Thursday 20 October 2016

Hình học Euclid và A-tỳ-đàm (Abhidhamma, Vi diệu pháp)

Sáng nay bỗng nhiên ngẫm nghĩ về điều nầy. Thật ra đây là vấn đề tôi suy tư, ấp ủ đã lâu. Nhớ lại những điểm căn bản về môn Hình học Euclid mà mình đã từng học tại trường trung học. Mấy năm miệt mài học tập. Cho rằng đó là chân lý. Trên phương diện nào đó, nó giúp cho mình giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, chẳng hạn như trong việc quy hoạch, thiết kế, xây dựng các công trình, thiết lập bản đồ đo đạc, cắt vẻ v.v. trong mọi sinh hoạt xã hội.

Nhưng rồi khi vào đại học và nghiên cứu, tôi mới thấy rằng nền tảng của môn Hình học đó là dựa trên các định đề và tiên đề của ông Euclid, không hẳn là chân lý, sự thật tuyệt đối. Ngoài hệ thống nầy, còn có các hệ thống hình học khác.

Cũng tương tự như thế, A-tỳ-đàm (Abhidhamma, Vi diệu pháp, Thắng pháp, Vô tỷ pháp) lập ra trên nền tảng các tiên đề (tâm, tâm vương, tâm sở, sắc pháp, Niết-bàn, lộ trình tâm, v.v.), có thể giúp giải thích có hệ thống về một số hiện tượng tâm vật lý trong đời sống. Tuy nhiên, các tiên đề đó không hẳn là chân lý, sự thật tuyệt đối. Ngoài hệ A-tỳ-đàm của Thượng tọa bộ, còn có hệ A-tỳ-đàm của các bộ phái Phật giáo khác.

------------------------
* Có thể xem thêm:

1) A-tỳ-đàm (Abhidhamma, Abhidharma, Vi diệu pháp, Thắng pháp, Vô tỷ pháp, ...)
Nguyên tác: Collett Cox, dịch Việt:   Pháp Hiền cư sĩ

2) Sự hình thành của A-tỳ-đạt-ma, Hòa thượng Thích Thiện Siêu
 http://budsas.net/uni/1-bai/phap043.htm

3) Nguồn gốc lịch sử của A-tỳ-đàm

*

No comments: