Ngồi lướt web tìm thông tin, bản đồ, hướng dẫn du lịch ở những nơi tôi dự định viếng thăm trong chuyến du hành sắp tới, rồi nghĩ đến những nơi mình đã từng đi qua.
Mỗi người có một ý thích khác nhau, không ai giống ai. Riêng tôi, tôi chỉ thích đi thăm viếng các quốc gia trong vùng Đông Nam Á và Nam Á. Tôi đã từng đi viếng thăm bà con, bạn bè ở Mỹ một lần vào năm 1996 rồi thôi, cảm thấy đã đủ, không có ý định trở lại vùng đất ấy nữa. Gần đây có người rủ tôi đăng ký một tour du lịch Âu châu và một tour du lịch Trung Quốc và Nhật Bản vào năm tới, tôi từ chối vì không thấy hứng thú.
Mỗi lần đi viếng các nước trong vùng Đông Nam Á và Nam Á, tôi cảm thấy quen thuộc, gần gũi với người địa phương mặc dù không biết nói tiếng của họ, ngoại trừ tiếng Thái. Tôi viếng Sri Lanka hai lần, lần nào cũng hân hoan, vui thích. Nhất là khi đến Polonnaruwa, kinh đô của xứ nầy vào thế kỷ XI, tôi thấy như thể trở về quê xưa. Lần mới đây trên đường đi hành hương, tôi bị một tai nạn nhỏ và tài xế đưa tôi đến bệnh viện trung ương của thành phố đó. Trong phòng đợi có cả trăm bệnh nhân mà chỉ có tôi là người nước ngoài. Hầu như tất cả mọi người, từ các vị bác sĩ, y tá, nhân viên văn phòng, cho đến bệnh nhân đều rất thân thiện, tử tế. Sau khi được khám bệnh, cho thuốc, tôi không phải trả một khoản lệ phí nào. Họ xem tôi như thể là một người dân địa phương.
Trong hai chuyến hành hương Phật tích ở Ấn Độ, một lần đi viếng Campuchia, Lào và Myanmar, tôi đều có những cảm giác tương tự, không cảm thấy xa lạ, rất dễ hòa đồng với người dân tại các nước đó. Còn Thái Lan thì quá thân quen. Tôi đã từng đi học ở đó, nói được chút ít tiếng Thái đủ để chào hỏi, mua sắm, hỏi thăm đường đi, và có thể tự mình đi khắp nơi, sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng như mọi người dân Thái.
Ngẫm nghĩ, có lẽ trong những kiếp trước mình đã từng là Phật tử sinh sống tại các quốc độ đó, cho nên mới có những cảm giác thân quen, gần gũi như thế.
Còn Việt Nam thì tôi sinh ra, lớn lên ở Sài Gòn, đã từng đi học ở Đà Lạt và Rạch Giá. Trong 25 năm qua, tôi đã trở về nhiều lần, thăm viếng các tỉnh thành và thôn quê từ nam ra bắc dọc theo bờ biển hình chữ S.
Riêng tại xứ Úc nầy, nơi tôi sinh sống gần 40 năm qua, tôi đã đi viếng nhiều nơi. Do tính chất của công việc, tôi đã từng đến làm việc ở các vùng nông trại miền quê, vùng khai thác quặng mỏ, cũng như các vùng bán sa mạc khô khan với vài cụm dân bản địa. Đi đến đâu cũng thấy thoải mái, hòa đồng. Có thể tôi đã từng là một trong những con kăng-ga-ru tung tăng chạy nhảy đó đây trong rừng núi, và có lẽ một ngày đẹp trời nào đó trong tương lai, cuộc đời tôi sẽ kết thúc tại xứ đại thử nầy.
---------------------
GHI THÊM: Có lẽ nhiều bạn thắc mắc về từ “đại thử”. Đại thử ở đây không có nghĩa là thử làm đại, hay thử làm mặt lớn. Đại 袋 là cái túi, bao, bị. Thử 鼠 là con chuột. “Đại thử” 袋鼠 là con chuột túi, con kăng-ga-ru.
Mỗi người có một ý thích khác nhau, không ai giống ai. Riêng tôi, tôi chỉ thích đi thăm viếng các quốc gia trong vùng Đông Nam Á và Nam Á. Tôi đã từng đi viếng thăm bà con, bạn bè ở Mỹ một lần vào năm 1996 rồi thôi, cảm thấy đã đủ, không có ý định trở lại vùng đất ấy nữa. Gần đây có người rủ tôi đăng ký một tour du lịch Âu châu và một tour du lịch Trung Quốc và Nhật Bản vào năm tới, tôi từ chối vì không thấy hứng thú.
Mỗi lần đi viếng các nước trong vùng Đông Nam Á và Nam Á, tôi cảm thấy quen thuộc, gần gũi với người địa phương mặc dù không biết nói tiếng của họ, ngoại trừ tiếng Thái. Tôi viếng Sri Lanka hai lần, lần nào cũng hân hoan, vui thích. Nhất là khi đến Polonnaruwa, kinh đô của xứ nầy vào thế kỷ XI, tôi thấy như thể trở về quê xưa. Lần mới đây trên đường đi hành hương, tôi bị một tai nạn nhỏ và tài xế đưa tôi đến bệnh viện trung ương của thành phố đó. Trong phòng đợi có cả trăm bệnh nhân mà chỉ có tôi là người nước ngoài. Hầu như tất cả mọi người, từ các vị bác sĩ, y tá, nhân viên văn phòng, cho đến bệnh nhân đều rất thân thiện, tử tế. Sau khi được khám bệnh, cho thuốc, tôi không phải trả một khoản lệ phí nào. Họ xem tôi như thể là một người dân địa phương.
Trong hai chuyến hành hương Phật tích ở Ấn Độ, một lần đi viếng Campuchia, Lào và Myanmar, tôi đều có những cảm giác tương tự, không cảm thấy xa lạ, rất dễ hòa đồng với người dân tại các nước đó. Còn Thái Lan thì quá thân quen. Tôi đã từng đi học ở đó, nói được chút ít tiếng Thái đủ để chào hỏi, mua sắm, hỏi thăm đường đi, và có thể tự mình đi khắp nơi, sử dụng các phương tiện di chuyển công cộng như mọi người dân Thái.
Ngẫm nghĩ, có lẽ trong những kiếp trước mình đã từng là Phật tử sinh sống tại các quốc độ đó, cho nên mới có những cảm giác thân quen, gần gũi như thế.
Còn Việt Nam thì tôi sinh ra, lớn lên ở Sài Gòn, đã từng đi học ở Đà Lạt và Rạch Giá. Trong 25 năm qua, tôi đã trở về nhiều lần, thăm viếng các tỉnh thành và thôn quê từ nam ra bắc dọc theo bờ biển hình chữ S.
Riêng tại xứ Úc nầy, nơi tôi sinh sống gần 40 năm qua, tôi đã đi viếng nhiều nơi. Do tính chất của công việc, tôi đã từng đến làm việc ở các vùng nông trại miền quê, vùng khai thác quặng mỏ, cũng như các vùng bán sa mạc khô khan với vài cụm dân bản địa. Đi đến đâu cũng thấy thoải mái, hòa đồng. Có thể tôi đã từng là một trong những con kăng-ga-ru tung tăng chạy nhảy đó đây trong rừng núi, và có lẽ một ngày đẹp trời nào đó trong tương lai, cuộc đời tôi sẽ kết thúc tại xứ đại thử nầy.
– Bình Anson, 15/12/2016
---------------------
GHI THÊM: Có lẽ nhiều bạn thắc mắc về từ “đại thử”. Đại thử ở đây không có nghĩa là thử làm đại, hay thử làm mặt lớn. Đại 袋 là cái túi, bao, bị. Thử 鼠 là con chuột. “Đại thử” 袋鼠 là con chuột túi, con kăng-ga-ru.
*
No comments:
Post a Comment