tình trạng thay đổi khí hậu gây ra lại là những người hiểu biết hơn về khoa học so với những người có mức độ hoài nghi thấp hơn.

Thế nhưng liệu những người thông minh hơn có dễ thuyết phục hơn? Không hề. Các nghiên cứu khác chỉ ra rằng những người có trình độ giáo dục cao hay những người giỏi toán thường dễ có khả năng bác bỏ những thông tin đi ngược lại niềm tin của mình nhất.

Điều này cho thấy định kiến không phải chỉ là vấn đề về cảm tính. Thay vào đó, những người hiểu biết thường sử dụng sức mạnh tư duy nhằm củng cố cho niềm tin của mình và bác bỏ những bằng chứng đối nghịch với niềm tin đó.

Nghe có vẻ như là một bức tranh ảm đạm cho những ai quan tâm tới khoa học và lý lẽ. Thế nhưng một nghiên cứu từ một nhóm các triết gia, nhà làm phim và tâm lý học do Dan Kahan, từ Đại học Yale, dẫn đầu, đang làm loé lên những tia hy vọng mới.

Nhóm của Kahan quan tâm đặc biệt đến định kiến chính trị trong việc xử lý thông tin cũng như việc nghiên cứu đối tượng cho các phim tài liệu khoa học và muốn sử dụng nghiên cứu này để giúp các nhà làm phim.

Họ đã phát minh ra hai thước đo. Một dùng để đo hiểu biết khoa học của một người - bao gồm các câu hỏi về kiến thức và phương pháp khoa học cũng như những lý luận về định lượng. 

Thước đo thứ hai có phần sáng tạo hơn - dùng để đo sự tò mò của một người về các vấn đề khoa học - thay vì độ hiểu biết của họ về các chủ đề khoa học. Sự sáng tạo của thước đo này nằm ở chỗ cách thức đo độ tò mò về khoa học.

Bên cạnh các câu hỏi, những người tình nguyện được yêu cầu lựa chọn tài liệu họ muốn đọc. Nếu họ chọn đọc về khoa học thay vì thể thao hay chính trị, họ sẽ được xem là có độ tò mò về khoa học cao hơn.

Với hai thước đó này, nhóm nghiên cứu đã xem liệu họ có thể phán đoán được quan điểm của mỗi người về các vấn đề hiện nay hay không. Những người đạt điểm cao về mặt kiến thức khoa học lại là những người vô cùng dễ đoán. Những người theo phái cánh tả - ủng hộ tự do dân chủ - thường xem các sự kiện như Trái Đất ấm dần - là những mối đe doạ nghiêm trọng cho sức khoẻ và sự an toàn của nhân loại. Những người theo phái cánh hữu - phe Cộng hoà bảo thủ - lại xem nhẹ những vấn đề này.

Chưa hết, những người theo phe cánh tả được trang bị nhiều kiến thức khoa học hơn thường quan ngại hơn về các mối rủi ro, trong khi những người theo phe cánh hữu cũng với nhiều kiến thức khoa học, lại tỏ ra không lo lắng nhiều.

Điều này cho thấy kiến thức chỉ làm cho quan điểm hai bên càng đối nghịch nhau hơn.

Tuy nhiên thước đo sự tò mò về khoa học lại cho thấy một kết quả khác. Sự khác biệt giữa phe cánh tả và hữu vẫn tồn động và vẫn có sự khác biệt trong ước tính của mỗi bên về các mối rủi ro. Thế nhưng ý kiến của họ ít ra còn đi cùng một hướng. Ví dụ như những người tò mò về khoa học từ cả hai phe đều tỏ ra lo ngại trước việc khai thác dầu mỏ bằng công nghệ fracking.

Nhóm nghiên cứu đã xác nhận rằng những người tham gia được lựa chọn các câu chuyện về khoa học có nội dung ủng hộ hoặc đi ngược lại quan điểm của họ. Những người được đánh giá là có độ tò mò cao về khoa học đã bất chấp quan điểm của bản thân và lựa chọn những câu chuyện đi ngược lại với niềm tin của họ - dù họ theo phái tự do hay bảo thủ.

Và, nếu bạn vẫn còn nghi ngờ, các kết quả tương tự cũng được ghi nhận trong những vấn đề mà phe cánh tả gắn bó bới các niềm tin phản khoa học, thí dụ như GMO (“genetically modified organism” - “sinh vật biến đổi gen”) hay chủng ngừa.

Như vậy, sự tò mò có thể giúp chúng ta ngưng sử dụng khoa học để xác định mình thuộc phe phái chính trị nào. Nó cũng cho thấy rằng để mang lại sự hiểu biết sâu rộng hơn về các vấn đề ngày nay, các nhà giáo dục cần truyền đạt sự tò mò và thích thú trong khoa học và trong nghiên cứu bên cạnh các kiến thức căn bản.

*


How curiosity can protect the mind from bias
By Tom Stafford 
8 September 2016

Neither intelligence nor education can stop you from forming prejudiced opinions – but an inquisitive attitude may help you make wiser judgements.

Ask a left-wing Brit what they believe about the safety of nuclear power, and you can guess their answer. Ask a right-wing American about the risks posed by climate change, and you can also make a better guess than if you didn’t know their political affiliation. Issues like these feel like they should be informed by science, not our political tribes, but sadly, that’s not what happens.

Psychology has long shown that education and intelligence won’t stop your politics from shaping your broader worldview, even if those beliefs do not match the hard evidence. Instead, your ability to weigh up the facts may depend on a less well-recognised trait – curiosity.

The political lens

There is now a mountain of evidence to show that politics doesn’t just help predict people’s views on some scientific issues; it also affects how they interpret new information. This is why it is a mistake to think that you can somehow ‘correct’ people’s views on an issue by giving them more facts, since study after study has shown that people have a tendency to selectively reject facts that don’t fit with their existing views.

This leads to the odd situation that people who are most extreme in their anti-science views – for example skeptics of the risks of climate change – are more scientifically informed than those who hold anti-science views but less strongly.

But smarter people shouldn’t be susceptible to prejudice swaying their opinions, right? Wrong. Other research shows that people with the most education, highest mathematical abilities, and the strongest tendencies to be reflective about their beliefs are the most likely to resist information which should contradict their prejudices. This undermines the simplistic assumption that prejudices are the result of too much gut instinct and not enough deep thought. Rather, people who have the facility for deeper thought about an issue can use those cognitive powers to justify what they already believe and find reasons to dismiss apparently contrary evidence.

It’s a messy picture, and at first looks like a depressing one for those who care about science and reason. A glimmer of hope can be found in new research from a collaborative team of philosophers, film-makers and psychologists led by Dan Kahan of Yale University.

Kahan and his team were interested in politically biased information processing, but also in studying the audience for scientific documentaries and using this research to help film-makers. They developed two scales. The first measured a person’s scientific background, a fairly standard set of questions asking about knowledge of basic scientific facts and methods, as well as quantitative judgement and reasoning. The second scale was more innovative. The idea of this scale was to measure something related but independent – a person’s curiosity about scientific issues, not how much they already knew. This second scale was also innovative in how they measured scientific curiosity. As well as asking some questions, they also gave people choices about what material to read as part of a survey about reactions to news. If an individual chooses to read about science stories rather than sports or politics, their corresponding science curiosity score was marked up.

Armed with their scales, the team then set out to see how they predicted people’s opinions on public issues which should be informed by science. With the scientific knowledge scale the results were depressingly predictable. The left-wing participants – liberal Democrats – tended to judge issues such as global warming or fracking as significant risks to human health, safety or prosperity. The right-wing participants – conservative Republicans – were less likely to judge the issues as significant risks. What’s more, the liberals with more scientific background were most concerned about the risks, while the conservatives with more scientific background were least concerned. That’s right – higher levels of scientific education results in a greater polarisation between the groups, not less.

So much for scientific background, but scientific curiosity showed a different pattern. Differences between liberals and conservatives still remained – on average there was still a noticeable gap in their estimates of the risks – but their opinions were at least heading in the same direction. For fracking for example, more scientific curiosity was associated with more concern, for both liberals and conservatives.

The team confirmed this using an experiment which gave participants a choice of science stories, either in line with their existing beliefs, or surprising to them. Those participants who were high in scientific curiosity defied the predictions and selected stories which contradicted their existing beliefs – this held true whether they were liberal or conservative.

And, in case you are wondering, the results hold for issues in which political liberalism is associated with the anti-science beliefs, such as attitudes to GMO or vaccinations.

So, curiosity might just save us from using science to confirm our identity as members of a political tribe. It also shows that to promote a greater understanding of public issues, it is as important for educators to try and convey their excitement about science and the pleasures of finding out stuff, as it is to teach people some basic curriculum of facts.

* * *






Tuesday, 13 September 2016

Y Kathina

Tấm y Kathina đơn giản chỉ là một tấm vải lớn, do cư sĩ Phật tử dâng đến chư Tăng sau mùa an cư. Trên nguyên tắc, buổi lễ dâng y Kathina do cộng đồng cư sĩ tổ chức. Tại Perth, mọi người tham dự dâng y tập thể, không chỉ định một thí chủ đặc biệt nào. Trong buổi lễ, chư Tăng sẽ đề cử một vị tỳ-khưu nhận lãnh tấm y nầy.

Sau buổi lễ, theo truyền thống của Tu viện Bodhinyana – bắt nguồn từ truyền thống chùa Wat Pah Pong của ngài Ajahn Chah, vùng đông bắc Thái Lan – chư Tăng sẽ cùng nhau cắt thành những miếng vải nhỏ và may ráp lại thành tấm y. Công việc nầy phải hoàn tất trước khi mặt trời mọc sáng hôm sau.

*

Monday, 12 September 2016

Bánh xe Pháp (Pháp luân, Dhammacakka) với 12 nan hoa

Trích bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta, Tỳ-khưu Indacanda dịch), bài giảng đầu tiên của Đức Phật sau ngày Thành Đạo đến 5 anh em Kiều-trần-như tại Lộc Uyển (vườn nai). Dựa theo đó, tôi nghĩ rằng biểu tượng bánh xe Pháp với 12 căm là để chỉ Tứ Thánh Đế được chuyển 3 lần (thị chuyển, khuyến chuyển, chứng chuyển) thành 12 thể tướng.

Nhiều người giải thích rằng bánh xe Pháp 12 căm là để chỉ 12 nhân duyên của lý Duyên khởi, giáo lý nòng cốt của Đạo Phật. Tuy nhiên, theo tôi, bánh xe 12 căm nhân duyên là bánh xe Luân hồi (Bhavacakka, wheel of life, wheel of rebirth), rất phổ thông trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng.

*

Kinh Chuyển Pháp Luân (tóm lược)

Bài kinh tương đương, trong hệ A-hàm, Hán tạng:

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN
Hán tạng, Tạp A-hàm, Kinh 379
Thượng tọa Thích Đức Thắng dịch (2010)

(…) “Các nhân giả, đức Thế Tôn ở trong vườn Lộc dã, Tiên nhơn trú xứ, nước Ba-la-nại đã ba lần chuyển mười hai hành pháp luân mà các Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên, Ma, Phạm chưa từng chuyển, đem lại nhiều lợi ích, đem lại nhiều an lạc; vì lòng thương xót thế gian, bằng nghĩa lợi và sự hữu ích, làm lợi ích an vui cho Trời, Người, làm tăng thêm số chúng cõi Trời, giảm bớt chúng A tu la.”
(…)
* * *

Saturday, 10 September 2016

Nhạc Phật giáo: Trường ca Kinh Pháp Cú, VÕ TÁ HÂN

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

npg09.zip – Võ Tá Hân, Trường ca Kinh Pháp cú
https://mega.nz/#!axpjEJDL!WfQgVQC6OqjSoP_kkxjq1q0FZLgL6QKbPNjxhOeAbWI

*

Nhạc Phật giáo: Dâng hương, VÕ TÁ HÂN

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

npg08.zip – Võ Tá Hân, Dâng hương
https://mega.nz/#!2lJFmJaK!ipmHTSrjJz-nqI7AI3_VC_RTqDusJ8Ey-xK6vBNTv3g

*

Nhạc hòa tấu - THE VENTURES

Đây là ban nhạc Mỹ cùng với ban nhạc The Shadows (Anh quốc) là 2 ban nhạc được giới trẻ Sài Gòn hâm mộ trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, và được giới yêu nhạc ở Nhật Bản ưa thích.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nht09.zip – The Ventures, The very best (2008) CD1
https://mega.nz/#!i8IwBbaD!2Wl7RP0L9cyP_vVVDOrno0-Y-7FLWsFTwsWqNnwqosw

nht10.zip – The Ventures, The very best (2008) CD2
https://mega.nz/#!moAx1AoD!3LeLC0AVuvjXrdgN8f4wwbbXaEMhvWzCqHSDIilPzbU

*



Nhạc quốc tế - ROGER WHITTAKER (1936-)

Tôi biết đến ca sĩ Anh quốc nầy trong cuối thập niên 1970 khi mới sang định cư tại Úc. Rất thích giọng trầm ấm và tiếng đàn guitar của ông.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nqt05 – The Best of Roger Whittaker (2 CDs)
https://mega.nz/#!jlJFAKbR!_5VCIYZs3cxt6FgGPrrwHgxS-XEyrtd77rwm4NFK8DQ

*
   
   
Roger Whittaker ngày ấy & bây giờ

Wednesday, 7 September 2016

Nhạc Việt: QUỲNH GIAO (1946-2014), Tiếng hát thủy tinh

Ca sĩ Quỳnh Giao có giọng ca soprano, thanh, mỏng và có kỹ thuật cao về đơn ca và hát bè. Danh ca Châu Hà đã từng nhận định: "tiếng hát Quỳnh Giao vẫn trong, chưa hề vẩn đục, tôi đặt tên cho giọng hát này là giọng hát thủy tinh" khi giới thiệu Quỳnh Giao hát nhạc phẩm "Yêu" của Nhạc sĩ Văn Phụng năm 1988.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nviet10.zip – Quỳnh Giao, Hoa xuân
https://mega.nz/#!Khoy1SyY!AeEqo2Kju2Z2LdR8io1sUPf1WOx3LQaN3LSNvi3pj2A

nviet11.zip – Quỳnh Giao, Khúc nguyệt quỳnh
https://mega.nz/#!29AHECzL!_gipC37aLH3pT6eByuNctuav0wmRYZOJKSgUKz8OZXE

nviet12.zip – Quỳnh Giao, Tiếng chuông chiều thu
https://mega.nz/#!f9onWD7D!ZqUBIgj_b9EQx4XwpYDxA_WXILJFt9wOdrUImrtVMtc

*

Tuesday, 6 September 2016

Nhạc hòa tấu - THE SHADOWS

Đây là ban nhạc Anh quốc cùng với ban nhạc The Ventures (Mỹ) là hai ban nhạc được giới trẻ Sài Gòn hâm mộ trong thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Nhiều ban nhạc trẻ học sinh, sinh viên được thành lập mô phỏng theo mô hình 4 nhạc sĩ nầy: 3 tay guitar điện và 1 tay trống.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.
nht11.zip – The Shadows, 50 Golden Greats (2CDs, 2000)
https://mega.nz/#!ukpwxBZI!eR0Gb7WCHPDSwqYs_FtY8h0-y2F_5ZNx25OBOt1bKA8

*

Cliff Richard và ban nhạc The Shadows: Ngày xửa ngày xưa ...

Cliff Richard và ban nhạc The Shadows: Sum họp.

Monday, 5 September 2016

Nhạc quốc tế: ABBA

Không cần phải giới thiệu, chắc ai cũng biết ban nhạc nầy.
Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nqt06 – ABBA, Golden Album (1992)

nqt07 – ABBA, The Best (1992)

nqt08 – ABBA, The Definitive (2CDs, 2001)


*

ABBA: Ngày ấy và bây giờ.

Sunday, 4 September 2016

Phân biệt CHÙA, ĐÌNH, ĐỀN, MIẾU, NGHÈ, ĐIỆN, PHỦ, QUÁN, AM, v.v.

Đây là một bài viết hay với nhiều thông tin ngắn gọn nhưng bổ ích, ngay cả chính tôi cũng không thể giải thích phân biệt rõ ràng về các từ nầy.

* * *

Phân biệt CHÙA, ĐÌNH, ĐỀN, MIẾU, NGHÈ, ĐIỆN, PHỦ, QUÁN, AM, v.v.

Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt Nam có rất nhiều nơi thờ cúng khác nhau như đình, đền, chùa, miếu, phủ, quán, am,…Nhưng không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của những địa điểm thờ cúng đó. Cho nên có rất nhiều người đi chùa mà không hiểu được ý nghĩa của việc đi chùa, ở gần nhà có cái đình mà cũng không hiểu vì sao cái đình lại “mọc” lên ở đó,…

Vì vậy, chúng tôi đã biên tập bài viết này để giúp bạn đọc dễ dàng phân biệt được các địa điểm thờ cúng khác nhau, hiểu được ý nghĩa của việc thờ cúng và những nhân vật được thờ cúng trong đó.

CHÙA LÀ GÌ?
Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni. Mọi người kể cả tín đồ hay người không theo đạo đều có thể đến thăm viếng, nghe giảng kinh hay thực hành các nghi lễ Phật giáo.

ĐÌNH LÀ GÌ?
Đình là nơi thờ Thành hoàng của các làng, đồng thời là nơi hội họp, bàn việc của dân làng. Đình được coi là trung tâm sinh hoạt văn hóa gắn bó với một cộng đồng cư dân và mang đặc trưng của nền văn minh lúa nước Việt Nam.

Thành hoàng là người có công với dân, với nước, lập làng, dựng ấp hay sáng lập nên một nghề (ông tổ của nghề). Dưới các triều vua thường có sắc phong cho Thành hoàng, vì hầu hết Thành hoàng đều có công với nước. Dân làng, hay phường hội đi lập nghiệp nơi khác cũng xây miếu, đền thờ Thành hoàng quê gốc của mình tại nơi ở mới.

ĐỀN LÀ GÌ?
Đền là công trình kiến trúc được xây dựng để thờ cúng một vị Thánh hoặc những nhân vật lịch sử được tôn sùng như thần thánh. Ở Việt Nam, phổ biến nhất là các đền thờ được xây dựng để ghi nhớ công ơn của các anh hùng có công với đất nước hay công đức của một cá nhân với địa phương được dựng theo truyền thuyết dân gian.

Các đền nổi tiếng có thể kể đến ở nước ta như Đền Hùng, đền Kiếp Bạc, đền Sóc, đền Trần… thờ các anh hùng dân tộc. Đền Voi Phục, đền Bạch Mã, đền Kim Liên, đền Quán Thánh…thờ các vị thánh theo truyền thuyết dân gian.

MIẾU LÀ GÌ?
Miếu là một dạng di tích văn hóa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có quy mô nhỏ hơn đền. Đối tượng được thờ ở miếu rất đa dạng, thể hiện ở tên gọi của miếu – tên gọi theo đối tượng được thờ thường phiếm chỉ và tượng trưng. Ví dụ: miếu Cô, miếu Cậu, miếu thờ thần núi gọi chung là miếu Sơn thần, miếu thờ thần nước gọi là miếu Hà Bá hoặc miếu Thủy thần. Miếu thờ thần đất gọi là miếu thổ thần hoặc thần Hậu thổ.

Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân sinh. Ở một số nơi, trong các ngày giỗ thần như ngày sinh, ngày hóa (nhân thần), ngày hiện hóa (thiên thần) làng mở tế lễ, mở hội, nghinh rước thần từ miếu về đình. Tế lễ xong, lại rước thần về miếu yên vị. Miếu nhỏ còn được gọi là Miễu (cách gọi của người miền Nam)

NGHÈ LÀ GÌ?
Một hình thức của đền miếu, thờ thần thánh. Đây là kiến trúc thường có mối quan hệ chặt chẽ với một di tích trung tâm nào đó. Nghè có khi thờ thành hoàng làng ở làng nhỏ, được tách ra từ làng gốc như Nghè Hải Triều (Cẩm Giàng – Hải Dương).

Nghè cũng có thể là một ngôi đền nhỏ của một thần trong xã nhằm thích ứng với dân sở tại để tiện việc sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính khó đáp ứng được nhu cầu thờ cúng thường nhật, như Nghè ở Trường Yên là một kiến trúc phụ của đền vua Đinh. Hiện ngôi nghè cổ nhất được tìm thấy từ thế kỷ XVII.

ĐIỆN THỜ LÀ GÌ?
Điện là sảnh đường cao lớn, thường chỉ chỗ Vua Chúa ở, chỗ Thần Thánh ngự. Như vậy Điện thờ là một hình thức của Đền, là nơi thờ Thánh trong tín ngưỡng Tam tứ phủ. Tuy vậy quy mô của Điện nhỏ hơn Đền và Phủ, lớn hơn so với Miếu Thờ. Điện thông thường thờ Phật, thờ Mẫu, Công đồng Tam tứ phủ, Trần Triều và các vị thần nổi tiếng khác.

Điện có thể của cộng đồng hoặc tư nhân. Trên bàn thờ thường có ngai, bài vị, khám, tượng chư vị thánh thần và các đồ thờ khác: tam sơn, bát hương, cây nến, đài, lọ hoa, vàng mã,…

PHỦ LÀ GÌ?
Phủ là đặc trưng của tín ngưỡng thờ Mẫu (tín ngưỡng bản địa của người Việt Nam). Một số nơi thờ tự (ở Thanh Hóa) gọi đền là phủ. Có thể hiểu Phủ là nơi thờ tự Thánh Mẫu khá sầm uất, mang tính chất trung tâm của cả một vùng lớn, vượt ra ngoài phạm vi địa phương, thu hút tín đồ khắp nơi đến hành hương (tương tự như chốn Tổ của sơn môn đạo Phật). Ngôi phủ sớm nhất còn lại hiện biết là điện thờ các thần vũ nhân ở chùa Bút Tháp, có niên đại vào giữa thế kỷ XVII.

QUÁN LÀ GÌ?
Quán là một dạng đền gắn với đạo Lão (Đạo giáo). Vào các thế kỷ XI và XIV đạo Lão ở Việt nặng xu hướng thần tiên nên điện thờ thực chất giống như một đền thờ thần thánh. Sang tới thế kỷ XVI và XVII, sự khủng hoảng của Nho giáo đã đẩy một số nhà Nho và một bộ phận dân chúng quan tâm nhiều tới Lão giáo, và điện thờ đạo Lão có nhiều sự phát triển mới, với việc thờ cúng các thần linh cơ bản theo Trung Hoa. Đó là Tam thanh (Nguyên Thủy Thiên Tôn, Linh Bảo Đạo Quân, Thái Thượng Lão Quân), Ngũ Nhạc mà nổi lên với Đông Phương Sóc và Tây Vương Mẫu, rồi Thánh Phụ, Thánh Mẫu. Cửu Diệu Tinh Quân (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Mặt Trời, Mặt Trăng, Hồ phủ, Kế đô) đồng thời trên chính điện cũng có cả tượng của Hoàng Quân giáo chủ (Ngọc Hoàng).

Có thể kể tới các quán điển hình như: Hưng Thánh Quán, Lâm Dương Quán, Hội Linh Quán, Linh Tiên Quán… đều ở Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). “Thăng Long Tứ quán” bao gồm: Chân Vũ quán (tức đền Quán Thánh ở phố Quán Thánh); Huyền Thiên cổ quán (nay là chùa Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai); Đồng Thiên quán (nay là chùa Kim Cổ ở phố Đường Thành); Đế Thích quán (nay là chùa Vua ở phố Thịnh Yên).

AM LÀ GÌ?
Hiện được coi là một kiến trúc nhỏ thờ Phật. Gốc của Am từ Trung Quốc, được mô tả như ngôi nhà nhỏ, lợp lá, dùng làm nơi ở của con cái chịu tang cha mẹ, về sau đổi kết cấu với mái tròn, lợp lá, làm nơi ở và nơi đọc sách của văn nhân. Từ đời Đường, Am là nơi tu hành và thờ Phật của ni cô đặt trong vườn tư gia.

Với người Việt, Am là nơi thờ Phật (Hương Hải am tức Chùa Thầy, Thọ Am tức Chùa Đậu – Hà Tây…) cũng có khi am là ngôi miếu nhỏ thờ thần linh của xóm làng – Vào thế kỷ XV (thời Lê sơ) là nơi ở tĩnh mịch để đọc sách làm thơ của văn nhân. Miếu thờ thần linh ở các làng hoặc miếu cô hồn ở bãi tha ma cũng gọi là Am.

TỔNG KẾT LẠI

Hầu hết các địa điểm thờ cúng đều gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, và tùy theo đối tượng được thờ mà có tên gọi khác nhau. Có thể tóm gọn lại như sau:

1. Am và Chùa đều là nơi thờ Phật nhưng Am có quy mô nhỏ hơn chùa và thường hoạt động riêng lẻ. Chùa là nơi tập trung sinh hoạt, tu hành và thuyết giảng đạo Phật của các nhà sư, tăng, ni (mang tính chất tập thể).

   – Chùa mà có khoảng từ 20 vị tăng tu tập trở lên gọi là Tu Viện.
   – Chùa của hệ phái khất sĩ gọi là Tịnh Xá (ở trong miền Nam).
   – Những nơi tu tập có khu tăng, khu ni, có nhiều khu, nhiều chùa gọi là Đại Tòng Lâm.

2. Đình, Đền, Miếu, Điện đều là nơi linh thiêng thờ Thánh, Thần. Đình thường thoáng, cao, rộng, phù hợp với hội họp làng xã. Còn Đền, Miếu, Điện thường tối hơn, tạo cảm giác thiêng liêng, huyền bí cho người tới cầu cúng lễ bãi. Nhìn chung, Miếu có cấu trúc nhỏ hơn Điện, Điện nhỏ hơn Đền và Đền nhỏ hơn Đình (Miễu < Miếu < Điện < Đền < Đình). Thông thường mỗi làng chỉ có một Đình nhưng có thể có nhiều Đền, Miếu.

3. Phủ là nơi thờ Mẫu và truyền bá đạo Mẫu. Tuy nhiên cũng có nhiều phủ thờ cả Phật, đây được coi như sự giao thoa hòa nhập giữa các tôn giáo, tín ngưỡng.

 4. Quán là nơi tu luyện và thờ cúng của Đạo giáo.

Tại Việt Nam các nền văn hoá tín ngưỡng thường giao thoa hoà nhập với nhau rất sâu (đây cũng là nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam). Có khi Chùa thờ cả Thần (kiến trúc: Tiền Phật hậu Thánh), Chùa thờ cả Mẫu (Tiền Phật hậu Mẫu) ... Vì thế sự phân biệt ở đây là không rõ ràng trong đối tượng thờ cúng. Các bạn nên đặc biệt lưu ý đặc điểm này để tránh việc cầu xin không đúng bàn, đúng chỗ, cũng như đặt lễ và hành lễ sai nghi thức (ví dụ để đồ mặn, đồ vàng mã ở bàn thờ Phật hoặc để đồ sống ở bàn thờ Mẫu chẳng hạn).

Ngay bản thân Đền, nếu đi sâu tìm hiểu sẽ rất phức tạp, khó phân loại. Có nơi thờ Nam thần, có nơi thờ Nữ thần. Thông thường đền thờ Nam thần thì to hơn Nữ thần nhưng đền thờ Nữ thần thì lại nhiều bàn thờ hơn như bàn Tứ phủ công đồng, bàn Cô, bàn Cậu. Tuy nhiên, hiện lại có một số đền thờ Nam thần lại cũng có bàn thờ Mẫu, rồi thờ Cô, thờ Cậu ... thành ra rất khó phân loại. 

* Hướng Dẫn, http://huongdan.org/phan-biet-chua-dinh-den-mieu-nghe-dien-phu-quan-am/

Saturday, 3 September 2016

Những mẫu chuyện và lời dạy của ngài Munindra

Sống viên mãn kiếp này: Những mẫu chuyện và lời dạy của ngài Munindra (2012)
Nguyên tác: Murka Knaster, Living this life fully: Stories and teachings of Munindra (2010)

Tải bản PDF: http://budsas.net/sach/vn28.pdf


Trong Lời Tựa, Hòa thượng Kim Triệu kể lại những sự liên hệ giữa ngài và thiền sư Munindra trong thập niên 1960 tại Ấn Độ:

LỜI TỰA

Tỳ-kheo Kim Triệu Khippapañño

Tưởng niệm Anāgārika Munindra là ôn lại tấm gương cao đẹp của một bật thầy tràn đầy trí tuệ và từ bi.

Ngài Munindra là một trong những thiền sư Á châu ưu tú nhất trong kỷ nguyên truyền bá Phật pháp sang Âu Mỹ đồng thời cũng là một du sĩ Ấn độ đầu tiên đem Giáo pháp Nguyên thủy trở về hoằng dương ngay tại đất nước mà đạo Phật đã khởi sanh và hầu như đã bị mai một trong gần mười thế kỷ nay. Riêng đối với Sư, Ngài không những là vị ân sư dạy thiền Tứ Niệm Xứ đầu tiên mà còn là hiện thân của một người mẹ hiền đã hết lòng bảo bọc và dạy dỗ Sư hơn chín năm trời ở Bồ đề Đạo tràng.

Năm 1967, lúc đang học tại Nalanda, được nghe một cao tăng khả kính, Ngài Ghosananda, nói rằng có vị thánh nhân vừa từ Miến điện về lại Ấn độ dạy thiền, Sư phát tâm trong sạch đến viếng ngay. Anāgārika Munindra bấy giờ ngụ tại Gandhi Ashram của phong trào đấu tranh bất bạo động (Ahimsa) do Đại Thánh Gandhi lãnh đạo.

Sư đến nơi sau bữa trưa, lúc Ngài Munindra đang thời lễ lạy Phật ở Tháp Đại Bồ đề. Ngài trở về dưới trời nóng gắt, nắng chang chang, nhưng khi thấy Sư, Ngài vẫn hết sức tươi cười, chuyện trò niềm nỡ. Trong danh sách Ngài ghi tên các môn sinh ngoại quốc từ năm về Ấn 1966, Sư là người đứng thứ bảy. Những năm đầu tiên Ngài trở về cố hương dạy đạo cũng là những năm du học đầu tiên đầy bỡ ngỡ của Sư trên đất nước xa lạ này. Bản tính giản dị, bình dân, Ngài gần gũi với tất cả học trò của Ngài. Mỗi khi đi đâu, Ngài đều bảo Sư cùng theo để học hỏi đủ điều, kể cả khi ra chợ mua rau quả, thực phẩm. Ngài chỉ bảo Sư rất nhiều về phong tục và văn hóa Ấn độ. Mỗi buổi chiều, Sư đều theo Ngài đến lễ lạy Phật ở Tháp Đại Bồ đề nên thường xuyên được nghe Ngài giảng giải Giáo pháp.

Từ thuở nhỏ đến năm ba mươi bảy tuổi, Sư chưa từng gặp vị thánh nhân nào. Khi được ở gần Ngài mới thấy quả là một con người khác thường từ nói năng, đi đứng đến việc làm hằng ngày. Lúc nào Ngài cũng vui tươi, dịu dàng, không khi nào tỏ vẻ khó chịu hay giận ghét ai. Người nào đến với Ngài cũng đều được hưởng một bầu không khí mát mẻ, thân thiện, đầy đạo vị.

Sau khi Sư hết học bổng của đại học Nalanda, Ngài cùng vài vị khác khuyến khích Sư nên ở lại Ấn tiếp tục học thêm. Thế là từ đó hàng bữa Ngài phải chia phần cơm và thức ăn đạm bạc của Ngài cho Sư dùng. Những khi biết Sư buồn phiền, mặc cảm về thân phận hay về đường tu hành, Ngài đều ân cần an ủi, khích lệ.

Được thân cận với người thầy đầy ân phước như vậy, ít nhiều Sư cũng chịu ảnh hưởng về con người, về cách sống, nhất là về hạnh kham nhẫn và tâm luôn chấp nhận những gì xảy đến cho mình. Cứ như vậy mà Ngài đã chăm sóc Sư như một người mẹ thứ hai suốt chín năm. Đến năm 1977, Ngài được mời sang Hoa kỳ dạy thiền khắp nơi, sau đó về lại Ấn. Từ ấy, Ngài qua lại giữa trung tâm Dhamma Giri và Calcutta cho đến khi hết tuổi thọ. Sau khi qua Hoa kỳ, Sư còn được gặp lại Ngài tại IMS (1981) và tại San Diego (1994).

Ngài thích viết thư cho học trò nên hiện nay Sư còn giữ nhiều thư từ của Ngài viết tay cho Sư. Mỗi khi nghe Ngài đau yếu, Sư đều gửi tịnh tài qua để Ngài chữa bệnh. Mỗi lần Ngài định in kinh, Sư đều rút hết tiền tứ sự gửi hùn phước ấn tống vì biết Ngài rất yêu thích sách vở, kinh điển.

Ngài ban cho Sư lớp vỡ lòng về chánh niệm và đặc biệt là pháp hành Tứ Niệm Xứ. Ngài luôn nhấn mạnh rằng phải có nhân duyên lớn mới gặp Phật pháp và phải thực tập chánh niệm thật sâu sắc, trọn vẹn mới gọi là hành đúng Giáo pháp của Đức Phật. Nhờ được thường xuyên nhắc nhở như vậy nên Sư mới có niềm tin tuyệt đối vào Tam Bảo, mới vượt được bao thử thách từ bản thân đến ngoại cảnh trong quãng đời xuất gia tu học trên đất Ấn.

Ngài Munindra là một vị thiền sư đã hoàn mãn xuất sắc về pháp học cũng như pháp hành. Ngài thông suốt Tam Tạng Pāli (Tipiṭaka) sau năm năm liên tục dồi mài kinh điển Nguyên thủy (Theravāda) với sự chỉ dạy tích cực không ngừng nghỉ của bậc học giả lỗi lạc U Muang Muang tại Yangon.

Về pháp hành, Sư học được từ Ngài cách hướng dẫn thiền sinh giữ tâm không hời hợt, ghi nhận chính xác các cảm thọ, các điểm đụng. Ngài xác nhận rằng sau khi đã thuần thục hành trì pháp Tứ Niệm Xứ ở trung tâm Mahāsi rồi, hành giả có thể học thêm bất cứ pháp vipassanā nào khác và đều được lợi lạc.

Ngài nói rằng thường các thiền sư chỉ muốn môn sinh hành theo cách thức của mình thôi. Nhưng Hòa thượng Mahāsi thì khác. Hòa thượng cho phép học trò sau khi hoàn tất giáo trình ở trung tâm Yangon có thể bổ túc thêm với các pháp thiền khác.

Bản thân Ngài Munindra đã thọ giáo đủ tất cả pháp hành vipassanā, nhưng khi dạy thiền sinh, Ngài chủ yếu hướng dẫn họ theo truyền thống của Hòa thượng Mahāsi. Hồi trước, chính Hòa thượng cũng đã thử nhiều pháp môn; cuối cùng qua kinh nghiệm đặc biệt của một bạn đạo cư sĩ chia sẻ, Hòa thượng đã chọn đề mục phồng xẹp để dạy cho thiền sinh của Ngài vì phồng xẹp là điểm xúc rất chính xác và vi diệu.

Tuy nhiên, Anāgārika Munindra công nhận rằng pháp Tứ Niệm Xứ nào nếu hành đúng cũng đều đưa đến giác ngộ và giải thoát. Ngài thường nói Giáo pháp cũng như thuốc, chỉ cốt chữa khỏi bệnh. Còn việc theo thầy nào, pháp môn nào là tùy căn duyên của mỗi người. Ngài chỉ muốn mọi người có niềm tin và hưởng lợi lạc từ Giáo pháp chứ không cần ai phải theo mình cả.

Các thiền sư thường dạy theo kinh nghiệm chứng đắc riêng nên dần dần phương pháp của họ có vẻ đi vào chuyên biệt. Thật ra, khi đã đạt sơ quả rồi thì hành giả sẽ không còn hoài nghi nào về Pháp bảo nữa cả. Tuy nhiên, do đã thuần thục theo một kỹ thuật rồi thì cứ con đường đó mà tiếp tục đi nhưng không còn tranh cãi nhiều về pháp môn nữa.

Ngài Munindra hay nói với Sư là Ngài mong muốn hướng dẫn mọi thiền sinh đạt đến tuệ thứ mười một – tuệ xả hành. Tuệ thứ mười một vẫn còn là phàm tuệ, và cũng có nhiều người đã đạt được. Ai hành thiền thường xuyên và tích cực có thể kinh nghiệm được tuệ an lạc này không mấy khó. Nhưng đối với ai lâu lâu mới hành thiền tích cực thì tâm khó an định, lên xuống bất thường. Vì thế hành giả phải ráng thân chứng được tuệ xả hành này thì tâm sẽ không còn bị lui sụt.

Thí dụ như ở các quốc gia phát triển, nhà nước cố gắng lo cho mọi thiếu niên đều học xong lớp mười hai trung học, có trường, có lớp, có thầy, có chương trình thống nhất cả nước. Sau đó, muốn lên đại học hoặc chọn phân khoa nào là tùy ở mỗi học sinh.

Vậy cũng giống như lớp mười hai trung học, theo Ngài Munindra, tuệ thứ mười một là mức tối thiểu mà hành giả cần hoàn tất. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, một trường thiền chỉ hướng dẫn thiền sinh đạt đến tuệ sinh diệt, sau đó họ có thể tự học lên. Đúng ra họ cũng còn cần thầy hướng dẫn, nhưng từ tuệ sinh diệt trở đi, các thiền sư không chỉ rõ các tuệ cao hơn. Tóm lại, Ngài Munindra bao giờ cũng thành khẩn khích lệ mọi người, như chính Ngài, đặt sự tu tập là mục tiêu hàng đầu của kiếp sống này.

Công trình Việt dịch cuốn “Living This Life Fully” được sự cộng tác nhiệt tình của nhiều Phật tử khắp nơi, đối với Sư, là cả một phước duyên lớn. Quyển “Sống Viên Mãn Kiếp Này” là một duyên lành quý báu để giới thiệu cho Phật tử Việt nam biết đến Ngài Munindra, một trong những vị thiền sư Á châu lỗi lạc nhất, qua những mẩu chuyện và lời dạy của Ngài.

Chân thành cám ơn tác giả, Dr. Mirka Knaster, và nhà xuất bản Shambhala đã hoan hỷ cho phép chúng tôi dịch sang tiếng Việt quyển sách quý giá này để phổ biến rộng rãi đến cộng đồng Việt nam khắp nơi trên thế giới.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

----------------
Ghi chú (Bình Anson): 
Mười sáu tuệ minh sát (vipassanā-ñāṇa) như trình bày trong cuốn Thanh tịnh đạo của ngài Buddhagosa:

1. Tuệ phân tích danh sắc (Nāmarūpa pariccheda ñāṇa)
2. Tuệ phân biệt nhân duyên (Paccaya pariggaha ñāṇa)
3. Tuệ thẩm sát (Sammasana ñāṇa)
4. Tuệ về sinh diệt (Udayabbaya ñāṇa)
5. Tuệ về sự tan hoại (Bhanga ñāṇa)
6. Tuệ về kinh úy (Bhaya ñāṇa)
7. Tuệ về sự nguy hiểm (Ādīnava ñāṇa)
8. Tuệ yểm ly (Nibbidā ñāṇa)
9. Tuệ thoát dục (Muncitukamayatā ñāṇa)
10. Tuệ giản trạch (Paṭisankhā ñāṇa)
11. Tuệ hành xả (Saṅkāarupekhā ñāṇa)
12. Tuệ tuận thứ (Anuloma ñāṇa)
13. Tuệ chuyển tộc (Gotrabhū ñāṇa)
14. Tuệ về đạo (Magga ñāṇa)
15. Tuệ về quả (Phala ñāṇa)
16. Tuệ hồi quán (Paccavekkhaṇa ñāṇa)


*

Thursday, 1 September 2016

Tiền Úc mới: $5


Hôm nay Ngân hàng Quốc gia Úc phát hành tiền 5 đô-la mới.

Úc sẽ lần lượt phát hành tiền mới với các mệnh giá khác trong 5 năm tới, với kỹ thuật mới để chống nạn làm tiền giả và in vân nổi cộm hơn, giúp cho những người khiếm thị dễ phân biệt. Chi phí cho công trình nghiên cứu kỹ thuật mới nầy là 35 triệu đôla.

*

Nhạc Việt: Tiếng hát DUY TRÁC (1932-)

Đây là một nam ca sĩ tôi hâm mộ từ thời còn đi học. Từ khi ra hải ngoại, ông rất ít tham gia vào các buổi trình diễn, hình như chỉ xuất hiện trên Thúy Nga Paris vài lần, và chỉ có 2 đĩa CD.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nviet08.zip – Duy Trác, Còn tiếng hát gửi người
https://mega.nz/#!H8ZTBbwQ!mKZOKUtAcXyrEdh3UAQgDCQA1kD8b9CbW5l5gNYl494

nviet09.zip – Duy Trác, Giã từ
https://mega.nz/#!v8gzwDgD!JSvpLPxoybewyjTz9LP_S6mrK0IXYSmMG-nsrc7gaZI

CD Còn tiếng hát gửi người
Thúy Nga Productions phát hành tại Hoa Kỳ năm 1993

1. Mộng dưới hoa (Đinh Hùng - Phạm Đình Chương)
2. Áo lụa Hà Đông (Nguyên Sa – Ngô Thụy Miên)
3. Còn tiếng hát gửi người (Trần Quang Lộc)
4. Thuở ban đầu (Phạm Đình Chương)
5. Tạ từ (Tô Vũ)
6. Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương - Quang Dũng)
7. Một cõi đi về (Trịnh Công Sơn)
8. Bay đi cánh chim biển (Đức Huy)
9. K khúc của Lê (Đăng Khánh - Du Tử Lê)
10. Nghìn trùng xa cách (Phạm Duy)

*
CD Giã từ
Diễm xưa Productions phát hành tại Hoa Kỳ năm 1995

1. Đường về miền Bắc (Đoàn Chuẩn)
2. Mắt buồn (Phạm Đình Chương - Lưu Trọng Lư)
3. Đừng lừa dối nhau (Y Vân)
4. Từ một giấc mơ (Mai Anh Việt)
5. Tơ sầu (Lâm Tuyền)
6. Biệt ly (Doãn Mẫn)
7. Dạ tâm khúc (Phạm Đình Chương - Thanh Tâm Tuyền)
8. Cô láng giềng (Hoàng Quý)
9. Yêu dáng em xưa (Đăng Khánh)
10. Đẹp giấc mơ hoa (Hoàng Trọng)
11. Dạ khúc (Nguyễn Mỹ Ca)
12. Hương xưa (Cung Tiến)


*

Khách sạn ngàn sao cho người nghỉ hưu

Khách sạn ngàn sao cho người nghỉ hưu
Tu viện Bodhinyana, Tây Úc
.

Thấy có nhiều bạn thích bài viết về “đồ nghề cho người nghỉ hưu”, tôi xin giới thiệu một khách sạn đặc biệt cho người nghỉ hưu. Khách sạn chỉ có 3 phòng dành cho cư sĩ Phật tử, phải đặt phòng trước nhiều tháng. Đặc biệt là không phải trả tiền phòng, còn thức ăn cũng miễn phí, đa dạng, đa hương vị do Phật tử các nơi mang đến mỗi ngày.

Trong phòng đầy đủ tiện nghi, với một giường nhỏ, một quạt máy (cho mùa hè) và một máy sưởi điện (cho mùa đông). Ban ngày có chim hót, ban đêm có ve kêu giải sầu. Thỉnh thoảng có khách kăng-ga-ru đến viếng làm bạn. Cho nên không cần có điện thoại, không cần có radio hay tivi, mà cũng không cần có Internet để giải trí.

Được xếp hạng đánh giá là khách sạn ngàn sao, không phải 5 hay 6 sao như các nơi khác, vì ban đêm đi ra ngoài, nhìn lên bầu trời sẽ ngắm được ngàn vì sao lấp lánh. Không đòi hỏi gì hơn.

*

Bên trong phòng ngủ khách sạn. Chỉ cần có bấy nhiêu đó thôi.