Tuesday, 30 October 2018

Thói quen

THÓI QUEN

Trưa nay quyết tâm đi bơi trở lại, sau 3 tuần lễ nghĩ ở nhà dưỡng bệnh. Lúc đầu cũng chần chừ phân vân, thấy ngán. Trong lòng dấy lên mọi lý lẽ để biện minh không đi. Nào là thời tiết còn lạnh, nào là giờ giấc chưa thích hợp, nào là trong người chưa được khỏe, v.v. Nhưng rồi nhất quyết lái xe đi. Đến bãi đậu xe cạnh hồ bơi, vẫn còn chần chừ, vẫn có ý tưởng muốn quay trở về nhà.

Đến khi thay đồ tắm, bước ra hồ, nước vẫn còn lạnh, lại chần chừ không muốn nhảy xuống. Cắn răng phóng xuống hồ, sau vài động tác là thấy vui trở lại, thoải mái nhịp nhàng bơi, quên hết mọi thứ phiền muộn. Để tâm theo dõi thân bềnh bồng, nhịp nhàng chuyển động trong nước. Thư giãn, an vui.

Trên đường về, nghĩ lại thấy cũng buồn cười. Tâm mình coi vậy mà không phải dễ uốn nắn. Đi bơi cũng như hành thiền đều bị tâm hoang vu dẫn dắt đi làm việc khác, hấp dẫn, kích thích hơn. Đi bơi để giữ gìn thân xác, ngồi hành thiền đều đặn mỗi ngày để tu dưỡng tâm trí. Biết vậy nhưng không phải dễ thực hiện. Thói quen lười biếng, phóng dật đã tích tụ từ nhiều đời nhiều kiếp rồi, không phải dễ thay đổi. Hễ sơ suất một chút là ngựa quen đường cũ, cứ thế mà lăn trôi trong vòng sinh tử.

*

Friday, 26 October 2018

Nhạc Việt: Tiếng hát THÁI TRÂN – Bay đi thầm lặng, Tk Trịnh Công Sơn (2015)

Một ca sĩ trẻ ở Sài Gòn nhưng vì bạo bệnh không thể tiếp tục ca hát được nữa. Đây là album đầu tiên của cô.

Cô viết khi ra mắt album nầy vào năm 2015:

"Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là một người tôi hết sức yêu mến và kính trọng. Tôi từng hát rất nhiều ca khúc của ông vì tôi cảm nhận cảm xúc dàn trải trong mỗi ca từ. Tôi yêu nhạc của ông viết từ những ngày còn cắp sách tới trường. Mỗi khi hát nhạc Trịnh, tôi cảm giác lòng mình thanh thản, quên đi bệnh tật, quên đi những sự đau đớn mỗi ngày. Tôi nhắm mắt và hát. Album này tôi ấp ủ đã lâu nhưng mới chính thức ra mắt vào cuối tháng 4, như một cách để tưởng nhớ ngày mất của Cố nhạc sĩ này." 

* Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

nviet60.zip (136 MB) – Tiếng hát Thái Trân – Bay đi thầm lặng, Tk Trịnh Công Sơn (2015) 
https://mega.nz/#!HxIHUYrA!xyePjPx4gUqNWNWuTh-5vkpswdx4wccuFOnzJ86kTeg

*
01. Cho đời chút ơn
02. Ca dao Mẹ
03. Chuyện đóa Quỳnh hương
04. Lời Mẹ ru
05. Rồi như đá ngây ngô
06. Xin trả nợ người
07. Lời thiên thu gọi
08. Một ngày như mọi ngày
09. Em còn nhớ hay em đã quên
10. Bay đi thầm lặng
11. Tôi ơi đừng tuyệt vọng
----------------

Thursday, 25 October 2018

Nhạc Việt: Tiếng hát HỌA MI, với Saxophone Lê Tấn Quốc (2010)

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

nviet59.zip – Họa Mi, Saxophone Lê Tấn Quốc – Một mai em đi (2010) (124 MB)
https://mega.nz/#!XkBBkAaZ!NUpMbLGjlLiJeV7Oyj821CCzsqZ-_ZsN_e9TWXHx_7Q

* Họa Mi - Một Mai Em Đi (2010)
Saxophone Lê Tấn Quốc

01 Chiều Một Mình Qua Phố (Trịnh Công Sơn)
02 Nghìn Trùng Xa Cách (Phạm Duy)
03 Bài Tình Ca Cho Em (Ngô Thụy Miên)
04 Xin Thời Gian Qua Mau (Lam Phương)
05 Biển Nhớ (Trịnh Công Sơn)
06 Tình Khúc Buồn (thơ: Phạm Duy Quang, nhạc: Ngô Thụy Miên)
07 Rồi Mai Tôi Đưa Em (Trường Sa)
08 Một Mai Em Đi (Trường Sa)
09 Hoài Cảm (Cung Tiến)
10 Hẹn Hò (Phạm Duy)
-------------------

Tuesday, 23 October 2018

Nhạc Việt: Mười bài HƯƠNG CA, Phạm Duy (2004)

Mấy năm trước, lần đầu tiên tôi nghe bài "Chiếc kẹp tóc thơm tho" do Mộng Thủy hát, tôi rất xúc động và có ấn tượng sâu đậm. Rồi ôm đàn guitar nghêu ngao hát theo ... Tìm hiểu thêm mới biết đây là một trong 10 bài Hương Ca mà Phạm Duy soạn ra khi ông trở về sống tại Việt Nam.

Tôi tìm kiếm khắp nơi mà vẫn chưa được đĩa CD gốc, phát hành ở Hoa Kỳ năm 2004. Nhưng các audio files sưu tầm nghe cũng khá tốt qua loa nhỏ của máy vi tính. Mời các bạn tải về nghe, nếu thích.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các audio files, dạng MP3 (128-192 kbps):
https://mega.nz/#!nghlxaRC!Wteb2b36gSIOR464Hl5_4t38H1PnOLZHS_dldDginv8

*
HƯƠNG CA – Phạm Duy (2004)

01 Trăm năm bến cũ (thơ Lưu Trọng Văn) - Duy Quang
01b Trăm năm bến cũ (thơ Lưu Trọng Văn) - Mộng Thủy
02 Quê hương vô thường - Duy Quang
03 Tắm truồng sông trăng - Duy Quang
04 Ngày xưa, một chuyện tình sầu (thơ Huyền Kiêu) - Duy Quang
05 Ngựa biển (thơ Hoàng Hưng) - Duy Quang
06 Hương rừng (thơ Sơn Nam) - Anh Dũng
07 Mơ dạo xuân Hà Nội (thơ Thảo Chi) - Mộng Thủy
08 Lời mẹ dặn (thơ Phùng Quán) - Duy Quang
09 Chiếc kẹp tóc thơm tho - Mộng Thủy
10 Tây Tiến (thơ Quang Dũng) - Anh Dũng & ban Hợp Ca

---------------------------------------
Bài giới thiệu của Phạm Duy:

Hương Ca Phạm Duy, Những Năm 2000
Phạm Duy

Hương Ca khởi sự bởi một bài thơ của thi sĩ Lưu Trọng Văn, con trai của người bạn cũ mà tôi rất yêu quý là Lưu Trọng Lư, đăng trên báo Lao Động ở Saigon vào năm 1994, với nhan đề Về Thôi, đề tặng: Người tình già.

Về thôi!
Người tình già ơi
Thôn nữ Chị đã qua cầu, thóc lép
Thôn nữ Em, trăng đầy, tuột khỏi chồi tay
Thôn nữ Út, lên đòng, nào biết
Khúc tình xưa, xưa ấy, xưa rồi...

Về thôi!
Làm gì có trăm năm mà đợi
Là gì có kiếp xưa mà chờ
Đất Mẹ - Đất Nàng
Con sáo sang sông tha cọng rơm vàng
Lót ổ
Mười chín năm bến cũ
Người tình già ơi! nhớ không?

Mùa Thu năm 1994, khi bài thơ này được thi sĩ gửi từ Saigon tới Thị Trấn Giữa Đàng cho tôi, thì nó gợi trong tôi một câu ca dao cũ:

Trăm năm dầu lỗi hẹn hò
Cây da bến cũ con đò khác đưa...

Câu ca dao này đã từng là kỷ niệm cho nhiều cuộc tình xa xưa của tôi trên những con đò trên dòng Hương Thủy. Kể từ ngày xuất ngoại, xấp xỉ 30 năm rồi, tôi xa quê hương, xa Huế... Rất nhiều khi tôi có ý nghĩ trở về thăm quê cũ, trở về Huế, Saigon và Hà Nội... nhưng tôi cứ băn khoăn, ngại ngùng, lưỡng lự... Giờ đây Luu Trọng Văn dùng những câu thơ:

Làm gì có trăm năm mà đợi
Làm gì có kiếp sau mà chờ...

...đi kèm với những câu:

Con chuồn chuồn không lùng nhùng trong mạng nhện
Con bướm vàng nằm xoài dưới chân ai...

...để gọi một người trong nòi tình thì – dù tôi không còn cái thú soạn ca khúc nữa – tôi đã muốn phổ nhạc nó ngay.

Bài thơ của Lưu Trọng Văn còn nhắc tôi rằng: đã nhiều năm rồi tôi cứ ngồi khoanh tay chờ đợi một cái gì đó, giống như nhân vật trong một vở kịch nổi danh của Samuel Beckett En attendant Godot! Hơn nữa, theo tinh thần của câu ca dao kể trên, tôi còn thấy nếu cứ ngồi chờ đợi một con đò xa xưa thì, sau ba thế hệ làm nghề đưa đò, chắc chắn o đò nào cũng đã đi mô mất rồi!

Thế là tôi không ngần ngại gì nữa, vào đầu năm 2000, tôi đáp máy bay về Việt Nam, có lẽ cũng chỉ vì có tiếng gọi tha thiết của một thi sĩ, tiếng gọi mơ màng của một o đò, tiếng gọi nồng nàn của tình yêu...

Và sau dăm bẩy lần về thăm quê hương, tôi quyết định sáng tác một serie mười ca khúc mới, gọi là Mười Bài Hương Ca. Tôi đem bài thơ Về Đây phổ thành HƯƠNG CA SỐ 1: TRĂM NĂM BẾN CŨ.

Tôi cũng đã thấy ngay rằng Hương Ca năm 2000 phải khác Quê Hương Ca năm 1950. Nó sẽ không nhắc lại hình ảnh quê hương có con sông đào xinh xắn, nước tuôn trên đồng vuông vắn... hình ảnh quê hương một thời, quê hương trong trí nhớ, trong hạnh phúc hay khổ đau của những năm xưa.

Quê hương năm 2000, đối với một người 80 tuổi như tôi có thể cũng đã như hoa tàn hoa nở, trăng khuyết trăng tròn, khi tốt khi xấu, khi buồn khi vui, nghĩa là đã trở thành "vô thường" cả rồi! Như ngàn năm mây trôi... Cho nên Hương ca số 2 rất bình dị, rất giản đơn và mang tên HƯƠNG CA SỐ 2: QUÊ HƯƠNG VÔ THƯỜNG.

Quê hương là phố xá, làng mạc, ruộng đồng, núi rừng và sông nước... Những con sông bấy lâu nay xa cách, nay trở về quê hương, tôi nhào xuống một dòng sông, cởi hết áo quần, cởi hết muộn phiền, ưu tư, lo lắng... tôi vùng vẫy, tôi lặn sâu hay tôi cưỡi sóng, tôi tắm truồng đêm trăng! Và "em" cũng là quê hương đấy! Đó là HƯƠNG CA SỐ 3: TẮM TRUỒNG SÔNG TRĂNG.

Lúc tôi còn nhỏ, tôi biết được thế nào là u sầu chỉ vì đọc một bài thơ mà có lẽ bây giờ nhiều người đã quên. Bài thơ nhỏ bé xa xưa (tôi không còn nhớ tên!) của thi sĩ Huyền Kiêu – cũng như bài Em Lễ Chùa Này sau này của Phạm Thiên Thơ – là những bài thơ tình giản dị mà tôi rất yêu quý vì nó là những lời thơ, những chuyện thơ rất ngây thơ, rất trong trẻo nhưng vì nước ta loạn lạc cho nên đã phần nào bị trôi vào quên lãng. Trở về quê hương khi tuổi đã quá 80, tôi tìm về những gì nhẹ nhàng nhất, trong trắng nhất. Đó là HƯƠNG CA SỐ 4: NGÀY XƯA, MỘT CHUYỆN TÌNH SẦU, theo thơ Huyền Kiêu.

Để đắm mình vào quê hương, tôi chọn những huyền thoại về biển, về ngựa... Và về nhân vật "Em" của các thi sĩ hiện đại, cũng như của tôi. Nhưng bây giờ thì đào đâu ra em răng đen, mặc áo nâu sồng, váy chùng, khăn mỏ quạ và nón quai thao? Em áo trắng như sóng tung gềnh đá là thế! Em áo vàng như biển động sóng rơi là zậy! Đó là bài HƯƠNG CA SỐ 5: NGỰA BIỂN, theo thơ Hoàng Hưng.

Quê Hương là núi, là rừng, là sông, là biển. Quê hương còn là những văn nhân, thi sĩ – dù ở suốt đời trong nước hay lưu lạc khắp năm châu – họ đều là những người suốt đời xưng tụng quê hương. Nhà văn Sơn Nam có cuốn Hương Rừng Cà Mâu tuyệt diệu trong đó có vài câu thơ mà tôi đã phóng tác thành bài HƯƠNG CA SỐ 6: HƯƠNG RỪNG, theo thơ Sơn Nam.

Hương Ca còn có thể là những bài thơ của những thi nhân ở hải ngoại mà tôi đã phổ nhạc gần đây, như thơ của một nữ thi sĩ ở San Jose, mỹ danh Thảo Chi, trong đó có những chủ đề về quê hương không xa lắm với chủ đề "hương ca" của tôi. HƯƠNG CA SỐ 7: MƠ DẠO XUÂN HÀ NỘI, theo thơ Thảo Chi, là một bài ca có nhịp điệu nhanh nhẹn, nhạc điệu tươi thắm minh họa cho một bài thơ mùa Xuân, với những lời thơ của một phụ nữ nhớ lại ngày xưa trên xứ Bắc, nhớ cảnh chùa với ông đồ và câu đối đỏ, nhớ chuyện đi Chùa Hương bị lạc đường và đuợc chàng trai đưa lối... và trong hoàn cảnh xa xứ hiện nay, mơ lại được tay trong tay, dưới mưa bụi bay, dạo chiều Xuân Hà Nội.

Cũng trong chiều hướng xưng tụng các nghệ sỹ trong nước, tôi chọn bài thơ Lời Mẹ Dăn của Phùng Quán để phổ thành một bài hương ca. Trong dĩ vãng, nước ta bị chiến tranh tàn phá, có những lúc con người có thể đã bị tha hóa thì, may thay, đã có những người nghệ sỹ kêu gọi con người trở về với sự chân chính, lòng chân thật và sự tử tế... Đó là HƯƠNG CA SỐ 8: LỜI MẸ DẶN, theo thơ Phùng Quán.

Hương Ca còn là một mẩu chuyện nho nhỏ tại Mỹ Tho. Chuyện như sau: “Một ngày kia xuống phà qua con sông Hậu Giang [*], tôi gặp một bé gái bán vé số. Bé xinh xắn, sạch sẽ, lễ phép... Tôi muốn tặng bé ít tiền nhưng cháu không nhận. Tôi bèn mua ít tấm vé số với giá đặc biệt. Khi phà sắp sửa tách bến thì cháu chạy vội xuống, dúi vào tay tôi một chiếc kẹp tóc còn thơm mùi tóc dậy thì con gái. Có lẽ đó là món trang sức đắt giá nhất trên người cháu. Cháu tặng tôi như một cử chỉ đền đáp, vì cháu không muốn nợ ai thứ gì cả. Tôi không thể không nhận. Cầm chiếc kẹp tóc nhỏ trong tay, trong lòng tôi cứ dâng lên nỗi xúc động. Cũng như bé gái ấy, tôi không muốn nợ ai bất cứ thứ gì. Tôi thích sự sòng phẳng. Bé gái và tôi, chúng tôi đã gặp nhau.” Đó là bài HƯƠNG CA SỐ 9: CHIẾC KẸP TÓC THƠM THO.

Gần sáu mươi năm trước, tôi đã có ý định phổ nhạc bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, nhưng sau khi tôi soạn đuợc vài ba câu thì... tôi ngưng. Có thể lúc đó tôi không có nhiều thì giờ như bây giờ, đang chạy theo kháng chiến với đời sống rất kham khổ, nguy hỉểm và vất vả. Bài thơ này đã trở thành một thứ trầm hương qúy báu nhất của nước Việt Nam. Khi viết hương ca, xưng tụng quê hương trong đó thi phẩm của các thi nhân trẻ, già, mới, cũ là xứng đáng nhất, tôi đã mượn bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng để làm thành bài HƯƠNG CA SỐ 10: TÂY TIẾN.

---------------------
[*] Có lẽ Phạm Duy nhầm tên. Nếu ở Mỹ Tho thì đó là sông Tiền Giang (Bình Anson).

-----

*

Chiếc Kẹp Tóc Thơm Tho – Hương ca số 9
Phạm Duy

Thế rồi có ngày hồi hương
Cuộc đời trăm phương nghìn hướng
Tạm thời dừng cuốc lãng du
Cho qua đi những ngày mưa nắng
Ngày đầy hay ngày thưa vắng
Cho đi theo cảnh đất trời xa
Quên đi cảnh đất trời xa

Thế rồi tôi bước về quê
Sau nhiều tang thương dâu bể
Qua bao vật đổi sao dời
Quê hương mình vẫn là nơi
Để tìm về lẽ sống mà thôi
Mình tìm ra chính mình thôi

Thế rồi tôi xuống Hậu Giang
Tôi qua bến phà sông lớn
Đang nhìn bao cánh bèo trôi
Bỗng nghe rộn rã câu mời
Xổ số ông ơi ông ơi (hah)
Mua xổ số ông ơi

Tôi nhìn em bé thật xinh
Guốc mộc áo lành không rách
Mắt tròn trong sáng và to
Má em hoe và môi em đỏ
Mái tóc dày mùi tóc thơm tho
Với chiếc kẹp tóc đơn sơ

Thế rồi tôi móc túi ra
Tặng em chút quà không nhỏ
Lắc đầu em cứ nhìn tôi
Em không muốn xin tiền người
Mua xổ số đi thôi ông ơi
Ông ơi mua xổ số đi thôi

Thế rồi tôi cũng phải mua
Dẫu rằng tôi chẳng tin xổ số
Tôi mua một lúc hai mươi tờ
Em cười đôi má đỏ hoe
Em cười đôi má đỏ hoe

Thế rồi phà tới bến quê
Thế rồi tôi bước lên xe
Bé thơ chạy tuốt lên bờ
Rút kẹp tóc ra rút kẹp tóc ra
Con tặng cho ông đó

Thế rồi tôi vẫn còn đi
Trên đường giang hồ đây đó 
Mang theo hương vị quê mùa 
Hương nồng từ đất quê ta 
Đến từ kẹp tóc em thơ
Chiếc kẹp tóc thơm tho


Monday, 22 October 2018

Nhạc Việt: Tiếng hát VĂN NGÂN HOÀNG (1986-2017)

Đây là một ca sĩ trẻ ở Thành phố Đà Nẵng. Vừa ra mắt đĩa CD đầu tiên năm 2016 thì cô bị bệnh ung thư dạ dày và qua đời vào tháng 7-2017, ở tuổi 31.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

nviet57.zip – Tiếng hát Văn Ngân Hoàng, Dưới Giàn Hoa Cũ (BT, 2016) (124 MB)
https://mega.nz/#!21JwyADS!VHAyf9rfdeQ0LCs4-cT6NBd1MbFx8Ort2E9seG0ayuw

* Tiếng hát Văn Ngân Hoàng (1986-2017)
Dưới Giàn Hoa Cũ (BT, 2016)

01. Tình Ca (Phạm Duy)
02. Những Gì Còn Lại (Nguyên Chương)
03. Xin Cho Tôi (Trịnh Công Sơn)
04. Đời Đá Vàng (Vũ Thành An)
05. Thu Ca (Phạm Mạnh Cương)
06. Kiếp Nào Có Yêu Nhau (Phạm Duy, thơ: Minh Đức Hoài Trinh)
07. Tình Phụ (Đỗ Lễ)
08. Dấu Chân Địa Đàng (Trịnh Công Sơn)
09. Hận Tình Trong Mưa (Mayumi Itsuwa, lời Việt: Phạm Duy)
10. Sao Vẫn Còn Mưa Rơi (Đức Huy)
-----------------------

Saturday, 20 October 2018

Nhạc Việt: Tiếng hát HÀ VÂN (2017)

Gần đây tôi có dịp nghe 4 albums của ca sĩ trẻ nầy, sinh năm 1983. Cô hát các bản nhạc xưa, quen thuộc ở miền Nam trước 1975, với giọng nhẹ nhàng, ngọt ngào, dễ thương.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

nviet56.zip – Tiếng hát Hà Vân (ADS, 2017) (123 MB)
https://mega.nz/#!35QilCLK!Repxj9nxvzdhj2UI0F0FmcgS18aOL5_q8qqtrSIn1wU

* Tiếng hát Hà Vân 2 (ADS, 2017)

01. Nắng Chiều (Lê Trọng Nguyễn)
02. Hoa Nở Về Đêm (Mạnh Phát)
03. Nỗi Buồn Gác Trọ (Hoài Linh, Mạnh Phát)
04. Vùng Lá Me Bay (Anh Việt Thanh)
05. Hai Vì Sao Lạc (Anh Việt Thu)
06. Phận Tơ Tầm (Minh Kỳ, Hồ Tịnh tâm)
07. Xóm Đêm (Phạm Đình Chương)
08. Sao Anh Nỡ Đành Quên (Tô Thanh Tùng)
09. Sương Lạnh Chiều Đông (Mạnh Phát)
10. Biển Tình (Lam Phương)
11. Qua Cơn Mê (Trần Trịnh, Nhật Ngân)
---------


Tuesday, 16 October 2018

Nhạc Việt: VŨ KHANH - Hà Nội Ngày Tháng Cũ, Tk Song Ngọc (2004)

Tưởng niệm Nhạc sĩ Song Ngọc (1943-2018)

Để tưởng niệm Nhạc sĩ Song Ngọc vừa qua đời hôm qua, 15/10/2018, mời tải về và cùng nghe vài bản nhạc của ông.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nviet55.zip – Vũ Khanh – Hà Nội Ngày tháng cũ, Tình khúc Song Ngọc (DX, 2004) (167 MB)
https://mega.nz/#!ykhlkaQB!d5C8vv4Wu2tLY5k2x-_k3N0yCkROayrAVMFFhEYLW2A

* Vũ Khanh - Hà Nội Ngày Tháng Cũ, Tk Song Ngọc (DX, 2004)

01. Hà Nội Ngày Tháng Cũ (Song Ngọc)
02. Chuyện Người Đàn Bà Ngàn Năm Trước (Song Ngọc)
03. Tình Yêu Như Bóng Mây (Song Ngọc)
04. Chiếc Bóng Và Dòng Sông (Song Ngọc)
05. Hương Đồng Gió Nội (Song Ngọc, thơ Nguyễn Bính)
06. 20 Năm Bến Lạ (Song Ngọc)
07. Rung Khúc Tình Sầu (Song Ngọc)
08. Bao Giờ Anh Đưa Em Đi Chùa Hương (Song Ngọc) - Vũ Khanh, Ý Lan hát
09. Muôn Đời Yêu Chỉ Người Thôi (Song Ngọc)
10. Tiếng Hát Sao Đêm (Song Ngọc)
12. Nhớ Em Hà Nội (Song Ngọc)
13. Bóng Mát Vườn Địa Đàng (Song Ngọc)
14. Mai Tôi Đi (Song Ngọc) - Thanh Hà hát
----------------

Saturday, 13 October 2018

Nhạc Việt: BẠCH YẾN hát Tình ca Lam Phương (2014)

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

nviet56.zip – Bạch Yến – Tình ca Lam Phương (2014) (119 MB)
https://mega.nz/#!bwxW0SpI!InThPXK1DHf4DEg-JiYzVDlsK570jqBVMedvkrQ0SWs

* Bạch Yến hát Tình ca Lam Phương (2014)

01.Cho Em Quên Tuổi Ngọc
02.Cỏ Úa
03.Duyên Kiếp
04.Chờ Người
05.Thu Sầu
06.Phút Cuối
07.Hạnh Phúc Mang Theo
08.Kiếp Nghèo
09.Một Mình
10.Em Đi Rồi
11.C’est Toi – Cho Em Quên Tuổi Ngọc
------------------------

Friday, 12 October 2018

Nhạc Việt: Tiếng hát DALENA (1991)

Ca sĩ Mỹ hát nhạc Việt, với lời tiếng Việt & Anh.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

nviet55.zip – Dalena – Cho riêng anh, Just for you (HA 1991) (124 MB)

*
Dalena - Cho riêng anh (Just for you) - 1991

01 Yêu em dài lâu, Đức Huy
02 Bài không tên số 2, Vũ Thành An
03 Người tình trăm năm, Đức Huy
04 Biển nhớ, Trinh Công Sơn
05 Bài không tên sô 4, Vũ Thành An
06 Bay đi cánh chim biển, Đức Huy
07 Bài không tên cuối cùng, Vũ Thành An
08 Nếu xa nhau, Đức Huy
09 Cơn mưa phùn, Đức Huy
10 Lời tình buồn, Vũ Thành An
11 Lệ Đá, Trần Trịnh (Hòa tấu)
----------------------------

Thursday, 11 October 2018

Nhạc Việt - Tiếng hát DUY QUANG (1950-2012), Tình khúc Phạm Duy

Nhạc Việt - Tiếng hát DUY QUANG (1950-2012), Tình khúc Phạm Duy

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nviet52.zip – Duy Quang – Tình khúc Phạm Duy, Rồi đây anh sẽ… (PNF 2013) (106 MB)
https://mega.nz/#!TxwRHKQZ!djIQBP4bBI7rQwk_viZ8ZbvqNZbQNcNKRQUp8bNxGLQ

* Duy Quang - Rồi Đây Anh Sẽ..., Tình khúc Phạm Duy

01 Cây đàn bỏ quên
02 Chuyện tình buồn
03 Làm sao mà quên được
04 Hai năm tình lận đận
05 Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà
06 Tình quê
07 Trăm năm bến cũ
08 Bà mẹ Gio Linh
09 Ngàn năm vẫn chưa quên
-------------------

Wednesday, 10 October 2018

Nhạc quốc tế - DON MCLEAN

The Best of Don McLean (2001)

Tôi biết đến ca sĩ Hoa Kỳ nầy trong đầu thập niên 1970 khi sang Thái Lan học chương trình Thạc sĩ tại Viện Kỹ thuật Á châu (AIT). Thường nghêu ngao hát chung với bạn bè quốc tế đến từ các nước Á châu khác (Thái, Singapore, Malaysia, Taiwan ...).

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nqt21.zip – The Best of Don McLean, 2001 (138 MB)

* The Best of Don McLean (2001)

01. American Pie
02. Vincent
03. And I Love You So
04. Castles In The Air
05. Love Hurts
06. Crossroads
07. The Birthday Song
08. It Doesn't Matter Anymore
09. Crying
10. Prime Time
11. Winterwood
12. Crying In The Chapel
13. Wonderful Baby
14. Everyday
15. Fool's Paradise
16. Tapestry
17. Sittin' On Top Of The World​
------------------------

Tuesday, 9 October 2018

Một cuộc hành trình kỳ diệu

Hành trình kỳ diệu tìm cha mẹ đẻ của một con nuôi gốc Việt.
Chuyện do David Lemke kể

*

Nguyễn Quốc Túy sinh năm 1970, cũng có thể là 1971, ở Sa Đéc, một thị trấn nhỏ ở Đồng bằng Sông Cửu Long, miền nam Việt Nam. Túy bị đem cho nhà thờ địa phương, cũng là một cô nhi viện, khi mới bảy ngày tuổi. Cuộc chiến dài và đẫm máu ở Việt Nam khi đó vẫn đang tiếp diễn ở vùng đầm lầy phía nam Sài Gòn.

Khi lên một tuổi, Túy bị bại liệt. Các cơ chân của cậu không phát triển được nữa. Đến khi lên ba, cậu được chuyển tới một cô nhi viện có điều kiện sinh hoạt khá hơn ở Sài Gòn. Do sức khỏe nên cậu nhanh chóng được đưa vào danh sách cho làm con nuôi.

Cách xa hàng nghìn dặm, một cặp vợ chồng ở bờ biển phía tây nước Mỹ đang sẵn lòng đem đến cho cậu một mái ấm mới.

CẬU BÉ TRONG DANH SÁCH BỊ BỎ RƠI

Cha mẹ tương lai của Túy, Kristin và Thomas Buckner, muốn có một gia đình đa văn hóa, và họ muốn trao cho những em nhỏ "bị lãng quên" cơ hội phát triển. Họ đã có một con ruột, Paul, và bắt đầu nhận con nuôi từ khắp nơi trên thế giới.

“Chúng tôi muốn có một gia đình lớn,” Thomas nói, "nhưng vào lúc đó trên thế giới người ta bàn luận sôi nổi về nạn nhân mãn. Chúng tôi quyết định sẽ chỉ sinh một đứa con, bởi còn có rất nhiều em nhỏ khác cần có gia đình." Kristin - nay mang lại tên họ thời con gái là Brockschmidt, sau khi bà và Thomas ly hôn - nói đùa:

“Có một thực tế ít ai biết là cũng giống như khi bạn vô tình có bầu, có con ngoài dự kiến, bạn cũng có thể bất ngờ phát hiện ra là mình muốn nhận con nuôi. Tại Việt Nam, Túy nằm trong danh sách bị bỏ rơi. Họ nói rằng không có ai tới thăm kể từ khi cậu được đưa vào cô nhi viện.”

“Cậu bé được cho là khoảng ba tuổi,” bà nói và nhớ lại những cuộc trò chuyện của bà với một cơ quan chuyên làm thủ tục nhận con nuôi của Mỹ hồi 40 năm trước.

Thomas nói rằng Túy chỉ về với gia đình họ - vào mùa thu 1974 - bởi kế hoạch nhận nuôi một bé trai người Việt khác của họ diễn ra chậm chạp.

“Chúng tôi khi đó muốn nhận một cháu mà chúng tôi gọi là Robin, nhưng rồi thủ tục bị chậm trễ do vấn đề thiểu năng trí tuệ của cháu. Thế là chúng tôi đồng ý nhận một cháu trai khác - và đó là Túy.”

Túy trở thành đưa con thứ tư trong nhà Buckner. Rồi thêm hai đứa trẻ nữa, trong đó có Robin, được đón nhận về chung gia đình. Túy cười lớn, “chúng tôi là nhà Buckner Bunch, bắt chước theo chương trình truyền hình Mỹ, The Brady Bunch.”

Túy (phải) với các nữ tu trước khi cậu bị mắc bệnh bại liệt


TRÍ TUỆ QUÁI DỊ

Những ngày đầu tiên của Túy tại Berkeley, nam California, không dễ dàng gì. Tâm lý lo lắng bất an của cậu đã được nhân viên cô nhi viện ghi chép cẩn thận. Chuyển sang sống trong một môi trường mới không làm cậu giảm bớt những lo lắng sợ hãi. Rất bản năng, Túy luôn cất giấu từng mẩu thức ăn mà cậu được đưa cho.

“Cậu bé giữ thức ăn thừa trong cái túi do một người bạn gia đình làm cho, và mang cái túi đó theo bất kỳ đâu,” Kristin nói.

“Cậu bé cũng giấu đồ chơi mình thích vào các khe lò sưởi để có thể tìm lại được. Trong sáu tháng đầu tiên, tôi mang cháu theo khắp nơi để cháu cảm thấy yên tâm.”

Dần dần, Túy trở nên cởi mở hơn và tin cậy cha mẹ cùng các anh chị em mới, gia đình mới của mình. Cậu cũng trở nên tự tin hơn khi vượt qua được những thách thức thể lực hàng ngày từ đôi chân không có cơ bắp của mình.

Kristin nhớ lại một chuyến đi chơi tới công viên ở khu đồi Berkeley, nơi Túy nhìn các anh chị em vui đùa ở sân chơi trẻ em. Bà quan sát thấy cậu bò tới chỗ thang lên cầu trượt, tự trèo lên, từ trên cao nhìn ra xung quanh rồi tự trượt xuống. “Đó là thời khắc tôi biết cháu sẽ ổn, và đó là những thách thức mà Túy phải vượt qua.”

Túy đã phải trải qua cuộc phẫu thuật bởi chân cậu bắt đầu phát triển dài ra nhưng cơ bắp và hệ thần kinh ở đó thì không. Cậu đi lại bằng cách chống nạng và dùng nẹp đỡ, cậu nhanh chóng học nói tiếng Anh. Khi chưa đầy sáu tuổi, cậu đã biết đi bộ đường dài, đi xe đạp, leo núi và trượt tuyết bằng cách dùng thiết bị hỗ trợ.

Thế nhưng khi bước vào việc học hành với hệ thống giáo dục California, đã có những trở ngại cho quá trình tiến bộ của cậu. Giáo viên thì cho rằng cậu lười biếng. “Tôi chỉ đọc được một câu, rồi thôi.” Cả Kristin và Thomas đều lo lắng về việc Túy không hiểu sao lại kém trong phần học đọc tiếng Anh căn bản.

“Một đêm mẹ tôi nghĩ ra một ý,” Túy nói. "Bà vào phòng tôi, đưa cho tôi một trong những cuốn sách tôi cần đọc, nhưng đưa ngược. Tôi đọc được. Thế là gia đình phát hiện ra rằng tôi bị chứng rối loạn đọc chữ nghiêm trọng.”

Với chứng bệnh này, các anh chị em bắt đầu gọi cậu là có "trí tuệ quái dị" (“diabolically intelligent”).

“Khi tất cả bọn trẻ ra ngoài chơi thì tôi lại ngồi làm thứ gì đó," Túy nói. “Tôi chơi cờ vua rất tốt. Tôi bắt đầu đẽo gọt gỗ. Tôi đọc các quyển niên giám mà mọi người chắc không thể tin đâu.”

Nhưng niềm hứng thú trong việc làm các thứ đồ và tìm giải pháp cho các thứ của Túy dần ảnh hưởng tới việc học hành của cậu ở trường trung học.

“Nó có thể lấy các mắc áo làm từ dây thép ở nhà đi, và bỏ các giờ học toán để đi làm các miếng ghép hình - thứ mà quý vị sẽ cần phải có sự khéo léo mới làm được,” Kristin nói. “Tuy những thứ đó làm bạn bè thán phục, nhưng việc bỏ giờ học thì không. Rõ ràng là một trường trung học công có quy mô to lớn đã không đem đến cho nó sự hỗ trợ hay những cơ hội để nó học hỏi những thứ mà nó cần.”

Vậy là sau một thời gian ngắn học tại một trường tư địa phương ở Oakland gần đó, Túy rời gia đình. Cậu đi hơn 2 ngàn dặm tới Big Island ở Hawaii, nơi cậu đã có những kỳ nghỉ hè với gia đình - để vào học ở một trường nội trú tư nhỏ hơn nhiều.

Tại đó, Túy cảm thấy độc lập hơn. Cuộc sống ở đảo phù hợp với cậu. Cậu thấy gắn bó mạnh mẽ với văn hóa Hawaii, tới mức cậu coi mình là một người dân đảo. Cậu thậm chí còn mở một cửa hàng trong khu nội trú của trường, bán mỳ, kẹo và nước uống có gas để kiếm thêm chút bạc lẻ.



GOOD MORNING VIỆT NAM!

Túy đã chấp nhận rằng mình khi bước vào thời tuổi trẻ là người sống không có mục đích và rất dễ bị phân tán suy nghĩ. Nhưng vào năm 1991, anh có cơ hội tới Việt Nam cùng với mẹ nuôi, Kristin.

Cha mẹ anh luôn cởi mở về việc anh có cội rễ từ đâu, và Kristin đã từng đưa anh đi vài lần tới Á châu. Nhưng đây là lần đầu tiên kể từ sau chiến tranh, họ, những thường dân Mỹ, có cơ hội tới thăm Việt Nam. Kristin khi đó đang giúp tổ chức chuyến đi bộ vì hòa bình đầu tiên tại Việt Nam để phản đối lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ. Chuyến đi gồm các cựu chiến binh người Mỹ, các nhân viên hoạt động vì hòa bình, và những Việt kiều trở về.

“Hồi 1991, Việt Nam là một nơi hoàn toàn khác so với bây giờ,” Túy nói.

“Khó để mô tả, nhưng có cái gì nằm trong chuyến trở về đất nước mình. Cho tới khi đó, Việt Nam không để lại trong tôi cảm giác gì. Nhưng khi vừa hạ cánh, tôi thấy cảm xúc dâng trào. Sân bay Hà Nội khi đó thực sự là rất nhỏ. Hành khách đi bộ từ máy bay vào nhà ga. Tôi dừng giữa chừng và cúi hôn mặt đất. Tôi cảm thấy mình cần phải làm vậy.”

Trong toàn bộ các cuộc tuần hành theo kế hoạch, có lẽ kỳ lạ nhất là đoạn đường đi ở Đảo Khỉ - một trong 1.600 hòn đảo ở Vịnh Hạ Long, di sản Unesco. Đã có những chú khỉ tò mò cứ nhìn theo đoàn người. Túy nhớ rõ là tất cả đã ăn tối ra sao trong buổi đêm ở đảo chính, Cát Bà.

“Chúng tôi ngồi quanh từng bàn, rồi những vị chủ nhà người Việt, trong đó có một vị tướng quân đội, mời chúng tôi cùng ăn tối. Rốt cuộc chúng tôi uống khá nhiều. Tôi có chiếc cassette với bản nhạc trong phim của Robin William - Good Morning Vietnam. Tôi thuyết phục họ nghe bản đó, tôi ngồi cùng vị tướng và uống rượu Nga rẻ tiền tới say khướt. Vừa kỳ quặc, vừa tuyệt vời!”

Túy và Kristin hy vọng là sẽ được tới vùng Đồng bằng Sông Cửu Long - nơi Túy chào đời - sau khi chuyến đi bộ kết thúc. Thế nhưng các hạn chế đi lại đối với người nước ngoài khiến đó là điều không thể. Chuyến đi đã có tác động lâu dài đối với Túy. Anh cảm thấy như có cả một thế giới mới mở ra với mình.

Trồng một cây cột hòa bình tại Sài Gòn


CÔNG VIỆC CÒN DANG DỞ

Trở về Mỹ, Túy lao vào nghiên cứu văn hóa Việt Nam. Anh tìm kiếm, làm quen với những người Việt Nam được bạn bè của cha mẹ anh nhận làm con nuôi.

Gia đình DeBolt, cũng sống ở nam California, được nhiều người ở Mỹ biết đến là một gia đình lớn với nhiều người con nuôi, trong đó có bảy người là trẻ khuyết tật đến từ Việt Nam. Một trong những người con đó nằm trong số hàng ngàn trẻ em và trẻ sơ sinh được không vận ra khỏi Việt Nam trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Các em được các gia đình ở Mỹ, Canada, Úc và châu Âu nhận làm con nuôi.

Túy trở thành bạn thân với Ly, Tích và David. Họ dành thời gian đi chơi với nhau, chơi một trò đánh bài kiểu Việt Nam, Tiến Lên, ăn các món ăn đồ Việt Nam, uống cà phê sữa đá. Tới 1993, khi Ly bay về Việt Nam để kết hôn, Túy đồng ý đi cùng bạn bè về ba tháng. Lúc này, anh đã có thể đi lại ở Việt Nam dễ dàng hơn hồi 1991. Anh cũng có những công việc còn dang dở ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

“Tôi chỉ muốn ngắm thị trấn Sa Đec và cô nhi viện nơi tôi được đưa đến,” anh nói. “Tôi hy vọng được nói lời cảm ơn tới các bà sơ ở đó, và được nhìn thấy những người sống ở nơi đó thì cũng giống như được nhìn thấy cha, mẹ ruột của mình.”

Túy và bạn bè trú tại một khách sạn ở TP Hồ Chí Minh. Chủ khách sạn, một sỹ quan quân đội nghỉ hưu và vợ, giúp họ thuê xe hơi và đưa Túy, Tích và David tới vùng sông Cửu Long hẻo lánh đó. Đường sá xấu, các cây cầu bị cuốn trôi khiến chuyến đi vất vả hơn họ tưởng. Đi lại ở Việt Nam không phải là điều đơn giản, và với người khuyết tật thì mọi sự còn khó khăn hơn. Vậy là quyết định được đưa ra: vợ chồng người chủ khách sạn sẽ đi trước bằng tàu thủy xuống Sa Đéc, mang theo giấy tờ của Túy, tới thăm cô nhi viện.

Vài giờ sau, họ quay trở lại, mang theo tin tức. Vị nữ tu ký giấy tờ cho Túy, Sơ Desiree, nay sống tại thành phố Cần Thơ gần đó. Việc tìm được bà không khó khăn gì. Không có thông tin gì về cha mẹ Túy, nhưng bà biết về người mẹ đỡ đầu của anh.

“Sơ Desiree thật là tuyệt,” Túy nói. “Tôi không nghĩ rằng tôi sẽ tìm được ai, cho nên tìm ra bà sơ đã ký giấy khai sinh cho tôi quả là điều kỳ diệu.”

Trong hai tháng rưỡi sau đó, Túy ở cùng bạn bè tại Đà Nẵng. Anh đã có một khoảng thời gian tuyệt vời, nhưng trong lòng cảm thấy tan nát. Anh vẫn khát khao muốn được tận mắt nhìn thấy Sa Đéc, cho nên anh quyết định thử một lần nữa, sẽ tới đó trước khi rời Việt Nam, để cuối cùng sẽ có thể khép lại một chương trong cuộc đời mình.

Ba ngày trước khi bay trở về Mỹ, Túy rời Thành phố Hồ Chí Minh, lần này vẫn cùng các bạn và vợ chồng người chủ khách sạn. Lần này, sau hơn năm giờ đồng hồ lái xe trên những con đường đầy ổ gà, họ đã tới nơi.

Việc một nhóm người Mỹ gốc Việt khuyết tật tới nơi ngay lập tức gây ồn ã. Ở chợ, mọi việc buôn bán gần như ngưng lại ngay lập tức, mọi người bắt đầu kéo đến tụ tập trước cổng cô nhi viện. Túy nhớ là anh đã chào bọn trẻ, và ngồi trên những chiếc ghế xi măng nứt nẻ nhìn vào những bức tường quét ve vàng đã nhạt phai. Các nữ tu cho Túy xem một cuốn sổ ghi chép toàn bộ những đứa trẻ mồ côi từng sống ở đây.

Mở từng trang, Túy dò ra số 313 với bức hình của mình ngày bé, ghi tên Nguyễn Quốc Túy - trùng với tên ghi trong giấy khai sinh của anh. Bên dưới có vài chữ: “mẹ/cha - không rõ”.

“Tôi nghĩ, thật là lạ lùng, họ vẫn còn lưu giữ được các hồ sơ như thế này, và tên tiếng Việt của tôi quả là tên chính xác," Túy nói. Ở bên ngoài, bầu không khí phấn khích trên đường phố ngày càng dâng. “Một số người trong đám đông bên ngoài bắt đầu vào trong sân trước của nhà thờ để xem. Câu chuyện của tôi lan ra như đám cháy rừng ở khắp Sa Đéc.”

Rồi có một người phụ nữ đi vào nhà thờ. Các nữ tu biết rõ người này. Người phụ nữ được giới thiệu với Túy - đó là Phiên, có hình chụp khi còn là trẻ sơ sinh trong cuốn sổ cái của cô nhi viện. Túy được kể rằng ở cô nhi viện, những đứa trẻ lớn được giao nhiệm vụ chăm các em nhỏ hơn. Phiên là người đã chăm sóc Túy khi cô bảy tuổi.

Thật tình cờ là cô có mặt tại thị trấn vào cùng ngày hôm đó. Cô tới bệnh viện thăm người thân và ghé vào cô nhi viện thăm các bà sơ. Phiên bắt đầu nói chuyện sôi nổi với các bà sơ, nhưng Túy không biết tiếng Việt và không hiểu cô nói gì. David, người bạn gốc Việt của Túy, con nuôi của gia đình DeBolt, bắt đầu phiên dịch. Khi nghe những lời dịch lại, Túy nói, “đầu tôi như sôi lên”. Hóa ra Phiên có thông tin về mẹ Túy. Bà ấy vẫn còn sống.

“Bà ấy sống ở khá xa và đi mất nhiều thời gian, nhưng cô ấy có thể đi, đưa bà về gặp cậu,” David nói với Túy. “Tôi cảm thấy đờ đẫn, tê liệt,” Túy nói. “Tôi không biết là tôi sẽ phải chờ đợi bao lâu. Tôi cảm thấy hạnh phúc, sợ hãi và đau buồn.”

“Bà ấy là ai? Tại sao là bà ấy? Bà ấy là cái gì?” Tôi nghĩ. “Điều gì sẽ chứng mình cho bà ấy rằng tôi là ai, hay ngược lại? Liệu đó có phải là một cú lừa đảo để lợi dụng tôi không? Nếu thế thật thì tôi sẽ làm gì? Nếu không phải thì tôi sẽ phải làm gì?”

Trong lúc chờ đợi, Túy nhìn các bạn ăn trưa. Họ quây tụ ở những bậc thềm trước nhà thờ. “Thời gian trôi rất chậm, mọi thứ như bị xóa nhòa đi,” Túy nói. “Tôi nhớ là tôi chỉ nhìn đi nhìn lại vào biển người tụ tập bên ngoài.”

Cuối cùng, ở cổng như xảy ra một cuộc chấn động. Trông như thể người dân toàn thị trấn rẽ ra cho một nhóm nhỏ tiến vào. Khi nhóm người này tới được cổng chính, một phụ nữ lớn tuổi, nhỏ nhắn đeo kính chạy tới trước mặt Túy. Vội vã, Túy buột ra một câu nói tiếng Việt mà bạn bè anh đã dạy.

“Con trai của mẹ đã xa nhà 20 năm nhưng bây giờ con ấy đã trở về.”

Có một khoảnh khắc im lặng, rồi những người đứng nơi cổng bắt đầu huơ tay lên phía Túy. “Mọi người bắt đầu chỉ vào một người phụ nữ thứ hai, người vừa bước ra phía sau người thứ nhất,” anh nói. “Người đầu tiên mà tôi nói chuyện không phải là người đúng.”

“Có một khoảng im lặng chết người, cho tới khi có ai đó trong đám đông hô lên, ‘Vậy ai là con bà?’” Tích, bạn của Túy nói. “Mọi người cười, và không khí trở nên bớt căng thẳng.”

Người phụ nữ thứ hai bước tới chỗ Túy, nắm lấy gáy anh và kéo anh thấp xuống ngang tầm mình. Bà vạch tóc anh, khi đó để khá dài. “Tôi có một vết bớt trên đầu, có từ khi mới sinh,” Túy nói. “Đó là một trong những lý do khiến tôi để tóc dài, để che nó đi.”

Khi nhìn thấy cái bớt, bà thả anh ra và đập vào tay anh, nói: “Đây là con tôi!”

“Mọi người reo hò,” Túy nói. “Tôi vẫn không hiểu rõ chuyện gì đang xảy ra, hay người ta đang nói những gì. Thế là David và Tích dịch cho tôi.”

“Khi đó, không còn chút nghi ngờ gì, người phụ nữ ấy đã chứng minh với tôi rằng bà là mẹ tôi, và tôi là con trai bà. Đó là thứ mà có lẽ chỉ người mẹ mới biết.”







CÒN CHA TÔI?

“Tôi khóc, hỏi mẹ cha tôi là ai, liệu ông ấy có mặt ở đây không,” Túy nói. “Bà nói ông ấy là người Philippines.”

“Như một cú tát vào mặt. Khi tôi ở Hawaii, tất cả người dân địa phương đều nói với tôi rằng trông tôi giống người Philippines, giống như thể họ trêu tôi vậy. Tôi nói tôi là người Việt thuần, nhưng hóa ra là họ đúng.”

Túy nói rằng anh và mẹ đẻ, bà Nguyễn Thị Bé, ngồi chuyện trò một lúc, qua lời phiên dịch của những người bạn.

“Tôi lặng đi trước những gì bà nói. Tôi có quá nhiều thứ muốn nói, mà không thể. Tôi thực sự cảm thấy xấu hổ, ngượng ngùng - tôi thấy lạc lõng về văn hóa.”

“Bà kể với tôi về việc tôi đã được sinh ra thế nào. Bà khi đó vô cùng đau yếu, không thể chăm nổi tôi. Sợ bản thân không qua khỏi, bà đã thu xếp đưa tôi cho nhà thờ. Khi khỏe lại, bà đã tìm cách đi kiếm tôi về, nhưng bà nói các nữ tu nói với bà rằng quy định là một khi đứa trẻ đã được cho đi thì không thể lấy lại được nữa. Khi chiến tranh kết thúc, mẹ tôi đã mất hết hy vọng được gặp lại tôi.”

Bà Bé trao cho Túy một cái tên và một địa chỉ liên quan tới cha anh - Fantaleon Sanchez, thành phố Calamba, Philippines.

*

Sáu tháng sau ngày đoàn tụ mẹ con, Túy đáp xuống thủ đô Manila. Anh cùng cha nuôi, Thomas, đi tìm cha đẻ của mình.

Thomas, một giọng ca baritone, được mời biểu diễn cùng dàn giao hưởng quốc gia của nước này - dường như đây là một cơ hội lý tưởng để tìm kiếm. Đó là năm 1994, internet còn đang trong giai đoạn trứng nước, và họ không có ý tưởng gì về việc chính xác là nên tìm kiếm thế nào ở Calamba, nơi khi đó có chừng 200 ngàn dân. Người tài xế đưa họ đi từ Manila đi chừng 30 dặm và khuyên nên ghé văn phòng chính quyền địa phương.

“Ngay khi bước vào tòa nhà, sẽ thấy văn phòng người mất tích,” Thomas nhớ lại.

Về mặt kỹ thuật thì trong chuyện này không có ai mất tích, người phụ trách việc này, có tên là Benito, nói và nhìn tấm ảnh Túy lấy từ người mẹ và người chị Việt của mình.

“Benito thông báo với chúng tôi rằng ông sẽ nói chuyện với tất cả các 'barrio' trong khu vực, tức là người coi sóc các mối quan hệ trong địa phương. Chỉ có vậy thôi. Rồi chúng tôi rời đi.”

“Tôi cảm thấy dễ chịu về việc đã tìm ra chỗ này,” Túy nói, “nhưng thành thật mà nói thì nó giống như là lại trải qua những cảm giác đó một lần nữa. Như trong mơ. Chỉ hy vọng mà không biết gì khác. Tôi thực sự muốn tìm thấy ông ấy, nhưng tôi thật ra thì không nghĩ là điều đó sẽ xảy ra.”

Thomas thực hiện lịch diễn xong và bay về nhà. Túy có thêm vài ngày ở Manila rồi cũng sẽ trở về Mỹ. Thế rồi có một cú điện thoại từ Benito.

“Ông ấy nói với tôi rằng ông đã tìm ra cha tôi. Người đàn ông đó đã có mặt ở Việt Nam trong thời chiến tranh, năm nay 65 tuổi và mang tên chính xác là Pantaleon Mance - nghe na ná như cái tên Fantaleon Sanchez mà mẹ tôi nhớ được. Tôi được nói rằng ông sẽ tới thăm tôi ở chỗ tôi đang trú chân [tại Manila] vào 8 giờ sáng ngày hôm sau.”

Cơn lạnh toát mồ hôi mà Túy từng cảm nhận hồi sáu tháng trước tại Sa Đéc lại xuất hiện. Sau một đêm mất ngủ, Túy mặc lên mình chiếc áo truyền thống của người Philippines mới mua, kiên nhẫn chờ đợi. “Khá là khác với buổi gặp mẹ ruột,” anh nói. “Tôi định là ông ấy phải chứng mình cho tôi thấy rằng ông ấy là cha tôi. Nếu các câu trả lời của ông ấy không chính xác thì buổi gặp sẽ kết thúc.”

Khi hai người trò chuyện, thì rõ ra là Pantaleon cũng có ý giống thế. Những câu hỏi, và những câu trả lời, trao qua đổi lại. Đến một lúc mọi sự rõ ràng rằng họ là cha con.

“Với cha, chỉ có riêng chúng tôi thôi. Hai người - hai người đàn ông - có thể trò chuyện với nhau. Với mẹ, có cả một đám đông, và chúng tôi chỉ có thể nói chuyện bằng thứ tiếng Anh đơn giản và bằng những cử chỉ ra dấu.”

"Chúng tôi thuê xe hơi đi Calamba để gặp những người chị em cùng cha khác mẹ của tôi, Tess và Faye, và rồi tới nhà người bạn của Pantaleon để ăn mừng. Tôi nhớ cảm xúc tràn ngập trong tôi khi ngồi trên xe. Hai ngày sau, cha tôi và các con ông ấy tiễn tôi ở sân bay. Cuộc đời tôi đã có thay đổi đột ngột, và tôi có những lựa chọn to lớn, cần phải ra quyết định...”




BẮT ĐẦU CUỘC ĐỜI MỚI

Không phải chỉ ở Philippines Túy mới có nhiều người thân mà anh chưa từng biết tới. Ở Việt Nam, anh cũng có một gia đình lớn. Ngoài mẹ ruột, bà Bé, anh còn có một người chị ruột tên là Phương, và năm người em cùng mẹ khác cha. Người chồng thứ hai của bà Bé gần đây qua đời do bị rắn cắn khi đi làm ruộng. Gia đình sống trong cảnh nợ nần, túng thiếu.

“Họ sống trong căn lều, nền đất dơ dáy và không có điện, còn tôi sống như trong nhung lụa, vào học trường nghệ thuật ở California,” Túy nhớ lại.

Mối liên hệ tình cảm giữa Túy với Việt Nam và người thân ở đó trở nên mật thiết. Trong những năm sau, anh tiếp tục đi về, và rồi dần dần cuộc sống của anh chuyển sang tập trung ở Việt Nam nhiều hơn là ở Mỹ. Anh xây dựng một khách sạn mini ở gần sân bay ở Thành phố Hồ Chí Minh cùng với một số bạn bè người Việt. Anh cũng mua một căn nhà ở Đà Nẵng, và học tiếng Việt.

Trong các chuyến đi tới Sa Đéc, Túy nói anh luôn giúp đỡ, nhưng không làm hư các anh chị em của mình. Dần dà, bà Bé và gia đình bắt đầu thoát khỏi cảnh đói nghèo. Túy cũng làm việc với bạn mình, David Dang, một trong những con nuôi của gia đình DeBolt, người vẫn giữ tên họ gốc. David thành lập Ablenet - một tổ chức phi lợi nhuận - với sứ mệnh đem các máy tính đã qua sử dụng từ Mỹ tới Việt Nam. Một trường học cũng được thành lập để dạy người Việt khuyết tật cách sử dụng máy tính và cách lập trình.

“Khi đó, nếu bị khuyết tật thì bạn chỉ là gánh nặng cho gia đình,” Túy nói. “Bạn chỉ có các xưởng dành cho người khuyết tật, ở dó đàn ông thì sửa xe đạp còn phụ nữ thì may vá hoặc làm đồ thủ công mỹ nghệ.” Ablenet kết nối hợp tác với một số tên tuổi lớn của Thung lũng Silicon. Nhưng sau vài năm, một phần do tình trạng quan liêu trì trệ ngày càng tăng ở Việt Nam, David đóng cửa công ty.

Năm 1996, Túy bị thương trong một tai nạn xe hơi ở Mỹ.



CLINTON

Cho tới trước đó, cơ bắp không phát triển ở chân khiến Túy phải dùng nạng và nẹp chân để di chuyển. Nhưng vụ tai nạn xe hơi buộc anh phải ngồi xe lăn vĩnh viễn. Túy bị rách nghiêm trọng một bên cơ quay, là nhóm bốn cơ bắp đi kèm nhau, cùng với gân giữ cho cánh tay và vai kết nối với nhau. Trong hai năm, khi mức độ chấn thương vai trở nên rõ ràng, Túy đã không thể đi đâu ra ngoài nước Mỹ được.

Nhưng vào một buổi chiều tháng Mười 2000, Túy nhận được cú điện thoại từ David Dang, và được trao một lời chào mời hấp dẫn khó cưỡng. Do những gì họ đã làm với Ablenet, họ được mời tham gia nhóm đại biểu IT đi cùng tổng thống Mỹ khi đó, Bill Clinton, trong chuyến đi lịch sử của ông tới Việt Nam.

Tổng thống Clinton là vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hoa Kỳ tới thăm Việt Nam kể từ sau chuyến đi của Richard Nixon tới Nam Việt Nam hồi 1969.

Khả năng sáng tạo từ nhỏ vẫn sống mãnh liệt trong con người Túy, và kể từ giữa thập niên 1990, anh đã hàn, dựng xe lăn, và thiết kế đồ trang sức. Trước khi đi Việt Nam, anh làm một loạt các huy hiệu kỷ niệm và dự định sẽ trao chúng cho một số người trong đoàn đi tháp tùng tổng thống.

Túy ngưỡng mộ Bill Clinton và anh mơ ước được gặp ông - nhưng cho tới khi chuyến đi gần kết thúc anh vẫn chưa có cơ hội được nhìn tổng thống, trừ những hình ảnh xem trên truyền hình.

Trong ngày cuối cùng của chuyến đi, Túy ngồi trên xe lăn đi vào Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Có một bữa trưa dành cho giới hoạt động trong lĩnh vực IT được tổ chức trong đó. Không có thang máy, cho nên Túy phải bò lên cầu thang, lôi theo chiếc xe lăn phía sau. Anh vào tới bên trong. Sau đó, do phải ngồi xe lăn, anh di chuyển tới phòng phía sau, hy vọng sẽ tìm được lối đi dễ hơn để xuống phố.

Anh bất ngờ nhận ra là mình lọt vào giữa nhóm Thượng nghị sỹ John Kerry, Dân biểu Loretta Sanchez, và Bộ trưởng Giao thông Norman Mineta. Túy giới thiệu bản thân. Họ nói chuyện với nhau. Anh được biết Tổng thống Clinton sẽ có bài phát biểu ở khu vực sảnh bên dưới.

Đó là cơ hội của Túy. Anh đi xuống khu vực nhỏ bên dưới cầu thang chính, nơi mọi người đang chuẩn bị khán đài. Anh dừng xe lăn ở phía trước và chờ đợi.

Khi Bill Clinton bước ra, sảnh đã đầy kín người. Túy nhớ lại là tổng thống nói về hy vọng của ông trong việc “bình thường hóa” quan hệ Việt - Mỹ, và về việc internet sẽ giúp ích cho Việt Nam trong tương lai. Túy nói rằng tổng thống cũng nói ông rất thích món phở. Cuối cùng, Tổng thống tiến tới phía trước và bắt tay mọi người.

Với nụ cười rạng rỡ, Túy dùng hai tay để bắt tay tổng thống, đúng theo văn hóa Việt Nam khi gặp người quan trọng. Bill Clinton bắt tay Túy theo cách tương tự. “Một diễn văn bất chợt này ra trong đầu tôi,” Túy nói. “Tôi nói rằng tôi đã theo dõi quá trình thay đổi của Việt Nam trong chín năm, và tôi muốn cảm ơn ông về việc bình thường hóa quan hệ.”

“Tôi nói với ông rằng tôi sinh ra ở đây, nhưng bị bại liệt và đã được một gia đình ở Mỹ nhận làm con nuôi, tôi đã lớn lên ở Berkeley. Tôi nói về cuộc đời tôi một cách nhanh chóng nhất có thể, nói về cuộc đi bộ vì hòa bình hồi 1991, về việc tôi đã tìm thấy gia đình Việt Nam của tôi ra sao hồi 1993. Tôi nói nhờ việc ông quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam mà có thêm nhiều Việt kiều có thể trở về, đoàn tụ với gia đình, với văn hóa và với đất mẹ.

“Tôi nghĩ rằng ông ấy lúc đó sẽ bỏ tay tôi ra, nhưng thay vào đó, ông trả lời rằng những người như tôi khiến cả chuyến đi thật có ý nghĩa, và ông rất vui vì đã thực hiện chuyến đi đó.”

Túy nói tổng thống hỏi liệu ông có thể chụp hình với anh được không, và gọi nhiếp ảnh gia chính thức của ông tới. Cái bắt tay kéo dài đã trở thành tin thời sự trên toàn quốc tại Việt Nam đêm hôm đó. Một lần nữa, giống như ngày anh đoàn tụ với mẹ đẻ tại Sa Đéc, Túy trở thành một người nổi tiếng mini.



NGÔI NHÀ CỦA NHỮNG BỨC ẢNH

Hàng trăm bức ảnh kể hàng trăm câu chuyện được gắn lên tường căn nhà lớn, hiện đại tại Sa Đéc. Chúng đều xoay quanh các hành trình của Túy. Nó hầu như giống với câu chuyện về nhân vật Forest Gump trong đời thật, trong hình hài người Việt.

Có những bức ảnh chụp nhanh khi Túy lần đầu gặp bà Bé, và khi anh đưa mẹ cùng chị gái sang Philippines hồi 2008 để gặp cha ruột, ông Pantaleon. Cũng có những bức ảnh chụp người phụ nữ Việt Nam mà Túy kết hôn hồi 2016. Hương, hay còn có tên là Katie, được một người bạn chung giới thiệu cho Túy sau khi cô từ Nhật trở về sau bốn năm theo học ngành kinh doanh. Cô tới làm việc tại công ty trang sức của Túy. Chuyện này dẫn tới chuyện khác, hai người yêu nhau.

Nay, lần đầu tiên trong suốt năm năm qua, cả đại gia đình Túy ở Việt Nam ngồi ăn tiệc với nhau. Bữa tiệc được tổ chức tại nhà của Phương, chị gái Túy.

Túy xây nhà cho mẹ, bà Bé, nhưng bà nay sống cùng anh và Hương trong căn hộ của họ tại Thành phố Hồ Chí Minh.



*

Tôi [*] ngồi với Túy, nhấp ngụm trà xanh nóng hổi từ chiếc chén nhỏ xíu, anh nói rằng câu chuyện về một đứa con nuôi tìm gặp lại được cha mẹ ruột không phải là điều gì mới lạ.

Nhưng câu chuyện chưa được kể, anh nói, là những gì diễn ra sau đó.

Đó là một quá trình dài để hội nhập, những thách thức mà người con nuôi phải đối diện khi cố tìm cách kết gắn với gia đình mới tìm thấy của mình. Tương tự thế, gia đình cũng cần hiểu về đứa con, người anh em trai hay chị em gái, bị thất lạc từ lâu của họ.

Túy yêu thương đại gia đình mình tại Việt Nam, tại Mỹ và tại Philippines. Năm 2016, trong đám cưới của mình, anh đã hoàn thành được một trong những mục tiêu cuộc đời là đưa tất cả các thành viên gia đình từ ba nhánh đó lại bên nhau. Sau khi ăn uống, đại gia đình ngồi với nhau trong phòng khách.

Túy, các anh chị em, mẹ và các cô của anh đều nói về những thử thách mà họ đã phải cùng nhau đối diện. Người em trai và em gái cùng mẹ khác cha với anh kể về việc họ đã thấy sợ hãi ra sao khi lần đầu thấy Túy, họ đã gặp khó khăn ra sao để hiểu được anh và tính cách của anh. Những giọt lệ lăn dài khi cả gia đình nói về những gì họ đã cùng trải qua.

“Giọt nước mắt vui sướng hay đau buồn?” Tôi hỏi. Không ngần ngại, và gần như cùng lúc, họ nói, “Vui!”.

[*] David Lemke, người kể câu chuyện nầy.

* * *


Tuesday, 2 October 2018

Quán thân bất tịnh

QUÁN THÂN BẤT TỊNH
Mindfully Facing Disease and Death: Compassionate Advice from Early Buddhist Texts, Bhikkhu Anālayo (2017), pp 217-220

Và này, Ānanda thế nào là tưởng bất tịnh? Ở đây, này Ānanda, tỳ-khưu quán sát thân này từ bàn chân trở lên, từ đỉnh tóc trở xuống, được da bao bọc, đầy những vật bất tịnh sai biệt như: “Trong thân này có tóc, lông, móng, răng, da, thịt, dây gân, xương, tủy, thận, quả tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, bụng, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mũi, nước ở khớp xương, nước tiểu.” Như vậy, vị ấy trú quán bất tịnh trong thân này. Này Ānanda, đây gọi là tưởng bất tịnh.
– Kinh Girimānanda (AN 10.60)

Thiền quán về bất tịnh tương ứng với các hướng dẫn về quán niệm các bộ phận của cơ thể như ghi trong bài kinh Lập Niệm (Satipaṭṭhāna-sutta, kinh Niệm Xứ, MN 10 và DN 22). Thông tin bổ sung được cung cấp bởi bài kinh này và bài kinh tương đương trong Trung A-hàm (MĀ 98) xuất phát từ minh họa thái độ thích hợp khi thực hiện bài tập này với ví dụ nhìn vào một thùng chứa các hạt ngũ cốc. Ngụ ý dường như là khi nhìn thấy những hạt ngũ cốc khác nhau, hành giả sẽ không cảm thấy bị thu hút về mặt tình dục, cũng giống như vậy, người ấy cần tu dưỡng một thái độ đối với cơ thể không có dính mắc tình dục. Để thoát khỏi nỗi ám ảnh với sự hấp dẫn tình dục của cơ thể, và tương quan của nó trong sự hấp dẫn tình dục của cơ thể của người khác, đôi khi nó có thể là một phương tiện khéo léo để nhấn mạnh những khía cạnh ít hấp dẫn và thậm chí ghê tởm của cơ thể. Tuy nhiên, điều này nên được thực hiện cẩn thận và với một mục đích tổng thể rõ ràng để đạt tới sự cân bằng của tự do không dính mắc, thay vì dẫn đến mất cân bằng vì ghê tởm quá mức.

Hướng dẫn cơ bản trong bản kinh Tây Tạng giới thiệu các bộ phận khác nhau của cơ thể rằng hành giả cần phải “suy nghiệm rõ ràng trên cơ thể này từ trên đầu đến lòng bàn chân, bao phủ bởi da, đầy các chất bất tịnh”. Bản kinh Pāli tương tự như vậy, khuyên rằng ta nên “kiểm tra cơ thể này từ lòng bàn chân đi lên và từ đầu tóc đi xuống, bao bọc bởi da và đầy các chất bất tịnh”.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trau dồi nhận thức hiện tại, tôi đề nghị một phương pháp đơn giản. Đây là này dựa trên một đoạn trong kinh Tự Hoan Hỷ (Sampasādanīya-sutta, DN 28) và các bài kinh tương đương, mô tả một tiến trình thực hành, từ quán chiếu các bộ phận khác nhau của cơ thể đến quán chiếu xương, da và thịt (DN 28 và DĀ 18). Điều này ngụ ý rằng các bộ phận cơ thể được liệt kê trong kinh Sampasādanīya-sutta, tương ứng với danh sách liệt kê trong kinh Satipaṭṭhāna-sutta, có thể được gộp dưới ba tiêu đề:

- da,
- thịt,
- xương.

Sau khi đã quen thuộc với ba phần này, nếu muốn, hành giả có thể mở rộng phương thức quán chiếu đến từng bộ phận trong cơ thể như liệt kê trong bài kinh.

Để thực hành phương pháp đơn giản và tạo thành một kinh nghiệm trực tiếp, tôi đề nghị ta sử dụng phương cách quét và ghi nhận thân thể. Nhận thức thân thể trong tư thế ngồi như là điểm khởi đầu, tiếp theo là quét toàn thân, đặc biệt đối với da. Bắt đầu bằng da trên đầu, rồi chú tâm cảm nhận da ở vùng cổ, hai vai, v.v., dần dần xuống đến chân. Lúc đầu, có thể quét từng cánh tay và từng cánh chân riêng lẻ, nhưng cuối cùng có thể được thực hiện đồng thời cả hai tay rồi hai chân.

Sau khi hoàn tất quét phần da bọc cơ thể từ đầu đến chân, để duy trì tính liên tục, tiếp theo là chú tâm đến các phần thịt của cơ thể, kể cả các bộ phận bên trong, bắt đầu từ bàn chân và dần dần di chuyển lên đầu. Tiếp theo là quét lần thứ ba, chú tâm đến các phần xương từ đầu đến chân.

Trên thực tế, hành giả chỉ cần lưu ý đến vị trí của da, thịt, hoặc xương. Đôi khi hành giả tự nhiên một cảm giác trực tiếp hoặc cảm nhận về những bộ phận trong cơ thể. Tuy nhiên, cảm giác rõ ràng này không thật sự cần thiết, vì mục đích của bài tập không phải là để nuôi dưỡng sự nhạy cảm của cơ thể cho tới mức hành giả có thể cảm nhận là da hoặc xương, thịt của mình rõ ràng trên toàn bộ cơ thể. Nhận thức chung về các bộ phận tương ứng của cơ thể là đủ để thực hiện mục đích của nó. Mục đích này là để kết hợp một nền tảng của chánh niệm về thân với một nhận thức rõ ràng rằng cơ thể được tạo thành từ da, thịt, và xương. Nhận thức như vậy phải được kèm theo với sự hiểu biết rằng, tuy da, thịt, và xương là để duy trì sự sống cho cơ thể, tự bản thể của chúng không có gì là hấp dẫn trên phương diện tình dục.

Sau khi thực hiện ba lần quét thân thể như thế, tiếp tục hành thiền bằng cách nhận thức toàn thân nầy trong tư thế ngồi chỉ là do da, thịt và xương cấu tạo thành, là những gì tự nó không có tính hấp dẫn tình dục. Một dấu hiệu cho thấy việc hành thiền được thực hành đúng là hành giả có cảm giác ngày càng gia tăng của tự do khỏi sự dính mắc vào dục tính, cùng với việc nhận ra rằng toàn bộ mối quan tâm về hấp dẫn tình dục là sản phẩm của các suy tưởng trong tâm về những gì thật ra trên cơ bản có cùng tính chất như các loại ngũ cốc trong thùng chứa.

*
Trích Kinh Thân Hành Niệm (Kāyagatāsati Sutta, MN 119)

Lại nữa, này các tỳ-khưu, vị tỳ-khưu quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đỉnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”. Này các tỳ-khưu, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: “Ðây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”. Cũng vậy, vị tỳ-khưu quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, niêm dịch, nước ở khớp xương, nước tiểu”.

Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm và tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, là cách vị tỳ-khưu tu tập thân hành niệm.

*