Nhân đọc và chỉnh sửa Chương 10 của cuốn Những Lời Phật Dạy, ngài Tỳ-khưu Bodhi trích nhiều đoạn kinh để giải thích các phân hạng thánh nhân, dựa theo sự tu tập và phát triển 5 căn và 5 lực (tín, tấn, niệm, định, tuệ) của mỗi hành giả, xin chia sẻ bản tóm tắt nầy cho những ai thích tìm hiểu.
Nhìn chung, 5 căn và 5 lực cần phải được phát triển đồng đều. Nhưng vì căn cơ, duyên nghiệp của mỗi người không giống nhau, cho nên có vài sự khác biệt trên con đường tu tập và kết quả tu tập.
- Vị có TUỆ căn, TUỆ lực tương đối nổi trội và mạnh hơn (tùy pháp hành, hữu hành niết-bàn, kiến đáo, tuệ giải thoát).
- Vị có ĐỊNH căn, ĐỊNH lực tương đối nổi trội và mạnh hơn (vô hành niết-bàn, câu phần giải thoát, thân chứng).
- Vị có TÍN căn, TÍN lực tương đối nổi trội và mạnh hơn (tùy tín hành, tín giải thoát).
Vì thế, điều quan trọng là mỗi người phải tự tìm hiểu, thực nghiệm, suy xét cá tính của chính mình để tìm một hướng đi thích hợp.
Và xin đừng vội tự hào, tự mãn vì đang đi theo một trường phái, pháp môn nào đó, cho rằng đó là con đường "duy nhất", rồi vội vàng, hời hợt đánh giá chê bai đường hướng tu tập của người khác.
Tôi chỉ có thể tóm lược như thế. Muốn biết thêm chi tiết, xin tìm đọc Chương 10, và các đoạn kinh văn trích lục của cuốn sách.
* Tải sách NHỮNG LỜI PHẬT DẠY về máy để đọc hay in trên giấy:
=> http://budsas.net/antong/ @nlpd.htm
----------------
Ghi chú thêm:
1) DỰ LƯU (sotapanna):
- Tùy pháp hành: dhammānusārı̄, nhập dòng giải thoát bằng trí tuệ (tuệ căn mạnh)
- Tùy tín hành: saddhānusārı̄, nhập dòng giải thoát bằng niềm tin (tín căn mạnh)
- Thất sinh: sattakkhattu-parama, tái sinh 7 lần
- Gia gia: kolaṅkola, tái sinh 2 hoặc 3 lần trong các gia đình cao quý
- Nhất chủng: eka-bījī, tái sinh vào cõi người thêm một lần nữa
2) BẤT LAI (sakadāgāmī):
- Chánh trí trong hiện tại: đắc A-la-hán ngay trong đời đó
- Chánh trí lúc lâm chung: đắc A-la-hán trước khi chết.
- Trung ban Bát-niết-bàn: antarā-parinibbāyī, đắc A-la-hán trước khi tái sinh
- Sinh ban Bát-niết bàn: uphacca-parinibbāyī, đắc A-la-hán ngay khi tái sinh
- Vô hành Bát-niết-bàn: asasaṅkhāra-parinibbāyī, đắc A-la-hán qua bốn thiền-na
- Hữu hành Bát-niết-bàn: sasasaṅkhāra-parinibbāyī, đắc A-la-hán qua thiền quán các đề mục khắc khổ (quán bất tịnh, quán ly tham, quán vô thường, quán sự chết)
- Sắc cứu cánh thiên: tái sinh vào cõi trời Sắc cứu cánh (Akaniṭṭha) và đắc A-la-hán ở đó
3) A-LA-HÁN (arahat):
- Câu phần giải thoát: ubhatobhāgavimutta, vị đã giải thoát khỏi sắc giới qua chứng đắc thiền vô sắc và giải thoát khỏi các lậu hoặc qua việc đắc A-la-hán
- Tuệ giải thoát: paññāvimutta, vị tuy không đắc thiền vô sắc nhưng đạt được quả vị cuối cùng qua tuệ lực kết hợp với mức độ định tâm thấp hơn các trạng thái vô sắc
- Thân chứng: kāyasakkhı̄, vị đã thuần thục thiền vô sắc (định căn mạnh)
- Kiến đáo: diṭṭhippatta, vị chưa đắc thiền vô sắc nhưng có tuệ căn mạnh (liên hệ đến vị tùy pháp hành)
- Tín giải thoát: saddhāvimutta, vị chưa đắc thiền vô sắc nhưng có tín căn mạnh (liên hệ đến vị tùy tín hành)
Nhìn chung, 5 căn và 5 lực cần phải được phát triển đồng đều. Nhưng vì căn cơ, duyên nghiệp của mỗi người không giống nhau, cho nên có vài sự khác biệt trên con đường tu tập và kết quả tu tập.
- Vị có TUỆ căn, TUỆ lực tương đối nổi trội và mạnh hơn (tùy pháp hành, hữu hành niết-bàn, kiến đáo, tuệ giải thoát).
- Vị có ĐỊNH căn, ĐỊNH lực tương đối nổi trội và mạnh hơn (vô hành niết-bàn, câu phần giải thoát, thân chứng).
- Vị có TÍN căn, TÍN lực tương đối nổi trội và mạnh hơn (tùy tín hành, tín giải thoát).
Vì thế, điều quan trọng là mỗi người phải tự tìm hiểu, thực nghiệm, suy xét cá tính của chính mình để tìm một hướng đi thích hợp.
Và xin đừng vội tự hào, tự mãn vì đang đi theo một trường phái, pháp môn nào đó, cho rằng đó là con đường "duy nhất", rồi vội vàng, hời hợt đánh giá chê bai đường hướng tu tập của người khác.
Tôi chỉ có thể tóm lược như thế. Muốn biết thêm chi tiết, xin tìm đọc Chương 10, và các đoạn kinh văn trích lục của cuốn sách.
* Tải sách NHỮNG LỜI PHẬT DẠY về máy để đọc hay in trên giấy:
=> http://budsas.net/antong/
----------------
Ghi chú thêm:
1) DỰ LƯU (sotapanna):
- Tùy pháp hành: dhammānusārı̄, nhập dòng giải thoát bằng trí tuệ (tuệ căn mạnh)
- Tùy tín hành: saddhānusārı̄, nhập dòng giải thoát bằng niềm tin (tín căn mạnh)
- Thất sinh: sattakkhattu-parama, tái sinh 7 lần
- Gia gia: kolaṅkola, tái sinh 2 hoặc 3 lần trong các gia đình cao quý
- Nhất chủng: eka-bījī, tái sinh vào cõi người thêm một lần nữa
2) BẤT LAI (sakadāgāmī):
- Chánh trí trong hiện tại: đắc A-la-hán ngay trong đời đó
- Chánh trí lúc lâm chung: đắc A-la-hán trước khi chết.
- Trung ban Bát-niết-bàn: antarā-parinibbāyī, đắc A-la-hán trước khi tái sinh
- Sinh ban Bát-niết bàn: uphacca-parinibbāyī, đắc A-la-hán ngay khi tái sinh
- Vô hành Bát-niết-bàn: asasaṅkhāra-parinibbāyī, đắc A-la-hán qua bốn thiền-na
- Hữu hành Bát-niết-bàn: sasasaṅkhāra-parinibbāyī, đắc A-la-hán qua thiền quán các đề mục khắc khổ (quán bất tịnh, quán ly tham, quán vô thường, quán sự chết)
- Sắc cứu cánh thiên: tái sinh vào cõi trời Sắc cứu cánh (Akaniṭṭha) và đắc A-la-hán ở đó
3) A-LA-HÁN (arahat):
- Câu phần giải thoát: ubhatobhāgavimutta, vị đã giải thoát khỏi sắc giới qua chứng đắc thiền vô sắc và giải thoát khỏi các lậu hoặc qua việc đắc A-la-hán
- Tuệ giải thoát: paññāvimutta, vị tuy không đắc thiền vô sắc nhưng đạt được quả vị cuối cùng qua tuệ lực kết hợp với mức độ định tâm thấp hơn các trạng thái vô sắc
- Thân chứng: kāyasakkhı̄, vị đã thuần thục thiền vô sắc (định căn mạnh)
- Kiến đáo: diṭṭhippatta, vị chưa đắc thiền vô sắc nhưng có tuệ căn mạnh (liên hệ đến vị tùy pháp hành)
- Tín giải thoát: saddhāvimutta, vị chưa đắc thiền vô sắc nhưng có tín căn mạnh (liên hệ đến vị tùy tín hành)
No comments:
Post a Comment