Sách:
TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
Hòa thượng Thích Viên Lý biên soạn (2020)
Tải bản PDF tại các links:
Quyển I:
https://tinyurl.com/mw4j8xxc
Quyển II:
https://tinyurl.com/y24brddd
Quyển III:
https://tinyurl.com/3af436kt
*-----*
Sách:
TỔNG QUAN LỊCH SỬ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
Hòa thượng Thích Viên Lý biên soạn (2020)
Tải bản PDF tại các links:
Quyển I:
https://tinyurl.com/mw4j8xxc
Quyển II:
https://tinyurl.com/y24brddd
Quyển III:
https://tinyurl.com/3af436kt
*-----*
Sách:
Tải về các bản PDF:
1) Analysis of Rules for Monks (1) [en257-1]
(Phân tích giới tỳ-khưu 1)
https://tinyurl.com/2syfm6nd
2) Analysis of Rules for Monks (2) [en257-2]
(Phân tích giới tỳ-khưu 2)
https://tinyurl.com/ms5mdhp2
3) Analysis of Rules for Nuns [en257-3]
(Phân tích giới tỳ-khưu-ni)
https://tinyurl.com/57vftuuv
4) The Great Division [en257-4]
(Đại phẩm)
https://tinyurl.com/2r3mxy8c
5) The Lesser Division [en257-5]
(Tiểu phẩm)
https://tinyurl.com/2sar2vhf
6) The Compendium [en257-6]
(Tập yếu)
https://tinyurl.com/2kvz8r4p
*-----*
Sách:
Kỷ yếu Tưởng niệm
Trưởng lão Hòa thượng THÍCH MINH CHÂU
Link tải bản PDF (4.5 MB):
https://tinyurl.com/3wxnemsn [vn273.pdf]
*
Sách:
Link tải bản PDF (3.5 MB):
https://tinyurl.com/43nvmbxc [vn272.pdf]
*
Sách:
MỤC LỤC
Phần I. Giới thiệu pháp Thiền Nguyên thủy của Đức Phật
A. Sửa soạn hành thiền
B. Đoạn trừ các triền cái
C. Chứng Sơ thiền cho đến Đệ Tứ thiền
Phần II. Phương pháp hành trì
A. Vài điều nên tránh
B. Phương pháp hành trì
Phần III. Lợi ích của hành thiền và trích dẫn kinh điển
1. Niệm hơi thở ra, hơi thở vào, có quả lớn (SN 54.5)
2. Kinh Kappina (SN 54.7)
3. Kinh Ngọn đèn (SN 54.8 )
4. Kinh Vesāli (SN 54.9)
5. Kinh Kimbila (SN 54.10)
6. Kinh Ānanda(SN 54.13)
7. Kinh Nhập tức xuất tức niệm (MN 118 )
*-----*
Sách:
Tập sách này vừa được tôi dò soát, hiệu đính, cập nhật các trích dẫn kinh điển theo quy ước quốc tế, dàn trang và trình bày trong dạng sách A5, 120 trang. Có thể tải bản PDF tại địa chỉ:
MỤC LỤC
Lời nói đầu
1. Lịch sử Ðức Phật Thích Ca
2. Ðức Phật của chúng ta
3. Ðạo Phật và chữ Hiếu
4. Ðạo đức trong nếp sống người Phật tử
*-----*
Sách:
Tập sách này vừa được tôi dò soát, hiệu đính, cập nhật các trích dẫn kinh điển theo quy ước quốc tế, dàn trang và trình bày trong dạng sách A5, 240 trang. Có thể tải bản PDF tại địa chỉ:
MỤC LỤC
1. Đức Phật của chúng ta
2. Vai trò của người có trí, của trí tuệ trong đạo Phật
3. Giới, Định, Tuệ - Con đường giáo dục chấm dứt đau khổ sanh tử luân hồi
4. Chánh pháp và hạnh phúc
5. Hội chúng Tỷ-kheo trong thời đức Phật còn tại thế
6. Kinh “Niệm hơi thở vào, hơi thở ra”
7. Kinh Ví dụ con rắn
8. Vấn đề tái sanh
9. Ý nghĩa Phật thành đạo
10. Người Việt Nam thương mẹ kính cha qua ca dao tục ngữ
11. Sống theo lý tưởng Bồ-tát
12. Đạo Phật với nếp sống thiên nhiên
13. Năm giới, một nếp sống lành mạnh, an lạc, hạnh phúc
14. Ý đẹp với mùa Xuân
15. Một nền giáo dục toàn diện
16. Dịch kinh và Đại học
17. Chùa Việt Nam và mối liên hệ với nền văn hóa dân tộc
18. Xuân về với những lời Phật dạy
*-----*
Mai hít một hơi thật sâu trước khi biến mất dưới làn nước đục ngầu của hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á. Mặt nước nổi lên vài chiếc bong bóng - dấu hiệu duy nhất cho thấy anh đang ở dưới nước, gỡ chiếc lưới đánh cá mà anh đã đặt giữa những lùm cây trong khu rừng ngập nước.
Tonle Sap - hay còn gọi là Biển Hồ, được đặt theo tên của sông nhánh nối hồ với sông Mekong - là môi trường đánh bắt thủy sản lớn nhất trong đất liền lớn nhất thế giới. Lượng thủy sản đánh bắt được ở đây thường cao hơn bất kỳ hồ nào khác trên Trái Đất.
Nhưng khi ngoi lên, dứt đi những con đỉa đang bám vào cổ và kéo lưới lên chiếc thuyền nhỏ sơn màu xanh dương, Mai biết rằng anh vẫn chưa kéo được mẻ cá mong muốn. Bình minh đã ló rạng. Không khí trở nên ngột ngạt và trên những tán cây bắt đầu râm ran tiếng ve kêu.
“Tôi rờ quanh lưới và thấy là không có cá mấy,” Mai ôm đầu nói.
Thật là quá thất vọng, giờ anh sẽ phải cố gắng đặt lưới tiếp. "Đặt tới bốn, năm hôm rồi mà chỉ thu được có bấy nhiêu. Tôi không có cá để bán,” Mai nói thêm vài lời.
Tonle Sap đã nuôi sống nhiều thế hệ ngư dân ở vùng này của Campuchia. Người dân địa phương, trong đó có Mai, nhớ lại cái thời mà cá đơn giản là cứ tự nhảy vào thuyền. Mai nhớ hồi xưa bố anh cứ rải mồi trên thuyền vào ban đêm là sáng ra sẽ có cá ăn.
Một nghiên cứu mới cho thấy có sự suy giảm đáng báo động số lượng cá ở hạ lưu sông Mekong, bao gồm cả Tonle Sap. Các nhà khoa học trên khắp thế giới gần đây đã phân tích 110 loài cá trong suốt 17 năm và nhận thấy số lượng của chúng đã giảm hơn 87%. Cá da trơn khổng lồ, một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới và được một số người dân địa phương tôn sùng, được cho là đang trên bờ tuyệt chủng - trong khi cá da trơn sọc, từng là món ăn chủ yếu ở các nước dọc sông Mekong, hiện đang trong tình trạng khẩn nguy.
Một trong những lý do chính khiến làm thay đổi dòng chính và các nhánh phụ của sông Mekong là do tình trạng đánh bắt quá mức, và cạnh đó là tình trạng biến đổi khí hậu và xây đập chắn.
Tác động gây ra là rất rõ rệt đối với Tonle Sap, nơi được coi là trái tim đang đập của dòng sông Mekong.
Bây giờ là tháng 9, cao điểm của mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm – hay “mùa nước dâng” như Mai gọi. Đó là khi những cơn mưa gió mùa làm nước sông Mekong dâng cao, chảy xiết, mang theo cá đổ vào hồ này.
Nước sông chảy xiết khiến mực nước trong nhánh phụ, sông Tonle Sap, dâng cao, chảy ngược dòng đổ vào hồ. Đến mùa khô, điều ngược lại xảy ra - dòng nước từ hồ chảy ngược lại, xuôi về phía nam, đến Việt Nam.
Những thay đổi mang tính chu kỳ này đã mang lại cho sông Mekong mạch đập nuôi dưỡng. Đó là cách hệ thống sông vận chuyển đất, cá và phù sa qua sáu quốc gia, bồi đắp các vùng đồng bằng màu mỡ và hệ sinh thái mong manh.
Nhưng giờ đây, có những dấu hiệu cho thấy mạch đập này đang yếu đi - và khi sự sống cạn dần khỏi Mekong, Mai đã trở thành nạn nhân của cái chết từ từ của dòng sông.
Đối với người đàn ông 38 tuổi này, đánh bắt cá là kế sinh nhai. Anh cần lưới đầy cá để nuôi sống gia đình. Anh cần thêm tiền để có thể lo cho ba đứa con đi học.
“Mấy năm qua, càng ngày nước càng cạn, cá càng ít đi,” Mai nói trong khi vài con cá bạc nhỏ hơn bàn tay quẫy đuôi đập mạnh vào chiếc xô dưới chân anh.
Hầu hết là cá chép bùn địa phương hoặc cá linh gió (trey riel), được người Campuchia dẫm nát nhừ, phơi nắng và muốn cho lên men để tạo thành món mắm bò hốc (mắm Prahok). Loài cá này rất quan trọng trong văn hóa Campuchia, đến nỗi tiền tệ nước này được đặt theo tên của nó.
“Mỗi sáng tôi cần khoảng 20.000 riel (khoảng 5 USD) để có tiền cho con đi học. Nhưng những ngày này tôi không có thu nhập."
Anh chèo thuyền về căn nhà nổi của mình. Mai không có đất. Giống như hàng trăm người khác ở ven sông Tonle Sap, anh dựng một ngôi nhà bằng gỗ, tre và những tấm nhôm. Ngôi nhà đặt nổi trên những thùng dầu và di chuyển theo mực nước mỗi khi khi nước hồ lên xuống, từ mùa mưa qua mùa khô.
Cuộc sống vốn luôn khó khăn nhưng hồi hai thập niên trước, Mai có thể chỉ cần đi đánh cá hai lần một tuần là kiếm đủ tiền sống thoải mái. Anh cũng cố gắng kiếm thêm bằng cách chở khách du lịch quanh hồ. Sau đó, đại dịch ập đến và trong ba năm không có khách du lịch.
Hiện tại, Mai nói rằng anh muốn chấm dứt lối sống này.
“Các con tôi, tôi muốn chúng học hành và tốt nghiệp. Tôi sẽ cho chúng đi học ngoại ngữ và tìm việc làm. Tôi không muốn chúng sống trên hồ này,” anh nói, cắn chặt răng để nước mắt không rơi thêm lần nữa.
“Dù kiếm tiền khó khăn đến đâu tôi cũng phải cố gắng để con tôi có thể học xong.”
Mai trở về nhà đúng lúc phần còn lại của ngôi làng nổi đang dần trở nên sinh động. Trẻ em đu đưa trên võng đánh răng, tiếng cá kêu xèo xèo trên đống lửa và mọi người vẫy một chiếc thuyền rong ghé vào bán đồ như một cửa hàng tiện lợi.
Vợ Mai lục xô tìm cá cho bữa sáng, vứt đi những con ốc, cua không ăn được. Ai đó ở ngôi nhà kế bên bật đài phát thanh địa phương lên và tiếng trống mở đầu một bài hát của Taylor Swift cắt ngang cuộc trò chuyện. Đó là bài hát Cruel Summer.
*
Sông Mekong chảy qua gần 5.000km, từ băng sơn Himalaya ở Tây Tạng, qua Trung Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Campuchia trước khi đổ ra Biển Đông ở Việt Nam.
Dòng chảy nhanh và mạnh mẽ của con sông đã mang lại cho nó danh hiệu “Mekong hùng vĩ”. Khi Trái Đất nóng lên, những đợt hạn hán liên tiếp đang làm giảm dòng chảy mạnh mẽ này.
Từ năm 2019 đến 2021, mực nước giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 60 năm. Nhưng lượng mưa giảm không phải là vấn đề duy nhất.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á tăng trung bình 3% mỗi năm - xu hướng này sẽ tiếp diễn cho đến năm 2030. Lào coi đây là một cách để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế. Nước này hy vọng sẽ trở thành “cục pin của Đông Nam Á”, bán năng lượng tái tạo rất cần thiết cho các nước láng giềng.
Ủy ban Sông Mekong, một cơ quan liên chính phủ tư vấn cho cả sáu quốc gia nhưng không có quyền cưỡng chế thực thi, ước tính rằng các con đập có thể sản xuất và bán lượng điện trị giá khoảng 4 tỷ USD mỗi năm. Nhưng cái giá cho hệ sinh thái có thể sẽ là quá cao.
“Biến đổi khí hậu và các con đập đang cùng nhau gây ra hàng ngàn vết cắt trên hệ thống sông,” Brian Eyler, người điều hành Cơ quan Giám sát Đập Mekong tại viện nghiên cứu Stimson Center ở Washington DC, cho biết.
Mặc dù các con đập cuối cùng sẽ xả nước, nhưng các nhà phân tích tin rằng việc giữ nước lại trong các hồ chứa bê tông đang làm gián đoạn mạch đập của sông Mekong, bóp nghẹt một trong những hệ sinh thái đa dạng nhất thế giới.
Nước cũng được xả từ các đập ở Trung Quốc và Lào vào những ngày và giờ khác nhau, thường gây khó khăn cho việc dự đoán mực nước ở hạ lưu, đặc biệt là ở miền bắc Thái Lan và Campuchia.
“Lượng mưa lẽ ra thường đổ xuống vào mùa mưa nay trở nên thấp hơn nhiều so với bình thường, nhưng đồng thời, các con đập ở thượng nguồn đang hạn chế nước trong mùa mưa đó. Do đó, nhịp chảy của sông bị giảm xuống và mực nước chảy xuống hạ lưu thấp hơn nhiều so với mức cần thiết,” ông Eyler nói.
“Tác động của khí hậu và các hạn chế về đập kết hợp với nhau, dẫn đến đang làm thay đổi dòng chảy của sông Mekong - theo chiều hướng tồi tệ hơn nhiều.”
*
Trong ngôi làng cũ Kbal Romeas ở phía đông bắc Campuchia, gần biên giới với Lào chỉ còn lại khung tre trơ ra của các ngôi nhà.
Nhưng Bopha, 18 tuổi, vẫn nhớ rõ từng chi tiết về ngôi làng của mình khi chiếc thuyền đi qua những vạt hoa súng đã bén rễ trong làn nước tĩnh lặng.
“Chỗ đó là chùa, chỗ kia là trường học, và kia là nhà tôi ở cạnh cái cây đó.”
Lối sống của người dân Bunong gắn bó mật thiết với vùng đất tổ tiên của họ, nhưng lũ lụt đã khiến phần lớn cộng đồng phải phân tán. Một số người chấp nhận bồi thường hoặc phí tái định cư và chuyển đến một ngôi làng tái định cư nằm cách xa dòng sông. Những người khác, như Bopha, đã bất chấp mà xây một cộng đồng nhỏ - nằm gần ngôi làng cũ của họ ở mức gần nhất có thể.
Để đến được đó bằng đường bộ, bạn phải trải qua một chuyến đi gập ghềnh trên một chiếc máy kéo tạm bợ qua lớp bùn sâu trong gần hai giờ tính từ con đường chính gần nhất. Bopha có một chiếc điện thoại di động, cô cẩn thận đặt gần nó cửa sau nhà mình - một trong số ít nơi ở khu dân cư xa xôi này mà cô có thể bắt được tín hiệu. Bopha có đứa con gái một tuổi rất thích đi theo mẹ - ngay cả khi cô đang đốn củi bằng một con dao lớn để nhóm lửa. Ngôi nhà mới của gia đình họ không được hưởng nguồn điện từ con đập.
“Hồi đó, chúng tôi rất hạnh phúc,” Bopha nói. “Có đủ thức ăn để ăn. Giờ tìm đồ ăn khó quá.” Sống bên bờ sông màu mỡ, hai bên là nước và ruộng lúa, người dân tự cung tự cấp tự trồng trọt hoặc đánh bắt cá. Cả hai cộng đồng nay đều gặp khó khăn ở nơi ở mới, cách xa dòng sông.
Nhà cũ của Bopha cách nhà mới một giờ đi thuyền. Chiếc thuyền di chuyển chậm rãi nhưng cô gái bám chặt vào mạn thuyền. Dù sống trên sông cả đời nhưng cô không biết bơi. Con thuyền đi qua một mê cung những thân cây đã bị nước lụt tước đi sự sống.
“Phải nhìn mọi thứ như thế này thật là đau lòng,” cô nói. “Tôi không thể giúp được tất cả những cái cây này, tôi chỉ có thể giúp chính mình.”
Cô chia sẻ rằng vẫn khó có thể rời bỏ nơi tổ tiên sinh sống: “Ngay cả linh hồn của họ cũng không muốn rời khỏi ngôi làng này.”
“Ngôi nhà này là linh hồn của tôi,” cô nói. “Tôi vô cùng đau buồn vì mất đi ngôi làng này.”
Bopha đi thăm mộ ông nội để tỏ lòng thành kính. Cô ngồi phía trước, cố gắng tìm kiếm những địa điểm quen thuộc. Mỗi năm nước lại dâng cao hơn so với trước.
*
Chính phủ Campuchia cho biết đập Lower Sesan II, vốn đã khiến ngôi làng của Bopha phải di dời, đang phát huy hết tiềm năng. Con đập cung cấp 20% lượng điện của đất nước. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ số liệu này và cho rằng sản lượng điện từ đập còn hạn chế, đặc biệt là vào mùa khô.
“Tôi đã trao đổi với các quan chức cấp cao ở Campuchia, những người đã bày tỏ rất tiếc nuối về con đập đó,” ông Eyler thuộc Cơ quan Giám sát Đập Mekong cho biết.
“Ở phần thượng nguồn của con đập nơi hồ chứa bị ngập, nghề cá đã bị xóa sổ hoàn toàn.”
Vào năm 2020, chính phủ Campuchia đã ban hành lệnh cấm xây dựng đập trên dòng sông Mekong chính trong 10 năm, mặc dù không loại trừ khả năng phát triển thêm thủy điện ở những nơi khác.
Bộ trưởng Mỏ và Năng lượng Campuchia công bố vào tháng trước rằng nước này hy vọng sẽ hướng tới năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Thủy điện đã tỏ ra không đáng tin cậy đối với Campuchia vì tình trạng thiếu nước và mực nước sông thấp gần đây. Ngay cả sau khi nhập khẩu điện từ các nước láng giềng Lào, Việt Nam và Thái Lan, tình trạng mất điện ở các khu đô thị vẫn thường xuyên xảy ra.
Trên khắp châu Á, sản lượng thủy điện vào năm 2023 đã giảm với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỷ, buộc các cơ quan quản lý điện lực đang phải chống chọi với thời tiết thất thường phải phụ thuộc nhiều hơn vào nhiên liệu hóa thạch.
Lý tưởng nhất là các con đập có thể đảm bảo nguồn cung cấp năng lượng ổn định, nhưng ông Eyler tin rằng khu vực cần phải suy nghĩ lại về chính sách năng lượng của mình.
“Công nghệ sản xuất điện đã thay đổi rất nhiều trong 20 năm qua. Những con đập này không nên được coi là một giải pháp hiện đại cho các vấn đề hiện đại, đặc biệt là xét đến những tác động mà chúng mang lại tới các cộng đồng nghèo.”
Theo một số nghiên cứu, trong đó bao gồm của Ủy ban Sông Mekong, các con đập ở thượng nguồn không chỉ giữ nước mà còn tích trữ trầm tích, đang khiến cho sông Mekong thiếu đi nguồn dinh dưỡng thiết yếu.
Nước sông Mekong có màu nâu đục không phải vì bụi bẩn mà vì phù sa mà dòng sông lấy được trên hành trình về phía nam. Thuỷ sản và đất nông nghiệp ở Việt Nam cần phù sa đó không chỉ để tồn tại mà còn để phát triển.
Theo Ủy ban sông Mekong, nếu không hành động ngay bây giờ, lượng trầm tích chảy vào lưu vực sông có thể giảm hơn 90% vào năm 2040.
Nếu điều đó xảy đến, nó có thể gây ra tác động tàn khốc đối với dòng sông - đối với Mai, người đang cố gắng nuôi sống gia đình mình, đối với Bopha, người đang cố gắng xây dựng một cuộc sống mới, và với hơn 60 triệu người khác đang phụ thuộc vào dòng chảy huyết mạch này.
Mối đe doạ hiện đang thúc đẩy quyết tâm của thế hệ trẻ Campuchia. Họ muốn cứu sông Mekong, hoặc ít nhất là bảo vệ dòng sông được mệnh danh là “mẹ nước” trong nhiều ngôn ngữ được sử dụng dọc hai bên bờ.
Họ không thể giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu cũng như không thể ngăn cản việc xây dựng các con đập ở thượng nguồn ở Lào hay Trung Quốc. Nhưng họ có thể cố gắng cứu các loài cá khỏi nạn đánh bắt bất hợp pháp, mất kiểm soát - đặc biệt là những loài cá đi theo dòng chảy về hạ lưu, đến môi trường sống là rừng ngập nước độc đáo ở miền bắc Campuchia.
Những khu rừng được bảo vệ này đã thích nghi qua hàng trăm năm với hai mùa - những tháng thời tiết khô hạn và những tháng mưa nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, dòng nước chảy từ các đập thượng nguồn vào mùa khô khiến khu rừng không có thời gian để khô cạn. Khi đó, những loài nấm sẽ phát triển trong điều kiện ẩm ướt, gây khô thối.
Điều này đến lượt nó lại tác động đến loài cá - bởi vì những rễ cây ngập nước nhưng khỏe mạnh là nơi trú ẩn an toàn cho cá sinh sản. Hệ sinh thái xung quanh rễ cây cũng cung cấp thức ăn cho cá.
*
“Tôi muốn bảo tồn dòng sông này cho thế hệ sau,” Meta, 19 tuổi, nói khi chèo phía trước con thuyền tuần tra trên sông trong bóng tối.
Meta nằm trong nhóm thanh niên ở tỉnh Stung Treng, phần lớn là thanh thiếu niên - họ lặng lẽ di chuyển trong bóng tối, bật đèn pin và lùng sục bờ sông để phát hiện những ngư dân dùng thuốc nổ hoặc điện giật để bẫy chết bất hợp pháp hàng trăm con cá.
Họ tình nguyện làm ca đêm trong khuôn khổ cuộc tuần tra do Hiệp hội Bảo tồn Môi trường và Văn hóa Campuchia (CEPA) điều hành.
“Nếu những hoạt động đánh bắt trái phép đó gia tăng, dân làng sẽ không thể có đủ cá cho họ và gia đình họ”, Meta nói.
Việc này khiến những người tuần tra không được yêu mến cho lắm. Ngư dân thường tìm đến các phương pháp bất hợp pháp khi họ cần phải kiếm tiền.
Meta, người luôn mang theo dao bên mình khi đi tuần, thừa nhận rằng cậu rất sợ hãi trong ca làm việc đầu tiên. “Nếu phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật, chúng tôi phải cho tàu chạy thật nhanh đuổi theo, có lúc tôi sợ thuyền bị lật. Tôi cũng lo lắng rằng một số người trong số họ sẽ trang bị vũ khí - tôi sẽ phải làm gì?”
Khi len lỏi qua khu rừng ngập nước, đội tuần tra chuyển từ dùng mái chèo sang động cơ máy vì nước sông dâng cao do mưa gió mùa và dòng nước xoáy quanh rễ cây. Nhưng khi họ cố gắng đi ngược dòng, ngay cả động cơ cũng gặp khó khăn.
Họ cho rằng điều quan trọng là phải canh giữ dòng sông vào thời điểm này vì đây là lúc cá sinh sản và phát triển.
“Khi còn nhỏ, mỗi khi cùng bố ra sông, tôi cảm thấy rất vui khi được nhìn thấy dòng sông rộng lớn," Meta nói.
“Bây giờ, khi tôi nhìn dòng sông, tôi cảm thấy muốn bảo vệ nó - vì nó gần như đã biến mất.”
*
Sự phát triển của con người, cùng với biến đổi khí hậu, sẽ tiếp tục làm thay đổi dòng chảy của sông Mekong - và cuộc sống của những người sinh sống hai bên bờ.
Nhưng dòng chảy của con sông vẫn chưa dừng lại. Những người bảo vệ dòng sông trẻ tuổi hơn như Meta là dấu hiệu của hy vọng.
Tất cả sáu chính phủ của những nước nằm dọc theo con sông gần đây cũng đã cam kết bắt đầu phối hợp về dòng nước và xây dựng đập.
Số phận của dòng sông có thể phụ thuộc vào khả năng phục hồi của những người dân sống dựa vào sông. Và vào sự sẵn sàng của họ trong việc đi bao xa để bảo vệ nó – cũng như khôi phục sự hùng vĩ nổi tiếng đó cho sông Mekong.
* Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/extra/WF01TiatcV/mekong-the-last-chance-to-save-a-mighty-river
*-----*
Sách:
Tập sách này vừa được tôi dò soát, hiệu đính, cập nhật các trích dẫn kinh điển theo quy ước quốc tế, dàn trang và trình bày trong dạng sách A5, 180 trang. Có thể tải bản PDF tại địa chỉ:
MỤC LỤC
1. Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi
2. Đức Phật và vấn đề cải tiến xã hội
3. Trí tuệ trong đạo Phật
4. Đạo đức trong nếp sống người Phật tử
5. Nếp sống đạo hạnh và trí tuệ trong kinh Pháp cú
6. Bốn pháp đưa đến hạnh phúc
7. Ý nghĩa về Như Lai
8. Nghĩa chữ "Không" theo đạo Phật nguyên thủy
9. "Xây dựng một nền trật tự đạo đức mới cho loài người" dựa trên lời Phật dạy
10. Thế nào là chánh tri kiến đi hàng đầu?
11. Đức Phật và xử sự như thế nào khi được tôn trọng, cung kính, cúng dường
12. Đức Phật và con người hiện đại
13. Chứng đạt chánh trí
14. Vai trò của các cảm thọ trong tiến trình giải thoát của đạo Phật
15. Đạo Phật và nền trật tự đạo đức mới
*-----*
THẦY CÔ ĐẦU TIÊN TRONG ĐỜI TÔI
Nhân chủ đề Ngày Nhà Giáo, tôi mới sực nhớ một điều: vị thầy cô đầu tiên trong đời mình là những vị mình tri ân nhiều nhất vì đã giúp khai mở con đường mình đi.
Tôi kính tri ân cô Hoa, vị thầy đầu tiên trong đời học sinh của tôi. Cô là giáo viên lớp Năm (bây giờ là lớp 1), trường Tiểu học Đa Kao (bây giờ là trường Đinh Tiên Hoàng, Q. 1, Sài Gòn), đã dạy tôi biết các mặt chữ, biết đọc và biết viết. Đó là bước đầu quan trọng nhất của một đời người.
Tôi kính tri ân ngài Hòa thượng Thích Tâm Giác, Viện trưởng Viện Nhu đạo Quang Trung, Đa Kao, Sài Gòn. Vị thầy khai mở cho tôi con đường đến với đạo Phật, đến với pháp thiền quán niệm hơi thở, và tôi đã xin quy y Tam Bảo với ngài.
*
*
1) Phật giáo là gì?
Phật giáo là một tôn giáo có khoảng 500 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Từ “Phật giáo” (Buddhism) phát nguồn từ “buddhi”, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh. Phật giáo khởi nguồn từ hơn 2.500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.
2) Có phải Phật giáo chỉ thuần là một tôn giáo?
Đối với nhiều người, Phật giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn, đó là một lối sống. Gọi Phật giáo là một triết học, vì từ “triết học” (philosophy) có nghĩa là sự yêu chuộng trí tuệ, và con đường của đạo Phật có thể tóm tắt như sau:
. (a) Sống có đạo đức,
. (b) Nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động,
. (c) Phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.
3) Phật giáo giúp tôi bằng cách nào?
Phật giáo giải thích mục đích của đời sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và đưa ra một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.
4) Tại sao Phật giáo trở nên phổ biến?
Phật giáo ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì Phật giáo có những giải đáp cho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại. Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Phật giáo đem lại một sự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cách trị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là rất tiên tiến và rất hiệu quả.
5) Đức Phật là ai?
Ngài Siddhattha Gotama sinh ra vào năm 563 trước Tây lịch, trong một hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và sự yên ổn trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm hiểu các học thuyết, tôn giáo và triết học vào thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra Trung đạo và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quãng đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật – gọi là Pháp hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.
6) Có phải Đức Phật là Thượng Đế?
Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyên bố như thế. Ngài là người chỉ dẫn con đường đưa đến giác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.
7) Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?
Những người Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh của Đức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời dạy của Ngài.
8) Tại sao nhiều quốc gia Phật giáo lại nghèo như vậy?
Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống Phật giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia có kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điều dạy của Phật giáo là tài sản của cải không bảo đảm được hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờ thường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những người nào thông hiểu các lời dạy của Đức Phật thì mới có thể tìm được hạnh phúc thật sự.
9) Có phải có nhiều tông phái Phật giáo không?
Có nhiều tông phái trong Phật giáo là vì có những khác biệt về văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, căn bản của Phật giáo vẫn không thay đổi, đó là Pháp hay Chân lý.
10) Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?
Phật giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng Phật giáo còn tiến xa hơn, bằng cách đưa ra một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự. Phật giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan tâm đến các danh hiệu như là tín hữu Ki-tô giáo, tín hữu Hồi giáo, tín hữu Ấn-độ giáo hay Phật tử. Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật giáo. Cũng vì thế mà những người Phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.
11) Phật giáo có tính khoa học không?
Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra các định luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của Phật giáo phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Thánh đế hay Bốn Chân lý Cao quý, có thể được thử nghiệm và minh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính Đức Phật cũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thực chứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông. Phật giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.
12) Đức Phật đã dạy những gì?
Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản trong Phật giáo có thể tóm tắt trong Tứ Thánh đế và Bát chi Thánh đạo.
13) Thánh đế thứ nhất là gì?
Khổ đế, chân lý cao quý đầu tiên, nói rằng đời sống là đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặt tâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bối rối, thất vọng, hay sân hận. Đây là một sự kiện hiển nhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, không phải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nên tệ hại. Mặt khác, Phật giáo đề ra cách thức giải quyết các đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.
14) Thánh đế thứ hai là gì?
Tập đế, chân lý cao quý thứ hai, dạy rằng tất cả mọi đau khổ đều do ái dục và chấp thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn của mình, phải làm giống như mình, nếu ta không được những gì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều này cũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốn cướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc. Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn, hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.
15) Thánh đế thứ ba là gì?
Diệt đế, chân lý cao quý thứ ba, là có thể chấm dứt đau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽ có nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác. Trạng thái ấy được gọi là Niết-bàn.
16) Thánh đế thứ tư là gì?
Đạo đế, chân lý cao quý thứ tư, là con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát chi Thánh đạo.
17) Bát chi Thánh đạo là gì?
Đó là con đường gồm tám yếu tố chân chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường của đạo đức và tỉnh thức – qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về Tứ Thánh Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.
18) Ngũ giới là gì?
Đây là năm điều giới luật đạo đức của Phật giáo. Đó là: Không sát hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờ trí óc.
19) Nghiệp là gì?
Nghiệp hay nghiệp quả là một định luật cho biết rằng mỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành động của ta đều có những hậu quả. Định luật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn đề: sự bất công trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại có phế tật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đời sống rất ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng về việc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hành động của chính mình, trong quá khứ và hiện tại. Làm thế nào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hành động của ta? Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãy nhìn xem 3 điểm chính: (1) ý định đằng sau của mỗi hành động, (2) hậu quả của hành động đó vào chính mình và (3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.
20) Trí tuệ là gì?
Trong Phật giáo, trí tuệ phải được phát triển cùng với từ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốt bụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. Phật giáo dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau giồi cả trí tuệ lẫn từ bi. Trí tuệ cao nhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượng đều không hoàn toàn, không thường còn, và không có một thực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ tin vào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có một tâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường của Phật giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nại, mềm dẻo và thông minh.
21) Từ bi là gì?
Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàng an ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và quan tâm. Trong Phật giáo, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thật sự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.
22) Tôi phải làm thế nào để trở thành một Phật tử?
Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của Đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó. Như thế, mỗi người tự có quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này cho thấy Phật giáo không phải là một tập hợp cố định các tín điều cần phải được chấp nhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêng của mình.
* Nguồn: “Good Question, Good Answer”, Bhante Dhammika (Bình Anson dịch Việt).
*-----*
Sách:
Tôi vừa dàn trang và trình bày lại cuốn sách quý này. Đây là một trong những cuốn sách gối đầu giường của tôi trong những năm cuối của bậc trung học vào cuối thập niên 1960. Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần, đem lại nhiều ích lợi cho cuộc đời thanh niên của tôi. Dàn trang và giới thiệu, quảng bá cuốn sách này là một cách tỏ lòng tri ân chân thành của tôi với tác giả cuốn sách.
Xin chia sẻ đến người hữu duyên.
Có thể tải tập tin dạng PDF về máy để đọc, tại link:
https://tinyurl.com/224cu8xx [vn265.pdf, 1.5 MB]
*
TAM TẠNG KINH ĐIỂN TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH TRONG THẺ NHỚ SD
Khi chúng tôi đến Cairns, bang Queensland của nước Úc, thăm gia đình con gái, gia đình cô ấy mới dọn về ở một khu mới, đường truyền Internet bất ổn, chập chờn, khi có khi không. Lúc đầu, tôi không thể truy cập Interrnet, chỉ đọc một quyển sách của Hòa thượng Gunaratana mà tôi mang theo.
Mấy ngày nay đường truyền đã ổn định, tốc độ truy cập rất nhanh - 110 Mbps. Tôi bỗng nảy ra một ý tưởng là mình nên lưu tất cả các bản dịch Tam Tạng Anh-Việt dạng PDF vào thẻ nhớ SD gắn trong máy Surface Pro Laptop mà tôi thường mang theo mỗi khi đi xa. Như thế, mình có thể truy cập, tham cứu kinh điển mà không phải tùy thuộc vào đường truyền Internet.
Thế là tối hôm qua tôi cặm cụi tải về tất cả các bản PDF cần thiết từ Thư viện Phật học BuddhaSasana (www.budsas.net). Cũng rất nhanh, vì mình đã quen thuộc với các ngăn chứa lưu các tài liệu đó trong trang web. Kết quả là tôi có được một kho Tam Tạng tiếng Anh và tiếng Việt lưu trong thẻ nhớ SD, với các tập tin dạng PDF, gồm tạng Luật, tạng Kinh, tạng A-tỳ-đàm (Vi diệu pháp), dịch từ nguồn Pali tạng và Hán tạng.
Để chia sẻ đến người hữu duyên, tôi đã tải toàn bộ kho Tam Tạng Anh-Việt đó lên Google Drive. Có 2 ngăn chính: (1) Tipitaka Eng (Tam tạng tiếng Anh); và (2) Tipitaka Viet (Tam tạng tiếng Việt). Kho Tam Tạng gồm 360 tập tin dạng PDF, tổng cộng dung lượng là 3.2 GB. Link của Google Drive để tải Tam Tạng về máy:
1) https://bit.ly/tamtangkinhdien
2) https://tinyurl.com/bdcwj74z
*-----*
I. VINAYA PITAKA (TẠNG LUẬT):
I.1 The Book of the Discipline (Luật tạng), I.B. Horner dịch (1938)
https://tinyurl.com/b4v6dhts
I.2 Bản Anh dịch của Bhikkhu Brahmali (2023):
1) Analysis of Rules for Monks (1) (Phân tích giới tỳ-khưu 1)
https://tinyurl.com/2syfm6nd
2) Analysis of Rules for Monks (2) (Phân tích giới tỳ-khưu 2)
https://tinyurl.com/ms5mdhp2
3) Analysis of Rules for Nuns (Phân tích giới tỳ-khưu-ni)
https://tinyurl.com/57vftuuv
4) The Great Division (Đại phẩm)
https://tinyurl.com/2r3mxy8c
5) The Lesser Division (Tiểu phẩm)
https://tinyurl.com/2sar2vhf
6) The Compendium (Tập yếu)
https://tinyurl.com/2kvz8r4p
II.1. Long Discourses (Trường bộ)
Vol. 1: https://tinyurl.com/yc65zezs
Vol. 2: https://tinyurl.com/4sx95bjn
Vol. 3: https://tinyurl.com/267enbvv
* Bản dịch của Maurice Walshe: http://tinyurl.com/45dcrcb9
II.2. Middle Discourses (Trung bộ)
Vol. 1: https://tinyurl.com/2uy9vtxe
Vol. 2: https://tinyurl.com/n87xrr5z
Vol. 3: https://tinyurl.com/yc6wfun6
* Bản dịch của Bhikkhu Nanamoli & Bhikkhu Bodhi: http://tinyurl.com/4w72d2bz
II.3. Linked Discourses (Tương ưng bộ)
Vol. 1: https://tinyurl.com/3f3ntxuu
Vol. 2: https://tinyurl.com/48w7uk5h
Vol. 3: https://tinyurl.com/ykbp9jdf
Vol. 4: https://tinyurl.com/yf7bzr33
Vol. 5: https://tinyurl.com/3bfc8cpe
* Bản dịch của Bhikkhu Bodhi: http://tinyurl.com/37wjyxkd
II.4. Numbered Discourses (Tăng chi bộ)
Vol. 1: https://tinyurl.com/2nr5y32d
Vol. 2: https://tinyurl.com/223xktcm
Vol. 3: https://tinyurl.com/3m8tzzx4
Vol. 4: https://tinyurl.com/4d4sm935
Vol. 5: https://tinyurl.com/ytzcpfsx
* Bản dịch của Bhikkhu Bodhi: http://tinyurl.com/2p8dj7dz
II.5. Minor Collection (Tiểu bộ)
II.5.1. Basic Passages (Tiểu tụng)
https://tinyurl.com/bdhpd4fy
II.5.2. Sayings of the Dhamma (Pháp cú)
https://tinyurl.com/3tmd3hyr
II.5.3. Heartfelt Sayings (Phật tự thuyết)
https://tinyurl.com/yrxceyky
II.5.4. So It Was Said (Phật thuyết như vậy)
https://tinyurl.com/2vexvddc
II.5.5. Anthology of Discourses (Kinh tập)
https://tinyurl.com/4uvukd85
* Bản dịch của Bhikkhu Bodhi: http://tinyurl.com/mr2h9zrf
II.5.6. Stories of the Mansions (Chuyện Thiên cung)
https://tinyurl.com/ycx5cdd5
II.5.7. Stories of the Departed (Chuyện Ngạ quỷ)
https://tinyurl.com/y58s9yva
II.5.8. Verses of the Senior Monks (Trưởng lão tăng kệ)
https://tinyurl.com/27x59vy8
II.5.9. Verses of the Senior Nuns (Trưởng lão ni kệ)
https://tinyurl.com/2jjpfnam
II.5.10. The Jataka Translation (Chuyện Tiền thân)
https://tinyurl.com/5cdyw39m
II.5.11. Exposition (Diễn giải)
https://tinyurl.com/446vdffc
II.5.12. The Path of Discrimination (Phân tích đạo)
https://tinyurl.com/5n6uaxku
II.5.13. Legends of the Buddhist Saints (Thánh nhân ký sự)
https://tinyurl.com/2vad9zmh
II.5.14. Chronicle of Buddhas (Phật sử)
https://tinyurl.com/3bpxtnv5
II.5.15 Basket of Conduct (Hạnh tạng)
https://tinyurl.com/425kheur
II.5.16. The Guide, Nettippakaranam (Cẩm nang học Phật)
https://tinyurl.com/zr8u9tw2
II.5.17. The Pitaka Disclosure (Tam tạng chỉ nam)
https://tinyurl.com/5n8rku2z
II.5.18. The Questions of King Milinda (Milinda vấn đạo)
https://tinyurl.com/4xukeap5
III. ABHIDHAMMA PITAKA (TẠNG A-TỲ-ĐÀM, VI DIỆU PHÁP)
III.1. Compendium of States of Phenomena (Pháp tụ)
https://tinyurl.com/bde75ys9
III.2. Book of Analysis (Phân tích)
https://tinyurl.com/22wtzd54
III.3. Discourse on Elements (Nguyên chất ngữ)
https://tinyurl.com/5n7twemr
III.4 Designation of Human Types (Nhân chế định)
https://tinyurl.com/3dszxfuv
III.5. Points of Cotroversy (Ngữ tông)
https://tinyurl.com/4xzsyet9
III.6. Book of Pairs (Song đối)
https://tinyurl.com/mrxvrrvt
III.7. Conditional Relations (Vị trí)
Vol. 1: https://tinyurl.com/4vtrhnsn
Vol. 2: https://tinyurl.com/mefdt42p
*-----*
Hỏi Đáp về Phật Pháp - Giác Ngộ Online
Thỉnh thoảng tôi cũng ghé qua trang web của báo Giác Ngộ, tìm đọc mục Hỏi Đáp, thu thập được nhiều thông tin bổ ích cho sự tu tập của mình. Có 3 tiêu đề chính về Hỏi Đáp:
1) Tư vấn
https://giacngo.vn/tuvantamlinh/tuvan/
2) Sống đạo
https://giacngo.vn/tuvantamlinh/songdao/
3) Tâm linh mầu nhiệm
https://giacngo.vn/tuvantamlinh/tamlinhmaunhiem/
*-----*
Hỏi Đáp về Phật Pháp - Trung Tâm Hộ Tông
Trong trang Hỏi Đáp của Trung tâm Hộ Tông, chùa Bửu Long, Hòa thượng Viên Minh đã trả lời các câu hỏi, các thắc mắc về học Pháp, hành Pháp. Đã có khoảng hai mươi ngàn câu hỏi đáp hiện đang được lưu trữ ở đó. Mọi người có thể đến trang web, chọn chủ đề mình quan tâm và tìm đọc các câu hỏi đáp.
Muốn ăn phải lăn vào bếp. Cần phải chịu khó tìm tòi học hỏi thì mới có kết quả lợi lạc cho mình.
Địa chỉ trang web:
http://trungtamhotong.org/index.php?module=faq
*
Toàn tập THÍCH PHƯỚC SƠN (2019)
Hai dịch phẩm quan trọng của Hòa thượng:
- Tập 1-4: Luật Ma-ha Tăng-kỳ
- Tập 5-6: Lịch sử Biên tập Thánh điển Phật giáo Nguyên thủy, Tác giả: Hòa thượng Ấn Thuận (Đài Loan).
*
Tải bản PDF về máy vi tính:
Tập 1: Luật Ma-ha Tăng-kỳ, Quyển 1-10
https://tinyurl.com/yckbkxsm
Tập 2: Luật Ma-ha Tăng-kỳ, Quyển 11-20
https://tinyurl.com/4f99bjy3
Tập 3: Luật Ma-ha Tăng-kỳ, Quyển 21-30
https://tinyurl.com/4y72jh3b
Tập 4: Luật Ma-ha Tăng-kỳ, Quyển 31-40
https://tinyurl.com/4hjctacv
Tập 5: Lịch sử Biên tập Thánh điển, Chương 1-6
https://tinyurl.com/2p87pkx8
Tập 6: Lịch sử Biên tập Thánh điển, Chương 7-12
https://tinyurl.com/etefxm8v
*
*
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: “Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo. Kinh luận nhị tạng hàm thông tại gia, xuất gia, duy Luật nhất tạng Tỷ kheo độc trì, như vương bí tạng phi ngoại quan sở tư. Nhược Sa di, bạch y tiên lâm giả, vĩnh bất thọ đại giới, tội dữ ngũ nghịch đồng liệt. Vị sư giả tối nghi cẩn thận”. Dịch nghĩa: “Ba đời chư Phật đều nói ba tạng Thánh giáo Kinh-Luật-Luận. Hai tạng Kinh-Luận chung cả tại gia, xuất gia, riêng tạng Luật chỉ dành cho Tỷ kheo gìn giữ, như tạng bí mật của vua, hàng ngoại quan không được biết đến. Nếu Sa di, bạch y mà xem trước, thì vĩnh viễn không được thọ đại giới, mắc tội ngang với tội ngũ nghịch. Phàm là người làm thầy phải hết sức cẩn thận”.
Ý kiến này có lẽ bắt nguồn từ Luật sư Châu Hoằng (1532-1612) trong quyển Luật Sa di: “Bất đắc đạo thính Đại Sa môn thuyết giới”.
Thật ra, câu cảnh cáo của ngài Châu Hoằng là nhằm nhắc nhở Sa di không được nghe lén khi Tỷ kheo tụng giới; vì nghe lén là hành vi bất chính. Bởi lẽ, Sa di chưa đủ tư cách pháp nhân của một vị Tăng thực thụ nên không được phép tham dự vào những sinh hoạt chính yếu của Đại tăng như các việc yết ma, bố tát, tự tứ v.v… Nếu người chưa thọ Cụ túc mà khoác áo cà sa, len lỏi vào hàng ngũ Tỷ kheo, tham dự các pháp yết ma, bố tát, tự tứ thì phạm tội tặc trú (ở trong Tăng chúng để trộm pháp), về sau không được thọ Đại giới, hay giới Tỷ kheo. Do đó, khi Tăng tiến hành tiền phương tiên (thủ tục ban đầu) thì thầy Yết ma phải hỏi trong Tăng chúng: “Người chưa thọ giới Cụ túc đã ra chưa?”. Và khi được xác nhận trong Tăng không có người nào chưa thọ giới Cụ túc, thì Tăng mới tiến hành các pháp yết ma. Như vậy, việc làm này rất chính đáng và đâu có dụng ý gì ngăn cấm người chưa thọ giới Cụ túc xem giới pháp của Tỷ kheo? Còn việc không cho Sa di, bạch y tham dự bố tát là có nguyên do. Lúc Phật còn tại thế, một hôm chư Tăng bố tát, có một người bạch y tham dự, sau đó, một Tỷ kheo phạm tội, người bạch y này bèn hạch tội Tỷ kheo. Các Tỷ kheo thấy thế liền bạch với Phật, Phật dạy: “Từ nay trở đi không nên cho bạch y và Sa di tham dự bố tát” (Ngũ phần luật, Đ.22, tr.123a).
Phát xuất từ lời Phật dạy trên đây mà ngài Châu Hoằng nhắc nhở các Sa di không được nghe lén Tỷ kheo tụng giới. Nhưng nếu Sa di vì tha thiết cầu học, có thiện chí tiến tu, thì Ngài cổ vũ: “Nhược nhạo quảng lãm, tự đương duyệt Luật tạng toàn thư” (Nếu muốn hiểu biết rộng thì nên xem toàn bộ Luật tạng). Và một đoạn khác trong Luật Sa di, Ngài khuyến khích: “Tuy Tỷ kheo sự, Sa di đương dự tri chi” (Tuy là việc của Tỷ kheo, nhưng Sa di cũng nên tham dự để biết). Như vậy, thiết nghĩ quan điểm của Luật sư Châu Hoằng đã quá rõ, thế nhưng vẫn có người ngộ nhận như trường hợp ngài Hoằng Tán. Rồi từ ý kiến của ngài Hoằng Tán, có người đã luận giải, nêu ra ba lý do:
1- Nếu Sa di xem trước giới luật Tỷ kheo rồi thấy giới pháp quá nhiều, khó khăn, sẽ sanh tâm thối thất, không dám thọ giới Cụ túc.
2- Nếu Sa di biết giới luật Tỷ kheo, khi họ thấy các Tỷ kheo thọ giới rồi mà không giữ gìn nghiêm túc, hủy phạm cấm giới, họ sẽ sanh tâm kiêu mạn, khinh rẻ các Tỷ kheo, do đó sẽ tổn phước, mất lợi ích.
3- Khi đã biết trước giới pháp thì lúc thọ giới thấy giới không còn thiêng liêng, tâm chí thành sẽ sút giảm nên khó đắc giới thể.
Lý luận ấy mới nghe qua có vẻ như hợp lý, nhưng xét kỹ thì hoàn toàn không ổn. Vì các lẽ: Thứ nhất, chẳng lẽ những người xuất gia toàn là những kẻ bạc nhược hết hay sao mà “thấy giới pháp nhiều sanh tâm thối thất?”; thứ hai, lẽ nào những người xuất gia lại quá kém phẩm chất, chuyên bới lông tìm vết, hễ “thấy Tỷ kheo phạm giới liền sanh tâm khinh rẻ?”; thứ ba, vấn đề giới tử đắc giới thể là do ba việc: “Giới sư thanh tịnh, Giới đàn trang nghiêm và Giới thể chí thành”, chứ đâu phải nhờ giới tử không biết trước giới luật mà đắc giới thể?
Quả thật lối lập luận trên có nhiều chỗ đi xa tinh thần giới pháp và giới luật. Ai cũng biết ngài Qui Sơn (771-833) định nghĩa người xuất gia: “Phàm là người xuất gia là mong cất bước đến chân trời cao rộng, hình dáng và tâm hồn khác với thế tục. Vì mục đích làm rạng rỡ dòng thánh, trấn áp quân ma, báo đáp bốn ân và cứu vớt ba cõi”. Và các bậc cổ đức cũng đã nói: “Thế thượng phi trượng phu đại giải thoát hán, hà năng kham thủ?” (Trên đời này, nếu chẳng phải là bậc trượng phu đại giải thoát, thì làm sao đảm đương nổi “sứ mệnh xuất trần”?).
Vả lại Luật dạy, vị thầy khi nhận đệ tử xuất gia phải chọn những người: về hình dạng thì sáu căn phải đầy đủ, không mắc một khuyết tật nào, về tâm hồn thì phải là người hảo tâm xuất gia, có dũng khí kiên cường bất thối, chứ không phải ai cũng xuất gia được. Chả thế mà ca dao ta có câu “Năm lừa mười lọc mới trọc cái đầu”.
Đúng ra, vì nhờ xem trước giới pháp nên Sa di biết được công dụng của giới là “phòng phi chỉ ác”, là “thuyền bè đưa người qua bể khổ”, nên họ mới sinh tâm khát ngưỡng, trông mong được lãnh thọ giới pháp. Khi đã hiểu giới luật, thấy những điều khó làm mà các Tỷ kheo vẫn tuân thủ nghiêm túc, thì họ càng tăng thêm tâm cung kính, chứ làm sao dám khinh thường? Mặt khác, các Tỷ kheo khi đã hiểu rằng mọi người đều biết những giới luật mình đã lãnh thọ, thì càng phải nỗ lực hộ trì không dám buông lung, vì sợ thiên hạ phê bình. Kinh nghiệm thực tế cho thấy các nước Nam phương như Campuchia, Thái Lan…, mọi Phật tử đều biết giới luật của Tỷ kheo và họ rất tôn kính các nhà sư, chứ không bao giờ dám coi thường hay chỉ trích. Chính nhờ biết trước giới luật nên họ mới có thể tạo điều kiện và tìm cách yểm trợ các sư giữ giới tốt hơn. Tình trạng hiện nay ở thành phố ta có những kẻ lợi dụng chiếc y vàng để đi xin ăn làm tổn thương Phật pháp. Nếu Phật tử biết rõ giới luật, ắt họ sẽ tẩy chay và tìm cách ngăn chặn hành vi phi pháp của những hạng người ấy, để giữ gìn sự trong sáng của đạo pháp.
Còn vấn đề này nữa, tạng Luật phải chăng là bí tạng dành riêng cho các thầy Tỷ kheo, các chúng khác không có quyền biết đến? Khẳng định như vậy thật là vô căn cứ, không có cơ sở và trái hẳn thực tế. Vì trong các giới điều dành cho Phật tử cũng như Sa di, không có một giới nào ngăn cấm họ tìm hiểu giới bổn của Tỷ kheo hết. Đành rằng chỉ có các Tỷ kheo thọ 250 giới, và các Tỷ kheo ni thọ 348 giới mới có bổn phận tuân thủ giới pháp của mình, còn những người khác không ai có quyền bắt họ phải tuân thủ. Đó là nói về trách nhiệm gìn giữ, còn việc cầu thị, tìm hiểu với thiện chí hướng thượng thì ai cũng có quyền nghiên cứu giới luật Tỷ kheo mà không vi phạm bất cứ điều khoản nào.
Giả sử một hội đoàn nào đó gọi chúng ta gia nhập, rồi mới cho biết nội quy và điều lệ, thì liệu chúng ta có yên tâm gia nhập hay nghi ngờ hội đoàn đó có điều gì mờ ám, bất chính? Theo lẽ thường, người có trí mỗi khi muốn tham dự một tổ chức nào chắc chắn phải tìm hiểu tường tận điều lệ của tổ chức ấy rồi mới tham gia. Đó là một việc làm hợp lý và có tinh thần khoa học.
Vả lại, Phật giáo là đạo công truyền chứ không phải bí truyền, là đạo trí tuệ chứ không phải giáo điều, lại càng không chấp nhận sự cuồng tín. Chính Đức Phật đã bác bỏ quan điểm độc quyền của Bà La Môn cho rằng chỉ có giáo sĩ Bà La môn mới có quyền đọc Thánh kinh Vệ Đà. Phật còn dạy: “Tin Ta mà không hiểu Ta, tức là hủy báng Ta”. Và một chỗ khác lại nói: “Chánh pháp được thuyết giảng giống như bàn tay mở ra, chứ không phải bàn tay nắm lại”. Hoặc nói: “Phật pháp là thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để mà thấy, được người trí chứng ngộ”. Chung quy cũng chỉ nhằm nói lên tinh thần cởi mở, phóng khoáng, tự do tư tưởng và tôn trọng sự thật của đạo trí tuệ mà thôi.
Hơn nữa, bàng bạc đó đây trong một số kinh điển đều có đề cập đến giới Tỷ kheo; như kinh Di Giáo, Phật dạy Tỷ kheo không được buôn bán đổi chác, không được mua ruộng tạo nhà, không được đào đất, đốn cây, không được coi ngày, xem tướng v.v… Như vậy toàn là giới cả, chứ có gì khác đâu. Vả lại ngày nay, kinh điển, giới luật được in ấn, phát hành rộng rãi, ai cũng có thể tự do tìm đọc, thì làm sao cấm người ta xem giới cho được.
Hơn nữa, giá như ông cha ta để lại lời di chúc cho chúng ta theo đó sống hợp với đạo lý làm người, hầu trở thành một người hữu ích, có giá trị, rồi chúng ta đem cất trên khám mà thờ, không biết trong đó nói gì, thì thử hỏi hành vi ấy là tôn kính hay bất kính đối với tổ tiên?
Ai cũng biết rằng tính chất của giới luật là “thanh lương”, nghĩa là mát mẻ, là “biệt biệt giải thoát”, tức là giữ được điều nào giải thoát được điều ấy, thế mà bảo rằng “người nào xem trước giới luật Tỷ kheo thì phạm tội ngang bằng tội ngũ nghịch” thì thực không còn biết nói thế nào nữa! Như vậy chẳng hóa ra quyển Luật Tứ phần là một tác phẩm văn hóa độc hại hay sao? Nói kiểu ấy là chỉ nhìn vấn đề một cách rất phiến diện và lệch lạc. Thực sự, nếu nhiều người hiểu rành giới luật thì có lẽ xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều; và những tội ác xảy ra hàng ngày làm cho chúng ta phải đau lòng chắc chắn sẽ giảm đi không ít.
Đành rằng công đức xiển dương Luật học của ngài Hoằng Tán là đáng trân trọng, chúng ta chẳng dám xem thường; nhưng nếu bảo phải tin một cách tuyệt đối, không được tìm hiểu thấu đáo, thì chúng ta cũng không thể chấp nhận, vì nó trái hẳn với tinh thần học Phật. Đức Phật dạy: “Khi nghe một điều gì, các ngươi chớ vội bác bỏ, cũng chớ vội tin ngay, dù nó là Thánh điển”.
Thử hỏi, từ khi Đức Đạo sư chế giới, trải qua Tổ Tổ tương truyền cho đến Tổ Châu Hoằng (1532-1612), giới luật vẫn thuần khiết, nhất vị, không có điều gì phải thắc mắc, đến khi ngài Hoằng Tán (1611-1685) xuất hiện sau Tổ Châu Hoằng gần cả thế kỷ, đưa ra một câu nói khiến cho nhiều người hoang mang, thì làm sao chúng ta không bức xúc cho được?
Do vậy, chúng tôi mạo muội nêu vấn đề này ra thương xác ở đây là nhằm hai mục đích: thứ nhất là hy vọng trấn an được phần nào nỗi hoang mang của tầng lớp Tăng Ni trẻ, nhất là những người mới xuất gia, chưa thọ Đại giới; thứ hai là để cho những ai tha thiết tìm hiểu giới pháp có thể nhận thức đúng đắn tinh thần giới luật mà đấng Đại giác đã từ bi truyền dạy. Vì thế, tuyệt nhiên không hề có ý phê bình ngài Hoằng Tán ở đây. Tuy vậy, chúng tôi cũng rất mong thỉnh thị các bậc tôn túc luật sư cao minh, và hy vọng nhận được sự quan tâm chỉ giáo của các vị nếu có điều chi sai sót.
(Trích "Phật Học Cơ Bản", Tập 3, Nguyệt san Giác Ngộ, 2000)
Câu thành ngữ mà người Việt thường nghe “Chiếc áo không làm nên nhà sư” (Das Kleid macht keinen mönch & L’habit ne fait pas le moine), nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài. Nhưng trong đạo, “chiếc áo không làm nên nhà sư” lại có ý vị sâu xa khác, ví dụ một nhà sư vì hoàn cảnh binh đao hay thời kỳ tao loạn, ảnh hưởng tính mạng, nhà sư cần khoác áo thường dân để ẩn dật thì dù mặc y phục kiểu gì lúc ấy bản thể của tỳ-kheo cũng không bao giờ mất đi. Bình nhật trở lại, nhà sư cũng không thể mặc hoài y phục thế gian là thành ông sư, “chiếc y làm nên nhà sư” (quand l’habit fait le moine). Song, trọng ca-sa hay trọng giới thể đó là điều chúng ta cần bàn.
Câu chuyện trong chùa. Tôi có vị sư huynh đang tu học theo hệ Phật giáo Bắc tông, sinh hoạt tại một ngôi cổ tự – Sài Gòn, sư huynh thọ giới cụ túc năm 1991, nay có ý muốn chuyển sang Phật giáo Nam tông. Vì nghĩ rằng chiếc y của mình đang khoác không phải màu y của Phật giáo nguyên thủy chính thống, tuy nhiên còn phân vân chưa dứt khoát, với lý do nếu qua đó phải làm sa-di và thọ giới cụ túc lại từ đầu…
1. GIỚI THỂ VÔ BIỂU
Trong Phật giáo Bắc tông có hai vị Trưởng lão kỳ túc đã đổi y từ Bắc tông sang Nam tông nhưng không hề thọ giới lại theo truyền thống Nam truyền, đó là Hòa thượng Thích Minh Châu và Hòa thượng Thích Đỗng Minh.
Trong giai đoạn Phật giáo đứng trước khúc quanh lịch sử đau thương năm 1978, Hòa thượng Đỗng Minh bị bắt, sau hai năm ở tù trở về, Ôn đổi y Bắc tông sang y Nam tông, không vì chuyện này mà nói rằng giới thể “vô biểu” của Ôn bị mất hoàn toàn. Thầy Tuệ Sỹ viết về Ôn: Hòa thượng là một số rất ít trong các tỳ-kheo trì luật của Tăng-già Việt Nam kể từ khi Phật giáo được trùng hưng, Tăng thể được chấn chỉnh và khôi phục… Ngài xứng đáng là bậc Long Tượng trong chốn tòng lâm, đời sống phạm hạnh nghiêm túc, phản chiếu giới đức sáng ngời, tịnh như băng tuyết[1]. Và khi Ôn viên tịch, Hòa thượng Trí Quang kính tiến tán tụng:
“Kính cúng dường bậc Đại đức tôn quý trong hàng tứ chúng, một đời trì luật, thuận Giới giải thoát (prātimokṣa).” (Phụng cúng chúng trung tôn, thiện thuận giải thoát giới 奉供眾中尊善順解脫戒)[2].
Vị Tôn trưởng thứ hai, Hòa thượng Thích Minh Châu sinh năm 1918 (Mậu Ngọ) tại làng Kim Thành, Quảng Nam. Năm 1946, Hòa thượng xuất gia đầu sư với ngài Tịnh Khiết (Đức Đệ nhất Tăng thống GHPGVNTN) tại tổ đình Tường Vân, thành phố Huế. Năm 1949 (Kỷ Sửu) thọ cụ túc giới tại Giới đàn Hộ Quốc chùa Báo Quốc. Năm 1952, Hòa thượng du học tại Sri Lanka, sau đó sang Ấn-độ học tại Đại học Bihar. Tháng 4 năm 1964, trở về nước, Hòa thượng làm Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh…[3] Hòa thượng thọ giới theo truyền thống Bắc tông (Pháp tạng bộ) rồi chuyển y Nam tông, thời điểm chuyển y không thấy sử liệu nào ghi chép, có thể là trong giai đoạn du học?
Từ thời Phật, khi Ngài chế định việc truyền giới cụ túc phải hiện diện 10 vị tỳ-kheo mới đủ thẩm quyền để tiến hành việc truyền giới cụ túc và nghi thức được tiến hành thông qua ba lần hỏi (yết-ma) lấy biểu quyết của Tăng, và một lần tác bạch thưa thỉnh trước đó là bốn lần, gọi là Bạch tứ yết-ma (jñapticaturthaṃ karma)[4], cho đến nay cả hai hệ: Phật giáo Nam tông y cứ trên luật tạng Pāli và Bắc tông y cứ hệ luật Tứ phần đều thực hiện như nhau. Và theo các nhà Hữu bộ luận giải, khi giới tử phát sinh tâm niệm cầu thọ cụ túc giới, được dẫn vào trước Tăng, thành khẩn nói những lời cầu thỉnh giới sư v.v… cho đến khi Tăng đã thực hiện một lần tác bạch và ba lần yết-ma, tất cả những diễn tiến này đều được gọi là gia hành của nghiệp đạo. Sau khi Tăng đã hoàn tất Bạch tứ yết-ma, giới thể vô biểu đã phát sinh nơi giới tử.
Vô biểu (Skt. avijñapti, 無表) là những thế lực điều động các hoạt động của thân và ngữ, không biểu lộ ra bên ngoài cho người khác có thể thấy. Thế lực đó là khả năng phòng hộ của giới. Nó giống như sự phản xạ có điều kiện của một người học võ do tập luyện lâu ngày, có khả năng phòng vệ sinh mạng của mình trong bất cứ lúc nào và dưới bất cứ trường hợp nào[5]. Và năng lực phòng hộ này chỉ mất với những trường hợp như sau:
Luật Pāli (Vin. 3. 26), Tứ phần (p. 571b12) v.v… giải thích: thứ nhất, đối diện với người có khả năng hiểu mình muốn nói gì, tuyên bố từ bỏ học xứ, như nói: “Tôi bỏ Phật, Pháp, Tăng, … xả giới, xả luật, muốn làm cư sĩ…” là mất giới. Thứ hai là phạm ba-la-di (pārājika) là mất giới. Luận Câu-xá[6] giảng thêm: Mất giới khi mạng chung (xả tụ đồng phần 捨聚同分); bị lưỡng tính ái nam ái nữ (nhị căn chuyển sinh 二根轉生); thiện căn bị đoạn (善根斷), như khởi tà kiến không tin nhân quả, tham, sân, si trỗi dậy làm mất thiện căn, mất giới. Không thấy giáo nghĩa nào nói, một tỳ-kheo thay đổi y phục sang hệ phái cùng tông phái Phật giáo là mất giới. Ngoại trừ tỳ-kheo nào ưa thích muốn làm đệ tử ngoại đạo (titthayasāvakabhāvaṃ patthayamāno), cải tông mới mất giới hoàn toàn. Vậy vì sao Phật giáo Nam tông không chấp nhận giới thể của hệ Bắc tông thọ trì theo hệ Tứ phần – Pháp tạng bộ?
2. TƯ TƯỞNG TỰ TÔN CỦA TÔNG PHÁI
Mặc dù, Hòa thượng Minh Châu và Ôn Đỗng Minh đổi y nhưng Phật giáo Nam tông tại Việt Nam lúc bấy giờ cũng không công nhận là được “chân truyền”. Sự thật lịch sử:
Tháng 4 năm 1976, Pol Pot lên nắm quyền Campuchia, bãi bỏ mọi tôn giáo, tiêu diệt các nhà sư Phật giáo. Năm 1978, Việt Nam tấn công Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot và phía chính quyền Việt Nam muốn Phật giáo Nam tông tại đây được khôi phục, cho nên tổ chức một phái đoàn Phật giáo Nam tông từ Việt Nam sang truyền giới cho các nhà sư Campuchia. Theo tài liệu của Đỗ Trung Hiếu ghi chép, phái đoàn gồm 12 người: 1. Hòa thượng Bửu Chơn (trưởng đoàn); 2. Hòa thượng Giới Nghiêm (phó đoàn); Thượng tọa Siêu Việt, Thượng tọa Minh Châu, Thượng tọa Thiện Tâm v.v… Ngày 17 tháng 9 năm 1979, đoàn Phật giáo Việt Nam lên đường. Đến nơi, chiều ngày 18, Hòa thượng Bửu Chơn trở bệnh nặng… Tiếp ngày hôm sau, đúng 9 giờ sáng ngày 19 tháng 9 (1979), lễ xuất gia được tổ chức tại chùa Ounalon (chùa lớn nhất Phnôm Pênh, nơi vua sãi ở). Có 7 vị sư Campuchia xuất gia. Hòa thượng Giới Nghiêm làm thầy tế độ, Thượng tọa Siêu Việt, Thượng tọa Thiện Tâm làm Yết-ma, các vị khác làm thành viên của buổi lễ. Riêng Thượng tọa Minh Châu vì là Bắc tông nên chỉ tham dự với tư cách khách danh dự[7].
Vì sao Hòa thượng Minh Châu không được tham dự chính thức, nếu nói do ngài không thạo tiếng Campuchia thì điều này không hợp lẽ, trong phái đoàn cũng có Thượng tọa Thiện Tâm không biết tiếng Campuchia, lại làm Yết-ma. Tập tài liệu của ông Hiếu có nhấn mạnh rõ ràng: “Ngoài Thượng tọa Minh Châu, tất cả sư đều là Nam tông”.
Trường hợp của Ôn Đỗng Minh cũng không ngoại lệ, Ôn từng kể cho chúng tôi nghe, có lần Ôn muốn nghiên cứu cách thức tác pháp yết-ma của Tăng-già Nam tông, Ôn đến tham dự nhưng chỉ dự khán, ngồi bên ngoài Sīmā, tức chỉ cho cương giới của Tăng Nam tông Yết-ma truyền giới cụ túc. Vì Ôn không phải túc số của Tăng, ngồi vào trong thì buổi lễ yết-ma đó sẽ bất thành.
Nghi thức truyền giới cụ túc của hai hệ Nam tông và Bắc tông tuy sai khác về văn bản tụng đọc và lễ nghi tổ chức nhưng túc số Tăng để yết-ma cũng 10 vị tỳ-kheo mà thôi. Bên Bắc tông có thêm vị dẫn thỉnh (điển lễ) và bốn vị giám đàn, xét trên nguyên tắc những người này không cần thiết, chỉ ảnh hưởng tập tục nghi tiết của Trung Quốc, họ không được tính trong túc số Tăng 10 vị.
Theo chúng tôi biết, hiện nay tại Việt Nam, cả hai hệ phái tổ chức giới đàn, trong túc số 10 vị không thấy có sự thỉnh mời tham dự xen lẫn. Giả thuyết, sư Bắc tông không thể tụng đọc Pāli, hay sư Nam tông không biết tụng đọc âm Hán-Việt, nên không thể ngồi chung; hoặc lý luận, bên nào quen với truyền thống bên đó, càng không đúng. Phải chăng chính do đôi bên tự tôn tông phái, nảy sinh tính kỳ thị, mới có chuyện không chấp nhận nhau và có thành kiến với y phục, cả sự đắc giới của đôi bên. Thời xưa, những vùng miền linh hoạt luật học thì không bao giờ có chuyện này.
3. GIỚI ĐÀN HIỆN DIỆN NHIỀU BỘ PHÁI
Sử liệu lưu truyền, vào thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch, Mahinda (摩哂陀, Ma-sẩn-đà) con trai vua A-dục (Aśoka) nhận Moggaliputta Tissa (目犍連子帝須, Mục-kiền-liên Tử Đế-tu) làm Hòa thượng bổn sư (upādhyāya), Mahādeva (大天 Đại Thiên) là Hòa thượng (A-xà-lê, ācārya, 阿闍黎) truyền 10 giới sa-di; Madhyāntika (摩闡提 Ma-xiển-đề) là Hòa thượng (A-xà-lê) truyền giới cụ túc. Trong một giới đàn có ba hệ phái cùng tham dự: Moggaliputta Tissa là người Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavādin), Mahādeva là phái Đại chúng (Mahāsaṅghika), Madhyāntika là Thuyết nhất thiết hữu bộ (Sarvāstivādin)[8]. Mahinda chính là Sơ tổ Phật giáo Nam tông bây giờ. [9] Mahinda cùng các vị đại đức Iṭṭhiya (Iddhiya), Uttiya, Bhaddasāla và Sambala đến Tích-lan truyền giáo theo sắc lệnh vua cha và nhóm này hình thành Thượng tọa bộ, còn gọi Đồng diệp bộ (Tāmraśāṭīyas, bộ phái mặc màu y lá đồng đỏ), cho đến tận ngày nay dấu chân hoằng hóa của họ phát triển khắp nơi trên thế giới.
Tại Trung Hoa, thời kỳ đầu Phật giáo du nhập, lúc này Tăng sĩ chỉ cạo tóc xuất gia, trọ trì tam quy ngũ giới, không có luật nghi. Đến năm 250, niên hiệu Gia bình thời Tào Ngụy, Đàm-ma-ca-la (Dharmakāla) người Ấn-độ đến Lạc Dương, dịch Tăng-kỳ giới tâm; năm 254, niên hiệu Chánh nguyên, sa-môn Đàm-đế người An tức cũng đến Lạc Dương dịch Đàm-vô-đức bộ tứ phần giới bổn, thỉnh đủ 10 vị Phạn tăng tổ chức pháp yết-ma truyền giới tỳ-kheo. Đó là giới đàn truyền giới tỳ-kheo đầu tiên tại Trung Hoa. Không rõ 10 vị Tăng được thỉnh mời thuộc tông nào nhưng theo tư liệu Hán dịch nói rằng Đàm-ma-ca-la và Đàm-đế thuộc tông Pháp tạng bộ trì luật Tứ phần[10].
Về ni giới. Cho đến đời Tấn, niên hiệu Thăng bình (357), sa-môn Đàm-ma-kiết-đa lập giới đàn truyền giới tỳ-kheo-ni cho Tịnh Kiểm và bốn cô nữa. Đây được kể là tỳ-kheo-ni đầu tiên tại Trung quốc, nhưng không đủ nhị bộ tăng, mà trực tiếp truyền từ tỳ-kheo Tăng. Vì bấy giờ Trung quốc chưa có ni thì không thể đủ hai bộ để truyền như luật định. Đàm-ma-kiết-đa cho rằng giới từ Đại Tăng mà có, nay Đại Tăng đủ số thì có thể truyền. Sau đó, vào năm Nguyên gia 6 (429), có sa-môn Cầu-na-bạt-ma (Guṇavarma) đến Trung quốc, ni cô Huệ Quả đem vấn đề thọ giới đắc pháp ra hỏi, ngài trả lời: không đắc, vì không đủ nhị bộ tăng. Lúc bấy giờ tại Trung quốc có 8 vị tỳ-kheo-ni từ Tích lan sang, nhưng Cầu-na cho là chưa đủ số thập sư nên chưa chịu tổ chức giới đàn. Theo lời khẩn cầu của các ni cô bấy giờ, Cầu-na-bạt-ma cử người sang đảo Sư tử, tức Tích-lan ngày nay, thỉnh thêm cho đủ Thập ni để truyền giới. Về sau, có thêm Thượng tọa ni Thiết-sách-la cùng bốn vị nữa từ đảo Sư tử sang, nhưng bấy giờ Cầu-na-bạt-ma đã tịch. Giới đàn khi ấy do Tăng-già-bạt-ma tổ chức, đủ túc số hai bộ tăng truyền giới tỳ-kheo-ni. Đây gọi là chính thức tỳ-kheo-ni như pháp được truyền thọ tại Trung quốc[11]. Chúng ta thấy, giới đàn ni, trong 10 vị Tăng, Tăng-già-bạt-ma (Saṃghavarman) là người Hữu bộ, những vị Tăng khác có thể Pháp tạng bộ hoặc Hữu bộ, còn thập sư tỳ-kheo-ni là Đồng diệp bộ (Phật giáo Nam tông).
4. LUẬN KẾT
Giới thể của tỳ-kheo và tỳ-kheo-ni được thẩm định từ người hành trì Phạm hạnh và thọ giới đúng pháp Yết-ma, chứ không đánh giá hình thức bề ngoài sắc phục là tông phái nào. Giáo pháp và quy chế của Phật vừa cố định vừa quy ước, nó đã thích nghi với một xã hội Ấn-độ trước thế kỷ thứ 5 trước Tây lịch. Về sau, Phật giáo truyền đến các nước, chư Thánh đệ tử đã linh hoạt với nếp sống hòa nhập, sao cho không trái phạm với nền tảng giới luật của Phật chế. Mục đích giữ luật không phải cực đoan, cục bộ hay tự tôn tông phái. Ngày nay Phật giáo Bắc tông là Pháp tạng bộ (Dharmaguptaka), hệ thống kinh điển và Luật tạng gần như là bản sao của Phật giáo Nam tông. Phật giáo Nam tông hay gọi Phật giáo Nam truyền cũng xuất phát từ Phân biệt thuyết bộ (Vibhajyavādin), Tam tạng thánh giáo và nếp sống gần nguyên thủy, chứ hoàn toàn không phải Phật giáo Nguyên thủy. Chính Bhikkhu Bodhi là nhà sư Nam tông cũng công nhận điều này[12]. Nếu nói là Phật giáo nguyên thủy là chỉ cho Phật giáo tiền bộ phái (Pre-sectarian Buddhism) hay gọi Phật giáo sơ kỳ (Early Buddhism), tức chỉ cho thời đức Phật tại thế và kéo dài đến triều đại vua A-dục (Aśoka) (c. 268 đến 232 BCE) mà thôi[13].
Năm 1998, tại Bồ-đề đạo tràng (Bodhgaya) Ấn-độ, tổ chức giới đàn truyền giới cụ túc, với sự hiện diện đầy đủ của nhị bộ Tăng-già, bên Tăng có sư Nam tông, Bắc tông, bên Ni là các tỳ-kheo-ni Đài Loan. Trong giới đàn có một số giới tử ni đến từ Tích-lan (Sri Lanka), Nepal… Thế nhưng những giới tử ni đến từ Tích-lan (Sri Lanka) đã bị Giáo hội Tăng-già tại Tích-lan từ chối sự đắc giới của họ, cho rằng đó là giới pháp của Đại thừa (Mahāyāna)[14]. Sự thật này có ghẻ lạnh, vô cảm đến mấy thì Tăng đồ Nam tông cũng không thể quên đi lịch sử quá khứ, Mahinda Sơ tổ Phật giáo Nam tông đã đắc giới từ ba vị thầy thuộc ba bộ phái khác nhau, trong đó Mahādeva là phái Đại chúng phát triển thành Phật giáo Đại thừa sau này.
Người viết vướng bước trong suy tư quá lâu, nói để khai phóng tâm hồn. “Chánh pháp thì có được tịnh tín…. Sự tồn tại lâu dài của Chánh pháp là vì ích lợi cho chúng sinh”.
---------------
Chú thích:
[1] Tự ngôn trong bản Việt dịch Luật Tứ phần, thầy Tuệ Sỹ viết tại Quảng hương Già-lam, Cuối Đông, 2549.
[2] Kỷ yếu Tưởng niệm Tôn sư, tr. 71.
[3] https://giacngo.vn/tieu-su-truong-lao-htthich-minh-chau.
[4] Luật tạng: Thập tụng: p. 148b12-17; Tứ phần: p. 799c12-29; Ngũ phần: p. 111b2-23, 25; Pāli: I, 28, 3-6, 31, 2; Tăng-kỳ: cf. pp. 412b26 – 413a6, p. 416b7-10.
[5] Tuệ Sỹ, Yết-ma yếu chỉ (2011), chương i và chương iii.
[6] 《阿毘達磨俱舍釋論》卷11, T29, no. 1559, p. 235c3.
[7] https://vi.wikipedia.org/wiki/Pol_Pot & “Thống nhất Phật giáo Việt Nam – 1994”, tr. 8-11, Đỗ Trung Hiếu.
[8] 印順導師, 初期大乘佛教之起源與開展, p. 409.
[9] Dīpaṃvasa (Đảo vương thống sử, ch. VIII), Mahāvaṃsa (Đại vương thống sử, ch. XII), Samantapāsādikā (Nhất thiết thiện kiến luật chú, pp. 63, 19-69, 15); Chuan Cheng, Designations of Ancient Sri Lankan Buddhism in the Chinese Tripitaka (Journal of the oxford centre for buddhist studies, vol. 2), p. 104.
[10] 《四分律刪繁補闕行事鈔》卷2, T40, no. 1804, p. 51c4 & 《佛祖統紀》卷29, 35, T49, no. 2035, p. 296c7, p. 332a12.
[11] 《四分律刪繁補闕行事鈔》卷2, p. 51c4; 《高僧傳》卷3, T50, no. 2059, p. 342b11)Tuệ Sỹ, Một thời truyền luật.
[12] Bhikkhu Bodhi, The revival of Bhikkhunī ordination in the Theravāda tradition, p. 35-36.
[13] Griffiths, Paul J. (1983) “Buddhist Jhana: A Form-Critical Study”, Religion 13, pp. 55–68. & Collins, Steven (1990) “On the Very Idea of the Pali Canon”, Journal of the Pali Text Society 15, pp. 89–126.
[14] Bhikkhu Bodhi, p. 36.
*
Hiện nay hàng cư sỹ Phật tử tại gia đi chùa, học Phật và đóng góp công tác cho Phật giáo nhiều hạnh nguyện khác nhau; đôi khi cũng có người sống như một Duy-ma-cật (Vimalakīrti), hay một Thắng Man (Śrīmālā) v.v. Song, lâu lâu tôi lại nghe một vài Phật tử nói, luật nhà chùa người cư sỹ không được tìm hiểu đọc nó, chính tôi cũng bị nhiều người hỏi về vấn đề này. Liệu có ai thắc mắc, có phải chính đức Phật đã cấm người cư sỹ đọc luật Phật giáo? Nếu có, tài liệu nào nói? Tôi trả lời ngay câu hỏi này. Thật ra, đức Phật cấm người cư sỹ tham gia “tố tụng” tỳ-kheo, hay nghe tội, hoặc cử tội tỳ-kheo, chứ không phải cấm đọc luật tỳ-kheo. Chỉ có chuyện bà Viśākhā trình bày tội tỳ-kheo với đức Phật là trường hợp duy nhất trong giới bất định.[1] Trong chuyện này có hai điều cần chú ý: 1. Bà Viśākhā là người chứng quả Dự lưu (sotāpanna), chuẩn mực tư cách đạo đức, đủ để Tăng tin tưởng lắng nghe. 2. Khi bà thưa xong thì Tăng sẽ phán xử tỳ-kheo đó, bà không tham dự. Đây là vấn đề tế nhị nhưng quan trọng trong việc học luật, hiểu luật và hành luật. Luật đời luật đạo cũng thế.
Chúng ta trở lại lý do đức Phật cấm cư sỹ nghe tội tỳ-kheo. Câu chuyện này thuộc phần Skandhaka (Kiền-độ) của Luật tạng, tuy nhiên luật bộ phái ghi chép có sai khác chút ít.
1) Luật Ngũ phần của Hóa địa bộ quyển 18 dẫn: Khi các tỳ-kheo bố-tát, có bạch y nghe tỳ-kheo phạm tội, bạch y đó nêu tội tỳ-kheo. Các tỳ-kheo bạch Phật, Phật dạy: Không nên cho bạch y và sa-di nghe tỳ-kheo bố-tát tụng giới.[2]
2) Luật Pāli của Thượng tọa bộ (Mahāvagga [Đại phẩm], chương Uposatha [Bố-tát]) ghi: Vào lúc bấy giờ (ngày bố-tát), Devadatta tụng đọc giới bổn Pātimokkha (Ba-la-đề-mộc-xoa) trong hội chúng có sự hiện diện của cư sỹ. Các tỳ-kheo đem việc ấy bạch Phật. Phật dạy: Này các tỳ-kheo, không nên tụng đọc Pātimokkha trong hội chúng có sự hiện diện của cư sỹ. Vị nào tụng đọc, phạm dukkaṭa (đột-kiết-la).[3]
3) Luật Ma-ha Tăng-kỳ của Đại chúng bộ quyển 27: Có tỳ-kheo thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa, nói năm nhóm tội từ ba-la-di đến tội việt tỳ-ni cho người chưa thọ cụ túc (người thế tục) nghe, rồi tỳ-kheo đi vào thôn xóm, bị người thế tục nêu tội: “Trưởng lão phạm ba-la-di…” Sau đó, đức Phật dạy không được thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa, nói năm nhóm tội cho người chưa thọ cụ túc nghe. Chỉ được phép nói: “Ngươi không được làm phi phạm hạnh, không được trộm cắp, không được sát sinh, không được vọng ngữ.”[4]
4) Luật Tứ phần của Pháp tạng bộ cũng dẫn: “Bấy giờ, đến ngày thuyết giới, nhóm sáu tỳ-kheo làm các việc như chào hỏi và nói chuyện với bạch y, tác yết-ma thuyết giới, thuyết pháp.”[5]
Như vậy chúng ta thấy, xã hội nhà chùa trong thời kỳ đầu, lễ bố-tát thuyết giới có cư sỹ tham dự. Sau đó do phát sinh tâm khinh miệt tỳ-kheo phạm tội, hoặc vì giảm lòng tin của người cư sỹ, hay mất tín tâm đối với những người chưa có lòng tin…, điều này ảnh hưởng lớn đến Tăng đoàn mới khiến đức Phật cấm chế. Về sau, khi tông luật Tứ phần phát triển cực thịnh ở Trung Hoa, đến năm Sùng trinh thứ 16 đời nhà Minh (1643), tỳ-kheo Hoằng Tán[6] biên soạn Tứ phần giới bổn như thích, viết rằng: “Ba đời chư Phật đều thuyết kinh, luật, luận; Tạng kinh và luận đều dành chung cho xuất gia và tại gia. Riêng Tạng luật chỉ có tỳ-kheo độc trì, như kho tàng của vua, ngoại quan không được biết đến. Cho nên bạch y, sa-di mà xem trước vĩnh viễn sau này không được thọ đại giới và phạm ngang tội ngũ nghịch. Phàm làm thầy phải hết sức cẩn thận”.[7] Có lẽ Hoằng Tán y cứ vào luật Ngũ phần mà “tô điểm” thêm, đề cao Luật tạng trở thành bí truyền, tạo học thuyết hăm dọa hoang tưởng quá đáng. Từ đó về sau Phật giáo Việt Nam hành trì tông luật Tứ phần, đôi khi hưởng ứng theo “chủ nghĩa thậm xưng” của tỳ-kheo Hoằng Tán; hoặc giả một số nhà sư hiểu nhầm từ sự nghiêm cấm trên mà giảng dạy cho Phật tử không được đọc luật Phật giáo. Đây chỉ là sự ngộ nhận, vả lại xã hội thời Phật từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 4 trước Tây lịch chưa có bút mực biên chép thành sách thì khái niệm cấm đọc luật tỳ-kheo càng không có.
Để rộng bàn thêm về vấn đề này chúng tôi dẫn thêm vài trường hợp trong luật Tăng-kỳ nêu: Nếu trong Tăng không dập tắt được sự tranh chấp của các tỳ-kheo thì nên tìm một tỳ-kheo có đức, hay đa văn, hoặc tỳ-kheo ở a-luyện-nhã (arañña, sống nơi sơn lâm, hoang dã). Nếu không có thì tìm một ưu-bà-tắc (cư sỹ nam) có thế lực.[8] Hay câu chuyện Tăng đang bố-tát, cư sĩ Cù-sư-la (Ghoṣila) đi vào, cố ý ở lại nghe, không đi. Các tỳ-kheo bạch Phật. Phật dạy, nếu người có đức hạnh cao quý muốn nghe Tăng giải quyết sự việc thì cho họ nghe. Đồng thời, nếu trong chúng có người tài giỏi, nói năng lưu loát, giải quyết sự việc phân minh thì cứ tự nhiên tiến hành. Trái lại, nếu giải quyết sự việc trước kẻ phàm phu tầm thường thì phạm tội việt tỳ-ni.[9]
Vậy rõ ràng đối với những người cư sỹ tại gia đã có tín tâm kiên cố nơi Tam bảo, dù họ có nghe lỗi lầm của tỳ-kheo đi chăng nữa họ vẫn giúp Tăng phục hoạt cho thanh tịnh, hoàn toàn không có tâm cao ngạo hủy báng Tăng. Tuy nhiên cũng có trường hợp việc của Tăng do Tăng quyết định, cậy nhờ đến quan, bạch y thì khó giải quyết – luật Thập tụng nói như vậy.[10]
Qua đây chúng ta thấy luật Phật giáo chỉ ngăn cấm hạng người hiểu biết nhiều, tâm kiêu ngạo bốc cao, bất kính Tam bảo, không có tâm đạo… Ngày nay, giới nghiên cứu luật học Phật giáo đều biết đến E. Frauwallner, Akira Hirakawa, Lamotte, I. B. Horner v.v. Họ là cư sỹ viết về Luật tạng của Phật giáo, công trình của họ để lại cho đời đáng cho người học Phật phải bái phục. Họ là cư sỹ mà thông luật Phật giáo hơn cả tu sĩ trong chùa, vậy họ có phạm tội ngũ nghịch như Hoằng Tán nói không? Phật giáo được truyền bá rộng rãi sang các nước phương Tây cũng chính nhờ họ, những gì họ làm có giá trị miên viễn cho giới học thuật.
Do đó, trách nhiệm của người cư sỹ tại gia nên đọc luật Phật giáo, đọc với mục đích gì, đọc với cái tâm ra sao mọi người tự biết. Thời Ôn Đỗng Minh còn sinh tiền hay đùa với chúng tôi, Ôn nói các nước Phật giáo Nam tông mấy ông sư không cần giữ giới, Phật tử giữ giới cho mấy ông sư. Vì họ hiểu luật lệ của nhà sư. Năm 2011, tôi qua Thái Lan thăm một người bạn, nhằm ngày “Cửu hoàng thắng hội” – tức lễ ăn chay của người Thái, từ ngày mồng 1 tháng 9 Âm lịch đến ngày mùng 10. Một hôm, chúng tôi đi chợ buổi chiều, gặp một người Thái, họ biết chúng tôi là nhà sư Phật giáo Bắc tông ăn chiều nên lấy tiền cúng dường. Điều làm tôi ngạc nhiên là người bạn của tôi không đưa tay nhận mà kéo ống tay ra để họ cúng tờ tiền lên ống tay áo. Đó cũng là một cách “linh hoạt” nhà sư không nhận tiền trực tiếp, và họ là nữ không dám đụng chạm nhà sư, vân vân. Tôi còn biết, tại các trường Phật giáo Thái Lan, môn luật Phật giáo đều có cư sỹ tham gia học tập nghiên cứu. Ngạc nhiên hơn là bộ môn đó do giáo sư cư sỹ giảng dạy.
Chúng tôi bàn thêm chuyện sa-di không được đọc luật tỳ-kheo. Điều này hồi tôi mới vào chùa đã nghe quý thấy thường nhắc nhở vậy. Trong các bộ phái chính thống chỉ có Hóa địa bộ soạn luật Ngũ phần đề cập đến sa-di. Tại sao không cho sa-di dự Tăng yết-ma bố-tát? Theo chúng tôi hiểu, lễ bố-tát sám hối, đọc giới điều của tỳ-kheo, như nêu tội tỳ-kheo đồng nghĩa xử án, luật đời như luật đạo: Tại phiên tòa xét xử, người dưới 16 tuổi không được tham dự. Trừ vụ án có liên quan, được tòa triệu tập thì người này mới được đến. Do đó sa-di chưa đủ tuổi 20 cũng vậy, họ còn nhỏ, tư tưởng chưa chín chắn, không đủ tư cách để tham dự.
Tóm lại, nếu một tỳ-kheo lui vào rừng sâu ẩn dật như con tê giác thì cư sỹ tại gia không cần học luật, hiểu luật Phật giáo để làm gì. Song le đời sống của tỳ-kheo ngày nay hòa nhập, va chạm với xã hội xung quanh quá nhiều, trách nhiệm của họ giữ luật là một lẽ, mà bổn phận của người cư sỹ cũng cần hiểu luật tỳ-kheo, hiểu căn bản thôi, có như vậy mới giúp ích cho tỳ-kheo, và lớp người cư sỹ là vành đai an toàn cho đời sống Tăng, ni và cộng đồng Tăng-già hiện nay.
----------------
Chú thích:
[1] 四分律 卷 5, T22, no. 1428, p. 600b9; 彌沙塞部和醯五分律 卷 4, T22, no. 1421, p. 22c15; v.v…
[2] 彌沙塞部和醯五分律 卷18, T22, no. 1421, p. 123a17.
[3] Pāli, Vin. Mahāvagga, Uposathakkhandhako: Tena kho pana samayena devadatto sagahaṭṭhāya parisāya pātimokkhaṃ uddisati. Bhagavato etamatthaṃ ārocesuṃ. Na, bhikkhave, sagahaṭṭhāya parisāya pātimokkhaṃ uddisitabbaṃ. Yo uddiseyya, āpatti dukkaṭassāti.
[4] 摩訶僧祇律 卷27, T22, no. 1425, p. 448b22-21.
[5] 四分律 卷35, T22, no. 1428, p. 819a10.
[6] Hoằng Tán 弘贊 (1611-1685), sống cuối đời Minh đầu đời nhà Thanh.
[7] 四分戒本如釋 卷1, X40, no. 717, p. 193c15-18:三世諸佛。俱說經律論三藏聖教。經論二藏。咸通在家出家。惟律一藏。比丘獨持。如王秘藏。非外官所司。故白衣。沙彌。若先覽者。後永不得受大戒。罪與五逆同例。凡為師者。最宜謹慎.
[8] 僧祇律 12, p. 328a.
[9] Ibid., 27, 449b10.
[10] Cf. 十誦律 49, p. 362a03.