“(...) Chánh kiến trong đạo Phật là bước đầu tiên trong Bát Chi Thánh Đạo. Đấy là lý do vì sao chúng ta gọi đạo Phật là Con đường Trí tuệ, không chỉ là học thuyết hay đức tin suông. Chánh kiến là sự nhận thức và quan sát bản thân chúng ta, cuộc sống của chúng ta. Đức Phật đã dạy về những gì hiển nhiên, những gì có sẵn để nhìn thấy được. Dù đấy là điều luôn sẵn thấy, không có nghĩa là chúng ta nhận ra; dù đấy là điều hiển nhiên, không có nghĩa là chúng ta hiểu rõ hay để tâm đến. Có thể chúng ta bỏ qua nó vì nó quá hiển nhiên. Ngài đã chỉ ra những điều chúng ta cần phải lưu tâm. Ngài dạy không gì khác ngoài những điều có thể nhìn thấy và nhận thức được từ bên trong thân xác này, bên trong tâm thức này. Toàn bộ con đường được phát triển bởi chính thân xác lẫn tâm thức này.
“Chúng ta có tất cả những gì chúng ta cần. Tất cả những gì chúng ta phải làm là bắt đầu chú tâm đến mọi thứ quanh mình. Khi đấy, Chánh kiến bắt đầu sinh khởi. Hệ quả của Chánh kiến là làm sinh khởi Chánh Tư duy. Điều này xảy đến với mỗi người trong chúng ta theo những cách khác nhau. Tôi chắc rằng điều này xảy ra với tất cả mọi người, đặc biệt là khi chúng ta kinh nghiệm đau thương hoặc khi có điều gì đó khiến chúng ta dừng lại, suy nghĩ và quan sát.
“Có một câu chuyện rất hay về một người đàn ông mà tôi quen biết ở thành phố Perth. Anh được nuôi dạy như một Phật tử và trên thực tế, anh cũng tự nhận mình là Phật tử, nhưng chỉ là trên bề nổi mà chưa bao giờ quan tâm hay thực hành Phật Pháp. Một lần, anh quyết định cùng vợ đi du lịch vòng quanh nước Úc, cắm trại và lái xe. Khi đi từ Perth đến Adelaide, họ cắm trại qua đêm trên sa mạc. Một đêm nọ, khi cắm trại ở một nơi xa lạ, giữa không gian bao la, anh ấy không thể ngủ được. Vì thế, anh ngồi dậy, bước ra sa mạc trống vắng.
“Anh ta thấy mình hoàn toàn đơn độc. Trong sự trống vắng đấy, anh nhìn lại mình, chính con người này, và anh nhận thức sự trống rỗng của cuộc sống này. Tôi đang làm gì ở đây? Toàn bộ cuộc sống này có ý nghĩa gì? Học hành và tích tụ bằng cấp, tri thức và tiền bạc, rồi thì sao? Tôi muốn gì trong cuộc đời này? Một tia sáng của Chánh kiến lóe lên, một sự dừng lại và suy ngẫm. Sự hiện hữu máy móc theo thói quen dừng lại trong một khoảnh khắc. Tất cả suy nghĩ dừng lại trong khoảnh khắc và một ý niệm hiện ra: nhận thức và trân trọng sự hiện hữu của một con người ngay trong khoảnh khắc hiện tại. Chánh kiến xuất hiện. (...)”
*
Những đoạn văn trên được trích ra từ tập sách “An chỉ và Minh quán” (Calm and Insight) của ngài Ajahn Jagaro, do Hội Phật giáo Tây Úc xuất bản năm 1988. Tôi xin kể tiếp câu chuyện này, xảy ra vào năm 1979:
– Sau chuyến đi bốn tuần lễ cùng vợ vòng quanh nước Úc vào cuối năm 1979, chàng trai trẻ quay về thành phố Perth và tiếp tục chương trình nghiên cứu sinh. Không lâu sau đó, một người bạn của vợ anh cho biết sắp có một vị tu sĩ người Tây phương thuộc truyền thống Phật giáo Theravada Thái Lan đến viếng thăm Perth, và nhà sư – Phra Khantipalo, sẽ có những buổi thuyết giảng về đạo Phật và hướng dẫn hành thiền. Anh ấy đi cùng vợ đến tham dự các buổi thuyết giảng. Không hiểu vì sao, anh cảm thấy rất gần gũi, quen thuộc với những gì vị sư giảng về Phật Pháp. Phật Pháp rất đơn giản nhưng mang tính thực tế và đi thẳng vào lòng người. Phật Pháp trở nên có ý nghĩa đối với anh.
Dường như cuối cùng anh đã tìm thấy các mảnh còn thiếu của bức tranh trò chơi ghép hình đã có trong tâm trí anh kể từ sau chuyến hành trình xuyên sa mạc. Anh quyết định gia nhập hội Phật giáo địa phương, và kể từ đó, tu tập theo đạo Phật trong truyền thống Theravada.
*-----*
…”Right View in Buddhism is the first step of the Eightfold Path. This is why we say it’s a Path of Wisdom, not just doctrine or belief. It’s a noticing and observing of ourselves, our lives. The Buddha taught what is obvious, what is there to be seen. Although it’s there to be seen, it doesn’t mean we see it; it may be obvious but it doesn’t mean we understand or notice it. Maybe we miss it all the time because it is so obvious. The which we need to consider. He taught nothing outside of what can be seen and realised within this body, with this mind. The whole path is to be developed through this body and mind. We have all that we need. All we have to do is to start noticing what is around us. That’s when the spark of Right View begins to arise. The result of Right View is that Right Aspiration or Right Thought arises. This happens to us in various ways. I’m sure it has happened to many people, especially when we have a traumatic experience, or something helps us to stop and think and observe.
“One very nice story is of a man I know here in Perth, Australia. He was brought up as a Buddhist actually, and considered himself one, but never really took an interest or practised anything beyond just the superficial. On one occasion , he decided to go on a trip, with his wife, around Australia, camping and driving. While they were travelling from Perth to Adelaide, they camped out in the desert. One night, camping in the middle of nowhere, just open space, he couldn’t sleep. So, he got up, went out to the emptiness of the desert. He found himself completely alone. In this emptiness, he noticed himself, this human being, and he became very aware of the emptiness in this life. What am I doing? What’s it all about anyway? All this study and accumulation of degrees and knowledge and money, so what? What do I want out of life? A spark of Right View there, a stopping and considering. The mechanical, the habitual existence comes to a stop for a moment. All thought comes to a stop for a moment and this reflection arises: a consideration and appreciation of one’s present existence. Right View arises.”
*
The above paragraphs describing my experience are taken from a booklet by Ajahn Jagaro, “Calm and Insight”, published by the Buddhist Society of Western Australia(1988). I would like to continue telling that story which happened in 1979: After that long four-week journey driving around Australia with my wife, I went back to Perth and resumed my postgraduate research. Not long after, I was informed by one of my wife’s friends that a Western Buddhist monk of the Thai Theravadin tradition was visiting Perth and the monk, Phra Khantipalo, gave a series of talks about Buddhism and Buddhist meditation. I went along with my wife to attend one of these talks. Somehow, I felt very much “at home” with what the monk said about the Buddhadhamma. It was simple, but practical and straight to the heart. It did make sense to me. It seemed that at last, I had found those missing pieces of the jigsaw puzzle that first presented themselvs in my mind since that trip through the desert. I decided to join the Buddhist Society, and have been practicing the Theravadin tradition ever since.
No comments:
Post a Comment